Kinh Đời

Câu chuyện nước Mỹ: Africa, Ebola và USA

Năm 2008, Obama trúng cử tổng thống như một người da màu có nguồn gốc Phi đã dấy lên hy vọng về quan hệ Mỹ – Phi. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ đầu, Obama đã bỏ quên lục địa đen mà trước đó Clinton và Bush đã bỏ khá nhiều công sức.


Chào đón các BT châu Phi tại WB. Ảnh: HM

Chào đón các BT châu Phi tại WB. Ảnh: HM

Nước Mỹ đã qua tuần đầu tháng 8, mùa đi nghỉ của các nghị sỹ quốc hội, của dân thường tiết kiệm cả năm rồi ném vào cuộc chơi trên tầu Cruise trong 1 tuần. Tiền nhẵn trong tài khoản nhưng đựợc niềm vui cho cả năm.

Africa và USA

Sáng thứ 2 đi làm, đến phố 18 và đại lộ Pennsylvania, thấy chặn đường, còi xe cảnh sát hú nghe điếc tai, dân chúng lầm bầm. Hỏi ra mới biết, nước Mỹ tiếp tới 50 đoàn khách bao gồm toàn các tổng thống, thủ tướng đến từ châu Phi để dự hội nghị thượng đỉnh USA – Châu Phi do Hoa Kỳ chủ trì.

Các khách sạn chật cứng, vì các ông tướng châu Phi rất khệnh khạng, toàn đòi ở một mình một nơi dù quốc gia thì nghèo xuống đáy. Washington DC loạn vì tìm chỗ ở cho các đoàn.

Nghe nói Tổng thống Robert Mugabe của Zimbabwe không được mời vì đoàn xe của ông nay từng gây ra tai nạn và làm chết người tai quê hương. Dân không nhường đường, thế là quân phi lê. Mugabe nổi tiếng là tàn bạo và tham nhũng.

TT Ernest Bai Koroma cũng không đến dụ vì lý do đoàn xe từng đâm chết người ở nước ông là Siera Leone. Bà TT Ellen Sirleaf của Liberia cũng thế, đoàn xe của bà từng lạm dụng buôn bán ma túy tới 4 triệu đô la.

Nhà Trắng có nhà khách (Blair House), giống nhà khách chính phủ ở Hà Nội, có thể chứa 4 đoàn, nhưng Obama quyết là không cho ai ở đó. Blair House ngay cạnh Nhà Trắng, khá sang trọng. Cho đoàn nào ở đó lại ghen tỵ, nhất bên trọng, nhất bên khinh.

Blair House. Ảnh: HM

Blair House. Ảnh: HM

Năm 2008, Obama trúng cử tổng thống như một người da màu có nguồn gốc Phi đã dấy lên hy vọng về quan hệ Mỹ – Phi. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ đầu, Obama đã bỏ quên lục địa đen mà trước đó Clinton và Bush đã bỏ khá nhiều công sức.

Trong khi đó, Trung Quốc đầu tư khá lớn vào châu Phi, trao đổi thương mại khoảng lên tới 200 tỷ trong năm 2012, Mỹ chỉ có  60 tỷ. Năm 2000 Trung quốc vẻn vẹn 10 tỷ, năm 1980 chỉ có 1 tỷ, thế mà bây giờ gấp 200 lần. Nước này mua tài nguyên thô như dầu hỏa, quặng sắt, than. Đầu tư song phương đã lên tới 30 tỷ đô la trong ba năm 2013-2015.

Hoa Kỳ vốn hay ngủ quên. Đang mải mê cuộc chiến chống khủng bố thì Trung Quốc lặng lẽ trỗi dậy lúc nào không hay, trong vòng 30 năm đã thành nền kinh tế thứ 2 thế giới.

Dính vào Iraq, Hoa Kỳ bò ngỏ châu Á, Trung Quốc tuyên bố đường chín đoạn biển Đông, đòi độc chiếm Hoa Đông, gây lo ngại cho đồng minh Nhật Bản, Philippines, Taiwan và Hàn Quốc, chưa kể Việt Nam là cửa ngõ vào châu Á đang bị chính người bạn vàng đè nén.

Ra tay ở châu Á lại bị Ukraine và Nga lôi kéo ở châu Âu. Đang bận ở châu Âu thì châu Phi cứ thế bán tài nguyên giá rẻ cho Trung Quốc.

Hội nghị Phi-Mỹ được coi như một tín hiệu gửi cho Trung Quốc, Mỹ đang tìm cách có mặt tại một nơi nghèo đói nhưng giầu tài nguyên thiên nhiên. Theo một nghĩa nào đó, chiến lược toàn cầu của Tập Cận Bình đang đẩy Obama vào thế bị động.

Dường như hội nghị Phi Mỹ cũng được tổ chức trong bối cảnh bị Trung Quốc dồn ép tới chân tường. Một tin vui. kết thúc hội nghị, TT Obama loan báo một khoản đầu tư 14 tỷ và kêu gọi thêm một khoản 17 tỷ từ các quốc gia khác.

Trong đoàn, tuy có những nhân vật đáng ngờ đến từ châu Phi, nhưng việc có 50 đoàn cao cấp, được coi là một thành công về ngoại giao, chính trị và kinh tế của Obama.

Hoa Kỳ với gần 43 triệu dân da mầu có nguồn gốc từ Africa, chiếm 13% dân số Mỹ (315 triệu), nếu giúp cho lục địa này phát triển, USA có thêm 50 bang ảo từ Africa.

Những người bạn gốc Phi làm cùng với tôi đều tỏ ra vui mừng. Họ thích hơn quan hệ với một nước cộng sản Trung Quốc chỉ biết hối lộ quan chức để kiếm lời khi mua tài nguyên giá rẻ. Ai cũng biết, quốc gia có lãnh đạo trộm cắp, sẽ không có lối ra hàng thế kỷ.

Dù hội nghị diễn ra với những nghi thức ngoại giao sang trọng, các đòan xe hộ tống đủ phục vụ 50 đoàn theo nghi lễ quốc gia, nhưng người Mỹ không quên tuyên bố sẽ thu hồi trên 480 triệu đôla của một cựu lãnh đạo Nigeria và các công sự viên, cất giấu trong các tài khoản ngân hàng trên khắp thế giới.

TT Obama tại hội nghị thượng đỉnh

TT Obama tại hội nghị thượng đỉnh

Đây là một phần trong hàng tỷ đôla do cựu tổng thống Nigeria Sani Abacha, cùng với con trai ông Mohammed Sani Abacha và các cá nhân nhũng lạm khác, đánh cắp từ nhân dân Nigeria. Của Cesar phải trả về Cesar. Ăn cắp của nhân dân sẽ bị bắt, dù cách này hay cách khác.

Nghèo đói, lạc hậu, bệnh tật, chiến tranh, lạm dụng quyền con người, luật pháp trong tay kẻ mạnh… là những thứ mà Trung Quốc thích hơn là làm ăn với một quốc gia dân chủ như Mỹ.

Trong khi luật pháp Mỹ cấm các công ty tìm cách hối lộ cho được việc. Hợp tác hai bên cùng có lợi, chính phủ lợi, nhưng dân cũng phải được hưởng.

Hai chiến lược, hai cách tiếp cận châu Phi, chưa biết ai thắng ai. Cuộc chiến âm ỷ toàn cầu giữa các nước lớn trên bàn cờ thế giới đang tiếp diễn.

Ebola và Africa

Trong lúc hội nghị thượng đỉnh Phi – Mỹ đang diễn ra thì tại vùng đất nghèo đói nhưng giầu tài nguyên châu Phi đang có dịch Ebola hoành hành.

Theo WHO, Ebola do virus gây ra cho người bệnh với các triệu chứng như sốt đột ngột, cơ thể suy yếu trầm trọng, đau cơ và đau cổ họng. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất đối với nhân loại từ trước đến nay, với tỷ lệ tử vong lên đến 90%.

Giữa người với người, virus Ebola lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với máu, chất dịch cơ thể hoặc nội tạng nhiễm bệnh hoặc đường tiếp xúc gián tiếp với môi trường có virus.

Hiện đã có hơn 1000 bệnh nhân tử vong ở Tây Phi, các trường hợp tử vong mới là từ Liberia, nơi ít nhất 282 đã thiệt mạng. Liberia tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Tổng thống Liberia đã phải than “sự lãnh đạm, nghèo khó và các hủ tục văn hóa và tôn giáo đang khiến dịch bệnh tiếp tục lan rộng”. Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố tình trạng Ebola khẩn cấp.

Nước Mỹ chấn động về tin hai tình nguyện viên da trắng là Nancy Writebol và Kent Brantly bị nhiễm Ebola khi đang công tác cứu trợ tại Liberia. Cả hai được đưa về Mỹ và chữa chạy tại bệnh viện của đại học Emory ở Atlanta.

Emory Hospital To Receive American Ebola Patients From Liberia

Emory Hospital To Receive American Ebola Patients From Liberia

Dân chúng phản đối việc đưa bệnh nhân về Mỹ vì sợ lây lan. Cuối cùng một y tá của bệnh viện Emory đã lên tiếng bênh vực. Bà nói, nhiệm vụ của y tế là cứu người bị bệnh. Sợ lây nhiễm không phải là cách hành xử chuyên nghiệp. Thật may mắn, dùng thuốc thử nghiệm, cả hai tiến triển tốt về sức khỏe.

Amory là một trong 4 trung tâm của Mỹ có khả năng chữa trị các bệnh dịch trên thế giới. Cả thế giới đang trông đợi vào nền y tế đắt đỏ nhưng hiệu quả của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống Ebola. Nếu không đựợc ngăn chặn kịp thời, Ebola có thể giết một nửa dân số thế giới vì sự lây lan kinh hoàng.

Thuốc thử nghiệm chống Ebola chưa được chứng minh có tác dụng với người một cách hoàn hảo, nhưng việc hai bệnh nhân Mỹ có tiến triển tốt là tín hiệu mừng không khác hơn 30 tỷ đô la mà Obama có kế hoạch đầu tư vào châu Phi.

Ông đã thông báo trong hội nghị, những dè dặt, thành Roma không thể xây trong một đêm. Cần có thời gian thử nghiệm và sản xuất đại trà, trong lúc có rất nhiều tiếng nói hãy mang thuốc thử nghiệm của Mỹ tới châu Phi. Không cứu các bệnh nhân sẽ tử vong.

Được biết, tỷ phú Bill Gates đã bỏ hàng chục tỷ đô la giúp giải quyết bệnh tật ở châu Phi, nhất là bệnh nhân AIDS và lao đang hoành hành tại các nước nghèo.

Y tế và bảo hiểm của Mỹ đang gây tranh cãi lớn trên thế giới. Nhưng muốn nói gì thì nói, việc thu giá cao, bảo hiểm cao, đã giữ cho nền y học của quốc gia này có uy tín nhất thế giới. Hỏi rằng không có y học đắt đỏ của Hoa Kỳ thì nhân loại sẽ ra sao.

Vài chuyện vui về nước USA – Rượu rẻ, nước đắt, sex ế

Mấy entry gần đây có người chê nước Mỹ cái gì cũng đắt. Tuy nhiên, một cửa hàng ở tiểu bang Maryland bán rượu mạnh rẻ như cho. Anh Bill Thomas chủ quán bar Jack Rose Dining Saloon có 1800 chai rượu quí đã mốc meo, phủ bụi thời gian. Nghe nói tại nhà có bộ sưu tập 4000 chai khác.

Jack Rose Dining Saloon. Ảnh: Internet

Jack Rose Dining Saloon. Ảnh: Internet

Nhiều chai đã nằm trên kệ từ năm 1980 với giá 13$. Một đôi vợ chồng từ xa tới, mua một số chai giá rẻ bất ngờ. Chai Balvenie Madeira Cask bán với giá 128$, không phải vì rượu ngon nhưng vì không còn trên thị trường. Chai Macallan 18  sản xuất năm 1988 có giá bán 199$ nhưng cũng chai đó bán tại Hồng không là 1840$. Nếu ai biết về rượu thì thấy Mỹ cũng không phải là nơi đắt đỏ nhất hành tinh.

Bên Mỹ rất lạ, giá nước dùng rẻ bằng một nửa giá nước thải. Ví dụ dùng 100 gallon với giá 3,5$ thì họ lấy phí nước thải 6$, nhân đôi lên, thật dã man. Chương trình hòa bình xanh đi vào từng giọt nước.

Theo qui định mới về xây dựng, các bồn xả nước nhà vệ sinh được thiết kế tiết kiệm nước. Trước kia mỗi lần xả là 7 gallons, nhưng nay chỉ rút xuống 1,6 gallon. Tốc độ xả hoa sen cũng giảm từ 8 gallon/phút xuống còn 2,5 gallons.

Kết quả nhãn tiền. Năm 2004 mỗi ngày DC tiêu hết 130 triệu gallons, năm 2013 chỉ hết 95 triệu gallons. Tin quá mừng? Tất cả vì lý do môi trường xanh sạch đẹp bảo vệ hành tinh.

Tiếc thay, lý thuyết mầu xám, cây đời mầu xanh. Đi vào thực tế, nước dùng ít đi, công ty cấp thoát nước bị thiệt, bán nước ít thì thụt ngân khố, phải sửa chữa đường ống cũ có từ thời Washington mới cưới vợ, nên giá cao ngất ngưởng.

Để cứu “nước tiêu dùng”, công ty cấp thoát nước tìm cách tăng giá nước. Người DC đang đứng trước một thực tại cười ra nước mắt, dùng tiết kiệm lại trả nhiều tiền hơn. Trung bình ở DC, một gia đình phải trả 162$/tháng, nay số nước dùng giảm xuống nhưng giá sẽ thăng thêm 16$.

Tại một tiểu bang Pennsylvania người ta để ý các dịch vụ sex show kém vui, nhất là đĩa DVD không bán chạy. Hỏi ra mới biết, luật mới về chống bệnh lây lan qua đường tình dục bắt các diễn viên biểu diễn sex live phải đeo bao cao su. Dân chơi muốn đến tận cùng của sự thật. Bao cao su thì còn gì là hứng thú. Thế là dịch vụ bán đĩa tự nhiên tụt xuống đáy.

Mới hay những qui định trên trời nhiều khi không tính đến thực tế đã làm hại kinh tế nước Mỹ, kể cả công nghiệp sex :)

HM. 9-8-2014

Các bộ trường châu Phi họp tại WB. Ảnh: VOA

Các bộ trường châu Phi họp tại WB. Ảnh: VOA

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Câu chuyện nước Mỹ: Africa, Ebola và USA

Năm 2008, Obama trúng cử tổng thống như một người da màu có nguồn gốc Phi đã dấy lên hy vọng về quan hệ Mỹ – Phi. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ đầu, Obama đã bỏ quên lục địa đen mà trước đó Clinton và Bush đã bỏ khá nhiều công sức.


Chào đón các BT châu Phi tại WB. Ảnh: HM

Chào đón các BT châu Phi tại WB. Ảnh: HM

Nước Mỹ đã qua tuần đầu tháng 8, mùa đi nghỉ của các nghị sỹ quốc hội, của dân thường tiết kiệm cả năm rồi ném vào cuộc chơi trên tầu Cruise trong 1 tuần. Tiền nhẵn trong tài khoản nhưng đựợc niềm vui cho cả năm.

Africa và USA

Sáng thứ 2 đi làm, đến phố 18 và đại lộ Pennsylvania, thấy chặn đường, còi xe cảnh sát hú nghe điếc tai, dân chúng lầm bầm. Hỏi ra mới biết, nước Mỹ tiếp tới 50 đoàn khách bao gồm toàn các tổng thống, thủ tướng đến từ châu Phi để dự hội nghị thượng đỉnh USA – Châu Phi do Hoa Kỳ chủ trì.

Các khách sạn chật cứng, vì các ông tướng châu Phi rất khệnh khạng, toàn đòi ở một mình một nơi dù quốc gia thì nghèo xuống đáy. Washington DC loạn vì tìm chỗ ở cho các đoàn.

Nghe nói Tổng thống Robert Mugabe của Zimbabwe không được mời vì đoàn xe của ông nay từng gây ra tai nạn và làm chết người tai quê hương. Dân không nhường đường, thế là quân phi lê. Mugabe nổi tiếng là tàn bạo và tham nhũng.

TT Ernest Bai Koroma cũng không đến dụ vì lý do đoàn xe từng đâm chết người ở nước ông là Siera Leone. Bà TT Ellen Sirleaf của Liberia cũng thế, đoàn xe của bà từng lạm dụng buôn bán ma túy tới 4 triệu đô la.

Nhà Trắng có nhà khách (Blair House), giống nhà khách chính phủ ở Hà Nội, có thể chứa 4 đoàn, nhưng Obama quyết là không cho ai ở đó. Blair House ngay cạnh Nhà Trắng, khá sang trọng. Cho đoàn nào ở đó lại ghen tỵ, nhất bên trọng, nhất bên khinh.

Blair House. Ảnh: HM

Blair House. Ảnh: HM

Năm 2008, Obama trúng cử tổng thống như một người da màu có nguồn gốc Phi đã dấy lên hy vọng về quan hệ Mỹ – Phi. Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ đầu, Obama đã bỏ quên lục địa đen mà trước đó Clinton và Bush đã bỏ khá nhiều công sức.

Trong khi đó, Trung Quốc đầu tư khá lớn vào châu Phi, trao đổi thương mại khoảng lên tới 200 tỷ trong năm 2012, Mỹ chỉ có  60 tỷ. Năm 2000 Trung quốc vẻn vẹn 10 tỷ, năm 1980 chỉ có 1 tỷ, thế mà bây giờ gấp 200 lần. Nước này mua tài nguyên thô như dầu hỏa, quặng sắt, than. Đầu tư song phương đã lên tới 30 tỷ đô la trong ba năm 2013-2015.

Hoa Kỳ vốn hay ngủ quên. Đang mải mê cuộc chiến chống khủng bố thì Trung Quốc lặng lẽ trỗi dậy lúc nào không hay, trong vòng 30 năm đã thành nền kinh tế thứ 2 thế giới.

Dính vào Iraq, Hoa Kỳ bò ngỏ châu Á, Trung Quốc tuyên bố đường chín đoạn biển Đông, đòi độc chiếm Hoa Đông, gây lo ngại cho đồng minh Nhật Bản, Philippines, Taiwan và Hàn Quốc, chưa kể Việt Nam là cửa ngõ vào châu Á đang bị chính người bạn vàng đè nén.

Ra tay ở châu Á lại bị Ukraine và Nga lôi kéo ở châu Âu. Đang bận ở châu Âu thì châu Phi cứ thế bán tài nguyên giá rẻ cho Trung Quốc.

Hội nghị Phi-Mỹ được coi như một tín hiệu gửi cho Trung Quốc, Mỹ đang tìm cách có mặt tại một nơi nghèo đói nhưng giầu tài nguyên thiên nhiên. Theo một nghĩa nào đó, chiến lược toàn cầu của Tập Cận Bình đang đẩy Obama vào thế bị động.

Dường như hội nghị Phi Mỹ cũng được tổ chức trong bối cảnh bị Trung Quốc dồn ép tới chân tường. Một tin vui. kết thúc hội nghị, TT Obama loan báo một khoản đầu tư 14 tỷ và kêu gọi thêm một khoản 17 tỷ từ các quốc gia khác.

Trong đoàn, tuy có những nhân vật đáng ngờ đến từ châu Phi, nhưng việc có 50 đoàn cao cấp, được coi là một thành công về ngoại giao, chính trị và kinh tế của Obama.

Hoa Kỳ với gần 43 triệu dân da mầu có nguồn gốc từ Africa, chiếm 13% dân số Mỹ (315 triệu), nếu giúp cho lục địa này phát triển, USA có thêm 50 bang ảo từ Africa.

Những người bạn gốc Phi làm cùng với tôi đều tỏ ra vui mừng. Họ thích hơn quan hệ với một nước cộng sản Trung Quốc chỉ biết hối lộ quan chức để kiếm lời khi mua tài nguyên giá rẻ. Ai cũng biết, quốc gia có lãnh đạo trộm cắp, sẽ không có lối ra hàng thế kỷ.

Dù hội nghị diễn ra với những nghi thức ngoại giao sang trọng, các đòan xe hộ tống đủ phục vụ 50 đoàn theo nghi lễ quốc gia, nhưng người Mỹ không quên tuyên bố sẽ thu hồi trên 480 triệu đôla của một cựu lãnh đạo Nigeria và các công sự viên, cất giấu trong các tài khoản ngân hàng trên khắp thế giới.

TT Obama tại hội nghị thượng đỉnh

TT Obama tại hội nghị thượng đỉnh

Đây là một phần trong hàng tỷ đôla do cựu tổng thống Nigeria Sani Abacha, cùng với con trai ông Mohammed Sani Abacha và các cá nhân nhũng lạm khác, đánh cắp từ nhân dân Nigeria. Của Cesar phải trả về Cesar. Ăn cắp của nhân dân sẽ bị bắt, dù cách này hay cách khác.

Nghèo đói, lạc hậu, bệnh tật, chiến tranh, lạm dụng quyền con người, luật pháp trong tay kẻ mạnh… là những thứ mà Trung Quốc thích hơn là làm ăn với một quốc gia dân chủ như Mỹ.

Trong khi luật pháp Mỹ cấm các công ty tìm cách hối lộ cho được việc. Hợp tác hai bên cùng có lợi, chính phủ lợi, nhưng dân cũng phải được hưởng.

Hai chiến lược, hai cách tiếp cận châu Phi, chưa biết ai thắng ai. Cuộc chiến âm ỷ toàn cầu giữa các nước lớn trên bàn cờ thế giới đang tiếp diễn.

Ebola và Africa

Trong lúc hội nghị thượng đỉnh Phi – Mỹ đang diễn ra thì tại vùng đất nghèo đói nhưng giầu tài nguyên châu Phi đang có dịch Ebola hoành hành.

Theo WHO, Ebola do virus gây ra cho người bệnh với các triệu chứng như sốt đột ngột, cơ thể suy yếu trầm trọng, đau cơ và đau cổ họng. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất đối với nhân loại từ trước đến nay, với tỷ lệ tử vong lên đến 90%.

Giữa người với người, virus Ebola lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với máu, chất dịch cơ thể hoặc nội tạng nhiễm bệnh hoặc đường tiếp xúc gián tiếp với môi trường có virus.

Hiện đã có hơn 1000 bệnh nhân tử vong ở Tây Phi, các trường hợp tử vong mới là từ Liberia, nơi ít nhất 282 đã thiệt mạng. Liberia tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Tổng thống Liberia đã phải than “sự lãnh đạm, nghèo khó và các hủ tục văn hóa và tôn giáo đang khiến dịch bệnh tiếp tục lan rộng”. Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố tình trạng Ebola khẩn cấp.

Nước Mỹ chấn động về tin hai tình nguyện viên da trắng là Nancy Writebol và Kent Brantly bị nhiễm Ebola khi đang công tác cứu trợ tại Liberia. Cả hai được đưa về Mỹ và chữa chạy tại bệnh viện của đại học Emory ở Atlanta.

Emory Hospital To Receive American Ebola Patients From Liberia

Emory Hospital To Receive American Ebola Patients From Liberia

Dân chúng phản đối việc đưa bệnh nhân về Mỹ vì sợ lây lan. Cuối cùng một y tá của bệnh viện Emory đã lên tiếng bênh vực. Bà nói, nhiệm vụ của y tế là cứu người bị bệnh. Sợ lây nhiễm không phải là cách hành xử chuyên nghiệp. Thật may mắn, dùng thuốc thử nghiệm, cả hai tiến triển tốt về sức khỏe.

Amory là một trong 4 trung tâm của Mỹ có khả năng chữa trị các bệnh dịch trên thế giới. Cả thế giới đang trông đợi vào nền y tế đắt đỏ nhưng hiệu quả của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống Ebola. Nếu không đựợc ngăn chặn kịp thời, Ebola có thể giết một nửa dân số thế giới vì sự lây lan kinh hoàng.

Thuốc thử nghiệm chống Ebola chưa được chứng minh có tác dụng với người một cách hoàn hảo, nhưng việc hai bệnh nhân Mỹ có tiến triển tốt là tín hiệu mừng không khác hơn 30 tỷ đô la mà Obama có kế hoạch đầu tư vào châu Phi.

Ông đã thông báo trong hội nghị, những dè dặt, thành Roma không thể xây trong một đêm. Cần có thời gian thử nghiệm và sản xuất đại trà, trong lúc có rất nhiều tiếng nói hãy mang thuốc thử nghiệm của Mỹ tới châu Phi. Không cứu các bệnh nhân sẽ tử vong.

Được biết, tỷ phú Bill Gates đã bỏ hàng chục tỷ đô la giúp giải quyết bệnh tật ở châu Phi, nhất là bệnh nhân AIDS và lao đang hoành hành tại các nước nghèo.

Y tế và bảo hiểm của Mỹ đang gây tranh cãi lớn trên thế giới. Nhưng muốn nói gì thì nói, việc thu giá cao, bảo hiểm cao, đã giữ cho nền y học của quốc gia này có uy tín nhất thế giới. Hỏi rằng không có y học đắt đỏ của Hoa Kỳ thì nhân loại sẽ ra sao.

Vài chuyện vui về nước USA – Rượu rẻ, nước đắt, sex ế

Mấy entry gần đây có người chê nước Mỹ cái gì cũng đắt. Tuy nhiên, một cửa hàng ở tiểu bang Maryland bán rượu mạnh rẻ như cho. Anh Bill Thomas chủ quán bar Jack Rose Dining Saloon có 1800 chai rượu quí đã mốc meo, phủ bụi thời gian. Nghe nói tại nhà có bộ sưu tập 4000 chai khác.

Jack Rose Dining Saloon. Ảnh: Internet

Jack Rose Dining Saloon. Ảnh: Internet

Nhiều chai đã nằm trên kệ từ năm 1980 với giá 13$. Một đôi vợ chồng từ xa tới, mua một số chai giá rẻ bất ngờ. Chai Balvenie Madeira Cask bán với giá 128$, không phải vì rượu ngon nhưng vì không còn trên thị trường. Chai Macallan 18  sản xuất năm 1988 có giá bán 199$ nhưng cũng chai đó bán tại Hồng không là 1840$. Nếu ai biết về rượu thì thấy Mỹ cũng không phải là nơi đắt đỏ nhất hành tinh.

Bên Mỹ rất lạ, giá nước dùng rẻ bằng một nửa giá nước thải. Ví dụ dùng 100 gallon với giá 3,5$ thì họ lấy phí nước thải 6$, nhân đôi lên, thật dã man. Chương trình hòa bình xanh đi vào từng giọt nước.

Theo qui định mới về xây dựng, các bồn xả nước nhà vệ sinh được thiết kế tiết kiệm nước. Trước kia mỗi lần xả là 7 gallons, nhưng nay chỉ rút xuống 1,6 gallon. Tốc độ xả hoa sen cũng giảm từ 8 gallon/phút xuống còn 2,5 gallons.

Kết quả nhãn tiền. Năm 2004 mỗi ngày DC tiêu hết 130 triệu gallons, năm 2013 chỉ hết 95 triệu gallons. Tin quá mừng? Tất cả vì lý do môi trường xanh sạch đẹp bảo vệ hành tinh.

Tiếc thay, lý thuyết mầu xám, cây đời mầu xanh. Đi vào thực tế, nước dùng ít đi, công ty cấp thoát nước bị thiệt, bán nước ít thì thụt ngân khố, phải sửa chữa đường ống cũ có từ thời Washington mới cưới vợ, nên giá cao ngất ngưởng.

Để cứu “nước tiêu dùng”, công ty cấp thoát nước tìm cách tăng giá nước. Người DC đang đứng trước một thực tại cười ra nước mắt, dùng tiết kiệm lại trả nhiều tiền hơn. Trung bình ở DC, một gia đình phải trả 162$/tháng, nay số nước dùng giảm xuống nhưng giá sẽ thăng thêm 16$.

Tại một tiểu bang Pennsylvania người ta để ý các dịch vụ sex show kém vui, nhất là đĩa DVD không bán chạy. Hỏi ra mới biết, luật mới về chống bệnh lây lan qua đường tình dục bắt các diễn viên biểu diễn sex live phải đeo bao cao su. Dân chơi muốn đến tận cùng của sự thật. Bao cao su thì còn gì là hứng thú. Thế là dịch vụ bán đĩa tự nhiên tụt xuống đáy.

Mới hay những qui định trên trời nhiều khi không tính đến thực tế đã làm hại kinh tế nước Mỹ, kể cả công nghiệp sex :)

HM. 9-8-2014

Các bộ trường châu Phi họp tại WB. Ảnh: VOA

Các bộ trường châu Phi họp tại WB. Ảnh: VOA

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm