Tham Khảo
Bốn khó khăn về mặt tâm lý - xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lăng
Đây là cuộc chiến khó khăn, phức tạp hơn nhiều so với cuộc kháng chiến chông Pháp (1946 – 1954) và “Chống Mỹ cứu nước” (1955 – 1975). Khó khăn về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao… xin dành cho các nhà chuyên môn. Tôi chỉ nói mấy khó khăn về khía cạnh tâm lý - xã hội.
Mưu đồ xâm lăng, thống trị Việt Nam đã được Trung Cộng tính toán từ lâu,
thực thi từng bước, mà bất cứ ai là người dân Việt có chút lương tri,
trách nhiệm với đất nước đều thấy rõ. Một số vụ việc cụ thể, tiêu biểu
là: Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa 1974; chiếm đoạt một số cứ điểm quan
trọng sau chiến tranh biên giới phía Bắc 1979; đánh chiếm đảo Gạc Ma
trong quần đảo Trường Sa 1988; lấn chiếm khoảng 1500 km2 trong quá trình
xác định, ký kết Hiệp định biên giới Việt – Trung (1999) và gần đây là
hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh
tế của Việt Nam, kèm theo đó là những hành động xâm lăng tàn bạo, thái
độ trâng tráo, bất chấp tất cả, đúng nghĩa một kẻ xâm lược trắng trợn,
đòi độc chiếm Biển Đông…
Thực tế là “ta càng nhân nhượng, giặc càng lấn tới, vì chúng quyết cướp nước ta”, khuất phục dân ta, bắt dân ta phải sống dưới sự cai trị của chúng. Ách cai trị của Trung Cộng không phải để “khai hóa văn minh” như các nước tư bản phương Tây, mà là sẽ phát động những cuộc “cách mạng văn hóa” để tiêu diệt hàng chục triệu người làm Trung Cộng “ngứa mắt” (?); là thực hiện mưu đồ diệt chủng như Pôn Pốt đã làm ở Campuchia; là tiến hành quá trình Hán hóa như ở Tây Tạng, Tân Cương; là sẵn sàng cho xe tăng nghiền nát nhiều ngàn người trong một đêm, tại cuộc biểu tình mồng 4 tháng 6 năm 1989 ở quảng trường Thiên An Môn… Đó là viễn cảnh của Việt Nam dưới ách cai trị của Trung Cộng.
Trước thực tế này, Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng cầm quyền duy nhất phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc trong cuộc chiến chống xâm lăng của Trung Cộng. Đây là cuộc chiến khó khăn, phức tạp hơn nhiều so với cuộc kháng chiến chông Pháp (1946 – 1954) và “Chống Mỹ cứu nước” (1955 – 1975). Khó khăn về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao… xin dành cho các nhà chuyên môn. Tôi chỉ nói mấy khó khăn về khía cạnh tâm lý - xã hội.
1. Nhân dân Trung Hoa không thể như nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ, thấy được tính phi lý của giới cầm quyền và tính chính nghĩa của Việt Nam. Do sống trong chế độ cộng sản toàn trị, tàn bạo hàng nửa thế kỷ, với cơ chế tuyên tuyền áp đặt một chiều, bưng bít thông tin, khủng bố những người khác ý kiến với Đảng Cộng sản, người dân Trung Hoa bị thuần hóa để chỉ “nghĩ, nói, làm theo Đảng”, lại bị nhồi sọ tư tưởng dân tộc cực đoan đại Hán, nên hiếm người biết sự thật và dám lên tiếng phê phán chính quyền, ủng hộ chính nghĩa của Việt Nam. Ngay cuộc chiến tranh xâm lược biên giới 1979 mà đến nay người dân Trung Hoa vẫn tin đó là “cuộc chiến tự vệ”, “Đi dạy cho bọn khiêu khích Việt Nam một bài học” (!?). Trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lăng hôm nay chẳng hy vọng có những Henri Martin, Raymondienne và phong trào nhân dân Pháp phản đối chiến tranh Đông Dương; cũng chẳng hy vọng có Norman Morrison tự thiêu và phong trào xuống đường rầm rộ của nhân dân Mỹ phản đối cuộc chiến tranh tại Việt Nam… Như vậy là giới cầm quyền Trung Cộng có hậu phương yên ổn, để huy động sức người, sức của cho cuộc chiến xâm lăng một cách thuận lợi. Hơn nữa Trung Cộng còn dùng thủ đoạn “đánh ngoài, để dẹp trong” như hồi chiến tranh biên giới 1979…
2. Cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lăng không được thế giới ủng hộ mạnh mẽ. Cuộc chiến này không có “Liên Xô, Trung Quốc, phe xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế” ủng hộ như trước nữa. Những nước “xã hội chủ nghĩa” Triều Tiên, Cu Ba èo uột có ủng hộ Việt Nam không? Hai người anh em “sống chết có nhau” trên bán đảo Đông Dương, bây giờ nghe Trung Cộng hay nghe Việt Nam? Còn nhân dân thế giới chẳng quan tâm đến cuộc chiến này đâu, vì nó không phải là những trận B52 ném bom hủy diệt, chấn động nhân loại; nó là cuộc xâm lược âm thầm, “vừa ăn cướp vừa la làng”, “vừa đấm vừa xoa”, “bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao”… Chính phủ các nước cũng chẳng ủng hộ Việt Nam lắm đâu, vì “kệ hai thằng cộng sản diệt nhau cho chết nốt”. Nhiều chính phủ các nước có dính líu nợ nần, làm ăn với Trung Cộng, dễ gì bỏ qua những món lợi do chúng mồi chài… Hơn nữa, Trung Cộng luôn lớn tiếng “giải quyết song phương”, bên ngoài đừng can thiệp vào; và ông Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng của ta cũng tuyên bố tại hội nghị Shangri-La (31/5/2014) về tính chất của xung đột Trung – Việt chỉ là: “Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi.” Vậy là chuyện có tính “nội bộ”, còn ai muốn xía vô!
3. Lòng dân trăm mối ngổn ngang. Các cuộc chiến trước đây “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một ý chí”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Xe chưa qua, nhà không tiếc”, “Trên dưới một lòng”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”!... Biết bao nhiêu cán bộ, đảng viên chỉ có hai bàn tay trắng, cứ bám vào dân là được dân che chở, nuôi sống, giúp đỡ… Nay thì khác hẳn. Nhiều người, nhiều nhóm lợi ích coi quyền và tiền trên cả độc lập, tự do. Thực ra độc lập, tự do đã bị Đảng Cộng sản Việt Nam đem đi cầm cố cho Trung Cộng ở Thành Đô năm 1990 để đổi lấy sự sống còn của Đảng và chế độ cho đến hôm nay. Các giai tầng trong xã hội có sự phân tâm ghê gớm. Tôi vừa nghe một doanh nhân nói oang oang trước một đám người đáng bậc cha chú: “Nó hơn một tỉ ba dân, chỉ ra lệnh cho mỗi người uống một chai la-vi rồi đái ra là dân mình chết ngập mẹ hết rồi, cần gì phải đánh” (!). Lại nghe một Đại tá quân đội nghỉ hưu nói: “Âm binh nó yểm khắp nơi rồi. Phải vũ trang toàn dân, từng thôn, xã, huyện, tỉnh là những đơn vị sẵn sàng chiếu đấu tại chỗ, quân đội tập trung vào những mũi chính”… Ông Trung tá công an hưu trí liền nói: “Chúng nó không dám phát súng cho dân đâu. Nó sợ dân có súng, chưa bắn Tàu, bắn bể đầu chúng nó trước” (?). Trong khi đó rất nhiều người dân cho rằng: mình càng hèn, nó càng bắt nạt, mình dám đương đầu, nó sẽ chờn. Hơn nữa, mình không sợ, dám dũng cảm đương đầu thì mới nghĩ ra được cách đánh và cách thắng, chứ hèn nhát, run sợ thì còn nghĩ ra cái con mẹ gì! Bà hàng xóm nhà tôi bảo: Đêm nào em cũng cầu kinh, mong cho Trời Phật, anh linh bác Hồ, bác Giáp và các anh hùng liệt sĩ về gây bão tố đánh chìm tan tác cái giàn khoan với tàu bè chúng nó đi! Gần đây, “tứ trụ triều đình” đều lên tiếng khá mạnh mồm, nhưng dân không mấy tin tưởng, thậm chí có người còn bảo “Nó diễn đấy!”. Khi tôi đăng bài: “Khí phách của Thủ tướng và trí, dũng của ngư dân” trên Tễu blog, có người nhắn vào điện thoại: “Đả đảo Mạc Văn Trang”! Một ông bạn GS gọi điện bảo: “Nó diễn thế mà cậu cũng tin à?”… Dân vẫn không hiểu, sao đến giờ ta vẫn chưa dám kiện Trung Cộng ra Tòa án quốc tế? Khi người Việt ở hải ngoại sôi sục biểu tình phản đối Trung Cộng xâm lăng, có người ở trong nước phải ra nước ngoài để được tự do biểu tình, thì Chủ tịch Quốc hội kêu gọi người Việt ở hải ngoại “gìn giữ quan hệ hữu nghị Việt - Trung”… (tại phiên họp bế mạc của Quốc hội, 24/6/2014). Dân ta không hiểu ông có ý gì? Ngày 26/6/2014 tại TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri, đã bị chất vấn rất nhiều về vấn đề bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. Khi ông nói rằng: Vấn đề chủ quyền là thiêng liêng, “Năm nay không xong thì năm tới, mười năm này không xong thì mười năm sau, đời ta không xong thì đến đời con cháu, phải dứt khoát như vậy”... (Tuổi Trẻ 27/6/2014), nhiều người dân đã có phản ứng tiêu cực… Tóm lại, đa số dân ta quyết chống Trung Cộng xâm lăng, nhưng không còn tin Đảng và cũng không biết tin ai, tin vào cái gì! Một trạng thái tâm lý - xã hội cực kỳ nguy hiểm.
4. Khó khăn lớn nhất, đẻ ra mọi khó khăn trên, là do Đảng Cộng sản Việt Nam coi Trung Cộng là đồng chí, anh em cùng ý thức hệ, dựa vào Trung Cộng để bảo vệ sự sống còn của Đảng Cộng sản Việt Nam, của chế độ “xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam, nhưng cũng luôn sợ hãi và không tin Trung Cộng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã lừa dối dân để đi đêm với Trung Cộng nhiều chuyện mờ ám; những quan hệ mập mờ đó suốt mấy chục năm qua đã bị Trung Cộng tận dụng gây ra biết bao hậu họa khôn lường và giờ đây các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đều như “Cá cắn câu biết đâu mà gỡ”, “há miệng mắc quai”… Nhiều người dân nói rằng: Cảm ơn cái giàn khoan Hải Dương 981, nhờ nó mà bản chất đại Hán, xâm lăng, lật lọng, đểu cáng của Trung Cộng (xưa nay vẫn được Đảng Cộng sản Việt Nam lập lờ che đậy), mới phơi bày ra hết, để mọi người dân Việt Nam nhận ra Trung Cộng vẫn là kẻ thù truyền kiếp nguy hiểm nhất, độc ác nhất… Ấy vậy mà trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam lúc này vẫn có những người muốn bấu víu vào cái “viển vông” “bốn tốt”, “16 chữ” để cứu vãn tình thế… Có ông tuyên huấn vẫn nói: Mặc dù bị tàu “bạn” đâm, va nhiều lần, nhưng các chiến sĩ của ta vẫn bĩnh tĩnh, tuyền truyền, giải thích… “Bạn” cái con mẹ gì nữa! Nó là giặc cướp biển rõ rành rành ra đó. Đảng Cộng sản Việt Nam nói năng ấp úng, thái độ bất nhất, hành động ngập ngừng là vì lướng vướng những ràng buộc với Trung Cộng, khiến đầu óc bấn loạn, tư duy lộn xộn, mặc cảm sợ hãi, ám ảnh chứa chất trong tâm can… Như thế thì còn đâu bản lĩnh, dũng khí của đảng cầm quyền để dẫn đạo nhân dân!
Giải pháp tốt nhất để vượt qua những khó khăn trên là: Đảng Cộng sản Việt Nam phải dũng cảm, dứt khoát thoát khỏi những ràng buộc lướng vướng với Trung Cộng, vì chính nó đã xé bỏ trước rồi; thoát khỏi ý thức hệ “đồng chí, anh em”, vùng ra khỏi nanh vuốt của con ác thú, dù phải đau đớn nhất thời; phải dựa hẳn vào dân, tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh vô địch là lòng yêu nước của mọi tầng lớp dân ta. Nếu lịch sử cần thì cũng sẽ xuất hiện những Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung… của thời nay. Chỉ khi Đảng dám tuyên bố “Không có gì quý hơn Độc lập của Tổ quốc, Tự do của nhân dân”, dám thoát khỏi nanh vuốt của Trung Cộng và thay đổi “căn bản toàn diện” thể chế, đem lại dân chủ, tự do thật sự cho nhân dân mới đoàn kết được toàn dân, lấy lại niềm tin của dân, tạo nên sức mạnh của toàn dân tộc. Nhờ đó mới cứu được nước, cứu được dân và cứu được Đảng. Bởi vì quy luật xã hội đã chỉ rõ: Độc đảng, độc quyền dẫn đến độc tài, tàn bạo là tất yếu sẽ bị diệt vong như mọi chế độ độc tài trong lịch sử nhân loại. Nếu Đảng đủ trí, dũng tự “xoay trục” lần này thành công, dân cũng thể tất cho những lỗi lầm đã qua. Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ còn một cơ hội thôi! Nếu Đảng tự “thoát Trung” và đưa đất nước phát triển theo con đường sáng của nhân loại, thì ba khó khăn còn lại cũng sẽ được giải tỏa:
- Cải cách thể chế, dân chủ hóa ở Việt Nam sẽ có tác động mạnh mẽ đến xã hội Trung Quốc – điều mà Trung Cộng sợ nhất. Tác động đôminô chuyển đổi thể chế ở Việt Nam đến Trung Quốc, một xã hội đang chất chứa đầy những ung nhọt, trên đất nước bao la với gần 1,4 tỉ dân, sẽ khó lường hết những gì sẽ diễn ra. Phong trào dân chủ của nhân dân Trung Hoa khi xuất hiện chắc sẽ nhìn rõ bản chất xấu xa của giới cầm quyền và có những phản ứng thích đáng. Sẽ xuất hiện những người lên tiếng phê phán đường lối đối nội và đối ngoại phản động của Trung Cộng… Chỉ khi cả Việt Nam và Trung Quốc chuyển sang thể chế dân chủ thực sự thì mới hy vọng xây dựng được tình hữu nghị thân thiện, hợp tác, bình đẳng…
- Một khi Việt Nam đưa đất nước hòa nhịp vào quỹ đạo của các nước văn minh, tiến bộ, thực sự chấp nhận những giá trị chung phổ quát của nhân loại thì nhất định sẽ được nhân dân tiến bộ trên thế giới đồng cảm, ủng hộ mạnh mẽ; chính phủ nhiều nước sẽ sẵn lòng hợp tác, ủng hộ Việt Nam… Một liên minh quốc tế mới để bảo vệ độc lập, tự do và phát triển đất nước sẽ được hình thành.
- Và điều cơ bản nhất, khi đó mọi tầng lớp nhân ta ở trong và ngoài nước sẽ xóa bỏ những rào cản tâm lý - xã hội, thật lòng đoàn kết thành một khối thống nhất để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Yêu nước không còn phải gắn với “yêu Đảng Cộng sản”, “yêu chủ nghĩa xã hội”, yêu nước không còn bị kiểm duyệt… Tổ quốc và nhân dân trên hết! Lòng yêu nước sâu thẳm của mọi người dân Việt lại trỗi dậy, thăng hoa trước thử thách sống còn: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Hồ Chí Minh).
30/6/2014
Mạc Văn Trang
Theo blog Tễu
Thực tế là “ta càng nhân nhượng, giặc càng lấn tới, vì chúng quyết cướp nước ta”, khuất phục dân ta, bắt dân ta phải sống dưới sự cai trị của chúng. Ách cai trị của Trung Cộng không phải để “khai hóa văn minh” như các nước tư bản phương Tây, mà là sẽ phát động những cuộc “cách mạng văn hóa” để tiêu diệt hàng chục triệu người làm Trung Cộng “ngứa mắt” (?); là thực hiện mưu đồ diệt chủng như Pôn Pốt đã làm ở Campuchia; là tiến hành quá trình Hán hóa như ở Tây Tạng, Tân Cương; là sẵn sàng cho xe tăng nghiền nát nhiều ngàn người trong một đêm, tại cuộc biểu tình mồng 4 tháng 6 năm 1989 ở quảng trường Thiên An Môn… Đó là viễn cảnh của Việt Nam dưới ách cai trị của Trung Cộng.
Trước thực tế này, Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng cầm quyền duy nhất phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc trong cuộc chiến chống xâm lăng của Trung Cộng. Đây là cuộc chiến khó khăn, phức tạp hơn nhiều so với cuộc kháng chiến chông Pháp (1946 – 1954) và “Chống Mỹ cứu nước” (1955 – 1975). Khó khăn về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao… xin dành cho các nhà chuyên môn. Tôi chỉ nói mấy khó khăn về khía cạnh tâm lý - xã hội.
1. Nhân dân Trung Hoa không thể như nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ, thấy được tính phi lý của giới cầm quyền và tính chính nghĩa của Việt Nam. Do sống trong chế độ cộng sản toàn trị, tàn bạo hàng nửa thế kỷ, với cơ chế tuyên tuyền áp đặt một chiều, bưng bít thông tin, khủng bố những người khác ý kiến với Đảng Cộng sản, người dân Trung Hoa bị thuần hóa để chỉ “nghĩ, nói, làm theo Đảng”, lại bị nhồi sọ tư tưởng dân tộc cực đoan đại Hán, nên hiếm người biết sự thật và dám lên tiếng phê phán chính quyền, ủng hộ chính nghĩa của Việt Nam. Ngay cuộc chiến tranh xâm lược biên giới 1979 mà đến nay người dân Trung Hoa vẫn tin đó là “cuộc chiến tự vệ”, “Đi dạy cho bọn khiêu khích Việt Nam một bài học” (!?). Trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lăng hôm nay chẳng hy vọng có những Henri Martin, Raymondienne và phong trào nhân dân Pháp phản đối chiến tranh Đông Dương; cũng chẳng hy vọng có Norman Morrison tự thiêu và phong trào xuống đường rầm rộ của nhân dân Mỹ phản đối cuộc chiến tranh tại Việt Nam… Như vậy là giới cầm quyền Trung Cộng có hậu phương yên ổn, để huy động sức người, sức của cho cuộc chiến xâm lăng một cách thuận lợi. Hơn nữa Trung Cộng còn dùng thủ đoạn “đánh ngoài, để dẹp trong” như hồi chiến tranh biên giới 1979…
2. Cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lăng không được thế giới ủng hộ mạnh mẽ. Cuộc chiến này không có “Liên Xô, Trung Quốc, phe xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế” ủng hộ như trước nữa. Những nước “xã hội chủ nghĩa” Triều Tiên, Cu Ba èo uột có ủng hộ Việt Nam không? Hai người anh em “sống chết có nhau” trên bán đảo Đông Dương, bây giờ nghe Trung Cộng hay nghe Việt Nam? Còn nhân dân thế giới chẳng quan tâm đến cuộc chiến này đâu, vì nó không phải là những trận B52 ném bom hủy diệt, chấn động nhân loại; nó là cuộc xâm lược âm thầm, “vừa ăn cướp vừa la làng”, “vừa đấm vừa xoa”, “bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao”… Chính phủ các nước cũng chẳng ủng hộ Việt Nam lắm đâu, vì “kệ hai thằng cộng sản diệt nhau cho chết nốt”. Nhiều chính phủ các nước có dính líu nợ nần, làm ăn với Trung Cộng, dễ gì bỏ qua những món lợi do chúng mồi chài… Hơn nữa, Trung Cộng luôn lớn tiếng “giải quyết song phương”, bên ngoài đừng can thiệp vào; và ông Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng của ta cũng tuyên bố tại hội nghị Shangri-La (31/5/2014) về tính chất của xung đột Trung – Việt chỉ là: “Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi.” Vậy là chuyện có tính “nội bộ”, còn ai muốn xía vô!
3. Lòng dân trăm mối ngổn ngang. Các cuộc chiến trước đây “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một ý chí”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Xe chưa qua, nhà không tiếc”, “Trên dưới một lòng”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”!... Biết bao nhiêu cán bộ, đảng viên chỉ có hai bàn tay trắng, cứ bám vào dân là được dân che chở, nuôi sống, giúp đỡ… Nay thì khác hẳn. Nhiều người, nhiều nhóm lợi ích coi quyền và tiền trên cả độc lập, tự do. Thực ra độc lập, tự do đã bị Đảng Cộng sản Việt Nam đem đi cầm cố cho Trung Cộng ở Thành Đô năm 1990 để đổi lấy sự sống còn của Đảng và chế độ cho đến hôm nay. Các giai tầng trong xã hội có sự phân tâm ghê gớm. Tôi vừa nghe một doanh nhân nói oang oang trước một đám người đáng bậc cha chú: “Nó hơn một tỉ ba dân, chỉ ra lệnh cho mỗi người uống một chai la-vi rồi đái ra là dân mình chết ngập mẹ hết rồi, cần gì phải đánh” (!). Lại nghe một Đại tá quân đội nghỉ hưu nói: “Âm binh nó yểm khắp nơi rồi. Phải vũ trang toàn dân, từng thôn, xã, huyện, tỉnh là những đơn vị sẵn sàng chiếu đấu tại chỗ, quân đội tập trung vào những mũi chính”… Ông Trung tá công an hưu trí liền nói: “Chúng nó không dám phát súng cho dân đâu. Nó sợ dân có súng, chưa bắn Tàu, bắn bể đầu chúng nó trước” (?). Trong khi đó rất nhiều người dân cho rằng: mình càng hèn, nó càng bắt nạt, mình dám đương đầu, nó sẽ chờn. Hơn nữa, mình không sợ, dám dũng cảm đương đầu thì mới nghĩ ra được cách đánh và cách thắng, chứ hèn nhát, run sợ thì còn nghĩ ra cái con mẹ gì! Bà hàng xóm nhà tôi bảo: Đêm nào em cũng cầu kinh, mong cho Trời Phật, anh linh bác Hồ, bác Giáp và các anh hùng liệt sĩ về gây bão tố đánh chìm tan tác cái giàn khoan với tàu bè chúng nó đi! Gần đây, “tứ trụ triều đình” đều lên tiếng khá mạnh mồm, nhưng dân không mấy tin tưởng, thậm chí có người còn bảo “Nó diễn đấy!”. Khi tôi đăng bài: “Khí phách của Thủ tướng và trí, dũng của ngư dân” trên Tễu blog, có người nhắn vào điện thoại: “Đả đảo Mạc Văn Trang”! Một ông bạn GS gọi điện bảo: “Nó diễn thế mà cậu cũng tin à?”… Dân vẫn không hiểu, sao đến giờ ta vẫn chưa dám kiện Trung Cộng ra Tòa án quốc tế? Khi người Việt ở hải ngoại sôi sục biểu tình phản đối Trung Cộng xâm lăng, có người ở trong nước phải ra nước ngoài để được tự do biểu tình, thì Chủ tịch Quốc hội kêu gọi người Việt ở hải ngoại “gìn giữ quan hệ hữu nghị Việt - Trung”… (tại phiên họp bế mạc của Quốc hội, 24/6/2014). Dân ta không hiểu ông có ý gì? Ngày 26/6/2014 tại TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri, đã bị chất vấn rất nhiều về vấn đề bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. Khi ông nói rằng: Vấn đề chủ quyền là thiêng liêng, “Năm nay không xong thì năm tới, mười năm này không xong thì mười năm sau, đời ta không xong thì đến đời con cháu, phải dứt khoát như vậy”... (Tuổi Trẻ 27/6/2014), nhiều người dân đã có phản ứng tiêu cực… Tóm lại, đa số dân ta quyết chống Trung Cộng xâm lăng, nhưng không còn tin Đảng và cũng không biết tin ai, tin vào cái gì! Một trạng thái tâm lý - xã hội cực kỳ nguy hiểm.
4. Khó khăn lớn nhất, đẻ ra mọi khó khăn trên, là do Đảng Cộng sản Việt Nam coi Trung Cộng là đồng chí, anh em cùng ý thức hệ, dựa vào Trung Cộng để bảo vệ sự sống còn của Đảng Cộng sản Việt Nam, của chế độ “xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam, nhưng cũng luôn sợ hãi và không tin Trung Cộng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã lừa dối dân để đi đêm với Trung Cộng nhiều chuyện mờ ám; những quan hệ mập mờ đó suốt mấy chục năm qua đã bị Trung Cộng tận dụng gây ra biết bao hậu họa khôn lường và giờ đây các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đều như “Cá cắn câu biết đâu mà gỡ”, “há miệng mắc quai”… Nhiều người dân nói rằng: Cảm ơn cái giàn khoan Hải Dương 981, nhờ nó mà bản chất đại Hán, xâm lăng, lật lọng, đểu cáng của Trung Cộng (xưa nay vẫn được Đảng Cộng sản Việt Nam lập lờ che đậy), mới phơi bày ra hết, để mọi người dân Việt Nam nhận ra Trung Cộng vẫn là kẻ thù truyền kiếp nguy hiểm nhất, độc ác nhất… Ấy vậy mà trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam lúc này vẫn có những người muốn bấu víu vào cái “viển vông” “bốn tốt”, “16 chữ” để cứu vãn tình thế… Có ông tuyên huấn vẫn nói: Mặc dù bị tàu “bạn” đâm, va nhiều lần, nhưng các chiến sĩ của ta vẫn bĩnh tĩnh, tuyền truyền, giải thích… “Bạn” cái con mẹ gì nữa! Nó là giặc cướp biển rõ rành rành ra đó. Đảng Cộng sản Việt Nam nói năng ấp úng, thái độ bất nhất, hành động ngập ngừng là vì lướng vướng những ràng buộc với Trung Cộng, khiến đầu óc bấn loạn, tư duy lộn xộn, mặc cảm sợ hãi, ám ảnh chứa chất trong tâm can… Như thế thì còn đâu bản lĩnh, dũng khí của đảng cầm quyền để dẫn đạo nhân dân!
*
* *
Giải pháp tốt nhất để vượt qua những khó khăn trên là: Đảng Cộng sản Việt Nam phải dũng cảm, dứt khoát thoát khỏi những ràng buộc lướng vướng với Trung Cộng, vì chính nó đã xé bỏ trước rồi; thoát khỏi ý thức hệ “đồng chí, anh em”, vùng ra khỏi nanh vuốt của con ác thú, dù phải đau đớn nhất thời; phải dựa hẳn vào dân, tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh vô địch là lòng yêu nước của mọi tầng lớp dân ta. Nếu lịch sử cần thì cũng sẽ xuất hiện những Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung… của thời nay. Chỉ khi Đảng dám tuyên bố “Không có gì quý hơn Độc lập của Tổ quốc, Tự do của nhân dân”, dám thoát khỏi nanh vuốt của Trung Cộng và thay đổi “căn bản toàn diện” thể chế, đem lại dân chủ, tự do thật sự cho nhân dân mới đoàn kết được toàn dân, lấy lại niềm tin của dân, tạo nên sức mạnh của toàn dân tộc. Nhờ đó mới cứu được nước, cứu được dân và cứu được Đảng. Bởi vì quy luật xã hội đã chỉ rõ: Độc đảng, độc quyền dẫn đến độc tài, tàn bạo là tất yếu sẽ bị diệt vong như mọi chế độ độc tài trong lịch sử nhân loại. Nếu Đảng đủ trí, dũng tự “xoay trục” lần này thành công, dân cũng thể tất cho những lỗi lầm đã qua. Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ còn một cơ hội thôi! Nếu Đảng tự “thoát Trung” và đưa đất nước phát triển theo con đường sáng của nhân loại, thì ba khó khăn còn lại cũng sẽ được giải tỏa:
- Cải cách thể chế, dân chủ hóa ở Việt Nam sẽ có tác động mạnh mẽ đến xã hội Trung Quốc – điều mà Trung Cộng sợ nhất. Tác động đôminô chuyển đổi thể chế ở Việt Nam đến Trung Quốc, một xã hội đang chất chứa đầy những ung nhọt, trên đất nước bao la với gần 1,4 tỉ dân, sẽ khó lường hết những gì sẽ diễn ra. Phong trào dân chủ của nhân dân Trung Hoa khi xuất hiện chắc sẽ nhìn rõ bản chất xấu xa của giới cầm quyền và có những phản ứng thích đáng. Sẽ xuất hiện những người lên tiếng phê phán đường lối đối nội và đối ngoại phản động của Trung Cộng… Chỉ khi cả Việt Nam và Trung Quốc chuyển sang thể chế dân chủ thực sự thì mới hy vọng xây dựng được tình hữu nghị thân thiện, hợp tác, bình đẳng…
- Một khi Việt Nam đưa đất nước hòa nhịp vào quỹ đạo của các nước văn minh, tiến bộ, thực sự chấp nhận những giá trị chung phổ quát của nhân loại thì nhất định sẽ được nhân dân tiến bộ trên thế giới đồng cảm, ủng hộ mạnh mẽ; chính phủ nhiều nước sẽ sẵn lòng hợp tác, ủng hộ Việt Nam… Một liên minh quốc tế mới để bảo vệ độc lập, tự do và phát triển đất nước sẽ được hình thành.
- Và điều cơ bản nhất, khi đó mọi tầng lớp nhân ta ở trong và ngoài nước sẽ xóa bỏ những rào cản tâm lý - xã hội, thật lòng đoàn kết thành một khối thống nhất để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Yêu nước không còn phải gắn với “yêu Đảng Cộng sản”, “yêu chủ nghĩa xã hội”, yêu nước không còn bị kiểm duyệt… Tổ quốc và nhân dân trên hết! Lòng yêu nước sâu thẳm của mọi người dân Việt lại trỗi dậy, thăng hoa trước thử thách sống còn: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Hồ Chí Minh).
30/6/2014
Mạc Văn Trang
Theo blog Tễu
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Bốn khó khăn về mặt tâm lý - xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lăng
Đây là cuộc chiến khó khăn, phức tạp hơn nhiều so với cuộc kháng chiến chông Pháp (1946 – 1954) và “Chống Mỹ cứu nước” (1955 – 1975). Khó khăn về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao… xin dành cho các nhà chuyên môn. Tôi chỉ nói mấy khó khăn về khía cạnh tâm lý - xã hội.
Thực tế là “ta càng nhân nhượng, giặc càng lấn tới, vì chúng quyết cướp nước ta”, khuất phục dân ta, bắt dân ta phải sống dưới sự cai trị của chúng. Ách cai trị của Trung Cộng không phải để “khai hóa văn minh” như các nước tư bản phương Tây, mà là sẽ phát động những cuộc “cách mạng văn hóa” để tiêu diệt hàng chục triệu người làm Trung Cộng “ngứa mắt” (?); là thực hiện mưu đồ diệt chủng như Pôn Pốt đã làm ở Campuchia; là tiến hành quá trình Hán hóa như ở Tây Tạng, Tân Cương; là sẵn sàng cho xe tăng nghiền nát nhiều ngàn người trong một đêm, tại cuộc biểu tình mồng 4 tháng 6 năm 1989 ở quảng trường Thiên An Môn… Đó là viễn cảnh của Việt Nam dưới ách cai trị của Trung Cộng.
Trước thực tế này, Đảng Cộng sản Việt Nam, đảng cầm quyền duy nhất phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc trong cuộc chiến chống xâm lăng của Trung Cộng. Đây là cuộc chiến khó khăn, phức tạp hơn nhiều so với cuộc kháng chiến chông Pháp (1946 – 1954) và “Chống Mỹ cứu nước” (1955 – 1975). Khó khăn về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao… xin dành cho các nhà chuyên môn. Tôi chỉ nói mấy khó khăn về khía cạnh tâm lý - xã hội.
1. Nhân dân Trung Hoa không thể như nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ, thấy được tính phi lý của giới cầm quyền và tính chính nghĩa của Việt Nam. Do sống trong chế độ cộng sản toàn trị, tàn bạo hàng nửa thế kỷ, với cơ chế tuyên tuyền áp đặt một chiều, bưng bít thông tin, khủng bố những người khác ý kiến với Đảng Cộng sản, người dân Trung Hoa bị thuần hóa để chỉ “nghĩ, nói, làm theo Đảng”, lại bị nhồi sọ tư tưởng dân tộc cực đoan đại Hán, nên hiếm người biết sự thật và dám lên tiếng phê phán chính quyền, ủng hộ chính nghĩa của Việt Nam. Ngay cuộc chiến tranh xâm lược biên giới 1979 mà đến nay người dân Trung Hoa vẫn tin đó là “cuộc chiến tự vệ”, “Đi dạy cho bọn khiêu khích Việt Nam một bài học” (!?). Trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lăng hôm nay chẳng hy vọng có những Henri Martin, Raymondienne và phong trào nhân dân Pháp phản đối chiến tranh Đông Dương; cũng chẳng hy vọng có Norman Morrison tự thiêu và phong trào xuống đường rầm rộ của nhân dân Mỹ phản đối cuộc chiến tranh tại Việt Nam… Như vậy là giới cầm quyền Trung Cộng có hậu phương yên ổn, để huy động sức người, sức của cho cuộc chiến xâm lăng một cách thuận lợi. Hơn nữa Trung Cộng còn dùng thủ đoạn “đánh ngoài, để dẹp trong” như hồi chiến tranh biên giới 1979…
2. Cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lăng không được thế giới ủng hộ mạnh mẽ. Cuộc chiến này không có “Liên Xô, Trung Quốc, phe xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế” ủng hộ như trước nữa. Những nước “xã hội chủ nghĩa” Triều Tiên, Cu Ba èo uột có ủng hộ Việt Nam không? Hai người anh em “sống chết có nhau” trên bán đảo Đông Dương, bây giờ nghe Trung Cộng hay nghe Việt Nam? Còn nhân dân thế giới chẳng quan tâm đến cuộc chiến này đâu, vì nó không phải là những trận B52 ném bom hủy diệt, chấn động nhân loại; nó là cuộc xâm lược âm thầm, “vừa ăn cướp vừa la làng”, “vừa đấm vừa xoa”, “bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao”… Chính phủ các nước cũng chẳng ủng hộ Việt Nam lắm đâu, vì “kệ hai thằng cộng sản diệt nhau cho chết nốt”. Nhiều chính phủ các nước có dính líu nợ nần, làm ăn với Trung Cộng, dễ gì bỏ qua những món lợi do chúng mồi chài… Hơn nữa, Trung Cộng luôn lớn tiếng “giải quyết song phương”, bên ngoài đừng can thiệp vào; và ông Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng của ta cũng tuyên bố tại hội nghị Shangri-La (31/5/2014) về tính chất của xung đột Trung – Việt chỉ là: “Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi.” Vậy là chuyện có tính “nội bộ”, còn ai muốn xía vô!
3. Lòng dân trăm mối ngổn ngang. Các cuộc chiến trước đây “Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một ý chí”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Xe chưa qua, nhà không tiếc”, “Trên dưới một lòng”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”!... Biết bao nhiêu cán bộ, đảng viên chỉ có hai bàn tay trắng, cứ bám vào dân là được dân che chở, nuôi sống, giúp đỡ… Nay thì khác hẳn. Nhiều người, nhiều nhóm lợi ích coi quyền và tiền trên cả độc lập, tự do. Thực ra độc lập, tự do đã bị Đảng Cộng sản Việt Nam đem đi cầm cố cho Trung Cộng ở Thành Đô năm 1990 để đổi lấy sự sống còn của Đảng và chế độ cho đến hôm nay. Các giai tầng trong xã hội có sự phân tâm ghê gớm. Tôi vừa nghe một doanh nhân nói oang oang trước một đám người đáng bậc cha chú: “Nó hơn một tỉ ba dân, chỉ ra lệnh cho mỗi người uống một chai la-vi rồi đái ra là dân mình chết ngập mẹ hết rồi, cần gì phải đánh” (!). Lại nghe một Đại tá quân đội nghỉ hưu nói: “Âm binh nó yểm khắp nơi rồi. Phải vũ trang toàn dân, từng thôn, xã, huyện, tỉnh là những đơn vị sẵn sàng chiếu đấu tại chỗ, quân đội tập trung vào những mũi chính”… Ông Trung tá công an hưu trí liền nói: “Chúng nó không dám phát súng cho dân đâu. Nó sợ dân có súng, chưa bắn Tàu, bắn bể đầu chúng nó trước” (?). Trong khi đó rất nhiều người dân cho rằng: mình càng hèn, nó càng bắt nạt, mình dám đương đầu, nó sẽ chờn. Hơn nữa, mình không sợ, dám dũng cảm đương đầu thì mới nghĩ ra được cách đánh và cách thắng, chứ hèn nhát, run sợ thì còn nghĩ ra cái con mẹ gì! Bà hàng xóm nhà tôi bảo: Đêm nào em cũng cầu kinh, mong cho Trời Phật, anh linh bác Hồ, bác Giáp và các anh hùng liệt sĩ về gây bão tố đánh chìm tan tác cái giàn khoan với tàu bè chúng nó đi! Gần đây, “tứ trụ triều đình” đều lên tiếng khá mạnh mồm, nhưng dân không mấy tin tưởng, thậm chí có người còn bảo “Nó diễn đấy!”. Khi tôi đăng bài: “Khí phách của Thủ tướng và trí, dũng của ngư dân” trên Tễu blog, có người nhắn vào điện thoại: “Đả đảo Mạc Văn Trang”! Một ông bạn GS gọi điện bảo: “Nó diễn thế mà cậu cũng tin à?”… Dân vẫn không hiểu, sao đến giờ ta vẫn chưa dám kiện Trung Cộng ra Tòa án quốc tế? Khi người Việt ở hải ngoại sôi sục biểu tình phản đối Trung Cộng xâm lăng, có người ở trong nước phải ra nước ngoài để được tự do biểu tình, thì Chủ tịch Quốc hội kêu gọi người Việt ở hải ngoại “gìn giữ quan hệ hữu nghị Việt - Trung”… (tại phiên họp bế mạc của Quốc hội, 24/6/2014). Dân ta không hiểu ông có ý gì? Ngày 26/6/2014 tại TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri, đã bị chất vấn rất nhiều về vấn đề bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. Khi ông nói rằng: Vấn đề chủ quyền là thiêng liêng, “Năm nay không xong thì năm tới, mười năm này không xong thì mười năm sau, đời ta không xong thì đến đời con cháu, phải dứt khoát như vậy”... (Tuổi Trẻ 27/6/2014), nhiều người dân đã có phản ứng tiêu cực… Tóm lại, đa số dân ta quyết chống Trung Cộng xâm lăng, nhưng không còn tin Đảng và cũng không biết tin ai, tin vào cái gì! Một trạng thái tâm lý - xã hội cực kỳ nguy hiểm.
4. Khó khăn lớn nhất, đẻ ra mọi khó khăn trên, là do Đảng Cộng sản Việt Nam coi Trung Cộng là đồng chí, anh em cùng ý thức hệ, dựa vào Trung Cộng để bảo vệ sự sống còn của Đảng Cộng sản Việt Nam, của chế độ “xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam, nhưng cũng luôn sợ hãi và không tin Trung Cộng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã lừa dối dân để đi đêm với Trung Cộng nhiều chuyện mờ ám; những quan hệ mập mờ đó suốt mấy chục năm qua đã bị Trung Cộng tận dụng gây ra biết bao hậu họa khôn lường và giờ đây các thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đều như “Cá cắn câu biết đâu mà gỡ”, “há miệng mắc quai”… Nhiều người dân nói rằng: Cảm ơn cái giàn khoan Hải Dương 981, nhờ nó mà bản chất đại Hán, xâm lăng, lật lọng, đểu cáng của Trung Cộng (xưa nay vẫn được Đảng Cộng sản Việt Nam lập lờ che đậy), mới phơi bày ra hết, để mọi người dân Việt Nam nhận ra Trung Cộng vẫn là kẻ thù truyền kiếp nguy hiểm nhất, độc ác nhất… Ấy vậy mà trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam lúc này vẫn có những người muốn bấu víu vào cái “viển vông” “bốn tốt”, “16 chữ” để cứu vãn tình thế… Có ông tuyên huấn vẫn nói: Mặc dù bị tàu “bạn” đâm, va nhiều lần, nhưng các chiến sĩ của ta vẫn bĩnh tĩnh, tuyền truyền, giải thích… “Bạn” cái con mẹ gì nữa! Nó là giặc cướp biển rõ rành rành ra đó. Đảng Cộng sản Việt Nam nói năng ấp úng, thái độ bất nhất, hành động ngập ngừng là vì lướng vướng những ràng buộc với Trung Cộng, khiến đầu óc bấn loạn, tư duy lộn xộn, mặc cảm sợ hãi, ám ảnh chứa chất trong tâm can… Như thế thì còn đâu bản lĩnh, dũng khí của đảng cầm quyền để dẫn đạo nhân dân!
*
* *
Giải pháp tốt nhất để vượt qua những khó khăn trên là: Đảng Cộng sản Việt Nam phải dũng cảm, dứt khoát thoát khỏi những ràng buộc lướng vướng với Trung Cộng, vì chính nó đã xé bỏ trước rồi; thoát khỏi ý thức hệ “đồng chí, anh em”, vùng ra khỏi nanh vuốt của con ác thú, dù phải đau đớn nhất thời; phải dựa hẳn vào dân, tuyệt đối tin tưởng vào sức mạnh vô địch là lòng yêu nước của mọi tầng lớp dân ta. Nếu lịch sử cần thì cũng sẽ xuất hiện những Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung… của thời nay. Chỉ khi Đảng dám tuyên bố “Không có gì quý hơn Độc lập của Tổ quốc, Tự do của nhân dân”, dám thoát khỏi nanh vuốt của Trung Cộng và thay đổi “căn bản toàn diện” thể chế, đem lại dân chủ, tự do thật sự cho nhân dân mới đoàn kết được toàn dân, lấy lại niềm tin của dân, tạo nên sức mạnh của toàn dân tộc. Nhờ đó mới cứu được nước, cứu được dân và cứu được Đảng. Bởi vì quy luật xã hội đã chỉ rõ: Độc đảng, độc quyền dẫn đến độc tài, tàn bạo là tất yếu sẽ bị diệt vong như mọi chế độ độc tài trong lịch sử nhân loại. Nếu Đảng đủ trí, dũng tự “xoay trục” lần này thành công, dân cũng thể tất cho những lỗi lầm đã qua. Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ còn một cơ hội thôi! Nếu Đảng tự “thoát Trung” và đưa đất nước phát triển theo con đường sáng của nhân loại, thì ba khó khăn còn lại cũng sẽ được giải tỏa:
- Cải cách thể chế, dân chủ hóa ở Việt Nam sẽ có tác động mạnh mẽ đến xã hội Trung Quốc – điều mà Trung Cộng sợ nhất. Tác động đôminô chuyển đổi thể chế ở Việt Nam đến Trung Quốc, một xã hội đang chất chứa đầy những ung nhọt, trên đất nước bao la với gần 1,4 tỉ dân, sẽ khó lường hết những gì sẽ diễn ra. Phong trào dân chủ của nhân dân Trung Hoa khi xuất hiện chắc sẽ nhìn rõ bản chất xấu xa của giới cầm quyền và có những phản ứng thích đáng. Sẽ xuất hiện những người lên tiếng phê phán đường lối đối nội và đối ngoại phản động của Trung Cộng… Chỉ khi cả Việt Nam và Trung Quốc chuyển sang thể chế dân chủ thực sự thì mới hy vọng xây dựng được tình hữu nghị thân thiện, hợp tác, bình đẳng…
- Một khi Việt Nam đưa đất nước hòa nhịp vào quỹ đạo của các nước văn minh, tiến bộ, thực sự chấp nhận những giá trị chung phổ quát của nhân loại thì nhất định sẽ được nhân dân tiến bộ trên thế giới đồng cảm, ủng hộ mạnh mẽ; chính phủ nhiều nước sẽ sẵn lòng hợp tác, ủng hộ Việt Nam… Một liên minh quốc tế mới để bảo vệ độc lập, tự do và phát triển đất nước sẽ được hình thành.
- Và điều cơ bản nhất, khi đó mọi tầng lớp nhân ta ở trong và ngoài nước sẽ xóa bỏ những rào cản tâm lý - xã hội, thật lòng đoàn kết thành một khối thống nhất để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Yêu nước không còn phải gắn với “yêu Đảng Cộng sản”, “yêu chủ nghĩa xã hội”, yêu nước không còn bị kiểm duyệt… Tổ quốc và nhân dân trên hết! Lòng yêu nước sâu thẳm của mọi người dân Việt lại trỗi dậy, thăng hoa trước thử thách sống còn: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Hồ Chí Minh).
30/6/2014
Mạc Văn Trang
Theo blog Tễu