Văn Học & Nghệ Thuật

Võ Hồng & Nha Trang

Năm đó tôi học Việt văn lớp đệ lục (lớp 7) với thầy ở trường Bồ Đề Nha Trang. Thầy trò mới, thầy chỉ một, nhưng trò thì mấy chục mạng, thầy chưa biết ai là ai. Bài luận văn
Nhà văn Võ Hồng khoảng những năm 1970. Ảnh do ông gửi tặng Nguyễn Huệ Chi 1992

Nhà văn Võ Hồng khoảng những năm 1970. Ảnh do ông gửi tặng Nguyễn Huệ Chi 1992

Tôi có mấy kỷ niệm ngồ ngộ, ngố ngố với thầy Võ Hồng.

Năm đó tôi học Việt văn lớp đệ lục (lớp 7) với thầy ở trường Bồ Đề Nha Trang. Thầy trò mới, thầy chỉ một, nhưng trò thì mấy chục mạng, thầy chưa biết ai là ai.  Bài luận văn góp từ tuần trước thầy vừa chấm xong, và hôm nay là “tuyên bố điểm”.

Thầy kêu:

“Anh Hoàng Bắc đâu, đứng lên!”

Tôi là Hoàng Bắc, nhưng không phải anh, vậy đứng lên hay ngồi ì? Tất nhiên, cả lớp trố mắt nhìn tôi, tất nhiên cuối cùng dù muốn độn thổ nhưng vẫn phải đứng lên, tất nhiên là thầy ngạc nhiên và tôi ngượng ngùng, nghe thầy tuyên bố tôi đạt điểm cao nhất về bài luận văn hôm đó (viết về cái gì thì lâu quá, tôi quên mất rồi!)…

Kỷ niệm “thuở ban đầu” với thầy là như thế!

Sau này, sống cùng một thành phố, chúng tôi đây đó vẫn gặp nhau.

Nhiều lần gặp thầy ở Bưu Điện. (Đến nay, tôi vẫn nghĩ đó là một toà nhà thắng cảnh với kiến trúc đặc thù và nguy nga kiểu Pháp ngay trước mặt biển Nha Trang luôn có tiếng sóng rì rào.) Ít nhất hai lần ở đó, tôi thấy thầy gửi bưu kiện cho nhà văn nữ Tuý Hồng.

Họ cũng cùng tên là Hồng, cũng là nhà văn, không lẽ họ đã …yêu nhau? Mà có yêu nhau cũng là chuyện bình thường, tôi thầm ước, và chúc cho thầy được như thế.

Nhưng rồi, vẫn thấy thầy đi về chiếc bóng một mình với ba đứa con.

Truyện của thầy lúc xuất hiện ở Bách Khoa của Lê Ngộ Châu thời đó là tấm gương in rõ cuộc sống hiện tại của thầy. Thầy đi chợ Tết, dắt díu một lũ lóc nhóc ba đứa con bé, thay vì chào thầy, học trò có đọc báo Bách Khoa như tôi thì ríu rít ầm ĩ gọi tên các con thầy: Diệu Hằng, Tri Thuỷ…

Tôi nghĩ một người viết văn không hư cấu gì mấy như thầy, trong trẻo thật thà, ngay thẳng với chính mình, với đời mình, không hoà hoè hoa mỹ, ngay cả Hoa Bươm Bướm của thầy cũng vẫn không bướm bay, bay bướm mà chỉ là những cái “tôi thương” đến tha thiết của thầy: “Tôi thương yêu cái xóm nhỏ của tôi, con đò bằng nan tre chèo qua lại trên dòng sông, những người láng giềng nghèo nàn. Tôi thương yêu những đứa trẻ chăn bò vốn là bạn chơi đáo, chơi bi… (Hoa Bươm Bướm)

Trung thật, ngay thẳng với mình, với đời, vẫn là yếu tính nhưng không hề khô khan. Vì  thấm đẫm đây đó những tình yêu dung dị, đằm thắm, lặng lẽ, sâu lắng, dịu dàng. Vì thầy hay viết “Tôi thương…”

Và có lẽ tại vậy, thầy luôn có một số độc giả cũng bình dị, hiền lành, trung hậu, và trong sáng vẫn luôn tìm đọc thầy, và quấn quýt bên thầy.

Sau này khi theo nghề dạy học, và trở thành đồng nghiệp trong những lần giám thị, giám khảo các kỳ thi trung học, tôi có dịp nói chuyện bình đẳng hơn với thầy.

Nhắc lại “thuở ban đầu” ở Bồ Đề, thầy hơi nhíu mày, và mỉm cười:

“Thứ nhất là văn của (thầy cô giáo thời đó xưng hô rất nghiêm túc, trong lớp thì ngay cả học sinh 10, 11 tuổi thầy cũng gọi là anh, chị, bây giờ tôi thuộc nhóm các cô giáo đồng nghiệp trẻ của thầy nên thầy gọi bằng ), văn của có vẻ rất con trai (?), lại không ký cả tên lẫn họ như những bài văn khác mà chỉ ký gọn lỏn là Hoàng Bắc, tôi không lầm sao được?”

Cả hai thầy trò cùng cười.

Rồi tự nhiên, thầy nói đến hai câu thơ dịch trong một bài thơ của Nguyễn Thị Hoàng trên Bách Khoa, và hỏi tôi có đọc chưa:

Je sème à tout vent, Des pas du temps, mà dịch là Hãy gieo cánh hồng, Trên bước thời gian là dịch thoát mà ý tứ cũng hay…”

Thầy trầm ngâm một lát và ánh mắt có điều gì là lạ. Tôi đoán mò, tận sâu cùng trong tâm tưởng, thầy vẫn kiếm tìm một nửa kia, cũng là người đồng điệu, cũng lơ mơ dan díu với  văn chương sách vở như thầy?

Mà không dám hỏi, cũng không tiện hỏi.

Sau đó, thầy hỏi, và tôi có gởi tới thầy một tập thơ thời sinh viên của tôi xem thầy có ý kiến gì không. Nhưng tiếc là, sau đó, tôi không liên lạc lại với thầy vì những khúc quanh rắc rối trong sinh hoạt cá nhân, dạo đó, tôi như tự cắt đứt quan hệ với nhiều người…

Trước khi thầy in sách và nổi tiếng, lúc tôi đang học đệ lục với thầy, nhiều bạn học nói với tôi, thầy thường đến nhà đứa nọ, đứa kia, và đưa bản thảo tập truyện đầu tay Hoài Cố Nhân của thầy cho nhiều học sinh, và cha mẹ học sinh ở mọi trình độ đọc.

Tôi không được cái may mắn đó, nhưng sau này nghĩ lại, có lẽ một người uyên thâm văn học Pháp như thầy, chắc thầy đã bắt chước Balzac, trước khi xuất bản thì đưa bản thảo của mình cho mọi tầng lớp đọc, kể cả cô hầu phòng của mình?

Kỷ niệm khi làm Đặc San ở trường Lê Quí Đôn cũng là một kỷ niệm khó quên do thầy làm chủ bút.

Có những tiết mục rất đặc biệt, có thể gọi là sáng tạo độc đáo của thầy. Giờ Việt văn ở các lớp, thầy đặt ra mục Nối Điêu, lấy từ câu Kiều: “hay hèn lẽ cũng nối điêu,” một học sinh viết về một mẩu chuyện vui buồn gì đó của riêng mình, người khác viết tiếp cũng theo bất cứ cái ý gì do bài viết trước gợi ra, thế là, có một kho vô số chuyện ngắn, chuyện dài vui buồn, thầy sưu tầm chọn lọc từ các lớp dạy, rồi đăng hết lên Đặc San, phần dưới mỗi trang, trang này tiếp theo trang khác, ngoài những bài chính được đăng phần trên của trang.

Thật ra chúng tôi say sưa theo dõi mục Nối Điêu còn hơn cả đọc những bài viết chính. Nối Điêu tạo cơ hội đồng đều cho mọi tác giả học sinh được tham gia đóng góp bài viết vào đặc san của trường, với đầy đủ tên tuổi, lớp học, thầy thật sự đã gây một phong trào yêu văn và viết văn trong môi trường văn chương nho nhỏ của chúng tôi lúc ấy.

Ngoài mục Nối Điêu này, thầy chủ bút cũng cho đăng những chuyện vui cười liên quan đến trường lớp mà sau này đã thành điển tích đối với đám học trò. Chuyện kể một anh chàng lớp ca sáng đi nhầm vào lớp ca trưa, bị lớp ca trưa kêu ầm lên là: “Lộn chuồng rồi, lộn chuồng rồi!” Từ ngày truyện “Lộn chuồng!” được đăng lên Đặc San, học sinh cả trường không còn nói đi lộn lớp như trước kia mà tất cả đều nói lộn chuồng. Chắc tại các đấng học sinh nào cũng thấy mình như những con chim, hay đúng hơn là những con khỉ con (?) đáng được tung tăng nhảy nhót lăng nhăng ngoài đường thay vì bị nhốt vào lớp học như khỉ trong chuồng?

Đặc San Lê Quý Đôn dạo đó được in roneo và ngẫu nhiên đóng bìa màu hồng, nên bọn học sinh chúng tôi ngày ấy gọi ngay là Đặc San Hồng, vừa là màu hồng, vừa là của thầy Võ Hồng.

Những chuyện lăng nhăng, ngô ngố của tôi về thầy Võ Hồng và nhà văn Võ Hồng có lẽ nên được đóng lại đây, nếu tôi không có dịp đọc lại nhận định sau đây trong  tập “Văn học yêu nước và cách mạng ở Sài Gòn và các thành thị miền Nam giai đoạn 1954- 1975” về Võ Hồng:

Có thể nói ông là nhà văn của lòng nhân ái…nhưng đáng chú ý và có thể nói là dũng cảm là những truyện ngắn in trong hai tập Hoài cố nhân, Trầm mặc cây rừng và hai cuốn tiểu thuyết liên hoàn: Hoa bươm bướm, Như cánh chim bay – hay những tác phẩm viết về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Thật vậy, sống giữa chính thể “Việt Nam cộng hoà” trước năm 1975 mà viết về kháng chiến thì đúng là dũng cảm!”(*)

Tôi và nhiều độc giả khác thì không nghĩ thế! Võ Hồng chưa bao giờ muốn dùng văn chương của mình để chứng tỏ là người dũng cảm, muốn chống lại “ViệtNamcộng hoà” bằng những truyện viết về kháng chiến chống Pháp. Nếu quả thế, thì kiểm duyệt miền Nam lỏng lẻo, ngu ngơ, hay rộng rãi quá, vì sách Võ Hồng vẫn được in ra đều đều và được yêu mến, đón đọc ở miền Nam trước 75.

Chống thực dân Pháp, hỡi ơi, thời tôi đi học cho đến khi dạy học, những tác giả kinh điển trong sách giáo khoa trung học, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Ngô Đức Kế… không chống thực dân Pháp thì họ chống ai, và chúng tôi không học thuộc lòng thơ văn của họ là làm bài thi không đặng à nha. Có đám nhạc sĩ xu nịnh thời ấy muốn “Suy tôn Ngô tổng thống” trong bài hát của họ còn phải cho điểm họ Ngô là người cương quyết chống cộng bài phong kiến bóc lột diệt thực dân đang rắc gieo tàn khốc, và có một thời sáng thứ hai nào chào cờ, bọn học sinh dù ghét bà Nhu, chúng tôi cũng phải hát diệt thực dân dài dài mà…

Thật ra thái độ chính trị trong văn chương Võ Hồng không có dũng cảm, cũng không có hèn hạ, không có xu thời, cũng không thời thượng, mà chỉ là như ông từng tâm sự:

Ước muốn của tôi là ghi lại chơn thiệt những gì đã xảy ra, không khen chê, không định kiến, giống như người thợ bấm máy chụp hình không sắp đặt dàn dựng. Tôi thương các thế hệ tổ tiên cơ cực, nhọc nhằn. Tôi thương đồng bào thế hệ tôi cũng nhọc nhằn cực khổ. Tôi muốn thế hệ con cháu biết được cách sống của ông cha, mà cụ thể ở đây là người miền Trung.”( *)

Lại là những “tôi thương và “tôi thương”! Lời tâm sự của ông là chân thực, và đời của ông cũng là chân thực. Dù cho ai gán ghép ông với ý đồ chính trị phe phái gì đó, trước sau như một, ông vẫn giữ được phong cách chừng mực, nhân ái với cuộc đời, với mọi người chung quanh.

Nơi thành phố biển hiền hoà, trước bao nhiêu biến đổi xáo động của cuộc đời,

“… Đã đến nước cùng rồi, đã đến mức chót rồi, không còn trì hoãn được nữa. Bà con lối xóm đi đâu hết. Vơ vét gạo củi, đùm túm quần áo đi hết. Lùa bò, dắt trâu đi hết. Quẩy lúa gánh đường đi hết. Trên xóm Dương không còn tiếng người nói. Dưới Đồng Dài không có tiếng gà gáy trưa(Bên Đập Đồng Cháy)

Học trò cũ, đồng nghiệp cũ một số tìm đường, kẻ chạy đi Sài Gòn, người ra nước ngoài, ba đứa con lớn nhỏ tất cả lần lượt đã đi du học, không hiểu sao Võ Hồng vẫn bám trụ ở Nha Trang? Vì nó gần sát với quê hương Phú Yên của ông, nên ông không nỡ rời?

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Nha Trang nháo nhào lên vì thành phố bị bỏ trống. Kẻ đi, người ở, và cướp giật loạn lên một hồi, sau khi chẳng đánh đấm súng đạn gì, đoàn xe tăng của miền Bắc tiến vào thành phố còn nguyên vẹn, và một tuần sau, giáo viên cấp trung học tại Nha Trang được lệnh trình diện và học tập tại Cầu Đá. Tôi gặp lại thầy lần đó.

Hình như thầy có vẻ mừng vì gặp lại, tôi nói có vẻ vì không khí chung lúc ấy có hơi khác bình thường một chút, mọi người dường như xa cách hơn, dè dặt hơn. Phòng họp chật ních, tôi ở xa, đến trễ, nên đứng nép ngoài cửa. Thầy vẫy tôi, vẫn gọi là cô, và nhường ghế:

“Cô là phụ nữ, cô ngồi đi!”

Và thầy vẫn quần áo tây tươm tất, thầy ngồi bệt xuống đất, trong căn phòng chật ních đã không còn ghế ngồi nào khác.

Vẫn là chân tình, vẫn là đơn giản, vẫn là không nghi kỵ, lâu không gặp vẫn là không có gì thay đổi, và vẫn là sâu đậm tình thầy trò.

Và như thế, cho đến hôm nay, vẫn là nhà văn Võ Hồng, vẫn là thầy Võ Hồng, thầy đã ra đi trong vòng tay thương yêu chăm sóc của đám học trò còn ở lại, tại số 51 Hồng Bàng Nha Trang, và trong lòng những đứa học trò đã đi xa, nhưng lòng vẫn ở lại với Võ Hồng và thành phố Nha Trang. 

Virginia, tháng 4/ 2013

Nguyễn Thị Hoàng Bắc

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Võ Hồng & Nha Trang

Năm đó tôi học Việt văn lớp đệ lục (lớp 7) với thầy ở trường Bồ Đề Nha Trang. Thầy trò mới, thầy chỉ một, nhưng trò thì mấy chục mạng, thầy chưa biết ai là ai. Bài luận văn
Nhà văn Võ Hồng khoảng những năm 1970. Ảnh do ông gửi tặng Nguyễn Huệ Chi 1992

Nhà văn Võ Hồng khoảng những năm 1970. Ảnh do ông gửi tặng Nguyễn Huệ Chi 1992

Tôi có mấy kỷ niệm ngồ ngộ, ngố ngố với thầy Võ Hồng.

Năm đó tôi học Việt văn lớp đệ lục (lớp 7) với thầy ở trường Bồ Đề Nha Trang. Thầy trò mới, thầy chỉ một, nhưng trò thì mấy chục mạng, thầy chưa biết ai là ai.  Bài luận văn góp từ tuần trước thầy vừa chấm xong, và hôm nay là “tuyên bố điểm”.

Thầy kêu:

“Anh Hoàng Bắc đâu, đứng lên!”

Tôi là Hoàng Bắc, nhưng không phải anh, vậy đứng lên hay ngồi ì? Tất nhiên, cả lớp trố mắt nhìn tôi, tất nhiên cuối cùng dù muốn độn thổ nhưng vẫn phải đứng lên, tất nhiên là thầy ngạc nhiên và tôi ngượng ngùng, nghe thầy tuyên bố tôi đạt điểm cao nhất về bài luận văn hôm đó (viết về cái gì thì lâu quá, tôi quên mất rồi!)…

Kỷ niệm “thuở ban đầu” với thầy là như thế!

Sau này, sống cùng một thành phố, chúng tôi đây đó vẫn gặp nhau.

Nhiều lần gặp thầy ở Bưu Điện. (Đến nay, tôi vẫn nghĩ đó là một toà nhà thắng cảnh với kiến trúc đặc thù và nguy nga kiểu Pháp ngay trước mặt biển Nha Trang luôn có tiếng sóng rì rào.) Ít nhất hai lần ở đó, tôi thấy thầy gửi bưu kiện cho nhà văn nữ Tuý Hồng.

Họ cũng cùng tên là Hồng, cũng là nhà văn, không lẽ họ đã …yêu nhau? Mà có yêu nhau cũng là chuyện bình thường, tôi thầm ước, và chúc cho thầy được như thế.

Nhưng rồi, vẫn thấy thầy đi về chiếc bóng một mình với ba đứa con.

Truyện của thầy lúc xuất hiện ở Bách Khoa của Lê Ngộ Châu thời đó là tấm gương in rõ cuộc sống hiện tại của thầy. Thầy đi chợ Tết, dắt díu một lũ lóc nhóc ba đứa con bé, thay vì chào thầy, học trò có đọc báo Bách Khoa như tôi thì ríu rít ầm ĩ gọi tên các con thầy: Diệu Hằng, Tri Thuỷ…

Tôi nghĩ một người viết văn không hư cấu gì mấy như thầy, trong trẻo thật thà, ngay thẳng với chính mình, với đời mình, không hoà hoè hoa mỹ, ngay cả Hoa Bươm Bướm của thầy cũng vẫn không bướm bay, bay bướm mà chỉ là những cái “tôi thương” đến tha thiết của thầy: “Tôi thương yêu cái xóm nhỏ của tôi, con đò bằng nan tre chèo qua lại trên dòng sông, những người láng giềng nghèo nàn. Tôi thương yêu những đứa trẻ chăn bò vốn là bạn chơi đáo, chơi bi… (Hoa Bươm Bướm)

Trung thật, ngay thẳng với mình, với đời, vẫn là yếu tính nhưng không hề khô khan. Vì  thấm đẫm đây đó những tình yêu dung dị, đằm thắm, lặng lẽ, sâu lắng, dịu dàng. Vì thầy hay viết “Tôi thương…”

Và có lẽ tại vậy, thầy luôn có một số độc giả cũng bình dị, hiền lành, trung hậu, và trong sáng vẫn luôn tìm đọc thầy, và quấn quýt bên thầy.

Sau này khi theo nghề dạy học, và trở thành đồng nghiệp trong những lần giám thị, giám khảo các kỳ thi trung học, tôi có dịp nói chuyện bình đẳng hơn với thầy.

Nhắc lại “thuở ban đầu” ở Bồ Đề, thầy hơi nhíu mày, và mỉm cười:

“Thứ nhất là văn của (thầy cô giáo thời đó xưng hô rất nghiêm túc, trong lớp thì ngay cả học sinh 10, 11 tuổi thầy cũng gọi là anh, chị, bây giờ tôi thuộc nhóm các cô giáo đồng nghiệp trẻ của thầy nên thầy gọi bằng ), văn của có vẻ rất con trai (?), lại không ký cả tên lẫn họ như những bài văn khác mà chỉ ký gọn lỏn là Hoàng Bắc, tôi không lầm sao được?”

Cả hai thầy trò cùng cười.

Rồi tự nhiên, thầy nói đến hai câu thơ dịch trong một bài thơ của Nguyễn Thị Hoàng trên Bách Khoa, và hỏi tôi có đọc chưa:

Je sème à tout vent, Des pas du temps, mà dịch là Hãy gieo cánh hồng, Trên bước thời gian là dịch thoát mà ý tứ cũng hay…”

Thầy trầm ngâm một lát và ánh mắt có điều gì là lạ. Tôi đoán mò, tận sâu cùng trong tâm tưởng, thầy vẫn kiếm tìm một nửa kia, cũng là người đồng điệu, cũng lơ mơ dan díu với  văn chương sách vở như thầy?

Mà không dám hỏi, cũng không tiện hỏi.

Sau đó, thầy hỏi, và tôi có gởi tới thầy một tập thơ thời sinh viên của tôi xem thầy có ý kiến gì không. Nhưng tiếc là, sau đó, tôi không liên lạc lại với thầy vì những khúc quanh rắc rối trong sinh hoạt cá nhân, dạo đó, tôi như tự cắt đứt quan hệ với nhiều người…

Trước khi thầy in sách và nổi tiếng, lúc tôi đang học đệ lục với thầy, nhiều bạn học nói với tôi, thầy thường đến nhà đứa nọ, đứa kia, và đưa bản thảo tập truyện đầu tay Hoài Cố Nhân của thầy cho nhiều học sinh, và cha mẹ học sinh ở mọi trình độ đọc.

Tôi không được cái may mắn đó, nhưng sau này nghĩ lại, có lẽ một người uyên thâm văn học Pháp như thầy, chắc thầy đã bắt chước Balzac, trước khi xuất bản thì đưa bản thảo của mình cho mọi tầng lớp đọc, kể cả cô hầu phòng của mình?

Kỷ niệm khi làm Đặc San ở trường Lê Quí Đôn cũng là một kỷ niệm khó quên do thầy làm chủ bút.

Có những tiết mục rất đặc biệt, có thể gọi là sáng tạo độc đáo của thầy. Giờ Việt văn ở các lớp, thầy đặt ra mục Nối Điêu, lấy từ câu Kiều: “hay hèn lẽ cũng nối điêu,” một học sinh viết về một mẩu chuyện vui buồn gì đó của riêng mình, người khác viết tiếp cũng theo bất cứ cái ý gì do bài viết trước gợi ra, thế là, có một kho vô số chuyện ngắn, chuyện dài vui buồn, thầy sưu tầm chọn lọc từ các lớp dạy, rồi đăng hết lên Đặc San, phần dưới mỗi trang, trang này tiếp theo trang khác, ngoài những bài chính được đăng phần trên của trang.

Thật ra chúng tôi say sưa theo dõi mục Nối Điêu còn hơn cả đọc những bài viết chính. Nối Điêu tạo cơ hội đồng đều cho mọi tác giả học sinh được tham gia đóng góp bài viết vào đặc san của trường, với đầy đủ tên tuổi, lớp học, thầy thật sự đã gây một phong trào yêu văn và viết văn trong môi trường văn chương nho nhỏ của chúng tôi lúc ấy.

Ngoài mục Nối Điêu này, thầy chủ bút cũng cho đăng những chuyện vui cười liên quan đến trường lớp mà sau này đã thành điển tích đối với đám học trò. Chuyện kể một anh chàng lớp ca sáng đi nhầm vào lớp ca trưa, bị lớp ca trưa kêu ầm lên là: “Lộn chuồng rồi, lộn chuồng rồi!” Từ ngày truyện “Lộn chuồng!” được đăng lên Đặc San, học sinh cả trường không còn nói đi lộn lớp như trước kia mà tất cả đều nói lộn chuồng. Chắc tại các đấng học sinh nào cũng thấy mình như những con chim, hay đúng hơn là những con khỉ con (?) đáng được tung tăng nhảy nhót lăng nhăng ngoài đường thay vì bị nhốt vào lớp học như khỉ trong chuồng?

Đặc San Lê Quý Đôn dạo đó được in roneo và ngẫu nhiên đóng bìa màu hồng, nên bọn học sinh chúng tôi ngày ấy gọi ngay là Đặc San Hồng, vừa là màu hồng, vừa là của thầy Võ Hồng.

Những chuyện lăng nhăng, ngô ngố của tôi về thầy Võ Hồng và nhà văn Võ Hồng có lẽ nên được đóng lại đây, nếu tôi không có dịp đọc lại nhận định sau đây trong  tập “Văn học yêu nước và cách mạng ở Sài Gòn và các thành thị miền Nam giai đoạn 1954- 1975” về Võ Hồng:

Có thể nói ông là nhà văn của lòng nhân ái…nhưng đáng chú ý và có thể nói là dũng cảm là những truyện ngắn in trong hai tập Hoài cố nhân, Trầm mặc cây rừng và hai cuốn tiểu thuyết liên hoàn: Hoa bươm bướm, Như cánh chim bay – hay những tác phẩm viết về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Thật vậy, sống giữa chính thể “Việt Nam cộng hoà” trước năm 1975 mà viết về kháng chiến thì đúng là dũng cảm!”(*)

Tôi và nhiều độc giả khác thì không nghĩ thế! Võ Hồng chưa bao giờ muốn dùng văn chương của mình để chứng tỏ là người dũng cảm, muốn chống lại “ViệtNamcộng hoà” bằng những truyện viết về kháng chiến chống Pháp. Nếu quả thế, thì kiểm duyệt miền Nam lỏng lẻo, ngu ngơ, hay rộng rãi quá, vì sách Võ Hồng vẫn được in ra đều đều và được yêu mến, đón đọc ở miền Nam trước 75.

Chống thực dân Pháp, hỡi ơi, thời tôi đi học cho đến khi dạy học, những tác giả kinh điển trong sách giáo khoa trung học, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Ngô Đức Kế… không chống thực dân Pháp thì họ chống ai, và chúng tôi không học thuộc lòng thơ văn của họ là làm bài thi không đặng à nha. Có đám nhạc sĩ xu nịnh thời ấy muốn “Suy tôn Ngô tổng thống” trong bài hát của họ còn phải cho điểm họ Ngô là người cương quyết chống cộng bài phong kiến bóc lột diệt thực dân đang rắc gieo tàn khốc, và có một thời sáng thứ hai nào chào cờ, bọn học sinh dù ghét bà Nhu, chúng tôi cũng phải hát diệt thực dân dài dài mà…

Thật ra thái độ chính trị trong văn chương Võ Hồng không có dũng cảm, cũng không có hèn hạ, không có xu thời, cũng không thời thượng, mà chỉ là như ông từng tâm sự:

Ước muốn của tôi là ghi lại chơn thiệt những gì đã xảy ra, không khen chê, không định kiến, giống như người thợ bấm máy chụp hình không sắp đặt dàn dựng. Tôi thương các thế hệ tổ tiên cơ cực, nhọc nhằn. Tôi thương đồng bào thế hệ tôi cũng nhọc nhằn cực khổ. Tôi muốn thế hệ con cháu biết được cách sống của ông cha, mà cụ thể ở đây là người miền Trung.”( *)

Lại là những “tôi thương và “tôi thương”! Lời tâm sự của ông là chân thực, và đời của ông cũng là chân thực. Dù cho ai gán ghép ông với ý đồ chính trị phe phái gì đó, trước sau như một, ông vẫn giữ được phong cách chừng mực, nhân ái với cuộc đời, với mọi người chung quanh.

Nơi thành phố biển hiền hoà, trước bao nhiêu biến đổi xáo động của cuộc đời,

“… Đã đến nước cùng rồi, đã đến mức chót rồi, không còn trì hoãn được nữa. Bà con lối xóm đi đâu hết. Vơ vét gạo củi, đùm túm quần áo đi hết. Lùa bò, dắt trâu đi hết. Quẩy lúa gánh đường đi hết. Trên xóm Dương không còn tiếng người nói. Dưới Đồng Dài không có tiếng gà gáy trưa(Bên Đập Đồng Cháy)

Học trò cũ, đồng nghiệp cũ một số tìm đường, kẻ chạy đi Sài Gòn, người ra nước ngoài, ba đứa con lớn nhỏ tất cả lần lượt đã đi du học, không hiểu sao Võ Hồng vẫn bám trụ ở Nha Trang? Vì nó gần sát với quê hương Phú Yên của ông, nên ông không nỡ rời?

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Nha Trang nháo nhào lên vì thành phố bị bỏ trống. Kẻ đi, người ở, và cướp giật loạn lên một hồi, sau khi chẳng đánh đấm súng đạn gì, đoàn xe tăng của miền Bắc tiến vào thành phố còn nguyên vẹn, và một tuần sau, giáo viên cấp trung học tại Nha Trang được lệnh trình diện và học tập tại Cầu Đá. Tôi gặp lại thầy lần đó.

Hình như thầy có vẻ mừng vì gặp lại, tôi nói có vẻ vì không khí chung lúc ấy có hơi khác bình thường một chút, mọi người dường như xa cách hơn, dè dặt hơn. Phòng họp chật ních, tôi ở xa, đến trễ, nên đứng nép ngoài cửa. Thầy vẫy tôi, vẫn gọi là cô, và nhường ghế:

“Cô là phụ nữ, cô ngồi đi!”

Và thầy vẫn quần áo tây tươm tất, thầy ngồi bệt xuống đất, trong căn phòng chật ních đã không còn ghế ngồi nào khác.

Vẫn là chân tình, vẫn là đơn giản, vẫn là không nghi kỵ, lâu không gặp vẫn là không có gì thay đổi, và vẫn là sâu đậm tình thầy trò.

Và như thế, cho đến hôm nay, vẫn là nhà văn Võ Hồng, vẫn là thầy Võ Hồng, thầy đã ra đi trong vòng tay thương yêu chăm sóc của đám học trò còn ở lại, tại số 51 Hồng Bàng Nha Trang, và trong lòng những đứa học trò đã đi xa, nhưng lòng vẫn ở lại với Võ Hồng và thành phố Nha Trang. 

Virginia, tháng 4/ 2013

Nguyễn Thị Hoàng Bắc

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm