Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
CHUYẾN CÔNG TÁC CUỐI CÙNG CỦA HQ 08 -Nguyễn Trường Yên & Trần Đỗ Cẩm
HQ 08 được chỉ định thay thế HQ 14 trong công công tác bảo vệ giàn khoan dầu lửa Ocean Prospector của hãng Pecten đang hoạt động tại vị trí 188 hải lý Đông Nam Côn Sơn
HoangsaParacel: 17/4/1962, Hạm Trưởng HQ Đại Úy Nguyễn Thanh Châu K3, Hạm Phó HQ Trung Úy Trần Văn Lâm, K5 đã chỉ huy Hộ Tống Hạm Chi Lăng PCE HQ 08 cùng thủy thủ đoàn lão luyện vượt Thái Bình Dương từ Căn Cứ Hải Quân Norfolk, Virginia, băng qua kênh đào Panama, ghé San Diego huấn luyện, rong ruổi qua Trân Châu Cảng, Hawaii, Subic Bay, Philippines về nước. Chiến hạm đang yểm trợ các ghe Hải Thuyền trong môt cuộc hành quân đổ bộ
HoangsaParacel: 17/4/1962, Hạm Trưởng HQ Đại Úy Nguyễn Thanh Châu K3, Hạm Phó HQ Trung Úy Trần Văn Lâm, K5 đã chỉ huy Hộ Tống Hạm Chi Lăng PCE HQ 08 cùng thủy thủ đoàn lão luyện vượt Thái Bình Dương từ Căn Cứ Hải Quân Norfolk, Virginia, băng qua kênh đào Panama, ghé San Diego huấn luyện, rong ruổi qua Trân Châu Cảng, Hawaii, Subic Bay, Philippines về nước. Chiến hạm đang yểm trợ các ghe Hải Thuyền trong môt cuộc hành quân đổ bộ
HQ 08 được chỉ định thay thế HQ 14 trong công công tác bảo vệ giàn khoan dầu lửa Ocean Prospector của hãng Pecten đang hoạt động tại vị trí 188 hải lý Đông Nam Côn Sơn đang khoan các giếng Hồng, Dừa Mía v.v… tại lô 12 thềm lục địa, trong khi giàn khoan Glomar IV của hãng Mobil Oil hoạt động bên lô số 9 lân cận. Cũng nên nói rõ thêm Pecten là công ty chuyên khoan giếng dầu ngoài khơi với 80% số vốn do hãng dầu Shell cung cấp. Theo qui ước đã thỏa thuận với chính phủ VNCH khi đấu thầu khai thác các lô dầu lửa tại Biển Đông, hãng Pecten dùng tên các loại cây trái như Dừa, Hồng, Mía … để đặt tên các giếng khoan dầu, còn hãng Mobil dùng tên các con thú như Đại Hùng, Bạch Hổ, Đại Bàng v.v…
CHUYẾN CÔNG TÁC CUỐI CÙNG CỦA HQ 08
Nguyễn Trường Yên & Trần Đỗ Cẩm
Ghi chú: Được tự do trích đăng và phổ biến rộng rãi trên báo chí & các diễn đàn điện tử – Cám ơn.
Vui lòng cho biết những sai sót để chúng tôi tu chỉnh. Email liên lạc với tác giả:
yennguyen1945@gmail.com – camtran11@gmail.com
Hộ Tống Hạm Chi Lăng II HQ 08 nguyên là USS 239 Gayety được chuyển giao cho HQ/VNCH vào ngày 17-4-1962. Chiến hạm dài khoảng 70 m, rộng 10 m, vận tốc 15 hải lý/giờ, trang bị 1 đại bác 76 ly ở sân trước và 2 đại bác 40 ly ở sân giữa. Thủy thủ đoàn khoảng 100 người. Vào tháng 9-1974, HQ Thiếu Tá Nguyễn Trường Yên Khóa 15 SQHQ Nha Trang đang chỉ huy HQ 405, được chỉ định làm hạm trưởng HQ 08, thay thế HQ Thiếu Tá Lê Quang Lập Khóa 11 SQHQ Nha Trang. Lúc đó chiến hạm đang đảm nhận công tác tuần dương tại V1 Duyên hải nên tân hạm trưởng phải quá giang ra Đà Nẵng trên HQ 500 do HQ Thiếu Tá Nguyễn Văn Tánh Khóa 11 SQHQ Nha Trang tạm thời làm Hạm Trưởng tạp dịch. Sau khi nhận quyền chỉ huy, HQ 08 tiếp tục công tác tuần dương thường lệ như những chiến hạm khác cùng hải đội.
Khoảng tháng 2-1975, trong lúc tình hình chiến sự trên đất liền bắt đầu sôi động, thì ngoài khơi sự tranh chấp chủ quyền thềm lục địa với các quốc gia láng giềng như Indonesia, Philippines tại vùng quần đảo Trường Sa, nơi có nhiều triển vọng về dầu lửa và hơi đốt cũng trở nên gay gắt, vì vậy ngoài các công tác hành quân, Hải Quân còn phải đảm nhận thêm nhiệm vụ bảo vệ các giàn khoan dầu ngoài Biển Đông gần Trường Sa. HQ 08 được chỉ định thay thế HQ 14 trong công công tác bảo vệ giàn khoan dầu lửa Ocean Prospector của hãng Pecten đang hoạt động tại vị trí 188 hải lý Đông Nam Côn Sơn đang khoan các giếng Hồng, Dừa Mía v.v… tại lô 12 thềm lục địa, trong khi giàn khoan Glomar IV của hãng Mobil Oil hoạt động bên lô số 9 lân cận. Cũng nên nói rõ thêm Pecten là công ty chuyên khoan giếng dầu ngoài khơi với 80% số vốn do hãng dầu Shell cung cấp. Theo qui ước đã thỏa thuận với chính phủ VNCH khi đấu thầu khai thác các lô dầu lửa tại Biển Đông, hãng Pecten dùng tên các loại cây trái như Dừa, Hồng, Mía … để đặt tên các giếng khoan dầu, còn hãng Mobil dùng tên các con thú như Đại Hùng, Bạch Hổ, Đại Bàng v.v…
Tới trung tuần tháng 3, tình hình mặt trận khu vực bắc đèo Hải Vân rất nghiêm trọng, lực lượng Nhẩy Dù và TQLC đã rời Quảng Trị lui về Huế. Các đơn vị Hải Quân phía Bắc đèo Hải Vân gồm GĐ 32 Xung Phong, GĐ 92 Trục Lôi, GĐ 60 Tuần Thám, DĐ 12 tại Thuận An, DĐ13 tại cửa Tư Hiền v.v… cùng gia đình binh sĩ cũng được đưa về Đà Nẵng an toàn vào ngày 20-3.
Trong thời gian đó, HQ 08 đang tuần tiễu tại Vùng 3 Duyên Hải được lệnh khẩn cấp ra Vùng I trình diện ĐĐ Thoại nhận nhiệm vụ mới. Khi tới Đà Nẵng, hạm trưởng trình diện BTL/V1DH để nhận công tác, Đô Đốc Tư Lệnh hỏi kỹ về khả năng, tình trạng và đặc biệt muốn biết rõ về kế hoạch sẵn sàng tác chiến của chiến hạm. Hạm trưởng HQ 08 trả lời sẽ cho nhân viên túc trực tại các ổ súng có thể bắn ngay khi cần thiết. Sau đó HQ 08 được HQ Trung Tá Lê Thành Uyển, Hải Đội Trưởng HĐ III Tuần Dương chỉ thị ra tuần tiễu trục Thuận An – Cửa Việt cùng với HQ 07 do HQ Thiếu Tá Trần Nam Hưng Khóa 10 SQ/HQNT làm hạm trưởng đã có mặt ngoài vùng. Ít lâu sau, có HQ 14 do HQ Thiếu Tá Phạm Thành Khóa 13 SQHQ Nha Trang làm hạm trưởng, cũng ra nhập toán tuần tiễu vào quá nửa đêm ngày 23-3.
Bắt đầu từ lúc 9 giờ sáng ngày 24-3, phân đội ba hộ tống hạm do HQ Thiếu Tá Trần Nam Hưng chỉ huy (OTC) thiết lập đôi hình hàng ngang, cách nhau khoảng 1 hải lý hướng về vĩ tuyến 17; HQ 07 ở vị trí 1 bên trái, HQ 08 vị trí 2 ở giữa và HQ 14 vị trí 3 bên phải. Phân đội có nhiệm vụ phát hiện và ngăn chặn phi cơ và chiến hạm Bắc Việt xâm nhập. Đàng sau toán chiến hạm tiền phong này có các Khu Trục Hạm và Tuần Dương Hạm lớn hơn sẵn sàng yểm trợ. Khoảng 4 giờ chiều, lúc phân đội đang vận chuyển ở vị trí Đông Bắc cửa Thuận An, khoảng cách 10 hải lý, đột nhiên HQ 14 bị 2 phi cơ A-37 từ trên mây nhào xuống thả 2 trái bom nhưng trật trước mũi rồi bay lẫn vào đám mây. HQ 14 không bắn trả vì hạm trưởng biết chắc đây là phi cơ VNCH thả bom lầm; nhưng chỉ vài phút sau đó, bất thần 2 phi cơ này quay lại thả 2 trái bom nữa sát bên hữu hạm gần phòng ăn đoàn viên. Mảnh bom đâm thủng nhiều lỗ bên hữu hạm và khiến 5 nhân viên tử thương và 10 bị thương nặng; tay lái điện và hệ thống truyền tin bất khiển dụng, chỉ còn liên lạc được bằng máy truyền tin PRC-25. HQ 07 được gấp rút gọi đến tản thương còn HQ 08 được lệnh giòng HQ 14 về Đà Nẵng. Khi vừa tới Hòn Sơn Chà gần cửa vịnh, HQ 14 báo cáo đã sửa được máy điện, có thể tự vận chuyển được nên HQ 08 tháo giây giòng tầu và quay trở lại vùng hành quân. Nhiệm vụ yểm trợ cho các LCU và LCM 8 đón quân bạn tại cửa Thuận An.
Ngày 25-3, khi HQ 08 vào gần bờ đã thấy đông nghẹt người, quân dân lẫn lộn trên bãi cát. Tiểu đoàn 7 TQLC do Thiếu Tá Phạm Cang làm TĐT, Thiếu Tá Lê Quang Liễn TĐP vừa xuất phái khỏi Lực Lượng Đặc Nhiện Tango cùng với Lữ Đoàn 147 TQLC gồm các TĐ3, 4, 5 do Đại Tá Nguyễn Thế Lương chỉ huy vừa về đến cửa Thuận An sẵn sàng trên bãi chờ tầu Hải Quân bốc đi. Hồi 10 giờ sáng, BCH nhẹ SĐ/TQLC do Đại Tá Nguyễn Thành Trí chỉ huy lên 1 LCM 8 ra khơi tiếp tục chỉ huy cuộc rút quân. HQ 801 lúc 1 giờ chiều đã cố gắng ủi bãi đón quân bạn nhưng vẫn còn cách bờ khoảng 200 m nên quân trên bờ vẫn không ra tầu được vì sóng lớn.
Ngày 26-3, lúc 8 giờ sáng một LCU vào đón được BCH/LĐ 147, thêm một số thương binh và khoảng 1 tiểu đoàn TQLC. Tuy bị Việt Cộng dùng hỏa tiễn AT 3 bắn trúng ngay tại bãi ủi gây một số thương vong, nhưng chiếc LCU này rút ra được ngoài biển. Chiếc LCU thứ hai vào bãi đón nhưng quân TQLC hỗn loạn ào lên quá đông nên mắc cạn vì quá tải. HQ Trung Tá Trần Đình Hòa, sĩ quan trưởng toán tầu đón quân cho LCU khác vào cố kéo chiếc tầu bị mắc cạn dưới làn mưa đạn của địch quân, nhưng không thành công. Từ đó không có tầu HQ nào vào nữa. Ý định bốc quân bạn bằng tầu HQ tại bãi biển Thuận An coi như thất bại nên cấp chỉ huy buộc phải dùng kế hoạch khác để cứu các binh sĩ đang bị kẹt trên bãi biển. Theo dự tính mới, thay vì đón quân tại cửa Thuận An, LĐ 147 TQLC sẽ đi bộ từ cửa Thuận An dọc theo bãi biển về hướng Nam tới cửa Tư Hiền cách 40 cây số. Hải Quân và Công Binh sẽ lập cầu nổi tại cửa Tư Hiền để binh sĩ qua đầm Cầu Hai đi về Đà Nẵng.
HQ 08 đang yểm trợ quân bạn tại cửa Thuận An nhận được lệnh về BTL/V1DH họp khẩn để thực hiện kế hoạch mới này. Tới Đà Nẵng khoảng 8 giờ tối, hạm trưởng lên trình diện BTL và được mời họp hành quân. Hiện trong buổi họp có PĐĐ Thoại TL/V1DH, HQ Đại Tá Nguyễn Xuân Sơn TL/HĐ, Đại Tá Lê Đình Quế Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn TQLC. Đại Tá Sơn nói thẳng với hạm trưởng HQ 08:”Tôi cần anh làm cái “mission” này: anh chỉ huy toán LCM 8 Quân Vận kéo ponton tới cửa Tư Hiền; sau đó sẽ có toán chất nổ của Biệt Hải đánh chìm những ponton này để làm cầu nổi cho quân bạn đi qua”. Đại Tá Quế nói thêm: “Nếu anh làm được công tác này sẽ cứu được cả ngàn TQLC”. ĐĐ Thoại hỏi tầu có nhiều giây thừng không, hạm trưởng Yên trả lời chỉ có mấy cuộn giây cột tầu. ĐĐ Thoại ra lệnh cứ xử dụng tối đa giây để làm cầu nổi , V1DH sẽ bồi hoàn sau. Rời phòng họp, hạm trưởng Yên lập tức xuống tầu thi hành lệnh ngay.
Rạng sáng ngày hôm sau 27-3, HQ 08 và toán LCM 8 Quân Vận đưa được 4 ponton từ Đà nẵng tới ngoài khơi cửa Tư Hiền, nhưng không liên lạc được với toán công binh hay bất cứ quân bạn nào trên bờ. Vì không rõ tình hình địch bạn trên đó có khoảng nên HQ 08 thận trọng thả trôi chờ ngoài biển nghe ngóng tin tức. Tình cờ, HQ 08 vớt được một ghe dân sự chở khoảng mươi người lính mặc quân phục BĐQ, hạm trưởng HQ 08 hỏi thăm tình hình trong bờ, viên Trung Úy chỉ huy cho biết tình hình rất bi đát, địch đã chiếm hết những vị trí trọng yếu, không còn quân bạn, Việt Cộng đặt súng trên các đỉnh núi cao bắn xuống ác liệt, cả trung đội của ông chỉ còn lại có mấy người trên ghe. Khi được biết ý định của HQ 08 đem ponton vào lập cầu nổi tại cửa Tư Hiền, viên Trung Úy can ngăn:” Toán ông vào đó chắc không ra được”. Tuy nhiên HQ 08 vẫn tuân hành thượng lệnh, chuẩn bị giây thừng sẵn sàng, coi chừng các LCM 8 QV kéo ponton quanh quẩn tại vùng. Chờ mãi không liên lạc được với quân bạn và cũng không thấy toán Biệt Hải mang chất nổ. Tới gần tối, BTL/V1DH liên lạc hủy bỏ kế hoạch làm cầu nổi.
Dự tính làm cầu nổi băng ngang cửa Tư Hiền để quân bạn đi qua có thể thực hiện trên nguyên tắc, vì cửa lạch ăn thông từ đầm Cầu Hai ra Biển Đông rất hẹp, chỉ vào khoảng 70 m và cạn. Duyên Đoàn 13 đóng tại đây nhiều khi phải dùng chất nổ đặt dưới lòng lạch để đào cát sâu thêm đủ cho ghe thuyền qua lại. Tuy nhiên, trên thực thế rất khó thành công trong tình thế khẩn trương lúc bấy giờ. Điều kiện tiên quyết là an ninh tuyệt đối nhưng lúc đó, địch đã chiếm hai cao điểm quan trọng là núi Túy Vân ở bờ Bắc và núi Vĩnh Phong ở bờ Nam. Từ hai vị trí khống chế chỉ cách cửa Tư Hiền không xa này, địch đặt súng bắn xuống sẽ tiêu diệt hết ghe thuyền qua lại như toán BĐQ cho biết; vì vậy kế hoạch kéo ponton vào để làm cầu phao không thể nào thực hiện nổi. Thứ hai là điều kiện thủy đạo vì cửa biển rất hẹp nên nước chẩy xiết khi thủy triều lên hay xuống; việc đặt các ponton vào đúng vị trì làm cầu chỉ có thể thực hiện khi nước ròng đứng. Cả hai điều kiện cần thiết đều không hội đủ, vì vậy dự tính đặt cầu nổi đã bị thất bại. Thật ra, nếu có làm được cầu nổi đi nữa cũng không còn quân bạn đi qua vì tất cả đã bị Việt Công bắt vào sáng sớm ngày 27-4 khi họ còn cách cửa Tư Hiền chừng 1 cây số. Đây là một trở ngại khác lớn hơn, đó là “lãnh đạo và chỉ huy”.
Nói chung, kế hoạch dùng tầu HQ để di tản TQLC bằng đường biển tuy có thể thực hiện được, nhưng đã bị thất bại vì không giữ được an ninh và trật tự tại các điểm bốc quân. Trước đó chỉ mấy ngày khi địch quân chưa tới gần an ninh còn khả quan, tất cả các đơn vị HQ và gia đình binh sĩ tại vùng cửa Thuận An đã được di chuyển bằng đường biển về Đà Nẵng an toàn. Ngay cả khi quân bạn đã đến điểm hẹn, các LCM hay LCU vẫn có thể bốc quân đưa ra tầu lớn nếu an ninh và trật tự trên bờ được duy trì.
Sau chuyến công tác không thành công tại cửa Tư Hiền, ngày 28-3, HQ 08 trở về hoạt động trong vùng vịnh Đà Nẵng, vớt được khá nhiều dân tỵ nạn bằng ghe từ bờ đi ra. Sáng 30-3 HQ 08 cập HQ 802 chuyển dân tỵ nạn sang, đồng thời đón PĐĐ Thoại và Tướng Nguyễn Duy Hinh TL/SĐ3 qua rồi di chuyển xuống vùng Chu Lai – Cù Lao Ré để tham dự vào cuộc đón quân SĐ3. Ngày 31-3, HQ 472 do HQ Đại Úy Lê Chân An Thuận làm hạm trưởng cập HQ 08 đón tướng Hinh và nhân tiện tiếp tề dầu. Sau đó HQ 472 lên đường về Cam Ranh.
Sau Đà Nẵng, HQ 08 lại được lệnh về Qui Nhơn yểm trợ cho cuộc rút quân SĐ 22 Bộ Binh do tướng Phan Đình Niệm làm Tư Lệnh. Trên hệ thống âm thoại, HQ 08 nghe được lệnh chỉ định PĐĐ Hoàng Cơ Minh là Tư Lệnh Chiến Trường kiêm nhiệm Tổng Trấn Qui Nhơn. Lúc này tình hình tại Qui Nhơn đã rất bi đát, địch quân xâm nhập khắp nơi và cắt đứt đường rút quân SĐ 22 về bãi biển Qui Nhơn. HQ 08 được lệnh cùng các chiến hạm bạn bắn hải pháo tối đa yểm trợ cho quân bạn và phá hủy những bốn xăng dầu trên bờ. Đô Đốc Minh cố thiết lập đầu cầu giữ vững Qui Nhơn nhưng không thành công vì thiếu quân số và dân chúng trong thành phố đang hoang mang tán loạn, tình trạng vô cùng hỗn loạn.
Sau khi mất Qui Nhơn, HQ 08 xuôi dần về Nha Trang rồi Cam Ranh. Lúc đó trên chiến hạm có hạm phó và một số nhân viên quê quán ở Nha Trang xin được ghé vào đón gia đình nhưng hạm trưởng không chấp thuận vì Nha Trang cũng đã bị địch xâm nhập, mất an ninh. HQ 08 về tới Cam Ranh mới thả youyou đưa những nhân viên này lên bờ để họ đón xe về Nha Trang kiếm gia đình với kỳ hẹn 24 giờ sẽ quay trở lại. Lúc này căn cứ hải quân Cam Ranh cũng đã di tản, bồn dầu bị phá hủy còn đang cháy dở trên bờ. HQ 08 thả trôi trong vịnh Cam Ranh chờ đón gia đình nhân viên, nhưng chỉ có gia đình HQ Trung Úy Ngô Thiện Tánh Khóa 20 SQHQ/NT trở lại được.
Tiếp theo Cam Ranh, HQ 08 về Phan Rang vào khoảng ngày 16-4 đã thấy nhiều chiến hạm thuộc hạm đội 7 Hoa Kỳ lảng vảng ngoài khơi, trong đó có cả soái hạm Blue Ridge với trực thăng lên xuống liên ttiếp. Rồi Phan Rang, Phan Thiết cũng theo nhau di tản. Sau hơn một tháng trời miệt mài chinh chiến không ngừng nghỉ, máy móc của HQ 08 đã bắt đầu hư hỏng vì không có thời gian bảo trì, do đó chiến hạm được cho về Vũng Tầu, cập Cơ Xưởng Hạm Vĩnh Long HQ 802 để sửa chữa. Nhưng vì bị hư hỏng nhiều, chỉ còn một máy chánh nên ngoài khả năng của cơ xưởng hạm. Cuối cùng HQ 08 được lệnh về Sài Gòn, vào Hải Quân Công Xưởng sửa chữa khẩn cấp. Chiến hạm về tới Sài Gòn vào khoảng ngày 20-4, cập cầu HQCX.
Khi còn ở Vũng Tầu, hạm trưởng HQ 14 là HQ Thiếu Tá Phạm Thành nghe tin HQ 08 được về Sài Gòn nên gặp hạm trưởng Yên xin địa chỉ để gia đình tiếp xúc trong trường hợp cần phương tiện di tản. Hạm trưởng Yên nghe gia đình nói lại phu nhân của Thiếu Tá Thành có tìm tới tận nhà cám ơn và còn cẩn thận nhắn rằng đã có phương tiện riêng, không cần làm phiền nữa. Sau này gia đình hạm trưởng Thành quá giang trên HQ 3 và đoàn tụ tại Côn Sơn.
HQ 08 vừa về đến Sài Gòn, thợ HQCX giám định tình trạng kỹ thuật cho biết phải tháo cả 2 máy chánh để sửa chữa. Hạm trưởng Yên không đồng ý, chỉ cho tháo một máy khi sửa xong mới tháo máy kia để chiến hạm còn có thể xoay sở khi hữu sự. Vài ngày sau trong lúc chờ đợi, HQ 08 được lệnh của HQ Đại Tá Nguyễn Tam, Tư Lệnh Phó Hạm Đội dời qua cầu D trên bến Bạch Đằng, cập cạnh Câu Lạc Bộ Nổi, mũi thượng giòng, hải pháo 76 ly hướng về phía cổng vào HQCX trên đường Cường Để, sẵn sàng bắn ngăn chận chiến xa Việt Cộng xâm nhập. Vì chỉ còn một máy nên HQ 08 được tầu giòng Ty Quân Quảng đưa qua cầu D thi hành nhiệm vụ. Nhân dịp này, hạm trưởng cho nhân viên lấy đầy nước vào hầm thủy lựu đạn (depth charge) phía sau lái để dự trữ; vì vậy sau này HQ 08 mới có đủ nước để những người quá giang xử dụng trên đường đi Subic bay sau này.
Tối 29-4, khi các chiến hạm bạn tách bến ra khơi, HQ 08 vẫn còn đậu tại cầu D, vị trí 1 sát Câu Lạc Bộ Nổi để thi hành lệnh chuẩn bị bắn chiến xa địch xâm nhập. HQ 329 do HQ Thiếu Tá Nguyễn Thành Danh Khóa 15 SQHQ/NT làm hạm trưởng cập vị trí 2 bên ngoài. Khi nghe tiếng Đại Tá Nguyễn Văn Tấn qua hệ thống truyền tin, tự xưng là Tư Lệnh Hải Quân ra lệnh cho các chiến hạm ở lại, HQ 08 mới chuẩn bị lên đường. Vì dân chúng đã tràn ngập trên bờ, chen lấn cố tìm đủ mọi cách xuống các chiến hạm còn cập cầu nên hạm trưởng Yên đã phải thả youyou (xuồng nhỏ cơ hữu của chiến hạm) chạy dọc theo bến Bạch Đằng mới đón được gia đình tại cầu Tự Do đối diện với Hotel Majestic. Youyou phải chạy nhiều chuyến mới đón hết được gia đình vì mỗi lần xuồng cập bến là dân chúng lại ùa xuống. Riêng hạm trưởng Danh của HQ 329 còn chần chừ chưa muốn đi vì chưa đón được gia đình. Hạm trưởng Yên giúp bạn phương tiện chuyên chở là 2 chiếc xe hơi của gia đình mới xuống tầu để lại, do đó hạm trưởng Danh đón được gia đình lên tầu. Trước khi rời bến, HQ 08 còn đón thêm khoảng 400 người đang tuyệt vọng chờ đợi trên bờ.
Hai chiến hạm tách bến ra khơi vào lúc 3 giờ sáng ngày 30-4 và tới điểm tập trung Côn Sơn an toàn. Cuối cùng HQ 08 nhập đoàn chiến hạm HQVN đi sang Subic Bay. Chiến hạm được đổi tên thành Magat Salamat (PS 20) khi chính thức gia nhập hải quân Philippines vào tháng 9-1975.
Posted on April 27, 2019 by dongsongcu
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
CHUYẾN CÔNG TÁC CUỐI CÙNG CỦA HQ 08 -Nguyễn Trường Yên & Trần Đỗ Cẩm
HQ 08 được chỉ định thay thế HQ 14 trong công công tác bảo vệ giàn khoan dầu lửa Ocean Prospector của hãng Pecten đang hoạt động tại vị trí 188 hải lý Đông Nam Côn Sơn
HoangsaParacel: 17/4/1962, Hạm Trưởng HQ Đại Úy Nguyễn Thanh Châu K3, Hạm Phó HQ Trung Úy Trần Văn Lâm, K5 đã chỉ huy Hộ Tống Hạm Chi Lăng PCE HQ 08 cùng thủy thủ đoàn lão luyện vượt Thái Bình Dương từ Căn Cứ Hải Quân Norfolk, Virginia, băng qua kênh đào Panama, ghé San Diego huấn luyện, rong ruổi qua Trân Châu Cảng, Hawaii, Subic Bay, Philippines về nước. Chiến hạm đang yểm trợ các ghe Hải Thuyền trong môt cuộc hành quân đổ bộ
HQ 08 được chỉ định thay thế HQ 14 trong công công tác bảo vệ giàn khoan dầu lửa Ocean Prospector của hãng Pecten đang hoạt động tại vị trí 188 hải lý Đông Nam Côn Sơn đang khoan các giếng Hồng, Dừa Mía v.v… tại lô 12 thềm lục địa, trong khi giàn khoan Glomar IV của hãng Mobil Oil hoạt động bên lô số 9 lân cận. Cũng nên nói rõ thêm Pecten là công ty chuyên khoan giếng dầu ngoài khơi với 80% số vốn do hãng dầu Shell cung cấp. Theo qui ước đã thỏa thuận với chính phủ VNCH khi đấu thầu khai thác các lô dầu lửa tại Biển Đông, hãng Pecten dùng tên các loại cây trái như Dừa, Hồng, Mía … để đặt tên các giếng khoan dầu, còn hãng Mobil dùng tên các con thú như Đại Hùng, Bạch Hổ, Đại Bàng v.v…
HQ 08 được chỉ định thay thế HQ 14 trong công công tác bảo vệ giàn khoan dầu lửa Ocean Prospector của hãng Pecten đang hoạt động tại vị trí 188 hải lý Đông Nam Côn Sơn đang khoan các giếng Hồng, Dừa Mía v.v… tại lô 12 thềm lục địa, trong khi giàn khoan Glomar IV của hãng Mobil Oil hoạt động bên lô số 9 lân cận. Cũng nên nói rõ thêm Pecten là công ty chuyên khoan giếng dầu ngoài khơi với 80% số vốn do hãng dầu Shell cung cấp. Theo qui ước đã thỏa thuận với chính phủ VNCH khi đấu thầu khai thác các lô dầu lửa tại Biển Đông, hãng Pecten dùng tên các loại cây trái như Dừa, Hồng, Mía … để đặt tên các giếng khoan dầu, còn hãng Mobil dùng tên các con thú như Đại Hùng, Bạch Hổ, Đại Bàng v.v…
CHUYẾN CÔNG TÁC CUỐI CÙNG CỦA HQ 08
Nguyễn Trường Yên & Trần Đỗ Cẩm
Ghi chú: Được tự do trích đăng và phổ biến rộng rãi trên báo chí & các diễn đàn điện tử – Cám ơn.
Vui lòng cho biết những sai sót để chúng tôi tu chỉnh. Email liên lạc với tác giả:
yennguyen1945@gmail.com – camtran11@gmail.com
Hộ Tống Hạm Chi Lăng II HQ 08 nguyên là USS 239 Gayety được chuyển giao cho HQ/VNCH vào ngày 17-4-1962. Chiến hạm dài khoảng 70 m, rộng 10 m, vận tốc 15 hải lý/giờ, trang bị 1 đại bác 76 ly ở sân trước và 2 đại bác 40 ly ở sân giữa. Thủy thủ đoàn khoảng 100 người. Vào tháng 9-1974, HQ Thiếu Tá Nguyễn Trường Yên Khóa 15 SQHQ Nha Trang đang chỉ huy HQ 405, được chỉ định làm hạm trưởng HQ 08, thay thế HQ Thiếu Tá Lê Quang Lập Khóa 11 SQHQ Nha Trang. Lúc đó chiến hạm đang đảm nhận công tác tuần dương tại V1 Duyên hải nên tân hạm trưởng phải quá giang ra Đà Nẵng trên HQ 500 do HQ Thiếu Tá Nguyễn Văn Tánh Khóa 11 SQHQ Nha Trang tạm thời làm Hạm Trưởng tạp dịch. Sau khi nhận quyền chỉ huy, HQ 08 tiếp tục công tác tuần dương thường lệ như những chiến hạm khác cùng hải đội.
Khoảng tháng 2-1975, trong lúc tình hình chiến sự trên đất liền bắt đầu sôi động, thì ngoài khơi sự tranh chấp chủ quyền thềm lục địa với các quốc gia láng giềng như Indonesia, Philippines tại vùng quần đảo Trường Sa, nơi có nhiều triển vọng về dầu lửa và hơi đốt cũng trở nên gay gắt, vì vậy ngoài các công tác hành quân, Hải Quân còn phải đảm nhận thêm nhiệm vụ bảo vệ các giàn khoan dầu ngoài Biển Đông gần Trường Sa. HQ 08 được chỉ định thay thế HQ 14 trong công công tác bảo vệ giàn khoan dầu lửa Ocean Prospector của hãng Pecten đang hoạt động tại vị trí 188 hải lý Đông Nam Côn Sơn đang khoan các giếng Hồng, Dừa Mía v.v… tại lô 12 thềm lục địa, trong khi giàn khoan Glomar IV của hãng Mobil Oil hoạt động bên lô số 9 lân cận. Cũng nên nói rõ thêm Pecten là công ty chuyên khoan giếng dầu ngoài khơi với 80% số vốn do hãng dầu Shell cung cấp. Theo qui ước đã thỏa thuận với chính phủ VNCH khi đấu thầu khai thác các lô dầu lửa tại Biển Đông, hãng Pecten dùng tên các loại cây trái như Dừa, Hồng, Mía … để đặt tên các giếng khoan dầu, còn hãng Mobil dùng tên các con thú như Đại Hùng, Bạch Hổ, Đại Bàng v.v…
Tới trung tuần tháng 3, tình hình mặt trận khu vực bắc đèo Hải Vân rất nghiêm trọng, lực lượng Nhẩy Dù và TQLC đã rời Quảng Trị lui về Huế. Các đơn vị Hải Quân phía Bắc đèo Hải Vân gồm GĐ 32 Xung Phong, GĐ 92 Trục Lôi, GĐ 60 Tuần Thám, DĐ 12 tại Thuận An, DĐ13 tại cửa Tư Hiền v.v… cùng gia đình binh sĩ cũng được đưa về Đà Nẵng an toàn vào ngày 20-3.
Trong thời gian đó, HQ 08 đang tuần tiễu tại Vùng 3 Duyên Hải được lệnh khẩn cấp ra Vùng I trình diện ĐĐ Thoại nhận nhiệm vụ mới. Khi tới Đà Nẵng, hạm trưởng trình diện BTL/V1DH để nhận công tác, Đô Đốc Tư Lệnh hỏi kỹ về khả năng, tình trạng và đặc biệt muốn biết rõ về kế hoạch sẵn sàng tác chiến của chiến hạm. Hạm trưởng HQ 08 trả lời sẽ cho nhân viên túc trực tại các ổ súng có thể bắn ngay khi cần thiết. Sau đó HQ 08 được HQ Trung Tá Lê Thành Uyển, Hải Đội Trưởng HĐ III Tuần Dương chỉ thị ra tuần tiễu trục Thuận An – Cửa Việt cùng với HQ 07 do HQ Thiếu Tá Trần Nam Hưng Khóa 10 SQ/HQNT làm hạm trưởng đã có mặt ngoài vùng. Ít lâu sau, có HQ 14 do HQ Thiếu Tá Phạm Thành Khóa 13 SQHQ Nha Trang làm hạm trưởng, cũng ra nhập toán tuần tiễu vào quá nửa đêm ngày 23-3.
Bắt đầu từ lúc 9 giờ sáng ngày 24-3, phân đội ba hộ tống hạm do HQ Thiếu Tá Trần Nam Hưng chỉ huy (OTC) thiết lập đôi hình hàng ngang, cách nhau khoảng 1 hải lý hướng về vĩ tuyến 17; HQ 07 ở vị trí 1 bên trái, HQ 08 vị trí 2 ở giữa và HQ 14 vị trí 3 bên phải. Phân đội có nhiệm vụ phát hiện và ngăn chặn phi cơ và chiến hạm Bắc Việt xâm nhập. Đàng sau toán chiến hạm tiền phong này có các Khu Trục Hạm và Tuần Dương Hạm lớn hơn sẵn sàng yểm trợ. Khoảng 4 giờ chiều, lúc phân đội đang vận chuyển ở vị trí Đông Bắc cửa Thuận An, khoảng cách 10 hải lý, đột nhiên HQ 14 bị 2 phi cơ A-37 từ trên mây nhào xuống thả 2 trái bom nhưng trật trước mũi rồi bay lẫn vào đám mây. HQ 14 không bắn trả vì hạm trưởng biết chắc đây là phi cơ VNCH thả bom lầm; nhưng chỉ vài phút sau đó, bất thần 2 phi cơ này quay lại thả 2 trái bom nữa sát bên hữu hạm gần phòng ăn đoàn viên. Mảnh bom đâm thủng nhiều lỗ bên hữu hạm và khiến 5 nhân viên tử thương và 10 bị thương nặng; tay lái điện và hệ thống truyền tin bất khiển dụng, chỉ còn liên lạc được bằng máy truyền tin PRC-25. HQ 07 được gấp rút gọi đến tản thương còn HQ 08 được lệnh giòng HQ 14 về Đà Nẵng. Khi vừa tới Hòn Sơn Chà gần cửa vịnh, HQ 14 báo cáo đã sửa được máy điện, có thể tự vận chuyển được nên HQ 08 tháo giây giòng tầu và quay trở lại vùng hành quân. Nhiệm vụ yểm trợ cho các LCU và LCM 8 đón quân bạn tại cửa Thuận An.
Ngày 25-3, khi HQ 08 vào gần bờ đã thấy đông nghẹt người, quân dân lẫn lộn trên bãi cát. Tiểu đoàn 7 TQLC do Thiếu Tá Phạm Cang làm TĐT, Thiếu Tá Lê Quang Liễn TĐP vừa xuất phái khỏi Lực Lượng Đặc Nhiện Tango cùng với Lữ Đoàn 147 TQLC gồm các TĐ3, 4, 5 do Đại Tá Nguyễn Thế Lương chỉ huy vừa về đến cửa Thuận An sẵn sàng trên bãi chờ tầu Hải Quân bốc đi. Hồi 10 giờ sáng, BCH nhẹ SĐ/TQLC do Đại Tá Nguyễn Thành Trí chỉ huy lên 1 LCM 8 ra khơi tiếp tục chỉ huy cuộc rút quân. HQ 801 lúc 1 giờ chiều đã cố gắng ủi bãi đón quân bạn nhưng vẫn còn cách bờ khoảng 200 m nên quân trên bờ vẫn không ra tầu được vì sóng lớn.
Ngày 26-3, lúc 8 giờ sáng một LCU vào đón được BCH/LĐ 147, thêm một số thương binh và khoảng 1 tiểu đoàn TQLC. Tuy bị Việt Cộng dùng hỏa tiễn AT 3 bắn trúng ngay tại bãi ủi gây một số thương vong, nhưng chiếc LCU này rút ra được ngoài biển. Chiếc LCU thứ hai vào bãi đón nhưng quân TQLC hỗn loạn ào lên quá đông nên mắc cạn vì quá tải. HQ Trung Tá Trần Đình Hòa, sĩ quan trưởng toán tầu đón quân cho LCU khác vào cố kéo chiếc tầu bị mắc cạn dưới làn mưa đạn của địch quân, nhưng không thành công. Từ đó không có tầu HQ nào vào nữa. Ý định bốc quân bạn bằng tầu HQ tại bãi biển Thuận An coi như thất bại nên cấp chỉ huy buộc phải dùng kế hoạch khác để cứu các binh sĩ đang bị kẹt trên bãi biển. Theo dự tính mới, thay vì đón quân tại cửa Thuận An, LĐ 147 TQLC sẽ đi bộ từ cửa Thuận An dọc theo bãi biển về hướng Nam tới cửa Tư Hiền cách 40 cây số. Hải Quân và Công Binh sẽ lập cầu nổi tại cửa Tư Hiền để binh sĩ qua đầm Cầu Hai đi về Đà Nẵng.
HQ 08 đang yểm trợ quân bạn tại cửa Thuận An nhận được lệnh về BTL/V1DH họp khẩn để thực hiện kế hoạch mới này. Tới Đà Nẵng khoảng 8 giờ tối, hạm trưởng lên trình diện BTL và được mời họp hành quân. Hiện trong buổi họp có PĐĐ Thoại TL/V1DH, HQ Đại Tá Nguyễn Xuân Sơn TL/HĐ, Đại Tá Lê Đình Quế Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn TQLC. Đại Tá Sơn nói thẳng với hạm trưởng HQ 08:”Tôi cần anh làm cái “mission” này: anh chỉ huy toán LCM 8 Quân Vận kéo ponton tới cửa Tư Hiền; sau đó sẽ có toán chất nổ của Biệt Hải đánh chìm những ponton này để làm cầu nổi cho quân bạn đi qua”. Đại Tá Quế nói thêm: “Nếu anh làm được công tác này sẽ cứu được cả ngàn TQLC”. ĐĐ Thoại hỏi tầu có nhiều giây thừng không, hạm trưởng Yên trả lời chỉ có mấy cuộn giây cột tầu. ĐĐ Thoại ra lệnh cứ xử dụng tối đa giây để làm cầu nổi , V1DH sẽ bồi hoàn sau. Rời phòng họp, hạm trưởng Yên lập tức xuống tầu thi hành lệnh ngay.
Rạng sáng ngày hôm sau 27-3, HQ 08 và toán LCM 8 Quân Vận đưa được 4 ponton từ Đà nẵng tới ngoài khơi cửa Tư Hiền, nhưng không liên lạc được với toán công binh hay bất cứ quân bạn nào trên bờ. Vì không rõ tình hình địch bạn trên đó có khoảng nên HQ 08 thận trọng thả trôi chờ ngoài biển nghe ngóng tin tức. Tình cờ, HQ 08 vớt được một ghe dân sự chở khoảng mươi người lính mặc quân phục BĐQ, hạm trưởng HQ 08 hỏi thăm tình hình trong bờ, viên Trung Úy chỉ huy cho biết tình hình rất bi đát, địch đã chiếm hết những vị trí trọng yếu, không còn quân bạn, Việt Cộng đặt súng trên các đỉnh núi cao bắn xuống ác liệt, cả trung đội của ông chỉ còn lại có mấy người trên ghe. Khi được biết ý định của HQ 08 đem ponton vào lập cầu nổi tại cửa Tư Hiền, viên Trung Úy can ngăn:” Toán ông vào đó chắc không ra được”. Tuy nhiên HQ 08 vẫn tuân hành thượng lệnh, chuẩn bị giây thừng sẵn sàng, coi chừng các LCM 8 QV kéo ponton quanh quẩn tại vùng. Chờ mãi không liên lạc được với quân bạn và cũng không thấy toán Biệt Hải mang chất nổ. Tới gần tối, BTL/V1DH liên lạc hủy bỏ kế hoạch làm cầu nổi.
Dự tính làm cầu nổi băng ngang cửa Tư Hiền để quân bạn đi qua có thể thực hiện trên nguyên tắc, vì cửa lạch ăn thông từ đầm Cầu Hai ra Biển Đông rất hẹp, chỉ vào khoảng 70 m và cạn. Duyên Đoàn 13 đóng tại đây nhiều khi phải dùng chất nổ đặt dưới lòng lạch để đào cát sâu thêm đủ cho ghe thuyền qua lại. Tuy nhiên, trên thực thế rất khó thành công trong tình thế khẩn trương lúc bấy giờ. Điều kiện tiên quyết là an ninh tuyệt đối nhưng lúc đó, địch đã chiếm hai cao điểm quan trọng là núi Túy Vân ở bờ Bắc và núi Vĩnh Phong ở bờ Nam. Từ hai vị trí khống chế chỉ cách cửa Tư Hiền không xa này, địch đặt súng bắn xuống sẽ tiêu diệt hết ghe thuyền qua lại như toán BĐQ cho biết; vì vậy kế hoạch kéo ponton vào để làm cầu phao không thể nào thực hiện nổi. Thứ hai là điều kiện thủy đạo vì cửa biển rất hẹp nên nước chẩy xiết khi thủy triều lên hay xuống; việc đặt các ponton vào đúng vị trì làm cầu chỉ có thể thực hiện khi nước ròng đứng. Cả hai điều kiện cần thiết đều không hội đủ, vì vậy dự tính đặt cầu nổi đã bị thất bại. Thật ra, nếu có làm được cầu nổi đi nữa cũng không còn quân bạn đi qua vì tất cả đã bị Việt Công bắt vào sáng sớm ngày 27-4 khi họ còn cách cửa Tư Hiền chừng 1 cây số. Đây là một trở ngại khác lớn hơn, đó là “lãnh đạo và chỉ huy”.
Nói chung, kế hoạch dùng tầu HQ để di tản TQLC bằng đường biển tuy có thể thực hiện được, nhưng đã bị thất bại vì không giữ được an ninh và trật tự tại các điểm bốc quân. Trước đó chỉ mấy ngày khi địch quân chưa tới gần an ninh còn khả quan, tất cả các đơn vị HQ và gia đình binh sĩ tại vùng cửa Thuận An đã được di chuyển bằng đường biển về Đà Nẵng an toàn. Ngay cả khi quân bạn đã đến điểm hẹn, các LCM hay LCU vẫn có thể bốc quân đưa ra tầu lớn nếu an ninh và trật tự trên bờ được duy trì.
Sau chuyến công tác không thành công tại cửa Tư Hiền, ngày 28-3, HQ 08 trở về hoạt động trong vùng vịnh Đà Nẵng, vớt được khá nhiều dân tỵ nạn bằng ghe từ bờ đi ra. Sáng 30-3 HQ 08 cập HQ 802 chuyển dân tỵ nạn sang, đồng thời đón PĐĐ Thoại và Tướng Nguyễn Duy Hinh TL/SĐ3 qua rồi di chuyển xuống vùng Chu Lai – Cù Lao Ré để tham dự vào cuộc đón quân SĐ3. Ngày 31-3, HQ 472 do HQ Đại Úy Lê Chân An Thuận làm hạm trưởng cập HQ 08 đón tướng Hinh và nhân tiện tiếp tề dầu. Sau đó HQ 472 lên đường về Cam Ranh.
Sau Đà Nẵng, HQ 08 lại được lệnh về Qui Nhơn yểm trợ cho cuộc rút quân SĐ 22 Bộ Binh do tướng Phan Đình Niệm làm Tư Lệnh. Trên hệ thống âm thoại, HQ 08 nghe được lệnh chỉ định PĐĐ Hoàng Cơ Minh là Tư Lệnh Chiến Trường kiêm nhiệm Tổng Trấn Qui Nhơn. Lúc này tình hình tại Qui Nhơn đã rất bi đát, địch quân xâm nhập khắp nơi và cắt đứt đường rút quân SĐ 22 về bãi biển Qui Nhơn. HQ 08 được lệnh cùng các chiến hạm bạn bắn hải pháo tối đa yểm trợ cho quân bạn và phá hủy những bốn xăng dầu trên bờ. Đô Đốc Minh cố thiết lập đầu cầu giữ vững Qui Nhơn nhưng không thành công vì thiếu quân số và dân chúng trong thành phố đang hoang mang tán loạn, tình trạng vô cùng hỗn loạn.
Sau khi mất Qui Nhơn, HQ 08 xuôi dần về Nha Trang rồi Cam Ranh. Lúc đó trên chiến hạm có hạm phó và một số nhân viên quê quán ở Nha Trang xin được ghé vào đón gia đình nhưng hạm trưởng không chấp thuận vì Nha Trang cũng đã bị địch xâm nhập, mất an ninh. HQ 08 về tới Cam Ranh mới thả youyou đưa những nhân viên này lên bờ để họ đón xe về Nha Trang kiếm gia đình với kỳ hẹn 24 giờ sẽ quay trở lại. Lúc này căn cứ hải quân Cam Ranh cũng đã di tản, bồn dầu bị phá hủy còn đang cháy dở trên bờ. HQ 08 thả trôi trong vịnh Cam Ranh chờ đón gia đình nhân viên, nhưng chỉ có gia đình HQ Trung Úy Ngô Thiện Tánh Khóa 20 SQHQ/NT trở lại được.
Tiếp theo Cam Ranh, HQ 08 về Phan Rang vào khoảng ngày 16-4 đã thấy nhiều chiến hạm thuộc hạm đội 7 Hoa Kỳ lảng vảng ngoài khơi, trong đó có cả soái hạm Blue Ridge với trực thăng lên xuống liên ttiếp. Rồi Phan Rang, Phan Thiết cũng theo nhau di tản. Sau hơn một tháng trời miệt mài chinh chiến không ngừng nghỉ, máy móc của HQ 08 đã bắt đầu hư hỏng vì không có thời gian bảo trì, do đó chiến hạm được cho về Vũng Tầu, cập Cơ Xưởng Hạm Vĩnh Long HQ 802 để sửa chữa. Nhưng vì bị hư hỏng nhiều, chỉ còn một máy chánh nên ngoài khả năng của cơ xưởng hạm. Cuối cùng HQ 08 được lệnh về Sài Gòn, vào Hải Quân Công Xưởng sửa chữa khẩn cấp. Chiến hạm về tới Sài Gòn vào khoảng ngày 20-4, cập cầu HQCX.
Khi còn ở Vũng Tầu, hạm trưởng HQ 14 là HQ Thiếu Tá Phạm Thành nghe tin HQ 08 được về Sài Gòn nên gặp hạm trưởng Yên xin địa chỉ để gia đình tiếp xúc trong trường hợp cần phương tiện di tản. Hạm trưởng Yên nghe gia đình nói lại phu nhân của Thiếu Tá Thành có tìm tới tận nhà cám ơn và còn cẩn thận nhắn rằng đã có phương tiện riêng, không cần làm phiền nữa. Sau này gia đình hạm trưởng Thành quá giang trên HQ 3 và đoàn tụ tại Côn Sơn.
HQ 08 vừa về đến Sài Gòn, thợ HQCX giám định tình trạng kỹ thuật cho biết phải tháo cả 2 máy chánh để sửa chữa. Hạm trưởng Yên không đồng ý, chỉ cho tháo một máy khi sửa xong mới tháo máy kia để chiến hạm còn có thể xoay sở khi hữu sự. Vài ngày sau trong lúc chờ đợi, HQ 08 được lệnh của HQ Đại Tá Nguyễn Tam, Tư Lệnh Phó Hạm Đội dời qua cầu D trên bến Bạch Đằng, cập cạnh Câu Lạc Bộ Nổi, mũi thượng giòng, hải pháo 76 ly hướng về phía cổng vào HQCX trên đường Cường Để, sẵn sàng bắn ngăn chận chiến xa Việt Cộng xâm nhập. Vì chỉ còn một máy nên HQ 08 được tầu giòng Ty Quân Quảng đưa qua cầu D thi hành nhiệm vụ. Nhân dịp này, hạm trưởng cho nhân viên lấy đầy nước vào hầm thủy lựu đạn (depth charge) phía sau lái để dự trữ; vì vậy sau này HQ 08 mới có đủ nước để những người quá giang xử dụng trên đường đi Subic bay sau này.
Tối 29-4, khi các chiến hạm bạn tách bến ra khơi, HQ 08 vẫn còn đậu tại cầu D, vị trí 1 sát Câu Lạc Bộ Nổi để thi hành lệnh chuẩn bị bắn chiến xa địch xâm nhập. HQ 329 do HQ Thiếu Tá Nguyễn Thành Danh Khóa 15 SQHQ/NT làm hạm trưởng cập vị trí 2 bên ngoài. Khi nghe tiếng Đại Tá Nguyễn Văn Tấn qua hệ thống truyền tin, tự xưng là Tư Lệnh Hải Quân ra lệnh cho các chiến hạm ở lại, HQ 08 mới chuẩn bị lên đường. Vì dân chúng đã tràn ngập trên bờ, chen lấn cố tìm đủ mọi cách xuống các chiến hạm còn cập cầu nên hạm trưởng Yên đã phải thả youyou (xuồng nhỏ cơ hữu của chiến hạm) chạy dọc theo bến Bạch Đằng mới đón được gia đình tại cầu Tự Do đối diện với Hotel Majestic. Youyou phải chạy nhiều chuyến mới đón hết được gia đình vì mỗi lần xuồng cập bến là dân chúng lại ùa xuống. Riêng hạm trưởng Danh của HQ 329 còn chần chừ chưa muốn đi vì chưa đón được gia đình. Hạm trưởng Yên giúp bạn phương tiện chuyên chở là 2 chiếc xe hơi của gia đình mới xuống tầu để lại, do đó hạm trưởng Danh đón được gia đình lên tầu. Trước khi rời bến, HQ 08 còn đón thêm khoảng 400 người đang tuyệt vọng chờ đợi trên bờ.
Hai chiến hạm tách bến ra khơi vào lúc 3 giờ sáng ngày 30-4 và tới điểm tập trung Côn Sơn an toàn. Cuối cùng HQ 08 nhập đoàn chiến hạm HQVN đi sang Subic Bay. Chiến hạm được đổi tên thành Magat Salamat (PS 20) khi chính thức gia nhập hải quân Philippines vào tháng 9-1975.
Posted on April 27, 2019 by dongsongcu