Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
“Xứ Đông Dương” - Trần Văn Giang (ghi lại/hiệu đính)
“Xứ Đông Dương”
(Hồi ký của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer)
Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer
Lời giới thiệu
Nhằm
cung cấp thêm một tài liệu về người Việt trong giai đoạn thế kỷ 19, đầu
thế kỷ 20, dưới đây là một vài đoạn trích trong cuốn “Xứ Đông Dương” (L'Indo-Chine française, 1904), hồi ký của vị Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.
Xưa
nay đã có nhiều sách viết về lịch sử Việt Nam của người Trung Quốc,
người Pháp, người Mỹ… Lẽ dĩ nhiên, sách của người nước ngoài nên cách
nhìn của họ bao giờ cũng có chỗ khác biệt. Chính vì thế đó là một nguồn
tài liệu đáng quý, giúp ta nhìn nhận sự việc được rộng rãi khách quan
hơn.
Đôi nét về Toàn quyền Paul Doumer:
Paul Doumer (1857 - 1932) là một chính khách người Pháp. Ông làm Toàn quyền Đông Dương từ 1897-1902. Cuốn hồi ký “Xứ Đông Dương” (L'Indo-Chine française), viết năm 1904, là
một tài liệu quý viết riêng về hành trình, nhận định và kinh nghiệm của
ông trong giai đoạn 5 năm ở Đông Dương, mà phần lớn là ở Việt Nam (thời
đó gọi là An Nam).
Về con người của Paul Doumer,
ông là người có kiến thức nhiều lĩnh vực, là Bộ trưởng tài chính Pháp
trước khi sang Đông Dương nhận chức Toàn quyền. Sau này ông còn làm Tổng
thống Pháp từ 1931-1932 (nên biết thêm, ông bị ám sát chết bởi một di
dân người Nga sống tại Pháp năm 1932 khi ông đang nhiệm chức Tổng
thống). Quyển hồi ký “Xứ Đông Dương” ghi lại nhiều nhận định
của ông về nhiều mặt: địa lý, kinh tế, hành chính, văn hóa…; về người
Việt đầu thế kỷ 20 ở những nơi ông sống và đi qua.
Để
phục vụ nước Pháp hết mình, Doumer đã ra sức chấn chỉnh bộ máy cai trị ở
các xứ thuộc địa, đồng thời xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng tại Việt Nam,
đáng chú ý như: cầu Doumer (sau đổi tên thành cầu Long Biên) – được coi là một kỳ quan của Đông Dương thời ấy, cầu Thành Thái (tức cầu Tràng Tiền) bắc qua sông Hương ở Huế và cầu Bình Lợi bắc qua sông Sài Gòn.
Ông
cũng chính là người đã ủng hộ và hậu thuẫn công việc nghiên cứu của
Yersin, đồng ý xây dựng thành phố Đà Lạt và đưa cây cao su vào trồng ở
Việt Nam. Dưới thời cai trị của Paul Doumer, Hà Nội là thành phố châu Á
đầu tiên có điện.
Paul
Doumer hành động hoàn toàn vì lợi ích của nước Pháp. Nhưng ông là một
nhà kinh tế có tài và có cái nhìn xa. Chính do vậy, người Pháp có lợi
nhưng xứ thuộc địa cũng được hiện đại hóa, Tây phương hóa.
*
Sau đâu là một số đoạn trích trong cuốn hồi ký “Xứ Đông Dương.”
1.Nói về người Việt
Người
An Nam chắc chắn là tộc người ưu trội so với các dân tộc xung quanh.
Người Cao Miên, Ai Lao và Xiêm La đều không thể chống lại được họ. Không
một dân tộc nào trong Đế quốc các xứ Ấn Độ có những phẩm chất như họ.
Phải tới tận Nhật Bản mới có tộc người có phẩm chất của người An Nam và
giống như người An Nam. Người An Nam và người Nhật Bản chắc chắn có mối
quan hệ thân tộc từ xa xưa. Cả hai đều thông minh, cần cù và dũng cảm.
Người lính An Nam là một người lính giỏi, có kỷ luật và dũng cảm. Họ
cũng là những người lao động mẫu mực, những nông phu giỏi việc đồng áng,
những người thợ lành nghề, những nghệ nhân khéo léo và thông minh. So
với các dân tộc khác ở châu Á, trên tư cách người thợ và người lính,
người An Nam vẫn xếp cao hơn một bậc. Vả chăng, đó là một quy luật chung
mà tôi đã kiểm chứng trên khoảng 20 chủng tộc của nhân loại, và tôi
cũng thấy rất đúng ở châu Âu: Những người dũng cảm trong lao động cũng
là những người dũng cảm trong chiến tranh; nói khác đi, can đảm có một
tính cách rất độc đáo. Nếu người nào can đảm trước sự mệt mỏi, người đó
sẽ can đảm trước nguy hiểm và trước cái chết.
2.Về thiên nhiên Nam Kỳ:
Lớp
đất trẻ, tương đối nông của Nam Kỳ đặc biệt thuận lợi cho việc trồng
cấy. Rất dễ canh tác trên đất đó, và đất đặc biệt phì nhiêu. Thời vụ
diễn ra rất đều đặn. Thu hoạch hằng năm, chủ yếu là lúa, có biến đổi ít
nhiều do những nguyên nhân không đáng kể; sản lượng năm này có thể cao
hơn hoặc thấp hơn năm khác về số lượng hoặc về chất lượng nhưng ít nhất
cũng luôn luôn được bảo đảm. Sản lượng thu hoạch đó dao động quanh một
mức trung bình cao và không bao giờ xuống thấp hơn mức tối thiểu, vẫn
còn cao hơn nhiều mức tiêu thụ của dân Nam Kỳ. Gạo bán ra nước ngoài,
tức xuất cảng, trong những năm tệ nhất không bao giờ dưới 700.000 tấn.
Gạo xuất cảng có thể đạt đến một triệu tấn, tính ra thành tiền từ khoảng
80 đến 100 triệu “phờ-răng” (tiền Franc của Pháp). Hồ tiêu xuất cảng
cũng là một nguồn tài nguyên giá trị.
Gạo
là nguồn tài nguyên to lớn có thể thu được không mấy khó khăn; mỗi năm
nông dân ở đây chỉ làm một vụ, và công việc đồng áng chỉ tập trung trong
ba hoặc bốn tháng. Cả đến vận tải cũng được thực hiện trong những điều
kiện dễ dàng và rất rẻ.
Đất
Nam Kỳ chằng chịt hàng nghìn con sông lớn nhỏ, kênh, rạch chạy theo mọi
hướng. Nam Kỳ là nơi bằng phẳng nên thủy triều ảnh hưởng như nhau tới
tất cả các tuyến đường thủy. Như thế mỗi ngày hoạt động của triều lên và
triều xuống làm cho các dòng nước chảy cứ sáu tiếng chảy theo chiều này
và sáu tiếng chảy theo chiều ngược lại. Người An Nam lợi dụng điều đó
để vận tải hàng hóa mà không mất công mất sức gì nhiều. Ghe xuồng của họ
xuôi dòng với sự trợ lực của buồm hoặc mái chèo vừa đủ để có thể lái
được chúng. Khi thủy triều đổi hướng mà chưa tới được điểm đến thì họ bỏ
neo hoặc buộc những chiếc tam bản vào bờ, bình tĩnh chờ thủy triều đưa
dòng nước thuận đến, và cứ như thế cho cả chuyến đi lẫn chuyến về. Vận
động thủy triều cung cấp lực miễn phí cho ngành giao thông đường thủy.
Có lẽ không có quốc gia nào trên thế giới mà cư dân lại được thiên nhiên
ưu đãi như Nam Kỳ.
3.Về thành phố Sài Gòn:
Ở
Sài Gòn cũng có người Hoa, và có nhiều là đằng khác, buôn bán to nhỏ đủ
loại. Bên cạnh các cửa hiệu Pháp giống như các cửa hiệu ở tỉnh lẻ bên
Pháp, tôi thấy các cửa hiệu Trung Hoa khiêm tốn hơn nhưng năng động hơn.
Tất cả mọi thứ có trong cửa hiệu của thương nhân châu Âu và cả những
thứ khác nữa đều có bán tại cửa hiệu của người Hoa; nơi này sản xuất thứ
gì thì nơi khác cũng sản xuất thứ đó. Đây là một cuộc cạnh tranh có lợi
cho người tiêu dùng. Đối với các mặt hàng rẻ tiền, đối với các công
việc đơn giản, sự cạnh tranh không còn nữa vì chỉ còn lại người Hoa. Khi
ta muốn có những bộ quần áo lịch sự, một chiếc áo đầm đi dạo hoặc ăn
tối, một bộ “smoking” mà không cần đặt từ Pháp sang thì thay vì tìm cô
thợ may người Pháp, ta cứ đặt người Hoa ở đây may những chiếc váy nhẹ,
những bộ quần áo bằng vải lanh. Các dịch vụ giặt ủi, mạng vá cũng là
nghề của họ. Họ là những thợ khéo léo và quý hóa không từ chối một yêu
cầu nào. Họ chịu làm mọi việc. Người An Nam ở Nam Kỳ không tranh việc
với họ. Nam Kỳ quá giàu có, cuộc sống quá dễ dàng nên chỉ gắng sức tí
chút là người ta đã tìm được việc. Người ta thấy chỉ có sự gia tăng dân
số của người An Nam có thể dẫn tới việc dòng người đổ vào thành phố và
đẩy lùi người Hoa. Nhưng cho đến nay, sự gia tăng đất canh tác thậm chí
còn nhanh hơn sự gia tăng dân số nên hiện tượng trên không thể xảy ra.
Sài
Gòn là một thành phố nhiệt đới xinh đẹp, thành phố duyên dáng nhất vùng
Viễn Đông. Một số công trình nghệ thuật ở Sài Gòn rất đẹp; tất cả đều
có kích thước lớn; nhà cửa nói chung khá xinh xắn, đường phố rợp bóng
cây, tất cả như bị ngập trong một đại dương xanh. Nhìn từ trên cao
xuống, từ chòi quan sát trên nóc một con tàu hoặc từ các tháp của nhà
thờ, Sài Gòn hiện ra như một công viên rộng lớn, trong đó một vài tòa
nhà quá đồ sộ hoặc quá cao vượt lên khỏi những tán cây. Này là Dinh Toàn
quyền, các trại lính, bệnh viện, Sở Bưu điện, Dinh Thống đốc, Sở Thuế
quan…; các công thự đó không chịu thua những tán cây muốn chiếm lĩnh
trời xanh, luôn luôn vươn lên và trải rộng nhờ nhựa sống của thiên nhiên
hào phóng.
4.Về người Bắc Kỳ:
Người
An Nam ở Bắc Kỳ cần cù chịu khó, còn hơn cả người Nam Kỳ. Họ vạm vỡ
hơn, cường tráng hơn. Khí hậu thì khá khắc nghiệt; họ không được thiên
nhiên ban tặng những điều kiện thuận tiện cho sản xuất và vận tải. Bị bó
buộc trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nơi họ sống chen chúc,
dân An Nam buộc một vùng đất chật hẹp phải sinh sản ra rất nhiều sản
phẩm. Công việc đồng áng làm họ mất hầu hết thời gian trong năm. Những
việc vận chuyển giao thông, đắp đê, tạp dịch và những việc vặt thường
nhật lấy gần hết toàn bộ thời gian còn lại. Họ làm việc tích cực không
ngừng nghỉ.
5.Về các thợ thủ công:
Các thợ thủ công Bắc Kỳ làm việc chăm chỉ và thuần thục. Họ thành công một cách đáng ngưỡng mộ trong các công việc đòi hỏi tỉ mỉ và tinh xảo. Họ có khiếu thẩm mỹ, và một số người trong bọn họ là những nghệ nhân thực sự. Những thợ đúc đồng, thợ kim hoàn, thợ khảm men huyền, thợ thêu, thợ điêu khắc, thợ khảm đã tạo được một tiếng tăm xứng đáng. Họ không phải là những người thợ bắt chước một nền nghệ thuật ngoại quốc. Dẫu vẻ bề ngoài của những sản vật lộ rõ mối quan hệ với những đồ vật Nhật Bản và Trung Hoa, thì chúng vẫn không phải được lấy cảm hứng từ đó; những người thợ đã tạo ra một nghệ thuật An Nam, với các hình mẫu và cách trang trí của chính họ.
[…]
Các
thợ thêu trên lụa làm việc với một kỹ thuật không thể sánh được. Về mặt
chăm chút và hoàn thiện công việc, đồ thêu ở Bắc Kỳ được làm tinh hơn
đồ của Nhật Bản và Trung Hoa. Nhưng vào năm 1897, các bức thêu mang giá
trị trang trí còn rất thấp. Đó là những bức thêu cảnh sinh hoạt của
người An Nam hoặc các trận chiến huyền thoại, với một đám đông những
nhân vật nhỏ xíu, con giống, đồ vật mà ta có thể ngưỡng mộ các chi tiết,
nhưng về toàn cảnh chẳng có gì đẹp lẫn dễ coi. Kể từ đó trở đi, các thợ
thêu An Nam đã lấy từ hệ thực vật phong phú của mình những nhân tố để
tạo thành tác phẩm của họ. Họ đã thành công trong việc đem lại cho những
tấm lụa thêu một hiệu ứng trang trí ngang tầm với người Nhật Bản, và họ
đã không đánh mất sự ưu trội về tay nghề của họ.
Đồ
gỗ gia dụng An Nam do những thợ chạm gõ chế tạo, và chủ yếu gồm ghế
tựa, bàn và tủ chè, có đường nét và hoa văn rất đẹp. Các bộ trường kỷ,
món đồ trang trí trong những ngôi nhà truyền thống và trong đền chùa,
hầu hết đều mang những nét đối xứng hài hòa; các hình chạm khắc trang
trí trên đó thì đơn giản và thường rất đẹp. Nhưng sự thành công rực rỡ
của người An Nam là nghệ thuật khảm trai trên gỗ. Họ đã khiến cho những
bộ tủ chè và những thứ đồ gỗ nhỏ khảm trai như vậy của vùng này trở nên
thực sự đáng chú ý và họ đã nổi danh ở vùng Viễn Đông. Những thợ khảm
trai Trung Hoa, những người hình như đã truyền nghề của mình cho dân An
Nam thì còn lâu mới sánh ngang hàng được với học trò của mình.
6.Về giáo dục:
Trong
các trường làng, người ta dạy các chữ cơ bản. Những quyển sách tập đọc
mà họ trao vào tay lũ trẻ thì đúng là những tiểu kiệt tác thực sự, trong
đó thể hiện tinh thần đạo đức của Khổng Tử với một ngôn ngữ đơn giản và
đẹp, khắc ghi vào trí óc trẻ thơ. Ta chuyển từ quyển thứ nhất, hết sức
đơn giản, hết sức cơ bản, dạy cho ta những phép tắc lễ nghĩa đầu tiên,
lên đến quyển thứ hai là những vấn đề rộng hơn, sau đó lên quyển ba và
cứ tiếp tục như thế. Đa phần các trường làng thấy rằng dạy chừng từ bốn
đến năm quyển là đủ. Bọn trẻ học ở đó, cùng với một lượng chữ đủ để viết
và trao đổi trong những tình huống đơn giản mà họ gặp nhau, những
nguyên tắc đạo đức và những quy định ứng xử sẽ theo họ trong suốt cuộc
đời. Đây hiển nhiên là một nền giáo dục chưa hoàn chỉnh; tuy nhiên nó đủ
để làm cho một dân tộc cần cù, gắn bó với nhiệm vụ gia đình, hạnh phúc
về mọi mặt khi những vấn đề bên ngoài không khiến họ lo lắng ưu phiền.
7.Về tre Việt Nam:
Người
dân Đông Dương dựng nhà bằng tre; mặt khác, kể cả khi một căn nhà được
xây bằng gạch thì nó vẫn được bao bọc bởi một lũy tre lớn mà bản thân nó
cũng đã chính là một công trình. Bờ rào, những chòi canh để trông coi
hoặc để nghỉ chân khi đi săn, những cọc cừ bằng tre để ngăn sông xói mòn
đất, những chiếc tời, vó và cần câu, tất cả các loại đồ dùng và dụng cụ
đều được làm bằng tre. Khi đi đường, nếu cần dựng tạm lều trại, người
An Nam cũng dễ dàng làm được khi có những cây tre ở ngay gần.
Tôi
vẫn còn nhớ một ngày nọ ngài Đô đốc Pottier đã vô cùng sửng sốt thán
phục khi được cây tre cứu khỏi tình huống khó khăn trên mạn thượng lưu
sông Hồng. Tôi và vị Đô đốc tài giỏi này đã gặp nhau tại Lào Cai nơi
chúng tôi cùng khánh thành cây cầu mà tôi đã cho xây dựng tại Nậm Thi để
phục vụ cho tuyến đường sắt và đường bộ nối với Vân Nam. Lúc đó khoảng
tháng Giêng năm 1902. Được tháp tùng bởi hai sĩ quan phụ tá và một đội
lính khố đỏ hộ tống, ngài Đô đốc lúc đi xe kéo, lúc đi kiệu trên con
đường bộ bên sông hoặc tuyến đường sắt đang được xây dựng. Không phải cả
200 hay 250 cầu đường sắt đều đã thi công xong, nên việc đi lại vẫn khó
khăn và chậm chạp.
Lịch
trình đã được sắp xếp sao cho đoàn có thể ăn trưa, hoặc ít nhất là ăn
tối và nghỉ ngơi tại một ngôi làng, hoặc trong một đồn bốt. Buổi chiều
hôm ấy, ngài Đô đốc đã thấm mệt và chỉ có thể tiếp tục hành trình khi đã
khá muộn và không theo đúng lịch trình đã lập. Màn đêm dần buông trong
khi cả đoàn vẫn còn cách khá xa bốt nghỉ, nơi đã chuẩn bị sẵn đồ ăn và
chăn. Họ buộc phải tạm nghỉ, nơi dừng chân là vùng đất nguy hiểm có hổ
rình rập nên họ không đi tiếp được khi mặt trời đã lặn. Làm sao có thể
ăn uống và nghỉ ngơi ở một nơi hoang dã như thế? Đoàn hộ tống có một ít
gạo dự trữ của lính khố đỏ và vài hộp thức ăn Âu châu, nhưng chẳng có đồ
dùng nào khả dĩ để nấu ăn, và cũng không có gì để che chắn hay để tự vệ
đề phòng sự tấn công của dã thú. Thật may là có những rặng tre mọc hai
bên bờ sông Hồng, và những người lính khố đỏ thì không rời tay khỏi
những thanh mã tấu, một loại kiếm nhỏ hay dao dài bản địa. Với những thứ
đó, ngài Đô đốc có thể yên tâm: ông sẽ có một chỗ nghỉ ngơi và ăn uống.
Không
để mất thời gian, những người lính bắt tay ngay vào công việc. Chỉ
trong vài phút, một hàng rào bằng tre dài và chắc chắn đã được dựng lên
tạo thành một khu trại đủ rộng. Họ đã giải quyết được vấn đề dã thú. Sau
đó ba chiếc lều được dựng, một cho ngài Đô đốc, một cho những sĩ quan,
cái còn lại cho binh lính hộ tống. Ngài Đô đốc và những viên sĩ quan
trong hoàn cảnh này đã có thể nghỉ ngơi thoải mái với những chiếc chõng
tre, cao khoảng 40 đến 60cm và đàn hồi như một tấm nệm lò xo cùng những
chiếc gối tiện dụng. Một ống tre lớn còn nguyên cả mắt, vốn chứa nước
rất tốt, được khéo léo cắt từng khúc thành một cái gáo, cũng có thể coi
là bát, xô hay chậu. Nhờ đó, trong khi những căn lều lán được dựng lên
và hoàn tất, những người lính đi kiếm và lấy nước vào những gáo tre,
nhóm lửa và chuẩn bị bữa tối. Gạo và đồ hộp được nấu trong những chiếc
nồi kỳ lạ làm từ những cây tre. Vậy là chẳng khó gì để có được một bữa
ăn, nhưng khi Đô đốc Pottier nhìn những thanh mã tấu trong tay của những
người lính đẽo gọt ra những chiếc đĩa, thìa và cả những chiếc dĩa bằng
tre cũng có ba răng y như dĩa thật, ông thấy đó quả là một sự khéo léo
phi thường! Rất lâu sau khi trở về Pháp, ngài Đô đốc vẫn kể lại câu
chuyện và rất vui vẻ khoe một chiếc chăn kỳ diệu, vốn được làm ra cấp
thời cũng như căn lều và bữa tối của ông trong một thung lũng ở thượng
lưu sông Hồng. Ông ghi nhớ những kỷ niệm về một buổi tối mà ông bất ngờ
trải qua như thế cũng như về sự khéo tay đến kinh ngạc của những người
An Nam.
8.Về tệ nạn trong hệ thống quan lại và thái độ của Pháp:
Triều
đình An Nam vẫn hoạt động tốt gần giống với tình trạng trước khi bị
nước Pháp chinh phục. Hệ thống quan chế tại các tỉnh thành vẫn giữ
nguyên; việc cai trị cũng vậy. Các quan lại sống tại những dinh thự đẹp
đẽ được xây xựng theo kiểu hệ thống Vauban; họ cai trị, hành pháp và thu
thuế dưới danh nghĩa triều đình. Quyền cai trị, hành pháp và thu thuế
là những nguồn lợi trực tiếp của họ, là hối lộ biếu xén và mọi loại bổng
lộc khác. Đương sự của các vụ kiện, những người nộp thuế và những kẻ nô
dịch sẽ dâng lên tất cả những gì họ có; những viên quan to hay nhỏ đều
cố gắng bòn rút tối đa từ dân, và phần được đóng vào quốc khố chỉ là
phần còn lại mà bọn họ không thể ăn chặn được.
Đó
là chế độ quân chủ quan liêu cũ trong đó các quan lại lạm dụng quyền
hành trên mọi mặt, mà không có dáng vẻ trung thực tự tại như những quan
lại xưa kia. Những khiếm khuyết và những tệ nạn trong hệ thống vẫn tiếp
tục hoành hành. Sự kiểm soát từ cấp cao nhằm ngăn chặn tệ nạn này bùng
phát bằng hình phạt nếu cần thiết, rốt cuộc đã bị vô hiệu hóa và tê
liệt. Đây không phải là một cuộc khủng hoảng hay một vấn nạn mà chính
quyền Pháp cần quan tâm, cũng không phải là cái cớ để chúng ta can
thiệp. Và như thế, vị Khâm sứ của chúng ta tại Huế hài lòng với việc
giám sát Đức vua và triều đình, mà không cần hợp tác với họ; và ngay cả
các Công sứ Pháp của chúng ta tại sáu hoặc tám tỉnh lớn vốn có nhiệm vụ
đảm bảo việc duy trì trật tự mà không cần hợp tác với quan lại cũng
không có nhiệm vụ kiểm soát các hành vi của quan lại. Chúng ta chỉ giới
hạn ở mức bảo hộ cơ bản và đã không quan tâm đến việc cai trị cũng như
tác động của nó lên sự phát triển kinh tế.
Có
thể cho đến lúc đó chúng ta chưa thể làm tốt hơn và tiến xa hơn. Nhưng
dù sao đi nữa thì nhất định không thể để tình hình này kéo dài hơn nữa.
Cho dù là vì lợi ích của nước Pháp hay là vì lợi ích của người dân An
Nam, thì đều cần phải áp dụng những phương thức quản lý và những chính
sách kinh tế của nền văn minh Âu châu vào đất nước này. Nhiệm vụ này đặc
biệt thú vị, tất cả cần phải được thực hiện từ đầu và chúng ta có thời
gian, chúng ta có thể phát triển một kế hoạch toàn diện và tiến hành nó
một cách nhịp nhàng, có phương pháp, không hấp tấp, không phô trương.
Trích: “Xứ Đông Dương”
Dịch bởi: Lưu Đình Tuân, Hiệu Constant, Lê Đình Chi, Hoàng Long, Vũ Thúy
Hiệu đính: Nguyễn Thừa Hỷ
Trần Văn Giang (ghi lại/hiệu đính)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
“Xứ Đông Dương” - Trần Văn Giang (ghi lại/hiệu đính)
“Xứ Đông Dương”
(Hồi ký của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer)
Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer
Lời giới thiệu
Nhằm
cung cấp thêm một tài liệu về người Việt trong giai đoạn thế kỷ 19, đầu
thế kỷ 20, dưới đây là một vài đoạn trích trong cuốn “Xứ Đông Dương” (L'Indo-Chine française, 1904), hồi ký của vị Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.
Xưa
nay đã có nhiều sách viết về lịch sử Việt Nam của người Trung Quốc,
người Pháp, người Mỹ… Lẽ dĩ nhiên, sách của người nước ngoài nên cách
nhìn của họ bao giờ cũng có chỗ khác biệt. Chính vì thế đó là một nguồn
tài liệu đáng quý, giúp ta nhìn nhận sự việc được rộng rãi khách quan
hơn.
Đôi nét về Toàn quyền Paul Doumer:
Paul Doumer (1857 - 1932) là một chính khách người Pháp. Ông làm Toàn quyền Đông Dương từ 1897-1902. Cuốn hồi ký “Xứ Đông Dương” (L'Indo-Chine française), viết năm 1904, là
một tài liệu quý viết riêng về hành trình, nhận định và kinh nghiệm của
ông trong giai đoạn 5 năm ở Đông Dương, mà phần lớn là ở Việt Nam (thời
đó gọi là An Nam).
Về con người của Paul Doumer,
ông là người có kiến thức nhiều lĩnh vực, là Bộ trưởng tài chính Pháp
trước khi sang Đông Dương nhận chức Toàn quyền. Sau này ông còn làm Tổng
thống Pháp từ 1931-1932 (nên biết thêm, ông bị ám sát chết bởi một di
dân người Nga sống tại Pháp năm 1932 khi ông đang nhiệm chức Tổng
thống). Quyển hồi ký “Xứ Đông Dương” ghi lại nhiều nhận định
của ông về nhiều mặt: địa lý, kinh tế, hành chính, văn hóa…; về người
Việt đầu thế kỷ 20 ở những nơi ông sống và đi qua.
Để
phục vụ nước Pháp hết mình, Doumer đã ra sức chấn chỉnh bộ máy cai trị ở
các xứ thuộc địa, đồng thời xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng tại Việt Nam,
đáng chú ý như: cầu Doumer (sau đổi tên thành cầu Long Biên) – được coi là một kỳ quan của Đông Dương thời ấy, cầu Thành Thái (tức cầu Tràng Tiền) bắc qua sông Hương ở Huế và cầu Bình Lợi bắc qua sông Sài Gòn.
Ông
cũng chính là người đã ủng hộ và hậu thuẫn công việc nghiên cứu của
Yersin, đồng ý xây dựng thành phố Đà Lạt và đưa cây cao su vào trồng ở
Việt Nam. Dưới thời cai trị của Paul Doumer, Hà Nội là thành phố châu Á
đầu tiên có điện.
Paul
Doumer hành động hoàn toàn vì lợi ích của nước Pháp. Nhưng ông là một
nhà kinh tế có tài và có cái nhìn xa. Chính do vậy, người Pháp có lợi
nhưng xứ thuộc địa cũng được hiện đại hóa, Tây phương hóa.
*
Sau đâu là một số đoạn trích trong cuốn hồi ký “Xứ Đông Dương.”
1.Nói về người Việt
Người
An Nam chắc chắn là tộc người ưu trội so với các dân tộc xung quanh.
Người Cao Miên, Ai Lao và Xiêm La đều không thể chống lại được họ. Không
một dân tộc nào trong Đế quốc các xứ Ấn Độ có những phẩm chất như họ.
Phải tới tận Nhật Bản mới có tộc người có phẩm chất của người An Nam và
giống như người An Nam. Người An Nam và người Nhật Bản chắc chắn có mối
quan hệ thân tộc từ xa xưa. Cả hai đều thông minh, cần cù và dũng cảm.
Người lính An Nam là một người lính giỏi, có kỷ luật và dũng cảm. Họ
cũng là những người lao động mẫu mực, những nông phu giỏi việc đồng áng,
những người thợ lành nghề, những nghệ nhân khéo léo và thông minh. So
với các dân tộc khác ở châu Á, trên tư cách người thợ và người lính,
người An Nam vẫn xếp cao hơn một bậc. Vả chăng, đó là một quy luật chung
mà tôi đã kiểm chứng trên khoảng 20 chủng tộc của nhân loại, và tôi
cũng thấy rất đúng ở châu Âu: Những người dũng cảm trong lao động cũng
là những người dũng cảm trong chiến tranh; nói khác đi, can đảm có một
tính cách rất độc đáo. Nếu người nào can đảm trước sự mệt mỏi, người đó
sẽ can đảm trước nguy hiểm và trước cái chết.
2.Về thiên nhiên Nam Kỳ:
Lớp
đất trẻ, tương đối nông của Nam Kỳ đặc biệt thuận lợi cho việc trồng
cấy. Rất dễ canh tác trên đất đó, và đất đặc biệt phì nhiêu. Thời vụ
diễn ra rất đều đặn. Thu hoạch hằng năm, chủ yếu là lúa, có biến đổi ít
nhiều do những nguyên nhân không đáng kể; sản lượng năm này có thể cao
hơn hoặc thấp hơn năm khác về số lượng hoặc về chất lượng nhưng ít nhất
cũng luôn luôn được bảo đảm. Sản lượng thu hoạch đó dao động quanh một
mức trung bình cao và không bao giờ xuống thấp hơn mức tối thiểu, vẫn
còn cao hơn nhiều mức tiêu thụ của dân Nam Kỳ. Gạo bán ra nước ngoài,
tức xuất cảng, trong những năm tệ nhất không bao giờ dưới 700.000 tấn.
Gạo xuất cảng có thể đạt đến một triệu tấn, tính ra thành tiền từ khoảng
80 đến 100 triệu “phờ-răng” (tiền Franc của Pháp). Hồ tiêu xuất cảng
cũng là một nguồn tài nguyên giá trị.
Gạo
là nguồn tài nguyên to lớn có thể thu được không mấy khó khăn; mỗi năm
nông dân ở đây chỉ làm một vụ, và công việc đồng áng chỉ tập trung trong
ba hoặc bốn tháng. Cả đến vận tải cũng được thực hiện trong những điều
kiện dễ dàng và rất rẻ.
Đất
Nam Kỳ chằng chịt hàng nghìn con sông lớn nhỏ, kênh, rạch chạy theo mọi
hướng. Nam Kỳ là nơi bằng phẳng nên thủy triều ảnh hưởng như nhau tới
tất cả các tuyến đường thủy. Như thế mỗi ngày hoạt động của triều lên và
triều xuống làm cho các dòng nước chảy cứ sáu tiếng chảy theo chiều này
và sáu tiếng chảy theo chiều ngược lại. Người An Nam lợi dụng điều đó
để vận tải hàng hóa mà không mất công mất sức gì nhiều. Ghe xuồng của họ
xuôi dòng với sự trợ lực của buồm hoặc mái chèo vừa đủ để có thể lái
được chúng. Khi thủy triều đổi hướng mà chưa tới được điểm đến thì họ bỏ
neo hoặc buộc những chiếc tam bản vào bờ, bình tĩnh chờ thủy triều đưa
dòng nước thuận đến, và cứ như thế cho cả chuyến đi lẫn chuyến về. Vận
động thủy triều cung cấp lực miễn phí cho ngành giao thông đường thủy.
Có lẽ không có quốc gia nào trên thế giới mà cư dân lại được thiên nhiên
ưu đãi như Nam Kỳ.
3.Về thành phố Sài Gòn:
Ở
Sài Gòn cũng có người Hoa, và có nhiều là đằng khác, buôn bán to nhỏ đủ
loại. Bên cạnh các cửa hiệu Pháp giống như các cửa hiệu ở tỉnh lẻ bên
Pháp, tôi thấy các cửa hiệu Trung Hoa khiêm tốn hơn nhưng năng động hơn.
Tất cả mọi thứ có trong cửa hiệu của thương nhân châu Âu và cả những
thứ khác nữa đều có bán tại cửa hiệu của người Hoa; nơi này sản xuất thứ
gì thì nơi khác cũng sản xuất thứ đó. Đây là một cuộc cạnh tranh có lợi
cho người tiêu dùng. Đối với các mặt hàng rẻ tiền, đối với các công
việc đơn giản, sự cạnh tranh không còn nữa vì chỉ còn lại người Hoa. Khi
ta muốn có những bộ quần áo lịch sự, một chiếc áo đầm đi dạo hoặc ăn
tối, một bộ “smoking” mà không cần đặt từ Pháp sang thì thay vì tìm cô
thợ may người Pháp, ta cứ đặt người Hoa ở đây may những chiếc váy nhẹ,
những bộ quần áo bằng vải lanh. Các dịch vụ giặt ủi, mạng vá cũng là
nghề của họ. Họ là những thợ khéo léo và quý hóa không từ chối một yêu
cầu nào. Họ chịu làm mọi việc. Người An Nam ở Nam Kỳ không tranh việc
với họ. Nam Kỳ quá giàu có, cuộc sống quá dễ dàng nên chỉ gắng sức tí
chút là người ta đã tìm được việc. Người ta thấy chỉ có sự gia tăng dân
số của người An Nam có thể dẫn tới việc dòng người đổ vào thành phố và
đẩy lùi người Hoa. Nhưng cho đến nay, sự gia tăng đất canh tác thậm chí
còn nhanh hơn sự gia tăng dân số nên hiện tượng trên không thể xảy ra.
Sài
Gòn là một thành phố nhiệt đới xinh đẹp, thành phố duyên dáng nhất vùng
Viễn Đông. Một số công trình nghệ thuật ở Sài Gòn rất đẹp; tất cả đều
có kích thước lớn; nhà cửa nói chung khá xinh xắn, đường phố rợp bóng
cây, tất cả như bị ngập trong một đại dương xanh. Nhìn từ trên cao
xuống, từ chòi quan sát trên nóc một con tàu hoặc từ các tháp của nhà
thờ, Sài Gòn hiện ra như một công viên rộng lớn, trong đó một vài tòa
nhà quá đồ sộ hoặc quá cao vượt lên khỏi những tán cây. Này là Dinh Toàn
quyền, các trại lính, bệnh viện, Sở Bưu điện, Dinh Thống đốc, Sở Thuế
quan…; các công thự đó không chịu thua những tán cây muốn chiếm lĩnh
trời xanh, luôn luôn vươn lên và trải rộng nhờ nhựa sống của thiên nhiên
hào phóng.
4.Về người Bắc Kỳ:
Người
An Nam ở Bắc Kỳ cần cù chịu khó, còn hơn cả người Nam Kỳ. Họ vạm vỡ
hơn, cường tráng hơn. Khí hậu thì khá khắc nghiệt; họ không được thiên
nhiên ban tặng những điều kiện thuận tiện cho sản xuất và vận tải. Bị bó
buộc trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nơi họ sống chen chúc,
dân An Nam buộc một vùng đất chật hẹp phải sinh sản ra rất nhiều sản
phẩm. Công việc đồng áng làm họ mất hầu hết thời gian trong năm. Những
việc vận chuyển giao thông, đắp đê, tạp dịch và những việc vặt thường
nhật lấy gần hết toàn bộ thời gian còn lại. Họ làm việc tích cực không
ngừng nghỉ.
5.Về các thợ thủ công:
Các thợ thủ công Bắc Kỳ làm việc chăm chỉ và thuần thục. Họ thành công một cách đáng ngưỡng mộ trong các công việc đòi hỏi tỉ mỉ và tinh xảo. Họ có khiếu thẩm mỹ, và một số người trong bọn họ là những nghệ nhân thực sự. Những thợ đúc đồng, thợ kim hoàn, thợ khảm men huyền, thợ thêu, thợ điêu khắc, thợ khảm đã tạo được một tiếng tăm xứng đáng. Họ không phải là những người thợ bắt chước một nền nghệ thuật ngoại quốc. Dẫu vẻ bề ngoài của những sản vật lộ rõ mối quan hệ với những đồ vật Nhật Bản và Trung Hoa, thì chúng vẫn không phải được lấy cảm hứng từ đó; những người thợ đã tạo ra một nghệ thuật An Nam, với các hình mẫu và cách trang trí của chính họ.
[…]
Các
thợ thêu trên lụa làm việc với một kỹ thuật không thể sánh được. Về mặt
chăm chút và hoàn thiện công việc, đồ thêu ở Bắc Kỳ được làm tinh hơn
đồ của Nhật Bản và Trung Hoa. Nhưng vào năm 1897, các bức thêu mang giá
trị trang trí còn rất thấp. Đó là những bức thêu cảnh sinh hoạt của
người An Nam hoặc các trận chiến huyền thoại, với một đám đông những
nhân vật nhỏ xíu, con giống, đồ vật mà ta có thể ngưỡng mộ các chi tiết,
nhưng về toàn cảnh chẳng có gì đẹp lẫn dễ coi. Kể từ đó trở đi, các thợ
thêu An Nam đã lấy từ hệ thực vật phong phú của mình những nhân tố để
tạo thành tác phẩm của họ. Họ đã thành công trong việc đem lại cho những
tấm lụa thêu một hiệu ứng trang trí ngang tầm với người Nhật Bản, và họ
đã không đánh mất sự ưu trội về tay nghề của họ.
Đồ
gỗ gia dụng An Nam do những thợ chạm gõ chế tạo, và chủ yếu gồm ghế
tựa, bàn và tủ chè, có đường nét và hoa văn rất đẹp. Các bộ trường kỷ,
món đồ trang trí trong những ngôi nhà truyền thống và trong đền chùa,
hầu hết đều mang những nét đối xứng hài hòa; các hình chạm khắc trang
trí trên đó thì đơn giản và thường rất đẹp. Nhưng sự thành công rực rỡ
của người An Nam là nghệ thuật khảm trai trên gỗ. Họ đã khiến cho những
bộ tủ chè và những thứ đồ gỗ nhỏ khảm trai như vậy của vùng này trở nên
thực sự đáng chú ý và họ đã nổi danh ở vùng Viễn Đông. Những thợ khảm
trai Trung Hoa, những người hình như đã truyền nghề của mình cho dân An
Nam thì còn lâu mới sánh ngang hàng được với học trò của mình.
6.Về giáo dục:
Trong
các trường làng, người ta dạy các chữ cơ bản. Những quyển sách tập đọc
mà họ trao vào tay lũ trẻ thì đúng là những tiểu kiệt tác thực sự, trong
đó thể hiện tinh thần đạo đức của Khổng Tử với một ngôn ngữ đơn giản và
đẹp, khắc ghi vào trí óc trẻ thơ. Ta chuyển từ quyển thứ nhất, hết sức
đơn giản, hết sức cơ bản, dạy cho ta những phép tắc lễ nghĩa đầu tiên,
lên đến quyển thứ hai là những vấn đề rộng hơn, sau đó lên quyển ba và
cứ tiếp tục như thế. Đa phần các trường làng thấy rằng dạy chừng từ bốn
đến năm quyển là đủ. Bọn trẻ học ở đó, cùng với một lượng chữ đủ để viết
và trao đổi trong những tình huống đơn giản mà họ gặp nhau, những
nguyên tắc đạo đức và những quy định ứng xử sẽ theo họ trong suốt cuộc
đời. Đây hiển nhiên là một nền giáo dục chưa hoàn chỉnh; tuy nhiên nó đủ
để làm cho một dân tộc cần cù, gắn bó với nhiệm vụ gia đình, hạnh phúc
về mọi mặt khi những vấn đề bên ngoài không khiến họ lo lắng ưu phiền.
7.Về tre Việt Nam:
Người
dân Đông Dương dựng nhà bằng tre; mặt khác, kể cả khi một căn nhà được
xây bằng gạch thì nó vẫn được bao bọc bởi một lũy tre lớn mà bản thân nó
cũng đã chính là một công trình. Bờ rào, những chòi canh để trông coi
hoặc để nghỉ chân khi đi săn, những cọc cừ bằng tre để ngăn sông xói mòn
đất, những chiếc tời, vó và cần câu, tất cả các loại đồ dùng và dụng cụ
đều được làm bằng tre. Khi đi đường, nếu cần dựng tạm lều trại, người
An Nam cũng dễ dàng làm được khi có những cây tre ở ngay gần.
Tôi
vẫn còn nhớ một ngày nọ ngài Đô đốc Pottier đã vô cùng sửng sốt thán
phục khi được cây tre cứu khỏi tình huống khó khăn trên mạn thượng lưu
sông Hồng. Tôi và vị Đô đốc tài giỏi này đã gặp nhau tại Lào Cai nơi
chúng tôi cùng khánh thành cây cầu mà tôi đã cho xây dựng tại Nậm Thi để
phục vụ cho tuyến đường sắt và đường bộ nối với Vân Nam. Lúc đó khoảng
tháng Giêng năm 1902. Được tháp tùng bởi hai sĩ quan phụ tá và một đội
lính khố đỏ hộ tống, ngài Đô đốc lúc đi xe kéo, lúc đi kiệu trên con
đường bộ bên sông hoặc tuyến đường sắt đang được xây dựng. Không phải cả
200 hay 250 cầu đường sắt đều đã thi công xong, nên việc đi lại vẫn khó
khăn và chậm chạp.
Lịch
trình đã được sắp xếp sao cho đoàn có thể ăn trưa, hoặc ít nhất là ăn
tối và nghỉ ngơi tại một ngôi làng, hoặc trong một đồn bốt. Buổi chiều
hôm ấy, ngài Đô đốc đã thấm mệt và chỉ có thể tiếp tục hành trình khi đã
khá muộn và không theo đúng lịch trình đã lập. Màn đêm dần buông trong
khi cả đoàn vẫn còn cách khá xa bốt nghỉ, nơi đã chuẩn bị sẵn đồ ăn và
chăn. Họ buộc phải tạm nghỉ, nơi dừng chân là vùng đất nguy hiểm có hổ
rình rập nên họ không đi tiếp được khi mặt trời đã lặn. Làm sao có thể
ăn uống và nghỉ ngơi ở một nơi hoang dã như thế? Đoàn hộ tống có một ít
gạo dự trữ của lính khố đỏ và vài hộp thức ăn Âu châu, nhưng chẳng có đồ
dùng nào khả dĩ để nấu ăn, và cũng không có gì để che chắn hay để tự vệ
đề phòng sự tấn công của dã thú. Thật may là có những rặng tre mọc hai
bên bờ sông Hồng, và những người lính khố đỏ thì không rời tay khỏi
những thanh mã tấu, một loại kiếm nhỏ hay dao dài bản địa. Với những thứ
đó, ngài Đô đốc có thể yên tâm: ông sẽ có một chỗ nghỉ ngơi và ăn uống.
Không
để mất thời gian, những người lính bắt tay ngay vào công việc. Chỉ
trong vài phút, một hàng rào bằng tre dài và chắc chắn đã được dựng lên
tạo thành một khu trại đủ rộng. Họ đã giải quyết được vấn đề dã thú. Sau
đó ba chiếc lều được dựng, một cho ngài Đô đốc, một cho những sĩ quan,
cái còn lại cho binh lính hộ tống. Ngài Đô đốc và những viên sĩ quan
trong hoàn cảnh này đã có thể nghỉ ngơi thoải mái với những chiếc chõng
tre, cao khoảng 40 đến 60cm và đàn hồi như một tấm nệm lò xo cùng những
chiếc gối tiện dụng. Một ống tre lớn còn nguyên cả mắt, vốn chứa nước
rất tốt, được khéo léo cắt từng khúc thành một cái gáo, cũng có thể coi
là bát, xô hay chậu. Nhờ đó, trong khi những căn lều lán được dựng lên
và hoàn tất, những người lính đi kiếm và lấy nước vào những gáo tre,
nhóm lửa và chuẩn bị bữa tối. Gạo và đồ hộp được nấu trong những chiếc
nồi kỳ lạ làm từ những cây tre. Vậy là chẳng khó gì để có được một bữa
ăn, nhưng khi Đô đốc Pottier nhìn những thanh mã tấu trong tay của những
người lính đẽo gọt ra những chiếc đĩa, thìa và cả những chiếc dĩa bằng
tre cũng có ba răng y như dĩa thật, ông thấy đó quả là một sự khéo léo
phi thường! Rất lâu sau khi trở về Pháp, ngài Đô đốc vẫn kể lại câu
chuyện và rất vui vẻ khoe một chiếc chăn kỳ diệu, vốn được làm ra cấp
thời cũng như căn lều và bữa tối của ông trong một thung lũng ở thượng
lưu sông Hồng. Ông ghi nhớ những kỷ niệm về một buổi tối mà ông bất ngờ
trải qua như thế cũng như về sự khéo tay đến kinh ngạc của những người
An Nam.
8.Về tệ nạn trong hệ thống quan lại và thái độ của Pháp:
Triều
đình An Nam vẫn hoạt động tốt gần giống với tình trạng trước khi bị
nước Pháp chinh phục. Hệ thống quan chế tại các tỉnh thành vẫn giữ
nguyên; việc cai trị cũng vậy. Các quan lại sống tại những dinh thự đẹp
đẽ được xây xựng theo kiểu hệ thống Vauban; họ cai trị, hành pháp và thu
thuế dưới danh nghĩa triều đình. Quyền cai trị, hành pháp và thu thuế
là những nguồn lợi trực tiếp của họ, là hối lộ biếu xén và mọi loại bổng
lộc khác. Đương sự của các vụ kiện, những người nộp thuế và những kẻ nô
dịch sẽ dâng lên tất cả những gì họ có; những viên quan to hay nhỏ đều
cố gắng bòn rút tối đa từ dân, và phần được đóng vào quốc khố chỉ là
phần còn lại mà bọn họ không thể ăn chặn được.
Đó
là chế độ quân chủ quan liêu cũ trong đó các quan lại lạm dụng quyền
hành trên mọi mặt, mà không có dáng vẻ trung thực tự tại như những quan
lại xưa kia. Những khiếm khuyết và những tệ nạn trong hệ thống vẫn tiếp
tục hoành hành. Sự kiểm soát từ cấp cao nhằm ngăn chặn tệ nạn này bùng
phát bằng hình phạt nếu cần thiết, rốt cuộc đã bị vô hiệu hóa và tê
liệt. Đây không phải là một cuộc khủng hoảng hay một vấn nạn mà chính
quyền Pháp cần quan tâm, cũng không phải là cái cớ để chúng ta can
thiệp. Và như thế, vị Khâm sứ của chúng ta tại Huế hài lòng với việc
giám sát Đức vua và triều đình, mà không cần hợp tác với họ; và ngay cả
các Công sứ Pháp của chúng ta tại sáu hoặc tám tỉnh lớn vốn có nhiệm vụ
đảm bảo việc duy trì trật tự mà không cần hợp tác với quan lại cũng
không có nhiệm vụ kiểm soát các hành vi của quan lại. Chúng ta chỉ giới
hạn ở mức bảo hộ cơ bản và đã không quan tâm đến việc cai trị cũng như
tác động của nó lên sự phát triển kinh tế.
Có
thể cho đến lúc đó chúng ta chưa thể làm tốt hơn và tiến xa hơn. Nhưng
dù sao đi nữa thì nhất định không thể để tình hình này kéo dài hơn nữa.
Cho dù là vì lợi ích của nước Pháp hay là vì lợi ích của người dân An
Nam, thì đều cần phải áp dụng những phương thức quản lý và những chính
sách kinh tế của nền văn minh Âu châu vào đất nước này. Nhiệm vụ này đặc
biệt thú vị, tất cả cần phải được thực hiện từ đầu và chúng ta có thời
gian, chúng ta có thể phát triển một kế hoạch toàn diện và tiến hành nó
một cách nhịp nhàng, có phương pháp, không hấp tấp, không phô trương.
Trích: “Xứ Đông Dương”
Dịch bởi: Lưu Đình Tuân, Hiệu Constant, Lê Đình Chi, Hoàng Long, Vũ Thúy
Hiệu đính: Nguyễn Thừa Hỷ
Trần Văn Giang (ghi lại/hiệu đính)