Kinh Đời
5 chữ ‘quá’ đời người nhất định phải buông bỏ để được hạnh phúc Thái Bảo
Cách thức chúng ta suy nghĩ đôi khi có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Chỉ cần chúng ta để ý và thay đổi, có khi cuộc đời sẽ bước sang ngã rẽ mới hào hứng và tươi sáng hơn.
Các nhà tâm lý học cho biết, tư duy của mỗi người cũng có thể hình thành thói quen. Những suy nghĩ tiêu cực, đau khổ hay bất lương là thủ phạm gây ra tâm lý phẫn uất, vị kỷ. Đã có nghiên cứu cho thấy, người có những thói quen tư duy xấu, lâu dần có thể gây ra các hội chứng trầm cảm, thậm chí ngớ ngẩn… Sau đây là một vài thói quen tư duy không tốt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn:
Quá độ trầm tư
Chỉ cần một vài lần ta có những suy nghĩ không tốt xuất hiện trong đầu, hoặc sau những sự việc gì làm ta cảm thấy đau khổ, buồn chán, nếu không thể thoát ra và để nó cuốn đi, dần dần sẽ tạo thành thói quen có lối suy nghĩ tiêu cực. Ngay cả khi không có chuyện gì xảy ra, tâm hồn cũng treo ngược trên cành cây: “Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”.
Những lúc như vậy ta thường có cảm giác bất lực trước luồng suy nghĩ của mình, không hiểu chúng đã dội về từ đâu. Cuối cùng, ta hoàn toàn bị nó khống chế, muốn thoát ra mà không được, hay có lúc nó khiến cho tâm trí ta bị dao động như đang đứng giữa giao lộ, có quá nhiều ngã rẽ không biết phải chọn lối nào để đi tiếp.
Những luồng tư tưởng đó làm ta mất hết lập trường, nghiêm trọng hơn thế nó còn khiến cho người ta dần dần bị tiêu hao nguồn trí lực nguyên lai. Bởi vậy, việc phủ nhận những năng lượng xấu là việc rất quan trọng. Có người thường hay trầm tư đeo đuổi, suy nghĩ mãi đối với một sự việc đã qua, thậm chí cả những sự việc còn chưa xảy đến thì đã cảm thấy băn khoăn lo lắng về kết quả. Tất cả những suy nghĩ như vậy sẽ tạo cho ta thói quen đắm chìm trong hoài niệm, và trở thành một kẻ “đa sầu, đa cảm”, dần dần nó làm cho ta từ một người có lý trí mạnh mẽ trở nên yếu nhược. Đó cũng là một trong những nguyên nhân căn bản ươm mầm bệnh tật phát sinh.
Có câu chuyện về một cặp song sinh: Khi hai anh em cùng đi đến một bệnh viện để khám bệnh. Kết quả cho thấy người anh bị mắc bệnh ung thư ác tính, còn người em thì vô sự. Nhưng do sự nhầm lẫn, bác sĩ đã đưa kết quả của người anh cho người em và ngược lại. Khi trở về nhà người anh luôn luôn sống vui vẻ tích cực, vì cảm thấy mình đã may mắn hơn người em sinh đôi của mình. Còn người em, từ khi nhận được kết quả bị mắc bệnh ung thư ác tính, thì ngày ngày sống trong nỗi sợ hãi, lo âu về một cái chết đang chờ đợi mình. Ít lâu sau người em phải nhập viện vì ung thư đã rất nhanh chóng chuyển sang giai đoạn cuối. Khi nhập viện các bác sĩ đã phát hiện ra sự nhầm lẫn rất đáng tiếc về việc trả kết quả khám bệnh của hai anh em. Họ thực sự rất ngạc nhiên với kết quả tái hội chuẩn hoàn toàn bình thường khỏe mạnh của người anh.
Phật gia giảng: “Bảy phần tinh thần, ba phần bệnh” phần lớn những người mắc bệnh, thì đều do tư tưởng và suy nghĩ không đúng đắn của mình mà sinh ra. Chỉ cần ta luôn nghĩ đến những việc tốt, làm người lương thiện, và có một cuộc sống sinh hoạt lành mạnh thì “Bách bệnh vô xâm” (trăm bệnh không thể nhập vào được).
Quá nặng vết thương lòng
Trong cuộc sống đôi khi có nhiều sự việc nảy sinh khiến ta cảm thấy thực sự rất đau lòng. Thông thường, mâu thuẫn đều được giải quyết thông qua lời giải thích, hoặc xin lỗi. Song cũng có những sự việc thật rất khó giải thích, như khi ta bị người khác hiểu lầm chuyện gì đó mà không thể bày tỏ. Điều đó khiến cho ta phải âm thầm chịu đựng. Nhiều lúc chỉ một câu nói vô tình chạm đến tự ái cá nhân, hoặc những chuyện mà ta không muốn nhắc đến cũng khiến cho ta cảm thấy nhói đau.
Có câu: “Người nói vô tình, người nghe hữu ý”. Tất cả đều có thể hằn sâu vào trong trí nhớ và trái tim của mỗi người mãi vẫn không biết làm thế nào để xóa nhòa đi được. Nó cứ mỗi ngày một lớn lên và nổi cộm trong não của người ta, can nhiễu đến cuộc sống của họ, làm ảnh nghiêm trọng đến nhận thức và tiếp thu tri thức của người ta. Vậy tốt hơn hết là hãy buông bỏ hết những ân oán, hận thù, bỏ qua hết tất cả những chuyện vui buồn đã qua và mở ra cho mình một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Hãy luôn nhớ một điều rằng, sau cơn mưa trời lại sáng.
Chi bằng:
“Viết oán thù lên cát
Để cho gió cuốn đi
Và xin hãy khắc ghi
Lòng biết ơn lên đá”…
(Vô Danh Cư Sỹ)
Quá oán hận
Có nhiều người một khi gặp vấn đề, thì thường tìm đến bạn bè chia sẻ những khúc mắc trong lòng mình, nhưng rốt cuộc cũng không ai có thể giúp được gì ngoài sự lắng nghe và thương hại, thậm chí nếu chia sẻ nhầm người bạn sẽ nhận được sự phê phán là đằng khác.
Dẫu vẫn biết trong cuộc sống không thể thiếu những người bạn, nhưng mọi vấn đề chỉ có thể tự mình giải quyết mới thấu đáo được. Mỗi khi ta suy nghĩ về quá khứ, thì tự nhiên trong lòng sẽ cảm thấy buồn phiền, thấy cuộc đời đầy những bất công. Nó khiến cho người ta vì thế mà phẫn nộ trước nghịch cảnh của cuộc đời. Những lúc như vậy sẽ làm não bộ tiêu hao rất nhiều năng lượng. Nếu ta có thể bài trừ những tạp niệm niệm và tâm oán hận ra khỏi đầu thì trí lực sẽ không bị tiêu hao. Cách tốt nhất là để cho gió cuốn đi…
“Trăm sông dồn biển cả
Nhờ biết hạ thấp mình
Gió vô ưu vô hình
Nhờ buông – không vướng víu”.
(Vô Danh Cư Sỹ)
Quá cố gắng giải thích, lại bị người cự tuyệt
Có đôi khi ta cố gắng giải thích cho một ai đó về những gì mình làm, mọi chuyện hầu như lại tệ hại hơn. Ta càng phân tích lại càng bị đối phương gạt đi. Tất nhiên là ta sẽ cảm thấy thật sự khổ tâm, không biết phải làm thế nào. Những chuyện như vậy khiến tâm ta không thể tĩnh lại được. Việc bị ai đó cự tuyệt khiến ta luôn cảm thấy mình có lỗi, lại càng tự trách bản thân mình nhiều hơn, vì thế mà đánh mất đi giá trị tự tôn của chính mình. Nếu cứ kéo dài mãi như vậy thì thực là khổ tâm…
Bởi vậy, trong cuộc sống không cần cố gắng giải thích nhiều, hoặc cố gắng tìm cách phân bua với ai đó về việc làm của mình. Trái lại, ta không cần thiết phải nhận những tổn hại như thế và càng không nên đánh đổi lấy những gì không xứng đáng với giá trị vốn có của nó.
Chẳng khác nào:
“Bắp cày đổi lấy chìa vôi”
Lợi danh đổi lấy một đời hư không
Ái tình đổi mớ bòng bong
Hữu cầu đổi lấy phập phồng bất an
Hơn thua đổi lấy trái ngang
Đấu tranh đổi lấy tan hoang trong ngoài
Đổi nhầm lấy một mất hai…
Mất ba mất bốn – mất hoài cũng nên…”
(Vô Danh Cư Sỹ)
Quá mải miết theo đuổi điều bất khả thi
Trong cuộc sống, đôi khi ta vẫn phải gượng cười trước những câu nói của người khác là vì sao? Có nhiều người trong chúng ta không ý thức được rằng, chính niềm đam mê của mình lại có thể tổn hại đến bản thân. Có người nghĩ: “Mình chỉ làm những gì mình thích, đó là niềm đam mê của mình. Mình sáng tạo ra những thứ tốt phục vụ cho đời, nào có phương hại gì kia chứ?”. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng, chính sự đam mê đã nhấn chìm bạn vào một vòng xoáy vô hình, mà bạn cứ mải miết đuổi theo nó trong vô thức…?
Một khi đã ngập sâu trong đó, ta sẽ không còn tìm thấy những điều lý thú khác trong cuộc sống nữa. Trí lực vì thế mà hao tổn, không tập trung được mỗi khi làm việc gì khác, tất cả đều bị gạt sang một bên để nhường chỗ cho đam mê. Một khi niềm đam mê xuất hiện, thì cũng là lúc ta nhận lấy gánh nặng phiền não. Bởi vậy, trong cuộc sống chúng ta không nên đam mê quá nhiều, để rồi đánh mất bản thân mình lúc nào không hay.
Trên thực tế, đam mê làm một điều gì đó thì mỗi cá nhân đều có. Song không nên quá độ, vì cái gì quá cũng không tốt. Việc tránh tạo ra cho mình những thói quen đam mê quá nhiều, hoặc đam mê những thứ không tốt sẽ giúp ta có một cuộc sống khỏe mạnh, trí tuệ được khai mở.
Vốn dĩ nhân sinh như cõi tạm, ta đến thế giới này trần trụi và ra đi cũng trần trụi. Có ai mang theo mình được thứ gì sau khi chia tay cuộc sống.
Chi bằng:
“Vạn sự theo gió cuốn bay đi
Chẳng để lụy tâm một thứ gì
Nhân sinh vốn dĩ thường như mộng
Trắng tay, tay trắng đến rồi đi!…”TL chuyen
(Vô Danh Cư Sỹ)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
5 chữ ‘quá’ đời người nhất định phải buông bỏ để được hạnh phúc Thái Bảo
Cách thức chúng ta suy nghĩ đôi khi có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Chỉ cần chúng ta để ý và thay đổi, có khi cuộc đời sẽ bước sang ngã rẽ mới hào hứng và tươi sáng hơn.
Các nhà tâm lý học cho biết, tư duy của mỗi người cũng có thể hình thành thói quen. Những suy nghĩ tiêu cực, đau khổ hay bất lương là thủ phạm gây ra tâm lý phẫn uất, vị kỷ. Đã có nghiên cứu cho thấy, người có những thói quen tư duy xấu, lâu dần có thể gây ra các hội chứng trầm cảm, thậm chí ngớ ngẩn… Sau đây là một vài thói quen tư duy không tốt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn:
Quá độ trầm tư
Chỉ cần một vài lần ta có những suy nghĩ không tốt xuất hiện trong đầu, hoặc sau những sự việc gì làm ta cảm thấy đau khổ, buồn chán, nếu không thể thoát ra và để nó cuốn đi, dần dần sẽ tạo thành thói quen có lối suy nghĩ tiêu cực. Ngay cả khi không có chuyện gì xảy ra, tâm hồn cũng treo ngược trên cành cây: “Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”.
Những lúc như vậy ta thường có cảm giác bất lực trước luồng suy nghĩ của mình, không hiểu chúng đã dội về từ đâu. Cuối cùng, ta hoàn toàn bị nó khống chế, muốn thoát ra mà không được, hay có lúc nó khiến cho tâm trí ta bị dao động như đang đứng giữa giao lộ, có quá nhiều ngã rẽ không biết phải chọn lối nào để đi tiếp.
Những luồng tư tưởng đó làm ta mất hết lập trường, nghiêm trọng hơn thế nó còn khiến cho người ta dần dần bị tiêu hao nguồn trí lực nguyên lai. Bởi vậy, việc phủ nhận những năng lượng xấu là việc rất quan trọng. Có người thường hay trầm tư đeo đuổi, suy nghĩ mãi đối với một sự việc đã qua, thậm chí cả những sự việc còn chưa xảy đến thì đã cảm thấy băn khoăn lo lắng về kết quả. Tất cả những suy nghĩ như vậy sẽ tạo cho ta thói quen đắm chìm trong hoài niệm, và trở thành một kẻ “đa sầu, đa cảm”, dần dần nó làm cho ta từ một người có lý trí mạnh mẽ trở nên yếu nhược. Đó cũng là một trong những nguyên nhân căn bản ươm mầm bệnh tật phát sinh.
Có câu chuyện về một cặp song sinh: Khi hai anh em cùng đi đến một bệnh viện để khám bệnh. Kết quả cho thấy người anh bị mắc bệnh ung thư ác tính, còn người em thì vô sự. Nhưng do sự nhầm lẫn, bác sĩ đã đưa kết quả của người anh cho người em và ngược lại. Khi trở về nhà người anh luôn luôn sống vui vẻ tích cực, vì cảm thấy mình đã may mắn hơn người em sinh đôi của mình. Còn người em, từ khi nhận được kết quả bị mắc bệnh ung thư ác tính, thì ngày ngày sống trong nỗi sợ hãi, lo âu về một cái chết đang chờ đợi mình. Ít lâu sau người em phải nhập viện vì ung thư đã rất nhanh chóng chuyển sang giai đoạn cuối. Khi nhập viện các bác sĩ đã phát hiện ra sự nhầm lẫn rất đáng tiếc về việc trả kết quả khám bệnh của hai anh em. Họ thực sự rất ngạc nhiên với kết quả tái hội chuẩn hoàn toàn bình thường khỏe mạnh của người anh.
Phật gia giảng: “Bảy phần tinh thần, ba phần bệnh” phần lớn những người mắc bệnh, thì đều do tư tưởng và suy nghĩ không đúng đắn của mình mà sinh ra. Chỉ cần ta luôn nghĩ đến những việc tốt, làm người lương thiện, và có một cuộc sống sinh hoạt lành mạnh thì “Bách bệnh vô xâm” (trăm bệnh không thể nhập vào được).
Quá nặng vết thương lòng
Trong cuộc sống đôi khi có nhiều sự việc nảy sinh khiến ta cảm thấy thực sự rất đau lòng. Thông thường, mâu thuẫn đều được giải quyết thông qua lời giải thích, hoặc xin lỗi. Song cũng có những sự việc thật rất khó giải thích, như khi ta bị người khác hiểu lầm chuyện gì đó mà không thể bày tỏ. Điều đó khiến cho ta phải âm thầm chịu đựng. Nhiều lúc chỉ một câu nói vô tình chạm đến tự ái cá nhân, hoặc những chuyện mà ta không muốn nhắc đến cũng khiến cho ta cảm thấy nhói đau.
Có câu: “Người nói vô tình, người nghe hữu ý”. Tất cả đều có thể hằn sâu vào trong trí nhớ và trái tim của mỗi người mãi vẫn không biết làm thế nào để xóa nhòa đi được. Nó cứ mỗi ngày một lớn lên và nổi cộm trong não của người ta, can nhiễu đến cuộc sống của họ, làm ảnh nghiêm trọng đến nhận thức và tiếp thu tri thức của người ta. Vậy tốt hơn hết là hãy buông bỏ hết những ân oán, hận thù, bỏ qua hết tất cả những chuyện vui buồn đã qua và mở ra cho mình một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Hãy luôn nhớ một điều rằng, sau cơn mưa trời lại sáng.
Chi bằng:
“Viết oán thù lên cát
Để cho gió cuốn đi
Và xin hãy khắc ghi
Lòng biết ơn lên đá”…
(Vô Danh Cư Sỹ)
Quá oán hận
Có nhiều người một khi gặp vấn đề, thì thường tìm đến bạn bè chia sẻ những khúc mắc trong lòng mình, nhưng rốt cuộc cũng không ai có thể giúp được gì ngoài sự lắng nghe và thương hại, thậm chí nếu chia sẻ nhầm người bạn sẽ nhận được sự phê phán là đằng khác.
Dẫu vẫn biết trong cuộc sống không thể thiếu những người bạn, nhưng mọi vấn đề chỉ có thể tự mình giải quyết mới thấu đáo được. Mỗi khi ta suy nghĩ về quá khứ, thì tự nhiên trong lòng sẽ cảm thấy buồn phiền, thấy cuộc đời đầy những bất công. Nó khiến cho người ta vì thế mà phẫn nộ trước nghịch cảnh của cuộc đời. Những lúc như vậy sẽ làm não bộ tiêu hao rất nhiều năng lượng. Nếu ta có thể bài trừ những tạp niệm niệm và tâm oán hận ra khỏi đầu thì trí lực sẽ không bị tiêu hao. Cách tốt nhất là để cho gió cuốn đi…
“Trăm sông dồn biển cả
Nhờ biết hạ thấp mình
Gió vô ưu vô hình
Nhờ buông – không vướng víu”.
(Vô Danh Cư Sỹ)
Quá cố gắng giải thích, lại bị người cự tuyệt
Có đôi khi ta cố gắng giải thích cho một ai đó về những gì mình làm, mọi chuyện hầu như lại tệ hại hơn. Ta càng phân tích lại càng bị đối phương gạt đi. Tất nhiên là ta sẽ cảm thấy thật sự khổ tâm, không biết phải làm thế nào. Những chuyện như vậy khiến tâm ta không thể tĩnh lại được. Việc bị ai đó cự tuyệt khiến ta luôn cảm thấy mình có lỗi, lại càng tự trách bản thân mình nhiều hơn, vì thế mà đánh mất đi giá trị tự tôn của chính mình. Nếu cứ kéo dài mãi như vậy thì thực là khổ tâm…
Bởi vậy, trong cuộc sống không cần cố gắng giải thích nhiều, hoặc cố gắng tìm cách phân bua với ai đó về việc làm của mình. Trái lại, ta không cần thiết phải nhận những tổn hại như thế và càng không nên đánh đổi lấy những gì không xứng đáng với giá trị vốn có của nó.
Chẳng khác nào:
“Bắp cày đổi lấy chìa vôi”
Lợi danh đổi lấy một đời hư không
Ái tình đổi mớ bòng bong
Hữu cầu đổi lấy phập phồng bất an
Hơn thua đổi lấy trái ngang
Đấu tranh đổi lấy tan hoang trong ngoài
Đổi nhầm lấy một mất hai…
Mất ba mất bốn – mất hoài cũng nên…”
(Vô Danh Cư Sỹ)
Quá mải miết theo đuổi điều bất khả thi
Trong cuộc sống, đôi khi ta vẫn phải gượng cười trước những câu nói của người khác là vì sao? Có nhiều người trong chúng ta không ý thức được rằng, chính niềm đam mê của mình lại có thể tổn hại đến bản thân. Có người nghĩ: “Mình chỉ làm những gì mình thích, đó là niềm đam mê của mình. Mình sáng tạo ra những thứ tốt phục vụ cho đời, nào có phương hại gì kia chứ?”. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng, chính sự đam mê đã nhấn chìm bạn vào một vòng xoáy vô hình, mà bạn cứ mải miết đuổi theo nó trong vô thức…?
Một khi đã ngập sâu trong đó, ta sẽ không còn tìm thấy những điều lý thú khác trong cuộc sống nữa. Trí lực vì thế mà hao tổn, không tập trung được mỗi khi làm việc gì khác, tất cả đều bị gạt sang một bên để nhường chỗ cho đam mê. Một khi niềm đam mê xuất hiện, thì cũng là lúc ta nhận lấy gánh nặng phiền não. Bởi vậy, trong cuộc sống chúng ta không nên đam mê quá nhiều, để rồi đánh mất bản thân mình lúc nào không hay.
Trên thực tế, đam mê làm một điều gì đó thì mỗi cá nhân đều có. Song không nên quá độ, vì cái gì quá cũng không tốt. Việc tránh tạo ra cho mình những thói quen đam mê quá nhiều, hoặc đam mê những thứ không tốt sẽ giúp ta có một cuộc sống khỏe mạnh, trí tuệ được khai mở.
Vốn dĩ nhân sinh như cõi tạm, ta đến thế giới này trần trụi và ra đi cũng trần trụi. Có ai mang theo mình được thứ gì sau khi chia tay cuộc sống.
Chi bằng:
“Vạn sự theo gió cuốn bay đi
Chẳng để lụy tâm một thứ gì
Nhân sinh vốn dĩ thường như mộng
Trắng tay, tay trắng đến rồi đi!…”TL chuyen
(Vô Danh Cư Sỹ)