Mỗi Ngày Một Chuyện
XUÂN ĐI TIỀN ĐỒN - CAO MỴ NHÂN
***(LTS. cấp bậc sau cùng
của CMN là thiếu tá)
XUÂN ĐI TIỀN ĐỒN - CAO MỴ NHÂN
Tết
đến, xuân về, tôi nhớ miền địa đầu giới tuyến của...tôi xưa, lãnh thổ được kể
từ Bến Hải tới Sa Huỳnh.
Theo
bản đồ VNCH, lãnh thổ trên dành cho các đơn vị đồn trú là phần đất thuộc
QĐI/QKI, trách nhiệm bảo vệ cho dân chúng ở 5 tỉnh : Quảng Trị, Thừa Thiên,
Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi, và 2 thị xã: Huế, Đà Nẵng.
Bình
thường cứ trước mỗi Tết Nguyên Đán, Phòng Xã Hội chúng tôi lại có những công việc mà
không thể nào bỏ qua được, đó là đi thăm các đơn vị tiền đồn.
Có
2 hình thức công tác rõ rệt:
Chúng
tôi dùng các phương tiện cơ hữu của QL/ VNCH như tặng phẩm có sẵn, thực hiện
những gói quà mang đi tiền đồn thăm chiến sĩ biên phòng.
Chúng
tôi đón và hướng dẫn các phái đoàn trung ương tới tận nơi đóng quân của các đơn
vị để phái đoàn trực tiếp gặp gỡ các chiến binh, quà cáp do các phái đoàn đó
cung cấp. Các phái đoàn gồm sinh viên học sinh, nhân sĩ, cư sĩ, ca sĩ vv...
Đôi
khi có các phu nhân của quý vị đang lãnh đạo chính phủ và đất nước, thí dụ phái
đoàn thượng nghị sĩ, dân biểu ...
Rất
hiếm có phái đoàn của quý vị làm ăn buôn bán, vì Tết nhất đối với thương gia
thật quan trọng, may ra quý vị ấy yểm trợ cho một số tặng phẩm, cũng tạm được
rồi .
Trong
suốt thời gian tôi làm công tác xã hội ở miền Trung, tôi rất hào hứng với
chương trình " Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ " do Tổng Cục Chiến Tranh Chính
Trị và Cục Xã hội tổ chức .
Bận
rộn với công việc phân phối nhân viên theo phái đoàn, chuyên chở tặng phẩm
vv...đôi khi có chút tiền mặt do chính các phái đoàn thân chinh đến tận nơi trú
đóng tặng, để đơn vị liên hoan tết nhất vui vẻ...
Do
đó có một lần Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ được phái đoàn X từ Saigon ra, nhân sự và
tặng phẩm hùng hậu lắm, khiến khách đi tặng và người được tặng cùng cảm thấy
vui vui...
Trong
dịp đó, lại là Cây Mùa Xuân của năm 1971.
Tuy
một số đơn vị được thăm viếng trước Tết, nhưng mùa xuân đó, có mấy đơn vị
trưởng hào hứng, hân hoan ngó từng núi bánh chưng, còn đùa: ăn Tết Quang Trung,
để nỗ lực đánh giặc.
Song,
2 tuần sau là mặt trận Hạ Lào nổ lớn, chiến dịch Lam Sơn 719 rền rĩ bom
đạn...bất kể cấp bậc nào, có những người đi không về nữa...
Hy
sinh, tử trận, mất tích, thương tật, trở về ...
Những
năm sau đó ( qua mốc thời gian 1971 ) chúng tôi vẫn tiếp tục trồng Cây Mùa Xuân
Chiến Sĩ các năm: 1972, 1973, 1974, và cả 1975 trong tâm tưởng, để rồi vườn cây
đó đã bị héo úa bởi bọn giặc Cộng xâm lăng kể từ 30-4-1975.
Hôm
nay tôi bỗng nhớ hình ảnh những Cây Mù Xuân Chiến Sĩ năm xưa, ở QĐI/QKI hoa nở
thịnh khai trước buổi xuân về hằng năm.
Có
những Cây Mùa Xuân chưa kịp đón nắng tươi vui, đã tả tơi trong bão lửa, đã thui
chột trong máu và nước mắt chiến tranh...
Vị
đại uý pháo binh tên Trương Duy Hy, hiện diện ở chiến trường tên tuổi Lam Sơn
719, với 25 ngày đêm " ôm đại bác " cháy bỏng ...hồn thơ, đã viết hồi
ký " Tử thủ căn cứ hoả lực 30 ".
Sau
cuộc hành quân hiện đại ấy, cuốn sách được giải thưởng
"
Tổng thống VNCH -1971 " nay phát hành ở thư tịch Mỹ .
Ông
ta, Trương Duy Hy, cùng phu nhân là giai nhân Phương Thảo, bạn tôi, đi tìm tôi
sau khi " pháo quan " đi tù cải tạo về, để chỉ chuyển 2 câu trong bài
thơ Đường luật của một nhà thơ mà tôi không rõ là ai ở Đà Nẵng, hỏi Cao Mỵ Nhân
rằng:
" Hãy còn chói rạng vầng sao tỏ
Hay đã mờ lu
ánh nguyệt tà ..."
khi
quý vị ấy nhớ lại sinh hoạt những Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ rộn ràng nơi phòng
tuyến miền Trung thương nhớ xa xưa ...
Vì
có đôi khi chúng tôi đang thăm viếng tiền đồn chênh vênh trên đỉnh núi, thì
pháo địch khai hoả...làm quen, khiến Đại đội trưởng phải trả lễ tưng bừng đạn
cối ...
Thế
là 43 mùa xuân lãng nhách trong đời, làm chật nghẹt đường mây tiến thủ, mỗi
chiến binh bị cộng thêm 43 năm vô tuổi tác bất như ý, đành rằng hành trình cuộc
sống là vậy , nhưng vẫn cứ buồn vì vạn sự đổi thay ...
Có
phải câu " Bức tranh vân cẩu, vẽ người thang thương " khiến tôi hôm
nay, cũng chút nào thấy tâm tư tình cảm mình bị giao động, nên tôi cũng đã ngó
lên trời...
Đã
thực sự buồn, nhưng rồi đám mây trắng tinh kia đang bơi trong mông mênh không
gian mầu xanh dương bình lặng, trong một tích tắc mây biến hình giống như con
chó trắng ngồi thu lu nhìn thiên hạ tống cựu nghinh tân ...
Tôi
viết " thầm thì " cho anh : " Buồn lắm ! " không còn tiếng
pháo gọi xuân tình rực rỡ tuổi mộng mơ, hay là anh sẽ vẽ cho tôi một cánh dù để
bay đi bát ngát ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
XUÂN ĐI TIỀN ĐỒN - CAO MỴ NHÂN
***(LTS. cấp bậc sau cùng
của CMN là thiếu tá)
XUÂN ĐI TIỀN ĐỒN - CAO MỴ NHÂN
Tết
đến, xuân về, tôi nhớ miền địa đầu giới tuyến của...tôi xưa, lãnh thổ được kể
từ Bến Hải tới Sa Huỳnh.
Theo
bản đồ VNCH, lãnh thổ trên dành cho các đơn vị đồn trú là phần đất thuộc
QĐI/QKI, trách nhiệm bảo vệ cho dân chúng ở 5 tỉnh : Quảng Trị, Thừa Thiên,
Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi, và 2 thị xã: Huế, Đà Nẵng.
Bình
thường cứ trước mỗi Tết Nguyên Đán, Phòng Xã Hội chúng tôi lại có những công việc mà
không thể nào bỏ qua được, đó là đi thăm các đơn vị tiền đồn.
Có
2 hình thức công tác rõ rệt:
Chúng
tôi dùng các phương tiện cơ hữu của QL/ VNCH như tặng phẩm có sẵn, thực hiện
những gói quà mang đi tiền đồn thăm chiến sĩ biên phòng.
Chúng
tôi đón và hướng dẫn các phái đoàn trung ương tới tận nơi đóng quân của các đơn
vị để phái đoàn trực tiếp gặp gỡ các chiến binh, quà cáp do các phái đoàn đó
cung cấp. Các phái đoàn gồm sinh viên học sinh, nhân sĩ, cư sĩ, ca sĩ vv...
Đôi
khi có các phu nhân của quý vị đang lãnh đạo chính phủ và đất nước, thí dụ phái
đoàn thượng nghị sĩ, dân biểu ...
Rất
hiếm có phái đoàn của quý vị làm ăn buôn bán, vì Tết nhất đối với thương gia
thật quan trọng, may ra quý vị ấy yểm trợ cho một số tặng phẩm, cũng tạm được
rồi .
Trong
suốt thời gian tôi làm công tác xã hội ở miền Trung, tôi rất hào hứng với
chương trình " Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ " do Tổng Cục Chiến Tranh Chính
Trị và Cục Xã hội tổ chức .
Bận
rộn với công việc phân phối nhân viên theo phái đoàn, chuyên chở tặng phẩm
vv...đôi khi có chút tiền mặt do chính các phái đoàn thân chinh đến tận nơi trú
đóng tặng, để đơn vị liên hoan tết nhất vui vẻ...
Do
đó có một lần Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ được phái đoàn X từ Saigon ra, nhân sự và
tặng phẩm hùng hậu lắm, khiến khách đi tặng và người được tặng cùng cảm thấy
vui vui...
Trong
dịp đó, lại là Cây Mùa Xuân của năm 1971.
Tuy
một số đơn vị được thăm viếng trước Tết, nhưng mùa xuân đó, có mấy đơn vị
trưởng hào hứng, hân hoan ngó từng núi bánh chưng, còn đùa: ăn Tết Quang Trung,
để nỗ lực đánh giặc.
Song,
2 tuần sau là mặt trận Hạ Lào nổ lớn, chiến dịch Lam Sơn 719 rền rĩ bom
đạn...bất kể cấp bậc nào, có những người đi không về nữa...
Hy
sinh, tử trận, mất tích, thương tật, trở về ...
Những
năm sau đó ( qua mốc thời gian 1971 ) chúng tôi vẫn tiếp tục trồng Cây Mùa Xuân
Chiến Sĩ các năm: 1972, 1973, 1974, và cả 1975 trong tâm tưởng, để rồi vườn cây
đó đã bị héo úa bởi bọn giặc Cộng xâm lăng kể từ 30-4-1975.
Hôm
nay tôi bỗng nhớ hình ảnh những Cây Mù Xuân Chiến Sĩ năm xưa, ở QĐI/QKI hoa nở
thịnh khai trước buổi xuân về hằng năm.
Có
những Cây Mùa Xuân chưa kịp đón nắng tươi vui, đã tả tơi trong bão lửa, đã thui
chột trong máu và nước mắt chiến tranh...
Vị
đại uý pháo binh tên Trương Duy Hy, hiện diện ở chiến trường tên tuổi Lam Sơn
719, với 25 ngày đêm " ôm đại bác " cháy bỏng ...hồn thơ, đã viết hồi
ký " Tử thủ căn cứ hoả lực 30 ".
Sau
cuộc hành quân hiện đại ấy, cuốn sách được giải thưởng
"
Tổng thống VNCH -1971 " nay phát hành ở thư tịch Mỹ .
Ông
ta, Trương Duy Hy, cùng phu nhân là giai nhân Phương Thảo, bạn tôi, đi tìm tôi
sau khi " pháo quan " đi tù cải tạo về, để chỉ chuyển 2 câu trong bài
thơ Đường luật của một nhà thơ mà tôi không rõ là ai ở Đà Nẵng, hỏi Cao Mỵ Nhân
rằng:
" Hãy còn chói rạng vầng sao tỏ
Hay đã mờ lu
ánh nguyệt tà ..."
khi
quý vị ấy nhớ lại sinh hoạt những Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ rộn ràng nơi phòng
tuyến miền Trung thương nhớ xa xưa ...
Vì
có đôi khi chúng tôi đang thăm viếng tiền đồn chênh vênh trên đỉnh núi, thì
pháo địch khai hoả...làm quen, khiến Đại đội trưởng phải trả lễ tưng bừng đạn
cối ...
Thế
là 43 mùa xuân lãng nhách trong đời, làm chật nghẹt đường mây tiến thủ, mỗi
chiến binh bị cộng thêm 43 năm vô tuổi tác bất như ý, đành rằng hành trình cuộc
sống là vậy , nhưng vẫn cứ buồn vì vạn sự đổi thay ...
Có
phải câu " Bức tranh vân cẩu, vẽ người thang thương " khiến tôi hôm
nay, cũng chút nào thấy tâm tư tình cảm mình bị giao động, nên tôi cũng đã ngó
lên trời...
Đã
thực sự buồn, nhưng rồi đám mây trắng tinh kia đang bơi trong mông mênh không
gian mầu xanh dương bình lặng, trong một tích tắc mây biến hình giống như con
chó trắng ngồi thu lu nhìn thiên hạ tống cựu nghinh tân ...
Tôi
viết " thầm thì " cho anh : " Buồn lắm ! " không còn tiếng
pháo gọi xuân tình rực rỡ tuổi mộng mơ, hay là anh sẽ vẽ cho tôi một cánh dù để
bay đi bát ngát ...
CAO MỴ NHÂN (HNPD)