Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Văn hóa CÔNG AN _ Việt Nhân
Lần này anh Dương Tấn Thường, chết chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi bị công an huyện bắt giam vì tội cố ý gây thương tích trong một vụ xô xát hồi năm 2009”. Đó là tin loan đi bởi đài RFA hôm 25-07-2012, với lời nhận định được đài nêu lên về tình trạng nghi phạm hoặc phạm nhân tử vong tại cơ quan cảnh sát ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam.
Người dân trong nước hôm nay đã nhìn ra sự việc, họ truyền nhau câu vè “Vào đồn công an để quan khai thác, Khai thác xong rồi mang xác về chôn”, những cái chết này hầu hết được phía cơ quan giam giữ nói là do phạm nhân tự tử. Đúng sai thì phía công an biết, người nhà nạn nhân cũng biết, nhưng làm gì nhau nào, thưa kiện như cô Trịnh Kim Tiến trong vụ án đánh chết bố cô, kết quả tên công an giết người chỉ bị án 4 năm. Người ta nói hắn chỉ phải kẹt ít lâu thôi rồi sẽ được tự do, chuyện như thế là sự tự nhiên ở cái đất Xã Nghĩa, của nhà nước công an trị.
“Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW đã nhiều lần lên tiếng về tình trạng lạm dụng quyền lực quá mức của công an Việt Nam”, vậy lại thêm người xứ ngoài biết đến chuyện công an xã nghĩa ưu ái dùng đòn tay chân cho đến khi người dân tắt thở. Và đặc biệt là về phía những kẻ đánh chết người, ngoài cái thú tính thích đánh đập kẻ khác ra, còn có nhiều cái khiến ta phải suy nghĩ về bản chất và tư cách của chúng, mà Trọng “lú” tuyên dương là thanh gươm và lá chắn của chế độ, sau đây chúng tôi chỉ đơn cử hai trường hợp, mà cả hai chuyện đều xảy ra vào tháng 04/11.
Chuyện chị Dương Thị Mỹ Ngọc (SN 1977, ngụ đường 120, KP2, phường Tân Phú, quận 9, TP Sài Gòn), bị ông N.T.H – Công an phường Tân Phú, quận 9 đánh đến mức phải đưa vào bệnh viện Quân dân Miền Đông (quận 9), chỉ vì chị không đồng ý bán 3ký cua cho tên công an H theo giá hắn muốn, nên hắn thù mà tìm cớ đánh. Rồi chuyện anh Nguyễn Công Nhựt bị công an Bình Dương đánh chết, trong khi chuyện điều tra đang tiến hành, thì trong đó một tên công an tên Phú có liên quan đến cái chết của anh Nhựt đã gạ gẫm chị Tuyền vợ nạn nhân cùng hắn đi khách sạn – những cái thô bỉ như thế này quả là tận cùng, mà ta chỉ thấy được ở cái xứ cộng sản mà thôi.
Ngày hôm qua 27/07, trang Đàn Chim Viêt đưa tin, một Việt kiều Pháp bà Lương Thị Hồ Quì, vợ nhà tranh đấu Dân Chủ Đa Nguyên Nguyễn Gia Kiểng đã phải đột ngột rời VN sau khi bị đe dọa. Bà Quì là một trong những người sáng lập Hội từ thiện Măng Non, thành lập tại Pháp từ 1994 với mục đích giúp đỡ các sinh viên và học sinh nghèo tiếp tục theo học. Một cách đều đặn từ 18 năm qua cứ hai năm một lần hội tổ chức những chuyến du lịch Việt Nam để tặng quà cho các trường học và để các nhà hảo tâm có dip thăm viếng Việt Nam và gặp các em mà họ giúp đỡ.
Từ đó đến nay, bà đã bị công an đôi ba lần khó dễ, bà nói “Tôi rất buồn - Những người công an quả là một loại người rất đặc biệt, đáng lẽ công an phải bảo vệ an ninh thì lại gây mất an ninh…Hình như họ nghĩ chức năng của họ là để làm phiền và làm hại và lấy đó làm vinh dự”. Và lần này bà bắt buộc phải rời ngay VN, bởi sự đe dọa của một công an nói thẳng với bà “Đất nước này là của chúng tôi, chúng tôi muốn cho ai đến thì cho, muốn cấm ai ở thì cấm, chúng tôi khuyên chị nên rời Việt Nam ngay đi”. Anh ta khuyên tôi nên về Pháp ngay vì nếu tôi ở lại an ninh của tôi sẽ không được bảo đảm.
“Đất nước này là của chúng tôi, chúng tôi muốn cho ai đến thì cho, muốn cấm ai ở thì cấm”, một câu nói thể hiện cái quyền uy tột cùng của công an nhà nước, đó là câu nói đối với người từ nước ngoài, giả thử với người dân đen trong nước thì sao? Chắc chắn có thể câu nói được biểu lộ ở một cung bậc cao hơn, quyền uy hơn nữa, có người nói cũng có thể như thế, mà cũng có thể họ không cần phải tốn lời, mà để dùi cui nắm tay sắt nói thay, chả thế mà ở chế độ này người dân cứ vào đồn công an thì còn thở, mà khi ra lại bó chiếu cần người khênh vì hết thở.
Một chế độ căn bản xây dựng trên nhà tù và công an, và mạng sống người dân thua cả con vật, sống chết không biết đường nào mà lần, cho sống được sống, bắt chết phải chết, hai anh nhà báo bị đánh trong vụ Văn Giang, nghe nói có lệnh không truy cứu vụ đánh này - Vụ án cũng đã ồn ào một lúc, nghe nói đây là lầm lẫn phe ta đập nhầm phe mình. Thôi như thế có huề cũng không sao, còn người dân thì thế nào, hôm tháng tư mỗ tôi có thưa một lần câu chuyện còn đảng còn công an, lúc đó cũng công an đánh chết dân ở Can Lộc Hà Tỉnh, người dân khiêng quan tài vào tận trụ sở đòi đền mạng, chuyện đó mãi đến hôm nay, vẫn không thấy tin tức giải quyết gì.
Đã quá nhiều cái chết của người dân, mà nay tiếng lành đã đồn xa, tiếng dữ đã đồn ba ngày đường, bà Việt kiều Pháp về nước làm từ thiện Hồ Quì, trong cái hoảng sợ bị đe dọa phải đột ngột rời Việt Nam. Bà nói làm việc với công an lần này khá căng thẳng “Vì họ xấc xược quá, họ luôn luôn nhắc đi nhắc lại rằng đất nước này là của họ, họ muốn làm gì cũng được…Qua ý kiến của Tòa Lãnh sự Pháp và chồng tôi, nên tôi quyết định rời Việt Nam, bởi vì công an Việt Nam có thói quen dùng bọn lưu manh hành hung những người mà họ không ưa. Đã có rất nhiều phụ nữ bị công an giả dạng côn đồ hoặc thuê bọn côn đồ hành hung”.
Cái hỗn loạn xã hội bên nhà hôm nay, cho thấy cái kiêu binh của bọn bổng chốc chó nhảy bàn độc, mà tỏ ta đây quyền uy vênh váo “luật là tao tao là luật” – Nhưng bên cạnh đó ta phải thấy, một nỗi lo sợ vô cùng lớn nơi chúng, như thể giờ tàn đã điểm, nhìn đâu chúng cũng thấy kẻ thù.
Văn hóa CÔNG AN _ Việt Nhân
Lần này anh Dương Tấn Thường, chết chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi bị công an huyện bắt giam vì tội cố ý gây thương tích trong một vụ xô xát hồi năm 2009”. Đó là tin loan đi bởi đài RFA hôm 25-07-2012, với lời nhận định được đài nêu lên về tình trạng nghi phạm hoặc phạm nhân tử vong tại cơ quan cảnh sát ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam.
Người dân trong nước hôm nay đã nhìn ra sự việc, họ truyền nhau câu vè “Vào đồn công an để quan khai thác, Khai thác xong rồi mang xác về chôn”, những cái chết này hầu hết được phía cơ quan giam giữ nói là do phạm nhân tự tử. Đúng sai thì phía công an biết, người nhà nạn nhân cũng biết, nhưng làm gì nhau nào, thưa kiện như cô Trịnh Kim Tiến trong vụ án đánh chết bố cô, kết quả tên công an giết người chỉ bị án 4 năm. Người ta nói hắn chỉ phải kẹt ít lâu thôi rồi sẽ được tự do, chuyện như thế là sự tự nhiên ở cái đất Xã Nghĩa, của nhà nước công an trị.
“Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW đã nhiều lần lên tiếng về tình trạng lạm dụng quyền lực quá mức của công an Việt Nam”, vậy lại thêm người xứ ngoài biết đến chuyện công an xã nghĩa ưu ái dùng đòn tay chân cho đến khi người dân tắt thở. Và đặc biệt là về phía những kẻ đánh chết người, ngoài cái thú tính thích đánh đập kẻ khác ra, còn có nhiều cái khiến ta phải suy nghĩ về bản chất và tư cách của chúng, mà Trọng “lú” tuyên dương là thanh gươm và lá chắn của chế độ, sau đây chúng tôi chỉ đơn cử hai trường hợp, mà cả hai chuyện đều xảy ra vào tháng 04/11.
Chuyện chị Dương Thị Mỹ Ngọc (SN 1977, ngụ đường 120, KP2, phường Tân Phú, quận 9, TP Sài Gòn), bị ông N.T.H – Công an phường Tân Phú, quận 9 đánh đến mức phải đưa vào bệnh viện Quân dân Miền Đông (quận 9), chỉ vì chị không đồng ý bán 3ký cua cho tên công an H theo giá hắn muốn, nên hắn thù mà tìm cớ đánh. Rồi chuyện anh Nguyễn Công Nhựt bị công an Bình Dương đánh chết, trong khi chuyện điều tra đang tiến hành, thì trong đó một tên công an tên Phú có liên quan đến cái chết của anh Nhựt đã gạ gẫm chị Tuyền vợ nạn nhân cùng hắn đi khách sạn – những cái thô bỉ như thế này quả là tận cùng, mà ta chỉ thấy được ở cái xứ cộng sản mà thôi.
Ngày hôm qua 27/07, trang Đàn Chim Viêt đưa tin, một Việt kiều Pháp bà Lương Thị Hồ Quì, vợ nhà tranh đấu Dân Chủ Đa Nguyên Nguyễn Gia Kiểng đã phải đột ngột rời VN sau khi bị đe dọa. Bà Quì là một trong những người sáng lập Hội từ thiện Măng Non, thành lập tại Pháp từ 1994 với mục đích giúp đỡ các sinh viên và học sinh nghèo tiếp tục theo học. Một cách đều đặn từ 18 năm qua cứ hai năm một lần hội tổ chức những chuyến du lịch Việt Nam để tặng quà cho các trường học và để các nhà hảo tâm có dip thăm viếng Việt Nam và gặp các em mà họ giúp đỡ.
Từ đó đến nay, bà đã bị công an đôi ba lần khó dễ, bà nói “Tôi rất buồn - Những người công an quả là một loại người rất đặc biệt, đáng lẽ công an phải bảo vệ an ninh thì lại gây mất an ninh…Hình như họ nghĩ chức năng của họ là để làm phiền và làm hại và lấy đó làm vinh dự”. Và lần này bà bắt buộc phải rời ngay VN, bởi sự đe dọa của một công an nói thẳng với bà “Đất nước này là của chúng tôi, chúng tôi muốn cho ai đến thì cho, muốn cấm ai ở thì cấm, chúng tôi khuyên chị nên rời Việt Nam ngay đi”. Anh ta khuyên tôi nên về Pháp ngay vì nếu tôi ở lại an ninh của tôi sẽ không được bảo đảm.
“Đất nước này là của chúng tôi, chúng tôi muốn cho ai đến thì cho, muốn cấm ai ở thì cấm”, một câu nói thể hiện cái quyền uy tột cùng của công an nhà nước, đó là câu nói đối với người từ nước ngoài, giả thử với người dân đen trong nước thì sao? Chắc chắn có thể câu nói được biểu lộ ở một cung bậc cao hơn, quyền uy hơn nữa, có người nói cũng có thể như thế, mà cũng có thể họ không cần phải tốn lời, mà để dùi cui nắm tay sắt nói thay, chả thế mà ở chế độ này người dân cứ vào đồn công an thì còn thở, mà khi ra lại bó chiếu cần người khênh vì hết thở.
Một chế độ căn bản xây dựng trên nhà tù và công an, và mạng sống người dân thua cả con vật, sống chết không biết đường nào mà lần, cho sống được sống, bắt chết phải chết, hai anh nhà báo bị đánh trong vụ Văn Giang, nghe nói có lệnh không truy cứu vụ đánh này - Vụ án cũng đã ồn ào một lúc, nghe nói đây là lầm lẫn phe ta đập nhầm phe mình. Thôi như thế có huề cũng không sao, còn người dân thì thế nào, hôm tháng tư mỗ tôi có thưa một lần câu chuyện còn đảng còn công an, lúc đó cũng công an đánh chết dân ở Can Lộc Hà Tỉnh, người dân khiêng quan tài vào tận trụ sở đòi đền mạng, chuyện đó mãi đến hôm nay, vẫn không thấy tin tức giải quyết gì.
Đã quá nhiều cái chết của người dân, mà nay tiếng lành đã đồn xa, tiếng dữ đã đồn ba ngày đường, bà Việt kiều Pháp về nước làm từ thiện Hồ Quì, trong cái hoảng sợ bị đe dọa phải đột ngột rời Việt Nam. Bà nói làm việc với công an lần này khá căng thẳng “Vì họ xấc xược quá, họ luôn luôn nhắc đi nhắc lại rằng đất nước này là của họ, họ muốn làm gì cũng được…Qua ý kiến của Tòa Lãnh sự Pháp và chồng tôi, nên tôi quyết định rời Việt Nam, bởi vì công an Việt Nam có thói quen dùng bọn lưu manh hành hung những người mà họ không ưa. Đã có rất nhiều phụ nữ bị công an giả dạng côn đồ hoặc thuê bọn côn đồ hành hung”.
Cái hỗn loạn xã hội bên nhà hôm nay, cho thấy cái kiêu binh của bọn bổng chốc chó nhảy bàn độc, mà tỏ ta đây quyền uy vênh váo “luật là tao tao là luật” – Nhưng bên cạnh đó ta phải thấy, một nỗi lo sợ vô cùng lớn nơi chúng, như thể giờ tàn đã điểm, nhìn đâu chúng cũng thấy kẻ thù.