Truyện Ngắn & Phóng Sự
Với Những Buổi Chiều Mưa. - Topa
( HNPĐ )Trời Sàigòn đang mưa tầm tã. Sàigòn chiều nay lại có mưa mà những cơn mưa vào tháng này thì thường dai dẳng từ vài tiếng đồng hồ đến vài ngày là thường. Thằng Nam và thằng Ton
( HNPĐ ) Trời Sàigòn đang mưa tầm tã. Sàigòn chiều nay lại có mưa mà những cơn mưa vào tháng này thì thường dai dẳng từ vài tiếng đồng hồ đến vài ngày là thường. Thằng Nam và thằng Ton đứng co ro trước quày bán vé của rạp chiếu phim Long-Vân trên đường Phan Thanh Giản Ngã Bảy Sàigòn. Cả hai đứa đều đưa mắt nhìn lên cái áp phích giới thiệu bộ phim đang chiếu với vẻ thèm thuồng. Thằng Nam đưa bàn tay hơi run vì lạnh và vì đói sờ lên cái áp phích có hình khuôn mặt cô bé người Ấn Độ trong vai em bé mồ côi. Nó ước gì có người nào đó trong đám người đang đi xem phim dẫn hai đứa vào xem. Nó tò mò muốn xem cô bé mồ côi trong phim ra sao. Trong lúc đó thì thằng Ton ngồi xuống để cái cằm đụng vào hai cái đầu gối và hai tay thì ôm tròn hai cái chân, làm như vậy nó cảm thấy bớt lạnh hơn, đồng thời nó chăm chú nhìn người soát vé và nó ước ao người soát vé thấy hai đứa tội nghiệp quá nên ngoắc tay ra dấu cho hai đứa vô xem phim. Dĩ nhiên đó chỉ là sự ao ước mà thôi.
Cả hai đứa đều bị lạnh đến run rẩy vì từ sáng đến giờ này chúng chưa có một thứ thức ăn gì để bỏ vào trong cái bao tử vốn vẫn thường xuyên bị lép xẹp. Hơn nữa, vì hai đứa chỉ mặc quần đùi và khoác trên mình cái áo mỏng tanh bị rách nhiều chỗ. Cả hai đứa đều là trẻ lang thang sống ngoài hè phố với công việc kiếm sống là nghề đánh giầy. Tháng này trời thường có mưa nên gần như không có ông khách nào muốn đưa giầy cho chúng đánh. Không có giầy để đánh bóng nên cả hai đứa đều thiếu ăn.
Từng người, từng cặp, sánh bước bên nhau đi ngang qua dưới mắt nhìn của thằng Nam. Trời vẫn đang mưa tầm tã. Sấm chớp tạo thành những luồng sáng kèm theo tiếng gầm rú như tiếng của đạn pháo kích của Việt cộng mà những ngày xa xưa khi thằng Nam còn là đứa bé bốn năm tuổi, đêm đêm mẹ nó vẫn thường đánh thức nó dậy để chui xuống gầm giường trú ẩn. Mẹ nó nói không biết Nhật hay Pháp bắn, cứ nằm dưới gầm giường là tốt nhất.
Thằng Nam kéo thằng Ton ngồi sát vào mình hơn như muốn để truyền bớt hơi ấm từ người nó sang qua cho thằng bạn mà hai đứa tình cờ gặp nhau trong công viên khi cả hai đang tìm chỗ ngã lưng qua đêm.Thằng Nam quàng tay qua vai bạn nhưng ánh mắt nó vẫn không rời những con người đang đưa nhau vô cửa để xem phim.
Hai người phụ nữ còn rất trẻ vừa từ quầy bán vé đi ra và trên tay mỗi người cầm một tấm vé vô cửa. Thằng Nam vụt đứng lên nhìn hai người phụ nữ và với giọng nói run run vì lạnh và cũng vì sợ việc mà nó sắp nói ra không thành. Thằng Nam nói:
- Hai chị ơi, xin hai chị dẫn hai đứa em vô xem phim làm phước đi hai chị. Hai đứa em lạnh quá.
Hai người phụ nữ nhìn hai đứa rồi cùng nhìn nhau như tự hỏi phải làm gì với lời nói như khẩn nài của thằng bé, rồi không nói một lời nào, mỗi người cầm tay một đứa đi thẳng đến người soát vé. Ánh mắt của thằng Nam nhìn người soát vé như vừa lo sợ vừa khẩn cầu. Nó sợ người soát vé nhận ra hai đứa không phải là người nhà của hai người phụ nữ nên nó run hơn. Hai cái đầu gối của nó gần như chụm dính lại vô với nhau và chỉ chực chờ quỵ xuống. Bất ngờ người soát vé chỉ vào mặt hai đứa rồi nói:
- Vô xem phim đàng hoàng chứ không được làm gì bậy bạ nghe chưa. Chạy phá hay ăn cắp là tao bắt giao cho cảnh sát nhốt tù đó nghe chưa.
Người soát vé tỏ vẻ mặt dữ tợn với hai đứa nhưng lại cười rất tươi khi nhìn hai người phụ nữ ân nhân.
Phim vừa bắt đầu sau khi đã chiếu qua phần phim thời sự. Rạp hôm nay đông khách nên ấm cúng tuy trên trần cao các quạt máy vẫn đều đều quay. Phim diễn ra lôi cuốn và hấp dẫn thằng Nam từng cảnh nhưng nó thì không đọc kịp hàng chữ phụ đề tiếng Việt bên dưới. Nó cảm nhận được số phận của cô bé mồ côi nên vì vậy đã làm cho nó xúc động nhiều. Một gia đình giàu có nhưng không con nên đã nhận cô bé từ một trại mồ côi về nuôi. Từ đó cô bé được ăn ngon, được mặc đẹp và được đưa đi chơi ở những nơi sang trọng. Cảnh mà thằng Nam sẽ không bao giờ quên là khi cô bé mồ côi cầm trên tay miếng cà chua dầy nhưng cô chê nó chua nên không chịu ăn làm cho thằng Nam nuốt nước miếng thèm thuồng. Phải chi nó là cô bé đó thì... Nhưng, sau một thời gian cũng khá lâu thì người mẹ nuôi mang bầu và cho ra đời một đứa bé trai. Từ đó cha mẹ nuôi của cô bé đã gần như quên sự có mặt của cô trong gia đình. Tất cả tình thương mà cha mẹ nuôi đã dành cho cô từ ngày mới về nhà này, thì, nay chuyển hết qua cho đứa con trai mới chào đời. Trước mặt cô bé là cả một tương lai tăm tối vì từ từ công việc trong nhà cô phải làm thay cho người giúp việc nay đã được cho nghỉ. Cô bé cảm thấy hờn tủi và đau khổ nên đã bỏ nhà đi hoang. Cô sống lang thang ngoài đường phố nhưng cô không hề lấy của ai bất cứ một vật gì. Khi đói thì cô đến những nhà hàng chờ ăn những thứ thức ăn thừa mà thực khách bỏ lại trên bàn, kể cả những miếng cà chua mà khi xưa cô đã chê và không chịu ăn. Phim còn đang chiếu nhưng thằng Nam không thể xem tiếp vì nó đang ôm mặt khóc nức nở bởi nó cũng vừa chợt nhớ đến thân phận của nó hiện tại. Nó khóc cho sự đen tối của số phận con người. Nó khóc cho số phận nghiệt ngã của cô bé mồ côi trong phim cũng là vì nó thấy cuộc sống của nó và thằng Ton cần che chở nhau hơn trong từng khoảnh khắc một của cuộc đời này.
***
- Câu chuyện mà các em vừa nghe thầy kể là câu chuyện có thật đã xảy ra vào năm một ngàn chín trăm năm mươi chín. Khi đó thằng Nam được mười tuổi và thằng Ton được chín tuổi. Năm nay, năm một ngàn chín trăm bảy mươi bốn, tức là đã mười lăm năm trôi qua và thầy muốn kể câu chuyện đó như là một kỷ niệm trước khi thầy trò chúng ta chia tay nhau vì mùa hè đã đến rồi. Sau mùa hè thì tất cả các em đều lên lớp và khi đó biết thầy trò chúng ta có còn gặp lại nhau không. Bây giờ thầy kể cho các em nghe tiếp đoạn cuối.
- Khi vô được trong rạp và có được chỗ ngồi ấm cúng bên hai người phụ nữ ân nhân, thằng Ton mệt mỏi cong mình nằm gọn lỏn trên ghế và ngủ.Thằng Nam nhìn thằng Ton ngủ mà mơ màng nghĩ về những ngày sắp đến cho đến khi đoạn phim có cô bé mồ côi xuất hiện.
Nhìn thấy thằng Nam khóc, người phụ nữ ân nhân đã hỏi chuyện nó và nó thành thật kể hết về hoàn cảnh của nó. Chỉ khoảng một năm trước, thằng Nam cũng có cha có mẹ, cũng được đến trường như bao đứa trẻ khác. Nhưng, cuộc sống êm đềm của nó phải bị đứt đoạn kể từ khi cha mẹ nó bị tai nạn giao thông và cả hai đã qua đời. Thằng Nam là con một và vì còn quá nhỏ nên nó không biết phải làm gì mà thân nhân bà con ruột thịt của nó là ai thì nó cũng hoàn toàn không biết, nên, nó được đưa vào trại mồ côi. Cuộc sống buồn bã trong trại cộng thêm sự thương nhớ cha mẹ nên thằng Nam đã trốn trại và sống lang thang rày đây mai đó trên hè phố. Số phận rồi đã đưa đẩy nó từ một thành phố quanh năm bụi đỏ và nhiều mưa gió, trôi giạt đến thủ đô Sàigòn và nó gặp thằng Ton.
Hai người phụ nữ tốt bụng đã tin lời kể của thằng Nam là thật nên mỗi người nhận nuôi một đứa. Người phụ nữ tốt bụng nhận nuôi thằng Nam làm nghề bán cơm tấm và nhà ở khu chợ cá Trần QuốcToản. Người nhận nuôi thằng Ton nhà ở bên khu lò heo Chánh Hưng và sinh sống với nghề bán xôi. Rồi thời gian cứ từ từ trôi qua theo năm tháng và thằng Ton sau khi tốt nghiệp trường Võ Bị Quốc Gia ĐàLạt, nó đã gia nhập vào binh chủng Nhảy Dù và hiện đang là Đại úy Đại đội trưởng. Còn thằng Nam thì tốt nghiệp trường Sư Phạm Sàigòn. Và, sau đó thằng Nam cũng vào trường sĩ quan Thủ Đức. Sau khi ra trường thằng Nam được biệt phái về Bộ Giáo Dục. Thằng Nam hiện mang cấp bậc Trung úy và, người mà các em gọi là thầy Nam chính là thằng Nam ngày xưa nay đang đứng nói chuyện trước mặt các em đây.
- Ô... ồ... ồ...!
Những tiếng ồ nho nhỏ đầy vẻ ngạc nhiên vì quá bất ngờ của các em học sinh nhưng cũng đủ làm vang động cả lớp đệ thất trường Trung học Võ Tánh Phú Nhuận. Những đôi mắt của các em cứ trố ra nhìn người đang đứng trên bục giảng như tự hỏi, đó có phải là câu chuyện có thật hay không? Đợi cho lớp học trả lại sự im lặng tuyệt đối. Thầy Nam - thằng Nam ngày trước- nói tiếp:
- Trên quê hương mình hiện chiến tranh vẫn đang tiếp diễn với cường độ mỗi ngày mỗi khốc liệt hơn mà chưa biết đến khi nào mới thật sự chấm dứt vì Việt cộng đã cố tình vi phạm hiệp định đình chiến. Nên, vì vậy đất nước mình sẽ có nhiều - rất nhiều - những đứa trẻ mồ côi bị mất cha, mất mẹ, hoặc, bị mất cả hai mà đa phần là do những viên đạn đã không thể phân biệt được ai là thù ai là bạn. Các em may mắn được ngồi ở đây, dưới mái trường này, các em hãy cố gắng học hành để mai sau trở thành người hữu dụng đối với xã hội và với gia đình. Các em hãy trân quý, các em hãy trân trọng thời gian này; thời gian còn được cắp sách đến trường là thời gian đẹp nhất của một đời người. Một mai khi các em khôn lớn các em phải xa nhà để lao mình vào trăm công ngàn việc, phải bon chen với cuộc sống, lúc đó từng ngăn ký ức kỷ niệm thuở học trò sẽ hiện ra từ từ trong sâu thẳm tâm hồn và các em sẽ thấy thời gian này thật tuyệt vời và thánh thiện vô cùng.
***
Trời đang mưa tầm tã. Một chiếc taxi ngừng lại trước cửa văn phòng của hãng hàng không Air Việt Nam. Một người đàn ông trung niên từ trong chiếc taxi bước ra và bước đi như chạy vô văn phòng.Vì là buổi chiều và hơn nữa thành phố đang có mưa nên trong văn phòng cũng vắng khách, chỉ có ba cô nhân viên ngồi sau các máy computer mà hai cô thì đang tiếp hai người khách. Người đàn ông trung niên bước đến cô nhân viên thứ ba đang chăm chú nhìn vô cái máy và nói:
- Nhờ cô xem đổi giúp giùm cho tôi ngày về càng sớm càng tốt.
Vừa nói ông vừa đưa vé máy bay ra. Cô nhân viên tươi cười niềm nở tiếp nhận cái vé rồi cô gõ lên bàn phím. Chỉ trong dăm ba giây đồng hồ sau, cô nhân viên ngước nhìn ông nói với vẻ ngạc nhiên:
- Bác mới về có hai ngày mà...
- Thành phố hai ngày nay chiều nào cũng có mưa mà...
Cô nhân viên hiểu lầm ý của ông nên mau mắn tiếp lời:
- Tháng này thì còn mưa nhiều chứ tháng sau sẽ giảm bớt dần bác ạ. Để cháu xem có chuyến bay nào sớm và còn chỗ trống cháu sẽ đổi cho bác ngay.
Ông quay mặt nhìn ra cửa. Ngoài đường trời vẫn đang mưa tầm tã.Thành phố với những buổi chiều mưa luôn làm cho ông thích thú nhưng ông muốn rời khỏi thành phố này càng sớm càng tốt. Ông không ngờ chiến tranh đã chấm từ mấy mươi năm rồi vậy mà người dân nghèo và những đứa trẻ vẫn sống lang thang ngoài hè phố, và, còn nhiều hơn xưa.
Cô nhân viên ngước nhìn ông và hỏi:
- Bác không thích mưa sao bác?
Ông trả lời cô nhân viên với tâm trạng của một người đã bị mất tất cả.
- Tôi rất thích nhìn mưa rơi trên thành phố thân yêu này… cô à. Với những buổi chiều mưa luôn làm cho tôi được sống lại cả một quãng thời gian thanh xuân ngày cũ. Tôi về lại đây là chỉ mong được đến thắp một nén nhang cho thằng bạn chí thân từ thuở cả hai đứa còn lang thang ngoài hè phố với những ngày không có thứ thức ăn nào để bỏ vô bao tử. Những ngày đầu tiên sau cuộc chiến... Có lẽ người chiến thắng nhìn thấy một tấm bia trong NghĩaTrang Quân Đội Biên Hòa ghi: Nơi yên nghỉ của Cố Thiếu Tá Nhảy Dù… nên họ căm hận mà đã phá bỏ đi, vì vậy mà tôi không làm sao biết cái mộ nằm ở chỗ nào nữa. Tôi về đây cũng là muốn nhìn lại thành phố Sàigòn thân yêu của tôi ngày cũ. Tôi muốn nhìn lại rạp hát Long Vân ở Ngã Bảy; nhìn lại ngôi nhà xưa mà tôi đã được sống trong đó với những ngày vui và hạnh phúc bên người mẹ nuôi của tôi. Tôi muốn nhìn lại ngôi trường xưa Võ Tánh thân yêu mà tôi đã có những tháng ngày bỏ công vun trồng những mầm non của dân tộc. Nhưng, tất cả đã đổi thay hết rồi. Có còn lại chăng chỉ là sự hận thù đồng bào miền Nam không bao giờ thay đổi của người cộng sản Bắc Việt.
Cô nhân viên mở lớn mắt nhìn ông như không tin những điều ông nhận xét. Thấy vậy ông nói tiếp:
- Chỉ có mấy ngày ngắn ngủi thôi nhưng tôi đi khá nhiều, tôi không thấy một cơ quan của nhà quyền này có người miền Nam đứng đầu. Nếu có thì cũng có người miền Bắc bên cạnh kiểm soát chặt trong chức vụ bí thư. Ngay chính nơi đây, ngay chính tại văn phòng này tôi cũng dám chắc với cô là người miền Bắc làm lãnh đạo.
***
Trời Sàigòn đang mưa tầm tã. Sàigòn chiều nay lại có mưa. Trong hành lang phi trường Tân Sơn Nhứt, một người đàn ông tuổi trung niên đứng bất động nhìn mưa rơi với đôi con mắt đỏ hoe. Thật lâu sau ông đưa bàn tay phải lên làm một động tác như muốn từ giã ai đó rồi ông nói thì thầm một mình:
- Tạm biệt Sàigòn. Tạm biệt Sàigòn thân yêu của tôi với những buổi chiều mưa thương yêu và nhiều kỷ niệm./.
Topa (Hòa Lan)
( HNPĐ )
( HNPĐ ) Trời Sàigòn đang mưa tầm tã. Sàigòn chiều nay lại có mưa mà những cơn mưa vào tháng này thì thường dai dẳng từ vài tiếng đồng hồ đến vài ngày là thường. Thằng Nam và thằng Ton đứng co ro trước quày bán vé của rạp chiếu phim Long-Vân trên đường Phan Thanh Giản Ngã Bảy Sàigòn. Cả hai đứa đều đưa mắt nhìn lên cái áp phích giới thiệu bộ phim đang chiếu với vẻ thèm thuồng. Thằng Nam đưa bàn tay hơi run vì lạnh và vì đói sờ lên cái áp phích có hình khuôn mặt cô bé người Ấn Độ trong vai em bé mồ côi. Nó ước gì có người nào đó trong đám người đang đi xem phim dẫn hai đứa vào xem. Nó tò mò muốn xem cô bé mồ côi trong phim ra sao. Trong lúc đó thì thằng Ton ngồi xuống để cái cằm đụng vào hai cái đầu gối và hai tay thì ôm tròn hai cái chân, làm như vậy nó cảm thấy bớt lạnh hơn, đồng thời nó chăm chú nhìn người soát vé và nó ước ao người soát vé thấy hai đứa tội nghiệp quá nên ngoắc tay ra dấu cho hai đứa vô xem phim. Dĩ nhiên đó chỉ là sự ao ước mà thôi.
Cả hai đứa đều bị lạnh đến run rẩy vì từ sáng đến giờ này chúng chưa có một thứ thức ăn gì để bỏ vào trong cái bao tử vốn vẫn thường xuyên bị lép xẹp. Hơn nữa, vì hai đứa chỉ mặc quần đùi và khoác trên mình cái áo mỏng tanh bị rách nhiều chỗ. Cả hai đứa đều là trẻ lang thang sống ngoài hè phố với công việc kiếm sống là nghề đánh giầy. Tháng này trời thường có mưa nên gần như không có ông khách nào muốn đưa giầy cho chúng đánh. Không có giầy để đánh bóng nên cả hai đứa đều thiếu ăn.
Từng người, từng cặp, sánh bước bên nhau đi ngang qua dưới mắt nhìn của thằng Nam. Trời vẫn đang mưa tầm tã. Sấm chớp tạo thành những luồng sáng kèm theo tiếng gầm rú như tiếng của đạn pháo kích của Việt cộng mà những ngày xa xưa khi thằng Nam còn là đứa bé bốn năm tuổi, đêm đêm mẹ nó vẫn thường đánh thức nó dậy để chui xuống gầm giường trú ẩn. Mẹ nó nói không biết Nhật hay Pháp bắn, cứ nằm dưới gầm giường là tốt nhất.
Thằng Nam kéo thằng Ton ngồi sát vào mình hơn như muốn để truyền bớt hơi ấm từ người nó sang qua cho thằng bạn mà hai đứa tình cờ gặp nhau trong công viên khi cả hai đang tìm chỗ ngã lưng qua đêm.Thằng Nam quàng tay qua vai bạn nhưng ánh mắt nó vẫn không rời những con người đang đưa nhau vô cửa để xem phim.
Hai người phụ nữ còn rất trẻ vừa từ quầy bán vé đi ra và trên tay mỗi người cầm một tấm vé vô cửa. Thằng Nam vụt đứng lên nhìn hai người phụ nữ và với giọng nói run run vì lạnh và cũng vì sợ việc mà nó sắp nói ra không thành. Thằng Nam nói:
- Hai chị ơi, xin hai chị dẫn hai đứa em vô xem phim làm phước đi hai chị. Hai đứa em lạnh quá.
Hai người phụ nữ nhìn hai đứa rồi cùng nhìn nhau như tự hỏi phải làm gì với lời nói như khẩn nài của thằng bé, rồi không nói một lời nào, mỗi người cầm tay một đứa đi thẳng đến người soát vé. Ánh mắt của thằng Nam nhìn người soát vé như vừa lo sợ vừa khẩn cầu. Nó sợ người soát vé nhận ra hai đứa không phải là người nhà của hai người phụ nữ nên nó run hơn. Hai cái đầu gối của nó gần như chụm dính lại vô với nhau và chỉ chực chờ quỵ xuống. Bất ngờ người soát vé chỉ vào mặt hai đứa rồi nói:
- Vô xem phim đàng hoàng chứ không được làm gì bậy bạ nghe chưa. Chạy phá hay ăn cắp là tao bắt giao cho cảnh sát nhốt tù đó nghe chưa.
Người soát vé tỏ vẻ mặt dữ tợn với hai đứa nhưng lại cười rất tươi khi nhìn hai người phụ nữ ân nhân.
Phim vừa bắt đầu sau khi đã chiếu qua phần phim thời sự. Rạp hôm nay đông khách nên ấm cúng tuy trên trần cao các quạt máy vẫn đều đều quay. Phim diễn ra lôi cuốn và hấp dẫn thằng Nam từng cảnh nhưng nó thì không đọc kịp hàng chữ phụ đề tiếng Việt bên dưới. Nó cảm nhận được số phận của cô bé mồ côi nên vì vậy đã làm cho nó xúc động nhiều. Một gia đình giàu có nhưng không con nên đã nhận cô bé từ một trại mồ côi về nuôi. Từ đó cô bé được ăn ngon, được mặc đẹp và được đưa đi chơi ở những nơi sang trọng. Cảnh mà thằng Nam sẽ không bao giờ quên là khi cô bé mồ côi cầm trên tay miếng cà chua dầy nhưng cô chê nó chua nên không chịu ăn làm cho thằng Nam nuốt nước miếng thèm thuồng. Phải chi nó là cô bé đó thì... Nhưng, sau một thời gian cũng khá lâu thì người mẹ nuôi mang bầu và cho ra đời một đứa bé trai. Từ đó cha mẹ nuôi của cô bé đã gần như quên sự có mặt của cô trong gia đình. Tất cả tình thương mà cha mẹ nuôi đã dành cho cô từ ngày mới về nhà này, thì, nay chuyển hết qua cho đứa con trai mới chào đời. Trước mặt cô bé là cả một tương lai tăm tối vì từ từ công việc trong nhà cô phải làm thay cho người giúp việc nay đã được cho nghỉ. Cô bé cảm thấy hờn tủi và đau khổ nên đã bỏ nhà đi hoang. Cô sống lang thang ngoài đường phố nhưng cô không hề lấy của ai bất cứ một vật gì. Khi đói thì cô đến những nhà hàng chờ ăn những thứ thức ăn thừa mà thực khách bỏ lại trên bàn, kể cả những miếng cà chua mà khi xưa cô đã chê và không chịu ăn. Phim còn đang chiếu nhưng thằng Nam không thể xem tiếp vì nó đang ôm mặt khóc nức nở bởi nó cũng vừa chợt nhớ đến thân phận của nó hiện tại. Nó khóc cho sự đen tối của số phận con người. Nó khóc cho số phận nghiệt ngã của cô bé mồ côi trong phim cũng là vì nó thấy cuộc sống của nó và thằng Ton cần che chở nhau hơn trong từng khoảnh khắc một của cuộc đời này.
***
- Câu chuyện mà các em vừa nghe thầy kể là câu chuyện có thật đã xảy ra vào năm một ngàn chín trăm năm mươi chín. Khi đó thằng Nam được mười tuổi và thằng Ton được chín tuổi. Năm nay, năm một ngàn chín trăm bảy mươi bốn, tức là đã mười lăm năm trôi qua và thầy muốn kể câu chuyện đó như là một kỷ niệm trước khi thầy trò chúng ta chia tay nhau vì mùa hè đã đến rồi. Sau mùa hè thì tất cả các em đều lên lớp và khi đó biết thầy trò chúng ta có còn gặp lại nhau không. Bây giờ thầy kể cho các em nghe tiếp đoạn cuối.
- Khi vô được trong rạp và có được chỗ ngồi ấm cúng bên hai người phụ nữ ân nhân, thằng Ton mệt mỏi cong mình nằm gọn lỏn trên ghế và ngủ.Thằng Nam nhìn thằng Ton ngủ mà mơ màng nghĩ về những ngày sắp đến cho đến khi đoạn phim có cô bé mồ côi xuất hiện.
Nhìn thấy thằng Nam khóc, người phụ nữ ân nhân đã hỏi chuyện nó và nó thành thật kể hết về hoàn cảnh của nó. Chỉ khoảng một năm trước, thằng Nam cũng có cha có mẹ, cũng được đến trường như bao đứa trẻ khác. Nhưng, cuộc sống êm đềm của nó phải bị đứt đoạn kể từ khi cha mẹ nó bị tai nạn giao thông và cả hai đã qua đời. Thằng Nam là con một và vì còn quá nhỏ nên nó không biết phải làm gì mà thân nhân bà con ruột thịt của nó là ai thì nó cũng hoàn toàn không biết, nên, nó được đưa vào trại mồ côi. Cuộc sống buồn bã trong trại cộng thêm sự thương nhớ cha mẹ nên thằng Nam đã trốn trại và sống lang thang rày đây mai đó trên hè phố. Số phận rồi đã đưa đẩy nó từ một thành phố quanh năm bụi đỏ và nhiều mưa gió, trôi giạt đến thủ đô Sàigòn và nó gặp thằng Ton.
Hai người phụ nữ tốt bụng đã tin lời kể của thằng Nam là thật nên mỗi người nhận nuôi một đứa. Người phụ nữ tốt bụng nhận nuôi thằng Nam làm nghề bán cơm tấm và nhà ở khu chợ cá Trần QuốcToản. Người nhận nuôi thằng Ton nhà ở bên khu lò heo Chánh Hưng và sinh sống với nghề bán xôi. Rồi thời gian cứ từ từ trôi qua theo năm tháng và thằng Ton sau khi tốt nghiệp trường Võ Bị Quốc Gia ĐàLạt, nó đã gia nhập vào binh chủng Nhảy Dù và hiện đang là Đại úy Đại đội trưởng. Còn thằng Nam thì tốt nghiệp trường Sư Phạm Sàigòn. Và, sau đó thằng Nam cũng vào trường sĩ quan Thủ Đức. Sau khi ra trường thằng Nam được biệt phái về Bộ Giáo Dục. Thằng Nam hiện mang cấp bậc Trung úy và, người mà các em gọi là thầy Nam chính là thằng Nam ngày xưa nay đang đứng nói chuyện trước mặt các em đây.
- Ô... ồ... ồ...!
Những tiếng ồ nho nhỏ đầy vẻ ngạc nhiên vì quá bất ngờ của các em học sinh nhưng cũng đủ làm vang động cả lớp đệ thất trường Trung học Võ Tánh Phú Nhuận. Những đôi mắt của các em cứ trố ra nhìn người đang đứng trên bục giảng như tự hỏi, đó có phải là câu chuyện có thật hay không? Đợi cho lớp học trả lại sự im lặng tuyệt đối. Thầy Nam - thằng Nam ngày trước- nói tiếp:
- Trên quê hương mình hiện chiến tranh vẫn đang tiếp diễn với cường độ mỗi ngày mỗi khốc liệt hơn mà chưa biết đến khi nào mới thật sự chấm dứt vì Việt cộng đã cố tình vi phạm hiệp định đình chiến. Nên, vì vậy đất nước mình sẽ có nhiều - rất nhiều - những đứa trẻ mồ côi bị mất cha, mất mẹ, hoặc, bị mất cả hai mà đa phần là do những viên đạn đã không thể phân biệt được ai là thù ai là bạn. Các em may mắn được ngồi ở đây, dưới mái trường này, các em hãy cố gắng học hành để mai sau trở thành người hữu dụng đối với xã hội và với gia đình. Các em hãy trân quý, các em hãy trân trọng thời gian này; thời gian còn được cắp sách đến trường là thời gian đẹp nhất của một đời người. Một mai khi các em khôn lớn các em phải xa nhà để lao mình vào trăm công ngàn việc, phải bon chen với cuộc sống, lúc đó từng ngăn ký ức kỷ niệm thuở học trò sẽ hiện ra từ từ trong sâu thẳm tâm hồn và các em sẽ thấy thời gian này thật tuyệt vời và thánh thiện vô cùng.
***
Trời đang mưa tầm tã. Một chiếc taxi ngừng lại trước cửa văn phòng của hãng hàng không Air Việt Nam. Một người đàn ông trung niên từ trong chiếc taxi bước ra và bước đi như chạy vô văn phòng.Vì là buổi chiều và hơn nữa thành phố đang có mưa nên trong văn phòng cũng vắng khách, chỉ có ba cô nhân viên ngồi sau các máy computer mà hai cô thì đang tiếp hai người khách. Người đàn ông trung niên bước đến cô nhân viên thứ ba đang chăm chú nhìn vô cái máy và nói:
- Nhờ cô xem đổi giúp giùm cho tôi ngày về càng sớm càng tốt.
Vừa nói ông vừa đưa vé máy bay ra. Cô nhân viên tươi cười niềm nở tiếp nhận cái vé rồi cô gõ lên bàn phím. Chỉ trong dăm ba giây đồng hồ sau, cô nhân viên ngước nhìn ông nói với vẻ ngạc nhiên:
- Bác mới về có hai ngày mà...
- Thành phố hai ngày nay chiều nào cũng có mưa mà...
Cô nhân viên hiểu lầm ý của ông nên mau mắn tiếp lời:
- Tháng này thì còn mưa nhiều chứ tháng sau sẽ giảm bớt dần bác ạ. Để cháu xem có chuyến bay nào sớm và còn chỗ trống cháu sẽ đổi cho bác ngay.
Ông quay mặt nhìn ra cửa. Ngoài đường trời vẫn đang mưa tầm tã.Thành phố với những buổi chiều mưa luôn làm cho ông thích thú nhưng ông muốn rời khỏi thành phố này càng sớm càng tốt. Ông không ngờ chiến tranh đã chấm từ mấy mươi năm rồi vậy mà người dân nghèo và những đứa trẻ vẫn sống lang thang ngoài hè phố, và, còn nhiều hơn xưa.
Cô nhân viên ngước nhìn ông và hỏi:
- Bác không thích mưa sao bác?
Ông trả lời cô nhân viên với tâm trạng của một người đã bị mất tất cả.
- Tôi rất thích nhìn mưa rơi trên thành phố thân yêu này… cô à. Với những buổi chiều mưa luôn làm cho tôi được sống lại cả một quãng thời gian thanh xuân ngày cũ. Tôi về lại đây là chỉ mong được đến thắp một nén nhang cho thằng bạn chí thân từ thuở cả hai đứa còn lang thang ngoài hè phố với những ngày không có thứ thức ăn nào để bỏ vô bao tử. Những ngày đầu tiên sau cuộc chiến... Có lẽ người chiến thắng nhìn thấy một tấm bia trong NghĩaTrang Quân Đội Biên Hòa ghi: Nơi yên nghỉ của Cố Thiếu Tá Nhảy Dù… nên họ căm hận mà đã phá bỏ đi, vì vậy mà tôi không làm sao biết cái mộ nằm ở chỗ nào nữa. Tôi về đây cũng là muốn nhìn lại thành phố Sàigòn thân yêu của tôi ngày cũ. Tôi muốn nhìn lại rạp hát Long Vân ở Ngã Bảy; nhìn lại ngôi nhà xưa mà tôi đã được sống trong đó với những ngày vui và hạnh phúc bên người mẹ nuôi của tôi. Tôi muốn nhìn lại ngôi trường xưa Võ Tánh thân yêu mà tôi đã có những tháng ngày bỏ công vun trồng những mầm non của dân tộc. Nhưng, tất cả đã đổi thay hết rồi. Có còn lại chăng chỉ là sự hận thù đồng bào miền Nam không bao giờ thay đổi của người cộng sản Bắc Việt.
Cô nhân viên mở lớn mắt nhìn ông như không tin những điều ông nhận xét. Thấy vậy ông nói tiếp:
- Chỉ có mấy ngày ngắn ngủi thôi nhưng tôi đi khá nhiều, tôi không thấy một cơ quan của nhà quyền này có người miền Nam đứng đầu. Nếu có thì cũng có người miền Bắc bên cạnh kiểm soát chặt trong chức vụ bí thư. Ngay chính nơi đây, ngay chính tại văn phòng này tôi cũng dám chắc với cô là người miền Bắc làm lãnh đạo.
***
Trời Sàigòn đang mưa tầm tã. Sàigòn chiều nay lại có mưa. Trong hành lang phi trường Tân Sơn Nhứt, một người đàn ông tuổi trung niên đứng bất động nhìn mưa rơi với đôi con mắt đỏ hoe. Thật lâu sau ông đưa bàn tay phải lên làm một động tác như muốn từ giã ai đó rồi ông nói thì thầm một mình:
- Tạm biệt Sàigòn. Tạm biệt Sàigòn thân yêu của tôi với những buổi chiều mưa thương yêu và nhiều kỷ niệm./.
Topa (Hòa Lan)
( HNPĐ )
Với Những Buổi Chiều Mưa. - Topa
( HNPĐ )Trời Sàigòn đang mưa tầm tã. Sàigòn chiều nay lại có mưa mà những cơn mưa vào tháng này thì thường dai dẳng từ vài tiếng đồng hồ đến vài ngày là thường. Thằng Nam và thằng Ton
( HNPĐ ) Trời Sàigòn đang mưa tầm tã. Sàigòn chiều nay lại có mưa mà những cơn mưa vào tháng này thì thường dai dẳng từ vài tiếng đồng hồ đến vài ngày là thường. Thằng Nam và thằng Ton đứng co ro trước quày bán vé của rạp chiếu phim Long-Vân trên đường Phan Thanh Giản Ngã Bảy Sàigòn. Cả hai đứa đều đưa mắt nhìn lên cái áp phích giới thiệu bộ phim đang chiếu với vẻ thèm thuồng. Thằng Nam đưa bàn tay hơi run vì lạnh và vì đói sờ lên cái áp phích có hình khuôn mặt cô bé người Ấn Độ trong vai em bé mồ côi. Nó ước gì có người nào đó trong đám người đang đi xem phim dẫn hai đứa vào xem. Nó tò mò muốn xem cô bé mồ côi trong phim ra sao. Trong lúc đó thì thằng Ton ngồi xuống để cái cằm đụng vào hai cái đầu gối và hai tay thì ôm tròn hai cái chân, làm như vậy nó cảm thấy bớt lạnh hơn, đồng thời nó chăm chú nhìn người soát vé và nó ước ao người soát vé thấy hai đứa tội nghiệp quá nên ngoắc tay ra dấu cho hai đứa vô xem phim. Dĩ nhiên đó chỉ là sự ao ước mà thôi.
Cả hai đứa đều bị lạnh đến run rẩy vì từ sáng đến giờ này chúng chưa có một thứ thức ăn gì để bỏ vào trong cái bao tử vốn vẫn thường xuyên bị lép xẹp. Hơn nữa, vì hai đứa chỉ mặc quần đùi và khoác trên mình cái áo mỏng tanh bị rách nhiều chỗ. Cả hai đứa đều là trẻ lang thang sống ngoài hè phố với công việc kiếm sống là nghề đánh giầy. Tháng này trời thường có mưa nên gần như không có ông khách nào muốn đưa giầy cho chúng đánh. Không có giầy để đánh bóng nên cả hai đứa đều thiếu ăn.
Từng người, từng cặp, sánh bước bên nhau đi ngang qua dưới mắt nhìn của thằng Nam. Trời vẫn đang mưa tầm tã. Sấm chớp tạo thành những luồng sáng kèm theo tiếng gầm rú như tiếng của đạn pháo kích của Việt cộng mà những ngày xa xưa khi thằng Nam còn là đứa bé bốn năm tuổi, đêm đêm mẹ nó vẫn thường đánh thức nó dậy để chui xuống gầm giường trú ẩn. Mẹ nó nói không biết Nhật hay Pháp bắn, cứ nằm dưới gầm giường là tốt nhất.
Thằng Nam kéo thằng Ton ngồi sát vào mình hơn như muốn để truyền bớt hơi ấm từ người nó sang qua cho thằng bạn mà hai đứa tình cờ gặp nhau trong công viên khi cả hai đang tìm chỗ ngã lưng qua đêm.Thằng Nam quàng tay qua vai bạn nhưng ánh mắt nó vẫn không rời những con người đang đưa nhau vô cửa để xem phim.
Hai người phụ nữ còn rất trẻ vừa từ quầy bán vé đi ra và trên tay mỗi người cầm một tấm vé vô cửa. Thằng Nam vụt đứng lên nhìn hai người phụ nữ và với giọng nói run run vì lạnh và cũng vì sợ việc mà nó sắp nói ra không thành. Thằng Nam nói:
- Hai chị ơi, xin hai chị dẫn hai đứa em vô xem phim làm phước đi hai chị. Hai đứa em lạnh quá.
Hai người phụ nữ nhìn hai đứa rồi cùng nhìn nhau như tự hỏi phải làm gì với lời nói như khẩn nài của thằng bé, rồi không nói một lời nào, mỗi người cầm tay một đứa đi thẳng đến người soát vé. Ánh mắt của thằng Nam nhìn người soát vé như vừa lo sợ vừa khẩn cầu. Nó sợ người soát vé nhận ra hai đứa không phải là người nhà của hai người phụ nữ nên nó run hơn. Hai cái đầu gối của nó gần như chụm dính lại vô với nhau và chỉ chực chờ quỵ xuống. Bất ngờ người soát vé chỉ vào mặt hai đứa rồi nói:
- Vô xem phim đàng hoàng chứ không được làm gì bậy bạ nghe chưa. Chạy phá hay ăn cắp là tao bắt giao cho cảnh sát nhốt tù đó nghe chưa.
Người soát vé tỏ vẻ mặt dữ tợn với hai đứa nhưng lại cười rất tươi khi nhìn hai người phụ nữ ân nhân.
Phim vừa bắt đầu sau khi đã chiếu qua phần phim thời sự. Rạp hôm nay đông khách nên ấm cúng tuy trên trần cao các quạt máy vẫn đều đều quay. Phim diễn ra lôi cuốn và hấp dẫn thằng Nam từng cảnh nhưng nó thì không đọc kịp hàng chữ phụ đề tiếng Việt bên dưới. Nó cảm nhận được số phận của cô bé mồ côi nên vì vậy đã làm cho nó xúc động nhiều. Một gia đình giàu có nhưng không con nên đã nhận cô bé từ một trại mồ côi về nuôi. Từ đó cô bé được ăn ngon, được mặc đẹp và được đưa đi chơi ở những nơi sang trọng. Cảnh mà thằng Nam sẽ không bao giờ quên là khi cô bé mồ côi cầm trên tay miếng cà chua dầy nhưng cô chê nó chua nên không chịu ăn làm cho thằng Nam nuốt nước miếng thèm thuồng. Phải chi nó là cô bé đó thì... Nhưng, sau một thời gian cũng khá lâu thì người mẹ nuôi mang bầu và cho ra đời một đứa bé trai. Từ đó cha mẹ nuôi của cô bé đã gần như quên sự có mặt của cô trong gia đình. Tất cả tình thương mà cha mẹ nuôi đã dành cho cô từ ngày mới về nhà này, thì, nay chuyển hết qua cho đứa con trai mới chào đời. Trước mặt cô bé là cả một tương lai tăm tối vì từ từ công việc trong nhà cô phải làm thay cho người giúp việc nay đã được cho nghỉ. Cô bé cảm thấy hờn tủi và đau khổ nên đã bỏ nhà đi hoang. Cô sống lang thang ngoài đường phố nhưng cô không hề lấy của ai bất cứ một vật gì. Khi đói thì cô đến những nhà hàng chờ ăn những thứ thức ăn thừa mà thực khách bỏ lại trên bàn, kể cả những miếng cà chua mà khi xưa cô đã chê và không chịu ăn. Phim còn đang chiếu nhưng thằng Nam không thể xem tiếp vì nó đang ôm mặt khóc nức nở bởi nó cũng vừa chợt nhớ đến thân phận của nó hiện tại. Nó khóc cho sự đen tối của số phận con người. Nó khóc cho số phận nghiệt ngã của cô bé mồ côi trong phim cũng là vì nó thấy cuộc sống của nó và thằng Ton cần che chở nhau hơn trong từng khoảnh khắc một của cuộc đời này.
***
- Câu chuyện mà các em vừa nghe thầy kể là câu chuyện có thật đã xảy ra vào năm một ngàn chín trăm năm mươi chín. Khi đó thằng Nam được mười tuổi và thằng Ton được chín tuổi. Năm nay, năm một ngàn chín trăm bảy mươi bốn, tức là đã mười lăm năm trôi qua và thầy muốn kể câu chuyện đó như là một kỷ niệm trước khi thầy trò chúng ta chia tay nhau vì mùa hè đã đến rồi. Sau mùa hè thì tất cả các em đều lên lớp và khi đó biết thầy trò chúng ta có còn gặp lại nhau không. Bây giờ thầy kể cho các em nghe tiếp đoạn cuối.
- Khi vô được trong rạp và có được chỗ ngồi ấm cúng bên hai người phụ nữ ân nhân, thằng Ton mệt mỏi cong mình nằm gọn lỏn trên ghế và ngủ.Thằng Nam nhìn thằng Ton ngủ mà mơ màng nghĩ về những ngày sắp đến cho đến khi đoạn phim có cô bé mồ côi xuất hiện.
Nhìn thấy thằng Nam khóc, người phụ nữ ân nhân đã hỏi chuyện nó và nó thành thật kể hết về hoàn cảnh của nó. Chỉ khoảng một năm trước, thằng Nam cũng có cha có mẹ, cũng được đến trường như bao đứa trẻ khác. Nhưng, cuộc sống êm đềm của nó phải bị đứt đoạn kể từ khi cha mẹ nó bị tai nạn giao thông và cả hai đã qua đời. Thằng Nam là con một và vì còn quá nhỏ nên nó không biết phải làm gì mà thân nhân bà con ruột thịt của nó là ai thì nó cũng hoàn toàn không biết, nên, nó được đưa vào trại mồ côi. Cuộc sống buồn bã trong trại cộng thêm sự thương nhớ cha mẹ nên thằng Nam đã trốn trại và sống lang thang rày đây mai đó trên hè phố. Số phận rồi đã đưa đẩy nó từ một thành phố quanh năm bụi đỏ và nhiều mưa gió, trôi giạt đến thủ đô Sàigòn và nó gặp thằng Ton.
Hai người phụ nữ tốt bụng đã tin lời kể của thằng Nam là thật nên mỗi người nhận nuôi một đứa. Người phụ nữ tốt bụng nhận nuôi thằng Nam làm nghề bán cơm tấm và nhà ở khu chợ cá Trần QuốcToản. Người nhận nuôi thằng Ton nhà ở bên khu lò heo Chánh Hưng và sinh sống với nghề bán xôi. Rồi thời gian cứ từ từ trôi qua theo năm tháng và thằng Ton sau khi tốt nghiệp trường Võ Bị Quốc Gia ĐàLạt, nó đã gia nhập vào binh chủng Nhảy Dù và hiện đang là Đại úy Đại đội trưởng. Còn thằng Nam thì tốt nghiệp trường Sư Phạm Sàigòn. Và, sau đó thằng Nam cũng vào trường sĩ quan Thủ Đức. Sau khi ra trường thằng Nam được biệt phái về Bộ Giáo Dục. Thằng Nam hiện mang cấp bậc Trung úy và, người mà các em gọi là thầy Nam chính là thằng Nam ngày xưa nay đang đứng nói chuyện trước mặt các em đây.
- Ô... ồ... ồ...!
Những tiếng ồ nho nhỏ đầy vẻ ngạc nhiên vì quá bất ngờ của các em học sinh nhưng cũng đủ làm vang động cả lớp đệ thất trường Trung học Võ Tánh Phú Nhuận. Những đôi mắt của các em cứ trố ra nhìn người đang đứng trên bục giảng như tự hỏi, đó có phải là câu chuyện có thật hay không? Đợi cho lớp học trả lại sự im lặng tuyệt đối. Thầy Nam - thằng Nam ngày trước- nói tiếp:
- Trên quê hương mình hiện chiến tranh vẫn đang tiếp diễn với cường độ mỗi ngày mỗi khốc liệt hơn mà chưa biết đến khi nào mới thật sự chấm dứt vì Việt cộng đã cố tình vi phạm hiệp định đình chiến. Nên, vì vậy đất nước mình sẽ có nhiều - rất nhiều - những đứa trẻ mồ côi bị mất cha, mất mẹ, hoặc, bị mất cả hai mà đa phần là do những viên đạn đã không thể phân biệt được ai là thù ai là bạn. Các em may mắn được ngồi ở đây, dưới mái trường này, các em hãy cố gắng học hành để mai sau trở thành người hữu dụng đối với xã hội và với gia đình. Các em hãy trân quý, các em hãy trân trọng thời gian này; thời gian còn được cắp sách đến trường là thời gian đẹp nhất của một đời người. Một mai khi các em khôn lớn các em phải xa nhà để lao mình vào trăm công ngàn việc, phải bon chen với cuộc sống, lúc đó từng ngăn ký ức kỷ niệm thuở học trò sẽ hiện ra từ từ trong sâu thẳm tâm hồn và các em sẽ thấy thời gian này thật tuyệt vời và thánh thiện vô cùng.
***
Trời đang mưa tầm tã. Một chiếc taxi ngừng lại trước cửa văn phòng của hãng hàng không Air Việt Nam. Một người đàn ông trung niên từ trong chiếc taxi bước ra và bước đi như chạy vô văn phòng.Vì là buổi chiều và hơn nữa thành phố đang có mưa nên trong văn phòng cũng vắng khách, chỉ có ba cô nhân viên ngồi sau các máy computer mà hai cô thì đang tiếp hai người khách. Người đàn ông trung niên bước đến cô nhân viên thứ ba đang chăm chú nhìn vô cái máy và nói:
- Nhờ cô xem đổi giúp giùm cho tôi ngày về càng sớm càng tốt.
Vừa nói ông vừa đưa vé máy bay ra. Cô nhân viên tươi cười niềm nở tiếp nhận cái vé rồi cô gõ lên bàn phím. Chỉ trong dăm ba giây đồng hồ sau, cô nhân viên ngước nhìn ông nói với vẻ ngạc nhiên:
- Bác mới về có hai ngày mà...
- Thành phố hai ngày nay chiều nào cũng có mưa mà...
Cô nhân viên hiểu lầm ý của ông nên mau mắn tiếp lời:
- Tháng này thì còn mưa nhiều chứ tháng sau sẽ giảm bớt dần bác ạ. Để cháu xem có chuyến bay nào sớm và còn chỗ trống cháu sẽ đổi cho bác ngay.
Ông quay mặt nhìn ra cửa. Ngoài đường trời vẫn đang mưa tầm tã.Thành phố với những buổi chiều mưa luôn làm cho ông thích thú nhưng ông muốn rời khỏi thành phố này càng sớm càng tốt. Ông không ngờ chiến tranh đã chấm từ mấy mươi năm rồi vậy mà người dân nghèo và những đứa trẻ vẫn sống lang thang ngoài hè phố, và, còn nhiều hơn xưa.
Cô nhân viên ngước nhìn ông và hỏi:
- Bác không thích mưa sao bác?
Ông trả lời cô nhân viên với tâm trạng của một người đã bị mất tất cả.
- Tôi rất thích nhìn mưa rơi trên thành phố thân yêu này… cô à. Với những buổi chiều mưa luôn làm cho tôi được sống lại cả một quãng thời gian thanh xuân ngày cũ. Tôi về lại đây là chỉ mong được đến thắp một nén nhang cho thằng bạn chí thân từ thuở cả hai đứa còn lang thang ngoài hè phố với những ngày không có thứ thức ăn nào để bỏ vô bao tử. Những ngày đầu tiên sau cuộc chiến... Có lẽ người chiến thắng nhìn thấy một tấm bia trong NghĩaTrang Quân Đội Biên Hòa ghi: Nơi yên nghỉ của Cố Thiếu Tá Nhảy Dù… nên họ căm hận mà đã phá bỏ đi, vì vậy mà tôi không làm sao biết cái mộ nằm ở chỗ nào nữa. Tôi về đây cũng là muốn nhìn lại thành phố Sàigòn thân yêu của tôi ngày cũ. Tôi muốn nhìn lại rạp hát Long Vân ở Ngã Bảy; nhìn lại ngôi nhà xưa mà tôi đã được sống trong đó với những ngày vui và hạnh phúc bên người mẹ nuôi của tôi. Tôi muốn nhìn lại ngôi trường xưa Võ Tánh thân yêu mà tôi đã có những tháng ngày bỏ công vun trồng những mầm non của dân tộc. Nhưng, tất cả đã đổi thay hết rồi. Có còn lại chăng chỉ là sự hận thù đồng bào miền Nam không bao giờ thay đổi của người cộng sản Bắc Việt.
Cô nhân viên mở lớn mắt nhìn ông như không tin những điều ông nhận xét. Thấy vậy ông nói tiếp:
- Chỉ có mấy ngày ngắn ngủi thôi nhưng tôi đi khá nhiều, tôi không thấy một cơ quan của nhà quyền này có người miền Nam đứng đầu. Nếu có thì cũng có người miền Bắc bên cạnh kiểm soát chặt trong chức vụ bí thư. Ngay chính nơi đây, ngay chính tại văn phòng này tôi cũng dám chắc với cô là người miền Bắc làm lãnh đạo.
***
Trời Sàigòn đang mưa tầm tã. Sàigòn chiều nay lại có mưa. Trong hành lang phi trường Tân Sơn Nhứt, một người đàn ông tuổi trung niên đứng bất động nhìn mưa rơi với đôi con mắt đỏ hoe. Thật lâu sau ông đưa bàn tay phải lên làm một động tác như muốn từ giã ai đó rồi ông nói thì thầm một mình:
- Tạm biệt Sàigòn. Tạm biệt Sàigòn thân yêu của tôi với những buổi chiều mưa thương yêu và nhiều kỷ niệm./.
Topa (Hòa Lan)
( HNPĐ )