Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

BẠT MẠNG

Vừa tham dự Đại Hội 50 năm về được ba hôm thì buổi chiều ngày thứ bảy được điện thoại của thằng bạn chủ bút Đỗ Mạnh Trường từ Cali

Đoàn trọng Hiếu


Tác Giả, 2006

 CHÂN DUNG TÁC GIẢ:  Anh Đoàn Trọng Hiếu, xuất thân khóa 4/68 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, từng là trung đội trưởng, rồi đại đội trưởng thuộc Tiểu Đoàn 52 BĐQ, 1971. Sau đó, anh là Trưởng ban 3 TĐ86 BĐQ. Trong những ngày cuối cùng đầy tang thương cuả đất nước cuối tháng 4/ 75, Với cấp bậc Đại Úy, anh là Trưởng Ban 2, XLTV Trưởng Ban 3 LĐ8 BĐQ. Đây cũng là một trong những đơn vị cuối cùng cuả BĐQ chỉ buông súng vào giờ thứ 25.

 

 

Vừa tham dự Đại Hội 50 năm về được ba hôm thì buổi chiều ngày thứ bảy được điện thoại của thằng bạn chủ bút Đỗ Mạnh Trường từ Cali:

- Ê! Hiếu mày đang làm gì? Nói chuyện vài phút được không?

- Hầu mày nửa giờ cũng còn được nói gì vài phút. Mày quên là tao đã tự cho mình “rì thai” rồi à!

- Tốt! Mấy hôm nay bên đây nóng quá cả trăm độ. Tao vừa đi dự buổi họp rút ưu khuyết điểm về. Lần nào thì cũng vậy thôi, mày biết đấy.

- Nhưng lần này thì có khá hơn, anh em từ xa về nhiều đông vui.

Sau gần mười phút cà kê dê ngỗng, nó bèn hạ một câu như lệnh hành quân:

- Viết gì cho số báo tới? Mày có 15 ngày. Thôi tao phải đi dỗ thằng cháu ngoại cho bà ấy nấu cơm.

- Mẹ! Mày như vậy còn sướng chán. Như bọn tao đây, bà thì đi giữ thằng cháu nội ở tiểu bang xa, ông ở nhà thì lo cơm nước cho thằng con út, và đứa cháu ngoại. Cuộc đời bây giờ ngang dọc quanh bốn bức tường, nhưng cũng còn oai hơn thằng Võ Nguyên Giáp cầm quần chị em phải không mày! Thôi cho tao thăm vợ mày và tụi nhỏ. “Bye!”

Thế rồi, gần cả tuần lễ cứ loay hoay định viết cái này, nhưng lại đổi ý viết cái kia. Đề tài nào cũng chỉ được hơn một trang rồi lại tịt. Khi xưa cầm súng sao nó dễ thế. Bây giờ ngồi gõ sao mà khó trần ai khoai củ thế này. Hay là viết về trận đánh sân bay Chup cuối tháng 2/71? Hay là viết về cuộc tử thủ An Lộc mùa hè 72? Hai hôm trước Tr/tá Lê Quý Dậu gọi điện thoại hỏi:

- Cậu có nhớ mình vào An Lộc ngày nào không? Thằng Dù vào trước hay sau thằng 81? Tụi Việt cộng nó tấn công vào những ngày nào? Đại tá Bùi Quyền bên Dù hỏi tớ nhưng tớ chỉ nhớ mang máng? Tớ hỏi Hồng Khắc Trân thì ông ấy bảo chẳng còn nhớ ngày nào vào ngày nào, hỏi Nguyễn Quốc Khuê nó cũng không chắc lắm. Cậu có nhớ thì đọc cho tớ.

- Nhớ chứ, làm lính mà được đánh một trận như trận An Lộc cũng đã đủ mãn nguyện một đời, huống chi tôi là thằng đầu tiên nhảy vào An Lộc. Đại đội trưởng có 4 thằng thì chỉ còn có mình tôi làm sao không nhớ cho được. Tôi cũng đang định viết về Tiểu Đoàn 52 mình trong trận An Lộc. Tối nay tôi sẽ viết các mốc thời gian mà tôi nhớ rồi gởi cho anh Học nhờ in ra mang đến cho ông thầy.

Ấy thế mà rồi vì “ba cái lăng nhăng nó quấy ta”. Ba cái lăng nhăng này là chuyện Lý Tống hỏi thăm sức khỏe thằng việt cộng con Đàm Vĩnh Hưng, chuyện mấy cái email vớ vẩn trên các diễn đàn nên tôi cũng có viết được đâu.

Chiều qua thằng bạn chủ bút lại gọi nói về chuyện có một anh bạn luật sư muốn thỉnh thoảng yểm trợ một số anh em Thương Phế Binh, yêu cầu tôi liên lạc trực tiếp với anh bạn luật sư trẻ đầy lòng nhân hậu. Tôi có than với nó về việc viết lách cứ loay hoay mãi mà chưa viết được gì. Nó bảo:

- Mày cứ viết bạt mạng vài ba trang là sau đó mày sẽ không đổi đề tài nữa. Mày còn 10 ngày nữa. Thôi “bye”!

BĐQ Trần thi Vân trong buổi lễ chào cờBuổi tối ngồi vào máy nhớ lời nó nói. Tôi nhớ dường như hai chữ “bạt mạng” đã thấy ở đâu mới đây thôi, hai chữ “bạt mạng” thật dễ thương. À phải rồi, đó là tên cuốn sách “Anh Hùng Bạt Mạng” của huynh trưởng Trần Thy Vân, người đại đội trưởng của TĐ21 BĐQ, đã gởi đôi chân ở lại chiến trường. Anh đến Đại Hội trên chiếc xe lăn và khoác bộ áo hoa rừng biệt động đã bạc màu sương gió, một hình ảnh khó quên của ngày Đại Hội 50 năm BĐQ. Thằng bạn chủ bút thế mà giỏi gợi ý, hai chữ “bạt mạng” đã gợi ngưồn cảm hứng.

Vâng! Không bạt mạng đã không tình nguyện về Biệt Động Quân. Thưa các cấp chỉ huy của tôi, các bạn của tôi, tôi xin được viết về các anh với tất cả niềm kính trọng, về các giai thoại đã được anh em trong đơn vị nói về các anh với niềm kiêu hãnh, về những con người bạt mạng, đánh giặc bạt mạng nhưng đôi khi cũng ăn chơi bạt mạng. Đối với những anh đã ra đi, xin hãy coi đây như một nén hương lòng tưởng nhớ đến các anh cho dù là nén hương muộn màng.

Người đầu tiên tôi muốn nói đến Phùng Thuận, tay trống cự phách của ban nhạc The Magic Stone thời đó. Chúng tôi 10 con cọp con về trình diện BCH/TƯ để được phân đi 4 vùng chiến thuật. Lúc đó, chúng tôi rất lờ mờ về binh chủng chẳng biết Liên Đoàn nào ở đâu. Sau khi được Th/T Hòa cho biết sơ qua vị trí các Liên Đoàn, và tin LĐ5 không nhận bổ sung, chúng tôi bắt đầu bốc thăm. Dường như định mệnh đã được xằp xếp. Hầu hết anh em đều hài lòng với kết quả bốc thăm. Hai tên người Huế là Nguyễn Lễ, và Hoàng Đình Trí về LĐ1. Mấy tên người Nam như Giỏi, Danh và Bắc Kỳ “cọp ghẻ” Trần Đức Bảo quê Miền Tây về LĐ4. Mấy thằng Bắc Kỳ, Sài Gòn lọt về LĐ3. Duy hai thằng Bắc Kỳ Nguyễn Đức Vượng và tôi đi LĐ2. Nhưng bỗng Phùng Thuận muốn đổi cho tôi để nó đi LĐ2, nói:

- Mày đổi cho tao, tao thấy con số 2 đẹp quá. Hơn nữa, tao đang muốn tránh xa Sài Gòn có cái bọn “hippie choai choai”, lên Pleiku nhìn các em Thượng có khi lại hấp dẫn hơn. Tao nghe nói vùng II là nơi “xanh cỏ đỏ ngực” tao đâm khoái. Thôi mày dân Biên Hòa về LĐ3 cho gần nhà thỉnh thoảng còn chạy về bú Mẹ.

Thế là chúng tôi đổi cho nhau. Mấy tháng sau, nó gởi về cho tôi một tấm hình trông “Django” không thể tả. Nhưng không đầy năm sau, lúc đơn vị tôi đang đóng ở Nhà Bè, buổi sáng vừa mới “dù” về nhà xin Mẹ tí tiền, buổi chiều về đơn vị tạt ngang Kem Mai Hương cho đỡ nhớ, vừa dựng chiếc Honda đã nghe tiếng nó gọi:

- Ê, Hiếu, vào đây.

Nhìn vào trong tôi thấy Phùng Thuận trong bộ quân phục không thẳng nếp, tóc dài gần đến gáy, ngồi gác thẳng một chân lên một chiếc ghế, hai chiếc nạng gỗ gác lên thành bàn. tôi vội hỏi:

- Mày bị sao vậy, bao giờ?

- Gần 3 tháng rồi. Đơn vị hành quân khu vực quận Thanh An. Trung đội tao đụng gần một buôn Thượng. Đù mẹ, nó “dớt” tao bay mất cái bánh chè. Thôi đành giã từ vũ khí. Thằng Trí về LĐ1 nhưng sau nó xin lên vùng II tử trận rồi mày có biết không?

- Biết thế đếch nào được. 21 tiểu đoàn có mấy trăm thằng sĩ quan cắc ké, thì một vài thằng chết có gì mà ầm ỹ để những thằng khác biết được. Ngay cả mấy ông tiểu đoàn trưởng có “đi đoong” nhiều khi cũng chỉ trong phạm vi Liên Đoàn biết mà thôi. Tao nghe nói thằng Giỏi về 42 cũng đã bị thương nhưng không gặp đứa nào để hỏi cho chính xác. Ngay trong cùng một liên đoàn đây mà tao cũng chẳng có dịp gặp con nhà Vũ Mạnh Quân. Chỉ nghe nói nó làm ban 5 bên Tiểu Đoàn 31.

Sau gần một tiếng cà kê dê ngỗng, tôi phải tạm biệt nó để về đơn vị. Nó bắt tay tôi thật thân tình:

- Chẳng biết bao giờ gặp lại bọn mày. Cẩn thận, chúc bình an. Có gì thì theo tao chứ đừng theo thằng Trí. Bao giờ tao nghe mày lên tướng tao sẽ tìm đến chúc mừng.

Tôi cười:

- Mày chịu khó đọc báo ở trang sau. Biết đâu có ngày sẽ được tin tao trong đó? Này, tao dặn trước lần sau gặp tao trong bất cứ hoàn cảnh nào hãy hát cho tao nghe lại bài “the house of the rising sun”. Mày hát bài này hay đếch tả được. Cái mặt mày trông ngầu như con khỉ đột làm mấy con bé bán câu lạc bô trong khu sinh hoạt ở Trường Bộ Binh cứ cứng người ra khi nhìn mày hát. Thôi tao đi nghe, Thuận.

Đó là lần đầu sau khi ra đơn vị tôi gặp lại nó và cũng là lần cuối. Năm 2004, sau khi được thằng con chỉ cho cách xử dụng computer, cũng lại lần đầu vào internet, tôi vào ngay trang web của Hội Ái Hữu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Nam Cali thì thấy ngay tin nó qua đời tại Hawaii với một số hình ảnh. Thuận ơi! Trong số mười thằng mày là thằng bỏ chiến trường sớm nhất. Giờ mày là thằng thứ hai bỏ anh em để đi về “căn nhà ở hướng mặt trời mọc”.

***

Giờ xin trở lại nói về những anh em bạt mạng của TĐ 52 BĐQ

Tôi ra trường về trình diện đơn vị khi tiểu đoàn đang hành quân trong vùng Sóc Con Trăng nằm phía bắc căn cứ Tống Lê Chân khoảng 10 km sát biên giới Kampuchia. Đầu tháng 1/69, tiểu đoàn về nằm dưỡng quân ít ngày tại Hố Nai. Ngay buổi chiều đầu tiên đám sĩ quan cắc ké chúng tôi gồm Th/u Tít Sam, đại đội phó (K24 vừa thăng Th/u);Th/u Lê Trung Thành, Th/u Nguyễn Văn Hải (cả hai thuộc K25 vẫn còn là Ch/u. Tuy nhiên hầu như trong tiểu đoàn không ai đeo lon Ch/u) kéo nhau xuống Biên Hòa tắm hơi tại khu cực gần quân trấn để rũ sạch đất đỏ của vùng rừng núi Bình Long. Sau đó kéo sang Tân Hiệp Quán trên bờ sông Đồng Nai làm người vài chai bia với đầu cá hấp. Trong buổi nhậu, Tít Sam trịnh trọng yêu cầu tôi đứng lên.

- Ê Hiếu, mày có thấy ai gọi mày là chuẩn úy không? Đ.m, chuẩn úy sữa lắm khó chỉ huy.

Nói đến đây nó đứng dậy gỡ cái lon Ch/u của tôi ra và móc trong túi ra một bông mai đen rồi tiếp:

- Tao, thiếu úy Tít Sam, đại đội phó đại đội 4/52, gắn lon thiếu úy giả định cho mày. Bữa nhậu này do thằng Hải thần tài tạm ứng, và chia đều cho mọi người. Coi như đây là bữa nhậu chào đón thằng Hiếu vào gia đình 4/52.

Quán nằm trên bờ sông hiu hiu gió. Mỗi thằng làm khoảng 5 chai. Riêng thằng Thành phải làm thêm xị đế cho đủ “dose”, rồi mới chịu ra đón xe lam về Hố Nai.

Tít Sam là người đầu tiên hướng dẫn tôi về nhiều mặt mà tôi chưa biết hay không chịu học khi còn ở quân trường, từ cách xử dụng bản đồ đối chiếu với địa hình trên thực tế, cách lãnh đạo chỉ huy trung đội. Đây quả là vấn đề gay go vì anh em binh sĩ cũng toàn là dân bạt mạng. Tôi vẫn còn nhớ câu anh căn dặn tôi “Đù mẹ, đụng trân thằng nào mà chẳng sợ chết. Có đái ra quần cũng không được tỏ cho binh sĩ biết. Phải tỏ ra là mình “ngon cơm”. Mày mà “bể” lần đầu là “bể” suốt đời không bao giờ chỉ huy được nữa. Thắng thua là chuyện thường tình may rủi. Cái quan trọng là phải bình tĩnh và không tỏ ra chết nhát. Xong trận tắm rửa thay quần lót sau”.

Rất tiếc trong 5 tháng ở đại đội 4/52, tôi không có dịp ứng dụng những điều anh chỉ dẫn, tôi được điều sang Đại Đội 3/52 làm đại đội phó cho đai úy Phạm Văn Thương. Nhưng rồi trong những cuộc hành quân sang Kampuchia những năm 1970-71, tôi mới chứng kiến cái phong thái đánh giặc của anh, không ồn ào la hét,chững chạc xổng lưng xua hai trung đội tiến lên khiến Th/u Thành và Th/u Hải nhiều phen “thót dế”. Sau này, anh đổi ra vùng II. Tôi may mắn được thăng cấp đặc cách đại úy cùng với anh giữa năm 1974. Sau 30-4-75, anh trình diện tại Tri Tôn Châu Đốc. Dường như bọn Việt cộng đã có ý đồ trước, chúng đưa anh ngược ra Pleiku, và chúng đã bắn anh tại đây với tội danh rất mơ hồ “âm mưu phản động chống lại chính quyền cách mạng”.

Người kế tôi muốn nói ở đây là Th/u Nguyễn Văn Hải (Khóa 25TĐ). Đầu năm 1975, anh thăng cấp đại úy về làm đại đội trưởng ở LĐ9 BĐQ, tử trận ngày 30-4. Với Th/u Hải, tôi lại muốn nói về cái “bạt mạng vì tình” của anh. Đầu năm 1969, tiểu đoàn 52BĐQ chúng tôi tăng cường về hoạt động vùng ven đô chống pháo kích và đề phòng Việt cộng có thể mở cuộc tổng công kích vào Sài Gòn nhân dịp Tết Kỷ Dậu. Nhân đóng quân ở khu vực Cầu Gò Dưa Thủ Đức, Hải quen với Thu cô nữ sinh lớp đệ nhị trường Chân Phước Liêm, con của Cố Th/u Biệt Động Quân Dương Đình Đạm, lúc đại đội nằm trong khu An Phú Đông. Trung đội tôi nằm ngay cạnh bờ sông. Nhớ em quá nhưng đi đường bộ thì đường xa diệu vợi, đoạn đường ngắn nhất là bơi qua sông Sài Gòn khúc Hiệp Bình rộng chừng non cây số, nên Hải luôn rủ tôi đi cùng trước là có bạn sau là “gài độ”cho tôi với Lan em Thu.

Nhưng tôi không hứng thú vì cả ba mẹ con tuy có đẹp nhưng lại có đôi gò má mà các cụ bảo rằng “sát phu”. Tôi nói với Hải “Đi với mày thế này là bạt mạng lắm rồi không khéo có ngày lại thành “Biệt Động Quân vì Dân chiến đấu, vì “nước” hy sinh, vì gái bỏ mình, vì tình bỏ mạng”. Hải không biết bơi, còn tôi thì cũng chỉ bơi được hơn trăm thước là muốn ngất ngư con tàu đi. Vậy mà nó dám giao sinh mạng cho hạ sĩ Hồng, dân Miền Tây lội như rái cá. Bằng cách thổi phồng chiếc phao rồi Hải nẳm trên đó với đống quần áo, còn tôi bám theo bên hông phao băng qua sông với cái đầu máy kéo là H/s Hồng. Sau đó, Hồng lại la cà quanh mấy cái quán đợi chúng tôi về. Cứ như thế tiếp diễn, ít là một lần mỗi tuần, và thế là chúng nó yêu nhau. Cuối năm 71, khi Hải về Trung Tâm Dục Mỹ là chúng nó lấy nhau.

Hải tử trận ngày 30-4-75, chẳng phải vì cái lưỡng quyền cao của vợ, mà vì trang bị thiéu thốn mà phải đối đầu với đối phương đông gấp nhiều lần trang bị vũ khí tận răng, và vì đất nước đã bị đẩy vào tử lộ… Câu chuyện của những chàng trai “bạt mạng” xin được tiếp tục vào số báo sau. Cũng xin đề nghị quý anh viết thêm về những con người bạt mạng, một đề tài vô cùng phong phú để quý anh chù nhiệm, chủ bút thấy hấp dẫn sẽ lập riêng một trang “BIỆT ĐỘNG QUÂN - NHỮNG CHÀNG TRAI BẠT MẠNG” để chúng ta có đất kể lại những giai thoại hào hùng của một thời “GIẦY SÔ ÁO TRẬN”…

(TIẾP THEO KỲ TRƯỚC)

Nói về bạn bè “bạt mạng” mà không nói đến các đàn anh, các “thẩm quyền” thì quả là thiếu sót,vì không có đàn anh “bạt mạng” thì làm gì có đám đàn em tung hoành ngang dọc cả trên chiến trường lẫn “du hí trường”. TĐ 52 đã sản xuất ra rất nhiều nhân vật tên tuổi lẫy lừng như một thiếu tá Nguyễn Hiệp dọc ngang nào biết trên đầu có ai, như trung tá Hồng Khắc Trân mà chúng tôi quen gọi là “Hồng giáo chủ”, vừa đánh giặc giỏi lại vừa “đẹp giai bay bướm”, như thiếu tá “độc cô cầu bại” Đào Văn Năng gan lỳ trong chiến trận, nhưng cũng “bất bại” trong bàn rượu, như trung tá Lê Quý Dậu cứ mỗi lần chạm địch là đã thấy có mặt ông ở tuyến đầu với cây M79 trên tay, khiến anh em dù có “lạnh cẳng” cũng chẳng dám lui. Nhưng người mà tôi muốn đề cập đến ở đây là thiếu tá HCH. Sở dĩ như vậy là vì tôi thưòng có dịp đi hành quân chung với ông nhiều hơn khi ông còn là trưởng ban 3 tiểu đoàn, cũng như khi làm tiểu đoàn phó. Sau này ông ra vùng 2 làm tiểu đoàn trưởng 95, và bị bắt làm tù binh trên Liên Tỉnh lộ 7 khi triệt thoái. Chúng giam ông 2 năm rồi thả về, không đủ điều kiện đi định cư tại Hoa Kỳ. Ông đành “gặm một nỗi căm hờn trong cũi sắt”.Một QuÂn Nhân BĐQ

Đ/u H. tốt nghiệp khóa 15 Thủ Đức. Ông từ Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân về tiểu đoàn 52 khoảng cuối năm 1970 đảm nhiệm chức vụ trưởng ban 3. Sau đ ó, ông làm tiểu đoàn phó. Có thể nói ông là một sĩ quan giỏi, và quá xuất sắc trong các nhiệm vụ này. Ông được đặc cách thiếu tá trong trận An Lộc năm 72. Tôi còn nhớ những ngày đầu của trận chiến An Lộc đại đội nào chạm nặng là luôn có ông ở bên cạnh. Như ngày 10-4-72, khi ĐĐ3 bị Việt cộng đánh văng khỏi Đồi Gió lúc nửa đêm thì tờ mờ sáng ông đã cùng hai đệ tử có mặt tại đồi 169, cái yên ngựa do đại đội tôi trấn giữ nối liền với Đồi Gió. Tại đây, ông ra lênh cho trung úy Nguyễn Ngọc Tỉnh, đại đội trưởng đại đội 3/52; và tôi phải lấy lại Đồi Gió bằng mọi giá để an ninh bãi đáp ở hướng đông nam cho Liên Đoàn 81 biệt Cách Nhẩy Dù, và Lữ Đoàn 2 dù vào tăng viên. Hay như trong ngày 11/4/72, khi đại đội tôi phải đánh vào trường Quốc Quang bốn tầng lầu mà Việt cộng đang chốt tại đó, ông lại cũng có mặt với chúng tôi từ tờ mờ sáng.

Lúc ông và tôi rời vị trí từ những ngôi nhà đổ nát của LĐ73 Quân Y để sang ty Phát Triển Sắc Tộc đối diện bên kia đường thì bỗng có hai Cảnh Sát Viên xin băng qua khu vực đang giao tranh đễ tìm vợ con. Thấy quá nguy hiểm hơn nữa vì địch đang pháo vào thành phố, nên chúng tôi không cho và chỉ cho họ vào trú ẩn nơi cái hầm tạm trú mà chúng tôi vừa rời khỏi vài phút trước đó. Rủi thay, khi hai người cảnh sát vừa chạy đến cửa hầm thì một trái 130 ly rớt ngay hầm, chỉ cách chúng tôi vài chục mét, trái đạn đã xé thân xác hai người này thành hàng trăm mảnh. Hú hồn vì chúng tôi đã thoát chết trong gang tấc. Nhưng chúng tôi vẫn ân hận vì đã không ngăn chận họ lại để họ bị trúng pháo chết. Buổi chiều hôm đó, sau một ngày quần thảo với chúng từ bức tường này sang bức tường khác, cuối cùng chúng tôi đã diệt được các chốt chung quanh. Khi chúng tôi cùng phóng viên quân đội Tăng Thành Châu vào được bên trong ngôi trường thì một khung cảnh khủng khiếp đập vào mắt. Hơn trăm xác thường dân, một vài người lính SĐ5BB, và vài anh em thuộc Tiểu Đoàn 31BĐQ đã chết nằm ngổn ngang trên bốn tầng lầu, trong đợt chiến xa VC tấn công lần thứ nhất vào đêm mùng 9 rạng sáng ngày 10/4/72.

Sau trận An Lộc, tiểu đoàn chỉ còn mình tôi là đại đội trưởng vì chưa bổ sung kịp. Ba đại đội trưởng khác đã bị chết, và bị thương. Vừa rời khỏi Bình Long ngày 5-7-72, thì ngày 7-7-72 chúng tôi đã phải quần thảo với trung đoàn 33 chủ lực miền của VC. Chúng đã chiếm hai xã Bình Ba, và Bình Giả thuộc quận Đức Thạnh, tỉnh Phước Tuy. ĐĐ1, và ĐĐ4 sát nhập quân số chỉ khoảng 70 người do tôi chỉ huy. Ngày đầu tiên cuộc tấn công của chúng tôi phải ngưng lại ngoài ý muốn. Khi một pháo đội 105 của trung đoàn 52/ SĐ18 được yêu cầu bắn tiêu diệt mục tiêu thì đạn cuả hai khẩu đội bị tản rơi ngay trên đầu đại đội tôi và bộ chỉ huy tiểu đoàn khiến Chuẩn úy Quý sĩ quan truyền tin tiểu đoàn, và hai binh sĩ tử trận. Chúng tôi bèn thay đổi cách đánh. Nửa đêm chúng tôi yêu cầu pháo binh tác xạ vào các điểm tiên liệu, sau đó áp dụng cách đánh đêm của 81 BCD mà chúng tôi đã học đươc sau gần 3 tháng nằm cạnh đơn vị này tại mặt trận An Lộc. Từng tổ 3 người trang bị thật gọn nhẹ đột nhập vào bìa làng. Sau khi toàn đại đội đột nhập an toàn, chúng tôi tiếp tục căng hàng ngang tiến chiếm từng ngôi nhà. Đến giữa xã thì chạm địch khoảng cấp trung đội, nhưng sau nửa giờ giao tranh bọn chúng “chém vè”. Đến gần sáng chúng tôi hoàn toàn làm chủ xã Bình Ba. Sáng ra, chúng tôi bung rộng ra phía ngoài bìa rừng cao su, và sân bay của đồn điền thì phát hiện ra chẳng phải chúng tôi tài giỏi gì mà một phần vì may mắn khi hỏa lực pháo binh bắn vào các điểm tiên liệu đa số trúng nơi địch tập trung khiến chúng bị tổn thất nặng phải rút lui. Máu tươi, và bông băng còn vương vãi đầy chiến địa. Chúng rút lui, một phần vì có thể chúng đã phát hiện ra đây là “tiểu đoàn 52 quân Biệt Động ‘Ngụy’ Sài Gòn”, tiểu đoàn mà chúng đã nhiều phen mang đầu máu khi thử lửa trong mật khu Hắc Dịch, Mây Tào, và đặc biệt là trận phản phục kích ở cua Kim Hải. Từ đó, chúng “kỵ rơ” nên luôn né tránh.

Hai ngày sau lại cấp tốc lên đường trở về giải tỏa QLI khúc Hưng Lộc, Dầu Giây, và đoạn sân bay Trảng Bom. Lần này lại gặp thằng trung đoàn 274 chủ lực miền của vùng Cây Gáo, La Ngà, Định Quán. Lúc này, Th/tá H. lại càng “bạt mạng” hơn. Lần nào cũng vậy vừa nổ súng chạm địch là ông thúc tôi cho đại đội xung phong. Đôi khi tôi còn đang chần chừ hỏi ông ai bảo vệ hông cho tôi thì luôn được câu trả lời “Tao! ĐM. thiếu tá đíu sợ chết, mà sao mày trung úy mà lạnh cẳng quá vậy. Lên! …Lên! …Lên! Mày nằm đây lãnh pháo hả? Lên!… Lên!” Thế là cả đại đội tràn lên. Tiếng còi tu huýt, tiếng hô xung phong xen lẫn tiếng súng khiến bọn Việt cộng “quýu giò” bung nóc hầm bỏ chạy và bị đốn ngã ngay lập tức. Sau khi nhổ các chốt xong, ông lại vừa nói vừa cười ngất “Đù m… mày, thấy thiếu tá đánh giặc chưa? Không liều mạng thì làm sao đi Biệt Động Quân! Tao nói có đúng không? Nằm đó là lãnh pháo chết ngắc rồi nghe em. Chúng kiềng chốt kích pháo mà. Nếu chúng vận động chiến nữa thì mình cũng a lê sẵn trớn cho lính “tapi” luôn. Đù mẹ, đánh xả láng sáng về sớm… hà… hà…” Tiếng cười anh nghe thật sảng khoái.

Anh H. ơi,

Tôi viết những dòng này để nhớ về anh. Có lẽ giờ này anh đang phụ vợ với cái xạp bán cơm trong một con hẻm nhỏ, bưng từng dĩa cơm tấm từng ly cà phê cho khách. Không biết anh có còn có thòi giờ để nhớ đến những ngày tháng oanh liệt không quên đó hay không? Nhưng tôi biết cái “tình tự của dân 52” vẫn còn chảy trong huyết mạch anh. Chả thế mà khi tôi báo cho anh biết TPB Nguyễn Văn Báu cụt hai giò thuộc đại đội tôi đang ở quận Bình Tân, thì anh chị đã cố thu xếp thời giờ để đi thăm nó và cho nó tí tiền. Ngày nó tự thiêu chết anh chị cũng đã đến thắp cho nó nén nhang tiễn nó đến nơi an nghỉ cuối cùng, hành động hiếm thấy ở một cấp chỉ huy sau ngày gẫy súng. Giờ giá có anh bên đây thì những ngày đại hội binh chủng anh em mình được gặp lại nhau, có dịp cùng nhau ôn lại chuyện “xung phong” của những ngày tháng xa xưa cũ thì tuyệt biết mấy. Nhưng giờ những kỷ niệm n ày thì quá xa rồi, có chăng chỉ còn trong ký ức mà thôi.

Thưa quý anh chị

Tôi phải dành phần sau cùng để nói về những người bạt mạng ngoại hạng, những người bước chân vào lính khi tuổi đời có khi chưa tròn “đôi chín”, những người chỉ biết “thi hành trước mà không cần khiếu nại sau”, bởi vì nếu không có những thằng em “bạt mạng” thì các đàn anh, các cấp chỉ huy lấy ai để thi thố cái “bạt mạng” của mình.

Đầu tiên tôi phải kể đến Binh nhì Nguyễn Việt Hưng. Anh là một trong nhóm lãnh đạo tổng hội sinh viên những năm 65-66, bị bắt đưa vào Quang Trung rồi về phục vụ tại SĐ5BB và không cho phép có mặt tại Sài gòn. Rồi chẳng hiểu vì sao anh lén “dù” về thăm gia đình tại Sài Gòn ít ngày cho đỡ nhớ. Anh bị bắt và đưa đi làm lao công đào binh“LCĐB” tại LĐ3 BĐQ. Sau 6 tháng được phục hồi và về phục vụ tại ĐĐ3/52 BĐQ, Hưng được phân bổ về trung đội 2 do tôi chỉ huy. Một việc đáng ngạc nhiên là hai tháng sau thì Hưng được gọi về trình diện Bộ Chỉ Huy. Ít ngày sau, Hưng ghé thăm tôi tại Giồng Ông Tố bằng công xa mang biển số NG… trong trang phục của một công chức cao cấp. Nhưng rồi khoảng 3 tháng sau lại thấy Hưng balô về trình diện đơn vị. Lạ một điều là Hưng luôn giữ tác phong của một người “lính trí thức”, nhưng cũng luôn tỏ ra vui vẻ hòa đồng với các anh em khác. Có lần tôi bảo Hưng làm đơn theo học khóa sĩ quan nhưng Hưng chỉ nói “khả năng của tôi chỉ đủ để làm trung sĩ. Khi nào có khóa Hạ Sĩ Quan, thiếu úy cho biết để tôi làm đơn.”

Những ngày đầu vượt biên đánh sang Kampuchia, Hưng tuy chỉ là Binh Nhất tổ trưởng tổ khinh binh nhưng tỏ ra có khả năng chỉ huy rất xuất sắc, và chiến đấu rất can trường dũng mãnh. Hưng bị thương tại Chipu, sau đó giải ngũ. Sau này khi đi tù về, tôi được biết Hưng là một trong những nhân vật chủ chốt của vụ “Nhà Thờ Vinh Sơn” và nghe nói đã bị Việt cộng bắt và xử tử. Anh là một binh nhì trí thức, can trường bạt mạng đáng để cho tôi kính phục, hãnh diện đươc là cấp chỉ huy của anh. Nhớ lại câu nói đầu tiên của tôi với Hưng khi anh về trình diện đơn vị “Hưng à! Ở đây tao là trung đội trưởng của mày, nhưng ở ngoài đời thì mày là thày tao”. Quả thực anh đã dám làm một việc ghi vào lịch sử mà tôi không đủ can đảm và bản lãnh để làm.

Người kế tiếp tôi muốn nói là Hạ sĩ Giáp, anh thuộc trung đội 1 của Chuẩn úy Thập Lở. Ngày 8-6-72 tại mặt trận An Lộc, khi đại đội phản công tiến chiếm lại trường Quốc Quang, trung đội 1 vừa lọt vào trong trường thì từ bên ngoài nơi một căn nhà đổ nát với những tấm tôn cháy nằm ngổn ngang, một tên Vc chui lên từ bên dưới một tấm tôn dùng B40 bắn vào trung đội 1 từ phía sau lưng. Rất may quả đạn đi chệch mục tiêu. Đứng trên lầu 2 của căn nhà đối diện bên đường, tôi mục kích rất rõ cảnh tượng trên, liền yêu cầu Ch/u Thập Lở cho tôi gặp trực tiếp Giáp và lệnh cho anh tiêu diệt ổ kháng cự này. Sau khi hướng dẫn cách làm và chỉ dẫn cho Giáp nhận diện chính xác mục tiêu, Giáp rút chốt hai trái lựu đạn và bung cả chốt an toàn phụ rồi bò về phía mục tiêu, đến đúng ngay tấm tôn đã được chỉ dẫn. Giáp dùng mấy ngón tay ngếch tấm tôn lên liệng hai trái lựu đạn xuống rồi dùng hai tay đè chặt không cho chúng quăng ngược trở lên. Sau vài giây anh lăn sang một bên, hai tiếng nổ nối tiếp nhau làm gạch đá bay tung tóe. Một mảnh tôn đã chém vào ngay cánh tay anh khá sâu nhưng rất may chưa chạm vào xương. Kết quả 5 tên VC trong hầm tan xác. Đêm hôm đó, trung đội 1, đã nằm chận ngay trên tuyến xâm nhập của chúng băng qua Đại Lộ Hoàng Hôn (đại lộ Trần Hưng Đạo)vào Ty Chiêu Hồi, khiến bọn nằm bên trong mất đường tiếp vận phải rút lui về phía bắc con đường. Ngày hôm sau, chúng tôi đã lấy lại được xác của Trung Úy Lê Văn Hiếu khóa 25 SQTBTĐ, đại đội trưởng đại đội 1/52 BĐQ, tử trận ngay trên giao thông hào của địch 19 ngày trước đó. Viết đến đây tôi xin phép đốt một nén nhang tưởng nhớ đến hai người đại đội trưởng dũng cảm, người bạn chiến đấu kiêu hùng của tôi đó là Tr/u Lê Văn Hiếu, và Tr/u Nguyễn Ngọc Tỉnh, đại đội trưởng các đại đội 2, và 3/52, cùng hy sinh tại chiến trường An Lộc mùa hè 72.

Người thứ ba tôi muốn nói ở đây là Hạ sĩ On thuộc trung đội 3 của Thượng Sĩ Lữ. Vào những ngày đầu tháng 5/72, tình hình mặt trận An Lộc rất căng thẳng. Bọn Việt cộng đã bao vây kín dồn chúng tôi vào thế tử thủ. Mọi tiếp tế đều thả dù từ trên cao mà địch và ta lại trong thế cài răng lược nên hầu như một nửa đạn dược và thực phẩm đã bay sang phía địch. Hơn nữa, không có đơn vị nào phụ trách phân phối nên bành dù nào rớt vào đơn vị nào thì đơn vị đó giữ, hoặc tìm cách tự trao đổi với đơn vị bên cạnh. Điều này gây ra nhiều cảnh cười ra nước mắt. Tuyến Tiểu Đoàn 5 Dù nhận mấy bành gạo sấy. Còn tuyến đại đội tôi và đại đội 3/81 BCD nhận nguyên hai bành lựu đạn, và đạn cối 60, và một bành hộp thịt ba lát. Chúng tôi phải tìm cách trao đổi với anh em Dù nhưng rất là khó khăn vì địch pháo liên tu bất tận, hơn nữa cứ ló mặt ra khỏi nhà để băng qua đường là bị chúng bắn liền. Vậy mà On luôn tình nguyện đi cùng Trung sĩ I Thóc, thường vụ đại đội, di lượm dù, hay đi trao đổi tiếp liệu với các đơn vị bạn.

Điều tôi muốn nói đến cái “bạt mạng” của On là vào một đêm tối như mực khi anh đang trong ca gác đôi cùng một đồng đội khác thì Việt cộng bò vào. On đã phát hiện tiếng động khi còn cách vải mét, nhưng anh đã ra dấu cho người bạn sẵn sàng trên tay mỗi người hai trái lựu đạn. Đợi cho bọn Việt cộng bò vào sát chân tường ngay dưới lỗ châu mai, cả hai đồng loạt buông những trái lựu đạn ra bên ngoài rồi lại tiếp tục buông thêm gần chục trái nữa. Bọn Việt cộng leo qua tường cũng không được chạy ra cũng không xong nên đành “Sinh Bắc tử An Lộc”. Vài phút sau, On cầm một cây AK47 còn dính bê bết thịt và máu chạy đến nói với tôi: “Thiếu úy! Tụi nó chết ngay trước hầm. Tôi thò tay ra quơ được cây súng này. Đ.M, nó bò ngay vào hầm tôi rồi mà còn cãi nhau không đứa nào dám nhào vô trước. Tôi cho tụi nó cùng đi chung chuyến tàu suốt cho khỏi cãi nhau.” Nói xong, nó đặt cây súng xuống rồi chạy vội trở về vị trí. Sáng hôm sau,7 tên xác nát be bét nằm sát chân tường. Chúng tôi đã phải cho bò ra cột giây kéo vào phía sau phòng tuyến để chon, nếu không vài ngày nữa hôi thối chịu không nổi. Vậy mà bọn Việt cộng nằm gần đó thấy chúng tôi bò ra nên nhả đạn tới tấp làm một binh sĩ bị thương nặng. Công việc chôn cất chúng vì thế đến chiều mới xong.

Nói về những người lính “bạt mạng” mà không nói đến thi hành lệnh một cách “bạt mang” của Hạ Sĩ Chín, người tài xế của tôi, thì quả thực rất là thiếu sót.

Chiều ngày 5-4-72, Đại úy Nguyễn Thế Kỳ, trưởng ban 3 tiểu đoàn, và tôi xin phép Thiếu Tá Lê Quý Dậu, tiểu đoàn trưởng, để về thăm gia đình. Sáng sớm hôm sau chúng tôi về đơn vị để nhẩy vào Bình Long. Khi vừa qua khỏi ngã ba Gò Dầu, Tây Ninh chừng hơn 2km thì bị Việt cộng đắp mô giữa đường nơi có chừng gần chục nóc nhà nằm dọc theo QLI. Ngừng xe giữa đường chúng tôi lúng túng không biết xoay sở ra sao,vì nếu đợi Chi Khu Hiếu Thiện gởi quân đến giải tỏa thì e tới trưa mới xong như vậy thì làm sao vào Bình Long cùng với đơn vị. Đại úy Kỳ hỏi tôi:

- Ê Hiếu! Toa tính sao?

- Nếu mình quay ngược về Gò Dầu nằm đợi thì e không ổn. Tôi tính tôi và đại úy đi dọc theo đằng sau các ngôi nhà. Giờ này trời cũng tờ mờ sáng rồi chắc chúng không dám ở lại đâu. Đoạn này chỉ non 200 mét khi qua tới bên kia. Lúc đó, mình ra dấu cho thằng Chín lái xe vượt qua luôn. Nếu đại úy không muốn thì tôi đưa ông về Gò Dầu rồi đi một mình, vì tôi không thể để đơn vị vào Bình long mà không có mình.

Sau vài phút do dự ông nói:

- Moa đi với toa.

Tôi quay sang “Chín tài xế”:

- Ê Chín! Tao với Đại úy đi qua bên kia trước. Khi nào mày thấy tao dùng hộp quẹt quẹt 3 cái thì mày lái xe phóng nhanh qua. Mày dám không?

- Ông thầy chịu chơi thì tôi cũng chơi luôn có gì mà sợ.

Khoác chiếc áo giáp và xách cây M16 cùng thêm 2 băng đạn, tôi lên đạn và mở khóa an toàn. Đại úy Kỳ cũng lên đạn cây colt 45 và đi sau tôi chừng 3 mét. Chúng tôi quan sát nghe ngóng, và nhanh nhẹn băng qua từng ngôi nhà nhưng không thấy bất cứ một động tĩnh nào. Sau hơn 20 phút, tôi đứng ở đầu bên đây ra hiệu cho “Chín tài xế”.

Chiếc xe nổ máy rồi phóng hết tốc lực vượt qua. Thuận tay Chín còn giựt luôn lá cờ CS miền nam cắm giữa đường. Xe thắng gấp ngừng lại. Đại úy Kỳ nhẩy vội lên ghế trước còn tôi phóng vội lên băng sau. Xe vọt nhanh. Chạy được một quãng xa, tôi mới phá lên cười:

- Đù m, Thế mà cũng bày đặt đắp mô. Té ra chỉ là mấy cành mít được xếp ngang qua đường.

Thuở đó còn “hăng tiết vịt” không biết sợ, giờ nghĩ lại tôi thấy mình cũng hơi ngu xuẩn. Còn “Chín tài xế”, thì sau 30-4-75, lên Túc Trưng khai phá được mấy mẫu đất nằm xâu gần chục cây số trong rừng. Cuộc sống quá đỗi vất vả. Anh thường ghé thăm tôi mỗi khi có dịp đi ngang. Giờ nghe Thập Lở nói anh có đứa con lai đang ở Mỹ nên cuộc sống đã khá lên nhiều. Cũng mừng cho anh, người tài xế, mà đối với tôi tình thân như thủ túc.

Thưa quý anh chị!

Còn tôi thì chẳng có gì đáng nói ngoài việc cùng với anh em thuộc cấp thi hành các lệnh “bạt mạng” của các thẩm quyền mà không bao giờ khiếu nại.

Để chấm dứt bài này cũng xin được kính mời quý anh, và tôi lại cùng nhau “bạt mạng” làm một cuộc hành quân về Hoa Thịnh Đốn vào tháng 7 năm nay (2011), trước là để cùng nhau hội ngộ sau là ủng hộ tinh thần “liều mạng” của cọp nhí Lê Văn Phúc đã can đảm đứng ra kêu gọi thành lập Hội BĐQ/DC và vùng phụ cận, đồng thời nhận trọng trách tổ chức Đại Hội BĐQ 2011.

Hẹn gặp quý anh tại điểm tập trung.

New Mexico 01-12-2010

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso31.htm

Biên Hùng chuyển


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

BẠT MẠNG

Vừa tham dự Đại Hội 50 năm về được ba hôm thì buổi chiều ngày thứ bảy được điện thoại của thằng bạn chủ bút Đỗ Mạnh Trường từ Cali

Đoàn trọng Hiếu


Tác Giả, 2006

 CHÂN DUNG TÁC GIẢ:  Anh Đoàn Trọng Hiếu, xuất thân khóa 4/68 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, từng là trung đội trưởng, rồi đại đội trưởng thuộc Tiểu Đoàn 52 BĐQ, 1971. Sau đó, anh là Trưởng ban 3 TĐ86 BĐQ. Trong những ngày cuối cùng đầy tang thương cuả đất nước cuối tháng 4/ 75, Với cấp bậc Đại Úy, anh là Trưởng Ban 2, XLTV Trưởng Ban 3 LĐ8 BĐQ. Đây cũng là một trong những đơn vị cuối cùng cuả BĐQ chỉ buông súng vào giờ thứ 25.

 

 

Vừa tham dự Đại Hội 50 năm về được ba hôm thì buổi chiều ngày thứ bảy được điện thoại của thằng bạn chủ bút Đỗ Mạnh Trường từ Cali:

- Ê! Hiếu mày đang làm gì? Nói chuyện vài phút được không?

- Hầu mày nửa giờ cũng còn được nói gì vài phút. Mày quên là tao đã tự cho mình “rì thai” rồi à!

- Tốt! Mấy hôm nay bên đây nóng quá cả trăm độ. Tao vừa đi dự buổi họp rút ưu khuyết điểm về. Lần nào thì cũng vậy thôi, mày biết đấy.

- Nhưng lần này thì có khá hơn, anh em từ xa về nhiều đông vui.

Sau gần mười phút cà kê dê ngỗng, nó bèn hạ một câu như lệnh hành quân:

- Viết gì cho số báo tới? Mày có 15 ngày. Thôi tao phải đi dỗ thằng cháu ngoại cho bà ấy nấu cơm.

- Mẹ! Mày như vậy còn sướng chán. Như bọn tao đây, bà thì đi giữ thằng cháu nội ở tiểu bang xa, ông ở nhà thì lo cơm nước cho thằng con út, và đứa cháu ngoại. Cuộc đời bây giờ ngang dọc quanh bốn bức tường, nhưng cũng còn oai hơn thằng Võ Nguyên Giáp cầm quần chị em phải không mày! Thôi cho tao thăm vợ mày và tụi nhỏ. “Bye!”

Thế rồi, gần cả tuần lễ cứ loay hoay định viết cái này, nhưng lại đổi ý viết cái kia. Đề tài nào cũng chỉ được hơn một trang rồi lại tịt. Khi xưa cầm súng sao nó dễ thế. Bây giờ ngồi gõ sao mà khó trần ai khoai củ thế này. Hay là viết về trận đánh sân bay Chup cuối tháng 2/71? Hay là viết về cuộc tử thủ An Lộc mùa hè 72? Hai hôm trước Tr/tá Lê Quý Dậu gọi điện thoại hỏi:

- Cậu có nhớ mình vào An Lộc ngày nào không? Thằng Dù vào trước hay sau thằng 81? Tụi Việt cộng nó tấn công vào những ngày nào? Đại tá Bùi Quyền bên Dù hỏi tớ nhưng tớ chỉ nhớ mang máng? Tớ hỏi Hồng Khắc Trân thì ông ấy bảo chẳng còn nhớ ngày nào vào ngày nào, hỏi Nguyễn Quốc Khuê nó cũng không chắc lắm. Cậu có nhớ thì đọc cho tớ.

- Nhớ chứ, làm lính mà được đánh một trận như trận An Lộc cũng đã đủ mãn nguyện một đời, huống chi tôi là thằng đầu tiên nhảy vào An Lộc. Đại đội trưởng có 4 thằng thì chỉ còn có mình tôi làm sao không nhớ cho được. Tôi cũng đang định viết về Tiểu Đoàn 52 mình trong trận An Lộc. Tối nay tôi sẽ viết các mốc thời gian mà tôi nhớ rồi gởi cho anh Học nhờ in ra mang đến cho ông thầy.

Ấy thế mà rồi vì “ba cái lăng nhăng nó quấy ta”. Ba cái lăng nhăng này là chuyện Lý Tống hỏi thăm sức khỏe thằng việt cộng con Đàm Vĩnh Hưng, chuyện mấy cái email vớ vẩn trên các diễn đàn nên tôi cũng có viết được đâu.

Chiều qua thằng bạn chủ bút lại gọi nói về chuyện có một anh bạn luật sư muốn thỉnh thoảng yểm trợ một số anh em Thương Phế Binh, yêu cầu tôi liên lạc trực tiếp với anh bạn luật sư trẻ đầy lòng nhân hậu. Tôi có than với nó về việc viết lách cứ loay hoay mãi mà chưa viết được gì. Nó bảo:

- Mày cứ viết bạt mạng vài ba trang là sau đó mày sẽ không đổi đề tài nữa. Mày còn 10 ngày nữa. Thôi “bye”!

BĐQ Trần thi Vân trong buổi lễ chào cờBuổi tối ngồi vào máy nhớ lời nó nói. Tôi nhớ dường như hai chữ “bạt mạng” đã thấy ở đâu mới đây thôi, hai chữ “bạt mạng” thật dễ thương. À phải rồi, đó là tên cuốn sách “Anh Hùng Bạt Mạng” của huynh trưởng Trần Thy Vân, người đại đội trưởng của TĐ21 BĐQ, đã gởi đôi chân ở lại chiến trường. Anh đến Đại Hội trên chiếc xe lăn và khoác bộ áo hoa rừng biệt động đã bạc màu sương gió, một hình ảnh khó quên của ngày Đại Hội 50 năm BĐQ. Thằng bạn chủ bút thế mà giỏi gợi ý, hai chữ “bạt mạng” đã gợi ngưồn cảm hứng.

Vâng! Không bạt mạng đã không tình nguyện về Biệt Động Quân. Thưa các cấp chỉ huy của tôi, các bạn của tôi, tôi xin được viết về các anh với tất cả niềm kính trọng, về các giai thoại đã được anh em trong đơn vị nói về các anh với niềm kiêu hãnh, về những con người bạt mạng, đánh giặc bạt mạng nhưng đôi khi cũng ăn chơi bạt mạng. Đối với những anh đã ra đi, xin hãy coi đây như một nén hương lòng tưởng nhớ đến các anh cho dù là nén hương muộn màng.

Người đầu tiên tôi muốn nói đến Phùng Thuận, tay trống cự phách của ban nhạc The Magic Stone thời đó. Chúng tôi 10 con cọp con về trình diện BCH/TƯ để được phân đi 4 vùng chiến thuật. Lúc đó, chúng tôi rất lờ mờ về binh chủng chẳng biết Liên Đoàn nào ở đâu. Sau khi được Th/T Hòa cho biết sơ qua vị trí các Liên Đoàn, và tin LĐ5 không nhận bổ sung, chúng tôi bắt đầu bốc thăm. Dường như định mệnh đã được xằp xếp. Hầu hết anh em đều hài lòng với kết quả bốc thăm. Hai tên người Huế là Nguyễn Lễ, và Hoàng Đình Trí về LĐ1. Mấy tên người Nam như Giỏi, Danh và Bắc Kỳ “cọp ghẻ” Trần Đức Bảo quê Miền Tây về LĐ4. Mấy thằng Bắc Kỳ, Sài Gòn lọt về LĐ3. Duy hai thằng Bắc Kỳ Nguyễn Đức Vượng và tôi đi LĐ2. Nhưng bỗng Phùng Thuận muốn đổi cho tôi để nó đi LĐ2, nói:

- Mày đổi cho tao, tao thấy con số 2 đẹp quá. Hơn nữa, tao đang muốn tránh xa Sài Gòn có cái bọn “hippie choai choai”, lên Pleiku nhìn các em Thượng có khi lại hấp dẫn hơn. Tao nghe nói vùng II là nơi “xanh cỏ đỏ ngực” tao đâm khoái. Thôi mày dân Biên Hòa về LĐ3 cho gần nhà thỉnh thoảng còn chạy về bú Mẹ.

Thế là chúng tôi đổi cho nhau. Mấy tháng sau, nó gởi về cho tôi một tấm hình trông “Django” không thể tả. Nhưng không đầy năm sau, lúc đơn vị tôi đang đóng ở Nhà Bè, buổi sáng vừa mới “dù” về nhà xin Mẹ tí tiền, buổi chiều về đơn vị tạt ngang Kem Mai Hương cho đỡ nhớ, vừa dựng chiếc Honda đã nghe tiếng nó gọi:

- Ê, Hiếu, vào đây.

Nhìn vào trong tôi thấy Phùng Thuận trong bộ quân phục không thẳng nếp, tóc dài gần đến gáy, ngồi gác thẳng một chân lên một chiếc ghế, hai chiếc nạng gỗ gác lên thành bàn. tôi vội hỏi:

- Mày bị sao vậy, bao giờ?

- Gần 3 tháng rồi. Đơn vị hành quân khu vực quận Thanh An. Trung đội tao đụng gần một buôn Thượng. Đù mẹ, nó “dớt” tao bay mất cái bánh chè. Thôi đành giã từ vũ khí. Thằng Trí về LĐ1 nhưng sau nó xin lên vùng II tử trận rồi mày có biết không?

- Biết thế đếch nào được. 21 tiểu đoàn có mấy trăm thằng sĩ quan cắc ké, thì một vài thằng chết có gì mà ầm ỹ để những thằng khác biết được. Ngay cả mấy ông tiểu đoàn trưởng có “đi đoong” nhiều khi cũng chỉ trong phạm vi Liên Đoàn biết mà thôi. Tao nghe nói thằng Giỏi về 42 cũng đã bị thương nhưng không gặp đứa nào để hỏi cho chính xác. Ngay trong cùng một liên đoàn đây mà tao cũng chẳng có dịp gặp con nhà Vũ Mạnh Quân. Chỉ nghe nói nó làm ban 5 bên Tiểu Đoàn 31.

Sau gần một tiếng cà kê dê ngỗng, tôi phải tạm biệt nó để về đơn vị. Nó bắt tay tôi thật thân tình:

- Chẳng biết bao giờ gặp lại bọn mày. Cẩn thận, chúc bình an. Có gì thì theo tao chứ đừng theo thằng Trí. Bao giờ tao nghe mày lên tướng tao sẽ tìm đến chúc mừng.

Tôi cười:

- Mày chịu khó đọc báo ở trang sau. Biết đâu có ngày sẽ được tin tao trong đó? Này, tao dặn trước lần sau gặp tao trong bất cứ hoàn cảnh nào hãy hát cho tao nghe lại bài “the house of the rising sun”. Mày hát bài này hay đếch tả được. Cái mặt mày trông ngầu như con khỉ đột làm mấy con bé bán câu lạc bô trong khu sinh hoạt ở Trường Bộ Binh cứ cứng người ra khi nhìn mày hát. Thôi tao đi nghe, Thuận.

Đó là lần đầu sau khi ra đơn vị tôi gặp lại nó và cũng là lần cuối. Năm 2004, sau khi được thằng con chỉ cho cách xử dụng computer, cũng lại lần đầu vào internet, tôi vào ngay trang web của Hội Ái Hữu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Nam Cali thì thấy ngay tin nó qua đời tại Hawaii với một số hình ảnh. Thuận ơi! Trong số mười thằng mày là thằng bỏ chiến trường sớm nhất. Giờ mày là thằng thứ hai bỏ anh em để đi về “căn nhà ở hướng mặt trời mọc”.

***

Giờ xin trở lại nói về những anh em bạt mạng của TĐ 52 BĐQ

Tôi ra trường về trình diện đơn vị khi tiểu đoàn đang hành quân trong vùng Sóc Con Trăng nằm phía bắc căn cứ Tống Lê Chân khoảng 10 km sát biên giới Kampuchia. Đầu tháng 1/69, tiểu đoàn về nằm dưỡng quân ít ngày tại Hố Nai. Ngay buổi chiều đầu tiên đám sĩ quan cắc ké chúng tôi gồm Th/u Tít Sam, đại đội phó (K24 vừa thăng Th/u);Th/u Lê Trung Thành, Th/u Nguyễn Văn Hải (cả hai thuộc K25 vẫn còn là Ch/u. Tuy nhiên hầu như trong tiểu đoàn không ai đeo lon Ch/u) kéo nhau xuống Biên Hòa tắm hơi tại khu cực gần quân trấn để rũ sạch đất đỏ của vùng rừng núi Bình Long. Sau đó kéo sang Tân Hiệp Quán trên bờ sông Đồng Nai làm người vài chai bia với đầu cá hấp. Trong buổi nhậu, Tít Sam trịnh trọng yêu cầu tôi đứng lên.

- Ê Hiếu, mày có thấy ai gọi mày là chuẩn úy không? Đ.m, chuẩn úy sữa lắm khó chỉ huy.

Nói đến đây nó đứng dậy gỡ cái lon Ch/u của tôi ra và móc trong túi ra một bông mai đen rồi tiếp:

- Tao, thiếu úy Tít Sam, đại đội phó đại đội 4/52, gắn lon thiếu úy giả định cho mày. Bữa nhậu này do thằng Hải thần tài tạm ứng, và chia đều cho mọi người. Coi như đây là bữa nhậu chào đón thằng Hiếu vào gia đình 4/52.

Quán nằm trên bờ sông hiu hiu gió. Mỗi thằng làm khoảng 5 chai. Riêng thằng Thành phải làm thêm xị đế cho đủ “dose”, rồi mới chịu ra đón xe lam về Hố Nai.

Tít Sam là người đầu tiên hướng dẫn tôi về nhiều mặt mà tôi chưa biết hay không chịu học khi còn ở quân trường, từ cách xử dụng bản đồ đối chiếu với địa hình trên thực tế, cách lãnh đạo chỉ huy trung đội. Đây quả là vấn đề gay go vì anh em binh sĩ cũng toàn là dân bạt mạng. Tôi vẫn còn nhớ câu anh căn dặn tôi “Đù mẹ, đụng trân thằng nào mà chẳng sợ chết. Có đái ra quần cũng không được tỏ cho binh sĩ biết. Phải tỏ ra là mình “ngon cơm”. Mày mà “bể” lần đầu là “bể” suốt đời không bao giờ chỉ huy được nữa. Thắng thua là chuyện thường tình may rủi. Cái quan trọng là phải bình tĩnh và không tỏ ra chết nhát. Xong trận tắm rửa thay quần lót sau”.

Rất tiếc trong 5 tháng ở đại đội 4/52, tôi không có dịp ứng dụng những điều anh chỉ dẫn, tôi được điều sang Đại Đội 3/52 làm đại đội phó cho đai úy Phạm Văn Thương. Nhưng rồi trong những cuộc hành quân sang Kampuchia những năm 1970-71, tôi mới chứng kiến cái phong thái đánh giặc của anh, không ồn ào la hét,chững chạc xổng lưng xua hai trung đội tiến lên khiến Th/u Thành và Th/u Hải nhiều phen “thót dế”. Sau này, anh đổi ra vùng II. Tôi may mắn được thăng cấp đặc cách đại úy cùng với anh giữa năm 1974. Sau 30-4-75, anh trình diện tại Tri Tôn Châu Đốc. Dường như bọn Việt cộng đã có ý đồ trước, chúng đưa anh ngược ra Pleiku, và chúng đã bắn anh tại đây với tội danh rất mơ hồ “âm mưu phản động chống lại chính quyền cách mạng”.

Người kế tôi muốn nói ở đây là Th/u Nguyễn Văn Hải (Khóa 25TĐ). Đầu năm 1975, anh thăng cấp đại úy về làm đại đội trưởng ở LĐ9 BĐQ, tử trận ngày 30-4. Với Th/u Hải, tôi lại muốn nói về cái “bạt mạng vì tình” của anh. Đầu năm 1969, tiểu đoàn 52BĐQ chúng tôi tăng cường về hoạt động vùng ven đô chống pháo kích và đề phòng Việt cộng có thể mở cuộc tổng công kích vào Sài Gòn nhân dịp Tết Kỷ Dậu. Nhân đóng quân ở khu vực Cầu Gò Dưa Thủ Đức, Hải quen với Thu cô nữ sinh lớp đệ nhị trường Chân Phước Liêm, con của Cố Th/u Biệt Động Quân Dương Đình Đạm, lúc đại đội nằm trong khu An Phú Đông. Trung đội tôi nằm ngay cạnh bờ sông. Nhớ em quá nhưng đi đường bộ thì đường xa diệu vợi, đoạn đường ngắn nhất là bơi qua sông Sài Gòn khúc Hiệp Bình rộng chừng non cây số, nên Hải luôn rủ tôi đi cùng trước là có bạn sau là “gài độ”cho tôi với Lan em Thu.

Nhưng tôi không hứng thú vì cả ba mẹ con tuy có đẹp nhưng lại có đôi gò má mà các cụ bảo rằng “sát phu”. Tôi nói với Hải “Đi với mày thế này là bạt mạng lắm rồi không khéo có ngày lại thành “Biệt Động Quân vì Dân chiến đấu, vì “nước” hy sinh, vì gái bỏ mình, vì tình bỏ mạng”. Hải không biết bơi, còn tôi thì cũng chỉ bơi được hơn trăm thước là muốn ngất ngư con tàu đi. Vậy mà nó dám giao sinh mạng cho hạ sĩ Hồng, dân Miền Tây lội như rái cá. Bằng cách thổi phồng chiếc phao rồi Hải nẳm trên đó với đống quần áo, còn tôi bám theo bên hông phao băng qua sông với cái đầu máy kéo là H/s Hồng. Sau đó, Hồng lại la cà quanh mấy cái quán đợi chúng tôi về. Cứ như thế tiếp diễn, ít là một lần mỗi tuần, và thế là chúng nó yêu nhau. Cuối năm 71, khi Hải về Trung Tâm Dục Mỹ là chúng nó lấy nhau.

Hải tử trận ngày 30-4-75, chẳng phải vì cái lưỡng quyền cao của vợ, mà vì trang bị thiéu thốn mà phải đối đầu với đối phương đông gấp nhiều lần trang bị vũ khí tận răng, và vì đất nước đã bị đẩy vào tử lộ… Câu chuyện của những chàng trai “bạt mạng” xin được tiếp tục vào số báo sau. Cũng xin đề nghị quý anh viết thêm về những con người bạt mạng, một đề tài vô cùng phong phú để quý anh chù nhiệm, chủ bút thấy hấp dẫn sẽ lập riêng một trang “BIỆT ĐỘNG QUÂN - NHỮNG CHÀNG TRAI BẠT MẠNG” để chúng ta có đất kể lại những giai thoại hào hùng của một thời “GIẦY SÔ ÁO TRẬN”…

(TIẾP THEO KỲ TRƯỚC)

Nói về bạn bè “bạt mạng” mà không nói đến các đàn anh, các “thẩm quyền” thì quả là thiếu sót,vì không có đàn anh “bạt mạng” thì làm gì có đám đàn em tung hoành ngang dọc cả trên chiến trường lẫn “du hí trường”. TĐ 52 đã sản xuất ra rất nhiều nhân vật tên tuổi lẫy lừng như một thiếu tá Nguyễn Hiệp dọc ngang nào biết trên đầu có ai, như trung tá Hồng Khắc Trân mà chúng tôi quen gọi là “Hồng giáo chủ”, vừa đánh giặc giỏi lại vừa “đẹp giai bay bướm”, như thiếu tá “độc cô cầu bại” Đào Văn Năng gan lỳ trong chiến trận, nhưng cũng “bất bại” trong bàn rượu, như trung tá Lê Quý Dậu cứ mỗi lần chạm địch là đã thấy có mặt ông ở tuyến đầu với cây M79 trên tay, khiến anh em dù có “lạnh cẳng” cũng chẳng dám lui. Nhưng người mà tôi muốn đề cập đến ở đây là thiếu tá HCH. Sở dĩ như vậy là vì tôi thưòng có dịp đi hành quân chung với ông nhiều hơn khi ông còn là trưởng ban 3 tiểu đoàn, cũng như khi làm tiểu đoàn phó. Sau này ông ra vùng 2 làm tiểu đoàn trưởng 95, và bị bắt làm tù binh trên Liên Tỉnh lộ 7 khi triệt thoái. Chúng giam ông 2 năm rồi thả về, không đủ điều kiện đi định cư tại Hoa Kỳ. Ông đành “gặm một nỗi căm hờn trong cũi sắt”.Một QuÂn Nhân BĐQ

Đ/u H. tốt nghiệp khóa 15 Thủ Đức. Ông từ Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân về tiểu đoàn 52 khoảng cuối năm 1970 đảm nhiệm chức vụ trưởng ban 3. Sau đ ó, ông làm tiểu đoàn phó. Có thể nói ông là một sĩ quan giỏi, và quá xuất sắc trong các nhiệm vụ này. Ông được đặc cách thiếu tá trong trận An Lộc năm 72. Tôi còn nhớ những ngày đầu của trận chiến An Lộc đại đội nào chạm nặng là luôn có ông ở bên cạnh. Như ngày 10-4-72, khi ĐĐ3 bị Việt cộng đánh văng khỏi Đồi Gió lúc nửa đêm thì tờ mờ sáng ông đã cùng hai đệ tử có mặt tại đồi 169, cái yên ngựa do đại đội tôi trấn giữ nối liền với Đồi Gió. Tại đây, ông ra lênh cho trung úy Nguyễn Ngọc Tỉnh, đại đội trưởng đại đội 3/52; và tôi phải lấy lại Đồi Gió bằng mọi giá để an ninh bãi đáp ở hướng đông nam cho Liên Đoàn 81 biệt Cách Nhẩy Dù, và Lữ Đoàn 2 dù vào tăng viên. Hay như trong ngày 11/4/72, khi đại đội tôi phải đánh vào trường Quốc Quang bốn tầng lầu mà Việt cộng đang chốt tại đó, ông lại cũng có mặt với chúng tôi từ tờ mờ sáng.

Lúc ông và tôi rời vị trí từ những ngôi nhà đổ nát của LĐ73 Quân Y để sang ty Phát Triển Sắc Tộc đối diện bên kia đường thì bỗng có hai Cảnh Sát Viên xin băng qua khu vực đang giao tranh đễ tìm vợ con. Thấy quá nguy hiểm hơn nữa vì địch đang pháo vào thành phố, nên chúng tôi không cho và chỉ cho họ vào trú ẩn nơi cái hầm tạm trú mà chúng tôi vừa rời khỏi vài phút trước đó. Rủi thay, khi hai người cảnh sát vừa chạy đến cửa hầm thì một trái 130 ly rớt ngay hầm, chỉ cách chúng tôi vài chục mét, trái đạn đã xé thân xác hai người này thành hàng trăm mảnh. Hú hồn vì chúng tôi đã thoát chết trong gang tấc. Nhưng chúng tôi vẫn ân hận vì đã không ngăn chận họ lại để họ bị trúng pháo chết. Buổi chiều hôm đó, sau một ngày quần thảo với chúng từ bức tường này sang bức tường khác, cuối cùng chúng tôi đã diệt được các chốt chung quanh. Khi chúng tôi cùng phóng viên quân đội Tăng Thành Châu vào được bên trong ngôi trường thì một khung cảnh khủng khiếp đập vào mắt. Hơn trăm xác thường dân, một vài người lính SĐ5BB, và vài anh em thuộc Tiểu Đoàn 31BĐQ đã chết nằm ngổn ngang trên bốn tầng lầu, trong đợt chiến xa VC tấn công lần thứ nhất vào đêm mùng 9 rạng sáng ngày 10/4/72.

Sau trận An Lộc, tiểu đoàn chỉ còn mình tôi là đại đội trưởng vì chưa bổ sung kịp. Ba đại đội trưởng khác đã bị chết, và bị thương. Vừa rời khỏi Bình Long ngày 5-7-72, thì ngày 7-7-72 chúng tôi đã phải quần thảo với trung đoàn 33 chủ lực miền của VC. Chúng đã chiếm hai xã Bình Ba, và Bình Giả thuộc quận Đức Thạnh, tỉnh Phước Tuy. ĐĐ1, và ĐĐ4 sát nhập quân số chỉ khoảng 70 người do tôi chỉ huy. Ngày đầu tiên cuộc tấn công của chúng tôi phải ngưng lại ngoài ý muốn. Khi một pháo đội 105 của trung đoàn 52/ SĐ18 được yêu cầu bắn tiêu diệt mục tiêu thì đạn cuả hai khẩu đội bị tản rơi ngay trên đầu đại đội tôi và bộ chỉ huy tiểu đoàn khiến Chuẩn úy Quý sĩ quan truyền tin tiểu đoàn, và hai binh sĩ tử trận. Chúng tôi bèn thay đổi cách đánh. Nửa đêm chúng tôi yêu cầu pháo binh tác xạ vào các điểm tiên liệu, sau đó áp dụng cách đánh đêm của 81 BCD mà chúng tôi đã học đươc sau gần 3 tháng nằm cạnh đơn vị này tại mặt trận An Lộc. Từng tổ 3 người trang bị thật gọn nhẹ đột nhập vào bìa làng. Sau khi toàn đại đội đột nhập an toàn, chúng tôi tiếp tục căng hàng ngang tiến chiếm từng ngôi nhà. Đến giữa xã thì chạm địch khoảng cấp trung đội, nhưng sau nửa giờ giao tranh bọn chúng “chém vè”. Đến gần sáng chúng tôi hoàn toàn làm chủ xã Bình Ba. Sáng ra, chúng tôi bung rộng ra phía ngoài bìa rừng cao su, và sân bay của đồn điền thì phát hiện ra chẳng phải chúng tôi tài giỏi gì mà một phần vì may mắn khi hỏa lực pháo binh bắn vào các điểm tiên liệu đa số trúng nơi địch tập trung khiến chúng bị tổn thất nặng phải rút lui. Máu tươi, và bông băng còn vương vãi đầy chiến địa. Chúng rút lui, một phần vì có thể chúng đã phát hiện ra đây là “tiểu đoàn 52 quân Biệt Động ‘Ngụy’ Sài Gòn”, tiểu đoàn mà chúng đã nhiều phen mang đầu máu khi thử lửa trong mật khu Hắc Dịch, Mây Tào, và đặc biệt là trận phản phục kích ở cua Kim Hải. Từ đó, chúng “kỵ rơ” nên luôn né tránh.

Hai ngày sau lại cấp tốc lên đường trở về giải tỏa QLI khúc Hưng Lộc, Dầu Giây, và đoạn sân bay Trảng Bom. Lần này lại gặp thằng trung đoàn 274 chủ lực miền của vùng Cây Gáo, La Ngà, Định Quán. Lúc này, Th/tá H. lại càng “bạt mạng” hơn. Lần nào cũng vậy vừa nổ súng chạm địch là ông thúc tôi cho đại đội xung phong. Đôi khi tôi còn đang chần chừ hỏi ông ai bảo vệ hông cho tôi thì luôn được câu trả lời “Tao! ĐM. thiếu tá đíu sợ chết, mà sao mày trung úy mà lạnh cẳng quá vậy. Lên! …Lên! …Lên! Mày nằm đây lãnh pháo hả? Lên!… Lên!” Thế là cả đại đội tràn lên. Tiếng còi tu huýt, tiếng hô xung phong xen lẫn tiếng súng khiến bọn Việt cộng “quýu giò” bung nóc hầm bỏ chạy và bị đốn ngã ngay lập tức. Sau khi nhổ các chốt xong, ông lại vừa nói vừa cười ngất “Đù m… mày, thấy thiếu tá đánh giặc chưa? Không liều mạng thì làm sao đi Biệt Động Quân! Tao nói có đúng không? Nằm đó là lãnh pháo chết ngắc rồi nghe em. Chúng kiềng chốt kích pháo mà. Nếu chúng vận động chiến nữa thì mình cũng a lê sẵn trớn cho lính “tapi” luôn. Đù mẹ, đánh xả láng sáng về sớm… hà… hà…” Tiếng cười anh nghe thật sảng khoái.

Anh H. ơi,

Tôi viết những dòng này để nhớ về anh. Có lẽ giờ này anh đang phụ vợ với cái xạp bán cơm trong một con hẻm nhỏ, bưng từng dĩa cơm tấm từng ly cà phê cho khách. Không biết anh có còn có thòi giờ để nhớ đến những ngày tháng oanh liệt không quên đó hay không? Nhưng tôi biết cái “tình tự của dân 52” vẫn còn chảy trong huyết mạch anh. Chả thế mà khi tôi báo cho anh biết TPB Nguyễn Văn Báu cụt hai giò thuộc đại đội tôi đang ở quận Bình Tân, thì anh chị đã cố thu xếp thời giờ để đi thăm nó và cho nó tí tiền. Ngày nó tự thiêu chết anh chị cũng đã đến thắp cho nó nén nhang tiễn nó đến nơi an nghỉ cuối cùng, hành động hiếm thấy ở một cấp chỉ huy sau ngày gẫy súng. Giờ giá có anh bên đây thì những ngày đại hội binh chủng anh em mình được gặp lại nhau, có dịp cùng nhau ôn lại chuyện “xung phong” của những ngày tháng xa xưa cũ thì tuyệt biết mấy. Nhưng giờ những kỷ niệm n ày thì quá xa rồi, có chăng chỉ còn trong ký ức mà thôi.

Thưa quý anh chị

Tôi phải dành phần sau cùng để nói về những người bạt mạng ngoại hạng, những người bước chân vào lính khi tuổi đời có khi chưa tròn “đôi chín”, những người chỉ biết “thi hành trước mà không cần khiếu nại sau”, bởi vì nếu không có những thằng em “bạt mạng” thì các đàn anh, các cấp chỉ huy lấy ai để thi thố cái “bạt mạng” của mình.

Đầu tiên tôi phải kể đến Binh nhì Nguyễn Việt Hưng. Anh là một trong nhóm lãnh đạo tổng hội sinh viên những năm 65-66, bị bắt đưa vào Quang Trung rồi về phục vụ tại SĐ5BB và không cho phép có mặt tại Sài gòn. Rồi chẳng hiểu vì sao anh lén “dù” về thăm gia đình tại Sài Gòn ít ngày cho đỡ nhớ. Anh bị bắt và đưa đi làm lao công đào binh“LCĐB” tại LĐ3 BĐQ. Sau 6 tháng được phục hồi và về phục vụ tại ĐĐ3/52 BĐQ, Hưng được phân bổ về trung đội 2 do tôi chỉ huy. Một việc đáng ngạc nhiên là hai tháng sau thì Hưng được gọi về trình diện Bộ Chỉ Huy. Ít ngày sau, Hưng ghé thăm tôi tại Giồng Ông Tố bằng công xa mang biển số NG… trong trang phục của một công chức cao cấp. Nhưng rồi khoảng 3 tháng sau lại thấy Hưng balô về trình diện đơn vị. Lạ một điều là Hưng luôn giữ tác phong của một người “lính trí thức”, nhưng cũng luôn tỏ ra vui vẻ hòa đồng với các anh em khác. Có lần tôi bảo Hưng làm đơn theo học khóa sĩ quan nhưng Hưng chỉ nói “khả năng của tôi chỉ đủ để làm trung sĩ. Khi nào có khóa Hạ Sĩ Quan, thiếu úy cho biết để tôi làm đơn.”

Những ngày đầu vượt biên đánh sang Kampuchia, Hưng tuy chỉ là Binh Nhất tổ trưởng tổ khinh binh nhưng tỏ ra có khả năng chỉ huy rất xuất sắc, và chiến đấu rất can trường dũng mãnh. Hưng bị thương tại Chipu, sau đó giải ngũ. Sau này khi đi tù về, tôi được biết Hưng là một trong những nhân vật chủ chốt của vụ “Nhà Thờ Vinh Sơn” và nghe nói đã bị Việt cộng bắt và xử tử. Anh là một binh nhì trí thức, can trường bạt mạng đáng để cho tôi kính phục, hãnh diện đươc là cấp chỉ huy của anh. Nhớ lại câu nói đầu tiên của tôi với Hưng khi anh về trình diện đơn vị “Hưng à! Ở đây tao là trung đội trưởng của mày, nhưng ở ngoài đời thì mày là thày tao”. Quả thực anh đã dám làm một việc ghi vào lịch sử mà tôi không đủ can đảm và bản lãnh để làm.

Người kế tiếp tôi muốn nói là Hạ sĩ Giáp, anh thuộc trung đội 1 của Chuẩn úy Thập Lở. Ngày 8-6-72 tại mặt trận An Lộc, khi đại đội phản công tiến chiếm lại trường Quốc Quang, trung đội 1 vừa lọt vào trong trường thì từ bên ngoài nơi một căn nhà đổ nát với những tấm tôn cháy nằm ngổn ngang, một tên Vc chui lên từ bên dưới một tấm tôn dùng B40 bắn vào trung đội 1 từ phía sau lưng. Rất may quả đạn đi chệch mục tiêu. Đứng trên lầu 2 của căn nhà đối diện bên đường, tôi mục kích rất rõ cảnh tượng trên, liền yêu cầu Ch/u Thập Lở cho tôi gặp trực tiếp Giáp và lệnh cho anh tiêu diệt ổ kháng cự này. Sau khi hướng dẫn cách làm và chỉ dẫn cho Giáp nhận diện chính xác mục tiêu, Giáp rút chốt hai trái lựu đạn và bung cả chốt an toàn phụ rồi bò về phía mục tiêu, đến đúng ngay tấm tôn đã được chỉ dẫn. Giáp dùng mấy ngón tay ngếch tấm tôn lên liệng hai trái lựu đạn xuống rồi dùng hai tay đè chặt không cho chúng quăng ngược trở lên. Sau vài giây anh lăn sang một bên, hai tiếng nổ nối tiếp nhau làm gạch đá bay tung tóe. Một mảnh tôn đã chém vào ngay cánh tay anh khá sâu nhưng rất may chưa chạm vào xương. Kết quả 5 tên VC trong hầm tan xác. Đêm hôm đó, trung đội 1, đã nằm chận ngay trên tuyến xâm nhập của chúng băng qua Đại Lộ Hoàng Hôn (đại lộ Trần Hưng Đạo)vào Ty Chiêu Hồi, khiến bọn nằm bên trong mất đường tiếp vận phải rút lui về phía bắc con đường. Ngày hôm sau, chúng tôi đã lấy lại được xác của Trung Úy Lê Văn Hiếu khóa 25 SQTBTĐ, đại đội trưởng đại đội 1/52 BĐQ, tử trận ngay trên giao thông hào của địch 19 ngày trước đó. Viết đến đây tôi xin phép đốt một nén nhang tưởng nhớ đến hai người đại đội trưởng dũng cảm, người bạn chiến đấu kiêu hùng của tôi đó là Tr/u Lê Văn Hiếu, và Tr/u Nguyễn Ngọc Tỉnh, đại đội trưởng các đại đội 2, và 3/52, cùng hy sinh tại chiến trường An Lộc mùa hè 72.

Người thứ ba tôi muốn nói ở đây là Hạ sĩ On thuộc trung đội 3 của Thượng Sĩ Lữ. Vào những ngày đầu tháng 5/72, tình hình mặt trận An Lộc rất căng thẳng. Bọn Việt cộng đã bao vây kín dồn chúng tôi vào thế tử thủ. Mọi tiếp tế đều thả dù từ trên cao mà địch và ta lại trong thế cài răng lược nên hầu như một nửa đạn dược và thực phẩm đã bay sang phía địch. Hơn nữa, không có đơn vị nào phụ trách phân phối nên bành dù nào rớt vào đơn vị nào thì đơn vị đó giữ, hoặc tìm cách tự trao đổi với đơn vị bên cạnh. Điều này gây ra nhiều cảnh cười ra nước mắt. Tuyến Tiểu Đoàn 5 Dù nhận mấy bành gạo sấy. Còn tuyến đại đội tôi và đại đội 3/81 BCD nhận nguyên hai bành lựu đạn, và đạn cối 60, và một bành hộp thịt ba lát. Chúng tôi phải tìm cách trao đổi với anh em Dù nhưng rất là khó khăn vì địch pháo liên tu bất tận, hơn nữa cứ ló mặt ra khỏi nhà để băng qua đường là bị chúng bắn liền. Vậy mà On luôn tình nguyện đi cùng Trung sĩ I Thóc, thường vụ đại đội, di lượm dù, hay đi trao đổi tiếp liệu với các đơn vị bạn.

Điều tôi muốn nói đến cái “bạt mạng” của On là vào một đêm tối như mực khi anh đang trong ca gác đôi cùng một đồng đội khác thì Việt cộng bò vào. On đã phát hiện tiếng động khi còn cách vải mét, nhưng anh đã ra dấu cho người bạn sẵn sàng trên tay mỗi người hai trái lựu đạn. Đợi cho bọn Việt cộng bò vào sát chân tường ngay dưới lỗ châu mai, cả hai đồng loạt buông những trái lựu đạn ra bên ngoài rồi lại tiếp tục buông thêm gần chục trái nữa. Bọn Việt cộng leo qua tường cũng không được chạy ra cũng không xong nên đành “Sinh Bắc tử An Lộc”. Vài phút sau, On cầm một cây AK47 còn dính bê bết thịt và máu chạy đến nói với tôi: “Thiếu úy! Tụi nó chết ngay trước hầm. Tôi thò tay ra quơ được cây súng này. Đ.M, nó bò ngay vào hầm tôi rồi mà còn cãi nhau không đứa nào dám nhào vô trước. Tôi cho tụi nó cùng đi chung chuyến tàu suốt cho khỏi cãi nhau.” Nói xong, nó đặt cây súng xuống rồi chạy vội trở về vị trí. Sáng hôm sau,7 tên xác nát be bét nằm sát chân tường. Chúng tôi đã phải cho bò ra cột giây kéo vào phía sau phòng tuyến để chon, nếu không vài ngày nữa hôi thối chịu không nổi. Vậy mà bọn Việt cộng nằm gần đó thấy chúng tôi bò ra nên nhả đạn tới tấp làm một binh sĩ bị thương nặng. Công việc chôn cất chúng vì thế đến chiều mới xong.

Nói về những người lính “bạt mạng” mà không nói đến thi hành lệnh một cách “bạt mang” của Hạ Sĩ Chín, người tài xế của tôi, thì quả thực rất là thiếu sót.

Chiều ngày 5-4-72, Đại úy Nguyễn Thế Kỳ, trưởng ban 3 tiểu đoàn, và tôi xin phép Thiếu Tá Lê Quý Dậu, tiểu đoàn trưởng, để về thăm gia đình. Sáng sớm hôm sau chúng tôi về đơn vị để nhẩy vào Bình Long. Khi vừa qua khỏi ngã ba Gò Dầu, Tây Ninh chừng hơn 2km thì bị Việt cộng đắp mô giữa đường nơi có chừng gần chục nóc nhà nằm dọc theo QLI. Ngừng xe giữa đường chúng tôi lúng túng không biết xoay sở ra sao,vì nếu đợi Chi Khu Hiếu Thiện gởi quân đến giải tỏa thì e tới trưa mới xong như vậy thì làm sao vào Bình Long cùng với đơn vị. Đại úy Kỳ hỏi tôi:

- Ê Hiếu! Toa tính sao?

- Nếu mình quay ngược về Gò Dầu nằm đợi thì e không ổn. Tôi tính tôi và đại úy đi dọc theo đằng sau các ngôi nhà. Giờ này trời cũng tờ mờ sáng rồi chắc chúng không dám ở lại đâu. Đoạn này chỉ non 200 mét khi qua tới bên kia. Lúc đó, mình ra dấu cho thằng Chín lái xe vượt qua luôn. Nếu đại úy không muốn thì tôi đưa ông về Gò Dầu rồi đi một mình, vì tôi không thể để đơn vị vào Bình long mà không có mình.

Sau vài phút do dự ông nói:

- Moa đi với toa.

Tôi quay sang “Chín tài xế”:

- Ê Chín! Tao với Đại úy đi qua bên kia trước. Khi nào mày thấy tao dùng hộp quẹt quẹt 3 cái thì mày lái xe phóng nhanh qua. Mày dám không?

- Ông thầy chịu chơi thì tôi cũng chơi luôn có gì mà sợ.

Khoác chiếc áo giáp và xách cây M16 cùng thêm 2 băng đạn, tôi lên đạn và mở khóa an toàn. Đại úy Kỳ cũng lên đạn cây colt 45 và đi sau tôi chừng 3 mét. Chúng tôi quan sát nghe ngóng, và nhanh nhẹn băng qua từng ngôi nhà nhưng không thấy bất cứ một động tĩnh nào. Sau hơn 20 phút, tôi đứng ở đầu bên đây ra hiệu cho “Chín tài xế”.

Chiếc xe nổ máy rồi phóng hết tốc lực vượt qua. Thuận tay Chín còn giựt luôn lá cờ CS miền nam cắm giữa đường. Xe thắng gấp ngừng lại. Đại úy Kỳ nhẩy vội lên ghế trước còn tôi phóng vội lên băng sau. Xe vọt nhanh. Chạy được một quãng xa, tôi mới phá lên cười:

- Đù m, Thế mà cũng bày đặt đắp mô. Té ra chỉ là mấy cành mít được xếp ngang qua đường.

Thuở đó còn “hăng tiết vịt” không biết sợ, giờ nghĩ lại tôi thấy mình cũng hơi ngu xuẩn. Còn “Chín tài xế”, thì sau 30-4-75, lên Túc Trưng khai phá được mấy mẫu đất nằm xâu gần chục cây số trong rừng. Cuộc sống quá đỗi vất vả. Anh thường ghé thăm tôi mỗi khi có dịp đi ngang. Giờ nghe Thập Lở nói anh có đứa con lai đang ở Mỹ nên cuộc sống đã khá lên nhiều. Cũng mừng cho anh, người tài xế, mà đối với tôi tình thân như thủ túc.

Thưa quý anh chị!

Còn tôi thì chẳng có gì đáng nói ngoài việc cùng với anh em thuộc cấp thi hành các lệnh “bạt mạng” của các thẩm quyền mà không bao giờ khiếu nại.

Để chấm dứt bài này cũng xin được kính mời quý anh, và tôi lại cùng nhau “bạt mạng” làm một cuộc hành quân về Hoa Thịnh Đốn vào tháng 7 năm nay (2011), trước là để cùng nhau hội ngộ sau là ủng hộ tinh thần “liều mạng” của cọp nhí Lê Văn Phúc đã can đảm đứng ra kêu gọi thành lập Hội BĐQ/DC và vùng phụ cận, đồng thời nhận trọng trách tổ chức Đại Hội BĐQ 2011.

Hẹn gặp quý anh tại điểm tập trung.

New Mexico 01-12-2010

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso31.htm

Biên Hùng chuyển


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm