Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
CHIA RẼ? _ Việt Nhân
HNPĐ) Tháng tư năm ngoái là lúc dư luận trong nước rộ lên vấn đề người Hoa một thứ kiêu dân của nhà nước xã nghĩa, mà có lẽ vì tình anh em bốn tốt cùng 16 chữ vàng mà không thấy nhà nước lên tiếng. Chỉ thấy người dân mình nói nhau nghe như thể than phiền cho thân phận làm người dân hạng thứ ngay trên chính quê hương mình, lúc ấy mỗ tôi cũng đã đôi lần thưa chuyện về côn đồ người Hoa những công nhân hung hãn ồn ào của các xí nghiệp TQ. Trong đó cũng có đề cập đến những khu đông đô đại phố ở Lái Thiêu, hay khu thương mại trung tâm thị trấn Dĩ An, với những hình thái sinh hoạt riêng biệt của họ, như chỉ nói tiếng Hoa xài đồng tiền Juan, những đồng tiền Việt không được xài, và cả người Việt cũng không thấy được tiếp.
Tại các cửa hiệu ăn uống tại đây, người không biết tiếng Hoa có thể dùng tay chỉ trỏ thức món mình cần nhưng tuyệt đối phải có những đồng tiền in hình Mao trên đó, những chuyện như thế làm buồn lòng không ít cho những ai còn tự ái dân tộc. Và đã có những phản ứng cả bằng tay chân, nắm đấm trong những lần xảy ra va chạm giữa côn đồ người Hoa và dân địa phương, không biết có phải vì chủ trương của nhà nước hay vì là khách mời biệt đãi, mà phía công an chính quyền không có lấy một hành động nào nhằm vào đám giặc người Hoa đang tràn xuống nước ta như lũ. Cũng thời gian đó tháng 05/2012 đích thân bộ trưởng quốc phòng, Phùng Quang Thanh đã có khen ngợi bộ đội biên phòng, vì đã phá kế hoạch "tháng Tư đỏ lửa" của tổ chức Phục hưng Việt Nam.
Nghe nói phá vỡ cả một kế hoạch của cả một tổ chức phản động, lại do chính đại tướng lên tiếng công bố, thì những tưởng đó là chuyện không nhỏ, một người bị bắt đó là ngư dân Võ Viết Diễn sinh năm 1971. Bị bắt tháng 4/2012 ở Trà Vinh, và nay tin cho biết ông đã bị kết án tù 3 năm (BBC16/01/12), đây lại thêm một chuyện lấy ông đu đủ mà thổi của Vẹm, thổi phồng to chuyện nhằm đánh dập các cuộc chống đối TQ. Ông Thanh nói bộ đội biên phòng đã "bắt giữ một số đối tượng cùng các thiết bị viễn thông khác để phá sóng phát thanh, tuyên truyền các luận điệu phản động, gây cháy, nổ tại các khu phố người Hoa ở tỉnh Bình Dương, rải truyền đơn có nội dung phản động tại một số thành phố lớn, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tạo tiếng vang...".
Tội danh lật đổ nhà nước, và chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, được sử dụng trường hợp này do chính Phùng Quang Thanh gán ghép thì không lạ, vì ai cũng đều biết tên tướng này là tay chân của Tầu cộng. Cái người ta nực cười là một ông ngư dân ghét người Hoa, nay được máng cho cái tội chính trị, nhưng nhờ cái bất nhất trong gán ghép tội danh mà cho ta thấy cái thật của sự kiện, bị cáo buộc là nhận tiền của Phục hưng VN để mua máy tính liên lạc và đất đai để làm kinh tế cho tổ chức này(?). Ông cũng được cung cấp máy tính và thiết bị chèn phá sóng truyền thanh, nhằm tuyên truyền chống phá nhân dịp ngày lễ 30/4(?), và cuối cùng là nhận chỉ thị "tập hợp nhiều người ra Hà Nội tham gia biểu tình chống TQ với chiêu bài đòi Hoàng Sa, Trường Sa".
Không biết có đề cao khả năng quá mức nơi ông Diễn, và cái tổ chức phản động nào đó có là điên khi giao cho một ngư dân, cả ba kế hoạch lớn làm kinh tế, kỷ thuật truyền thông và dân vận tuyên truyền như thế? Chắc chắn chỉ vì các đầu óc đỉnh cao đang run sợ mà đâm hoang tưởng, giống như chuyện cô bé Phương Uyên với những bài thơ chống Tầu, nhưng cũng may biết bị hố, chúng chỉ xử án ông Diễn có ba năm tù. Tội âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, theo quy định tại điều 79 bộ luật hình sự thì mức án chung thân hoặc tử hình cho người đứng đầu và 15 năm cho đồng phạm. Và Hoa Kỳ luôn bị kết là đứng đằng sau các âm mưu diễn biến hòa bình, cũng như hổ trợ cho các “thế lực thù địch”, nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Chuyện này cho thấy trong cái đảng cướp sạch hôm nay, phe thân TQ vẫn đang nổ lực tạo dư luận, nhằm chống lại những ai kể cả trong đảng muốn tăng cường quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ mà làm xấu đi quan hệ với Trung Quốc. Dưới áp lực của Tầu cộng chúng không dám làm trái ý đàn anh mà luôn dè chừng mọi động thái được cho là quá gần với Hoa Kỳ, cũng như các phiên tòa xử gần đây với các bản án bị thế giới phản đối, đều được xem là hành vi lấy lòng đàn anh Tầu cộng. Và đó cũng là thông điệp trả lời cho Hoa Kỳ về sự đòi hỏi phải cải thiện nhân quyền tại VN, cũng trong chiều hướng dưới áp lực của TQ, mà nay có tin là Việt Nam đang xem lại Nghị định 8 đã từng được thông qua từ 2003 tức mười năm trước trong quan hệ quốc phòng Viêt Mỹ.
Tháng 12/2012 vừa qua một chỉ dấu nữa cho thấy, thái độ của cộng sản VN đã bộc lộ quá rõ nét, ngã hẳn về TQ qua việc chúng kỷ niệm 40 năm, cái gọi là chiến thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972, tổ chức đại lễ cấp nhà nước đề cao tinh thần chống đế quốc Mỹ, Nga và Trung Quốc là khách được mời tham dự. Ngoài ra lời của đại tá Trần Đăng Thanh, đã xác định chính sách của nhà nước cộng sản như, “người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả”, còn với TQ “ta không thể làm người vong ân bội nghĩa”. Và qua tin báo chí chúng ta cũng thấy về cuộc chiến Việt Trung 1979, phía TQ nói thoải mái về cuộc chiến năm 1979, coi đây là chính nghĩa của chúng, kể cả vụ Gạc Ma 1988, còn phía VN thì im lặng.
Câu kết tội “chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc!” như vậy đã quá rõ, chính thức cái nhà nước xã nghĩa này đã công nhận những mảng ghẻ Tầu đang lan rộng trên đất nước ta là một thành phần dân tộc cần phải được bảo vệ. Mọi chống đối đều được xem là có tội, và bản án 3 năm cho ngư dân Võ Viết Diễn là một răn đe cho những ai có ý chia rẽ chủ tớ bọn chúng!
Việt Nhân (HNPĐ)
CHIA RẼ? _ Việt Nhân
HNPĐ) Tháng tư năm ngoái là lúc dư luận trong nước rộ lên vấn đề người Hoa một thứ kiêu dân của nhà nước xã nghĩa, mà có lẽ vì tình anh em bốn tốt cùng 16 chữ vàng mà không thấy nhà nước lên tiếng. Chỉ thấy người dân mình nói nhau nghe như thể than phiền cho thân phận làm người dân hạng thứ ngay trên chính quê hương mình, lúc ấy mỗ tôi cũng đã đôi lần thưa chuyện về côn đồ người Hoa những công nhân hung hãn ồn ào của các xí nghiệp TQ. Trong đó cũng có đề cập đến những khu đông đô đại phố ở Lái Thiêu, hay khu thương mại trung tâm thị trấn Dĩ An, với những hình thái sinh hoạt riêng biệt của họ, như chỉ nói tiếng Hoa xài đồng tiền Juan, những đồng tiền Việt không được xài, và cả người Việt cũng không thấy được tiếp.
Tại các cửa hiệu ăn uống tại đây, người không biết tiếng Hoa có thể dùng tay chỉ trỏ thức món mình cần nhưng tuyệt đối phải có những đồng tiền in hình Mao trên đó, những chuyện như thế làm buồn lòng không ít cho những ai còn tự ái dân tộc. Và đã có những phản ứng cả bằng tay chân, nắm đấm trong những lần xảy ra va chạm giữa côn đồ người Hoa và dân địa phương, không biết có phải vì chủ trương của nhà nước hay vì là khách mời biệt đãi, mà phía công an chính quyền không có lấy một hành động nào nhằm vào đám giặc người Hoa đang tràn xuống nước ta như lũ. Cũng thời gian đó tháng 05/2012 đích thân bộ trưởng quốc phòng, Phùng Quang Thanh đã có khen ngợi bộ đội biên phòng, vì đã phá kế hoạch "tháng Tư đỏ lửa" của tổ chức Phục hưng Việt Nam.
Nghe nói phá vỡ cả một kế hoạch của cả một tổ chức phản động, lại do chính đại tướng lên tiếng công bố, thì những tưởng đó là chuyện không nhỏ, một người bị bắt đó là ngư dân Võ Viết Diễn sinh năm 1971. Bị bắt tháng 4/2012 ở Trà Vinh, và nay tin cho biết ông đã bị kết án tù 3 năm (BBC16/01/12), đây lại thêm một chuyện lấy ông đu đủ mà thổi của Vẹm, thổi phồng to chuyện nhằm đánh dập các cuộc chống đối TQ. Ông Thanh nói bộ đội biên phòng đã "bắt giữ một số đối tượng cùng các thiết bị viễn thông khác để phá sóng phát thanh, tuyên truyền các luận điệu phản động, gây cháy, nổ tại các khu phố người Hoa ở tỉnh Bình Dương, rải truyền đơn có nội dung phản động tại một số thành phố lớn, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tạo tiếng vang...".
Tội danh lật đổ nhà nước, và chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, được sử dụng trường hợp này do chính Phùng Quang Thanh gán ghép thì không lạ, vì ai cũng đều biết tên tướng này là tay chân của Tầu cộng. Cái người ta nực cười là một ông ngư dân ghét người Hoa, nay được máng cho cái tội chính trị, nhưng nhờ cái bất nhất trong gán ghép tội danh mà cho ta thấy cái thật của sự kiện, bị cáo buộc là nhận tiền của Phục hưng VN để mua máy tính liên lạc và đất đai để làm kinh tế cho tổ chức này(?). Ông cũng được cung cấp máy tính và thiết bị chèn phá sóng truyền thanh, nhằm tuyên truyền chống phá nhân dịp ngày lễ 30/4(?), và cuối cùng là nhận chỉ thị "tập hợp nhiều người ra Hà Nội tham gia biểu tình chống TQ với chiêu bài đòi Hoàng Sa, Trường Sa".
Không biết có đề cao khả năng quá mức nơi ông Diễn, và cái tổ chức phản động nào đó có là điên khi giao cho một ngư dân, cả ba kế hoạch lớn làm kinh tế, kỷ thuật truyền thông và dân vận tuyên truyền như thế? Chắc chắn chỉ vì các đầu óc đỉnh cao đang run sợ mà đâm hoang tưởng, giống như chuyện cô bé Phương Uyên với những bài thơ chống Tầu, nhưng cũng may biết bị hố, chúng chỉ xử án ông Diễn có ba năm tù. Tội âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, theo quy định tại điều 79 bộ luật hình sự thì mức án chung thân hoặc tử hình cho người đứng đầu và 15 năm cho đồng phạm. Và Hoa Kỳ luôn bị kết là đứng đằng sau các âm mưu diễn biến hòa bình, cũng như hổ trợ cho các “thế lực thù địch”, nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Chuyện này cho thấy trong cái đảng cướp sạch hôm nay, phe thân TQ vẫn đang nổ lực tạo dư luận, nhằm chống lại những ai kể cả trong đảng muốn tăng cường quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ mà làm xấu đi quan hệ với Trung Quốc. Dưới áp lực của Tầu cộng chúng không dám làm trái ý đàn anh mà luôn dè chừng mọi động thái được cho là quá gần với Hoa Kỳ, cũng như các phiên tòa xử gần đây với các bản án bị thế giới phản đối, đều được xem là hành vi lấy lòng đàn anh Tầu cộng. Và đó cũng là thông điệp trả lời cho Hoa Kỳ về sự đòi hỏi phải cải thiện nhân quyền tại VN, cũng trong chiều hướng dưới áp lực của TQ, mà nay có tin là Việt Nam đang xem lại Nghị định 8 đã từng được thông qua từ 2003 tức mười năm trước trong quan hệ quốc phòng Viêt Mỹ.
Tháng 12/2012 vừa qua một chỉ dấu nữa cho thấy, thái độ của cộng sản VN đã bộc lộ quá rõ nét, ngã hẳn về TQ qua việc chúng kỷ niệm 40 năm, cái gọi là chiến thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972, tổ chức đại lễ cấp nhà nước đề cao tinh thần chống đế quốc Mỹ, Nga và Trung Quốc là khách được mời tham dự. Ngoài ra lời của đại tá Trần Đăng Thanh, đã xác định chính sách của nhà nước cộng sản như, “người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả”, còn với TQ “ta không thể làm người vong ân bội nghĩa”. Và qua tin báo chí chúng ta cũng thấy về cuộc chiến Việt Trung 1979, phía TQ nói thoải mái về cuộc chiến năm 1979, coi đây là chính nghĩa của chúng, kể cả vụ Gạc Ma 1988, còn phía VN thì im lặng.
Câu kết tội “chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc!” như vậy đã quá rõ, chính thức cái nhà nước xã nghĩa này đã công nhận những mảng ghẻ Tầu đang lan rộng trên đất nước ta là một thành phần dân tộc cần phải được bảo vệ. Mọi chống đối đều được xem là có tội, và bản án 3 năm cho ngư dân Võ Viết Diễn là một răn đe cho những ai có ý chia rẽ chủ tớ bọn chúng!
Việt Nhân (HNPĐ)