Hình Ảnh & Sự Kiện

12 sự kiện đáng chú ý nhất thế giới năm 2014

Được coi là thảm họa núi lửa tồi tệ nhất ở Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Tính cho đến nay, công tác tìm kiếm và cứu nạn vẫn tiếp tục với sự tham gia của khoảng 1.000 cảnh sát

1. Hàng loạt thảm kịch của ngành hàng không thế giới

Tính riêng trong năm 2014, thế giới đã chứng kiến gần 20 vụ tai nạn máy bay làm hơn 1.000 người thiệt mạng và mất tích. Tiêu biểu nhất trong số đó là 2 vụ tai nạn của hãng hàng không Malaysia Airline.

Mô tả ảnh.
Hiện trường vụ rơi máy bay .

Rạng sáng ngày 8/3/32014, Malaysia Airlines cho biết chiếc máy bay Boeing mang số hiệu MH370 của hãng này chở theo 239 hành khách cùng phi hành đã mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu vào lúc 2h40 sau khi xuất phát từ sân bay Kuala Lumpur trong hành trình tới Bắc Kinh. Nỗ lực tìm kiếm tại khu vực phía Bắc và Nam Ấn Độ Dương liên tục kéo dài nhiều tuần sau đó với sự tham gia của hàng chục quốc gia cùng những thiết bị tìm kiếm hiện đại hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, vẫn chưa có một quốc gia nào tìm ra dấu vết của chiếc máy bay này.

Ngày 17/7, một chiếc máy bay chở theo 298 hành khách, trong đó có 3 trẻ sơ sinh của hãng hàng không Malaysia Airlines đã bị bắn rơi ở miền Đông Ukraine, cách không phận của Nga khoảng 60km. Chiếc máy bay mang số hiệu MH17 gặp nạn khiến toàn bộ hành khách và các thành viên tổ bay thiệt mạng khi đang trên đường đi từ Amsterdam (Hà Lan) tới Kuala Lumpur (Malaysia). Nguyên nhân vụ máy bay máy bay số hiệu MH17 vẫn còn là câu hỏi mà nhiều nhà điều tra quốc tế chưa giải đáp thỏa đáng.

Ngoài ra trong tháng 7, tháng tồi tệ nhất trong năm của ngành hàng không thế giới khi còn xảy ra 2 vụ tai nạn máy bay khác ở Đài Loan và Mali cướp đi gần 200 sinh mạng.

2. Biển Đông dậy sóng

Năm 2014 cũng là năm có nhiều bất ổn về  khu vực, đặc biệt là tại khu vực biển Đông và biển Hoa Đông.

Ngày 2/5, Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương-981 cùng hàng trăm tàu tuần tra vào thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam trái phép. Hành vi trên của Trung Quốc vi phạm trắng trợn chủ quyền hợp pháp của Việt Nam cũng như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS)

Mô tả ảnh.
Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép trong vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng 5/2014

Việt Nam kịch liệt lên án hành vi trái luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Trên bình diện quốc tế, nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Ấn Độ... cũng bày tỏ quan ngại và chỉ trích hành vi gây bất ổn an ninh khu vực của Trung Quốc.

Căng thẳng Biển Đông chỉ lắng dịu khi ngày 15/7, Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam, sớm hơn kế hoạch ban đầu của Bắc Kinh một tháng.

3. Thảm họa chìm phà Sewol khiến gần 300 người thiệt mạng

Ngày 16/4, chiếc phà Sewol có trọng tải 6.825 tấn, chở theo 476 người, trong đó có 325 học sinh đến từ trường trung học Danwon ở thành phố Ansan đã gặp nạn trên đường từ Incheon đến đảo Jeju của Hàn Quốc.  Sau khi phát tín hiệu cấp cứu vào lúc 8h58 khi cách đảo Byeongpung 20km, 1 tiếng sau chiếc tàu lật úp khiến 292 người thiệt mạng và 12 người khác hiện vẫn đang mất tích.

Mô tả ảnh.
Vụ chìm phà Sewol khiến gần 300 người thiệt mạng.

Vụ tai nạn cũng khiến người đứng đầu công ty khai thác tàu Sewol bị truy tố, Thủ tướng Hàn Quốc Jung Hong-won từ chức trong khi Tổng thống Park Geun-hye tuyên bố giải tán lực lượng Tuần duyên Hàn Quốc. Vụ chìm tàu Sewol trở thành 1 trong những thảm kịch tồi tệ nhất trong lịch sử Hàn Quốc.

4. Nga sát nhập bán đảo Crimea

Ngày 26/2, cuộc xung đột đầu tiên giữa những người ủng hộ và phản đối Nga trên bán đảo Crimea nổ ra, làm ít nhất 20 người bị thương. Đây được xem là sự kiện thúc đẩy việc bán đảo này tổ chức trưng cầu dân ý, sát nhập vào Lãnh thổ Nga bất chấp sự phản đối của Ukraine và phương Tây.

Mô tả ảnh.
Người dân Crimea tập trung ở quảng trường Lenin, tại thủ phủ Simferopol, ăn mừng kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.

Ngày 17/3, kết quả trưng cầu cho thấy, gần 100% cư dân Crimea ủng hộ tách khỏi Ukraine, gia nhập Nga. Ngày 18/3, tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh cuối cùng, hoàn tất quy trình sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Liên bang Nga bất chấp sự phản đối cũng như các biện pháp trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu.

 5. Khủng hoảng chính trị Ukraine vẫn chưa có hồi kết

Năm 2014 chứng kiến nhiều biến chuyển lớn trong khủng hoảng chính trị ở Ukraine từ việc "phế truất" cựu Tổng thống Yanuovych hồi tháng 2; "ông trùm kẹo ngọt" Petro Poroshenko đắc cử Tổng thống Ukraine cũng như  vùng Đông Ukraine đơn phương tuyên bố thành lập các nhà nước cộng hòa ly khai dẫn đến cuộc xung đột đẫm máu trong khu vực giữa quân đội Kiev và các lực lượng ly khai địa phương.

Mô tả ảnh.
Khủng hoảng chính trị Ukraine vẫn chưa có hồi kết.

Trong năm nay, đã có khoảng 4.300 người thiệt mạng vì bạo lực ở Ukraine kể từ khi diễn ra các cuộc giao tranh giữa quân đội chính phủ và lực lượng ly khai ở miền Đông nước này. Mặc dù hai bên đã đạt được một thỏa thuận ngừng bắn vào trong tháng 9 nhưng thỏa thuận này nhiều lần bị vi phạm. Đến nay, Ukraine vẫn chìm sâu vào trong khủng hoảng và chưa tìm ra được giải pháp giải quyết hữu hiệu.

6. Sự trỗi dậy bất ngờ của Nhà nước Hồi giáo (IS)

Được thành lập vào tháng 4/2013 với tên gọi ban đầu là Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và cận Đông (ISIS), nhóm khủng bố này được cho là một chi nhánh của tổ chức khủng bố khét tiếng al-Qaeda. Nhóm này làm giàu chủ yếu nhờ các hoạt động bắt cóc, tống tiền và buôn bán dầu mỏ và ma túy.

Mô tả ảnh.
Cảnh khủng bố IS hành quyết nhà báo Mỹ James Foley gây bàng hoàng cho toàn thế giới.

Chỉ trong tháng 6/2014, ISIS bắt đầu mở chiến dịch tấn công chiếm đóng nhiều khu vực ở Iraq, nắm quyền kiểm soát một vùng rộng lớn ở Syria, tuyên bố thành lập vương quốc Hồi giáo và đổi tên thành Nhà nước Hồi giáo (IS). Ngày 19/8, IS khiến thế giới bàng hoàng khi liên tiếp tung lên mạng các đoạn video quay cảnh cắt đầu các công dân Mỹ, Pháp, Anh.

Chính quyền của Tổng thống Obama đã thực hiện một chiến dịch không kích vào các mục tiêu khủng bố ở Iraq và Syria từ tháng 8 đến nay. Ngoài ra, Mỹ còn thành lập một liên minh chống IS toàn cầu với sự tham gia của 62 quốc gia nhưng đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy, các phần tử khủng bố cực đoan này sẽ bị tiêu diệt.

7. Biểu tình Ferguson, thức tỉnh phong trào chống phân biệt chủng tộc Mỹ

Hôm 9/8, Michael Brown, một thanh niên da màu, bị một cảnh sát da trắng bắn chết trong tình trạng không có  và đã giơ tay xin hàng. Cái chết của Brown làm dấy lên làn sóng biểu tình trên khắp nước Mỹ.

Mô tả ảnh.
Biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc lan rộng khắp nước Mỹ.

Ngày 24/11, bồi thẩm đoàn hạt St. Louis ra phán quyết đầy tranh cãi khi miễn truy tố đối với cảnh sát Darren Wilson - người đã bắn chết Michael Brown. Phán quyết này đã châm ngòi cho làn sóng biểu tình, bạo loạn chưa từng có ở Mỹ trong nhiều năm gần đây.

Chỉ trong 3 ngày từ 25-27/11, biểu tình và bạo loạn nhằm phản đối phán quyết của toà án đã lan rộng ra các thành phố lớn ở Mỹ như Boston, New York, Los Angeles, California làm tê liệt giao thông và xáo trộn cuộc sống thường nhật. Ít nhất 400 người tham gia biểu tình đã bị bắt giữ.

Tình hình căng thẳng đã buộc Tổng thống Barack Obama phải liên tục kêu gọi các bên kiềm chế. Trước đó, nhà lãnh đạo Mỹ cũng đã cử các nhóm thuộc Bộ An ninh nội địa và Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) tới Ferguson điều tra vụ việc.

8. Biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong

Ngày 28/9, hàng nghìn người Hong Kong đã xuống đường tại khu vực trung tâm kinh tế, tài chính, nơi đóng văn phòng chính quyền ở Hong Kong. Sau đó, biểu tình lan qua khu mua sắm Causeway Bay và nhiều khu vực khác làm cho việc lưu thông tại Hong Kong bị tê liệt, công sở và trường học phải đóng cửa. Nguyên nhân của cuộc biểu tình này là do người dân Hong Kong phản đối những cải cách bầu cử do Bắc Kinh áp đặt.

Mô tả ảnh.
Hàng nghìn người tham gia biểu tình, phong tỏa kín các đường phố ở Hong Kong.

Tuy nhiên, ngày 2/12, lãnh đạo phong trào Occupy Central ra đầu hàng cảnh sát và kêu gọi giải tán cuộc biểu tình. Ngày 11/12, cảnh sát Hong Kong tuyên bố sẽ dọn sạch khu vực biểu tình chính ở khu Admiralty và huy động tới 7.000 cảnh sát tham gia chiến dịch này.

Mặc dù phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong không giành được kết quả như mong đợi, nhưng dư luận thế giới đã rất bất ngờ với tính tổ chức cao của những người biểu tình Hong Kong trong 75 ngày diễn ra chiến dịch chiếm các khu trung tâm. Tại Hong Kong đã không có các hiện tượng đập phá, hôi của, xả rác như nhiều cuộc biểu tình khác.

9. Đại  bùng phát, gần 6.000 người tử vong 

Khởi phát từ tháng 12/2013 ở Guinea, dịch Ebola bắt đầu lan rộng ra nhiều quốc gia Tây Phi khác như Liberia, Sierra Leone, rồi lan sang Nigeriavà Mali.

Tính đến tháng 12/2014, đó có khoảng 18.000 người bị nhiễm  và hơn 6.000 người thiệt mạng, chủ yếu là ở các quốc gia Tây Phi. Tuy nhiên WHO cũng cảnh báo con số thực tế có thể cao gấp ba lần.

Mô tả ảnh.
Hơn 6.000 người đã thiệt mạng vì đại dịch Ebola.

Mặc dù vậy, đại dịch này chỉ thực sự được quan tâm khi virus Eboa lây sang các nước phương Tây như Mỹ và Tây Ban Nha, Đức... Đến nay, vẫn chưa có vắc xin hay thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh nguy hiểm này.

10. Robot Philae hạ cánh thành công lên sao Chổi sau 10 năm bay

Ngày 12/11, lần đầu tiên trong lịch sử, con tàu Philae đáp xuống thành công xuống bề mặt sao Chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko (67P/C-G).

Mô tả ảnh.
Tàu robot thăm dò sao Chổi Philae.

67P/C-G là tàu thăm dò có nhiệm vụ nghiên cứu về hành tinh được cho là nắm giữ những bí mật về nguồn gốc Hệ Mặt trời và có thể cả sự sống trênTrái đất cách đây 4,6 tỷ năm.

Để thực hiện nhiệm vụ lịch sử này, tàu Philae và tàu mẹ Rosetta đã phải thực hiện hành trình bay dài 6,4 tỷ km. Và sau 10 năm phóng đi từ Trái đất (từ ngày 2/3/2004), tàu 67P/C-G đã chạm đích thành công ngày 12/11/2014 sau khi tách khỏi tàu mẹ Rosetta 7 giờ trước đó. Tổng chi phí cho chuyến bay và nghiên cứu lên tới 1,4 tỷ Euro, tương đương 1,8 tỷ USD.

11. Mỹ - Cuba bình thường hóa quan hệ sau hơn 50 năm

Ngày 17/12/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro cùng lúc có bài diễn văn lịch sử thông báo nối lại quan hệ ngoại giao giữa Washington và  Habana gián đoạn sau hơn nửa thế kỷ thù địch.

Mô tả ảnh.
Người dân Cuba vui mừng sau khi Cuba - Mỹ  bình thường hóa quan hệ.

Tổng thống Barack Obama ca ngợi , đây là "thay đổi quan trọng nhất trong chính sách của Hoa Kỳ với Cuba trong vòng 50 năm qua". Còn người dân Cuba đổ ra đường ăn mừng sau khi hai nước đạt được thỏa thuận bình thường hóa sau hơn nửa thế kỷ chờ đợi.  Mỹ áp đặt lệnh cấm vận kinh tế đối với Cuba năm 1960 và hai nước không có quan hệ ngoại giao kể từ năm 1961.

Sắp tới,  quan hệ hai nước hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi bao gồm cả việc mở đại sứ quán Mỹ ở Cuba, bắt đầu các cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ, mở lại ngân hàng Mỹ - Cuba, tăng cường xuất nhập khẩu.

12. Thảm họa núi lửa Ontake, ít nhất 48 người thiệt mạng

Được coi là thảm họa núi lửa tồi tệ nhất ở Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Tính cho đến nay, công tác tìm kiếm và cứu nạn vẫn tiếp tục với sự tham gia của khoảng 1.000 cảnh sát và binh sĩ lực lượng phòng vệ mặt đất. Nhiều nạn nhân đã được đưa ra khỏi ngọn núi này.

Mô tả ảnh.
Thảm họa núi lửa Ontake khiến gần 50 người thiệt mạng.

Cảnh sát Nhật Bản xác nhận, ít nhất 48 người đã thiệt mạng do núi lửa Ontake hoạt động trở lại đúng vào thời điểm có nhiều du khách đang ăn trưa trên đỉnh núi hoặc đang lên xuống trên các con đường mòn ven triền núi giữa mùa cao điểm.

Ngọn núi lửa cao 3.067m này đã phun trào mạnh mẽ vào năm 1979 trong khi lần hoạt động gần đây nhất là vào năm 1991.

Nguyễn Đắc Song Phương chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

12 sự kiện đáng chú ý nhất thế giới năm 2014

Được coi là thảm họa núi lửa tồi tệ nhất ở Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Tính cho đến nay, công tác tìm kiếm và cứu nạn vẫn tiếp tục với sự tham gia của khoảng 1.000 cảnh sát

1. Hàng loạt thảm kịch của ngành hàng không thế giới

Tính riêng trong năm 2014, thế giới đã chứng kiến gần 20 vụ tai nạn máy bay làm hơn 1.000 người thiệt mạng và mất tích. Tiêu biểu nhất trong số đó là 2 vụ tai nạn của hãng hàng không Malaysia Airline.

Mô tả ảnh.
Hiện trường vụ rơi máy bay .

Rạng sáng ngày 8/3/32014, Malaysia Airlines cho biết chiếc máy bay Boeing mang số hiệu MH370 của hãng này chở theo 239 hành khách cùng phi hành đã mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu vào lúc 2h40 sau khi xuất phát từ sân bay Kuala Lumpur trong hành trình tới Bắc Kinh. Nỗ lực tìm kiếm tại khu vực phía Bắc và Nam Ấn Độ Dương liên tục kéo dài nhiều tuần sau đó với sự tham gia của hàng chục quốc gia cùng những thiết bị tìm kiếm hiện đại hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, vẫn chưa có một quốc gia nào tìm ra dấu vết của chiếc máy bay này.

Ngày 17/7, một chiếc máy bay chở theo 298 hành khách, trong đó có 3 trẻ sơ sinh của hãng hàng không Malaysia Airlines đã bị bắn rơi ở miền Đông Ukraine, cách không phận của Nga khoảng 60km. Chiếc máy bay mang số hiệu MH17 gặp nạn khiến toàn bộ hành khách và các thành viên tổ bay thiệt mạng khi đang trên đường đi từ Amsterdam (Hà Lan) tới Kuala Lumpur (Malaysia). Nguyên nhân vụ máy bay máy bay số hiệu MH17 vẫn còn là câu hỏi mà nhiều nhà điều tra quốc tế chưa giải đáp thỏa đáng.

Ngoài ra trong tháng 7, tháng tồi tệ nhất trong năm của ngành hàng không thế giới khi còn xảy ra 2 vụ tai nạn máy bay khác ở Đài Loan và Mali cướp đi gần 200 sinh mạng.

2. Biển Đông dậy sóng

Năm 2014 cũng là năm có nhiều bất ổn về  khu vực, đặc biệt là tại khu vực biển Đông và biển Hoa Đông.

Ngày 2/5, Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương-981 cùng hàng trăm tàu tuần tra vào thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam trái phép. Hành vi trên của Trung Quốc vi phạm trắng trợn chủ quyền hợp pháp của Việt Nam cũng như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS)

Mô tả ảnh.
Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép trong vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng 5/2014

Việt Nam kịch liệt lên án hành vi trái luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Trên bình diện quốc tế, nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Ấn Độ... cũng bày tỏ quan ngại và chỉ trích hành vi gây bất ổn an ninh khu vực của Trung Quốc.

Căng thẳng Biển Đông chỉ lắng dịu khi ngày 15/7, Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam, sớm hơn kế hoạch ban đầu của Bắc Kinh một tháng.

3. Thảm họa chìm phà Sewol khiến gần 300 người thiệt mạng

Ngày 16/4, chiếc phà Sewol có trọng tải 6.825 tấn, chở theo 476 người, trong đó có 325 học sinh đến từ trường trung học Danwon ở thành phố Ansan đã gặp nạn trên đường từ Incheon đến đảo Jeju của Hàn Quốc.  Sau khi phát tín hiệu cấp cứu vào lúc 8h58 khi cách đảo Byeongpung 20km, 1 tiếng sau chiếc tàu lật úp khiến 292 người thiệt mạng và 12 người khác hiện vẫn đang mất tích.

Mô tả ảnh.
Vụ chìm phà Sewol khiến gần 300 người thiệt mạng.

Vụ tai nạn cũng khiến người đứng đầu công ty khai thác tàu Sewol bị truy tố, Thủ tướng Hàn Quốc Jung Hong-won từ chức trong khi Tổng thống Park Geun-hye tuyên bố giải tán lực lượng Tuần duyên Hàn Quốc. Vụ chìm tàu Sewol trở thành 1 trong những thảm kịch tồi tệ nhất trong lịch sử Hàn Quốc.

4. Nga sát nhập bán đảo Crimea

Ngày 26/2, cuộc xung đột đầu tiên giữa những người ủng hộ và phản đối Nga trên bán đảo Crimea nổ ra, làm ít nhất 20 người bị thương. Đây được xem là sự kiện thúc đẩy việc bán đảo này tổ chức trưng cầu dân ý, sát nhập vào Lãnh thổ Nga bất chấp sự phản đối của Ukraine và phương Tây.

Mô tả ảnh.
Người dân Crimea tập trung ở quảng trường Lenin, tại thủ phủ Simferopol, ăn mừng kết quả của cuộc trưng cầu dân ý.

Ngày 17/3, kết quả trưng cầu cho thấy, gần 100% cư dân Crimea ủng hộ tách khỏi Ukraine, gia nhập Nga. Ngày 18/3, tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh cuối cùng, hoàn tất quy trình sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Liên bang Nga bất chấp sự phản đối cũng như các biện pháp trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu.

 5. Khủng hoảng chính trị Ukraine vẫn chưa có hồi kết

Năm 2014 chứng kiến nhiều biến chuyển lớn trong khủng hoảng chính trị ở Ukraine từ việc "phế truất" cựu Tổng thống Yanuovych hồi tháng 2; "ông trùm kẹo ngọt" Petro Poroshenko đắc cử Tổng thống Ukraine cũng như  vùng Đông Ukraine đơn phương tuyên bố thành lập các nhà nước cộng hòa ly khai dẫn đến cuộc xung đột đẫm máu trong khu vực giữa quân đội Kiev và các lực lượng ly khai địa phương.

Mô tả ảnh.
Khủng hoảng chính trị Ukraine vẫn chưa có hồi kết.

Trong năm nay, đã có khoảng 4.300 người thiệt mạng vì bạo lực ở Ukraine kể từ khi diễn ra các cuộc giao tranh giữa quân đội chính phủ và lực lượng ly khai ở miền Đông nước này. Mặc dù hai bên đã đạt được một thỏa thuận ngừng bắn vào trong tháng 9 nhưng thỏa thuận này nhiều lần bị vi phạm. Đến nay, Ukraine vẫn chìm sâu vào trong khủng hoảng và chưa tìm ra được giải pháp giải quyết hữu hiệu.

6. Sự trỗi dậy bất ngờ của Nhà nước Hồi giáo (IS)

Được thành lập vào tháng 4/2013 với tên gọi ban đầu là Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và cận Đông (ISIS), nhóm khủng bố này được cho là một chi nhánh của tổ chức khủng bố khét tiếng al-Qaeda. Nhóm này làm giàu chủ yếu nhờ các hoạt động bắt cóc, tống tiền và buôn bán dầu mỏ và ma túy.

Mô tả ảnh.
Cảnh khủng bố IS hành quyết nhà báo Mỹ James Foley gây bàng hoàng cho toàn thế giới.

Chỉ trong tháng 6/2014, ISIS bắt đầu mở chiến dịch tấn công chiếm đóng nhiều khu vực ở Iraq, nắm quyền kiểm soát một vùng rộng lớn ở Syria, tuyên bố thành lập vương quốc Hồi giáo và đổi tên thành Nhà nước Hồi giáo (IS). Ngày 19/8, IS khiến thế giới bàng hoàng khi liên tiếp tung lên mạng các đoạn video quay cảnh cắt đầu các công dân Mỹ, Pháp, Anh.

Chính quyền của Tổng thống Obama đã thực hiện một chiến dịch không kích vào các mục tiêu khủng bố ở Iraq và Syria từ tháng 8 đến nay. Ngoài ra, Mỹ còn thành lập một liên minh chống IS toàn cầu với sự tham gia của 62 quốc gia nhưng đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy, các phần tử khủng bố cực đoan này sẽ bị tiêu diệt.

7. Biểu tình Ferguson, thức tỉnh phong trào chống phân biệt chủng tộc Mỹ

Hôm 9/8, Michael Brown, một thanh niên da màu, bị một cảnh sát da trắng bắn chết trong tình trạng không có  và đã giơ tay xin hàng. Cái chết của Brown làm dấy lên làn sóng biểu tình trên khắp nước Mỹ.

Mô tả ảnh.
Biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc lan rộng khắp nước Mỹ.

Ngày 24/11, bồi thẩm đoàn hạt St. Louis ra phán quyết đầy tranh cãi khi miễn truy tố đối với cảnh sát Darren Wilson - người đã bắn chết Michael Brown. Phán quyết này đã châm ngòi cho làn sóng biểu tình, bạo loạn chưa từng có ở Mỹ trong nhiều năm gần đây.

Chỉ trong 3 ngày từ 25-27/11, biểu tình và bạo loạn nhằm phản đối phán quyết của toà án đã lan rộng ra các thành phố lớn ở Mỹ như Boston, New York, Los Angeles, California làm tê liệt giao thông và xáo trộn cuộc sống thường nhật. Ít nhất 400 người tham gia biểu tình đã bị bắt giữ.

Tình hình căng thẳng đã buộc Tổng thống Barack Obama phải liên tục kêu gọi các bên kiềm chế. Trước đó, nhà lãnh đạo Mỹ cũng đã cử các nhóm thuộc Bộ An ninh nội địa và Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) tới Ferguson điều tra vụ việc.

8. Biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong

Ngày 28/9, hàng nghìn người Hong Kong đã xuống đường tại khu vực trung tâm kinh tế, tài chính, nơi đóng văn phòng chính quyền ở Hong Kong. Sau đó, biểu tình lan qua khu mua sắm Causeway Bay và nhiều khu vực khác làm cho việc lưu thông tại Hong Kong bị tê liệt, công sở và trường học phải đóng cửa. Nguyên nhân của cuộc biểu tình này là do người dân Hong Kong phản đối những cải cách bầu cử do Bắc Kinh áp đặt.

Mô tả ảnh.
Hàng nghìn người tham gia biểu tình, phong tỏa kín các đường phố ở Hong Kong.

Tuy nhiên, ngày 2/12, lãnh đạo phong trào Occupy Central ra đầu hàng cảnh sát và kêu gọi giải tán cuộc biểu tình. Ngày 11/12, cảnh sát Hong Kong tuyên bố sẽ dọn sạch khu vực biểu tình chính ở khu Admiralty và huy động tới 7.000 cảnh sát tham gia chiến dịch này.

Mặc dù phong trào biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong không giành được kết quả như mong đợi, nhưng dư luận thế giới đã rất bất ngờ với tính tổ chức cao của những người biểu tình Hong Kong trong 75 ngày diễn ra chiến dịch chiếm các khu trung tâm. Tại Hong Kong đã không có các hiện tượng đập phá, hôi của, xả rác như nhiều cuộc biểu tình khác.

9. Đại  bùng phát, gần 6.000 người tử vong 

Khởi phát từ tháng 12/2013 ở Guinea, dịch Ebola bắt đầu lan rộng ra nhiều quốc gia Tây Phi khác như Liberia, Sierra Leone, rồi lan sang Nigeriavà Mali.

Tính đến tháng 12/2014, đó có khoảng 18.000 người bị nhiễm  và hơn 6.000 người thiệt mạng, chủ yếu là ở các quốc gia Tây Phi. Tuy nhiên WHO cũng cảnh báo con số thực tế có thể cao gấp ba lần.

Mô tả ảnh.
Hơn 6.000 người đã thiệt mạng vì đại dịch Ebola.

Mặc dù vậy, đại dịch này chỉ thực sự được quan tâm khi virus Eboa lây sang các nước phương Tây như Mỹ và Tây Ban Nha, Đức... Đến nay, vẫn chưa có vắc xin hay thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh nguy hiểm này.

10. Robot Philae hạ cánh thành công lên sao Chổi sau 10 năm bay

Ngày 12/11, lần đầu tiên trong lịch sử, con tàu Philae đáp xuống thành công xuống bề mặt sao Chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko (67P/C-G).

Mô tả ảnh.
Tàu robot thăm dò sao Chổi Philae.

67P/C-G là tàu thăm dò có nhiệm vụ nghiên cứu về hành tinh được cho là nắm giữ những bí mật về nguồn gốc Hệ Mặt trời và có thể cả sự sống trênTrái đất cách đây 4,6 tỷ năm.

Để thực hiện nhiệm vụ lịch sử này, tàu Philae và tàu mẹ Rosetta đã phải thực hiện hành trình bay dài 6,4 tỷ km. Và sau 10 năm phóng đi từ Trái đất (từ ngày 2/3/2004), tàu 67P/C-G đã chạm đích thành công ngày 12/11/2014 sau khi tách khỏi tàu mẹ Rosetta 7 giờ trước đó. Tổng chi phí cho chuyến bay và nghiên cứu lên tới 1,4 tỷ Euro, tương đương 1,8 tỷ USD.

11. Mỹ - Cuba bình thường hóa quan hệ sau hơn 50 năm

Ngày 17/12/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro cùng lúc có bài diễn văn lịch sử thông báo nối lại quan hệ ngoại giao giữa Washington và  Habana gián đoạn sau hơn nửa thế kỷ thù địch.

Mô tả ảnh.
Người dân Cuba vui mừng sau khi Cuba - Mỹ  bình thường hóa quan hệ.

Tổng thống Barack Obama ca ngợi , đây là "thay đổi quan trọng nhất trong chính sách của Hoa Kỳ với Cuba trong vòng 50 năm qua". Còn người dân Cuba đổ ra đường ăn mừng sau khi hai nước đạt được thỏa thuận bình thường hóa sau hơn nửa thế kỷ chờ đợi.  Mỹ áp đặt lệnh cấm vận kinh tế đối với Cuba năm 1960 và hai nước không có quan hệ ngoại giao kể từ năm 1961.

Sắp tới,  quan hệ hai nước hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi bao gồm cả việc mở đại sứ quán Mỹ ở Cuba, bắt đầu các cuộc đàm phán bình thường hóa quan hệ, mở lại ngân hàng Mỹ - Cuba, tăng cường xuất nhập khẩu.

12. Thảm họa núi lửa Ontake, ít nhất 48 người thiệt mạng

Được coi là thảm họa núi lửa tồi tệ nhất ở Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Tính cho đến nay, công tác tìm kiếm và cứu nạn vẫn tiếp tục với sự tham gia của khoảng 1.000 cảnh sát và binh sĩ lực lượng phòng vệ mặt đất. Nhiều nạn nhân đã được đưa ra khỏi ngọn núi này.

Mô tả ảnh.
Thảm họa núi lửa Ontake khiến gần 50 người thiệt mạng.

Cảnh sát Nhật Bản xác nhận, ít nhất 48 người đã thiệt mạng do núi lửa Ontake hoạt động trở lại đúng vào thời điểm có nhiều du khách đang ăn trưa trên đỉnh núi hoặc đang lên xuống trên các con đường mòn ven triền núi giữa mùa cao điểm.

Ngọn núi lửa cao 3.067m này đã phun trào mạnh mẽ vào năm 1979 trong khi lần hoạt động gần đây nhất là vào năm 1991.

Nguyễn Đắc Song Phương chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm