Mỗi Ngày Một Chuyện
Ý NGHĨA CỦA MÓN CHÈ TRÔI NƯỚC
Tết Hàn thực (3-3 âm lịch) hàng năm, người Việt thường có tục lệ dâng lên tổ tiên các món bánh trôi, bánh chay để tỏ lòng thành kính. Đây không chỉ là một nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn là nét đẹp trong nghệ thuật ẩm thực.
Tuy có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng ngày Tết Hàn thực ở Việt Nam vẫn mang những sắc thái rất riêng. Vào ngày 3-3 âm lịch hàng năm, người Việt đều nấu đồ ăn chín để nguội và dâng lên tổ tiên với tấm lòng thành kính nhất nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Khác với ngày Tết Hàn thực ở Trung Hoa, vào ngày này người Việt không kiêng lửa mà vẫn nấu nướng bình thường. Đặc biệt hơn nữa là người Việt còn sáng tạo ra bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - Hàn thực.
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương có bài thơ ví thân phận người phụ nữ ngày xưa với chiếc bánh trôi:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Theo các độc giả và nhà phân tích nói chung cũng như những người nội trợ nói riêng, cái "bảy nổi ba chìm" mà nhà thơ đã miêu tả trong bài thơ trên, là trạng thái của những chiếc bánh nổi lập lờ khi vừa chín tới, chứ không đợi đến khi bánh nổi lâu có thể bị nát. Và cái "tấm lòng son" nói trong bài, chính là hạt đường phên màu đỏ nâu trong nhân bánh phải còn nguyên vẹn, không bị vỡ và chảy nước, ví với người con gái dù có long đong ba chìm bảy nổi, vẫn giữ tấm lòng thành thực trong tình yêu và đời sống.
Từ xa xưa bánh trôi, bánh chay đã đi vào thơ ca dân tộc như những món ăn đặc trưng phổ biến của người Việt. Hai loại bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp thơm, bánh trôi nặn viên nhỏ có vỏ bên ngoài trắng, bên trong nhân đường đỏ, khi làm xong thả vào nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước là chín rồi vớt ra. Còn bánh chay thì nặn hình tròn lớn, nhân đỗ xanh nấu cùng với nước bột sắn dây.
Vào ngày Tết Han thực, cùng người thân thưởng thức một đĩa bánh trôi, bánh chay ta như cảm nhận được nhân tình thế thái. Nhiều người còn cho răng, ăn bánh trôi bánh chay để ôn lại những chuyện xưa cũ, chuyện một thời đã xa của dân tộc. ❤
.
* Sưu tầm.
.FB chị Van Nguyen 23/01/2019
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Ý NGHĨA CỦA MÓN CHÈ TRÔI NƯỚC
Tết Hàn thực (3-3 âm lịch) hàng năm, người Việt thường có tục lệ dâng lên tổ tiên các món bánh trôi, bánh chay để tỏ lòng thành kính. Đây không chỉ là một nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn là nét đẹp trong nghệ thuật ẩm thực.
Tuy có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng ngày Tết Hàn thực ở Việt Nam vẫn mang những sắc thái rất riêng. Vào ngày 3-3 âm lịch hàng năm, người Việt đều nấu đồ ăn chín để nguội và dâng lên tổ tiên với tấm lòng thành kính nhất nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Khác với ngày Tết Hàn thực ở Trung Hoa, vào ngày này người Việt không kiêng lửa mà vẫn nấu nướng bình thường. Đặc biệt hơn nữa là người Việt còn sáng tạo ra bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - Hàn thực.
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương có bài thơ ví thân phận người phụ nữ ngày xưa với chiếc bánh trôi:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Theo các độc giả và nhà phân tích nói chung cũng như những người nội trợ nói riêng, cái "bảy nổi ba chìm" mà nhà thơ đã miêu tả trong bài thơ trên, là trạng thái của những chiếc bánh nổi lập lờ khi vừa chín tới, chứ không đợi đến khi bánh nổi lâu có thể bị nát. Và cái "tấm lòng son" nói trong bài, chính là hạt đường phên màu đỏ nâu trong nhân bánh phải còn nguyên vẹn, không bị vỡ và chảy nước, ví với người con gái dù có long đong ba chìm bảy nổi, vẫn giữ tấm lòng thành thực trong tình yêu và đời sống.
Từ xa xưa bánh trôi, bánh chay đã đi vào thơ ca dân tộc như những món ăn đặc trưng phổ biến của người Việt. Hai loại bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp thơm, bánh trôi nặn viên nhỏ có vỏ bên ngoài trắng, bên trong nhân đường đỏ, khi làm xong thả vào nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước là chín rồi vớt ra. Còn bánh chay thì nặn hình tròn lớn, nhân đỗ xanh nấu cùng với nước bột sắn dây.
Vào ngày Tết Han thực, cùng người thân thưởng thức một đĩa bánh trôi, bánh chay ta như cảm nhận được nhân tình thế thái. Nhiều người còn cho răng, ăn bánh trôi bánh chay để ôn lại những chuyện xưa cũ, chuyện một thời đã xa của dân tộc. ❤
.
* Sưu tầm.
.FB chị Van Nguyen 23/01/2019