Truyện Ngắn & Phóng Sự

Viết thêm tình sử Chí Phèo - Phạm Thành

Không có gì phải nghĩ ngợi, thị hăm hở bước vào. Và chỉ nửa giờ sau, trong cái lò gạch bỏ hoang giữa đồng, Thị Nở đã thực hiện xong nhiệm vụ vĩ đại: sinh tồn của loài người

Không có gì phải nghĩ ngợi, thị hăm hở bước vào. Và chỉ nửa giờ sau, trong cái lò gạch bỏ hoang giữa đồng, Thị Nở đã thực hiện xong nhiệm vụ vĩ đại: sinh tồn của loài người

Trước khi chết hẳn, ông Chí đã ba lần chết thử. Kèn, trống làng Vũ Đại ba lần kêu lên báo tin buồn. Thực thì, tim ông đã ngừng đập, mũi ông đã ngừng thở. Chiếc lông gà có những sợi lông mao bé tí không còn lay lay trước cánh mũi của ông. Chỉ có mắt ông là chưa kịp khép lại. Con cháu ông, con cháu làng Vũ Đại đã kịp gào lên những lời ngậm ngùi, thương tiếc. Nhưng rồi, cả ba lần đều mới chỉ đau thương hụt. Ba lần, kèn, trống phải đột ngột dừng lại, tiếng khóc thôi nấc lên, chiếc lông gà lại lay lay trước cánh mũi của ông. Ông lại thở, nhè nhẹ, rồi đều dần, đều dần lên. Hình như ông đang đợi một cái gì đó, một điều gì đó đến đón ông đi. Thằng trưởng nhà ông làm giám đốc một xí nghiệp trên Hà Nội, điện báo ba ngày rồi, vẫn chưa thấy về. Ông chết thử tới ba lần, ông sống lại tới ba lần, chắc hẳn ông đợi kỳ được thằng trưởng về để trối trăng một điều hệ trọng nào đó? Dù thằng trưởng có về kịp hay không, thì ông hẳn là một người khó chết. Ông ơi! Ông cũng đã ngoài bảy mươi rồi!!!

Lần thứ tư, giữa lúc ông đang bất động, mắt mở to nhìn đăm đắm lên trần nhà, thì tiếng còi ô tô ở đầu làng Vũ Đại vang lên inh ỏi. Không phải một chiếc xe như mọi lần, mà là ba chiếc xe con nối đuôi nhau xồng xộc lao về . Bụi đất tung lên mù mịt, trùm ngột ngạt lên đám trẻ con làng Vũ Đại đang cố sức chạy theo. Khi tắt máy, ba người ngồi trên ba ghế thủ trưởng vội mở cửa xe, bước ra. Không thể nói là họ giống nhau hoàn toàn. Một người lùn tịt đến là dị dạng, cao ước độ một mét bốn lăm hay bốn sáu là cùng. Tay và chân anh ta ngắn cũn cỡn, lại bị bộ quần áo vừa rộng, vừa dài mắc vào, trông như bốn chiếc chày giã cua gắn giả tạo vào đôi mông và đôi bả vai. Một thủ trưởng khác, có thân hình trái ngược hẳn với người kia: cao, to bộ quần áo bó khít vào thân hình, trông đến là lực lưỡng. Còn một người là con trưởng của ông Chí, làng Vũ Đại đều biết cả rồi.Cả ba đều có khuôn mặt chữ điền, nước da đen xạm, đôi con mắt sâu, lông mày rậm, và đều có cái miệng như miệng cá Ngão nằm nghiêng, có con mắt đảo lên, đảo xuống láo liêng. Người lùn tịt dẫn đầu; thứ hai đến người cao to; con trưởng tay Chí đi thứ ba và sau họ là cán bộ ba cơ quan của ba ông đi vào. Con cháu làng Vũ Đại tự động dẹp lối cho họ đi. Khi ba người đến sát giường ông Chí, lặng lẽ quỳ xuống và cất lên tiếng gọi não nề “bố ơi!”, thì ông Chí mới trút hơi thở cuối cùng và mắt ông mới từ từ khép lại.

 Đám tang của ông Chí được tổ chức linh đình chưa từng thấy ở làng Vũ Đại này. Ba chiếc xe con đã tháp tùng ông Chí đến tận huyệt. Và khi hạ huyệt, ba chiếc xe con đã toe toe lên một hồi dài vĩnh biệt. Dân Vũ Đại đi tiễn ông và chôn ông cũng đông. Và trên mộ người chết ở làng Vũ Địa lần đầu tiên có mấy vòng hoa. Chính những vòng hoa này làm lóa mắt dân Vũ Đại.

Người ta cứ nói quá lên: “Đám tang của ông là đám tang của người anh hùng, người có công lao lớn với làng Vũ Đại hiện đại.

Sau khi chôn ông Chí, hai chiếc xe con chở người lùn tịt và người cao to vạm vỡ vội vã phóng đi ngay. Và thế là dân Vũ Đại cứ rộ lên nhiều câu chuyện về quá khứ của anh Chí. Nào là chuyện anh Chí đánh đổ Bá Kiến, Lý Cường ra sao? Anh Chí lên mặt như thế nào? Và đặc biệt, chuyện được kể nhiều nhất, ly kỳ nhất là chuyện về các mối tình của anh Chí. Tôi xin chép ra đây Hai thiên tình sử của anh – thiên tình sử với Thị Nở và thiên tình sử với bà Ba Bá Kiến

++

Khi có chính quyền, làng Vũ Đại mang thêm một tên nữa: xã Vũ Đại. Anh Chí là một người được tin cậy.

Bà Ba Bá Kiến, sau những ngày đấu tố thì được tự do. Suy cho cùng, bà Ba cũng chỉ là phận tôi đòi, chỉ hơn con ăn, cái ở trong nhà Bá Kiến một chút. Ngoài phép tắc phong kiến nhuốm màu sắc thực dân của Bá Kiến, bà Ba còn phải chịu đựng thêm hai tầng áp bức của bà Cả, bà Hai. Sau những ngày trút hận căm thù, hai bà phải rời quê đi lang thang cầu thực. Riêng bà Ba được chính quyền chia cho một gian nhà bếp trong tòa ngang, dãy dọc của nhà Bá Kiến.

Bấy giờ, nhà chính của Bá Kiến trở thành trụ sở của chính quyền. Anh Chí được giao việc gì đó, và vì là kẻ vô gia cư, anh ở luôn đó.

Trong thời gian vừa ở, vừa làm việc, anh Chí thường xuyên có một cái nùn rơm giữ lửa. Thường vào chập tối, bà Ba lên thổi lửa vào nùn rơm của tay Chí. Kể từ hôm bị bà Ba làm nhục, anh Chí thề không thèm nhìn mặt bà Ba nữa. Nay, bỗng nhiên anh Chí và bà Ba lại cùng ở trong dinh thự nhà Bá Kiến. Ngọn lửa hận thù được thắp lên chính từ bà Ba. Thường vào chập tối, đi làm về, bà Ba lại tìm đến nùn rơm của anh Chí để lấy lửa. Để có ngọn lửa châm vào đèn hoa kỳ bà phải chụm môi lại, hoặc xòe miệng ra để thổi. Ngọn lửa rơm âm ỉ cứ hồng dần lên. Lửa từ nùn rơm hồng tới đâu, má của bà Ba cũng hồng đến đó. Không thể không quan sát. Lúc đầu, tay Chí ra tuồng không để ý. Nhưng lửa cứ hồng dần lên mãi, môi thị đỏ tươi lên, mắt thị long lanh lên, cứ như trêu ngươi anh Chí. Tức quá! Ba bốn lần nhìn bà Ba như vậy, mắt anh Chí cũng rực lên.

Thị Ba đã nhiều lần thấy mắt tay Chí rực lên. Chưa qua những ngày tang chồng, mắt thị vẫn trào lên khao khát. Với thị, anh Chí vẫn là quả chín đầu mùa, chú trâu mộng, măng tơ đầy khí lực. Thực bụng thị thì thị mong lắm! Nhưng ve vãn anh Chí như thời trước thì thị không dám. “Mình với anh Chí bây giờ còn đối lập với nhau nữa” Bởi thế, tỏ tình với anh Chí, thị chỉ dám  mỉm cười nho nhỏ khi chân bước qua Chí thật nhanh; chỉ dám nhìn Chí rụt rè, e lệ. Cái chất đoan trang, hèn kém do thực dân, phong kiến tạo nên vẫn còn đầy ứ trong người thị. Nhưng khao khát của bà là khao khát đích thực. Một ngày, hai ngày, ba ngày qua dần. Nhìn cử chỉ lúng túng của anh Chí, đôi mắt nảy lửa của anh Chí, thị hằng ủ niềm hy vọng. Thị biết đâu rằng, chính tình cảm và niềm hy vọng ngày một dâng lên trong lòng thị đã gieo vào tâm trí Chí niềm hận thù quá khứ cay đắng khôn nguôi. Chính thị là nguyên nhân của tội ác. Đối với anh Chí, nụ cười của thị chỉ là sự dè bỉu  mà thời gian chưa đủ để xóa nhòa quá khứ nô lệ của anh.

“Ra thế, cái thói khinh đời, coi người như rẻ rách vẫn còn in sâu trong tim, óc của chúng. Để rồi cho nó biết tay. Ngày xưa ả làm nhục mình bằng gì nhỉ? A, ả muốn mình trâu cày, ngựa cưỡi trên thể xác ả. Ôi chao, đến phát điên lên được! Một con lợn nằm chình ình trên giường. Nắn chỗ này, bóp chỗ kia, chỗ nào cũng thịt là thịt. Cái bắp đùi của thị mới trắng làm sao! Cái bộ ngực của thị mới oai vệ làm sao! Một thân thể đầy thịt và trắng hồng! Mụ ta làm nhục mình? Đúng, mụ ta làm nhục mình? Không thế, sao mình thấy ngột ngạt, bứt rứt thế? Ta đã cố quên, sao nó cứ cố tình khơi ra? Này, cái con bà Ba, gieo gió thì rồi nhận được bão đấy!”.

Một đêm gió mát, trời đầy trăng sao. Anh Chí ngồi một mình đang trầm tư suy nghĩ về mối hận thù. Bỗng, gió từ bốn phía ào tới, trời bỗng tối sầm lại. Ngọn đèn dầu trong nhà thị Ba bỗng tắt phụt. Thị Ba cầm đèn mò lên phòng anh Chí xin lửa. Gió mạnh đủ làm ngọn lửa hồng từ nùn rơm cháy lên. Nhưng theo thói quen, thị vẫn phồng mồm lên thổi. Gió trời và gió mồm góp lại làm lửa từ nùn rơm hồng lên thành ngọn. Nhưng cứ mỗi lần Thị Ba đứng dậy, mặc dù đã dùng bàn tay che cổ đèn, nhưng ngọn đèn vẫn cứ tắt. Thị lúng túng. Anh Chí nhìn mãi cảnh tượng đó, bực mình, quát lên:

– Đem nùn rơm về nhà.

Thị sững người lại, đưa nhanh mắt nhìn Chí, đưa nhanh tay xuống cầm nùn rơm.

– Anh Chí, xuống cầm giúp em về. – Thị nói mà không đợi anh Chí trả lời. Sau này, thị không thể nào hiểu nổi tại sao thị lại ngu thế?

Thị vừa bước chân vào phòng mình, chưa kịp khép cửa chống gió, thì anh Chí cũng đã bước chân vào theo.

– Không cần thắp đèn. – Chí nói như ra lệnh.

Nghe tay Chí nói thế, hình như chẳng có sự bất ngờ nào, bà Ba quay người lại, ngước cặp mắt long lanh ngấn lệ, nhìn anh Chí, giọng nũng nịu:

– Không, em thích sáng cơ.

– Cô Ba còn nhớ, cô tệ thế nào không?

Thực tình bà Ba chẳng hiểu tay Chí định ám chỉ gì, run run:

– Tệ nào? – Cô Ba thảng thốt.

– Tệ. Cô kêu đau đầu, đau bụng ấy…

– A! – Bà Ba kêu lên sung sướng – Nhớ rồi. Em nhớ rồi.

– Cởi quần ra.- Anh Chí ra lệnh.

Cô Ba đưa tay sờ vào cạp quần. Một chút lưỡng lự. Nhìn màn đêm qua cửa sổ tối om, cô Ba yên tâm.

– Cởi ra – Anh Chí giục.

– Có phải cởi áo ra không ạ? – Cô Ba nói, vừa nghiêng bộ ngực của mình về phía anh Chí. Một tay thị đưa lên sờ vào khuy áo ngực.

– Không cần – Tay Chí bực mình. Và lập tức anh Chí đưa một bàn tay thô tháp đầy lông lên ngực thị, ấn mạnh. Thị ngã ngửa người xuống giường. Tay Chí cũng ngã người theo…

Khi anh Chí cầm nùn rơm trở ra, thì ngọn đèn trong phòng thị Ba vẫn chưa được thắp lên. Sau cơn mưa không thành, trời đầy mây đen nặng trĩu. Chân trời phía Tây chỉ rơi rớt vài ngôi sao mờ. Có lẽ đêm đã về sáng. Anh Chí ngáp một cái thật dài, rồi thong thả đi về phòng mình, trong tâm trạng vừa hả hê, vừa bâng khuâng, vừa mệt mỏi. Có cái gì rỗng không trong lòng Chí. Tự nhiên Chí chợt nhận ra cảm giác tương tự này. Nó ở đâu đó và có lẽ cũng đã lâu, trong đời anh cũng có một lần anh được mệt mỏi, thỏa thuê như thế này. Nhưng nó nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn. Cảm giác được giải phóng tự nhiên, chủ động hơn. Và cái đêm hôm đó, sao trăng sao sáng thế! Nước từ con sông Vũ Đại cứ tuần tự vỗ vào mạn bờ lép xép, ì ọp. Hình như nó cũng reo vui, cổ vũ cho hành động của anh. Cái lần này, có lẽ cũng gần được như vậy. Nhưng hôm nay, trời là trời giông bão, tối om. Nó làm cho tâm hồn Chí trống rỗng, cô đơn! Có cái gì đó khác với cảm giác ngày trước mà anh được được tận hưởng.

Đêm về sáng, tiết cuối thu trời lạnh mà sao anh Chí vẫn thấy cơ thể  nóng ran. Mặt đất đón hụt mưa chừng như bứt rứt…

Thị Ba, sau cái đêm thần tiên đó, những nỗi lo canh cánh trong lòng như được trút vợi đi. Từ khi thị biết đàn ông đến nay, chưa có lần nào thị được mãn nguyện thế. Anh Chí quả là một người đàn ông thực sự. Trong tình cảm của thị, chưa có một người đàn ông nào đẹp hơn anh Chí. Thay vì cái đầu hói lông lốc của Bá Kiến mà trước đây thị phải buộc lòng vuốt ve, chiều chuộng, là một cái đầu có mái tóc dày, đen nhánh, cứng như rễ tre. Ôi chao, chỉ cần xòe năm ngón tay lùa dưới làn tóc ấy cũng đã đủ ngây ngất lắm rồi! Nhưng anh Chí đâu chỉ có thế, cái cơ thể rắn chắc, tầm đại của anh mới đáng giá. Anh chạm tới đâu, chỗ đó phải cương lên phòng thủ. Còn cái sinh lực tiềm tàng bên trong  lại càng đáng giá hơn. Có lẽ, đám đàn ông làng Vũ Đại này không dám sánh với anh Chí. Đàn bà đọ sức với anh, may ra chỉ có mình là chịu được. Thích thật, mong sao cho ngày mai….

Quả là tay Chí của chúng ta đã gieo vào sâu thẳm lòng cô Ba những ấn tượng mạnh, mà đời người con gái cô Ba chưa một lần biết tới. Như kẻ ăn dở vớ được của chua, cô Ba muốn một mình tận hưởng. Ngay cái đêm hôm đó,  sau khi anh Chí ra khỏi nhà, trong giấc ngủ dịu dàng, thị lại mong anh Chí tới.

Nhưng sau lần ấy, đáp lại sự nhung nhớ, mong mỏi của thị là sự im lặng kéo dài của anh Chí. Thị không hiểu được vì sao anh Chí bỗng dưng có thái độ đó. Những lúc đến lấy lửa từ nùn rơm, thị đã cố quan sát thật kỹ. Nhưng tuyệt nhiên thị không nhận thấy một dấu hiệu thay đổi nào. Mắt Chí vẫn đỏ ngầu và vết sẹo đỏ hỏn trên má vẫn thỉnh thoảng lại bất ngờ co giật. “Vẫn như ngày nào”- Thị kết luận – thị quyết tâm hành động. Hôm thì chập tối thị kêu đau đầu, hôm thì nửa đêm thị kêu đau lưng.

Nhà Bá Kiến chỉ có hai người, chẳng lẽ không giúp đỡ nhau? Đối với tay Chí, sự thật còn cao hơn cả giúp đỡ. Cứ mỗi lần thị kêu đau đầu, nhức bụng, anh Chí lại được dịp để trả cái hận nhục nhã từ xưa. Thú vị lắm! Hai thể xác chung đụng, mỗi người theo đuổi một mục đích riêng. Có điều thị Ba chẳng thấy mình bị nhục nhã, ê chề, thị còn mong nữa là khác. Còn anh Chí, sau nhiều lần trả thù như vậy, trong giờ làm việc, người dân thường thấy anh hay ngáp vặt.

Dân Vũ Đại, sau thời gian ngưỡng mộ cái oai hùng của anh Chí, người ta tạm dừng lại một chút để nhận dạng lại anh, thử xem anh đã thay đổi những gì?

Khi người ta dừng lại một chút để quan sát về anh Chí, thì anh Chí  nhận ra ngay họ đang xì xào, bàn tán về mình. Một số người  có ý kiến muốn xem xét lại bản chất cách mạng của anh, tính không triệt để của anh. Nhìn cô Ba Bá Kiến, dân Vũ Đại nghi ngờ: hình như cô ta đang có nghén? Ai là thủ phạm? Trong chính quyền đã có người gặp anh Chí để dò la chuyện này. Không một ai dò được một tí ti tình cảm trìu mến nào của anh Chí với cô Ba. Người ta vẫn thấy hận thù của anh Chí ngùn ngụt. Nhưng không phải anh Chí thì ai đã “ăn nằm” với cô Ba? Dư luận dân làng Vũ Đại cứ rộ lên, hướng mũi dùi về phía anh Chí. ” Hừ!” – Anh Chí rủa thầm trong bụng: “Chúng mày cậy có chữ hử? Dăm ba chữ ở cái làng quê ăn nhằm gì? Này, có ai đến làng Vũ Đại cũng đến như tay Chí là cùng. Đừng có trông cái bề ngoài mà thưa thớt cái lòng ruột”.

– Nhưng phải bầy cái lòng ruột của anh ra trước bàn dân thiên hạ chứ?- Có người bảo anh Chí vậy.

– Tất nhiên. Tất nhiên – Anh Chí trả lời và trán anh cau lại. Bất ngờ, cái vết sẹo còn đỏ hỏn trên má anh Chí giật giật lên.

Khi người ta tuyên bố trục xuất Thị Ba thì dân Vũ Đại có nhiều người vỗ tay hoan hô. Bản án được thi hành ngay.

Lúc đó cô Ba Bá Kiến đang đánh luống khoai trên ruộng nhà mình ở ngoài đồng. Thời tiết sắp qua thu se lạnh. Nghĩ đến anh Chí lòng cô thắp lên niềm tin mới: “Anh Chí biết mình có chửa chưa? Bao giờ thì anh Chí cưới mình?”

Một làn gió bấc thổi mạnh, làm tung cái nón đang đội trên đầu cô. Cô chống cuốc vào luống khoai, đứng thẳng người lên, bước qua luống khoai đi nhặt nón. Bỗng nhiên có ba người sầm sầm đi về phía cô, rồi một người sấn sổ dùng tay bóp mạnh vào cổ, đầu gối ai đó đè mạnh trên lưng cô. Cô không kịp kêu lên một tiếng. Ý đầu tiên của cô: chắc bọn cướp đã nhầm cô với ai đó?  Khi được đứng dậy, nhìn thấy ba người quen bắt mình, cô tỏ ra ngạc nhiên. Cô muốn nói một điều gì đó, nhưng không được. Cổ họng cô cứ rung lên the thé như tiếng kêu của loài khỉ. Không nói được, mắt cô long lên, mở to ra như muốn hỏi: “Tại sao lại bắt tôi?”. Không có ai hiểu được lời cô. Họ cứ dí lê vào lưng, bắt cô tiến bước.

Đi đâu? Lúc đầu cô còn chưa hiểu. Nhưng rồi cô nhận ra người ta định làm gì mình. Sợ quá, cô ngất đi.

Khi cô Ba tỉnh dậy thì trời đã khuya lắm rồi. Một mình giữa cánh đồng trống cách xa làng Vũ Đại. Cô biết mình đã thực sự bị người ta ném ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn của mình. Từ đó cô Ba đi biệt tăm, chưa một lần quay lại thăm làng Vũ Đại. Có người nói, cô Ba đã nhảy xuống sông Vũ Đại tự tử, cùng với cái thai trong bụng. Có người lại nói, cô đi ngược dòng sông về phía thượng nguồn. Cô đi miết mười ngày, nửa tháng đến một bản làng hẻo lánh nào đó mới dừng chân. Sau đó một thời gian, cô lấy một người chồng dân tộc. Người chồng hết mực thương yêu cô. Đứa con riêng của cô mang cái họ Ma hay Bàn gì đó. Nó được ưu tiên ăn học và nay nghe đâu là một người cũng hàng tai mắt của một huyện vùng cao. Hôm về chịu tang, anh ta thủ hẳn một con lợn với mấy cái bong bóng trâu rượu. Những người đi cùng anh, cứ gọi anh ta là “cái đồng chí”.

                       +    +

Còn với Thị Nở?

Đúng cái hôm anh Chí “trả hận” với bà Ba, thì Thị Nở trở dạ đẻ. Sờ lên cái bụng đang thây lẩy của cháu, bà cô của thị lòng càng thêm lo lắng. Gương tày liếp. Gương tày liếp. Làng Vũ Đại trước đây cũng có người chửa hoang. Người đó đã bị làng gọt tóc, bôi vôi lên đầu, tay bị trói bằng một sợi thừng, anh mõ dong đi bêu riếu khắp ngõ thôn, chợ chiềng, trong tiếng mõ “cốc, cốc…”, chốc chốc lại vang lên. Liền đó, không chịu nổi nhục, chị ta đã tự tử. Từ đó đến bây giờ, người bà cô của Thị Nở chưa thấy ai dám chửa hoang ở làng Vũ Đại này.

 Suốt thời gian Thị Nở có mang, bà đã âm mưu giữ kín chuyện này. Bà cấm không cho Thị Nở ra ngoài nhà vào những khi còn mặt trời và những đêm trăng suông. Suốt ngày bà nhốt thị ở trong nhà. Thị chỉ được ra ngoài làm việc, đi lại vào những lúc trời đã tối hẳn.

Đối với Thị Nở, thực hiện yêu cầu này không mấy khó chịu. Từ tờ mờ sáng, thị đi kín nước dưới sông, vào bếp nấu ăn. Ăn xong, vào buồng thị đánh một giấc dài từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối. Thời gian đầu chưa quen, bà cô của thị phải khóa trái cửa lại, kẻo không, bất ngờ thị đi ra. Nhưng chỉ vài hôm thị đã quen. Thường bảy giờ tối thị mới uể oải thức dậy. Đi nấu cơm tối, ăn cơm và sau đó giúp bà bán hàng. Thị chưa hề có ý thức rằng, cái khối nằng nặng trong bụng thị, đấy là cái khối tình từ bụi chuối mà ra. Thị mang cái bụng mà không hiểu vì sao thị lại mang thế? Không thiêng liêng, không hy vọng, không ước muốn. Suốt thời gian thị có nghén, thị luôn thèm ăn một bữa ổi xanh, hoặc chuối xanh cho đã bữa. Nhưng nhiều lúc thị cũng thấy khó chịu. Chính nó làm thị thấy nôn nao. Đôi chân sưng húp lên, nặng nề. Đôi khi thị cũng sợ – với nỗi sợ không rõ ràng- “hay là mình có bệnh gì?”. Thị đã nói với bà cô chuyện đó. Bà cô chỉ ậm ờ nói cho thị biết rằng, thị có bệnh, cái bệnh báng. Muốn cho chóng khỏi phải bớt đi lại, phải nghỉ ngơi, phải tĩnh dưỡng”. Nhưng càng tĩnh dưỡng thì cái gì trong bụng thị lại quấy phá dữ hơn. Tệ nhất, nó không những không xẹp xuống mà cứ to dần ra. Có một lần lo chết, thị đã khóc và đặt câu hỏi với bà: “Tại sao lại như vậy?”. Bà cô giải thích cho thị bớt lo rằng, nó là cái u, cái nhọt, có lúc phát, có lúc đau rồi mới có lúc vỡ.

Sợ tai tiếng với làng Vũ Đại, bà của thị đã tính kỹ chuyện này. Nhà bà neo người, cái con Thị Nở lại dở hơi, có một đứa cháu tử tế cho nối dõi tông đường thì còn gì bằng. Điều bà yên tâm nhất là cho đến tận lúc này, Thị Nở vẫn chưa biết rằng nó đang mang trong bụng một con người.

Sau khi sờ tay lên bụng cháu, bà bấm đốt ngón tay tính lại: “Kể từ hôm mình đi vắng đến nay đã chín tháng rồi. Nó kêu đau mạnh, chắc nó trở dạ đẻ”.

Sau khi sờ tay lên bụng thị, lắng nghe đứa bé cử động, bà Thị Nở đưa tay lên sờ vào ngực thị. Hai bầu vú tròn căng, mọng sữa. “Đúng rồi” – bà hốt hoảng. Để chắc chắn hơn, bà thọc tay xuống đũng quần thị. Lặng đi một chút. Bà kêu lên: “Trời ơi! Nó đẻ thật rồi!”. Bà bảo thị âu yếm:

– Này con, giờ ung nhọt trong bụng con đã đến ngày vỡ. Không thể vỡ trong nhà ta được. Con ra ngoài mà vỡ. Con đi ngay đi.

Nghe ung nhọt đến ngày vỡ, thị mừng lắm! Cơn đau của thị dịu lại ngay. Thị đi ngay. Nhưng người bà cô của thị gọi lại và dặn thêm:

– Thị Nở. Con ra lò gạch, cái lò gạch ấy.

Thị Nở chỉnh lại bước chân, nhằm hướng lò gạch đi tới.

Đêm tháng Tám trời rực sáng. Thị Nở bước đi trong gió lộng ngút ngàn, trong chan hòa ánh trăng và lung linh những vì sao.

 Lò gạch đây rồi! Một cái lò gạch qua thời gian, gió mưa đã làm mất toàn bộ phần xây cao trên mặt đất. Nó chỉ còn phần móng và bọng lò sâu xuống mặt đất. Không có gì phải nghĩ ngợi, thị hăm hở bước vào.

Và, chỉ nửa giờ sau, trong cái lò gạch bỏ hoang giữa đồng, Thị Nở đã thực hiện xong cái nhiệm vụ vĩ đại: sinh tồn của loài người.

                         +     +

Sau khi trục xuất cô Ba, làng Vũ Đại trở về không khí yên bình hơn. Quán bà cô Thị Nở cũng bán chạy hàng hơn, được giá hơn. Nhờ thế, cuộc sống của ba bà cháu có phần dễ chịu.

Nhưng dễ chịu nhất đối với bà cô của Thị Nở là, từ khi Thị Nở sinh đến nay, làng Vũ Đại chưa có ai đến hạch sách, doạ nạt gì. “Đã quá cữ thằng bé lâu rồi, ít đâu! Đổi đời rồi, chứ còn gì?”.

Nuôi thằng bé trong nhà, ngày mỗi ngày Thị Nở càng rõ hơn cái “ngòi độc” ấy đích thực là con của thị. Thị đã mang nặng, đã đứt ruột đẻ ra nó. Ngay từ dòng sữa đầu tiên chảy vào miệng thằng bé đã thực sự đem cho thị nguồn cảm xúc mới. Dấu hiệu là thị đã biết đùa, biết dùng cái đầu vú căng sữa của mình trêu trêu cái miệng lúc nào cũng tóp tép đòi ăn của thằng bé. Điều kỳ lạ, sau khi đẻ và nuôi thằng bé, tâm trí của thị đã đổi thay rõ rệt. Nhiều chuyện của quá khứ thị cứ kể vanh vách cho đứa con của thị nghe. Thị khoe cả với bà: “Lâu lắm rồi, có lần thị đi kín nước đã gặp một người đàn ông tóc dầy, cứng như rễ tre, mắt sâu, trên má có một vết sẹo còn đỏ hỏn đã rủ rê thị đến một khóm chuối dưới ánh trăng”. Theo thị, kẻ đó giống anh Chí.

“Lạy trời! Nếu đúng là anh Chí thì phúc bảy mươi đời nhà bà. Thằng bé  sẽ có chỗ dựa. Anh Chí chứ có phải thường dân đâu”. Những khi nào cảm xúc hạnh phúc từ đứa bé dâng lên ngột ngạt trong lòng bà, bà lại thắp hương lạy thế.

Lạy thế, nhưng bà chưa dám tin hẳn. Giá như anh Chí vẫn như anh Chí ngày xưa, nghĩa là một anh Chí dám tay mình cầm mảnh chai rạch vào mặt mình để ăn vạ Bá Kiến, ăn vạ làng Vũ Đại, thì bà đã tin. Đằng này, anh Chí bây giờ là một người đáng tin cậy trong làng Vũ Đại. Bởi thế, bà và Thị Nở chỉ bán tín, bán nghi. Nhưng làng Vũ Đại chỉ có riêng bà cháu thị thì chắc bà đã không dám liều lĩnh. Dân Vũ Đại ra quán bà uống nước, hút thuốc, ngắm thằng bé không mấy ai không bảo là thằng bé giống đúc anh Chí.

Một người thế, hai người thế đã dần dần làm xao xuyến lòng bà cháu Thị Nở. Phải nhận bố cho thằng bé thôi. Thôi thì cũng liều. Với lại, nó giống anh Chí như lột. Người có tâm, nhìn thấy con mình, ai nỡ lòng nào không nhận.

Thế là, một buổi sáng, Thị Nở quần thâm, áo cánh trắng, tóc búi gọn cùng với người bà bế thằng bé lên trụ sở xã.

Nhà Bá Kiến bây giờ người vào, người ra tấp nập. Sau một lúc chen lấn, bà cô Thị Nở cũng vào được trong nhà. Bà thấy có một ai đó đang khom lưng bên bàn làm việc nghe anh Chí chửi. Chửi vì lý do gì bà không biết. Bà chỉ mong anh Chí gọi đến bà. Bà đợi.

Lẽ ra bà cháu Thị Nở phải có đơn thỉnh cầu gửi lên bàn làm việc. Nhưng bà cháu thị vốn không biết chữ. Với lại, từ thời Tây đến nay chưa một lần lên quan nên bà không biết cái thủ tục đó. Nhưng trông thấy con nhỏ, anh thư ký đã ưu tiên gọi thị:

– Thị Nở.

– Dạ.

– Đến có việc gì?

– Dạ, để trình báo.

– Làm giấy khai sinh phải không?

– Không.

– Chị đến có việc gì?

– Bố… kiếm bố.

 Nói rồi, một tay Thị Nở chỉ về phía anh Chí. Và trong cổ họng thị lúc đó lục bục những âm thanh gì nghe không rõ. Kể cả những người ngồi xung quanh bàn làm việc cũng không rõ thị nói cái chữ gì.

Lúc này anh Chí đang say sưa rít điếu thuốc lào. Thấy Thị Nở chỉ vào mình, anh Chí đứng lên ngay, một ngón tay anh Chí chỉ thẳng lại.

– Cần gì?

– Cần bố. – Thị Nở thưa.

– Cần bố, tìm bố. Đến đây phá gì?

Anh Chí mới quát lên thế mà cái dở hơi của Thị Nở lại ùn ùn kéo về  óc thị. Thị ú ớ:

– Anh Chí… Bụi chuối… Con…

Những người đến yết kiến uỷ ban chẳng rõ đầu cua tai nheo thế nào, cười ầm cả lên. Thấy vậy, anh Chí tức khí quát lên:

– Cái gì? Bụi chuối cái gì? Đ. mẹ cái con dở hơi. Đuổi nó ra.

 Ba, bốn người dân quân đã chạy ra làm nhiệm vụ ngay. Bà cháu Thị Nở bị kéo sệch ra phía đầu cổng.

… Dân Vũ Đại thấy ba bà cháu nhà Thị Nở mất tăm từ dạo đó. Có người nói, một ông lái đò nào đã đưa ba bà cháu nhà Thị Nở xuôi dòng sông  dạt vào xứ trong.

Ba bà cháu đã an cư tại một thị trấn ven biển. Bà cô Thị Nở lại tiếp tục mở quán bán hàng, tần tảo kiếm sống qua ngày. Thằng cháu của bà qua thời gian cứ lớn dần lên. Nghe đâu hắn tham gia kháng chiến chín năm từ khi mới mươi tuổi. Hòa bình lập lại, hắn trở thành cán bộ của xứ đó. Nghe đâu mấy lần định đưa hắn lên làm chủ tịch, nhưng chỉ tại cái thân hình di dạng của Thị Nở di truyền lại, nên đã không lên được. Cũng nghe đâu, hắn là tay đấu đá có hạng. Hôm về chịu tang bố, cái miệng méo của hắn ta cứ nghiến răng kèn kẹt. Cứ xem xét sắc mặt của hắn  thì tình hình xứ đó vẫn chưa được ổn định lắm.

Hai thiên tình sử của anh Chí là thế. Chẳng rõ các bạn có tin không? Riêng tôi thì tôi tin lắm. Không thế, sao ông Chí phải ba lần chết đi, sống lại, rồi mới chết hẳn. Nếu không dân Vũ Đại bàn tán mà làm gì, ồn ào mà làm gì?

18-11-1988

* Truyện đăng trên trang nhất Báo Văn Nghệ số 41, ngày 12-10-1991.

https://badamxoevietnam2.wordpress.com/2012/03/17/truyen-ngan-pham-thanh-viet-them-tinh-su-chi-pheo/


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Viết thêm tình sử Chí Phèo - Phạm Thành

Không có gì phải nghĩ ngợi, thị hăm hở bước vào. Và chỉ nửa giờ sau, trong cái lò gạch bỏ hoang giữa đồng, Thị Nở đã thực hiện xong nhiệm vụ vĩ đại: sinh tồn của loài người

Không có gì phải nghĩ ngợi, thị hăm hở bước vào. Và chỉ nửa giờ sau, trong cái lò gạch bỏ hoang giữa đồng, Thị Nở đã thực hiện xong nhiệm vụ vĩ đại: sinh tồn của loài người

Trước khi chết hẳn, ông Chí đã ba lần chết thử. Kèn, trống làng Vũ Đại ba lần kêu lên báo tin buồn. Thực thì, tim ông đã ngừng đập, mũi ông đã ngừng thở. Chiếc lông gà có những sợi lông mao bé tí không còn lay lay trước cánh mũi của ông. Chỉ có mắt ông là chưa kịp khép lại. Con cháu ông, con cháu làng Vũ Đại đã kịp gào lên những lời ngậm ngùi, thương tiếc. Nhưng rồi, cả ba lần đều mới chỉ đau thương hụt. Ba lần, kèn, trống phải đột ngột dừng lại, tiếng khóc thôi nấc lên, chiếc lông gà lại lay lay trước cánh mũi của ông. Ông lại thở, nhè nhẹ, rồi đều dần, đều dần lên. Hình như ông đang đợi một cái gì đó, một điều gì đó đến đón ông đi. Thằng trưởng nhà ông làm giám đốc một xí nghiệp trên Hà Nội, điện báo ba ngày rồi, vẫn chưa thấy về. Ông chết thử tới ba lần, ông sống lại tới ba lần, chắc hẳn ông đợi kỳ được thằng trưởng về để trối trăng một điều hệ trọng nào đó? Dù thằng trưởng có về kịp hay không, thì ông hẳn là một người khó chết. Ông ơi! Ông cũng đã ngoài bảy mươi rồi!!!

Lần thứ tư, giữa lúc ông đang bất động, mắt mở to nhìn đăm đắm lên trần nhà, thì tiếng còi ô tô ở đầu làng Vũ Đại vang lên inh ỏi. Không phải một chiếc xe như mọi lần, mà là ba chiếc xe con nối đuôi nhau xồng xộc lao về . Bụi đất tung lên mù mịt, trùm ngột ngạt lên đám trẻ con làng Vũ Đại đang cố sức chạy theo. Khi tắt máy, ba người ngồi trên ba ghế thủ trưởng vội mở cửa xe, bước ra. Không thể nói là họ giống nhau hoàn toàn. Một người lùn tịt đến là dị dạng, cao ước độ một mét bốn lăm hay bốn sáu là cùng. Tay và chân anh ta ngắn cũn cỡn, lại bị bộ quần áo vừa rộng, vừa dài mắc vào, trông như bốn chiếc chày giã cua gắn giả tạo vào đôi mông và đôi bả vai. Một thủ trưởng khác, có thân hình trái ngược hẳn với người kia: cao, to bộ quần áo bó khít vào thân hình, trông đến là lực lưỡng. Còn một người là con trưởng của ông Chí, làng Vũ Đại đều biết cả rồi.Cả ba đều có khuôn mặt chữ điền, nước da đen xạm, đôi con mắt sâu, lông mày rậm, và đều có cái miệng như miệng cá Ngão nằm nghiêng, có con mắt đảo lên, đảo xuống láo liêng. Người lùn tịt dẫn đầu; thứ hai đến người cao to; con trưởng tay Chí đi thứ ba và sau họ là cán bộ ba cơ quan của ba ông đi vào. Con cháu làng Vũ Đại tự động dẹp lối cho họ đi. Khi ba người đến sát giường ông Chí, lặng lẽ quỳ xuống và cất lên tiếng gọi não nề “bố ơi!”, thì ông Chí mới trút hơi thở cuối cùng và mắt ông mới từ từ khép lại.

 Đám tang của ông Chí được tổ chức linh đình chưa từng thấy ở làng Vũ Đại này. Ba chiếc xe con đã tháp tùng ông Chí đến tận huyệt. Và khi hạ huyệt, ba chiếc xe con đã toe toe lên một hồi dài vĩnh biệt. Dân Vũ Đại đi tiễn ông và chôn ông cũng đông. Và trên mộ người chết ở làng Vũ Địa lần đầu tiên có mấy vòng hoa. Chính những vòng hoa này làm lóa mắt dân Vũ Đại.

Người ta cứ nói quá lên: “Đám tang của ông là đám tang của người anh hùng, người có công lao lớn với làng Vũ Đại hiện đại.

Sau khi chôn ông Chí, hai chiếc xe con chở người lùn tịt và người cao to vạm vỡ vội vã phóng đi ngay. Và thế là dân Vũ Đại cứ rộ lên nhiều câu chuyện về quá khứ của anh Chí. Nào là chuyện anh Chí đánh đổ Bá Kiến, Lý Cường ra sao? Anh Chí lên mặt như thế nào? Và đặc biệt, chuyện được kể nhiều nhất, ly kỳ nhất là chuyện về các mối tình của anh Chí. Tôi xin chép ra đây Hai thiên tình sử của anh – thiên tình sử với Thị Nở và thiên tình sử với bà Ba Bá Kiến

++

Khi có chính quyền, làng Vũ Đại mang thêm một tên nữa: xã Vũ Đại. Anh Chí là một người được tin cậy.

Bà Ba Bá Kiến, sau những ngày đấu tố thì được tự do. Suy cho cùng, bà Ba cũng chỉ là phận tôi đòi, chỉ hơn con ăn, cái ở trong nhà Bá Kiến một chút. Ngoài phép tắc phong kiến nhuốm màu sắc thực dân của Bá Kiến, bà Ba còn phải chịu đựng thêm hai tầng áp bức của bà Cả, bà Hai. Sau những ngày trút hận căm thù, hai bà phải rời quê đi lang thang cầu thực. Riêng bà Ba được chính quyền chia cho một gian nhà bếp trong tòa ngang, dãy dọc của nhà Bá Kiến.

Bấy giờ, nhà chính của Bá Kiến trở thành trụ sở của chính quyền. Anh Chí được giao việc gì đó, và vì là kẻ vô gia cư, anh ở luôn đó.

Trong thời gian vừa ở, vừa làm việc, anh Chí thường xuyên có một cái nùn rơm giữ lửa. Thường vào chập tối, bà Ba lên thổi lửa vào nùn rơm của tay Chí. Kể từ hôm bị bà Ba làm nhục, anh Chí thề không thèm nhìn mặt bà Ba nữa. Nay, bỗng nhiên anh Chí và bà Ba lại cùng ở trong dinh thự nhà Bá Kiến. Ngọn lửa hận thù được thắp lên chính từ bà Ba. Thường vào chập tối, đi làm về, bà Ba lại tìm đến nùn rơm của anh Chí để lấy lửa. Để có ngọn lửa châm vào đèn hoa kỳ bà phải chụm môi lại, hoặc xòe miệng ra để thổi. Ngọn lửa rơm âm ỉ cứ hồng dần lên. Lửa từ nùn rơm hồng tới đâu, má của bà Ba cũng hồng đến đó. Không thể không quan sát. Lúc đầu, tay Chí ra tuồng không để ý. Nhưng lửa cứ hồng dần lên mãi, môi thị đỏ tươi lên, mắt thị long lanh lên, cứ như trêu ngươi anh Chí. Tức quá! Ba bốn lần nhìn bà Ba như vậy, mắt anh Chí cũng rực lên.

Thị Ba đã nhiều lần thấy mắt tay Chí rực lên. Chưa qua những ngày tang chồng, mắt thị vẫn trào lên khao khát. Với thị, anh Chí vẫn là quả chín đầu mùa, chú trâu mộng, măng tơ đầy khí lực. Thực bụng thị thì thị mong lắm! Nhưng ve vãn anh Chí như thời trước thì thị không dám. “Mình với anh Chí bây giờ còn đối lập với nhau nữa” Bởi thế, tỏ tình với anh Chí, thị chỉ dám  mỉm cười nho nhỏ khi chân bước qua Chí thật nhanh; chỉ dám nhìn Chí rụt rè, e lệ. Cái chất đoan trang, hèn kém do thực dân, phong kiến tạo nên vẫn còn đầy ứ trong người thị. Nhưng khao khát của bà là khao khát đích thực. Một ngày, hai ngày, ba ngày qua dần. Nhìn cử chỉ lúng túng của anh Chí, đôi mắt nảy lửa của anh Chí, thị hằng ủ niềm hy vọng. Thị biết đâu rằng, chính tình cảm và niềm hy vọng ngày một dâng lên trong lòng thị đã gieo vào tâm trí Chí niềm hận thù quá khứ cay đắng khôn nguôi. Chính thị là nguyên nhân của tội ác. Đối với anh Chí, nụ cười của thị chỉ là sự dè bỉu  mà thời gian chưa đủ để xóa nhòa quá khứ nô lệ của anh.

“Ra thế, cái thói khinh đời, coi người như rẻ rách vẫn còn in sâu trong tim, óc của chúng. Để rồi cho nó biết tay. Ngày xưa ả làm nhục mình bằng gì nhỉ? A, ả muốn mình trâu cày, ngựa cưỡi trên thể xác ả. Ôi chao, đến phát điên lên được! Một con lợn nằm chình ình trên giường. Nắn chỗ này, bóp chỗ kia, chỗ nào cũng thịt là thịt. Cái bắp đùi của thị mới trắng làm sao! Cái bộ ngực của thị mới oai vệ làm sao! Một thân thể đầy thịt và trắng hồng! Mụ ta làm nhục mình? Đúng, mụ ta làm nhục mình? Không thế, sao mình thấy ngột ngạt, bứt rứt thế? Ta đã cố quên, sao nó cứ cố tình khơi ra? Này, cái con bà Ba, gieo gió thì rồi nhận được bão đấy!”.

Một đêm gió mát, trời đầy trăng sao. Anh Chí ngồi một mình đang trầm tư suy nghĩ về mối hận thù. Bỗng, gió từ bốn phía ào tới, trời bỗng tối sầm lại. Ngọn đèn dầu trong nhà thị Ba bỗng tắt phụt. Thị Ba cầm đèn mò lên phòng anh Chí xin lửa. Gió mạnh đủ làm ngọn lửa hồng từ nùn rơm cháy lên. Nhưng theo thói quen, thị vẫn phồng mồm lên thổi. Gió trời và gió mồm góp lại làm lửa từ nùn rơm hồng lên thành ngọn. Nhưng cứ mỗi lần Thị Ba đứng dậy, mặc dù đã dùng bàn tay che cổ đèn, nhưng ngọn đèn vẫn cứ tắt. Thị lúng túng. Anh Chí nhìn mãi cảnh tượng đó, bực mình, quát lên:

– Đem nùn rơm về nhà.

Thị sững người lại, đưa nhanh mắt nhìn Chí, đưa nhanh tay xuống cầm nùn rơm.

– Anh Chí, xuống cầm giúp em về. – Thị nói mà không đợi anh Chí trả lời. Sau này, thị không thể nào hiểu nổi tại sao thị lại ngu thế?

Thị vừa bước chân vào phòng mình, chưa kịp khép cửa chống gió, thì anh Chí cũng đã bước chân vào theo.

– Không cần thắp đèn. – Chí nói như ra lệnh.

Nghe tay Chí nói thế, hình như chẳng có sự bất ngờ nào, bà Ba quay người lại, ngước cặp mắt long lanh ngấn lệ, nhìn anh Chí, giọng nũng nịu:

– Không, em thích sáng cơ.

– Cô Ba còn nhớ, cô tệ thế nào không?

Thực tình bà Ba chẳng hiểu tay Chí định ám chỉ gì, run run:

– Tệ nào? – Cô Ba thảng thốt.

– Tệ. Cô kêu đau đầu, đau bụng ấy…

– A! – Bà Ba kêu lên sung sướng – Nhớ rồi. Em nhớ rồi.

– Cởi quần ra.- Anh Chí ra lệnh.

Cô Ba đưa tay sờ vào cạp quần. Một chút lưỡng lự. Nhìn màn đêm qua cửa sổ tối om, cô Ba yên tâm.

– Cởi ra – Anh Chí giục.

– Có phải cởi áo ra không ạ? – Cô Ba nói, vừa nghiêng bộ ngực của mình về phía anh Chí. Một tay thị đưa lên sờ vào khuy áo ngực.

– Không cần – Tay Chí bực mình. Và lập tức anh Chí đưa một bàn tay thô tháp đầy lông lên ngực thị, ấn mạnh. Thị ngã ngửa người xuống giường. Tay Chí cũng ngã người theo…

Khi anh Chí cầm nùn rơm trở ra, thì ngọn đèn trong phòng thị Ba vẫn chưa được thắp lên. Sau cơn mưa không thành, trời đầy mây đen nặng trĩu. Chân trời phía Tây chỉ rơi rớt vài ngôi sao mờ. Có lẽ đêm đã về sáng. Anh Chí ngáp một cái thật dài, rồi thong thả đi về phòng mình, trong tâm trạng vừa hả hê, vừa bâng khuâng, vừa mệt mỏi. Có cái gì rỗng không trong lòng Chí. Tự nhiên Chí chợt nhận ra cảm giác tương tự này. Nó ở đâu đó và có lẽ cũng đã lâu, trong đời anh cũng có một lần anh được mệt mỏi, thỏa thuê như thế này. Nhưng nó nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn. Cảm giác được giải phóng tự nhiên, chủ động hơn. Và cái đêm hôm đó, sao trăng sao sáng thế! Nước từ con sông Vũ Đại cứ tuần tự vỗ vào mạn bờ lép xép, ì ọp. Hình như nó cũng reo vui, cổ vũ cho hành động của anh. Cái lần này, có lẽ cũng gần được như vậy. Nhưng hôm nay, trời là trời giông bão, tối om. Nó làm cho tâm hồn Chí trống rỗng, cô đơn! Có cái gì đó khác với cảm giác ngày trước mà anh được được tận hưởng.

Đêm về sáng, tiết cuối thu trời lạnh mà sao anh Chí vẫn thấy cơ thể  nóng ran. Mặt đất đón hụt mưa chừng như bứt rứt…

Thị Ba, sau cái đêm thần tiên đó, những nỗi lo canh cánh trong lòng như được trút vợi đi. Từ khi thị biết đàn ông đến nay, chưa có lần nào thị được mãn nguyện thế. Anh Chí quả là một người đàn ông thực sự. Trong tình cảm của thị, chưa có một người đàn ông nào đẹp hơn anh Chí. Thay vì cái đầu hói lông lốc của Bá Kiến mà trước đây thị phải buộc lòng vuốt ve, chiều chuộng, là một cái đầu có mái tóc dày, đen nhánh, cứng như rễ tre. Ôi chao, chỉ cần xòe năm ngón tay lùa dưới làn tóc ấy cũng đã đủ ngây ngất lắm rồi! Nhưng anh Chí đâu chỉ có thế, cái cơ thể rắn chắc, tầm đại của anh mới đáng giá. Anh chạm tới đâu, chỗ đó phải cương lên phòng thủ. Còn cái sinh lực tiềm tàng bên trong  lại càng đáng giá hơn. Có lẽ, đám đàn ông làng Vũ Đại này không dám sánh với anh Chí. Đàn bà đọ sức với anh, may ra chỉ có mình là chịu được. Thích thật, mong sao cho ngày mai….

Quả là tay Chí của chúng ta đã gieo vào sâu thẳm lòng cô Ba những ấn tượng mạnh, mà đời người con gái cô Ba chưa một lần biết tới. Như kẻ ăn dở vớ được của chua, cô Ba muốn một mình tận hưởng. Ngay cái đêm hôm đó,  sau khi anh Chí ra khỏi nhà, trong giấc ngủ dịu dàng, thị lại mong anh Chí tới.

Nhưng sau lần ấy, đáp lại sự nhung nhớ, mong mỏi của thị là sự im lặng kéo dài của anh Chí. Thị không hiểu được vì sao anh Chí bỗng dưng có thái độ đó. Những lúc đến lấy lửa từ nùn rơm, thị đã cố quan sát thật kỹ. Nhưng tuyệt nhiên thị không nhận thấy một dấu hiệu thay đổi nào. Mắt Chí vẫn đỏ ngầu và vết sẹo đỏ hỏn trên má vẫn thỉnh thoảng lại bất ngờ co giật. “Vẫn như ngày nào”- Thị kết luận – thị quyết tâm hành động. Hôm thì chập tối thị kêu đau đầu, hôm thì nửa đêm thị kêu đau lưng.

Nhà Bá Kiến chỉ có hai người, chẳng lẽ không giúp đỡ nhau? Đối với tay Chí, sự thật còn cao hơn cả giúp đỡ. Cứ mỗi lần thị kêu đau đầu, nhức bụng, anh Chí lại được dịp để trả cái hận nhục nhã từ xưa. Thú vị lắm! Hai thể xác chung đụng, mỗi người theo đuổi một mục đích riêng. Có điều thị Ba chẳng thấy mình bị nhục nhã, ê chề, thị còn mong nữa là khác. Còn anh Chí, sau nhiều lần trả thù như vậy, trong giờ làm việc, người dân thường thấy anh hay ngáp vặt.

Dân Vũ Đại, sau thời gian ngưỡng mộ cái oai hùng của anh Chí, người ta tạm dừng lại một chút để nhận dạng lại anh, thử xem anh đã thay đổi những gì?

Khi người ta dừng lại một chút để quan sát về anh Chí, thì anh Chí  nhận ra ngay họ đang xì xào, bàn tán về mình. Một số người  có ý kiến muốn xem xét lại bản chất cách mạng của anh, tính không triệt để của anh. Nhìn cô Ba Bá Kiến, dân Vũ Đại nghi ngờ: hình như cô ta đang có nghén? Ai là thủ phạm? Trong chính quyền đã có người gặp anh Chí để dò la chuyện này. Không một ai dò được một tí ti tình cảm trìu mến nào của anh Chí với cô Ba. Người ta vẫn thấy hận thù của anh Chí ngùn ngụt. Nhưng không phải anh Chí thì ai đã “ăn nằm” với cô Ba? Dư luận dân làng Vũ Đại cứ rộ lên, hướng mũi dùi về phía anh Chí. ” Hừ!” – Anh Chí rủa thầm trong bụng: “Chúng mày cậy có chữ hử? Dăm ba chữ ở cái làng quê ăn nhằm gì? Này, có ai đến làng Vũ Đại cũng đến như tay Chí là cùng. Đừng có trông cái bề ngoài mà thưa thớt cái lòng ruột”.

– Nhưng phải bầy cái lòng ruột của anh ra trước bàn dân thiên hạ chứ?- Có người bảo anh Chí vậy.

– Tất nhiên. Tất nhiên – Anh Chí trả lời và trán anh cau lại. Bất ngờ, cái vết sẹo còn đỏ hỏn trên má anh Chí giật giật lên.

Khi người ta tuyên bố trục xuất Thị Ba thì dân Vũ Đại có nhiều người vỗ tay hoan hô. Bản án được thi hành ngay.

Lúc đó cô Ba Bá Kiến đang đánh luống khoai trên ruộng nhà mình ở ngoài đồng. Thời tiết sắp qua thu se lạnh. Nghĩ đến anh Chí lòng cô thắp lên niềm tin mới: “Anh Chí biết mình có chửa chưa? Bao giờ thì anh Chí cưới mình?”

Một làn gió bấc thổi mạnh, làm tung cái nón đang đội trên đầu cô. Cô chống cuốc vào luống khoai, đứng thẳng người lên, bước qua luống khoai đi nhặt nón. Bỗng nhiên có ba người sầm sầm đi về phía cô, rồi một người sấn sổ dùng tay bóp mạnh vào cổ, đầu gối ai đó đè mạnh trên lưng cô. Cô không kịp kêu lên một tiếng. Ý đầu tiên của cô: chắc bọn cướp đã nhầm cô với ai đó?  Khi được đứng dậy, nhìn thấy ba người quen bắt mình, cô tỏ ra ngạc nhiên. Cô muốn nói một điều gì đó, nhưng không được. Cổ họng cô cứ rung lên the thé như tiếng kêu của loài khỉ. Không nói được, mắt cô long lên, mở to ra như muốn hỏi: “Tại sao lại bắt tôi?”. Không có ai hiểu được lời cô. Họ cứ dí lê vào lưng, bắt cô tiến bước.

Đi đâu? Lúc đầu cô còn chưa hiểu. Nhưng rồi cô nhận ra người ta định làm gì mình. Sợ quá, cô ngất đi.

Khi cô Ba tỉnh dậy thì trời đã khuya lắm rồi. Một mình giữa cánh đồng trống cách xa làng Vũ Đại. Cô biết mình đã thực sự bị người ta ném ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn của mình. Từ đó cô Ba đi biệt tăm, chưa một lần quay lại thăm làng Vũ Đại. Có người nói, cô Ba đã nhảy xuống sông Vũ Đại tự tử, cùng với cái thai trong bụng. Có người lại nói, cô đi ngược dòng sông về phía thượng nguồn. Cô đi miết mười ngày, nửa tháng đến một bản làng hẻo lánh nào đó mới dừng chân. Sau đó một thời gian, cô lấy một người chồng dân tộc. Người chồng hết mực thương yêu cô. Đứa con riêng của cô mang cái họ Ma hay Bàn gì đó. Nó được ưu tiên ăn học và nay nghe đâu là một người cũng hàng tai mắt của một huyện vùng cao. Hôm về chịu tang, anh ta thủ hẳn một con lợn với mấy cái bong bóng trâu rượu. Những người đi cùng anh, cứ gọi anh ta là “cái đồng chí”.

                       +    +

Còn với Thị Nở?

Đúng cái hôm anh Chí “trả hận” với bà Ba, thì Thị Nở trở dạ đẻ. Sờ lên cái bụng đang thây lẩy của cháu, bà cô của thị lòng càng thêm lo lắng. Gương tày liếp. Gương tày liếp. Làng Vũ Đại trước đây cũng có người chửa hoang. Người đó đã bị làng gọt tóc, bôi vôi lên đầu, tay bị trói bằng một sợi thừng, anh mõ dong đi bêu riếu khắp ngõ thôn, chợ chiềng, trong tiếng mõ “cốc, cốc…”, chốc chốc lại vang lên. Liền đó, không chịu nổi nhục, chị ta đã tự tử. Từ đó đến bây giờ, người bà cô của Thị Nở chưa thấy ai dám chửa hoang ở làng Vũ Đại này.

 Suốt thời gian Thị Nở có mang, bà đã âm mưu giữ kín chuyện này. Bà cấm không cho Thị Nở ra ngoài nhà vào những khi còn mặt trời và những đêm trăng suông. Suốt ngày bà nhốt thị ở trong nhà. Thị chỉ được ra ngoài làm việc, đi lại vào những lúc trời đã tối hẳn.

Đối với Thị Nở, thực hiện yêu cầu này không mấy khó chịu. Từ tờ mờ sáng, thị đi kín nước dưới sông, vào bếp nấu ăn. Ăn xong, vào buồng thị đánh một giấc dài từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối. Thời gian đầu chưa quen, bà cô của thị phải khóa trái cửa lại, kẻo không, bất ngờ thị đi ra. Nhưng chỉ vài hôm thị đã quen. Thường bảy giờ tối thị mới uể oải thức dậy. Đi nấu cơm tối, ăn cơm và sau đó giúp bà bán hàng. Thị chưa hề có ý thức rằng, cái khối nằng nặng trong bụng thị, đấy là cái khối tình từ bụi chuối mà ra. Thị mang cái bụng mà không hiểu vì sao thị lại mang thế? Không thiêng liêng, không hy vọng, không ước muốn. Suốt thời gian thị có nghén, thị luôn thèm ăn một bữa ổi xanh, hoặc chuối xanh cho đã bữa. Nhưng nhiều lúc thị cũng thấy khó chịu. Chính nó làm thị thấy nôn nao. Đôi chân sưng húp lên, nặng nề. Đôi khi thị cũng sợ – với nỗi sợ không rõ ràng- “hay là mình có bệnh gì?”. Thị đã nói với bà cô chuyện đó. Bà cô chỉ ậm ờ nói cho thị biết rằng, thị có bệnh, cái bệnh báng. Muốn cho chóng khỏi phải bớt đi lại, phải nghỉ ngơi, phải tĩnh dưỡng”. Nhưng càng tĩnh dưỡng thì cái gì trong bụng thị lại quấy phá dữ hơn. Tệ nhất, nó không những không xẹp xuống mà cứ to dần ra. Có một lần lo chết, thị đã khóc và đặt câu hỏi với bà: “Tại sao lại như vậy?”. Bà cô giải thích cho thị bớt lo rằng, nó là cái u, cái nhọt, có lúc phát, có lúc đau rồi mới có lúc vỡ.

Sợ tai tiếng với làng Vũ Đại, bà của thị đã tính kỹ chuyện này. Nhà bà neo người, cái con Thị Nở lại dở hơi, có một đứa cháu tử tế cho nối dõi tông đường thì còn gì bằng. Điều bà yên tâm nhất là cho đến tận lúc này, Thị Nở vẫn chưa biết rằng nó đang mang trong bụng một con người.

Sau khi sờ tay lên bụng cháu, bà bấm đốt ngón tay tính lại: “Kể từ hôm mình đi vắng đến nay đã chín tháng rồi. Nó kêu đau mạnh, chắc nó trở dạ đẻ”.

Sau khi sờ tay lên bụng thị, lắng nghe đứa bé cử động, bà Thị Nở đưa tay lên sờ vào ngực thị. Hai bầu vú tròn căng, mọng sữa. “Đúng rồi” – bà hốt hoảng. Để chắc chắn hơn, bà thọc tay xuống đũng quần thị. Lặng đi một chút. Bà kêu lên: “Trời ơi! Nó đẻ thật rồi!”. Bà bảo thị âu yếm:

– Này con, giờ ung nhọt trong bụng con đã đến ngày vỡ. Không thể vỡ trong nhà ta được. Con ra ngoài mà vỡ. Con đi ngay đi.

Nghe ung nhọt đến ngày vỡ, thị mừng lắm! Cơn đau của thị dịu lại ngay. Thị đi ngay. Nhưng người bà cô của thị gọi lại và dặn thêm:

– Thị Nở. Con ra lò gạch, cái lò gạch ấy.

Thị Nở chỉnh lại bước chân, nhằm hướng lò gạch đi tới.

Đêm tháng Tám trời rực sáng. Thị Nở bước đi trong gió lộng ngút ngàn, trong chan hòa ánh trăng và lung linh những vì sao.

 Lò gạch đây rồi! Một cái lò gạch qua thời gian, gió mưa đã làm mất toàn bộ phần xây cao trên mặt đất. Nó chỉ còn phần móng và bọng lò sâu xuống mặt đất. Không có gì phải nghĩ ngợi, thị hăm hở bước vào.

Và, chỉ nửa giờ sau, trong cái lò gạch bỏ hoang giữa đồng, Thị Nở đã thực hiện xong cái nhiệm vụ vĩ đại: sinh tồn của loài người.

                         +     +

Sau khi trục xuất cô Ba, làng Vũ Đại trở về không khí yên bình hơn. Quán bà cô Thị Nở cũng bán chạy hàng hơn, được giá hơn. Nhờ thế, cuộc sống của ba bà cháu có phần dễ chịu.

Nhưng dễ chịu nhất đối với bà cô của Thị Nở là, từ khi Thị Nở sinh đến nay, làng Vũ Đại chưa có ai đến hạch sách, doạ nạt gì. “Đã quá cữ thằng bé lâu rồi, ít đâu! Đổi đời rồi, chứ còn gì?”.

Nuôi thằng bé trong nhà, ngày mỗi ngày Thị Nở càng rõ hơn cái “ngòi độc” ấy đích thực là con của thị. Thị đã mang nặng, đã đứt ruột đẻ ra nó. Ngay từ dòng sữa đầu tiên chảy vào miệng thằng bé đã thực sự đem cho thị nguồn cảm xúc mới. Dấu hiệu là thị đã biết đùa, biết dùng cái đầu vú căng sữa của mình trêu trêu cái miệng lúc nào cũng tóp tép đòi ăn của thằng bé. Điều kỳ lạ, sau khi đẻ và nuôi thằng bé, tâm trí của thị đã đổi thay rõ rệt. Nhiều chuyện của quá khứ thị cứ kể vanh vách cho đứa con của thị nghe. Thị khoe cả với bà: “Lâu lắm rồi, có lần thị đi kín nước đã gặp một người đàn ông tóc dầy, cứng như rễ tre, mắt sâu, trên má có một vết sẹo còn đỏ hỏn đã rủ rê thị đến một khóm chuối dưới ánh trăng”. Theo thị, kẻ đó giống anh Chí.

“Lạy trời! Nếu đúng là anh Chí thì phúc bảy mươi đời nhà bà. Thằng bé  sẽ có chỗ dựa. Anh Chí chứ có phải thường dân đâu”. Những khi nào cảm xúc hạnh phúc từ đứa bé dâng lên ngột ngạt trong lòng bà, bà lại thắp hương lạy thế.

Lạy thế, nhưng bà chưa dám tin hẳn. Giá như anh Chí vẫn như anh Chí ngày xưa, nghĩa là một anh Chí dám tay mình cầm mảnh chai rạch vào mặt mình để ăn vạ Bá Kiến, ăn vạ làng Vũ Đại, thì bà đã tin. Đằng này, anh Chí bây giờ là một người đáng tin cậy trong làng Vũ Đại. Bởi thế, bà và Thị Nở chỉ bán tín, bán nghi. Nhưng làng Vũ Đại chỉ có riêng bà cháu thị thì chắc bà đã không dám liều lĩnh. Dân Vũ Đại ra quán bà uống nước, hút thuốc, ngắm thằng bé không mấy ai không bảo là thằng bé giống đúc anh Chí.

Một người thế, hai người thế đã dần dần làm xao xuyến lòng bà cháu Thị Nở. Phải nhận bố cho thằng bé thôi. Thôi thì cũng liều. Với lại, nó giống anh Chí như lột. Người có tâm, nhìn thấy con mình, ai nỡ lòng nào không nhận.

Thế là, một buổi sáng, Thị Nở quần thâm, áo cánh trắng, tóc búi gọn cùng với người bà bế thằng bé lên trụ sở xã.

Nhà Bá Kiến bây giờ người vào, người ra tấp nập. Sau một lúc chen lấn, bà cô Thị Nở cũng vào được trong nhà. Bà thấy có một ai đó đang khom lưng bên bàn làm việc nghe anh Chí chửi. Chửi vì lý do gì bà không biết. Bà chỉ mong anh Chí gọi đến bà. Bà đợi.

Lẽ ra bà cháu Thị Nở phải có đơn thỉnh cầu gửi lên bàn làm việc. Nhưng bà cháu thị vốn không biết chữ. Với lại, từ thời Tây đến nay chưa một lần lên quan nên bà không biết cái thủ tục đó. Nhưng trông thấy con nhỏ, anh thư ký đã ưu tiên gọi thị:

– Thị Nở.

– Dạ.

– Đến có việc gì?

– Dạ, để trình báo.

– Làm giấy khai sinh phải không?

– Không.

– Chị đến có việc gì?

– Bố… kiếm bố.

 Nói rồi, một tay Thị Nở chỉ về phía anh Chí. Và trong cổ họng thị lúc đó lục bục những âm thanh gì nghe không rõ. Kể cả những người ngồi xung quanh bàn làm việc cũng không rõ thị nói cái chữ gì.

Lúc này anh Chí đang say sưa rít điếu thuốc lào. Thấy Thị Nở chỉ vào mình, anh Chí đứng lên ngay, một ngón tay anh Chí chỉ thẳng lại.

– Cần gì?

– Cần bố. – Thị Nở thưa.

– Cần bố, tìm bố. Đến đây phá gì?

Anh Chí mới quát lên thế mà cái dở hơi của Thị Nở lại ùn ùn kéo về  óc thị. Thị ú ớ:

– Anh Chí… Bụi chuối… Con…

Những người đến yết kiến uỷ ban chẳng rõ đầu cua tai nheo thế nào, cười ầm cả lên. Thấy vậy, anh Chí tức khí quát lên:

– Cái gì? Bụi chuối cái gì? Đ. mẹ cái con dở hơi. Đuổi nó ra.

 Ba, bốn người dân quân đã chạy ra làm nhiệm vụ ngay. Bà cháu Thị Nở bị kéo sệch ra phía đầu cổng.

… Dân Vũ Đại thấy ba bà cháu nhà Thị Nở mất tăm từ dạo đó. Có người nói, một ông lái đò nào đã đưa ba bà cháu nhà Thị Nở xuôi dòng sông  dạt vào xứ trong.

Ba bà cháu đã an cư tại một thị trấn ven biển. Bà cô Thị Nở lại tiếp tục mở quán bán hàng, tần tảo kiếm sống qua ngày. Thằng cháu của bà qua thời gian cứ lớn dần lên. Nghe đâu hắn tham gia kháng chiến chín năm từ khi mới mươi tuổi. Hòa bình lập lại, hắn trở thành cán bộ của xứ đó. Nghe đâu mấy lần định đưa hắn lên làm chủ tịch, nhưng chỉ tại cái thân hình di dạng của Thị Nở di truyền lại, nên đã không lên được. Cũng nghe đâu, hắn là tay đấu đá có hạng. Hôm về chịu tang bố, cái miệng méo của hắn ta cứ nghiến răng kèn kẹt. Cứ xem xét sắc mặt của hắn  thì tình hình xứ đó vẫn chưa được ổn định lắm.

Hai thiên tình sử của anh Chí là thế. Chẳng rõ các bạn có tin không? Riêng tôi thì tôi tin lắm. Không thế, sao ông Chí phải ba lần chết đi, sống lại, rồi mới chết hẳn. Nếu không dân Vũ Đại bàn tán mà làm gì, ồn ào mà làm gì?

18-11-1988

* Truyện đăng trên trang nhất Báo Văn Nghệ số 41, ngày 12-10-1991.

https://badamxoevietnam2.wordpress.com/2012/03/17/truyen-ngan-pham-thanh-viet-them-tinh-su-chi-pheo/


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm