Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Chiến Thắng Ðầu Xuân 1971 .

Trên các tờ báo lớn Saigon vào một ngày đầu xuân Tân Hợi (1971), người ta đọc một giòng chữ lớn đậm nét chạy 6 cột: “Một quyết định táo bạo tại chiến trường ngoại biên:

 

Phải cắm cờ Việt Nam trên làng ThPong VIETNAMtrước lúc hừng sáng


http://omphalos.com.au/vnchlogos/logo_sd5.jpg
Ưu ái tặng tất cả chiến sĩ  Sư đoàn 5 Bộ binh.

Đỗ Văn Phúc



Trên các tờ báo lớn Saigon vào một ngày đầu xuân Tân Hợi (1971), người ta đọc một giòng chữ lớn đậm nét chạy 6 cột: “Một quyết định táo bạo tại chiến trường ngoại biên: Phải cắm cờ Việt Nam trên làng ThPong Vietnam trước lúc hừng sáng” ca tụng chiến thắng lẫy lừng đầu xuân của các chiến sĩ Tiểu đoàn 4/8, Sư đoàn 5 Bộ binh trên mặt trận Snuol, Kampuchea. Các ông nhà báo quen nghề thi vị hoá; chứ thực sự thì trận đánh bắt đầu lúc hừng đông và kết thúc nhanh gọn vào lúc xế trưa. Tuy ngắn ngủi, nhưng đây là một trận đánh lớn và ngoạn mục, có ý nghĩa lớn vì đó là chiến thắng mở đầu của cuộc hành quân Toàn thắng 71 NB do Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 tổ chức đánh thọc sâu vào lãnh thổ Kampuchea trên địa bàn tỉnh Kratie nhằm phá nốt căn cứ hậu cần của cái gọi là Mặt trận Giải phóng Miền Nam, con đẻ của ngụy quyền Hà Nội nhằm xâm lược và xích hóa miền Nam ta.

Sau chiến thắng Mậu thân 1968, tiêu diệt toàn bộ hạ tầng cơ sở của Việt cộng tại các tỉnh thành đô thị miền nam, cho bọn con cháu bác Hồ toại nguyện “sinh bắc tử nam”, quân ta hoàn toàn làm chủ chiến trường trên khắp 4 vùng chiến thuật, mở rộng thêm các khu bình định, đẩy bọn cộng quân còn sống sót chạy qua bên kia biên giới Việt Miên. Sư đoàn tôi trấn giữ ba tỉnh phía Bắc Sai gòn: Bình Dương, Bình Long và Phuớc Long. Những địa danh nổi tiếng như Bời Lời, Hố Bò, Tam giác sắt, Long Nguyên, Bù Na... nơi mới đây thôi, từng diễn ra bao trận chiến kinh hoàng, chôn thây hàng ngàn quân sĩ đôi bên. Ngày nay chỉ còn là những vùng đất đầy hố bom. Cây chồi đã mọc lên chằng chịt, thay thế cho những cây già bị bom và pháo ta đốn gục. Quân ta hành quân hàng tháng trời không gặp địch. Hoạ chăng vài ba đứa du kích còn sót lại trốn chui trốn nhũi dưới những căn hầm ẩm mốc, chờ đêm đêm mò ra ven đường xe bò nhận chút lương thực do thân nhân từ các làng cạnh lén lút tiếp tế cho để sống cầm hơi. Lính tác chiến lâu ngày không đánh nhau cũng chán. Nhất là lúc tuổi trai đang hăng, đang mơ ước chiến công để có thêm vài tấm huy chương cài đỏ ngực hoặc nở thêm một bông mai vàng trên ve áo trận, để thấy đường binh nghiệp thênh thang hơn. Tôi xuất thân khoá đầu tiên của trường Ðại học Chiến tranh Chính trị Ðà lạt, ra trường nhằm lúc chiến dịch Chân Trời Mới được phát động trong toàn quân mà sư đoàn 5 là thí điểm. Anh em chúng tôi có 39 tân sĩ quan chia nhau về 39 đại đội tác chiến của sư đoàn. Lẽ ra chấp nhận làm đại đội phó rồi lên trưởng ban 5 tiểu đoàn, trung đoàn, đa số anh em chúng tôi tình nguyện xuất nghành CTCT để nắm các chức vụ chỉ huy chiến đấu. Người đầu tiên làm đại đội trưởng là Dương Quang Bồi rất được tìn nhiệm. Tiểu đoàn tôi có 4 đại đội, thì dân CTCT nắm hết ba: Bồi, đại đội 16, Nhơn, đại đội Chỉ huy và tôi, đại đội 15. Tiểu đoàn trưởng lúc đó là Ðại úy Nguyễn Chí Hiền, khoá 17 Thủ Ðức, dân nhà giáo động viên, nhưng chịu đánh đấm và đã chuyển qua hiện dịch. Anh Hiền từ đại đội Trinh sát Sư đoàn về, là con chủ bài của Sư đoàn trong nhiều năm qua lối đánh táo báo, mưu trí và óc tổ chức tuyệt vời. Ðại uý Hiền đưa tiểu đoàn 4/8 từ hỗn danh “anh Tám né” lên hàng đơn vị thiện chiến nhất sư đoàn. Nhưng cũng vì thế mà chúng tôi khổ cực hơn hết, vì được Sư đoàn sử dụng tận tình, giao cho những nhiệm vụ hóc búa nhất, chịu trách nhiệm những vùng căng thẳng nhất. Ðặc biệt, năm 1970, tiểu đoàn đã đặt chân vào trung tâm mật khu Long nguyên, xuyên qua một khu rừng đầy rẫy mìn bẫy, bình định một yếu điểm mà từ hàng chục năm trước chưa có đơn vị nào dù Việt hay Mỹ trấn ngự được.

Chiến trường lắng dần trong năm 1970. Cuối năm, tiểu đoàn được lệnh về trấn đóng ven đô giữ an ninh cho đồng bào Saigon ăn tết. Ðêm đêm ngủ đứng trên bờ mương vùng sông lạch sình lầy Giồng Ông Tố, nhìn qua đô thành với hàng ngàn ánh đèn màu lấp lánh, với tiếng nhạc xuân văng vẳng, lòng chợt rộn lên ước mơ một hạnh phúc sum vầy ngắn ngủi bên bếp lửa nồng ngày xuân. Gần mà rất xa, chỉ vài cây số đường chim bay thôi, nhưng nhiệm vụ và hiểm nguy từng giây ngăn trở, người lính trấn ven đô đành chế ngự ước muốn để tỉnh táo lắng nghe ngóng trong từng bụi dừa nước kia có động tịnh gì của bọn du kích ranh mãnh không. Trước chúng tôi, Tiểu đoàn 38 Biệt động quân đã mất vài sĩ quan chỉ vì ngứa chân, đêm mò về Saigon nhảy nhót; khi trở ra bằng xuồng, bị Việt cộng phục kích bắn sẻ. Tết ven đô xong, trên đường về hậu cứ ở Lai khê, tưởng sẽ có dăm ba ngày nghỉ dưỡng quân, tôi viết thư về nhắn vợ con lên ở chơi, ra lệnh cho thường vụ mua sắm cho anh em binh sĩ ăn tết. Tới Lai Khê chưa kịp thở, áo quần vừa cởi ra, sửa soạn đi tắm đã nghe lệnh từ ban 3 gọi về Trung đoàn bộ họp gấp. Tôi chỉ cằn nhằn vài tiếng rồi lái xe đi.

Ðến nơi, vào thẳng văn phòng Trung đoàn trưởng, đã thấy đủ mặt sĩ quan tiểu đoàn và các ban của Trung đoàn. Ðại tá Bùi Trạch Dần khui hai chai Hennessy rót ra mời tận tay từng anh em chúng tôi. trong khi ban 2 phân phát những tấm bản đồ với những địa danh lạ, viết bằng thứ chữ Miên ngoằng nghèo như những con giun. Vượt biên! Thế là vượt biên rồi. Ðiều này chúng tôi đã nghe đồn từ lâu. Tiểu đoàn cũng đã từng được lệnh hành quân thực tập trong các rừng cao su Lộc Ninh từ mấy tháng trước. Nhưng giây phút này thì quá bất ngờ. Ðơn vị đã hành quân liên tục hàng nửa năm, chưa được nghỉ dưỡng quân một ngày. Ðại tá Dần tận tay mời từng người cốc rượu và nói: “Quân đoàn mở cuộc hành quân Toàn thắng, trong đó Trung đoàn 9 làm nỗ lực chính. Tiểu đoàn 4 được chọn tăng phái để bảo đảm thắng lợi cho trung đoàn ta. Sau giai đoạn 1 hoàn tất, toàn bộ trung đoàn ta sẽ thay thế họ. Ngay đêm nay các anh lên đường, chúc các anh chiến thắng lớn, đem vinh quang về cho đơn vị.”

Chúng tôi lục tục ra về. Chưa đến nơi đã nghe tiếng gầm rú của đoàn chiến xa đủ loại của Thiết đoàn 1. Quân sĩ thì theo điều động của thường vụ, đang tập họp lãnh thêm đạn dược, lương thực, sửa soạn lên đường.

Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu.


Ngày nay, người chiến sĩ ra đi không kịp từ giã gia đình, khoác lên người áo giáp, nón sắt, súng đạn và ba lô hành trang nặng hàng chục ký, giữa tiếng gầm của những chiến xa khổng lồ thay con chiến mã; lại chẳng có gió thu ào ào mà là hơi lạnh se người của một đêm đầu xuân. Lạnh ở ngoài trời và lạnh tận đáy tâm hồn. Ðoàn xe chuyển bánh lúc nửa đêm về sáng, mang theo đoàn trai trẻ trực chỉ hướng Bắc dọc theo quốc lộ 13, tiến về biên giới Việt Miên.

Ðến trưa hôm sau, đoàn xe dừng ở Lộc Ninh, quận lỵ địa đầu của tổ quốc ở phiá Bắc Nam phần. Quân sĩ tấp nập bày binh bố trận; mũ nâu Biệt động, mũ đen Thiết giáp, mũ xanh Lực lượng Ðặc biệt và mũ sắt bọc vải ngụy trang hoa rừng của Bộ binh. Chúng tôi trao nhau những ánh mắt cảm thông và lời thầm chúc an bình. Tư lệnh Quân đoàn, Trung tướng Ðỗ Cao Trí, chắc nịch trong bộ chiến phục Dù đang cùng các chỉ huy cao cấp bàn bạc, tấm bản đồ trải rộng trên mui xe Jeep. Tôi được lệnh, cho quân chuyển sâu về phía trái quốc lộ đến nơi sẽ là vị trí xuất phát. Hậu trạm báo tin vợ con tôi đang có mặt tại Lai khê, xin ý kiến. Tôi bồi hồi gửi lời chào và bảo quay về, hẹn sau hành quân sẽ gặp lại.

Rừng biên giới cây cao và thưa thớt. Trên đất cỏ mọc xanh rì, điểm những cụm hoa cúc vàng rải rác. Quân đi sâu vào lòng đất khách đầy trắc trở. Con sông Chlong uốn mình giữa hai hàng cây bằng lăng đang ra hoa màu tím nhạt. Phía bên kia sông, chiến đoàn 333 Biệt động của Ðại tá Nguyễn Văn Phúc cũng đang di chuyển. Tiếng người nói cười xen lẫn tiếng khô khan của vũ khí va chạm nhau. Trời cao, nắng vàng ấm áp. Trên vai là chiếc ba lô đựng 25 kí quân dụng: bảy ngày lương khô, ba cấp số hỏa lực, một mìn claymore, một chiếc xẻng, năm quả lựu đạn M26... Mìn claymore bấy giờ là vũ khí đắc dụng để chống tấn công biển người. Mỗi người binh sĩ còn mang theo năm bao cát không để phòng thủ dã ngoại tránh mưa pháo. Ðạn pháo, hoả tiển thường chạm nổ từ những ngọn cây trong rừng, toả hàng trăm miểng đạn sắc bén xuống như pháo hoa. Ðơn vị tôi ít thương vong nhất vì tiểu đoàn trưởng đã dự trù đầy đủ phương tiện phòng thủ.

Những ngày đầu vô sự. Chỉ chạm địch lẻ tẻ khi bắt đầu vào sâu đất khách, đến gần quận lỵ Snuol. Ðọc trong nhật ký hành quân:

Ngày 4 tháng 2: đã bắt đầu tiến vào lãnh thổ Kampuchea. Trung đội 3 đi tiền phong. Hạ sĩ Nguyễn văn Bô bắn chết một giao liên, thu một xe đạp, một AK-47 và nhiều tài liệu quan trọng chuyển cho ban 2 khai thác.

Ngày 6 tháng 2: đánh chiếm một căn nhà do địch đang chuẩn bị ăn liên hoan. Giết hai tên tại trận. Thu 1 K54, 1 AK và hai dãy bàn đầy thức ăn, rượu đế....

Ngày 8 tháng 2: Trong lúc đóng quân ở khu nhà phía nam quận lỵ Snuol, địch từ trong khu nhà dân bắn sẻ gây tử thương hạ sĩ Nghĩa và hạ sĩ Rô. Trung đội 2 truy kích tận làng Miên, bắt giữ tất cả thanh niên gom về cho Trung đoàn khai thác.

Ngày 9 tháng 2: đại quân vào chiếm quận lỵ Snuol, lập căn cứ yểm trợ hỏa lực.

Tiểu đoàn được lệnh tiến về Tây Bắc, vượt qua đồn điền cao su bạt ngàn. Bảy giờ sáng, có một tiếng đạn AK vọng ra từ hướng trước mặt. Có lẽ địch bắn báo động. Tám giờ, tiếp cận mục tiêu. Ðây là hai khu nhà trong đồn điền, ngăn cách bởi một con đường đất đỏ. Khu bên trái là làng Thpong Cham gồm hàng chục nhà sàn bằng gạch, khu bên phải là Thpong Vietnam, đơn sơ nhà tranh vách đất. Tên làng nói lên sự phân biệt cư dân Chàm và Việt nam làm phu đồn điền tại đây. Tin tình báo cho hay địch đang đóng quân cấp trung đoàn thuộc công trường (Sư đoàn) 5 Cộng sản Bắc Việt. Ðại đội tôi chịu mặt phải, Ðại đội 16 của Bồi mặt trái, cùng tiến song song. Khi vừa nhìn thấy những mái nhà ngói đỏ làng Cham, địch khai hỏa bằng trọng liên và AK. Tiếng đạn chát chúa vang dội như uy hiếp tinh thần và làm cho ta khó phân biệt được nơi xuất phát. Quân ta đã chiếm hàng cây cao su trước mặt làng, bên kia con đường là hầm hố giao thông hào địch. Ở hai góc làng, hai lô cốt kiên cố có những cây đại liên bắn không ngừng vào đội hình quân ta. Lá cao su rụng từ mùa thu năm trước nay đã khô dòn, trải một lớp dày trên mặt đất. Ðịch nắm được điều này nên dùng kế hỏa công, bắn trái sáng đốt rừng. Lửa bắt cháy dữ dội, nhất là nương theo cơn gió thổi mạnh làm cả khu rừng ngập trong bão lửa. Quân ta núng thế phải rút chạy tránh bị thiêu sống. Nhưng chẳng lẽ chạy hoài sao? Vì rừng thì bạt ngàn. Thế là lệnh ban ra: “Phải nhảy qua màn lửa tiếp tục tiến quân bao vây địch.” Chúng tôi trở lại chiến tuyến khi mặt đất còn rát bỏng, những chiếc lá còn chút than hồng thỉnh thoảng cháy bùng lên sau mỗi cơn gió. Ðến gần trưa, tình hình như dậm chân tại chỗ. Hoả lực địch càng ráo riết. Quân ta chẳng nhúc nhích bước nào. Trung tướng Trí nóng ruột, bay trực thăng lên trực tiếp chỉ huy. Chúng tôi mở thêm tần số để nghe đích thân ông ra lệnh. Giọng nói uy quyền của ông vang lên trong ống nghe: “Tôi cho lệnh phải chiếm mục tiêu trước khi trời tối; liệu không làm được thì rút ra, cho đơn vị khác thay thế. Ðơn vị nào vào trước, cắm cờ, tôi cho chỉ huy thăng một cấp.”

Hai giờ chiều, Bồi bị thương cánh tay phải, được băng bó và tải thương ngay. Hùng Ðầu lâu lên thay, nghe tiếng y oang oang vọng đến. Tôi bổng nghĩ ra một biện pháp táo bạo và trình ngay lên tiểu đoàn. Ðó là việc xin pháo binh yểm trợ tiếp cận, bắn từng tràng 10 trái từ phía cuối làng, kéo ngắn lại cho đến hệ thống giao thông hào trước mặt chúng tôi; quân sĩ ta sẽ xung phong ngay khi trái đạn chót vừa nổ. Pháo binh chiến đoàn từ chối, vì vấn đề an ninh cho đơn vị bạn. Thông thường, pháo chỉ bắn khi quân ta rút ra khỏi một tầm an toàn tối thiểu, vì pháo không hoàn toàn chính xác đến phạm vi từng thước trong khi quân ta chỉ cách địch chừng mươi thuớc là cùng. Lại xin ý kiến Tư lệnh; Tướng Trí O.K. với điều kiện quân ta phải tận dụng các đường thoát nước để ẩn mình. Thế là lệnh ban ra. Các trung đôi nằm dán mình xuống, nón sắt, áo giáp phủ kín những điểm trọng yếu trên thân thể; lưỡi lê cắm lên đầu súng trong vị thế sẵn sàng xung phong. Ðạn bắt đầu ra khỏi nòng từ căn cứ hoả lực. Từng tràng mười trái. Tiếng nổ nghe gần lại dần dần cho đến tràng cuối cùng nổ ngay trên hầm hố địch đối diện chúng tôi. Mặt đất rung chuyển dữ dội, tưởng chừng thân thể bị bật tung lên, lục phủ ngũ tạng bị sức ép như vỡ ra, hai tai ù điếc. Nhưng vẫn cố gắng tỉnh táo đếm chính xác từng trái đạn ra khỏi nòng và nổ tung trên chiến hào địch. 96, 97, 98, 99 và ...100, ầm, ầm. Trái thứ 100 vừa nổ, nhào lên các bạn, chĩa mũi súng căm thù vào giặc..

X U N G P H O O O N G...

Bất kể bất trắc là pháo binh có thể bắn nhầm thêm trái nữa hay không, cả trăm binh sĩ vùng lên, chạy vượt qua con đường đất đỏ, nhảy thẳng vào tuyến địch. Chúng tôi đứng trên những miệng hầm khi bọn cộng quân còn che tai cúi đầu chờ những trái đạn tưởng sẽ nổ sau đó. Bắn, đâm, lựu đạn tung xuống. Xương thịt người nhầy nhụa từng đống trong các giao thông hào. Phiá bên trong, bọn còn sống sót tháo chạy về hướng bắc. Bên làng Thpong Cham, đại đội 16 cũng làm chủ trận địa. Phải treo cờ lên ngay, xác nhận chiến tích. Lấy đâu có cờ? quân ta đi hành quân cấp tiểu đoàn chẳng bao giờ mang theo quốc kỳ, quân kỳ; chẳng có kèn đồng dù trong cấp số, mỗi đại đội có một lính kèn. Tôi tháo chiếc khăn quàng cổ nửa đỏ nửa tím trao cho Hạ sĩ Quí: “ Kiếm cái gì treo lên cho ông tướng thấy.”

Xác cộng quân nằm la liệt khắp nơi. Những đứa trong hầm thì thịt xương trộn lẫn, máu óc văng tung toé, khó đếm được bao nhiêu. Những đứa nằm phơi trên đất thì mình găm đầy lỗ đạn. Chúng nó là bộ đội chính quy miền Bắc, trắng trẻo, mập mạp trong bộ áo quần màu xanh lá mạ còn mới nguyên, rộng thùng thình. Những cây súng tiểu liên AK 47 còn mới, báng gỗ bóng loáng đỏ tươi chưa kịp gây tội ác với đồng bào miền Nam. Thương thay, cũng con em đồng bào miền Bắc bị phỉnh phờ đem thây làm bia đở đạn cho giấc mộng xâm lược của bọn bạo quyền. Chín mươi bảy xác để lại trên chiến trường. Khai thác tài liệu tịch thu, chúng tôi nhận diện đây là Trung đoàn 174 và một đơn vị đặc công Z27. Về sau, khi ở tù trại cải tạo Suối Máu, tôi gặp một thiếu úy cộng sản từng có mặt và sống sót trong trận này. Lúc tham chiến tại Snuol, anh ta chỉ là một hạ sĩ. Anh ta thú nhận quân ta đánh quá ác liệt và mưu trí.

Năm giờ chiều cùng ngày, thiết giáp chở Tiểu đoàn 2/9 vào tiếp tế thêm đạn dược và tải thương binh. Tôi gặp lại Nguyễn Văn Duyến bạn cùng khoá, đang làm đại đội trưởng. Anh em gặp nhau vài phút ngắn ngủi, trao đổi tin tức bạn bè rồi đường ai nấy đi. Chúng tôi trú phòng qua đêm. Mỗi đại đội cho một trung đội ra nằm tuyến cách đó chừng cây số. Bốn giờ sáng, Ðại Úy Hiền cho lệnh báo động; chưa kịp nhảy xuống hố cá nhân thì pháo địch nhả tới tấp. Ðịch tung đợt tấn công đầu tiên vào tuyến của Quân báo tiểu đoàn. Cả tiểu đội chín người hy sinh tại chỗ nhưng địch cũng khựng lại vì hàng rào mìn claymore. Phiá sườn đại đội tôi, địch cũng tấn công mạnh. Một số binh sĩ vì quá mệt mỏi lúc ban ngày nên không đào kịp hầm hố. Họ cứ chạy quanh gốc cao su nép mình chống trả. Thế mà không ai bị thương hay bỏ mạng. Tiểu doàn bị tấn công cả thảy năm đợt, có lúc tưởng bị tràn ngập. Tôi phải nhảy ra khỏi hố, trực tiếp bắn súng cối 81 ly yểm trợ cho bạn. Hết đạn, quăng súng vào hồ nước rồi nhảy ra phụ trợ cho trung 2 đang chịu áp lực nặng nề nhất. Nhờ có 3 cấp số đạn, nhờ có mìn claymore, chúng tôi cầm cự cho đến khi trời lờ mờ sáng thì địch bắt đầu rút. Qua làn sương mỏng, chúng tôi thấy chúng dùng móc câu kéo xác đồng bọn và vũ khí. Lại có màn thi nhau bắn bia như lúc tập ở quân trường. Lệnh truy kích được ban ra. Tôi lầu bầu: “đạn còn đâu nữa mà truy với kích.” Mặc, cứ tiến lên, địch đang rối trí bỏ chạy thì chúng có hơi đâu mà chống trả. Tiến về phía cuối rừng cao su, cách đó chừng trăm mét, chúng tôi phát hiện được vị trí chỉ huy hành quân của địch với hệ thống tổng đài và dây điện thoại chằng chịt tỏa ra như lưới nhện xung quanh trận liệt. Thì ra huyền thoại Ðiện biên là đây, binh sĩ Bắc việt, quân đội nhân dân anh hùng, con cháu Hồ Chí Minh vĩ đại dùng mười đánh một mà cũng phải chém vè. Cả trung đoàn quân Bắc không đánh nổi một tiểu đoàn quân Nam.

Tướng Trí và bộ Chỉ huy hành quân đón chúng tôi ở chợ Snuol điêu tàn. Ông bắt tay tôi khen ngợi và lệnh cho sĩ quan tùy viên lấy tên tuổi, số quân tôi và các chiến sĩ do tôi đề nghị. Chiếc bông mai ông hứa hẹn đem cho tôi vinh dự, nhưng không mấy hài lòng, vì tôi sắp đến ngày thăng cấp đương nhiên theo quy chế hiện dịch. Sau này, Bộ Tổng Tham Mưu ân thưởng cho tôi tấm Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu.

Nghỉ ngơi vài hôm, chúng tôi lên đường hành quân sâu về hướng Bắc, đánh thêm vài trận cũng kinh hồn không kém. Có lần, chúng tôi vào tận nơi gọi là trường Huấn luyện của cục R, tứ bề thọ địch, trên vai còn cõng theo thương binh và một số vũ khí tịch thu chưa có phương tiện chuyển vận về Chiến đoàn. Nhờ phi cơ yểm trợ đắc lực, chúng tôi đã an toàn rút ra sau khi giết hết bọn lính hậu cần và đốt cháy rụi toàn bộ cơ sở địch.

Trận đánh ngày 27 tháng 2 là trận đại phục thù. Chúng cho trinh sát theo dõi đường tiến quân ta từ cả tuần lễ, và chờ khi tiểu đoàn đi vào địa điểm bất lợi do chúng dự liệu trước. Trung đoàn 174 được tăng cường thêm đơn vị của Trung đoàn 165, pháo lớn và đặc công từ mạn rừng tấn công ồ ạt ngay khi quân ta vừa dừng bên suối nước tạm nghỉ quân chuẩn bị ăn uống. Ðại đội Chỉ huy đóng trong làng Trapeang Lak bị tràn ngập ngay. Binh sĩ tan tác chạy về chiến đoàn, nhưng tổn thất nhẹ. Hùng Ðầu lâu đang cởi trần tắm rửa, không kịp mặc áo, ôm bản đồn dọt về phía tôi. Nhìn lui thấy cả một rừng nón cối và áo quần xanh lá mạ, ôi người đâu là người. Chúng vừa chạy vừa hô to đòi bắt sống chúng tôi: “Cái thằng cao cao, cầm bản đồ kia, chỉ huy đấy, bắt sống nó.” Ðạn cối và pháo binh địch bắn chặn đường phía nam. Một đơn vị phía Tây án ngữ lối ra. Tiểu đoàn trưởng kêu gọi ở lại cầm cự. Có một điều là đêm trước, Chiến đoàn đã bị pháo kích trúng kho đạn, thông báo đến các đơn vị nếu có chạm địch sẽ không có pháo yểm trợ. Nhờ những gốc cao su lớn, chúng tôi có điểm tựa, cầm cự đến trưa và mở được đường máu rút về phía nam, tập trung quân số phản công trở lại. Thiếu tá Nguyễn Ða dẫn tiểu đoàn 2/9 lên tiếp trợ chiếm lại mục tiêu, thu nhặt chiến trường. Tiểu đoàn tổn thất ở mức trung bình. Riêng đại đội tôi chỉ có thương binh mà không có tử sĩ. Ai cũng bảo tôi cầm quân mát tay.

Tướng Trí tử nạn phi cơ một tháng sau đó. Tướng Minh từ vùng 4 về thế, không có những phương lược chính xác và táo bạo, đưa chiến đoàn 8 (thay thế Chiến đoàn 9 về nước vào giữa tháng 3-71) vào thế nan giải, một mình chịu áp lực 3 công trường (sư đoàn) địch. Và thảm họa Snuol đã xảy ra. Sư đoàn 5 phải mất một thời gian dài mới khôi phục lại khí thế. Trận Bình Long mùa hè đỏ lửa 1972, với Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ anh hùng, với hàng ngàn chiến sĩ quả cảm, Sư đoàn đã ghi một chiến tích lẫy lừng vào quân sử. Giờ đây Tướng Hưng, Tướng Vỹ đã lấy cái chết dũng liệt để đền nợ nước, bảo toàn khí tiết, chiếm một chỗ đứng cao quý trong lòng tiếc thương của đồng bào, chiến sĩ. Quách Kế Nhơn, Ðèo Chính Tường, Nguyễn Trọng Thủy, Nguyễn Văn Mâu và bao người đã về lòng đất mẹ. Bồi trở về nếp sống dân thường sau chuyến du ngoạn Ðài Loan do được chọn là chiến sĩ xuất sắc nhất Quân đoàn 3. Anh may mắn không đi cải tạo, nhưng lại rủi không đủ điều kiện xuất cảnh HO. Mai Thanh Tòng (ban 5) nay ở New Jersey; nhớ lúc đem quân trở lại, cứu anh từ cái hố cá nhân đã lọt trong sự kiểm soát của địch, anh méo cả mặt: “Trời ơi, thấy cái ống quần của nó ngay trên miệng hố!” Nguyễn Chí Hiền thì ở Pháp, lâu lâu thư từ thăm nhau gắn bó như ngày xưa. Còn Hùng Ðầu lâu, còn bao nhiêu anh em khác, như bầy nghé tan đàn, kẻ tha phương, người ở lại âm thầm chịu cảnh sống đắng cay tủi nhục; có còn nhớ đến nhau không, có còn ngồi bên tách cà phê ôn lại quá khứ anh hùng, những ngày cơm sấy cá khô, chia sẻ gian lao sinh tử... và tình đồng đội thắm thiết... và niềm tự hào của người chiến binh.

Sinh Ton chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chiến Thắng Ðầu Xuân 1971 .

Trên các tờ báo lớn Saigon vào một ngày đầu xuân Tân Hợi (1971), người ta đọc một giòng chữ lớn đậm nét chạy 6 cột: “Một quyết định táo bạo tại chiến trường ngoại biên:

 

Phải cắm cờ Việt Nam trên làng ThPong VIETNAMtrước lúc hừng sáng


http://omphalos.com.au/vnchlogos/logo_sd5.jpg
Ưu ái tặng tất cả chiến sĩ  Sư đoàn 5 Bộ binh.

Đỗ Văn Phúc



Trên các tờ báo lớn Saigon vào một ngày đầu xuân Tân Hợi (1971), người ta đọc một giòng chữ lớn đậm nét chạy 6 cột: “Một quyết định táo bạo tại chiến trường ngoại biên: Phải cắm cờ Việt Nam trên làng ThPong Vietnam trước lúc hừng sáng” ca tụng chiến thắng lẫy lừng đầu xuân của các chiến sĩ Tiểu đoàn 4/8, Sư đoàn 5 Bộ binh trên mặt trận Snuol, Kampuchea. Các ông nhà báo quen nghề thi vị hoá; chứ thực sự thì trận đánh bắt đầu lúc hừng đông và kết thúc nhanh gọn vào lúc xế trưa. Tuy ngắn ngủi, nhưng đây là một trận đánh lớn và ngoạn mục, có ý nghĩa lớn vì đó là chiến thắng mở đầu của cuộc hành quân Toàn thắng 71 NB do Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 tổ chức đánh thọc sâu vào lãnh thổ Kampuchea trên địa bàn tỉnh Kratie nhằm phá nốt căn cứ hậu cần của cái gọi là Mặt trận Giải phóng Miền Nam, con đẻ của ngụy quyền Hà Nội nhằm xâm lược và xích hóa miền Nam ta.

Sau chiến thắng Mậu thân 1968, tiêu diệt toàn bộ hạ tầng cơ sở của Việt cộng tại các tỉnh thành đô thị miền nam, cho bọn con cháu bác Hồ toại nguyện “sinh bắc tử nam”, quân ta hoàn toàn làm chủ chiến trường trên khắp 4 vùng chiến thuật, mở rộng thêm các khu bình định, đẩy bọn cộng quân còn sống sót chạy qua bên kia biên giới Việt Miên. Sư đoàn tôi trấn giữ ba tỉnh phía Bắc Sai gòn: Bình Dương, Bình Long và Phuớc Long. Những địa danh nổi tiếng như Bời Lời, Hố Bò, Tam giác sắt, Long Nguyên, Bù Na... nơi mới đây thôi, từng diễn ra bao trận chiến kinh hoàng, chôn thây hàng ngàn quân sĩ đôi bên. Ngày nay chỉ còn là những vùng đất đầy hố bom. Cây chồi đã mọc lên chằng chịt, thay thế cho những cây già bị bom và pháo ta đốn gục. Quân ta hành quân hàng tháng trời không gặp địch. Hoạ chăng vài ba đứa du kích còn sót lại trốn chui trốn nhũi dưới những căn hầm ẩm mốc, chờ đêm đêm mò ra ven đường xe bò nhận chút lương thực do thân nhân từ các làng cạnh lén lút tiếp tế cho để sống cầm hơi. Lính tác chiến lâu ngày không đánh nhau cũng chán. Nhất là lúc tuổi trai đang hăng, đang mơ ước chiến công để có thêm vài tấm huy chương cài đỏ ngực hoặc nở thêm một bông mai vàng trên ve áo trận, để thấy đường binh nghiệp thênh thang hơn. Tôi xuất thân khoá đầu tiên của trường Ðại học Chiến tranh Chính trị Ðà lạt, ra trường nhằm lúc chiến dịch Chân Trời Mới được phát động trong toàn quân mà sư đoàn 5 là thí điểm. Anh em chúng tôi có 39 tân sĩ quan chia nhau về 39 đại đội tác chiến của sư đoàn. Lẽ ra chấp nhận làm đại đội phó rồi lên trưởng ban 5 tiểu đoàn, trung đoàn, đa số anh em chúng tôi tình nguyện xuất nghành CTCT để nắm các chức vụ chỉ huy chiến đấu. Người đầu tiên làm đại đội trưởng là Dương Quang Bồi rất được tìn nhiệm. Tiểu đoàn tôi có 4 đại đội, thì dân CTCT nắm hết ba: Bồi, đại đội 16, Nhơn, đại đội Chỉ huy và tôi, đại đội 15. Tiểu đoàn trưởng lúc đó là Ðại úy Nguyễn Chí Hiền, khoá 17 Thủ Ðức, dân nhà giáo động viên, nhưng chịu đánh đấm và đã chuyển qua hiện dịch. Anh Hiền từ đại đội Trinh sát Sư đoàn về, là con chủ bài của Sư đoàn trong nhiều năm qua lối đánh táo báo, mưu trí và óc tổ chức tuyệt vời. Ðại uý Hiền đưa tiểu đoàn 4/8 từ hỗn danh “anh Tám né” lên hàng đơn vị thiện chiến nhất sư đoàn. Nhưng cũng vì thế mà chúng tôi khổ cực hơn hết, vì được Sư đoàn sử dụng tận tình, giao cho những nhiệm vụ hóc búa nhất, chịu trách nhiệm những vùng căng thẳng nhất. Ðặc biệt, năm 1970, tiểu đoàn đã đặt chân vào trung tâm mật khu Long nguyên, xuyên qua một khu rừng đầy rẫy mìn bẫy, bình định một yếu điểm mà từ hàng chục năm trước chưa có đơn vị nào dù Việt hay Mỹ trấn ngự được.

Chiến trường lắng dần trong năm 1970. Cuối năm, tiểu đoàn được lệnh về trấn đóng ven đô giữ an ninh cho đồng bào Saigon ăn tết. Ðêm đêm ngủ đứng trên bờ mương vùng sông lạch sình lầy Giồng Ông Tố, nhìn qua đô thành với hàng ngàn ánh đèn màu lấp lánh, với tiếng nhạc xuân văng vẳng, lòng chợt rộn lên ước mơ một hạnh phúc sum vầy ngắn ngủi bên bếp lửa nồng ngày xuân. Gần mà rất xa, chỉ vài cây số đường chim bay thôi, nhưng nhiệm vụ và hiểm nguy từng giây ngăn trở, người lính trấn ven đô đành chế ngự ước muốn để tỉnh táo lắng nghe ngóng trong từng bụi dừa nước kia có động tịnh gì của bọn du kích ranh mãnh không. Trước chúng tôi, Tiểu đoàn 38 Biệt động quân đã mất vài sĩ quan chỉ vì ngứa chân, đêm mò về Saigon nhảy nhót; khi trở ra bằng xuồng, bị Việt cộng phục kích bắn sẻ. Tết ven đô xong, trên đường về hậu cứ ở Lai khê, tưởng sẽ có dăm ba ngày nghỉ dưỡng quân, tôi viết thư về nhắn vợ con lên ở chơi, ra lệnh cho thường vụ mua sắm cho anh em binh sĩ ăn tết. Tới Lai Khê chưa kịp thở, áo quần vừa cởi ra, sửa soạn đi tắm đã nghe lệnh từ ban 3 gọi về Trung đoàn bộ họp gấp. Tôi chỉ cằn nhằn vài tiếng rồi lái xe đi.

Ðến nơi, vào thẳng văn phòng Trung đoàn trưởng, đã thấy đủ mặt sĩ quan tiểu đoàn và các ban của Trung đoàn. Ðại tá Bùi Trạch Dần khui hai chai Hennessy rót ra mời tận tay từng anh em chúng tôi. trong khi ban 2 phân phát những tấm bản đồ với những địa danh lạ, viết bằng thứ chữ Miên ngoằng nghèo như những con giun. Vượt biên! Thế là vượt biên rồi. Ðiều này chúng tôi đã nghe đồn từ lâu. Tiểu đoàn cũng đã từng được lệnh hành quân thực tập trong các rừng cao su Lộc Ninh từ mấy tháng trước. Nhưng giây phút này thì quá bất ngờ. Ðơn vị đã hành quân liên tục hàng nửa năm, chưa được nghỉ dưỡng quân một ngày. Ðại tá Dần tận tay mời từng người cốc rượu và nói: “Quân đoàn mở cuộc hành quân Toàn thắng, trong đó Trung đoàn 9 làm nỗ lực chính. Tiểu đoàn 4 được chọn tăng phái để bảo đảm thắng lợi cho trung đoàn ta. Sau giai đoạn 1 hoàn tất, toàn bộ trung đoàn ta sẽ thay thế họ. Ngay đêm nay các anh lên đường, chúc các anh chiến thắng lớn, đem vinh quang về cho đơn vị.”

Chúng tôi lục tục ra về. Chưa đến nơi đã nghe tiếng gầm rú của đoàn chiến xa đủ loại của Thiết đoàn 1. Quân sĩ thì theo điều động của thường vụ, đang tập họp lãnh thêm đạn dược, lương thực, sửa soạn lên đường.

Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị, ào ào gió thu.


Ngày nay, người chiến sĩ ra đi không kịp từ giã gia đình, khoác lên người áo giáp, nón sắt, súng đạn và ba lô hành trang nặng hàng chục ký, giữa tiếng gầm của những chiến xa khổng lồ thay con chiến mã; lại chẳng có gió thu ào ào mà là hơi lạnh se người của một đêm đầu xuân. Lạnh ở ngoài trời và lạnh tận đáy tâm hồn. Ðoàn xe chuyển bánh lúc nửa đêm về sáng, mang theo đoàn trai trẻ trực chỉ hướng Bắc dọc theo quốc lộ 13, tiến về biên giới Việt Miên.

Ðến trưa hôm sau, đoàn xe dừng ở Lộc Ninh, quận lỵ địa đầu của tổ quốc ở phiá Bắc Nam phần. Quân sĩ tấp nập bày binh bố trận; mũ nâu Biệt động, mũ đen Thiết giáp, mũ xanh Lực lượng Ðặc biệt và mũ sắt bọc vải ngụy trang hoa rừng của Bộ binh. Chúng tôi trao nhau những ánh mắt cảm thông và lời thầm chúc an bình. Tư lệnh Quân đoàn, Trung tướng Ðỗ Cao Trí, chắc nịch trong bộ chiến phục Dù đang cùng các chỉ huy cao cấp bàn bạc, tấm bản đồ trải rộng trên mui xe Jeep. Tôi được lệnh, cho quân chuyển sâu về phía trái quốc lộ đến nơi sẽ là vị trí xuất phát. Hậu trạm báo tin vợ con tôi đang có mặt tại Lai khê, xin ý kiến. Tôi bồi hồi gửi lời chào và bảo quay về, hẹn sau hành quân sẽ gặp lại.

Rừng biên giới cây cao và thưa thớt. Trên đất cỏ mọc xanh rì, điểm những cụm hoa cúc vàng rải rác. Quân đi sâu vào lòng đất khách đầy trắc trở. Con sông Chlong uốn mình giữa hai hàng cây bằng lăng đang ra hoa màu tím nhạt. Phía bên kia sông, chiến đoàn 333 Biệt động của Ðại tá Nguyễn Văn Phúc cũng đang di chuyển. Tiếng người nói cười xen lẫn tiếng khô khan của vũ khí va chạm nhau. Trời cao, nắng vàng ấm áp. Trên vai là chiếc ba lô đựng 25 kí quân dụng: bảy ngày lương khô, ba cấp số hỏa lực, một mìn claymore, một chiếc xẻng, năm quả lựu đạn M26... Mìn claymore bấy giờ là vũ khí đắc dụng để chống tấn công biển người. Mỗi người binh sĩ còn mang theo năm bao cát không để phòng thủ dã ngoại tránh mưa pháo. Ðạn pháo, hoả tiển thường chạm nổ từ những ngọn cây trong rừng, toả hàng trăm miểng đạn sắc bén xuống như pháo hoa. Ðơn vị tôi ít thương vong nhất vì tiểu đoàn trưởng đã dự trù đầy đủ phương tiện phòng thủ.

Những ngày đầu vô sự. Chỉ chạm địch lẻ tẻ khi bắt đầu vào sâu đất khách, đến gần quận lỵ Snuol. Ðọc trong nhật ký hành quân:

Ngày 4 tháng 2: đã bắt đầu tiến vào lãnh thổ Kampuchea. Trung đội 3 đi tiền phong. Hạ sĩ Nguyễn văn Bô bắn chết một giao liên, thu một xe đạp, một AK-47 và nhiều tài liệu quan trọng chuyển cho ban 2 khai thác.

Ngày 6 tháng 2: đánh chiếm một căn nhà do địch đang chuẩn bị ăn liên hoan. Giết hai tên tại trận. Thu 1 K54, 1 AK và hai dãy bàn đầy thức ăn, rượu đế....

Ngày 8 tháng 2: Trong lúc đóng quân ở khu nhà phía nam quận lỵ Snuol, địch từ trong khu nhà dân bắn sẻ gây tử thương hạ sĩ Nghĩa và hạ sĩ Rô. Trung đội 2 truy kích tận làng Miên, bắt giữ tất cả thanh niên gom về cho Trung đoàn khai thác.

Ngày 9 tháng 2: đại quân vào chiếm quận lỵ Snuol, lập căn cứ yểm trợ hỏa lực.

Tiểu đoàn được lệnh tiến về Tây Bắc, vượt qua đồn điền cao su bạt ngàn. Bảy giờ sáng, có một tiếng đạn AK vọng ra từ hướng trước mặt. Có lẽ địch bắn báo động. Tám giờ, tiếp cận mục tiêu. Ðây là hai khu nhà trong đồn điền, ngăn cách bởi một con đường đất đỏ. Khu bên trái là làng Thpong Cham gồm hàng chục nhà sàn bằng gạch, khu bên phải là Thpong Vietnam, đơn sơ nhà tranh vách đất. Tên làng nói lên sự phân biệt cư dân Chàm và Việt nam làm phu đồn điền tại đây. Tin tình báo cho hay địch đang đóng quân cấp trung đoàn thuộc công trường (Sư đoàn) 5 Cộng sản Bắc Việt. Ðại đội tôi chịu mặt phải, Ðại đội 16 của Bồi mặt trái, cùng tiến song song. Khi vừa nhìn thấy những mái nhà ngói đỏ làng Cham, địch khai hỏa bằng trọng liên và AK. Tiếng đạn chát chúa vang dội như uy hiếp tinh thần và làm cho ta khó phân biệt được nơi xuất phát. Quân ta đã chiếm hàng cây cao su trước mặt làng, bên kia con đường là hầm hố giao thông hào địch. Ở hai góc làng, hai lô cốt kiên cố có những cây đại liên bắn không ngừng vào đội hình quân ta. Lá cao su rụng từ mùa thu năm trước nay đã khô dòn, trải một lớp dày trên mặt đất. Ðịch nắm được điều này nên dùng kế hỏa công, bắn trái sáng đốt rừng. Lửa bắt cháy dữ dội, nhất là nương theo cơn gió thổi mạnh làm cả khu rừng ngập trong bão lửa. Quân ta núng thế phải rút chạy tránh bị thiêu sống. Nhưng chẳng lẽ chạy hoài sao? Vì rừng thì bạt ngàn. Thế là lệnh ban ra: “Phải nhảy qua màn lửa tiếp tục tiến quân bao vây địch.” Chúng tôi trở lại chiến tuyến khi mặt đất còn rát bỏng, những chiếc lá còn chút than hồng thỉnh thoảng cháy bùng lên sau mỗi cơn gió. Ðến gần trưa, tình hình như dậm chân tại chỗ. Hoả lực địch càng ráo riết. Quân ta chẳng nhúc nhích bước nào. Trung tướng Trí nóng ruột, bay trực thăng lên trực tiếp chỉ huy. Chúng tôi mở thêm tần số để nghe đích thân ông ra lệnh. Giọng nói uy quyền của ông vang lên trong ống nghe: “Tôi cho lệnh phải chiếm mục tiêu trước khi trời tối; liệu không làm được thì rút ra, cho đơn vị khác thay thế. Ðơn vị nào vào trước, cắm cờ, tôi cho chỉ huy thăng một cấp.”

Hai giờ chiều, Bồi bị thương cánh tay phải, được băng bó và tải thương ngay. Hùng Ðầu lâu lên thay, nghe tiếng y oang oang vọng đến. Tôi bổng nghĩ ra một biện pháp táo bạo và trình ngay lên tiểu đoàn. Ðó là việc xin pháo binh yểm trợ tiếp cận, bắn từng tràng 10 trái từ phía cuối làng, kéo ngắn lại cho đến hệ thống giao thông hào trước mặt chúng tôi; quân sĩ ta sẽ xung phong ngay khi trái đạn chót vừa nổ. Pháo binh chiến đoàn từ chối, vì vấn đề an ninh cho đơn vị bạn. Thông thường, pháo chỉ bắn khi quân ta rút ra khỏi một tầm an toàn tối thiểu, vì pháo không hoàn toàn chính xác đến phạm vi từng thước trong khi quân ta chỉ cách địch chừng mươi thuớc là cùng. Lại xin ý kiến Tư lệnh; Tướng Trí O.K. với điều kiện quân ta phải tận dụng các đường thoát nước để ẩn mình. Thế là lệnh ban ra. Các trung đôi nằm dán mình xuống, nón sắt, áo giáp phủ kín những điểm trọng yếu trên thân thể; lưỡi lê cắm lên đầu súng trong vị thế sẵn sàng xung phong. Ðạn bắt đầu ra khỏi nòng từ căn cứ hoả lực. Từng tràng mười trái. Tiếng nổ nghe gần lại dần dần cho đến tràng cuối cùng nổ ngay trên hầm hố địch đối diện chúng tôi. Mặt đất rung chuyển dữ dội, tưởng chừng thân thể bị bật tung lên, lục phủ ngũ tạng bị sức ép như vỡ ra, hai tai ù điếc. Nhưng vẫn cố gắng tỉnh táo đếm chính xác từng trái đạn ra khỏi nòng và nổ tung trên chiến hào địch. 96, 97, 98, 99 và ...100, ầm, ầm. Trái thứ 100 vừa nổ, nhào lên các bạn, chĩa mũi súng căm thù vào giặc..

X U N G P H O O O N G...

Bất kể bất trắc là pháo binh có thể bắn nhầm thêm trái nữa hay không, cả trăm binh sĩ vùng lên, chạy vượt qua con đường đất đỏ, nhảy thẳng vào tuyến địch. Chúng tôi đứng trên những miệng hầm khi bọn cộng quân còn che tai cúi đầu chờ những trái đạn tưởng sẽ nổ sau đó. Bắn, đâm, lựu đạn tung xuống. Xương thịt người nhầy nhụa từng đống trong các giao thông hào. Phiá bên trong, bọn còn sống sót tháo chạy về hướng bắc. Bên làng Thpong Cham, đại đội 16 cũng làm chủ trận địa. Phải treo cờ lên ngay, xác nhận chiến tích. Lấy đâu có cờ? quân ta đi hành quân cấp tiểu đoàn chẳng bao giờ mang theo quốc kỳ, quân kỳ; chẳng có kèn đồng dù trong cấp số, mỗi đại đội có một lính kèn. Tôi tháo chiếc khăn quàng cổ nửa đỏ nửa tím trao cho Hạ sĩ Quí: “ Kiếm cái gì treo lên cho ông tướng thấy.”

Xác cộng quân nằm la liệt khắp nơi. Những đứa trong hầm thì thịt xương trộn lẫn, máu óc văng tung toé, khó đếm được bao nhiêu. Những đứa nằm phơi trên đất thì mình găm đầy lỗ đạn. Chúng nó là bộ đội chính quy miền Bắc, trắng trẻo, mập mạp trong bộ áo quần màu xanh lá mạ còn mới nguyên, rộng thùng thình. Những cây súng tiểu liên AK 47 còn mới, báng gỗ bóng loáng đỏ tươi chưa kịp gây tội ác với đồng bào miền Nam. Thương thay, cũng con em đồng bào miền Bắc bị phỉnh phờ đem thây làm bia đở đạn cho giấc mộng xâm lược của bọn bạo quyền. Chín mươi bảy xác để lại trên chiến trường. Khai thác tài liệu tịch thu, chúng tôi nhận diện đây là Trung đoàn 174 và một đơn vị đặc công Z27. Về sau, khi ở tù trại cải tạo Suối Máu, tôi gặp một thiếu úy cộng sản từng có mặt và sống sót trong trận này. Lúc tham chiến tại Snuol, anh ta chỉ là một hạ sĩ. Anh ta thú nhận quân ta đánh quá ác liệt và mưu trí.

Năm giờ chiều cùng ngày, thiết giáp chở Tiểu đoàn 2/9 vào tiếp tế thêm đạn dược và tải thương binh. Tôi gặp lại Nguyễn Văn Duyến bạn cùng khoá, đang làm đại đội trưởng. Anh em gặp nhau vài phút ngắn ngủi, trao đổi tin tức bạn bè rồi đường ai nấy đi. Chúng tôi trú phòng qua đêm. Mỗi đại đội cho một trung đội ra nằm tuyến cách đó chừng cây số. Bốn giờ sáng, Ðại Úy Hiền cho lệnh báo động; chưa kịp nhảy xuống hố cá nhân thì pháo địch nhả tới tấp. Ðịch tung đợt tấn công đầu tiên vào tuyến của Quân báo tiểu đoàn. Cả tiểu đội chín người hy sinh tại chỗ nhưng địch cũng khựng lại vì hàng rào mìn claymore. Phiá sườn đại đội tôi, địch cũng tấn công mạnh. Một số binh sĩ vì quá mệt mỏi lúc ban ngày nên không đào kịp hầm hố. Họ cứ chạy quanh gốc cao su nép mình chống trả. Thế mà không ai bị thương hay bỏ mạng. Tiểu doàn bị tấn công cả thảy năm đợt, có lúc tưởng bị tràn ngập. Tôi phải nhảy ra khỏi hố, trực tiếp bắn súng cối 81 ly yểm trợ cho bạn. Hết đạn, quăng súng vào hồ nước rồi nhảy ra phụ trợ cho trung 2 đang chịu áp lực nặng nề nhất. Nhờ có 3 cấp số đạn, nhờ có mìn claymore, chúng tôi cầm cự cho đến khi trời lờ mờ sáng thì địch bắt đầu rút. Qua làn sương mỏng, chúng tôi thấy chúng dùng móc câu kéo xác đồng bọn và vũ khí. Lại có màn thi nhau bắn bia như lúc tập ở quân trường. Lệnh truy kích được ban ra. Tôi lầu bầu: “đạn còn đâu nữa mà truy với kích.” Mặc, cứ tiến lên, địch đang rối trí bỏ chạy thì chúng có hơi đâu mà chống trả. Tiến về phía cuối rừng cao su, cách đó chừng trăm mét, chúng tôi phát hiện được vị trí chỉ huy hành quân của địch với hệ thống tổng đài và dây điện thoại chằng chịt tỏa ra như lưới nhện xung quanh trận liệt. Thì ra huyền thoại Ðiện biên là đây, binh sĩ Bắc việt, quân đội nhân dân anh hùng, con cháu Hồ Chí Minh vĩ đại dùng mười đánh một mà cũng phải chém vè. Cả trung đoàn quân Bắc không đánh nổi một tiểu đoàn quân Nam.

Tướng Trí và bộ Chỉ huy hành quân đón chúng tôi ở chợ Snuol điêu tàn. Ông bắt tay tôi khen ngợi và lệnh cho sĩ quan tùy viên lấy tên tuổi, số quân tôi và các chiến sĩ do tôi đề nghị. Chiếc bông mai ông hứa hẹn đem cho tôi vinh dự, nhưng không mấy hài lòng, vì tôi sắp đến ngày thăng cấp đương nhiên theo quy chế hiện dịch. Sau này, Bộ Tổng Tham Mưu ân thưởng cho tôi tấm Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu.

Nghỉ ngơi vài hôm, chúng tôi lên đường hành quân sâu về hướng Bắc, đánh thêm vài trận cũng kinh hồn không kém. Có lần, chúng tôi vào tận nơi gọi là trường Huấn luyện của cục R, tứ bề thọ địch, trên vai còn cõng theo thương binh và một số vũ khí tịch thu chưa có phương tiện chuyển vận về Chiến đoàn. Nhờ phi cơ yểm trợ đắc lực, chúng tôi đã an toàn rút ra sau khi giết hết bọn lính hậu cần và đốt cháy rụi toàn bộ cơ sở địch.

Trận đánh ngày 27 tháng 2 là trận đại phục thù. Chúng cho trinh sát theo dõi đường tiến quân ta từ cả tuần lễ, và chờ khi tiểu đoàn đi vào địa điểm bất lợi do chúng dự liệu trước. Trung đoàn 174 được tăng cường thêm đơn vị của Trung đoàn 165, pháo lớn và đặc công từ mạn rừng tấn công ồ ạt ngay khi quân ta vừa dừng bên suối nước tạm nghỉ quân chuẩn bị ăn uống. Ðại đội Chỉ huy đóng trong làng Trapeang Lak bị tràn ngập ngay. Binh sĩ tan tác chạy về chiến đoàn, nhưng tổn thất nhẹ. Hùng Ðầu lâu đang cởi trần tắm rửa, không kịp mặc áo, ôm bản đồn dọt về phía tôi. Nhìn lui thấy cả một rừng nón cối và áo quần xanh lá mạ, ôi người đâu là người. Chúng vừa chạy vừa hô to đòi bắt sống chúng tôi: “Cái thằng cao cao, cầm bản đồ kia, chỉ huy đấy, bắt sống nó.” Ðạn cối và pháo binh địch bắn chặn đường phía nam. Một đơn vị phía Tây án ngữ lối ra. Tiểu đoàn trưởng kêu gọi ở lại cầm cự. Có một điều là đêm trước, Chiến đoàn đã bị pháo kích trúng kho đạn, thông báo đến các đơn vị nếu có chạm địch sẽ không có pháo yểm trợ. Nhờ những gốc cao su lớn, chúng tôi có điểm tựa, cầm cự đến trưa và mở được đường máu rút về phía nam, tập trung quân số phản công trở lại. Thiếu tá Nguyễn Ða dẫn tiểu đoàn 2/9 lên tiếp trợ chiếm lại mục tiêu, thu nhặt chiến trường. Tiểu đoàn tổn thất ở mức trung bình. Riêng đại đội tôi chỉ có thương binh mà không có tử sĩ. Ai cũng bảo tôi cầm quân mát tay.

Tướng Trí tử nạn phi cơ một tháng sau đó. Tướng Minh từ vùng 4 về thế, không có những phương lược chính xác và táo bạo, đưa chiến đoàn 8 (thay thế Chiến đoàn 9 về nước vào giữa tháng 3-71) vào thế nan giải, một mình chịu áp lực 3 công trường (sư đoàn) địch. Và thảm họa Snuol đã xảy ra. Sư đoàn 5 phải mất một thời gian dài mới khôi phục lại khí thế. Trận Bình Long mùa hè đỏ lửa 1972, với Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ anh hùng, với hàng ngàn chiến sĩ quả cảm, Sư đoàn đã ghi một chiến tích lẫy lừng vào quân sử. Giờ đây Tướng Hưng, Tướng Vỹ đã lấy cái chết dũng liệt để đền nợ nước, bảo toàn khí tiết, chiếm một chỗ đứng cao quý trong lòng tiếc thương của đồng bào, chiến sĩ. Quách Kế Nhơn, Ðèo Chính Tường, Nguyễn Trọng Thủy, Nguyễn Văn Mâu và bao người đã về lòng đất mẹ. Bồi trở về nếp sống dân thường sau chuyến du ngoạn Ðài Loan do được chọn là chiến sĩ xuất sắc nhất Quân đoàn 3. Anh may mắn không đi cải tạo, nhưng lại rủi không đủ điều kiện xuất cảnh HO. Mai Thanh Tòng (ban 5) nay ở New Jersey; nhớ lúc đem quân trở lại, cứu anh từ cái hố cá nhân đã lọt trong sự kiểm soát của địch, anh méo cả mặt: “Trời ơi, thấy cái ống quần của nó ngay trên miệng hố!” Nguyễn Chí Hiền thì ở Pháp, lâu lâu thư từ thăm nhau gắn bó như ngày xưa. Còn Hùng Ðầu lâu, còn bao nhiêu anh em khác, như bầy nghé tan đàn, kẻ tha phương, người ở lại âm thầm chịu cảnh sống đắng cay tủi nhục; có còn nhớ đến nhau không, có còn ngồi bên tách cà phê ôn lại quá khứ anh hùng, những ngày cơm sấy cá khô, chia sẻ gian lao sinh tử... và tình đồng đội thắm thiết... và niềm tự hào của người chiến binh.

Sinh Ton chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm