Cà Kê Dê Ngỗng
Việt Nam quản lý không xuể lao động Trung Quốc
BÌNH THUẬN (NV) - Thị thực được cấp một đằng nhưng khi vào Việt Nam, nhiều người Trung Quốc lại hoạt động một nẻo, khiến các cơ quan chức năng của Việt Nam mệt mỏi trong việc quản lý.
Vài năm trở lại đây, người Trung Quốc(TQ) có mặt tại nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam dưới các hình thức: du lịch, thăm thân nhân, xuất khẩu lao động... Số lượng người TQ ngày càng đông đến nỗi các cơ quan chức năng đánh giá việc quản lý người TQ hiện nay khá phức tạp.
|
Theo tin Người Lao Ðộng, ngày 4 tháng 4, tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý những trường hợp người TQ, nhập cảnh nhưng hoạt động không đúng thị thực, đến địa phương không ghi danh tạm trú, lao động mà không có hợp đồng đúng quy định...
Ở khu vực trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, được người dân địa phương ví von là...“làng TQ.” Bởi sau giờ tan tầm mỗi chiều, nhiều lao động TQ rủ nhau đi dạo quanh các khu dân cư lân cận nhà máy. Họ mua hàng hóa rồi đưa vào khu tập thể bên trong nhà máy sử dụng. Nhiều đến vậy, tuy nhiên, theo phúc trình của Sở Lao Ðộng tỉnh, đến tháng 10 năm 2015, trong số 256 lao động TQ ở nhà máy thì chỉ có 15 người được cấp phép.
Tại Ninh Thuận, phúc trình của ủy ban tỉnh vào giữa tháng 3 năm 2016 cho thấy, hiện có 1,491 người TQ tạm trú tại tỉnh theo diện du lịch tự do; 44 lao động TQ thuộc các doanh nghiệp, công ty tư nhân; 98 người TQ đang làm việc tại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận, nhưng lại tạm trú ở tỉnh Ninh Thuận.
Theo ông Hà Anh Quang, giám đốc Sở Lao Ðộng tỉnh Ninh Thuận, qua kiểm tra đã có ít nhất 9 trường hợp người TQ tạm trú tại địa phương vi phạm pháp luật bị xử lý. Ðáng lưu ý, 98 lao động TQ làm việc tại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân bị phát hiện có nhiều biểu hiện phức tạp trong quan hệ, đi lại, sinh hoạt,... làm mất trật tự trị an của địa phương. Số này hầu hết tạm trú ở khu vực biển Cà Ná, giáp ranh tỉnh Bình Thuận.
Ông Quang cho biết, hiện có đến 3 lực lượng quản lý người TQ nhập cảnh vào địa phương là ngành lao động, công an và biên phòng. Song, việc quản lý người TQ hiện vẫn gặp nhiều khó khăn. “Một bộ phận làm việc tại các DN đàng hoàng, có hợp đồng lao động đúng ngành nghề thì mình còn dễ quản lý, còn số hoạt động “chui” thì khó vô cùng,” ông Quang nói.
Trước đây, ở khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, vào những lúc cao điểm như cuối năm 2014 có tới 2,500 lao động TQ làm việc trái phép. Do bất đồng ngôn ngữ, văn hóa nên thường phát sinh những mâu thuẫn, đánh nhau giữa công nhân TQ với người Việt Nam hay giữa công nhân TQ với nhau.
Ðỉnh điểm là vụ lộn xộn, xô xát vào ngày 14 tháng 5 năm 2014 giữa khoảng 1,000 công nhân TQ và công nhân Việt Nam cùng người dân địa phương khiến 1 người chết, 149 người bị thương.
Ông Phạm Trần Ðệ, phó trưởng Ban Quản Lý khu kinh tế Hà Tĩnh cho hay, tính đến đầu tháng 4 năm 2016, lao động TQ tại Vũng Áng có khoảng 3,300 người và tình hình quản lý đang gặp nhiều khó khăn, phức tạp như trước. (Tr.N)
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Việt Nam quản lý không xuể lao động Trung Quốc
BÌNH THUẬN (NV) - Thị thực được cấp một đằng nhưng khi vào Việt Nam, nhiều người Trung Quốc lại hoạt động một nẻo, khiến các cơ quan chức năng của Việt Nam mệt mỏi trong việc quản lý.
Vài năm trở lại đây, người Trung Quốc(TQ) có mặt tại nhiều tỉnh, thành ở Việt Nam dưới các hình thức: du lịch, thăm thân nhân, xuất khẩu lao động... Số lượng người TQ ngày càng đông đến nỗi các cơ quan chức năng đánh giá việc quản lý người TQ hiện nay khá phức tạp.
|
Theo tin Người Lao Ðộng, ngày 4 tháng 4, tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý những trường hợp người TQ, nhập cảnh nhưng hoạt động không đúng thị thực, đến địa phương không ghi danh tạm trú, lao động mà không có hợp đồng đúng quy định...
Ở khu vực trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, được người dân địa phương ví von là...“làng TQ.” Bởi sau giờ tan tầm mỗi chiều, nhiều lao động TQ rủ nhau đi dạo quanh các khu dân cư lân cận nhà máy. Họ mua hàng hóa rồi đưa vào khu tập thể bên trong nhà máy sử dụng. Nhiều đến vậy, tuy nhiên, theo phúc trình của Sở Lao Ðộng tỉnh, đến tháng 10 năm 2015, trong số 256 lao động TQ ở nhà máy thì chỉ có 15 người được cấp phép.
Tại Ninh Thuận, phúc trình của ủy ban tỉnh vào giữa tháng 3 năm 2016 cho thấy, hiện có 1,491 người TQ tạm trú tại tỉnh theo diện du lịch tự do; 44 lao động TQ thuộc các doanh nghiệp, công ty tư nhân; 98 người TQ đang làm việc tại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, tỉnh Bình Thuận, nhưng lại tạm trú ở tỉnh Ninh Thuận.
Theo ông Hà Anh Quang, giám đốc Sở Lao Ðộng tỉnh Ninh Thuận, qua kiểm tra đã có ít nhất 9 trường hợp người TQ tạm trú tại địa phương vi phạm pháp luật bị xử lý. Ðáng lưu ý, 98 lao động TQ làm việc tại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân bị phát hiện có nhiều biểu hiện phức tạp trong quan hệ, đi lại, sinh hoạt,... làm mất trật tự trị an của địa phương. Số này hầu hết tạm trú ở khu vực biển Cà Ná, giáp ranh tỉnh Bình Thuận.
Ông Quang cho biết, hiện có đến 3 lực lượng quản lý người TQ nhập cảnh vào địa phương là ngành lao động, công an và biên phòng. Song, việc quản lý người TQ hiện vẫn gặp nhiều khó khăn. “Một bộ phận làm việc tại các DN đàng hoàng, có hợp đồng lao động đúng ngành nghề thì mình còn dễ quản lý, còn số hoạt động “chui” thì khó vô cùng,” ông Quang nói.
Trước đây, ở khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, vào những lúc cao điểm như cuối năm 2014 có tới 2,500 lao động TQ làm việc trái phép. Do bất đồng ngôn ngữ, văn hóa nên thường phát sinh những mâu thuẫn, đánh nhau giữa công nhân TQ với người Việt Nam hay giữa công nhân TQ với nhau.
Ðỉnh điểm là vụ lộn xộn, xô xát vào ngày 14 tháng 5 năm 2014 giữa khoảng 1,000 công nhân TQ và công nhân Việt Nam cùng người dân địa phương khiến 1 người chết, 149 người bị thương.
Ông Phạm Trần Ðệ, phó trưởng Ban Quản Lý khu kinh tế Hà Tĩnh cho hay, tính đến đầu tháng 4 năm 2016, lao động TQ tại Vũng Áng có khoảng 3,300 người và tình hình quản lý đang gặp nhiều khó khăn, phức tạp như trước. (Tr.N)