Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Vui Buồn Đời Lính - Trận “Kinh Cái Thia” _ Đồ Sơn
Lâm Đồng vừa nằm xuống, Cần Thơ khóc Lâm Đồng nhắc chuyện trận đánh “đêm hưu chiến 31/12/1967 ở Cái Thia”. Đồ Sơn cũng xin ôn lại chuyện Cái Thia để anh em biết không phải ai, không phải đơn vị nào cũng làm được như TQLC.
*
Cuối năm 1967, Chiến Đoàn B của Trung Tá Tôn Thất Soạn đi vùng 4. SG dẫn quân về Đồng Tâm, Định Tường, chỉ huy TĐ1 và TĐ 2 đánh trận Cái Thia vùng Giáo Đức, Cai Lậy để lùng Tiểu đoàn chủ lực Mỹ Tho của Việt Cộng. Trận này TĐ2 đánh tan TĐ chủ lực Mỹ Tho còn TĐ1 của Thiếu Tá Phan Văn Thắng tịch thu được cả 1 kho súng K54 còn nguyên trong thùng bọc giấy không thấm nước (khi cánh quân ĐĐ4 cuả TĐ1 dàn hàng ngang vào làng thì khám phá được VC mới chuyển đến tồn trữ tại rạch Cái Thia). Lúc đó Thiếu tá Thắng có cho ĐS 1 khẩu K54 làm kỷ niệm. (Ông Thắng hiện đang định cư tại California ).
Thiếu Tá Phan văn Thắng, TĐT/TĐ1 Súng K54 của VC
*
Sáng ngày 31/12/1967 TĐ2 được trực thăng bốc từ căn cứ Đồng Tâm nhảy vào vùng rạch Cái Thia. Cần nói cho rõ một chút, kinh Cái Thia không phải chỉ là một con kinh như những con kinh nước đen ở Saigon, mà là cả một hệ thống kinh rạch chằng chịt có cây cối bao phủ kín cả một vùng rừng sình lầy. ĐĐ1 của Trung Úy Cấp và ĐĐ3 của Trung Úy Thương ở cánh B của Tiểu Đoàn phó Đại Úy Nguyễn Kim Đễ, BCH/TĐ đi với ĐĐ2 của Đại Úy Lãm và ĐĐ4 của Trung Úy Hợp.
Cánh B nhẩy trực thăng xuống bên tay trái, cánh A nhẩy trực thăng xuống bên tay phải, 2 cánh quân cách nhau vài cây số (khoảng 3 km) chưa tập trung được vì xuống trực thăng chỗ nào cũng đụng địch mà tiểu đoàn VC nằm ở giữa, núp vào các bờ kinh, di chuyển xuồng theo các con kinh nên Trâu Điên đánh từ sáng tới chiều vẫn chưa được.
Đêm cuối năm, theo thông lệ là đêm hưu chiến (đón năm mới) nhưng VC thì có bao giờ tôn trọng hưu chiến. Nửa đêm BCH/TĐ bị tấn công dữ dội, ĐĐ2 của Đại Úy Lãm bảo vệ BCH/TĐ quần thảo kịch liệt với địch, đã có lúc phòng tuyến vỡ, ĐĐCH tất cả nhào ra vá lại. Vì là đêm hưu chiến nên không có phi cơ vũ trang cũng chẳng có pháo binh bắn đạn nổ yểm trợ. Chỉ có hỏa châu soi sáng khu vực cho Trâu Điên tự túc chiến đấu mà thôi.
Ban ngày cánh B chưa chiếm được mục tiêu là ở giữa các con kinh, ban đêm nghe cánh A bị địch vây đánh, ĐĐ1 của Tô Văn Cấp và ĐĐ3 của Trần Văn Thương cùng với TĐ Phó Nguyễn Kim Đễ bỏ lại những vật dụng lỉnh kỉnh, chôn dấu những quân dụng nặng (ngày hôm sau mới quay lại lấy) chỉ đem theo vũ khí cá nhân để vượt sông rạch, băng qua vùng đầm lầy đi đêm để tiếp cứu.
Cảnh 1 đơn vị QLVNCH hành quân trong vùng đầm lầy ở vùng IV
Cánh B may mắn không đụng VC trong mục tiêu, một phần vì chúng đã rút hết để tập trung vào đánh cánh A, một phần chúng không ngờ ban đêm mà Trâu Điên lại dám băng xuyên qua mục tiêu trong đầm lầy để đánh từ sau lưng chúng. (Đó là chuyện nói thì dễ nhưng không phải ai cũng làm được).
Cánh B băng đồng suốt đêm, đến bắt tay được cánh A thì trời cũng vừa có ánh bình minh. Thấy đoàn quân tiếp viện VC sợ nên bắt đầu chém vè, không ăn được thì bỏ chạy. Trâu Điên tha hồ bắn. VC bỏ lại chiến trường nhiều “liệt sĩ”, toàn ở trần, quần ngắn, trên cổ đứa nào cũng choàng huy chương (?) Mười mấy tên nằm chết chỉ cách vị trí của ĐS khoảng 10 mét. Trong đêm chúng bu lại nơi ĐS vì nghe tiếng anh bạn CV Mỹ nhí nhố trong máy PRC-25, tìm tới như kiến thấy mật nên hầu hết bị anh em toán bảo vệ BCH/TĐ tiêu diệt. ĐS đi hành quân đã bao lần suýt chết hay bị thương thì đều là do mấy anh CV điện đàm oang oang trong đêm hay ban ngày. VC cứ nghe chỗ nào có tiếng Mỹ là nhả đạn vào. Trong trận này ta có mười mấy anh em tử trận. Trờ sáng hẳn thì trực thăng xuống bốc đưa anh em bị thương về Cần Thơ và tử thương về Saigon . Trên chiếc trực thăng chở xác mấy anh em tử trận, ĐS ra cửa máy bay tiễn anh em lần cuối. Bất chợt thấy có 1 túi poncho động đậy, ĐS nói phi công Mỹ khoan cất cánh, để xem lại. Chiếc Poncho động đậy được mang xuống. Mở ra thì thấy anh lính này còn sống. Hỏi ra thì mới biết anh ta ngủ say quá, anh em nhặt xác tưởng đã chết bèn cho vào túi đưa lên máy bay. Anh nói "cả đêm mêt quá , đến sáng xong rồi em ngủ như chết, không biết gì hết”. Đó là Hạ sĩ Lê Hè thuộc ĐĐCH/2. Đúng là Trâu Điên điếc không sợ súng, chút nữa chắc là đi luôn! Nói điếc không sợ súng, thực ra là quá căng thẳng và mệt mỏi, súng nổ nhiều quá ù cả tai, sau khi địch rút lui là nằm tại hố ngủ như chết, thêm nữa là trên người có nhiều vết máu nên anh em lầm là xác chết cũng chẳng lạ. Nếu không kể chi tiết người ngoài không hiểu dám bảo rằng TQLC tuyển mộ cả những người điếc (!).
*
Một tháng sau, TĐ2 được về quận Cai Lậy ăn Tết. Tối 30 Tết chuẩn bị đón giao thừa, SG mời mấy anh em TĐT và ĐĐT lên BCH/CĐ uống ly rượu nhưng ai cũng buồn. Trong cuộc hành quân này, TĐ2 mất Trung Úy Nguyễn Quốc Chính K20 VB, Tô Văn Cấp ôm Chính khóc sướt mướt kể “Chính mới hỏi vợ thì tử trận, dù nhiệm vụ của anh không phải nhẩy trực thăng xuống trước tiên với trung đội đầu, nhưng vì lòng tận tâm muốn hướng dẫn, giúp đỡ đàn em Th/U Huỳnh Vinh Quang K22 mới ra trường nên Chính tình nguyện đi đầu chung với Quang”. TĐ còn mất một số SQ, HSQ và BS, toàn những anh em Trâu Điên hăng say. Đáng kể nhất là trong trận này, TĐ2 có hai anh em ruột là Thiếu Úy Thể và Thiếu Úy Lệ củng vừa mới ra trường Võ Bị, cùng tình nguyện về Trâu Điên và lại cùng về Tổng Y Viện Cộng Hoà một lượt. Anh thì bị đạn gẫy tay, em gẫy chân trong cùng 1 trận, cùng một ngày, cùng 1 chỗ. (Hai anh em về TYV Cộng Hoà để làm người mẫu cho khoá thực tập "Cưa, Cắt ").
*
Vậy mới nói chuyện chiến trận có những khôi hài, bi thương, cười mà ra nước mắt là như thế!
( Sinh Tồn chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Vui Buồn Đời Lính - Trận “Kinh Cái Thia” _ Đồ Sơn
Lâm Đồng vừa nằm xuống, Cần Thơ khóc Lâm Đồng nhắc chuyện trận đánh “đêm hưu chiến 31/12/1967 ở Cái Thia”. Đồ Sơn cũng xin ôn lại chuyện Cái Thia để anh em biết không phải ai, không phải đơn vị nào cũng làm được như TQLC.
*
Cuối năm 1967, Chiến Đoàn B của Trung Tá Tôn Thất Soạn đi vùng 4. SG dẫn quân về Đồng Tâm, Định Tường, chỉ huy TĐ1 và TĐ 2 đánh trận Cái Thia vùng Giáo Đức, Cai Lậy để lùng Tiểu đoàn chủ lực Mỹ Tho của Việt Cộng. Trận này TĐ2 đánh tan TĐ chủ lực Mỹ Tho còn TĐ1 của Thiếu Tá Phan Văn Thắng tịch thu được cả 1 kho súng K54 còn nguyên trong thùng bọc giấy không thấm nước (khi cánh quân ĐĐ4 cuả TĐ1 dàn hàng ngang vào làng thì khám phá được VC mới chuyển đến tồn trữ tại rạch Cái Thia). Lúc đó Thiếu tá Thắng có cho ĐS 1 khẩu K54 làm kỷ niệm. (Ông Thắng hiện đang định cư tại California ).
Thiếu Tá Phan văn Thắng, TĐT/TĐ1 Súng K54 của VC
*
Sáng ngày 31/12/1967 TĐ2 được trực thăng bốc từ căn cứ Đồng Tâm nhảy vào vùng rạch Cái Thia. Cần nói cho rõ một chút, kinh Cái Thia không phải chỉ là một con kinh như những con kinh nước đen ở Saigon, mà là cả một hệ thống kinh rạch chằng chịt có cây cối bao phủ kín cả một vùng rừng sình lầy. ĐĐ1 của Trung Úy Cấp và ĐĐ3 của Trung Úy Thương ở cánh B của Tiểu Đoàn phó Đại Úy Nguyễn Kim Đễ, BCH/TĐ đi với ĐĐ2 của Đại Úy Lãm và ĐĐ4 của Trung Úy Hợp.
Cánh B nhẩy trực thăng xuống bên tay trái, cánh A nhẩy trực thăng xuống bên tay phải, 2 cánh quân cách nhau vài cây số (khoảng 3 km) chưa tập trung được vì xuống trực thăng chỗ nào cũng đụng địch mà tiểu đoàn VC nằm ở giữa, núp vào các bờ kinh, di chuyển xuồng theo các con kinh nên Trâu Điên đánh từ sáng tới chiều vẫn chưa được.
Đêm cuối năm, theo thông lệ là đêm hưu chiến (đón năm mới) nhưng VC thì có bao giờ tôn trọng hưu chiến. Nửa đêm BCH/TĐ bị tấn công dữ dội, ĐĐ2 của Đại Úy Lãm bảo vệ BCH/TĐ quần thảo kịch liệt với địch, đã có lúc phòng tuyến vỡ, ĐĐCH tất cả nhào ra vá lại. Vì là đêm hưu chiến nên không có phi cơ vũ trang cũng chẳng có pháo binh bắn đạn nổ yểm trợ. Chỉ có hỏa châu soi sáng khu vực cho Trâu Điên tự túc chiến đấu mà thôi.
Ban ngày cánh B chưa chiếm được mục tiêu là ở giữa các con kinh, ban đêm nghe cánh A bị địch vây đánh, ĐĐ1 của Tô Văn Cấp và ĐĐ3 của Trần Văn Thương cùng với TĐ Phó Nguyễn Kim Đễ bỏ lại những vật dụng lỉnh kỉnh, chôn dấu những quân dụng nặng (ngày hôm sau mới quay lại lấy) chỉ đem theo vũ khí cá nhân để vượt sông rạch, băng qua vùng đầm lầy đi đêm để tiếp cứu.
Cảnh 1 đơn vị QLVNCH hành quân trong vùng đầm lầy ở vùng IV
Cánh B may mắn không đụng VC trong mục tiêu, một phần vì chúng đã rút hết để tập trung vào đánh cánh A, một phần chúng không ngờ ban đêm mà Trâu Điên lại dám băng xuyên qua mục tiêu trong đầm lầy để đánh từ sau lưng chúng. (Đó là chuyện nói thì dễ nhưng không phải ai cũng làm được).
Cánh B băng đồng suốt đêm, đến bắt tay được cánh A thì trời cũng vừa có ánh bình minh. Thấy đoàn quân tiếp viện VC sợ nên bắt đầu chém vè, không ăn được thì bỏ chạy. Trâu Điên tha hồ bắn. VC bỏ lại chiến trường nhiều “liệt sĩ”, toàn ở trần, quần ngắn, trên cổ đứa nào cũng choàng huy chương (?) Mười mấy tên nằm chết chỉ cách vị trí của ĐS khoảng 10 mét. Trong đêm chúng bu lại nơi ĐS vì nghe tiếng anh bạn CV Mỹ nhí nhố trong máy PRC-25, tìm tới như kiến thấy mật nên hầu hết bị anh em toán bảo vệ BCH/TĐ tiêu diệt. ĐS đi hành quân đã bao lần suýt chết hay bị thương thì đều là do mấy anh CV điện đàm oang oang trong đêm hay ban ngày. VC cứ nghe chỗ nào có tiếng Mỹ là nhả đạn vào. Trong trận này ta có mười mấy anh em tử trận. Trờ sáng hẳn thì trực thăng xuống bốc đưa anh em bị thương về Cần Thơ và tử thương về Saigon . Trên chiếc trực thăng chở xác mấy anh em tử trận, ĐS ra cửa máy bay tiễn anh em lần cuối. Bất chợt thấy có 1 túi poncho động đậy, ĐS nói phi công Mỹ khoan cất cánh, để xem lại. Chiếc Poncho động đậy được mang xuống. Mở ra thì thấy anh lính này còn sống. Hỏi ra thì mới biết anh ta ngủ say quá, anh em nhặt xác tưởng đã chết bèn cho vào túi đưa lên máy bay. Anh nói "cả đêm mêt quá , đến sáng xong rồi em ngủ như chết, không biết gì hết”. Đó là Hạ sĩ Lê Hè thuộc ĐĐCH/2. Đúng là Trâu Điên điếc không sợ súng, chút nữa chắc là đi luôn! Nói điếc không sợ súng, thực ra là quá căng thẳng và mệt mỏi, súng nổ nhiều quá ù cả tai, sau khi địch rút lui là nằm tại hố ngủ như chết, thêm nữa là trên người có nhiều vết máu nên anh em lầm là xác chết cũng chẳng lạ. Nếu không kể chi tiết người ngoài không hiểu dám bảo rằng TQLC tuyển mộ cả những người điếc (!).
*
Một tháng sau, TĐ2 được về quận Cai Lậy ăn Tết. Tối 30 Tết chuẩn bị đón giao thừa, SG mời mấy anh em TĐT và ĐĐT lên BCH/CĐ uống ly rượu nhưng ai cũng buồn. Trong cuộc hành quân này, TĐ2 mất Trung Úy Nguyễn Quốc Chính K20 VB, Tô Văn Cấp ôm Chính khóc sướt mướt kể “Chính mới hỏi vợ thì tử trận, dù nhiệm vụ của anh không phải nhẩy trực thăng xuống trước tiên với trung đội đầu, nhưng vì lòng tận tâm muốn hướng dẫn, giúp đỡ đàn em Th/U Huỳnh Vinh Quang K22 mới ra trường nên Chính tình nguyện đi đầu chung với Quang”. TĐ còn mất một số SQ, HSQ và BS, toàn những anh em Trâu Điên hăng say. Đáng kể nhất là trong trận này, TĐ2 có hai anh em ruột là Thiếu Úy Thể và Thiếu Úy Lệ củng vừa mới ra trường Võ Bị, cùng tình nguyện về Trâu Điên và lại cùng về Tổng Y Viện Cộng Hoà một lượt. Anh thì bị đạn gẫy tay, em gẫy chân trong cùng 1 trận, cùng một ngày, cùng 1 chỗ. (Hai anh em về TYV Cộng Hoà để làm người mẫu cho khoá thực tập "Cưa, Cắt ").
*
Vậy mới nói chuyện chiến trận có những khôi hài, bi thương, cười mà ra nước mắt là như thế!
( Sinh Tồn chuyển )