Mỗi Ngày Một Chuyện
XA CÁCH NÚI SÔNG - CAO MỴ NHÂN
XA CÁCH NÚI SÔNG - CAO MỴ NHÂN
Trong những ngày xa cách núi sông, anh sẽ hỏi:
Núi sông nào? Ở đâu? Và ai xa cách?
Trời ơi, chưa nói hết câu, đã dồn dập hỏi rồi . Núi sông thì nhất định là ...sông núi Việt Nam, chứ núi sông quê người, thì người ta nói ngay: đi núi rocky Utah, sông Colorado vv...chẳng hạn rồi.
Vả chăng nói " núi sông " cá cặp kiểu trên, là chỉ dành cho sông núi đất nước, quê hương thôi, còn Ai xa cách là tuỳ bất cứ ai, cảm thấy tâm tư tình cảm gắn liền với núi sông ấy.
Sở dĩ tôi nhắc đến 2 chữ núi sông, vì năm đã hết, Tết sắp đến ...người ta thường nghe câu :
"Hồn thiêng sông núi."
Hồi tôi mới lên đệ thất Trung học, tức lớp 6 bây giờ, nhưng là ở quê hương xa vời, và chương trình học xưa cũ, nên phải viết những bài luận văn nói về tổ quốc, giang sơn...
Viết phải thực, đúng và hay ...đọc lên có cảm giác "nổi da gà" nghĩa là xúc động được.
Do thế, cần phải đọc nhiều các sách tập làm văn, và nếu thích hay có năng khiếu, thì đọc thêm sách về văn chương và lịch sử.
Để hiểu một cách uyển chuyển về tổ quốc, quê hương, đất đai sông núi ... Tôi đã thử viết những bài văn diễn tả lòng ưu ái, hãnh diện trước hồn thiêng sông núi muôn đời của tổ quốc VN .
Lâu dần rồi nỗi ám ảnh hồn thiêng sông núi thực tế hoá ra như khí núi hơi sông, để nhìn thấy được những vật thể, cảnh sắc của một dân tộc có cả hàng ngàn năm văn hiến.
Thế rồi lỡ ai trong chúng ta, biểu lộ hoặc thực thi một sự kiện gì trái với phong cách chung của dân tộc , chúng ta thường kêu gọi, mong chờ hồn thiêng sông núi làm sáng mắt sáng lòng những người sai trái ấy ...sớm trở về cội nguồn .
Thật khó nói với nhau về hồn thiêng sông núi, có khi còn nói " khí thiêng sông núi " , lý luận nội dung thì cũng như trên, vẫn là hồn thiêng sông núi, nhưng khí thiêng sông núi có vẻ không quyết liệt bằng .
Nghe chữ " hồn " thiêng liêng hơn chữ " khí " .
Chữ khí lại trở về dạng " khí ", cái hơi trong lòng núi phà ra, cái hơi nước trên sông bốc lên ...
Nhưng nếu phân tích theo Đông y, thì 3 chữ: Tinh, khí, thần " mang 3 tính chất ...khác nhau trên đường trường Dưỡng Sinh ...
Nhưng lại bổ túc cho nhau để đi đến cuộc sống lâu dài , đại thọ .
Giữ tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, tiết dục, thủ chân, luyện hình
(Tuệ Tĩnh)
Thì chữ "hồn" nêu trên thuộc họ "thần", chứ không thuộc họ "khí" .
Sông núi tuy là cảnh vật, nhưng có hồn, mà lại hồn thiêng nữa, nên sông núi chính là đất nước chúng ta có từ ngàn đời như nêu trên .
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương với thi phẩm "Trả ta sông núi" thì rõ ràng không phải ông đòi sông núi nào, ở đâu, như kiểu dân oan đang mất đất mất nhà vv...
Mà chính thi sĩ Vũ Hoàng Chương đòi mảnh đất quê hương ngàn đời của lịch sử VN.
Trả ta sông núi từng trang sử
Dân tộc còn nghe vọng thiết tha
Ngược vết thời gian, cùng nhắn nhủ
Không đòi, ai trả núi sông ta ...
(Vũ Hoàng Chương)
Trong suốt bài thơ thật dài, thi sĩ Vũ Hoàng Chương
nhắc lại hầu như tất cả những giai đoạn VN bị Tàu đô hộ và bị Pháp thuộc .
Sau nhất tới cuộc cách mạng của quý anh hùng VN Quốc dân đảng Nguyễn Thái Học và các chiến hữu .
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương kết thúc bài thơ Trả Ta Sông Núi bằng 2 câu lục bát:
Trông lên cao ngất phương trời
Hồn thiêng liệt sĩ bừng tươi sắc cờ .
(Vũ Hoàng Chương)
Như vậy thì hồn thiêng của những anh hùng liệt sĩ , tức tổ tiên ta ...chính là hồn thiêng sông núi vậy .
Trước thềm không khí buổi giao thời , không gian như được mở rộng ra , tôi đứng trầm ngâm một mình , ngắm trời mây xứ lạ, bất giác ngâm câu thơ đã viết từ ...kiếp nào tặng anh thân kính trên hành trình tha hương ngộ cố tri:
Nhìn xuân, thấy được hình ta
Thoát từ cố cựu, bước ra tân kỳ ...
(cao mỵ nhân)
để hoà cùng làn khói vấn vương trước hồn thiêng sông núi...nhớ một quê hương nào ở phía trời xa tít tắp...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
XA CÁCH NÚI SÔNG - CAO MỴ NHÂN
XA CÁCH NÚI SÔNG - CAO MỴ NHÂN
Trong những ngày xa cách núi sông, anh sẽ hỏi:
Núi sông nào? Ở đâu? Và ai xa cách?
Trời ơi, chưa nói hết câu, đã dồn dập hỏi rồi . Núi sông thì nhất định là ...sông núi Việt Nam, chứ núi sông quê người, thì người ta nói ngay: đi núi rocky Utah, sông Colorado vv...chẳng hạn rồi.
Vả chăng nói " núi sông " cá cặp kiểu trên, là chỉ dành cho sông núi đất nước, quê hương thôi, còn Ai xa cách là tuỳ bất cứ ai, cảm thấy tâm tư tình cảm gắn liền với núi sông ấy.
Sở dĩ tôi nhắc đến 2 chữ núi sông, vì năm đã hết, Tết sắp đến ...người ta thường nghe câu :
"Hồn thiêng sông núi."
Hồi tôi mới lên đệ thất Trung học, tức lớp 6 bây giờ, nhưng là ở quê hương xa vời, và chương trình học xưa cũ, nên phải viết những bài luận văn nói về tổ quốc, giang sơn...
Viết phải thực, đúng và hay ...đọc lên có cảm giác "nổi da gà" nghĩa là xúc động được.
Do thế, cần phải đọc nhiều các sách tập làm văn, và nếu thích hay có năng khiếu, thì đọc thêm sách về văn chương và lịch sử.
Để hiểu một cách uyển chuyển về tổ quốc, quê hương, đất đai sông núi ... Tôi đã thử viết những bài văn diễn tả lòng ưu ái, hãnh diện trước hồn thiêng sông núi muôn đời của tổ quốc VN .
Lâu dần rồi nỗi ám ảnh hồn thiêng sông núi thực tế hoá ra như khí núi hơi sông, để nhìn thấy được những vật thể, cảnh sắc của một dân tộc có cả hàng ngàn năm văn hiến.
Thế rồi lỡ ai trong chúng ta, biểu lộ hoặc thực thi một sự kiện gì trái với phong cách chung của dân tộc , chúng ta thường kêu gọi, mong chờ hồn thiêng sông núi làm sáng mắt sáng lòng những người sai trái ấy ...sớm trở về cội nguồn .
Thật khó nói với nhau về hồn thiêng sông núi, có khi còn nói " khí thiêng sông núi " , lý luận nội dung thì cũng như trên, vẫn là hồn thiêng sông núi, nhưng khí thiêng sông núi có vẻ không quyết liệt bằng .
Nghe chữ " hồn " thiêng liêng hơn chữ " khí " .
Chữ khí lại trở về dạng " khí ", cái hơi trong lòng núi phà ra, cái hơi nước trên sông bốc lên ...
Nhưng nếu phân tích theo Đông y, thì 3 chữ: Tinh, khí, thần " mang 3 tính chất ...khác nhau trên đường trường Dưỡng Sinh ...
Nhưng lại bổ túc cho nhau để đi đến cuộc sống lâu dài , đại thọ .
Giữ tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, tiết dục, thủ chân, luyện hình
(Tuệ Tĩnh)
Thì chữ "hồn" nêu trên thuộc họ "thần", chứ không thuộc họ "khí" .
Sông núi tuy là cảnh vật, nhưng có hồn, mà lại hồn thiêng nữa, nên sông núi chính là đất nước chúng ta có từ ngàn đời như nêu trên .
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương với thi phẩm "Trả ta sông núi" thì rõ ràng không phải ông đòi sông núi nào, ở đâu, như kiểu dân oan đang mất đất mất nhà vv...
Mà chính thi sĩ Vũ Hoàng Chương đòi mảnh đất quê hương ngàn đời của lịch sử VN.
Trả ta sông núi từng trang sử
Dân tộc còn nghe vọng thiết tha
Ngược vết thời gian, cùng nhắn nhủ
Không đòi, ai trả núi sông ta ...
(Vũ Hoàng Chương)
Trong suốt bài thơ thật dài, thi sĩ Vũ Hoàng Chương
nhắc lại hầu như tất cả những giai đoạn VN bị Tàu đô hộ và bị Pháp thuộc .
Sau nhất tới cuộc cách mạng của quý anh hùng VN Quốc dân đảng Nguyễn Thái Học và các chiến hữu .
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương kết thúc bài thơ Trả Ta Sông Núi bằng 2 câu lục bát:
Trông lên cao ngất phương trời
Hồn thiêng liệt sĩ bừng tươi sắc cờ .
(Vũ Hoàng Chương)
Như vậy thì hồn thiêng của những anh hùng liệt sĩ , tức tổ tiên ta ...chính là hồn thiêng sông núi vậy .
Trước thềm không khí buổi giao thời , không gian như được mở rộng ra , tôi đứng trầm ngâm một mình , ngắm trời mây xứ lạ, bất giác ngâm câu thơ đã viết từ ...kiếp nào tặng anh thân kính trên hành trình tha hương ngộ cố tri:
Nhìn xuân, thấy được hình ta
Thoát từ cố cựu, bước ra tân kỳ ...
(cao mỵ nhân)
để hoà cùng làn khói vấn vương trước hồn thiêng sông núi...nhớ một quê hương nào ở phía trời xa tít tắp...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)