Thân Hữu Tiếp Tay...
Vua xưa & Lãnh đạo nay
Đọc lời người xưa soi vào ngày nay thấy có những điều thật thú vị! Chẳng lẽ ý chí quật cường của dân tộc mà đại diện là vua chúa trước đây và giai tầng lãnh đạo ngày nay lại "xuống cấp" quá nhiều như vậy?Những ai ít nhiều theo dõi thời cuộc đất nước đều có thể nhận thấy một tình trạng xói mòn nghiêm trọng
Vua xưa & Lãnh đạo nay
Lang thang trên mạng gặp lại lời Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) kêu gọi nhân dân cảnh giác với giặc Tàu , trong đó có đoạn:
" Các người chớ quên , chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ , trái đạo . Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo . Cho nên cái hoạ lâu đời của ta là hoạ nước Tàu . Chớ coi thường chuyện vụn vặt nảy ra trên biên ải . Các việc trên , khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn . Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước . Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp . Không thôn tính được ta , thì gậm nhấm ta . Họ gậm nhấm đất đai của ta , lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích .
Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn :
" Một tấc đất của Tiền nhân để lại , cũng không được để lọt vào tay kẻ khác " . Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu ".http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Nh%C3%A2n_T%C3%B4ng (*)
Đọc lời người xưa soi vào ngày nay thấy có những điều thật thú vị! Chẳng lẽ ý chí quật cường của dân tộc mà đại diện là vua chúa trước đây và giai tầng lãnh đạo ngày nay lại "xuống cấp" quá nhiều như vậy?
Những ai ít nhiều theo dõi thời cuộc đất nước đều có thể nhận thấy một tình trạng xói mòn nghiêm trọng về niềm tin của dân chúng đối với giới lãnh đạo đất nước trong thời kỳ gần đây. Nhân dân từ chỗ một lòng tin tưởng và phục tùng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc thì nay đã chuyển sang trạng thái hoài nghị, thậm chí không tin vào sự lãnh đạo đó nữa. Sự thật này đã được ghi nhận trong một số văn kiện của Đảng, gần đây nhất là NQ TW 4 khóa XI.
Có rất nhiều biểu hiện của trạng thái nói trên. Đó là thái độ bất bình bất tín , thậm chí bất tuân lệnh đang ngày một lan rộng trong xã hội, không chỉ từ dân chúng mà cả giới trí thức và quan chức. Trong khi người dân bức xúc trước những diễn biến tiêu cực trong tình hình kinh tế-chính trị-xã hội và chủ quyền lãnh thổ,biển đảo thì giới quan chức dường như tỏ ra thờ ơ, lãnh cảm, thậm chí thói thác trách nhiệm. Đã bắt đầu có triệu chứng chính quyền ngăn chặn tự do thông tin và hạn chế dân chúng bàn luận chính trị, thậm chí truy chụp những người có ý kiến trái ngược dù với động cơ xây dựng. Tình hình có cái gì đó na ná với thời chính quyền Mỹ-ngụy cấm người dân "nói chính trị".... Trong nhiều trường hợp, nhất là trong đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực, nhân dân và báo chí, kể cả "lề trái" trở thành người đi đầu phát hiện vấn đề và đề xướng giải pháp trong khi các cơ quan chính quyền lại tỏ ra thụ động, chậm vào cuộc hoặc bất lực. Trên mặt trận an ninh quốc phòng, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ ngư trường và ngư dân..., họ cũng là người đi đầu với những hình thức đấu tranh thiết thực và kịp thời khiến đối phương lo sợ, trong khi giới chức lại tỏ ra dè dặt, thậm chí tránh né với lý do "vấn đề nhậy cảm" hoặc "cần phải khôn khéo"....
Lẽ nào những người lãnh đạo đất nước bây giờ không biết rằng khí phách của một dân tộc trước hết phải được thể hiện ở những người đứng đầu dân tộc đó; và kẻ thù thường nhìn vào đó để đưa ra quyết sách của chúng?. Kinh nghiệm cho thấy, dưới con mắt của bọn bành trướng. mọi cử chỉ do dự hoặc những tiểu xảo gọi là "khôn khéo" của người Việt chỉ là dấu hiệu của sợ hãi và khuất phục mà thôi. Điều quan trong hơn nữa là, nhân dân luôn đặt niềm tin vào những người lãnh đạo như những thủ lĩnh đại diện cho ý chí và nguyện vọng của họ. Đó là điều kiện tiên quyết để đảm báo khối đoàn kết dân tộc-nguồn sức mạnh vô địch của Việt Nam xưa nay. Nói cách khác không nên vì bất cứ lý do gì để những người lãnh đạo xa rời nhân dân hoặc né tránh không thể hiện một cách công khai minh bạch ý nguyện của nhân dân.
Lẽ nào những người lãnh đạo đất nước bây giờ không biết rằng khí phách của một dân tộc trước hết phải được thể hiện ở những người đứng đầu dân tộc đó; và kẻ thù thường nhìn vào đó để đưa ra quyết sách của chúng?. Kinh nghiệm cho thấy, dưới con mắt của bọn bành trướng. mọi cử chỉ do dự hoặc những tiểu xảo gọi là "khôn khéo" của người Việt chỉ là dấu hiệu của sợ hãi và khuất phục mà thôi. Điều quan trong hơn nữa là, nhân dân luôn đặt niềm tin vào những người lãnh đạo như những thủ lĩnh đại diện cho ý chí và nguyện vọng của họ. Đó là điều kiện tiên quyết để đảm báo khối đoàn kết dân tộc-nguồn sức mạnh vô địch của Việt Nam xưa nay. Nói cách khác không nên vì bất cứ lý do gì để những người lãnh đạo xa rời nhân dân hoặc né tránh không thể hiện một cách công khai minh bạch ý nguyện của nhân dân.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao từ hàng ngàn năm trước các vua chúa nước Việt đã từng thực hiện những điều mà ngày hôm nay giới lãnh đạo nói rất nhiều nhưng không làm được bao nhiêu? Tại sao xưa kia trong bối cảnh quan hệ quốc tế hạn hẹp với vị thế bất lợi trước kẻ thù, nhưng các vua chúa nước Việt, trong đó có Vua Trần Nhân Tông, vẫn dám gọi đích danh "gặc Tàu". Hơn thế nữa, Vua còn đích thân đứng ra cảnh báo dân chúng về âm nưu "gặm nhấm.... để biến nước ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích"! Sự chỉ đạo của Vua như thế xem ra vừa rất cụ thể vừa tỏ rõ tầm nhìn xa trông rông. Lãnh đạo ngày nay có mấy ai nói trước bàn dân thiên hạ những lời như thế? Bao giờ mới thay những từ "tàu lạ", "nước ngoài" chung chung... bằng đúng tên thật của chúng? Trộm nghĩ, liệu Vua Trần Nhân Tông với những lời tuyên bố chẳng mấy khéo léo như thế mà còn sống đến ngày hôm nay thì có bị cấm đoán hay bị phạt tù không nhĩ? Than ơi, nghĩ đến đây thấy sao mà nghịch lý đến não ruột!
(*) Lời trích này lấy từ nguồn Wikipedia có thể không hoàn toàn chính xác. Song nội dung này cũng thấy phổ biến trên nhiều tài liệu được lưu truyền ở VN lâu nay. Bạn đọc có thể tự tìm hiểu để kiểm chứng thêm.
Vua xưa & Lãnh đạo nay
Đọc lời người xưa soi vào ngày nay thấy có những điều thật thú vị! Chẳng lẽ ý chí quật cường của dân tộc mà đại diện là vua chúa trước đây và giai tầng lãnh đạo ngày nay lại "xuống cấp" quá nhiều như vậy?Những ai ít nhiều theo dõi thời cuộc đất nước đều có thể nhận thấy một tình trạng xói mòn nghiêm trọng
Vua xưa & Lãnh đạo nay
Lang thang trên mạng gặp lại lời Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) kêu gọi nhân dân cảnh giác với giặc Tàu , trong đó có đoạn:
" Các người chớ quên , chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ , trái đạo . Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo . Cho nên cái hoạ lâu đời của ta là hoạ nước Tàu . Chớ coi thường chuyện vụn vặt nảy ra trên biên ải . Các việc trên , khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn . Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước . Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp . Không thôn tính được ta , thì gậm nhấm ta . Họ gậm nhấm đất đai của ta , lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích .
Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn :
" Một tấc đất của Tiền nhân để lại , cũng không được để lọt vào tay kẻ khác " . Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu ".http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Nh%C3%A2n_T%C3%B4ng (*)
Đọc lời người xưa soi vào ngày nay thấy có những điều thật thú vị! Chẳng lẽ ý chí quật cường của dân tộc mà đại diện là vua chúa trước đây và giai tầng lãnh đạo ngày nay lại "xuống cấp" quá nhiều như vậy?
Những ai ít nhiều theo dõi thời cuộc đất nước đều có thể nhận thấy một tình trạng xói mòn nghiêm trọng về niềm tin của dân chúng đối với giới lãnh đạo đất nước trong thời kỳ gần đây. Nhân dân từ chỗ một lòng tin tưởng và phục tùng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc thì nay đã chuyển sang trạng thái hoài nghị, thậm chí không tin vào sự lãnh đạo đó nữa. Sự thật này đã được ghi nhận trong một số văn kiện của Đảng, gần đây nhất là NQ TW 4 khóa XI.
Có rất nhiều biểu hiện của trạng thái nói trên. Đó là thái độ bất bình bất tín , thậm chí bất tuân lệnh đang ngày một lan rộng trong xã hội, không chỉ từ dân chúng mà cả giới trí thức và quan chức. Trong khi người dân bức xúc trước những diễn biến tiêu cực trong tình hình kinh tế-chính trị-xã hội và chủ quyền lãnh thổ,biển đảo thì giới quan chức dường như tỏ ra thờ ơ, lãnh cảm, thậm chí thói thác trách nhiệm. Đã bắt đầu có triệu chứng chính quyền ngăn chặn tự do thông tin và hạn chế dân chúng bàn luận chính trị, thậm chí truy chụp những người có ý kiến trái ngược dù với động cơ xây dựng. Tình hình có cái gì đó na ná với thời chính quyền Mỹ-ngụy cấm người dân "nói chính trị".... Trong nhiều trường hợp, nhất là trong đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực, nhân dân và báo chí, kể cả "lề trái" trở thành người đi đầu phát hiện vấn đề và đề xướng giải pháp trong khi các cơ quan chính quyền lại tỏ ra thụ động, chậm vào cuộc hoặc bất lực. Trên mặt trận an ninh quốc phòng, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ ngư trường và ngư dân..., họ cũng là người đi đầu với những hình thức đấu tranh thiết thực và kịp thời khiến đối phương lo sợ, trong khi giới chức lại tỏ ra dè dặt, thậm chí tránh né với lý do "vấn đề nhậy cảm" hoặc "cần phải khôn khéo"....
Lẽ nào những người lãnh đạo đất nước bây giờ không biết rằng khí phách của một dân tộc trước hết phải được thể hiện ở những người đứng đầu dân tộc đó; và kẻ thù thường nhìn vào đó để đưa ra quyết sách của chúng?. Kinh nghiệm cho thấy, dưới con mắt của bọn bành trướng. mọi cử chỉ do dự hoặc những tiểu xảo gọi là "khôn khéo" của người Việt chỉ là dấu hiệu của sợ hãi và khuất phục mà thôi. Điều quan trong hơn nữa là, nhân dân luôn đặt niềm tin vào những người lãnh đạo như những thủ lĩnh đại diện cho ý chí và nguyện vọng của họ. Đó là điều kiện tiên quyết để đảm báo khối đoàn kết dân tộc-nguồn sức mạnh vô địch của Việt Nam xưa nay. Nói cách khác không nên vì bất cứ lý do gì để những người lãnh đạo xa rời nhân dân hoặc né tránh không thể hiện một cách công khai minh bạch ý nguyện của nhân dân.
Lẽ nào những người lãnh đạo đất nước bây giờ không biết rằng khí phách của một dân tộc trước hết phải được thể hiện ở những người đứng đầu dân tộc đó; và kẻ thù thường nhìn vào đó để đưa ra quyết sách của chúng?. Kinh nghiệm cho thấy, dưới con mắt của bọn bành trướng. mọi cử chỉ do dự hoặc những tiểu xảo gọi là "khôn khéo" của người Việt chỉ là dấu hiệu của sợ hãi và khuất phục mà thôi. Điều quan trong hơn nữa là, nhân dân luôn đặt niềm tin vào những người lãnh đạo như những thủ lĩnh đại diện cho ý chí và nguyện vọng của họ. Đó là điều kiện tiên quyết để đảm báo khối đoàn kết dân tộc-nguồn sức mạnh vô địch của Việt Nam xưa nay. Nói cách khác không nên vì bất cứ lý do gì để những người lãnh đạo xa rời nhân dân hoặc né tránh không thể hiện một cách công khai minh bạch ý nguyện của nhân dân.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao từ hàng ngàn năm trước các vua chúa nước Việt đã từng thực hiện những điều mà ngày hôm nay giới lãnh đạo nói rất nhiều nhưng không làm được bao nhiêu? Tại sao xưa kia trong bối cảnh quan hệ quốc tế hạn hẹp với vị thế bất lợi trước kẻ thù, nhưng các vua chúa nước Việt, trong đó có Vua Trần Nhân Tông, vẫn dám gọi đích danh "gặc Tàu". Hơn thế nữa, Vua còn đích thân đứng ra cảnh báo dân chúng về âm nưu "gặm nhấm.... để biến nước ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích"! Sự chỉ đạo của Vua như thế xem ra vừa rất cụ thể vừa tỏ rõ tầm nhìn xa trông rông. Lãnh đạo ngày nay có mấy ai nói trước bàn dân thiên hạ những lời như thế? Bao giờ mới thay những từ "tàu lạ", "nước ngoài" chung chung... bằng đúng tên thật của chúng? Trộm nghĩ, liệu Vua Trần Nhân Tông với những lời tuyên bố chẳng mấy khéo léo như thế mà còn sống đến ngày hôm nay thì có bị cấm đoán hay bị phạt tù không nhĩ? Than ơi, nghĩ đến đây thấy sao mà nghịch lý đến não ruột!
(*) Lời trích này lấy từ nguồn Wikipedia có thể không hoàn toàn chính xác. Song nội dung này cũng thấy phổ biến trên nhiều tài liệu được lưu truyền ở VN lâu nay. Bạn đọc có thể tự tìm hiểu để kiểm chứng thêm.