Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh

Vì sao ta thích biết về kẻ giết người hàng loạt?

rong thị trấn chỉ có hai con đường, Pennsburg, nằm phía đông Pennsylvania, có một ngôi nhà nhỏ với bộ sưu tập nghệ thuật mà có lẽ bạn không thể tìm thấy ở bất cứ phòng tranh công cộng nào.



Michael Bond

Trong thị trấn chỉ có hai con đường, Pennsburg, nằm phía đông Pennsylvania, có một ngôi nhà nhỏ với bộ sưu tập nghệ thuật mà có lẽ bạn không thể tìm thấy ở bất cứ phòng tranh công cộng nào.

Dọc theo bốn bức tường tầng trệt ngôi nhà là những bức tranh vẽ các vết thương, cảnh huỷ hoại sọ người, những người phụ nữ trong những tư thế quan hệ tình dục lộ liễu, phong cảnh đồng quê và cả tranh vẽ những con thú quái dị.

Nội dung tranh không có gì đặc biệt, nhưng tác giả của chúng là những kẻ giết người hàng loạt.

Đó là ngôi nhà của John Schwenk, người sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật và hiện vật của các tên sát nhân, theo cách giống với những người sưu tầm tem hay các thước phim kỷ vật.
Sưu tầm tóc, răng của kẻ giết người

Một trong những hiện vật giá trị nhất của ông là bức chân dung John Wayne Gacy, nổi tiếng với tên gọi Tên hề sát nhân (Killer Clown).

Gacy là diễn viên giải trí chuyên hoạt động trong các bữa tiệc dành cho trẻ em, và đã cưỡng hiếp, giết ít nhất 33 bé trai và các thanh thiếu niên ở Chicago trong hồi thập niên 1970.

Có một bức vẽ sọ người khác do Richard Rimirez, tức "Kẻ săn đêm", nổi tiếng với hàng loạt vụ giết người và xâm hại tình dục ở California năm 1984 và 1985, vẽ.

Trong nhà còn có rất nhiều hiện vật của Charles Manson, kẻ cầm đầu tổ chức tội phạm The Manson Family (Gia đình Manson), nhóm đã dàn dựng vụ sát hại nữ diễn viên Sharon Tate khi cô đang mang thai và sáu người khác ở Los Angeles vào năm 1969.

Ngoài tác phẩm nghệ thuật, Schwent còn sở hữu hàng ngàn lá thư từ những tử tù phạm tội giết người hàng loạt, rất nhiều kẻ trong số họ viết thư riêng cho ông.

Họ gửi cho ông những món tóc, một áo tù, một thẻ tù nhân, một bộ răng giả, một ít chỉ nha khoa chưa dùng và một số đồ vật dị thường đen tối khác.

Ông đã trao đổi thư từ với họ, và cuối cùng còn kết bạn với một vài người trong số các tử tù.

Ông nói: "Tôi hứng thú tìm hiểu điều gì chiếm hữu và điều khiển một người giết một người khác, và thực hiện hành vi đó nhiều lần.”

Ông cho biết một hai người trong số các tay giết người hàng loạt ông tiếp xúc "thực sự đáng sợ".

Tôi yêu cầu Schwenk mô tả tình bạn của ông với vài tên giết người hàng loạt và hỏi ông thấy có điều gì thú vị ở họ.

Ông cho tôi nghe một đoạn ghi âm trong vô số các cuộc trò chuyện giữa ông với sát thủ Manson.

Đoạn băng bắt đầu với nội dung Manson nói giọng khàn khàn chậm chạp kéo dài, hỏi Schwenk gọi từ đâu tới.

Khi Schwenk giải thích ông gọi từ nhà tại Pennsylvania, tên tội phạm nổi tiếng này đề nghị ông mô tả một chút quan sát về Amish (nhóm đạo hữu Thiên Chúa Giáo trong vùng này).

Sau đó hắn nói dông dài từ chủ đề này sang chủ đề khác bằng một giọng độc thoại bất tận xoay quanh chủ đề về hoạt động môi trường, chiến tranh Việt Nam, thói quen trước khi vào tù, lúc hắn tìm cách đột nhập vào các ngôi nhà lớn (và, có thể nói, để giết chủ nhà).

Hắn cũng kể về tất cả những người nợ tiền hắn và những gì hắn sẽ làm với họ, về "trật tự thế giới mới".

Rồi hắn cất giọng hát bài American Pie của Don MacLean.

Schwenk cho biết đó là một trong những cuộc đối thoại khá tỉnh táo giữa hai người.
Hoảng loạn văn hoá?

Tháng 10/2015, một bộ sưu tập gồm 600 hiện vật từ kho dữ liệu tội phạm của Cảnh sát Trung tâm London được triển lãm tại Bảo tàng London. Trước đó, các hiện vật này bị cấm tiếp cận chỉ trừ cảnh sát.

Vé bán trước cho triển lãm này cao hơn bất cứ triển lãm có bán vé nào trước đó của bảo tàng.

Ở Washington DC, một trong những nơi thu hút các gia đình đến thăm nhất là Bảo tàng Tội phạm do tư nhân sở hữu, trước khi đóng cửa vào tháng 9/2015.

Harold Schechter, một nhà văn viết truyện tội phạm từ các vụ án có thật, chuyên về những kẻ giết người hàng loạt, gọi sự hứng thú của công chúng với chủ đề này là "hoảng loạn văn hoá".

Scott Bonn, một nhà xã hội học và tội phạm học tại Đại học Drew - Madison ước tính những kẻ giết người hàng loạt chỉ chiếm chưa tới 1% tổng số các kẻ sát nhân ở Mỹ mỗi năm, và không bao giờ có hơn chừng vài chục tên "hoạt động" cùng lúc.

Nhưng sự hứng thú của chúng ta lại vượt xa những lo ngại về những mối nguy hiểm.

Tại sao chúng ta lại xây dựng sự huyền bí quanh những cá nhân gặp rắc rối đó? Và liệu sự hứng thú đó có cho ta biết điều gì về động cơ của kẻ giết người không?
"Đám đông hung hãn"

Sự phấn khích về kẻ giết người hàng loạt không mới. Những sát nhân hàng loạt và loại người này đã thu hút sự chú ý quá mức từ khi báo chí xuất bản hàng loạt lên ngôi đầu thế kỷ 19.

Shane McCorristine, một nhà sử học văn hoá tại Đại học Cambridge cho biết William Corder, một trong những tội phạm cuối cùng bị treo cổ công khai ở Anh sau khi bắn chết người yêu của hắn, đã trở thành chủ đề cho "đám đông hung hãn" trước và sau khi hắn chết vào năm 1828.

Tuy Corder chỉ giết người một lần và tội ác của hắn không đặc biệt man rợ, nhưng hắn vẫn nhanh chóng trở nên nổi tiếng không thua gì các tên như Jack Thợ Cưa ở London vào cuối thế kỷ 19, hay Charles Manson ngày nay.

Vụ Corder được sân khấu kịch diễn lại, xuất hiện trong các chương trình múa rối ở hội chợ làng. Các tờ nhạc hát về tội ác này bán được hàng trăm ngàn bản.

Hàng chục ngàn người đến thăm nông trang hiện trường vụ án ở Sussex.

Ít nhất 7.000 người đã đến xem việc thi hành án tử hình với Corder. Vài tuần sau đó, mảnh da đầu của hắn còn dính cái tai được treo trong một cửa hàng trên mặt đường Oxford Street ở London.

"Tới mức mà thi thể của Corder bị cắt xẻ, rồi tội ác của hắn được diễn đi diễn lại nhiều lần trên sân khấu, đó quả là điều gây kinh ngạc cho tới tận ngày này," McCorristine viết trong quyển sách “William Corder và Tên sát nhân ở nông trại đỏ”.

Vào tháng 11/1957, cảnh sát ở Plainfield, Wisconsin, tìm ra xác một người chủ tiệm một cửa hàng địa phương, bị chặt đầu và mổ bụng, rồi treo ngược chân lên trong nhà bếp ở một nông trại bỏ hoang.

Ở các nơi khác trong nhà, người ta tìm thấy nhiều sọ người, vài hộp sọ được dùng làm tô ăn súp, bốn cái ghế phủ bằng da người, một thắt lưng có đầu vú phụ nữ gắn trang trí, một khoá kéo dùng cặp môi phụ nữ, một bộ sưu tập cơ quan sinh dục nữ bỏ trong hộp giày, một hộp khác có bốn cái mũi, một bộ áo khoác làm từ da trên thân người, chụp đèn, một thùng rác và vòng đeo tay cũng làm bằng da người, và rất nhiều thứ kỳ quái khác, gồm chín mặt nạ da người lột cẩn thận từ xương.

Chủ nhân bộ sưu tập là Ed Gein. Tên này cuối cùng cũng thú nhận gây ra hai vụ giết người và đào xác những phụ nữ trung niên từ nghĩa trang địa phương, vì họ làm hắn nhớ người mẹ đã qua đời.

Gein trở nên nổi tiếng toàn cầu. Hắn trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều bộ phim, trong đó có Psycho của Alfred Hitchcock năm 1960, hay phim The silence of the lambs (Sự im lặng của bầy cừu).

Ở Winsconsin, ngay sau khi sát thủ này bị bắt, tuần nào cũng có những gia đình đi từ các bang bên cạnh đến Plainfied lén lút nhìn vào ngôi nhà giết người của Ed Gein.

Tại sao người ta quá hứng thú với những kẻ giết người hàng loạt? James Hoare biên tập viên tạp chí Real Crime giải thích: "Chúng thể hiện thứ gì đó lớn hơn cuộc sống, một thứ gì đó kỳ dị được phóng đại quá mức, như những chuyện kinh dị mà bạn thường kể cho con nghe vậy."

Vẻ ngoài vô hại?

Nhưng điều gây tranh cãi ở đây là chính nhân tính bên trong của những kẻ sát nhân hàng loạt mới là điều gây hứng thú cho mọi người.

Những kẻ sát nhân hàng loạt là ai? Họ có phải người ngoài hành tinh? Không có hồ sơ bệnh lý thích hợp, rất khó để trả lời câu này.

Helen Morrison là bác sĩ tâm thần pháp y đã phỏng vấn hơn 80 kẻ giết người hàng loạt và làm nhân chứng cho bị cáo trong phiên xử Gacy. Bà nhận ra họ giống như những chuyên gia chơi trò đóng vai, rất giỏi thể hiện mình với vẻ ngoài bình thường.

"Tôi không bao giờ hiểu thực ra mình đang trò chuyện với ai. Họ quá thân thiện, tử tế và rất lo lắng khi bắt đầu công việc cùng tôi... Họ rất hấp dẫn, hầu như không thể tin được nhưng đúng là vậy, quyến rũ như Cary Grant hay George Clooney vậy," bà viết trong cuốn hồi ký ra năm 2004.

Bonn, nhà xã hội học, cho rằng đây có thể là một phần của bề ngoài của những kẻ giết người hàng loạt, và điều đó khiến chúng càng đáng sợ hơn.

Hãy xem xét một ví dụ cho thấy kẻ sát nhân hàng loạt có thể trà trộn dễ dàng và vì sao cảnh sát hiếm khi bắt được chúng sớm: vụ án tên sát nhân và cưỡng hiếp hàng hoạt tên Rodney Alcala.

Vào tháng 9/1978, hắn tham dự chương trình The Dating Game (Trò chơi hẹn hò) - một chương trình truyền hình của Mỹ.

Trong chương trình này, có một phụ nữ độc thân là cô giáo dạy kịch Cheryl Bradsahw. Cô phải đặt câu hỏi cho ba người đàn ông độc thân ẩn danh, sau đó chọn một người dựa trên các câu trả lời của họ.

Dù không ai biết đến, khi tham gia chương trình, Alcala đã cưỡng hiếp và giết ít nhất hai phụ nữ ở California và hai phụ nữ ở New York. Trong chương trình, hắn xuất hiện với vẻ vô hại và duyên dáng, tóc vuốt keo, mặc áo sơ mi và áo khoác rực rỡ. Bradshaw đã chọn hắn.

Nhưng sau khi nói chuyện với tên này ở hậu trường, Bradshaw quyết định không hẹn hò với hắn, vì nghĩ hắn "kì quái". Nhận định này có lẽ đã cứu cô thoát chết. Hai năm sau đó, Alcala cưỡng hiếp và giết thêm ba phụ nữ khác.

Bề ngoài bình thường của những tên giết người hàng loạt, khi nhân tính và sự kinh hoàng đặt cạnh nhau, chính là một yếu tố gây hứng thú cho những người say mê chủ đề này như Schwenk, khiến ông sưu tầm đồ và thư từ trao đổi với họ nhằm tìm hiểu thêm.

Stenven Scouller, một nhà làm phim tài liệu và sưu tập ở Scotland, đã đi một bước xa hơn: ông kết bạn với một kẻ giết người được phóng thích.

Nico Claux đã thụ án được 8 trong tổng số án tù 12 năm. Người này không phải là kẻ giết người hàng loạt, mà chỉ bị kết án giết một người, nhưng hắn là kẻ ăn thịt người chết.

Hắn ăn trộm xác người từ các nghĩa trang ở Paris, ăn thịt xác chết trong nhà xác. Hắn uống máu người lấy từ ngân hàng máu về, để đông lạnh trong tủ và trộn máu với tro người.

Một lần, Claux dẫn Scouller đến nghĩa trang Pere Lachaise ở Paris - nơi an nghỉ cuối cùng của Oscar Wilde, Jim Morrison và Chopin - nơi hắn thường ăn trộm xác người.

Scouller nhớ lại, sau đó họ đi ăn tối, và Claux gọi món bò bít-tết làm tái.
Bộ sưu tập rùng rợn

Một chiều muộn mùa hè, tôi ghé thăm căn hộ của hoạ sĩ Joe Coleman, trên tầng cao khu nhà màu gạch đỏ ở Đồi Brooklyn ở New York.

Tác phẩm nghệ thuật của Coleman rất rực rỡ, nhiều chi tiết phức tạp và thường có biểu tượng như ngày tận thế hoặc tôn giáo. Tranh của Coleman bán tốt và hay được những người như Iggy Pop, Johnny Depp và Leonardo DiCaprio tìm mua.
Image copyright Steven F Scouller
Image caption Nhìn vào bức tranh này của sát nhân Wayne Gacy, người ta khó có thể nghĩ hắn là một kẻ giết người

Coleman nổi tiếng với sở thích tìm hiểu phần tối trong nhân tính con người, và nổi tiếng vì cá nhân hoá tính chất đó.

Phòng khách của ông đầy những thứ kỳ quặc: Một xác ướp trẻ con, một con linh dương hai đầu, những cái đầu bị teo, tượng gương mặt những sát nhân đã bị xử tử, một đứa bé biến dạng bảo quản trong lọ, tượng sáp cỡ người thật của các tên giết người và tội phạm.

Ở chỗ khác trong nhà có trưng bày một viên đạn từ khẩu súng đã giết Lee Harvey Oswald, một nhúm tóc của sát nhân Manson, một chiếc áo thun lót kẻ giết người tên Elmo Patrich Sonnier đã mặc khi lên ghế điện (Sean Penn đã đóng vai nhân vật này trong phim Dead Man Walking), và các tác phẩm, thư từ của Gacy, Manson và nhiều kẻ giết người khác.

Ông cho tôi xem một khung hình lồng bức thư tiêu biểu nhất của thể loại này, do Albert Fish viết cho mẹ của Grace Budd - nạn nhân cuối cùng của hắn. Trong thư hắn miêu tả đã bóp cổ đứa trẻ ra sao, cắt cô bé ra thành từng mảnh, nấu cô bé lên và ăn thế nào.

Tại sao những di vật rùng rợn này lại ở đây? Sử gia McCorristine nghĩ việc tiến lại gần tội phạm và thủ phạm gây nên nỗi kinh hoàng là cách trải nghiệm cái chết mà không cần phải trở thành nạn nhân, giúp người ta trở thành nhân chứng trước cái chết và vì thế cố gắng điều khiển cái chết.
Góc khuất hắc ám trong mỗi chúng ta

Coleman cho biết điều này này đúng với ông, và việc sở hữu một thứ gì đó thuộc về kẻ giết người, như một nhúm tóc hay tác phẩm nghệ thuật, sẽ nhắc nhở ông rằng các thế lực đen tối có thể khiến con người lạc lối.

Ông nói: "Tôi luôn cảm thấy một phần nào đó trong tôi thực sự đen tối. Khi còn nhỏ, tôi đã cố đốt trường học. Tôi làm vài thứ tồi tệ và tôi cảm thấy mình làm việc để vinh danh thượng đế. "

Ông cảm thấy buộc phải cảm thông với người kể chuyện là sát nhân, phải thừa nhận phần nhân tính trong họ bên cạnh phần tàn ác.

Ông muốn công nhận rằng: "Có một phần bên trong họ cũng tồn tại trong tất cả chúng ta, và có một phần của của chúng ta bên trong họ. Nếu chúng ta không cảm thấy chút trắc ẩn hay cảm thông nào cho phần tồi tệ nhất của nhân tính thì còn gì hi vọng ở chúng ta.”
Sự thanh tẩy

Một trong những lý giải gây tranh cãi về sự xuất hiện của những tên giết người hàng loạt đó là chúng phục vụ một số chức năng xã hội, cho phép chúng ta hưởng cái cảm giác cuồng loạn muốn báo thù mà không phải tự mình ra tay hành động, và một khi kẻ giết người bị bắt thì ta cũng không vướng cảm giác tội lỗi.

Bonn giải thích: "Chúng hầu như là sự thanh tẩy cho phần xấu xa nhất bên trong chúng ta, một cái cột thu lôi cho những ý nghĩ đen tối của ta, giống như những người ăn tội lỗi có từ thời trung cổ sẽ giải phóng tội lỗi của người khác và qua đó làm xã hội trong sạch."

Chúng cho ta cơ hội thử trải nghiệm cái chết từ xa, cho phép bạn "tiến lại gần vực sâu mà vẫn không rơi xuống", như McCorristine nói.

Ông cho biết, điều này lý giải tại sao nhiều người bị hấp lực buộc phải xem các video hành quyết của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo Isis, dù sau khi xem xong họ sẽ hối tiếc.

Điều này cũng giải thích vì sao chúng ta chạy chậm lại khi thấy tai nạn giao thông, dán mắt vào cảnh tượng kinh khủng thoáng qua ở phía sau rào chắn.

Có lẽ người ta chỉ muốn được sợ hãi.

Bản tiếng Anh của bài này đã đăng trên BBC Future

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Vì sao ta thích biết về kẻ giết người hàng loạt?

rong thị trấn chỉ có hai con đường, Pennsburg, nằm phía đông Pennsylvania, có một ngôi nhà nhỏ với bộ sưu tập nghệ thuật mà có lẽ bạn không thể tìm thấy ở bất cứ phòng tranh công cộng nào.



Michael Bond

Trong thị trấn chỉ có hai con đường, Pennsburg, nằm phía đông Pennsylvania, có một ngôi nhà nhỏ với bộ sưu tập nghệ thuật mà có lẽ bạn không thể tìm thấy ở bất cứ phòng tranh công cộng nào.

Dọc theo bốn bức tường tầng trệt ngôi nhà là những bức tranh vẽ các vết thương, cảnh huỷ hoại sọ người, những người phụ nữ trong những tư thế quan hệ tình dục lộ liễu, phong cảnh đồng quê và cả tranh vẽ những con thú quái dị.

Nội dung tranh không có gì đặc biệt, nhưng tác giả của chúng là những kẻ giết người hàng loạt.

Đó là ngôi nhà của John Schwenk, người sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật và hiện vật của các tên sát nhân, theo cách giống với những người sưu tầm tem hay các thước phim kỷ vật.
Sưu tầm tóc, răng của kẻ giết người

Một trong những hiện vật giá trị nhất của ông là bức chân dung John Wayne Gacy, nổi tiếng với tên gọi Tên hề sát nhân (Killer Clown).

Gacy là diễn viên giải trí chuyên hoạt động trong các bữa tiệc dành cho trẻ em, và đã cưỡng hiếp, giết ít nhất 33 bé trai và các thanh thiếu niên ở Chicago trong hồi thập niên 1970.

Có một bức vẽ sọ người khác do Richard Rimirez, tức "Kẻ săn đêm", nổi tiếng với hàng loạt vụ giết người và xâm hại tình dục ở California năm 1984 và 1985, vẽ.

Trong nhà còn có rất nhiều hiện vật của Charles Manson, kẻ cầm đầu tổ chức tội phạm The Manson Family (Gia đình Manson), nhóm đã dàn dựng vụ sát hại nữ diễn viên Sharon Tate khi cô đang mang thai và sáu người khác ở Los Angeles vào năm 1969.

Ngoài tác phẩm nghệ thuật, Schwent còn sở hữu hàng ngàn lá thư từ những tử tù phạm tội giết người hàng loạt, rất nhiều kẻ trong số họ viết thư riêng cho ông.

Họ gửi cho ông những món tóc, một áo tù, một thẻ tù nhân, một bộ răng giả, một ít chỉ nha khoa chưa dùng và một số đồ vật dị thường đen tối khác.

Ông đã trao đổi thư từ với họ, và cuối cùng còn kết bạn với một vài người trong số các tử tù.

Ông nói: "Tôi hứng thú tìm hiểu điều gì chiếm hữu và điều khiển một người giết một người khác, và thực hiện hành vi đó nhiều lần.”

Ông cho biết một hai người trong số các tay giết người hàng loạt ông tiếp xúc "thực sự đáng sợ".

Tôi yêu cầu Schwenk mô tả tình bạn của ông với vài tên giết người hàng loạt và hỏi ông thấy có điều gì thú vị ở họ.

Ông cho tôi nghe một đoạn ghi âm trong vô số các cuộc trò chuyện giữa ông với sát thủ Manson.

Đoạn băng bắt đầu với nội dung Manson nói giọng khàn khàn chậm chạp kéo dài, hỏi Schwenk gọi từ đâu tới.

Khi Schwenk giải thích ông gọi từ nhà tại Pennsylvania, tên tội phạm nổi tiếng này đề nghị ông mô tả một chút quan sát về Amish (nhóm đạo hữu Thiên Chúa Giáo trong vùng này).

Sau đó hắn nói dông dài từ chủ đề này sang chủ đề khác bằng một giọng độc thoại bất tận xoay quanh chủ đề về hoạt động môi trường, chiến tranh Việt Nam, thói quen trước khi vào tù, lúc hắn tìm cách đột nhập vào các ngôi nhà lớn (và, có thể nói, để giết chủ nhà).

Hắn cũng kể về tất cả những người nợ tiền hắn và những gì hắn sẽ làm với họ, về "trật tự thế giới mới".

Rồi hắn cất giọng hát bài American Pie của Don MacLean.

Schwenk cho biết đó là một trong những cuộc đối thoại khá tỉnh táo giữa hai người.
Hoảng loạn văn hoá?

Tháng 10/2015, một bộ sưu tập gồm 600 hiện vật từ kho dữ liệu tội phạm của Cảnh sát Trung tâm London được triển lãm tại Bảo tàng London. Trước đó, các hiện vật này bị cấm tiếp cận chỉ trừ cảnh sát.

Vé bán trước cho triển lãm này cao hơn bất cứ triển lãm có bán vé nào trước đó của bảo tàng.

Ở Washington DC, một trong những nơi thu hút các gia đình đến thăm nhất là Bảo tàng Tội phạm do tư nhân sở hữu, trước khi đóng cửa vào tháng 9/2015.

Harold Schechter, một nhà văn viết truyện tội phạm từ các vụ án có thật, chuyên về những kẻ giết người hàng loạt, gọi sự hứng thú của công chúng với chủ đề này là "hoảng loạn văn hoá".

Scott Bonn, một nhà xã hội học và tội phạm học tại Đại học Drew - Madison ước tính những kẻ giết người hàng loạt chỉ chiếm chưa tới 1% tổng số các kẻ sát nhân ở Mỹ mỗi năm, và không bao giờ có hơn chừng vài chục tên "hoạt động" cùng lúc.

Nhưng sự hứng thú của chúng ta lại vượt xa những lo ngại về những mối nguy hiểm.

Tại sao chúng ta lại xây dựng sự huyền bí quanh những cá nhân gặp rắc rối đó? Và liệu sự hứng thú đó có cho ta biết điều gì về động cơ của kẻ giết người không?
"Đám đông hung hãn"

Sự phấn khích về kẻ giết người hàng loạt không mới. Những sát nhân hàng loạt và loại người này đã thu hút sự chú ý quá mức từ khi báo chí xuất bản hàng loạt lên ngôi đầu thế kỷ 19.

Shane McCorristine, một nhà sử học văn hoá tại Đại học Cambridge cho biết William Corder, một trong những tội phạm cuối cùng bị treo cổ công khai ở Anh sau khi bắn chết người yêu của hắn, đã trở thành chủ đề cho "đám đông hung hãn" trước và sau khi hắn chết vào năm 1828.

Tuy Corder chỉ giết người một lần và tội ác của hắn không đặc biệt man rợ, nhưng hắn vẫn nhanh chóng trở nên nổi tiếng không thua gì các tên như Jack Thợ Cưa ở London vào cuối thế kỷ 19, hay Charles Manson ngày nay.

Vụ Corder được sân khấu kịch diễn lại, xuất hiện trong các chương trình múa rối ở hội chợ làng. Các tờ nhạc hát về tội ác này bán được hàng trăm ngàn bản.

Hàng chục ngàn người đến thăm nông trang hiện trường vụ án ở Sussex.

Ít nhất 7.000 người đã đến xem việc thi hành án tử hình với Corder. Vài tuần sau đó, mảnh da đầu của hắn còn dính cái tai được treo trong một cửa hàng trên mặt đường Oxford Street ở London.

"Tới mức mà thi thể của Corder bị cắt xẻ, rồi tội ác của hắn được diễn đi diễn lại nhiều lần trên sân khấu, đó quả là điều gây kinh ngạc cho tới tận ngày này," McCorristine viết trong quyển sách “William Corder và Tên sát nhân ở nông trại đỏ”.

Vào tháng 11/1957, cảnh sát ở Plainfield, Wisconsin, tìm ra xác một người chủ tiệm một cửa hàng địa phương, bị chặt đầu và mổ bụng, rồi treo ngược chân lên trong nhà bếp ở một nông trại bỏ hoang.

Ở các nơi khác trong nhà, người ta tìm thấy nhiều sọ người, vài hộp sọ được dùng làm tô ăn súp, bốn cái ghế phủ bằng da người, một thắt lưng có đầu vú phụ nữ gắn trang trí, một khoá kéo dùng cặp môi phụ nữ, một bộ sưu tập cơ quan sinh dục nữ bỏ trong hộp giày, một hộp khác có bốn cái mũi, một bộ áo khoác làm từ da trên thân người, chụp đèn, một thùng rác và vòng đeo tay cũng làm bằng da người, và rất nhiều thứ kỳ quái khác, gồm chín mặt nạ da người lột cẩn thận từ xương.

Chủ nhân bộ sưu tập là Ed Gein. Tên này cuối cùng cũng thú nhận gây ra hai vụ giết người và đào xác những phụ nữ trung niên từ nghĩa trang địa phương, vì họ làm hắn nhớ người mẹ đã qua đời.

Gein trở nên nổi tiếng toàn cầu. Hắn trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều bộ phim, trong đó có Psycho của Alfred Hitchcock năm 1960, hay phim The silence of the lambs (Sự im lặng của bầy cừu).

Ở Winsconsin, ngay sau khi sát thủ này bị bắt, tuần nào cũng có những gia đình đi từ các bang bên cạnh đến Plainfied lén lút nhìn vào ngôi nhà giết người của Ed Gein.

Tại sao người ta quá hứng thú với những kẻ giết người hàng loạt? James Hoare biên tập viên tạp chí Real Crime giải thích: "Chúng thể hiện thứ gì đó lớn hơn cuộc sống, một thứ gì đó kỳ dị được phóng đại quá mức, như những chuyện kinh dị mà bạn thường kể cho con nghe vậy."

Vẻ ngoài vô hại?

Nhưng điều gây tranh cãi ở đây là chính nhân tính bên trong của những kẻ sát nhân hàng loạt mới là điều gây hứng thú cho mọi người.

Những kẻ sát nhân hàng loạt là ai? Họ có phải người ngoài hành tinh? Không có hồ sơ bệnh lý thích hợp, rất khó để trả lời câu này.

Helen Morrison là bác sĩ tâm thần pháp y đã phỏng vấn hơn 80 kẻ giết người hàng loạt và làm nhân chứng cho bị cáo trong phiên xử Gacy. Bà nhận ra họ giống như những chuyên gia chơi trò đóng vai, rất giỏi thể hiện mình với vẻ ngoài bình thường.

"Tôi không bao giờ hiểu thực ra mình đang trò chuyện với ai. Họ quá thân thiện, tử tế và rất lo lắng khi bắt đầu công việc cùng tôi... Họ rất hấp dẫn, hầu như không thể tin được nhưng đúng là vậy, quyến rũ như Cary Grant hay George Clooney vậy," bà viết trong cuốn hồi ký ra năm 2004.

Bonn, nhà xã hội học, cho rằng đây có thể là một phần của bề ngoài của những kẻ giết người hàng loạt, và điều đó khiến chúng càng đáng sợ hơn.

Hãy xem xét một ví dụ cho thấy kẻ sát nhân hàng loạt có thể trà trộn dễ dàng và vì sao cảnh sát hiếm khi bắt được chúng sớm: vụ án tên sát nhân và cưỡng hiếp hàng hoạt tên Rodney Alcala.

Vào tháng 9/1978, hắn tham dự chương trình The Dating Game (Trò chơi hẹn hò) - một chương trình truyền hình của Mỹ.

Trong chương trình này, có một phụ nữ độc thân là cô giáo dạy kịch Cheryl Bradsahw. Cô phải đặt câu hỏi cho ba người đàn ông độc thân ẩn danh, sau đó chọn một người dựa trên các câu trả lời của họ.

Dù không ai biết đến, khi tham gia chương trình, Alcala đã cưỡng hiếp và giết ít nhất hai phụ nữ ở California và hai phụ nữ ở New York. Trong chương trình, hắn xuất hiện với vẻ vô hại và duyên dáng, tóc vuốt keo, mặc áo sơ mi và áo khoác rực rỡ. Bradshaw đã chọn hắn.

Nhưng sau khi nói chuyện với tên này ở hậu trường, Bradshaw quyết định không hẹn hò với hắn, vì nghĩ hắn "kì quái". Nhận định này có lẽ đã cứu cô thoát chết. Hai năm sau đó, Alcala cưỡng hiếp và giết thêm ba phụ nữ khác.

Bề ngoài bình thường của những tên giết người hàng loạt, khi nhân tính và sự kinh hoàng đặt cạnh nhau, chính là một yếu tố gây hứng thú cho những người say mê chủ đề này như Schwenk, khiến ông sưu tầm đồ và thư từ trao đổi với họ nhằm tìm hiểu thêm.

Stenven Scouller, một nhà làm phim tài liệu và sưu tập ở Scotland, đã đi một bước xa hơn: ông kết bạn với một kẻ giết người được phóng thích.

Nico Claux đã thụ án được 8 trong tổng số án tù 12 năm. Người này không phải là kẻ giết người hàng loạt, mà chỉ bị kết án giết một người, nhưng hắn là kẻ ăn thịt người chết.

Hắn ăn trộm xác người từ các nghĩa trang ở Paris, ăn thịt xác chết trong nhà xác. Hắn uống máu người lấy từ ngân hàng máu về, để đông lạnh trong tủ và trộn máu với tro người.

Một lần, Claux dẫn Scouller đến nghĩa trang Pere Lachaise ở Paris - nơi an nghỉ cuối cùng của Oscar Wilde, Jim Morrison và Chopin - nơi hắn thường ăn trộm xác người.

Scouller nhớ lại, sau đó họ đi ăn tối, và Claux gọi món bò bít-tết làm tái.
Bộ sưu tập rùng rợn

Một chiều muộn mùa hè, tôi ghé thăm căn hộ của hoạ sĩ Joe Coleman, trên tầng cao khu nhà màu gạch đỏ ở Đồi Brooklyn ở New York.

Tác phẩm nghệ thuật của Coleman rất rực rỡ, nhiều chi tiết phức tạp và thường có biểu tượng như ngày tận thế hoặc tôn giáo. Tranh của Coleman bán tốt và hay được những người như Iggy Pop, Johnny Depp và Leonardo DiCaprio tìm mua.
Image copyright Steven F Scouller
Image caption Nhìn vào bức tranh này của sát nhân Wayne Gacy, người ta khó có thể nghĩ hắn là một kẻ giết người

Coleman nổi tiếng với sở thích tìm hiểu phần tối trong nhân tính con người, và nổi tiếng vì cá nhân hoá tính chất đó.

Phòng khách của ông đầy những thứ kỳ quặc: Một xác ướp trẻ con, một con linh dương hai đầu, những cái đầu bị teo, tượng gương mặt những sát nhân đã bị xử tử, một đứa bé biến dạng bảo quản trong lọ, tượng sáp cỡ người thật của các tên giết người và tội phạm.

Ở chỗ khác trong nhà có trưng bày một viên đạn từ khẩu súng đã giết Lee Harvey Oswald, một nhúm tóc của sát nhân Manson, một chiếc áo thun lót kẻ giết người tên Elmo Patrich Sonnier đã mặc khi lên ghế điện (Sean Penn đã đóng vai nhân vật này trong phim Dead Man Walking), và các tác phẩm, thư từ của Gacy, Manson và nhiều kẻ giết người khác.

Ông cho tôi xem một khung hình lồng bức thư tiêu biểu nhất của thể loại này, do Albert Fish viết cho mẹ của Grace Budd - nạn nhân cuối cùng của hắn. Trong thư hắn miêu tả đã bóp cổ đứa trẻ ra sao, cắt cô bé ra thành từng mảnh, nấu cô bé lên và ăn thế nào.

Tại sao những di vật rùng rợn này lại ở đây? Sử gia McCorristine nghĩ việc tiến lại gần tội phạm và thủ phạm gây nên nỗi kinh hoàng là cách trải nghiệm cái chết mà không cần phải trở thành nạn nhân, giúp người ta trở thành nhân chứng trước cái chết và vì thế cố gắng điều khiển cái chết.
Góc khuất hắc ám trong mỗi chúng ta

Coleman cho biết điều này này đúng với ông, và việc sở hữu một thứ gì đó thuộc về kẻ giết người, như một nhúm tóc hay tác phẩm nghệ thuật, sẽ nhắc nhở ông rằng các thế lực đen tối có thể khiến con người lạc lối.

Ông nói: "Tôi luôn cảm thấy một phần nào đó trong tôi thực sự đen tối. Khi còn nhỏ, tôi đã cố đốt trường học. Tôi làm vài thứ tồi tệ và tôi cảm thấy mình làm việc để vinh danh thượng đế. "

Ông cảm thấy buộc phải cảm thông với người kể chuyện là sát nhân, phải thừa nhận phần nhân tính trong họ bên cạnh phần tàn ác.

Ông muốn công nhận rằng: "Có một phần bên trong họ cũng tồn tại trong tất cả chúng ta, và có một phần của của chúng ta bên trong họ. Nếu chúng ta không cảm thấy chút trắc ẩn hay cảm thông nào cho phần tồi tệ nhất của nhân tính thì còn gì hi vọng ở chúng ta.”
Sự thanh tẩy

Một trong những lý giải gây tranh cãi về sự xuất hiện của những tên giết người hàng loạt đó là chúng phục vụ một số chức năng xã hội, cho phép chúng ta hưởng cái cảm giác cuồng loạn muốn báo thù mà không phải tự mình ra tay hành động, và một khi kẻ giết người bị bắt thì ta cũng không vướng cảm giác tội lỗi.

Bonn giải thích: "Chúng hầu như là sự thanh tẩy cho phần xấu xa nhất bên trong chúng ta, một cái cột thu lôi cho những ý nghĩ đen tối của ta, giống như những người ăn tội lỗi có từ thời trung cổ sẽ giải phóng tội lỗi của người khác và qua đó làm xã hội trong sạch."

Chúng cho ta cơ hội thử trải nghiệm cái chết từ xa, cho phép bạn "tiến lại gần vực sâu mà vẫn không rơi xuống", như McCorristine nói.

Ông cho biết, điều này lý giải tại sao nhiều người bị hấp lực buộc phải xem các video hành quyết của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo Isis, dù sau khi xem xong họ sẽ hối tiếc.

Điều này cũng giải thích vì sao chúng ta chạy chậm lại khi thấy tai nạn giao thông, dán mắt vào cảnh tượng kinh khủng thoáng qua ở phía sau rào chắn.

Có lẽ người ta chỉ muốn được sợ hãi.

Bản tiếng Anh của bài này đã đăng trên BBC Future

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm