Cà Kê Dê Ngỗng
Vì sao Trung Quốc lại dịu giọng với Việt Nam?
Trang web của chính phủ Việt Nam nhận định rằng chuyến thăm của ông Lý ‘có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố sự tin cậy chính trị giữa hai nước’.
Liên quan tới các tranh chấp lãnh hải trên biển Đông, vốn gây căng thẳng giữa đôi bên thời gian qua, văn bản vừa kể nói rằng Việt Nam và Trung Quốc ‘đồng ý thành lập nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển’.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho Ban Việt Ngữ VOA, một học giả nghiên cứu về quan hệ Việt – Trung, ông Dương Danh Dy, cho biết nhận định của ông về vấn đề vì sao Trung Quốc lần này lại chủ động dịu giọng sau nhiều lần lớn tiếng với Hà Nội về vấn đề tranh chấp trên biển Đông.
Cựu giới chức ngoại giao Việt Nam nói thêm: "Việt Nam thì bao giờ cũng muốn giải quyết vấn đề biển Đông một cách hòa bình bằng thương lượng cho nên khi mà Trung Quốc đồng tình, Việt Nam cũng tương kế, tựu kế để nghĩ ra các cách làm nhằm hạn chế bớt sự ngang ngược và hiếu chiến của Trung Quốc”.
Tuyên bố chung một lần nữa nhắc tới phương châm ‘láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai’ và tinh thần ‘láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt’.
Về việc tuyên bố chung nhiều lần nhấn mạnh tới từ ‘hợp tác’, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc, cho rằng điều đó chỉ mang tính ngoại giao.
“Ngoại giao ‘nháy nháy’ nhiều hơn, tính chất bề ngoài nhiều hơn chứ không có thực chất. Còn lâu mới triển khai được cái này. Lợi ích về biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc như nước với lửa. Việt Nam bảo là của Việt Nam. Trung Quốc bảo là của Trung Quốc", ông Dy nói.
Chuyến công du Việt Nam của ông Lý Khắc Cường là chuyến thăm cấp cao đầu tiên của một giới chức nhà nước Trung Quốc sau khi ban lãnh đạo mới của ông Tập Cận Bình lên nắm quyền ở Bắc Kinh hồi cuối năm ngoái.
Trong những năm gần đây, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao của Việt Nam và Trung Quốc đều có những phát biểu phản bác nhau liên quan tới các vụ việc xảy ra ở biển Đông.
Tuyên bố chung viết: “Hai bên nhất trí kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát tranh chấp trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước”.
Tuy nhiên, văn bản mới nhất này vẫn gây ra nhiều tranh luận trên mạng xã hội về sự nhún nhường của Việt Nam cũng như về tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Hà Nội.
Về các ý kiến trái chiều này, ông Dy nhận định: “Những chuyện gì có thể im lặng được thì chúng tôi [Việt Nam] im lặng. Những việc gì có thể nói khẽ thì chúng tôi nói khẽ, mặc dù nhiều khi sự việc rất nghiêm trọng. Đối với Trung Quốc, tất cả những chuyện va chạm, xung đột với họ ở trên biển không phải lúc nào cũng bù lu bù loa lên đâu. Khi nào cần thiết thì mới phải nói thôi”.
Tuyên bố hợp tác giữa Hà Nội và Bắc Kinh được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ mới đây cho rằng các nước đang trong vòng tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông nên xử lý vấn đề dựa trên luật pháp quốc tế, thay vì đưa ra những thỏa thuận riêng rẽ với Trung Quốc.
Bắc Kinh từ trước tới nay vẫn tuyên bố muốn giải quyết vấn đề lãnh hải trên vùng biển mà họ gọi là biển Nam Trung Hoa với từng nước liên quan và phản đối các biện pháp đa phương.
Mới đây, Bắc Kinh lặp lại yêu cầu đòi Mỹ, Nhật và các nước khác không nhúng tay vào cuộc tranh chấp ở vùng biển được coi là giàu tài nguyên giữa Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á.
Một số bài tường thuật liên quan:
Philippines đưa Trung Quốc ra tòa, bài học nào cho Việt Nam?
Cuộc chiến biên giới Việt - Trung nhìn từ phía bên kia
Biển Đông ‘đánh thức’ tinh thần dân tộc của người Việt?
VOA
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Vì sao Trung Quốc lại dịu giọng với Việt Nam?
Trang web của chính phủ Việt Nam nhận định rằng chuyến thăm của ông Lý ‘có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố sự tin cậy chính trị giữa hai nước’.
Liên quan tới các tranh chấp lãnh hải trên biển Đông, vốn gây căng thẳng giữa đôi bên thời gian qua, văn bản vừa kể nói rằng Việt Nam và Trung Quốc ‘đồng ý thành lập nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển’.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho Ban Việt Ngữ VOA, một học giả nghiên cứu về quan hệ Việt – Trung, ông Dương Danh Dy, cho biết nhận định của ông về vấn đề vì sao Trung Quốc lần này lại chủ động dịu giọng sau nhiều lần lớn tiếng với Hà Nội về vấn đề tranh chấp trên biển Đông.
Cựu giới chức ngoại giao Việt Nam nói thêm: "Việt Nam thì bao giờ cũng muốn giải quyết vấn đề biển Đông một cách hòa bình bằng thương lượng cho nên khi mà Trung Quốc đồng tình, Việt Nam cũng tương kế, tựu kế để nghĩ ra các cách làm nhằm hạn chế bớt sự ngang ngược và hiếu chiến của Trung Quốc”.
Tuyên bố chung một lần nữa nhắc tới phương châm ‘láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai’ và tinh thần ‘láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt’.
Về việc tuyên bố chung nhiều lần nhấn mạnh tới từ ‘hợp tác’, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc, cho rằng điều đó chỉ mang tính ngoại giao.
“Ngoại giao ‘nháy nháy’ nhiều hơn, tính chất bề ngoài nhiều hơn chứ không có thực chất. Còn lâu mới triển khai được cái này. Lợi ích về biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc như nước với lửa. Việt Nam bảo là của Việt Nam. Trung Quốc bảo là của Trung Quốc", ông Dy nói.
Chuyến công du Việt Nam của ông Lý Khắc Cường là chuyến thăm cấp cao đầu tiên của một giới chức nhà nước Trung Quốc sau khi ban lãnh đạo mới của ông Tập Cận Bình lên nắm quyền ở Bắc Kinh hồi cuối năm ngoái.
Trong những năm gần đây, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao của Việt Nam và Trung Quốc đều có những phát biểu phản bác nhau liên quan tới các vụ việc xảy ra ở biển Đông.
Tuyên bố chung viết: “Hai bên nhất trí kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát tranh chấp trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước”.
Tuy nhiên, văn bản mới nhất này vẫn gây ra nhiều tranh luận trên mạng xã hội về sự nhún nhường của Việt Nam cũng như về tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Hà Nội.
Về các ý kiến trái chiều này, ông Dy nhận định: “Những chuyện gì có thể im lặng được thì chúng tôi [Việt Nam] im lặng. Những việc gì có thể nói khẽ thì chúng tôi nói khẽ, mặc dù nhiều khi sự việc rất nghiêm trọng. Đối với Trung Quốc, tất cả những chuyện va chạm, xung đột với họ ở trên biển không phải lúc nào cũng bù lu bù loa lên đâu. Khi nào cần thiết thì mới phải nói thôi”.
Tuyên bố hợp tác giữa Hà Nội và Bắc Kinh được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ mới đây cho rằng các nước đang trong vòng tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông nên xử lý vấn đề dựa trên luật pháp quốc tế, thay vì đưa ra những thỏa thuận riêng rẽ với Trung Quốc.
Bắc Kinh từ trước tới nay vẫn tuyên bố muốn giải quyết vấn đề lãnh hải trên vùng biển mà họ gọi là biển Nam Trung Hoa với từng nước liên quan và phản đối các biện pháp đa phương.
Mới đây, Bắc Kinh lặp lại yêu cầu đòi Mỹ, Nhật và các nước khác không nhúng tay vào cuộc tranh chấp ở vùng biển được coi là giàu tài nguyên giữa Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á.
Một số bài tường thuật liên quan:
Philippines đưa Trung Quốc ra tòa, bài học nào cho Việt Nam?
Cuộc chiến biên giới Việt - Trung nhìn từ phía bên kia
Biển Đông ‘đánh thức’ tinh thần dân tộc của người Việt?
VOA