Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc"
Hoang mang, lúng túng trước sự tan rã nhanh chóng của khối
cộng sản ở châu Âu, lo sợ khả năng mất kiểm soát và độc quyền lãnh đạo,
vào đầu tháng 9 năm 1990, lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) do
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh dẫn đầu đã xúc tiến cuộc gặp gỡ với lãnh đạo
Trung Nam Hải tại Thành Đô, để bình thường hoá quan hệ sau cuộc chiến
tranh biên giới năm 1979.
Những thoả thuận của cuộc hội nghị này là nền móng cho mọi mối quan
hệ hợp tác giữa CHXHCN Việt Nam và Trung Quốc. Mối quan hệ hết sức bất
bình đẳng, thể hiện chính sách hèn mạt, nhu nhược của nhà cầm quyền Việt
Nam.
Trên đất liền, được ưu đãi đặc biệt, Trung Quốc thực hiện cuộc xâm
thực khống chế Việt Nam, không mất một viên đạn nào. Ngoài biển, Trung
Quốc băt đầu từ việc xua đuổi bắt giữ ngư dân, cấm bắt cá, đến cắt cáp
tàu của Việt Nam và cuối cùng là đưa giàn khoan vào khu đặc quyền kinh
tế của Việt Nam.
Hiện đang phổ biến lá thư ngỏ của ông Lê Văn Mật, Thiếu tướng, cựu
phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 2 và Tư lệnh Mặt trận 1979-1984
(Hà Giang), nêu thắc mắc và kiến nghị Đảng Cộng sản Việt Nam công khai
nội dung thoả thuận của Hội nghị thành Đô ngày 3-4 tháng 9 năm 1990.
Lấy nguồn từ báo chí Trung Quốc, bức thư có đoạn viết:
"Chúng tôi cho rằng nguyên nhân sâu xa là ở Thỏa hiệp Thành Đô
ngày 4/9/1990 của một số vị lãnh đạo. Chúng tôi chưa rõ thực hư thế nào
mà chỉ biết sau này những hiện tượng tiêu cực xảy ra đã thể hiện nội
dung của bản Thỏa hiệp đó.
"Xin trích một đoạn Thỏa hiệp Thành Đô: “Vì sự tồn tại của sự
nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam
đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía
Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời
vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày
tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền
Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng,
Quảng Tây….
"Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và
cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam
giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình
các dân tộc Trung Quốc". [1]
Ông Nguyễn Trung, một chuyên viên nghiên cứu, cựu đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, viết: [3]
"Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc sau Hội nghị Thành Đô cũng đã trở
thành một mối quan hệ vượt mức bình thường với những mỹ từ kèm theo như
“tình hữu nghị giữa hai nước xã hội chủ nghĩa anh em”, rồi lại còn “16
chữ vàng”… Những yếu tố bất bình thường này cũng đang là những nhân tố
lấn át và có nguy cơ làm cho những nguyên tắc bình thường giữa hai quốc
gia trở thành thứ yếu và phần thua thiệt tất nhiên bao giờ cũng thuộc về
“đàn em” mà điều xấu nhất nếu xảy ra rất có thể sẽ là “Hoa quân nhập
Việt”.
Vì vậy, với một sự kiện sẽ đi vào lịch sử dân tộc như Hội nghị
Thành Đô, thay vì nói đó là Hội nghị bình thường hóa quan hệ Việt –
Trung như cách nói từ trước đến nay thì phải nói rằng đó là sự kiện mở
ra một sự bất bình thường trong quan hệ giữa hai nước thì đúng hơn".
Vào cùng thời gian với thiếu tướng Lê Duy Mật, có một lá thư khác
của cựu đại tá an ninh Nguyễn Đăng Quang, được đăng trên Blog Nguyễn
Tường Thụy. [2]
Đưa ra một số hiện tượng xâm thực mềm nguy hiểm, đẩy nền kinh tế
Việt Nam vào sự phụ thuộc Bắc Kinh nghiêm trọng, như cho thuê hàng trăm
ngàn rừng đầu nguồn 50 năm, khai thác bauxite Tây Nguyên, hơn 90% các dự
án EPC lọt vào tay thầu Trung Quốc, v.v..., bức thư nhấn mạnh:
"Xung quanh Hội nghị thượng đỉnh và các thỏa thuận mà Việt Nam
đã ký với Trung Quốc ở Thành Đô có nhiều phân tích, đánh giá, nhận
định, thông tin trái chiều, thậm chí cả những đồn thổi nguy hiểm, bất
lợi về mặt dư luận... làm người dân hoang mang, bán tín bán nghi, không
biết đâu là hư, đâu là thực! Mọi hiện tượng trên sẽ chấm dứt một khi
Đảng và Nhà nước báo cáo cho toàn dân biết sự thật về mối quan hệ
Việt-Trung, đặc biệt là các thỏa thuận mà lãnh đạo ta đã ký với Trung
Quốc ở Thành Đô".
Cho rằng, "Việt Nam gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc"
như là một khu vực tự trị giống như Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây...
theo tôi chỉ là tin đồn đoán, nếu có trích từ nguồn báo chí Trung Quốc
thì cũng là những ngôn ngữ điêu ngoa, phóng đại.
Trung Quốc thực tâm muốn biến Việt Nam thành một nước chư hầu, hoàn
toàn lệ thuộc về kinh tế và cả chính trị, chứ không thể nào biến Việt
Nam thành một Tây Tạng hay Nội Mông được.
Cho dù triều đại cộng sản có bán nước cầu vinh, thì tinh thần chống
ngoại xâm phương Bắc từ ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam, vẫn nung
nấu. Họ sẽ dễ dàng thao túng, điều khiển hơn khi có một tập đoàn thái
thú ngoan ngoãn. Trung Quốc chẳng dại dột đối diện với sự chống đối
quyết liệt nếu biến mình thành kẻ cai trị trực tiếp. Lịch sử hai nước đã
chứng minh điều này. Qua một ngàn năm Bắc thuộc, Trung Quốc đã không
đồng hoá nổi dân tộc Việt và cuộc chiến đánh bại quân Nam Hán trong trận
Bạch Đằng nổi tiếng của Ngô Quyền, chính thức kết thúc ách đô hộ hơn
một thiên niên kỉ, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam.
Song song, dù ĐCSVN áp dụng chính sách phò Trung Quốc để duy trì
độc quyền cai trị, nhưng trong giới lãnh đạo không phải không có mâu
thuẫn, chia rẽ. Vẫn tồn tại xu hướng hợp tác với Mỹ, Nhật Bản và các
nước khác trong khu vực để kiềm chế Trung Quốc, cho dù ảnh hưởng của phe
thân Trung Quốc đang mạnh hơn nhiều.
Mang giàn khoan HD 981 vào vùng kinh tế Việt Nam là một bước đi
quan trọng của Trung Quốc trong việc thăm dò phản ứng của Việt Nam và
quốc tế, nhưng cuối cùng Bắc Kinh đã cho rút sớm hơn dự định một tháng,
là do trong lúc này chưa thể vì một giàn khoan mà có thể mất đứt cả nước
CHXHCN Việt Nam.
Không thể bỗng dưng đánh mất một tập đoàn lãnh đạo dường như đang
ngả hẳn về Trung Quốc. Không thể có đuợc ở bất cứ nơi nào những gì đang
nắm trong tay như trên lãnh thổ Việt Nam. Không thể đánh mất một thị
trường 100 triệu dân dễ dãi và thực dụng để tống khứ hàng hoá độc hại.
"Dục tất bất đạt", Trung Nam Hải không thể vì mộng bành trướng mà
quá vội vã. Họ cần có thêm thời gian. Trước mắt vẫn tiếp tục tiến hành
mạnh mẽ cuộc xâm thực trên đất liền. Việc Nguyễn Tấn Dũng đồng ý để
Trung Quốc tiếp tục xây dựng sân bay quốc tế Quảng Ninh hay thi công
đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, chưa nói tới khu Formosa năm ở Hà
Tĩnh cho thuê 70 năm, chứng tỏ chính sách xâm lược mềm và khuynh loát
Việt Nam bằng kinh tế rất hiệu quả.
Thiết nghĩ chẳng bao giờ ĐCSVN bạch hoá nội dung Hội nghị Thành Đô,
bởi vì chế độ cộng sản luôn đồng nghĩa với dối trá, bưng bít thông tin.
Nhưng, dù có bạch hoá hay không cũng chẳng mấy quan trọng. Quan sát
những gì mà họ làm với Trung Quốc và thẳng tay đàn áp mọi tư tuởng yêu
nước chống Trung Quốc trong hơn hai thập niên qua, ta đã đủ hiểu được
thực chất của những thoả thuận như thế nào.
Không đến nỗi trở thành Tây Tạng, Nội Mông, nhưng Việt Nam đang và
sẽ trở thành một cứ điểm quan trọng trong chính sách bành trướng của
Trung Quốc. ĐCSVN thực sự nối giáo cho giặc, đã và đang dẫm đạp lên lợi
ích lâu dài và chủ quyền của dân tộc.
© Lê Diễn Đức
--------------------------------------------------------------------------------