Mỗi Ngày Một Chuyện
XỨ NGƯỜI - CAO MỴ NHÂN
XỨ NGƯỜI - CAO MỴ NHÂN
Đã quá lâu, tôi không xuống khu chợ VN, ở thủ đô tị nạn Bolsa, mà thủa " phương phì " ( đương thì ) của cụ Vì Dân, bạn ông Uno, tức Tông Tông ...tôi, từ thủa nhị vị còn bé thơ, đi bắt còng dọc bờ biển Ninh Chữ Phan Rang . ..Cụ Vì Dân thường gọi thành Bol đó là Biệt Bộ Lục Lâm .
Cũng hơn một lần, tôi hỏi cụ Vì Dân rằng sao cụ lại kêu thành Bol của phe ta tị nạn là Biệt Bộ ? Có ý gì đây, trong khi phe ta đã phải lấp bùn lầy từng đầu đường cuối phố thủa mới rời đảo Guam qua, chung lưng gồng gánh tủi phiền thời gian lập quốc tị nạn.
Cụ suy nghĩ rồi trả lời: " Biệt Bộ ? " , hay lắm chứ . Biệt Bộ cứ xem như một cái Bộ đặc biệt, là bao gồm mọi ý nghĩa của đoàn người VN tị nạn đầu tiên tới Mỹ .
Còn " Lục Lâm ", chẳng qua khi mới tới vùng đất này, có nhiều cây xanh hoang hoá cận tây nước Mỹ vậy thôi . Quả tình thủa đó, cuối năm 1975, các trại tị nạn bắt đầu phân phối dân lưu vong đi các tiểu bang xa, nhất là các vùng Bắc Mỹ .
Thì phe ta ngó xa trông rộng được, là trời đất Bolsa sẽ trở thành " địa linh nhân kiệt ", y như các vùng đất đai lịch sử ở VN, với " Ngũ Phụng tề phi " vv...chẳng hạn .
Cụ Vì Dân nói thêm: " có 5 người khởi xướng xây dựng Bolsa thành thủ đô tị nạn ...trong đó một bạn cụ, Bác sĩ Thân Trọng Lạc là một khách tiên phuông.
Sau đó Bolsa, với dăm ba con đường đầu tiên quấn quýt vào nhau, trên một diện tích vuông vắn cùng 2.cặp đường song song để chặn lại, như một khuôn viên riêng biệt của phe ta, gồm Magnolia // Brookhurst , và Westminster //. Mc Fadden .
Như thế không gọi biệt bộ Bolsa cũng uổng, còn chữ lục lâm thủa mấy năm đầu khai phóng đất đai, quả là vườn tược nhiều hơn bây giờ, chứ tôi, cụ Vì Dân, có dám xài câu " lục lâm " kiểu ba Tàu, còn thêm 2 chữ " thảo khấu " nữa đâu.
Vậy chứ hôm nay cụ từ thiền viện San Bernardino về đây làm gì ạ ?
Cô này rõ vớ vẩn, thế cũng hôm nay, cô có mặt tại nơi này làm gì, chính là cô đang cùng đứng với tôi từ nãy giờ, chỉ là tình cờ sao. ?
Ồ, chúng ta đến dự một bữa ăn trưa " Happy Thanksgiving " do quý bạn ta chung góp kỷ niệm lại , cám ơn quê hương mới, đồng hương mới, văn hoá mới, tình tự mới ...đã khiến các gia đình chúng ta tồn tại tới hôm nay và mãi mãi ...
Vâng thưa cụ Vì Dân, quả là Lễ Tạ Ơn năm nay " lớn " hơn những năm qua, kể từ ngày gia đình cháu tới đây, vì gần như 10 nhà, thì đủ 10 nhà ăn tiệc family dù to , dù nhỏ ... Happy Thanksgiving .
Thế nên, chúng ta chỉ có mấy giờ ăn trưa, qua 3 giờ là ai nấy về nhà chung vui với cha con chồng vợ anh chị em họ hàng , vài bạn thân lỡ độ đường theo cách nghĩ . " Ban tổ chức " của nhóm bạn trên cả nghĩa bạn bè, thậm chí " quan chiêm " quý khách, có cả người ở thật xa tới , thấy bùi ngùi xúc động, vì biết có Thanksgiving nào nữa không .
Tôi vốn là người sống giữa đám đông, sống cạnh đám đông, nên tôi ngắm một loạt những mái lau thưa đang cài hoa tuyết, thoáng chút sót sa ...
Nhưng ai cũng vui thế kia, ai cũng thích nói chuyện, ai cũng " pha trò ", tức là muốn làm cho tập thể vui lên ...
" Vui ca lên nào anh em ơi, hát cho đời thắm tươi , dầu thấy khó đừng mau lui chân , ta cứ tiến lên nào ..."
Đó là một câu trong bài hát của Hướng đạo VN , mà mỗi lần chúng tôi họp bạn Hướng đạo ngày xưa, thường bắt đầu hát, chẳng cần nhớ tên bài, cứ ...hai, ba..." Vui ca lên " ...
Thế thì hôm nay, buổi tiệc trưa của nhóm bạn trên cả nghĩa bạn thông thường, là một đãi ngộ giữa những vị niên trưởng khoa bảng, đơn cử như quý giáo sư tiến sĩ Trần Huy Bích, Dương Ngọc Sum vv...và một niên trưởng giáo sư tiến sĩ nữa, từ Paris qua hội ngộ, huynh trưởng Hướng đạo VN xưa , tráng trưởng Trần Văn Cảnh, trưởng đang làm công tác Văn hoá giáo dục tại Thủ đô Pháp quốc.
Do đó tôi mới nhắc lại câu hát " Vui ca lên " một cách hoan ca, trong bàn tiệc gần hai chục vị , chỉ có trưởng Trần Văn Cảnh với tôi là dân " bắt tay trái " , tức vốn là Hướng Đạo Sinh VN .
Giáo sư tiến sĩ Trần Văn Cảnh nói rằng ông muốn qua Hoa Kỳ để tận mắt thấy cảnh dân Mỹ mừng Lễ Tạ ơn .
Đúng rồi, nước Mỹ chính là cái nôi của những đoàn tàu di dân từ Âu , Phi, Á tới , gọi là đi tìm tân thế giới , để thay đổi cuộc sống từ 300, 400...năm nay, và có lẽ còn mãi mãi ...
Khi tôi rời nhà, để tới nơi hội ngộ, lòng nặng trĩu ưu tư , tôi và gia đình tôi cũng đã đến đây 1/4 thế kỷ rồi, lòng cứ cảm thấy không thênh thang mỗi lần liên tưởng hay hình dung ra một phần đất rất xa xôi ...
Người ta thường đi tìm chốn hân hoan vui vẻ, cuộc sống mới đỡ tủi buồn, cơ cực ...
Trước kia nước Mỹ đã có những thời kỳ khai hoang, phục hoá , thay đi đổi lại sinh hoạt nhiều lần, nhiều lượt, mới có được một đất nước Văn Minh như hiện nay ...
Tôi nhớ lại cái thời Cộng Sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam, bỗng dưng họ được hưởng một không gian rực rỡ, chan hoà từ vật chất đến tinh thần của miền Nam . Được lợi thế vậy, mà lại làm biến dạng quê hương theo cái mẫu mã ngoại lai vô sản, ấy là phá tan hoang hết nền tảng quốc gia, bắt đầu lại từng viên gạch Xã hội chủ nghĩa loang lổ Nga Tàu .
Nay nhìn đất nước chắp vá các nền văn hoá , giáo dục vv...không còn thuần khiết Việt Nam thủa nào, một Việt Nam thanh bình yên ấm, một Việt Nam không Cộng sản, ngõ hầu dân chúng khỏi phải ...ra đi .
Và đã không phải ...ra đi theo cái nghĩa tị nạn Cộng sản, thì cơ hội tới Hoa Kỳ chỉ là du lịch.
Tất nhiên du lịch thì hoặc có , hoặc không ngày Lễ Tạ Ơn kiểu Happy Thanksgiving hôm nay , chứ còn dân tộc ta là một dân tộc hiếu Lễ , trọng Nghĩa , phục Tài , chúng ta vẫn có Lễ Tạ ơn Trời Phật, tạ ơn thần thánh , tạ ơn vua chúa, tạ ơn sư phụ, tạ nghĩa phu thê ...
Điều đó, chính là đặc tính và đặc điểm của người Việt chân phương , lương thiện tưởng chẳng dân tộc nào có được .
Happy Thanksgiving, chúng ta hãnh diện với những gì xưa kia chúng ta có, Văn hoá VN, và hãnh diện với những gì chúng ta đang có ngày nay, những tinh hoa của Văn hoá Hợp chủng Quốc USA .
Happy Thanksgiving , chào năm tháng mới ở xứ người đã trở thành thân thuộc ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
XỨ NGƯỜI - CAO MỴ NHÂN
XỨ NGƯỜI - CAO MỴ NHÂN
Đã quá lâu, tôi không xuống khu chợ VN, ở thủ đô tị nạn Bolsa, mà thủa " phương phì " ( đương thì ) của cụ Vì Dân, bạn ông Uno, tức Tông Tông ...tôi, từ thủa nhị vị còn bé thơ, đi bắt còng dọc bờ biển Ninh Chữ Phan Rang . ..Cụ Vì Dân thường gọi thành Bol đó là Biệt Bộ Lục Lâm .
Cũng hơn một lần, tôi hỏi cụ Vì Dân rằng sao cụ lại kêu thành Bol của phe ta tị nạn là Biệt Bộ ? Có ý gì đây, trong khi phe ta đã phải lấp bùn lầy từng đầu đường cuối phố thủa mới rời đảo Guam qua, chung lưng gồng gánh tủi phiền thời gian lập quốc tị nạn.
Cụ suy nghĩ rồi trả lời: " Biệt Bộ ? " , hay lắm chứ . Biệt Bộ cứ xem như một cái Bộ đặc biệt, là bao gồm mọi ý nghĩa của đoàn người VN tị nạn đầu tiên tới Mỹ .
Còn " Lục Lâm ", chẳng qua khi mới tới vùng đất này, có nhiều cây xanh hoang hoá cận tây nước Mỹ vậy thôi . Quả tình thủa đó, cuối năm 1975, các trại tị nạn bắt đầu phân phối dân lưu vong đi các tiểu bang xa, nhất là các vùng Bắc Mỹ .
Thì phe ta ngó xa trông rộng được, là trời đất Bolsa sẽ trở thành " địa linh nhân kiệt ", y như các vùng đất đai lịch sử ở VN, với " Ngũ Phụng tề phi " vv...chẳng hạn .
Cụ Vì Dân nói thêm: " có 5 người khởi xướng xây dựng Bolsa thành thủ đô tị nạn ...trong đó một bạn cụ, Bác sĩ Thân Trọng Lạc là một khách tiên phuông.
Sau đó Bolsa, với dăm ba con đường đầu tiên quấn quýt vào nhau, trên một diện tích vuông vắn cùng 2.cặp đường song song để chặn lại, như một khuôn viên riêng biệt của phe ta, gồm Magnolia // Brookhurst , và Westminster //. Mc Fadden .
Như thế không gọi biệt bộ Bolsa cũng uổng, còn chữ lục lâm thủa mấy năm đầu khai phóng đất đai, quả là vườn tược nhiều hơn bây giờ, chứ tôi, cụ Vì Dân, có dám xài câu " lục lâm " kiểu ba Tàu, còn thêm 2 chữ " thảo khấu " nữa đâu.
Vậy chứ hôm nay cụ từ thiền viện San Bernardino về đây làm gì ạ ?
Cô này rõ vớ vẩn, thế cũng hôm nay, cô có mặt tại nơi này làm gì, chính là cô đang cùng đứng với tôi từ nãy giờ, chỉ là tình cờ sao. ?
Ồ, chúng ta đến dự một bữa ăn trưa " Happy Thanksgiving " do quý bạn ta chung góp kỷ niệm lại , cám ơn quê hương mới, đồng hương mới, văn hoá mới, tình tự mới ...đã khiến các gia đình chúng ta tồn tại tới hôm nay và mãi mãi ...
Vâng thưa cụ Vì Dân, quả là Lễ Tạ Ơn năm nay " lớn " hơn những năm qua, kể từ ngày gia đình cháu tới đây, vì gần như 10 nhà, thì đủ 10 nhà ăn tiệc family dù to , dù nhỏ ... Happy Thanksgiving .
Thế nên, chúng ta chỉ có mấy giờ ăn trưa, qua 3 giờ là ai nấy về nhà chung vui với cha con chồng vợ anh chị em họ hàng , vài bạn thân lỡ độ đường theo cách nghĩ . " Ban tổ chức " của nhóm bạn trên cả nghĩa bạn bè, thậm chí " quan chiêm " quý khách, có cả người ở thật xa tới , thấy bùi ngùi xúc động, vì biết có Thanksgiving nào nữa không .
Tôi vốn là người sống giữa đám đông, sống cạnh đám đông, nên tôi ngắm một loạt những mái lau thưa đang cài hoa tuyết, thoáng chút sót sa ...
Nhưng ai cũng vui thế kia, ai cũng thích nói chuyện, ai cũng " pha trò ", tức là muốn làm cho tập thể vui lên ...
" Vui ca lên nào anh em ơi, hát cho đời thắm tươi , dầu thấy khó đừng mau lui chân , ta cứ tiến lên nào ..."
Đó là một câu trong bài hát của Hướng đạo VN , mà mỗi lần chúng tôi họp bạn Hướng đạo ngày xưa, thường bắt đầu hát, chẳng cần nhớ tên bài, cứ ...hai, ba..." Vui ca lên " ...
Thế thì hôm nay, buổi tiệc trưa của nhóm bạn trên cả nghĩa bạn thông thường, là một đãi ngộ giữa những vị niên trưởng khoa bảng, đơn cử như quý giáo sư tiến sĩ Trần Huy Bích, Dương Ngọc Sum vv...và một niên trưởng giáo sư tiến sĩ nữa, từ Paris qua hội ngộ, huynh trưởng Hướng đạo VN xưa , tráng trưởng Trần Văn Cảnh, trưởng đang làm công tác Văn hoá giáo dục tại Thủ đô Pháp quốc.
Do đó tôi mới nhắc lại câu hát " Vui ca lên " một cách hoan ca, trong bàn tiệc gần hai chục vị , chỉ có trưởng Trần Văn Cảnh với tôi là dân " bắt tay trái " , tức vốn là Hướng Đạo Sinh VN .
Giáo sư tiến sĩ Trần Văn Cảnh nói rằng ông muốn qua Hoa Kỳ để tận mắt thấy cảnh dân Mỹ mừng Lễ Tạ ơn .
Đúng rồi, nước Mỹ chính là cái nôi của những đoàn tàu di dân từ Âu , Phi, Á tới , gọi là đi tìm tân thế giới , để thay đổi cuộc sống từ 300, 400...năm nay, và có lẽ còn mãi mãi ...
Khi tôi rời nhà, để tới nơi hội ngộ, lòng nặng trĩu ưu tư , tôi và gia đình tôi cũng đã đến đây 1/4 thế kỷ rồi, lòng cứ cảm thấy không thênh thang mỗi lần liên tưởng hay hình dung ra một phần đất rất xa xôi ...
Người ta thường đi tìm chốn hân hoan vui vẻ, cuộc sống mới đỡ tủi buồn, cơ cực ...
Trước kia nước Mỹ đã có những thời kỳ khai hoang, phục hoá , thay đi đổi lại sinh hoạt nhiều lần, nhiều lượt, mới có được một đất nước Văn Minh như hiện nay ...
Tôi nhớ lại cái thời Cộng Sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam, bỗng dưng họ được hưởng một không gian rực rỡ, chan hoà từ vật chất đến tinh thần của miền Nam . Được lợi thế vậy, mà lại làm biến dạng quê hương theo cái mẫu mã ngoại lai vô sản, ấy là phá tan hoang hết nền tảng quốc gia, bắt đầu lại từng viên gạch Xã hội chủ nghĩa loang lổ Nga Tàu .
Nay nhìn đất nước chắp vá các nền văn hoá , giáo dục vv...không còn thuần khiết Việt Nam thủa nào, một Việt Nam thanh bình yên ấm, một Việt Nam không Cộng sản, ngõ hầu dân chúng khỏi phải ...ra đi .
Và đã không phải ...ra đi theo cái nghĩa tị nạn Cộng sản, thì cơ hội tới Hoa Kỳ chỉ là du lịch.
Tất nhiên du lịch thì hoặc có , hoặc không ngày Lễ Tạ Ơn kiểu Happy Thanksgiving hôm nay , chứ còn dân tộc ta là một dân tộc hiếu Lễ , trọng Nghĩa , phục Tài , chúng ta vẫn có Lễ Tạ ơn Trời Phật, tạ ơn thần thánh , tạ ơn vua chúa, tạ ơn sư phụ, tạ nghĩa phu thê ...
Điều đó, chính là đặc tính và đặc điểm của người Việt chân phương , lương thiện tưởng chẳng dân tộc nào có được .
Happy Thanksgiving, chúng ta hãnh diện với những gì xưa kia chúng ta có, Văn hoá VN, và hãnh diện với những gì chúng ta đang có ngày nay, những tinh hoa của Văn hoá Hợp chủng Quốc USA .
Happy Thanksgiving , chào năm tháng mới ở xứ người đã trở thành thân thuộc ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)