Mỗi Ngày Một Chuyện
Vẫn chưa thấy bóng dáng ‘ông tổng’ nhiệm kỳ tới
“Không ai nghĩ vòng tranh luận thứ nhì giữa Tổng Thống Obama và ông Mitt Romney sẽ giống như vòng thứ nhất,” nhà báo Dan Balz của tờ The Washington Post nói với tôi ở New York trước khi hai ứng viên Dân Chủ và Cộng Hòa xuất hiện ở Ðại Học Hofstra, New York.
Ðiều đó đã xảy ra đúng như ông đồng nghiệp giàu kinh nghiệm theo sát các cuộc tranh cử tổng thống - và hàng ngàn nhà báo khác, tiên đoán. Cuộc tranh luận cho thấy, ông Obama thắng. Nhưng điều người ta thắc mắc là: Phần thắng nghiêng về ông Barack Obama có đủ để vị tổng thống đương nhiệm tin tưởng sẽ ở lại Tòa Bạch Ốc thêm bốn năm nữa hay không?
Qua màn ảnh truyền hình, hàng chục triệu cử tri Hoa Kỳ đã thấy những hình ảnh hoàn toàn khác biệt với những gì họ từng được xem ở Denver, Colorado. Tại New York lần này, cả hai không ai chịu nhượng bộ ai, đưa ra những lý lẽ đi kèm với bằng chứng cho thấy các chính sách đối thủ của họ đã thực hiện hay sẽ thực hiện đều không giúp giải quyết tình huống của quốc gia. Họ càng tấn công nhau bao nhiêu, càng to tiếng với nhau chừng nào, thì càng lộ cho cử tri thấy điều hai ông và dàn cố vấn chính trị đã nói với nhau trước khi lâm trận: bằng mọi giá không cho đối phương cơ hội thủ huề.
Phương châm chính trị đó được hai chính trị gia hàng đầu của nước Mỹ thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Cả hai chẳng ngần ngại đưa ra những chứng cớ không hoàn toàn đúng với sự thật để bao vây hay kết án đối thủ, sẵn sàng vi phạm những nguyên tắc căn bản của cuộc tranh luận là chỉ được lên tiếng sau khi người khác đã kết thúc phần phát biểu - hai ông đều vi phạm trắng trợn tới độ đồng nghiệp Võ Thành Nhân của SBTN-DC vừa cười, vừa lắc đầu bảo hai ông này “tranh cãi” chứ không phải “tranh luận.”
Cũng về mặt nguyên tắc, cuộc tranh luận dưới hình thức “tiếp xúc với cử tri” (town-hall) là cơ hội để cho cả hai ứng viên nghe và trả lời câu hỏi cử tri đặt ra, nhưng rõ ràng hai người chỉ gay gắt tìm cách cấu xé nhau, thay vì phải trả lời cặn kẽ những điểm cử tri muốn biết, thỉnh thoảng lại khéo léo nở nụ cười mãn nguyện khi thấy mình chọc giận được đối phương. Tình trạng tệ đến mức không ít người trong cánh nhà báo nhìn nhau, thầm nghĩ giả sử đây là cuộc đôi co giữa đường, chắc chắn thế nào cũng có đánh nhau.
Nhưng bên cạnh những điểm tiêu cực nêu trên, cuộc tranh luận vòng nhì mới kết thúc ở New York tối Thứ Ba cho mọi người thấy rõ một điều: cuộc đua dẫn về Tòa Bạch Ốc vẫn chưa ngã ngũ, không thể biết giữa ông Obama và ông Romney, ai là người sẽ được cử tri tín nhiệm để lãnh đạo quốc gia trong bốn năm tới. Tức khắc, câu hỏi được đặt ra cho cả hai phía: bên ông Obama phải làm gì để có thể chận đứng làn sóng ủng hộ đang nghiêng về phía ông Romney trong hai tuần qua, bên ông Romney phải làm gì để tiếp tục duy trì khí thế đang có?
“Trả lời câu hỏi này chẳng dễ đâu,” quan sát viên độc lập Ted Starr đang cộng tác với Gallup Poll trả lời. “Lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ cho thấy xưa nay chưa từng có một cuộc tranh luận nào gây ảnh hưởng lớn như cuộc tranh luận đầu tiên giữa ông Obama và ông Romney ở Denver cả.” Ảnh hưởng lớn tới mức “dù dư luận cho rằng ông Obama thắng thế ở Hofstra, nhưng vẫn không ngăn cản được làn sóng người đang đổ xô về phía ông Romney.”
Dẫn chứng ông Starr đưa ra là kết quả cuộc thăm do dò Viện Gallup thực hiện hàng ngày và công bố vào trưa Thứ Tư cho thấy 51% cử tri Hoa Kỳ nói sẽ chọn ông Romney làm tổng thống cho nhiệm kỳ tới, trong khi vị tổng thống Dân Chủ đương nhiệm chỉ được có 45%. Các cuộc thăm dò khác cũng do Viện Gallup thực hiện cho thấy hôm Thứ Hai đầu tuần này ông Romney dẫn 49%-47% và đến ngày Thứ Ba trước khi cuộc tranh luận bắt đầu, ông Romney cũng tiếp tục dẫn trước 50%-46%.
Những con số do Gallup Poll đưa ra cũng cho thấy lần đầu tiên có cuộc thăm dò nói ông Romney không chỉ vượt lên dẫn đầu mà còn bỏ xa ông Obama (tới 6% tổng số phiếu), đồng thời khác hẳn những cuộc thăm dò - hầu như cũng hàng ngày - do giới truyền thông Hoa Kỳ thực hiện. Theo Washington Post/ABC, ông Obama đang dẫn đầu với 49% số phiếu so với 46% cử tri nói ủng hộ ông Romney; thăm dò của tờ POLITICO phối hợp chung với Ðại Học George Washington thì nói tỷ lệ phiếu của hai ông khít khao với nhau trong suốt hai tuần vừa rồi: ông Obama được 49%, ông Romney có 48%.
Cuộc thăm dò nào đúng? “Theo tôi, tất cả đều đúng ở điểm ông Obama mới chiến thắng nhưng vẫn chưa nâng được tinh thần người ủng hộ cho ông bằng Romney,” nhà bỉnh bút Matt Miller trả lời, nhưng theo ông, trận chiến tranh giành giải thưởng Tòa Bạch Ốc “vẫn chưa kết thúc,” hai bên vẫn ngang ngửa với nhau.
“Vấn đề còn lại trong 20 ngày tới là tùy vào cái nhìn của cử tri,” ông Miller bảo tiếp. “Ông Obama đưa ra cho mọi người thấy ly nước chỉ đầy có một nửa, ông Romney cho cử tri thấy cái ly vơi một nửa. Ông Obama nghĩ mình sẽ thắng vì cho cử tri thấy sự khác biệt giữa chính sách của ông ta và chính sách của ông Romney mà không cần phải trình bày rõ những gì sẽ làm trong bốn năm tới, ông Romney thì nghĩ mình sẽ thắng vì vạch ra được những sai trái trong chính sách kinh tế của ông Obama, đi kèm với lời hứa hẹn sẽ làm cho tốt hơn mà cũng chẳng nói sẽ làm tốt hay làm thế nào cho tốt ở những điểm nào.”
Ngay cả bên ông Obama và ông Romney cũng nghĩ phải chờ đến ngày bầu cử mới biết thắng thua.
Thượng Nghị Sĩ Rob Portman, người đóng vai Obama trong các cuộc tập dượt tranh luận cho ông Romney, nói với báo chí rằng “theo tính toán của chúng tôi, ngay lúc này chưa thể nói ai thắng, ai bại” nhưng cử tri Cộng Hòa vững tâm hơn “ngay từ sau ngày tranh luận tại Denver, giúp chúng tôi vượt qua một khoảng cách thật lớn.” Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ John Kerry, người đóng vai Romney trong các cuộc tập dượt tranh luận cho ông Obama, cũng nhìn nhận cuộc đua ngày một gay go hơn, “nhưng chúng tôi có nhiều ngả đường để lấy được 270 phiếu cử tri đoàn hơn phía ông Romney.” Vị nghị sĩ từng đại diện cho đảng Dân Chủ tranh cử tổng thống hồi 2004 bảo thêm “đó là sự thật, bên ông Romney biết sự thật đó nhưng họ không dám nhìn nhận.”
Ngay chính ông bạn đồng nghiệp Dan Balz cũng tin phải đợi đến ngày bầu cử “mới biết chuyện gì xảy ra.” Trước khi chia tay nhau để về chỗ ngồi làm việc ở Hofstra, ông bảo “ông Khanh nhớ không, ngay từ lúc đầu tôi đã nói là 50-50, khó đoán lắm.” Nói xong, ông thêm câu “tối Thứ Hai tuần tới là cuộc tranh luận cuối cùng sẽ tổ chức tại Florida,” kèm theo cái nhún vai như muốn bảo sau cuộc tranh luận đó, chưa chắc đã nhìn thấy bóng dáng ông tổng thống Mỹ cho nhiệm kỳ kế tiếp.
Nguyễn Văn Khanh
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=156492&zoneid=97#.UH_sOlG91aQ
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Vẫn chưa thấy bóng dáng ‘ông tổng’ nhiệm kỳ tới
“Không ai nghĩ vòng tranh luận thứ nhì giữa Tổng Thống Obama và ông Mitt Romney sẽ giống như vòng thứ nhất,” nhà báo Dan Balz của tờ The Washington Post nói với tôi ở New York trước khi hai ứng viên Dân Chủ và Cộng Hòa xuất hiện ở Ðại Học Hofstra, New York.
Ðiều đó đã xảy ra đúng như ông đồng nghiệp giàu kinh nghiệm theo sát các cuộc tranh cử tổng thống - và hàng ngàn nhà báo khác, tiên đoán. Cuộc tranh luận cho thấy, ông Obama thắng. Nhưng điều người ta thắc mắc là: Phần thắng nghiêng về ông Barack Obama có đủ để vị tổng thống đương nhiệm tin tưởng sẽ ở lại Tòa Bạch Ốc thêm bốn năm nữa hay không?
Qua màn ảnh truyền hình, hàng chục triệu cử tri Hoa Kỳ đã thấy những hình ảnh hoàn toàn khác biệt với những gì họ từng được xem ở Denver, Colorado. Tại New York lần này, cả hai không ai chịu nhượng bộ ai, đưa ra những lý lẽ đi kèm với bằng chứng cho thấy các chính sách đối thủ của họ đã thực hiện hay sẽ thực hiện đều không giúp giải quyết tình huống của quốc gia. Họ càng tấn công nhau bao nhiêu, càng to tiếng với nhau chừng nào, thì càng lộ cho cử tri thấy điều hai ông và dàn cố vấn chính trị đã nói với nhau trước khi lâm trận: bằng mọi giá không cho đối phương cơ hội thủ huề.
Phương châm chính trị đó được hai chính trị gia hàng đầu của nước Mỹ thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Cả hai chẳng ngần ngại đưa ra những chứng cớ không hoàn toàn đúng với sự thật để bao vây hay kết án đối thủ, sẵn sàng vi phạm những nguyên tắc căn bản của cuộc tranh luận là chỉ được lên tiếng sau khi người khác đã kết thúc phần phát biểu - hai ông đều vi phạm trắng trợn tới độ đồng nghiệp Võ Thành Nhân của SBTN-DC vừa cười, vừa lắc đầu bảo hai ông này “tranh cãi” chứ không phải “tranh luận.”
Cũng về mặt nguyên tắc, cuộc tranh luận dưới hình thức “tiếp xúc với cử tri” (town-hall) là cơ hội để cho cả hai ứng viên nghe và trả lời câu hỏi cử tri đặt ra, nhưng rõ ràng hai người chỉ gay gắt tìm cách cấu xé nhau, thay vì phải trả lời cặn kẽ những điểm cử tri muốn biết, thỉnh thoảng lại khéo léo nở nụ cười mãn nguyện khi thấy mình chọc giận được đối phương. Tình trạng tệ đến mức không ít người trong cánh nhà báo nhìn nhau, thầm nghĩ giả sử đây là cuộc đôi co giữa đường, chắc chắn thế nào cũng có đánh nhau.
Nhưng bên cạnh những điểm tiêu cực nêu trên, cuộc tranh luận vòng nhì mới kết thúc ở New York tối Thứ Ba cho mọi người thấy rõ một điều: cuộc đua dẫn về Tòa Bạch Ốc vẫn chưa ngã ngũ, không thể biết giữa ông Obama và ông Romney, ai là người sẽ được cử tri tín nhiệm để lãnh đạo quốc gia trong bốn năm tới. Tức khắc, câu hỏi được đặt ra cho cả hai phía: bên ông Obama phải làm gì để có thể chận đứng làn sóng ủng hộ đang nghiêng về phía ông Romney trong hai tuần qua, bên ông Romney phải làm gì để tiếp tục duy trì khí thế đang có?
“Trả lời câu hỏi này chẳng dễ đâu,” quan sát viên độc lập Ted Starr đang cộng tác với Gallup Poll trả lời. “Lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ cho thấy xưa nay chưa từng có một cuộc tranh luận nào gây ảnh hưởng lớn như cuộc tranh luận đầu tiên giữa ông Obama và ông Romney ở Denver cả.” Ảnh hưởng lớn tới mức “dù dư luận cho rằng ông Obama thắng thế ở Hofstra, nhưng vẫn không ngăn cản được làn sóng người đang đổ xô về phía ông Romney.”
Dẫn chứng ông Starr đưa ra là kết quả cuộc thăm do dò Viện Gallup thực hiện hàng ngày và công bố vào trưa Thứ Tư cho thấy 51% cử tri Hoa Kỳ nói sẽ chọn ông Romney làm tổng thống cho nhiệm kỳ tới, trong khi vị tổng thống Dân Chủ đương nhiệm chỉ được có 45%. Các cuộc thăm dò khác cũng do Viện Gallup thực hiện cho thấy hôm Thứ Hai đầu tuần này ông Romney dẫn 49%-47% và đến ngày Thứ Ba trước khi cuộc tranh luận bắt đầu, ông Romney cũng tiếp tục dẫn trước 50%-46%.
Những con số do Gallup Poll đưa ra cũng cho thấy lần đầu tiên có cuộc thăm dò nói ông Romney không chỉ vượt lên dẫn đầu mà còn bỏ xa ông Obama (tới 6% tổng số phiếu), đồng thời khác hẳn những cuộc thăm dò - hầu như cũng hàng ngày - do giới truyền thông Hoa Kỳ thực hiện. Theo Washington Post/ABC, ông Obama đang dẫn đầu với 49% số phiếu so với 46% cử tri nói ủng hộ ông Romney; thăm dò của tờ POLITICO phối hợp chung với Ðại Học George Washington thì nói tỷ lệ phiếu của hai ông khít khao với nhau trong suốt hai tuần vừa rồi: ông Obama được 49%, ông Romney có 48%.
Cuộc thăm dò nào đúng? “Theo tôi, tất cả đều đúng ở điểm ông Obama mới chiến thắng nhưng vẫn chưa nâng được tinh thần người ủng hộ cho ông bằng Romney,” nhà bỉnh bút Matt Miller trả lời, nhưng theo ông, trận chiến tranh giành giải thưởng Tòa Bạch Ốc “vẫn chưa kết thúc,” hai bên vẫn ngang ngửa với nhau.
“Vấn đề còn lại trong 20 ngày tới là tùy vào cái nhìn của cử tri,” ông Miller bảo tiếp. “Ông Obama đưa ra cho mọi người thấy ly nước chỉ đầy có một nửa, ông Romney cho cử tri thấy cái ly vơi một nửa. Ông Obama nghĩ mình sẽ thắng vì cho cử tri thấy sự khác biệt giữa chính sách của ông ta và chính sách của ông Romney mà không cần phải trình bày rõ những gì sẽ làm trong bốn năm tới, ông Romney thì nghĩ mình sẽ thắng vì vạch ra được những sai trái trong chính sách kinh tế của ông Obama, đi kèm với lời hứa hẹn sẽ làm cho tốt hơn mà cũng chẳng nói sẽ làm tốt hay làm thế nào cho tốt ở những điểm nào.”
Ngay cả bên ông Obama và ông Romney cũng nghĩ phải chờ đến ngày bầu cử mới biết thắng thua.
Thượng Nghị Sĩ Rob Portman, người đóng vai Obama trong các cuộc tập dượt tranh luận cho ông Romney, nói với báo chí rằng “theo tính toán của chúng tôi, ngay lúc này chưa thể nói ai thắng, ai bại” nhưng cử tri Cộng Hòa vững tâm hơn “ngay từ sau ngày tranh luận tại Denver, giúp chúng tôi vượt qua một khoảng cách thật lớn.” Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ John Kerry, người đóng vai Romney trong các cuộc tập dượt tranh luận cho ông Obama, cũng nhìn nhận cuộc đua ngày một gay go hơn, “nhưng chúng tôi có nhiều ngả đường để lấy được 270 phiếu cử tri đoàn hơn phía ông Romney.” Vị nghị sĩ từng đại diện cho đảng Dân Chủ tranh cử tổng thống hồi 2004 bảo thêm “đó là sự thật, bên ông Romney biết sự thật đó nhưng họ không dám nhìn nhận.”
Ngay chính ông bạn đồng nghiệp Dan Balz cũng tin phải đợi đến ngày bầu cử “mới biết chuyện gì xảy ra.” Trước khi chia tay nhau để về chỗ ngồi làm việc ở Hofstra, ông bảo “ông Khanh nhớ không, ngay từ lúc đầu tôi đã nói là 50-50, khó đoán lắm.” Nói xong, ông thêm câu “tối Thứ Hai tuần tới là cuộc tranh luận cuối cùng sẽ tổ chức tại Florida,” kèm theo cái nhún vai như muốn bảo sau cuộc tranh luận đó, chưa chắc đã nhìn thấy bóng dáng ông tổng thống Mỹ cho nhiệm kỳ kế tiếp.
Nguyễn Văn Khanh
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=156492&zoneid=97#.UH_sOlG91aQ