Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Chư Pa, Hồi Ký Vương Mộng Long
Tôi là một Biệt Động Quân yêu núi rừng vùng 2 say đắm. Mười năm lặn lội trong rừng, tôi đã chinh phục nhiều đỉnh núi cao, hùng vĩ hơn Chư Pa. Nhưng trong lòng tôi, cái tên Chư Pa mãi mãi không quên được.
. . . . .
Trời vừa tan sương mù, ngày N+9 chiếc HU1D Hoa Kỳ đầu tiên đã loạng quạng chặt vào cây lúc hạ cánh. Chiếc tàu bổ nhào xuống bãi. May mắn tàu không bốc cháy. Phi hành đoàn vô sự. Chiếc tàu thứ nhì được gởi xuống để rescue phi hành đoàn của chiếc tàu vừa rơi đã không xuống được. Nó đang bay vòng vòng chờ trên trời. Ghunships hộ tống rà sát ngọn cây. Những xạ thủ trực thăng võ trang đã nhận Ra chúng tôi đang nằm trên núi, họ quơ tay vẫy. Trung tá Bé cho lệnh một trung đội của Đại đội 3/11 hè nhau đẩy chiếc HU1D hư xuống triền đồi để dọn bãi trống cho những chiếc khác xuống bốc quân. Đến gần hai giờ chiều thì bộ chỉ huy liên đoàn Ra khỏi vùng. Liên đội A được lệnh di chuyển theo hướng tây về phía bờ sông. Tôi cho Đại đội 3/11 đi trước, Đại đội 1/11 giữ nhiệm vụ đoạn hậu. Chúng tôi đốt chiếc trực thăng hư lúc trung đội chót rời bãi đáp. Khi chúng tôi còn cách bộ chỉ huy tiểu đoàn chừng hơn một cây số thì Đại đội 3/11 được lệnh tách Ra, nhập với một cánh quân của liên đội B để bảo vệ bộ chỉ huy tiểu đoàn. Chiều đó đại đội tôi dừng quân trên một bình nguyên thoai thoải, cách bờ Pơ-Kô chừng bốn cây số. Cánh B nằm về hướng tây bắc của tôi, bộ chỉ huy tiểu đoàn và Đại đội 3/11/BĐQ nằm về hướng tây của tôi. Đêm trôi qua một cách thật yên tĩnh, không có pháo quấy rối, không có hỏa châu, hoả long.
Sáng N+10, vừng dương vừa lên, hướng bờ sông có tiếng súng nổ. Tiếng mìn, lựu đạn, đại liên, trung liên, súng tay, súng cối, âm vang vách núi dội Ra ầm ầm hỗn độn. Đại bác Hoa- Kỳ từ hướng đông và nam không ngừng bắn yểm trợ cho quân at. Hai Đại đội 2&4 đang bị địch tấn công ác liệt. Bộ chỉ huy tiểu đoàn và Đại đội 3/11 nằm trên một ngọn đồi nhỏ, chừng hai trăm mét về hướng nam liên đội B nhưng vẫn còn bình yên. Hiện thời toàn bộ Tiểu đoàn 11/BĐQ có mặt trong vùng này. Đại đội tôi ở xa nhất cũng chỉ cách liên đội B chưa tới hai cây số. Hoàng Mai đang liên lạc với L19. Máy bay Hoa-Kỳ đã có trên vùng và bắt đầu đánh bom trên con suối hướng bắc cánh B. Tôi cho đơn vị cuốn lều, gọn ghẽ, chuẩn bị chờ lệnh tiểu đoàn trưởng. Tôi chợt nghe người hiệu thính của Đại đội 4/11 kêu cứu, "Tụi nó (VC) đang lên ào ào. Thẩm quyền Kỳ Sơn bị thương rồi. Thẩm quyền Lam Sơn nói nếu không có cứu viện thì ổng tự tử!" Kỳ Sơn là Thiếu úy Lũy (ĐĐT2/11), Lam Sơn là Trung úy Lạn (ĐĐT4/11) Tôi bàng hoàng, "Như vậy là liên đội B bể tới nơi rồi! Họ đang chờ cứu viện."
Không đợi lệnh của tiểu đoàn trưởng, tôi cho đại đội cấp tốc lên đường. Trung úy Nguyễn Lạn là bạn cùng khóa 20 VB với tôi. Tôi nghĩ thầm, nếu chậm chân, có thể tôi sẽ không bao giờ còn trông thấy người bạn thân của mình nữa. Quá nóng lòng vì bạn, tôi cho đại đội hàng một, cắm đầu chạy về hướng súng nổ, bất kể chiến thuật chiến lược gì ráo trọi. Để trấn an quân bạn, tôi chụp cái ống nghe, phát thanh bổng, "Cố lên chút xíu! Có Thái Sơn tới cứu!" Nghe được tiếng tôi trên máy, người hiệu thính của Đại đội 4/11 mừng rỡ gọi, "Thái Sơn lên mau đi! Cứu tụi em với!" Tôi vội trả lời, "Thái Sơn tới ngay! Sắp tới rồi!" Tôi Ra lệnh cho Binh nhì Nguyễn Nhường, hiệu thính viên truyền tin của tôi cứ lặp đi, lặp lại câu, "Đại đội 1 đây! Đại đội 1 đây!" suốt thời gian chúng tôi trên đường tìm tới vùng có giao tranh.
Xuống khỏi ngọn đồi đóng quân đêm, chúng tôi vừa chạy, vừa tác xạ hai bên con đường thồ dẫn về hướng liên đội B. Cũng may, trên đường tiến, chúng tôi không gặp lực lượng chặn viện nào của VC. Không bao lâu sau, tiền quân của tôi đã tới chân ngọn đồi đóng quân của bộ chỉ huy tiểu đoàn. Từ đây tôi có thể quan sát rõ ràng địa thế chiến trường trước mặt. Ngọn đồi mà liên đội B đang cố thủ rất rậm rạp, nhưng xung quanh nó lại rất trống trải. Từ xa, tôi có thể nhìn thấy cái chỏm xanh của ngọn đồi tre nứa đó nổi bật giữa vùng đá đen xen kẽ cỏ tranh và cỏ hôi. Giờ này từ cái chỏm xanh đó đang bốc lên từng cột bụi, khói mịt mù. Những trái đạn cối toé lửa khi nổ trên nhánh cây, những cánh B40 phụt khói khi chạm đất. Đạn lửa của địch từ ba hướng, bắc, đông bắc, và tây bắc đồng quy trên chòm cây xanh đó. Vũ khí bắn thẳng của địch đa phần là thượng liên nồi RPD. Tôi không nghe tiếng 12,7 ly và đại bác 57 ly; trong khi tiếng đạn cối thì nổ "ùm! ùm!" liên lục không ngừng.
Tôi quyết định không vội bắt tay với cánh B. Tôi sẽ mở một mũi tấn công giải tỏa áp lực địch từ bên trái. Chúng tôi dàn hai hàng ngang tiến sát chân đồi. Miệng la, "Đại đội 1 đây!" "Biệt động! Sát!" "Đại đội 1 đây!" "Biệt động! Sát!" chúng tôi vừa bắn vừa tiến lên triền núi bên trái khu rừng nứa.
Trung đội 3 tiến như vũ bão lên đỉnh trọc bên trái khu giao tranh để lập đầu cầu. Khẩu M60 tăng cường cho Trung đội 3 bắt đầu khạc đạn. Tất cả các loại súng bắn thẳng đều tác xạ về hướng 45 độ để cản đường tiến của địch.
Việt-Cộng biết viện binh của BĐQ đã tới, nên chúng gia tăng cường độ tấn công, mong sớm dứt điểm hai đơn vị BĐQ đã bị thiệt hại nặng. Những khẩu cối của địch bắt đầu chuyển hướng, nhắm vào tuyến dàn quân của đại đội tôi. Chúng tôi lại tiếp tục câu châm ngôn "vừa đánh vừa đào". Tôi không dám cho quân vượt qua đỉnh đồi. Vì nếu liên đội B bị tràn ngập thì tôi hết đường lui.
Tôi cho Trung đội 1 an ninh mặt sau, phòng hờ trường hợp địch vận động đánh bọc hậu. Tôi ra lệnh cho Trung sĩ Tánh, trung đội trưởng súng nặng xoay khẩu cối 60 ly của Binh nhì Ngẫu bắn cận phòng một vòng cung ngay chân đồi, hướng trước mặt. Đạn cối 60 ly nổ "ùm! ùm!" ngay dưới dốc. Địch đang xung phong lên tuyến phòng ngự của liên đội B. Những tiếng thét man rợ "Xung phong! Xung phong!" dội vào vách núi, vang vang.
Từ trên đỉnh ngọn đồi trống, tôi có thể quan sát bao quát hết khu thung lũng hướng bắc cánh B. Tôi thấy rõ từng đợt người từ thung lũng chạy lên dốc; những thân hình tưng lên, rũ xuống vì trúng đạn. Tôi xin anh Đàm dồn hết hỏa lực không quân yểm trợ tiếp cận vào khu lòng chảo nằm giữa dãy đồi móng ngựa. Tôi điều chỉnh Cobra đánh sát triền núi hướng bắc để giải tỏa áp lực của VC. Những tràng đạn 40 ly từ Cobra trải xuống như pháo dây đã chặn đứng đợt biển người sau cùng của địch quân. Hơn nửa giờ sau tôi kiểm soát được phần tây bắc của ngọn đồi. Việt-Cộng đã tổn thất rất nặng. Nơi triền dốc trước mặt tôi, máu địch ngập mặt đất, đọng thành vũng. Băng cứu thương bay phất phới, vướng vào những bụi nứa và dương xỉ như những dải lụa trắng, lụa đỏ. Dưới thung lũng có ít nhất ba vị trí súng cối 61 ly đặt cách nhau chỉ vài mét. (Súng cối của ta nòng 60 ly, lá thuốc bồi hình vuông; súng cối của địch nòng 61 ly, lá thuốc bồi hình vành khăn hở).
Trong trận này, VC đã bắn cối 61 ly không cần thuốc bồi ( bồi 0) vì khoảng cách từ súng tới liên đội B chưa đầy hai trăm thước. Những khoanh thuốc bồi cối 61 không dùng tới bị vứt đầy mặt đất. Hai khẩu RPD bị bắn gãy nát nằm cạnh một bàn tiếp hậu cối 61 cong queo vì trúng rocket của trực thăng võ trang. Gần chục khẩu súng cá nhân của VC bị bỏ lại trên trận địa, khẩu nào cũng bị gãy vì trúng đủ loại đạn. Rải rác trên mặt đất, cả chục xác địch chưa kịp đem đi. Trên cổ vài tử thi VC có cột một sợi dây dù dài. Đây cũng là cách chúng di chuyển xác trong trường hợp khẩn cấp. Tuyến xung phong của VC trải rộng từ triền đông sang triền tây của ngọn đồi cỏ hôi, nứa tép. Chiều dài này đòi hỏi lực lượng tham gia tấn kích phải có quân số trên dưới một tiểu đoàn. Như vậy chúng phải có ít nhất một tiểu đoàn trừ bị đàng sau. Khi áp lực địch hướng tây bắc được giải tỏa, thì Trung úy Nguyễn Lạn bình tĩnh trở lại. Anh xin tôi bung xa vòng kiểm soát về bắc để anh an tâm chấn chỉnh lại quân số. Tôi cho Trung đội 2 bung rộng về bên phải bắt tay với cánh trái của Đại đội 2/11. Thiếu úy Trần Lũy ra tới bìa rừng để gặp tôi. Anh Lũy bị thương tay trái. Anh Lũy báo cho tôi biết rằng liên đội B bị thiệt hại khá nặng. Số tử thương không bao nhiêu, nhưng bị thương thì nhiều lắm.
Bom Mỹ đánh sát bìa suối hướng bắc và chuyển ra xa dần. Cobra đang vần vũ trên cao. Đại úy Đàm ra lệnh cho tôi tiến theo từng đợt bắn của Cobra để truy kích địch. Đội hình một hàng ngang, đại đội tôi tiến rất thận trọng. Thấy tôi không đủ quân để kiểm soát một vùng rộng lớn, đại úy tiểu đoàn trưởng ra lệnh cho Trung úy Nguyễn Lạn phải tiến lên truy kích địch phụ với tôi. Vì Đại đội 4/11 đã thiệt hại nhiều, nên tôi cáng đáng phần nặng đi đầu. Tôi cho quân của anh Lạn theo sau. Đại đội 4/11 của Trung úy Lạn quân số còn quá ít, coi như bất khiển dụng rồi. Quay đầu nhìn lại, tôi thấy anh bạn cùng khóa của tôi đi thất thểu như người mất hồn. Truy kích địch trong tình trạng này quả là một sự mạo hiểm. Chúng tôi bị lọt thỏm trong một thung lũng lác đác nứa tép xen với những cây cọ non. Không có gì để che dấu, ẩn nấp. Hai bên trục tiến của chúng tôi là đồi cao. Hông trái, hông phải của chúng tôi bỏ trống. Tôi có cảm tưởng như mình có thể bị lãnh đạn, chết bất cứ lúc nào. Trong khi đó, dưới chân tôi, đầy rêu trơn trượt; chúng tôi bị té oành oạch mỗi khi chạy nhanh quá đà. Tiến nhanh thì vướng rêu trơn té ngã. Tiến chậm thì làm mục tiêu cho địch bắn. Hỏa lực trì hoãn chiến của VC rất ác liệt. Cộng quân bố trí thượng liên RPD xen kẽ B41 dưới khe, từng cụm, cách nhau vài chục mét. Chúng chỉ khai hỏa khi ta lọt vào xạ trường mà chúng đã dự trù. Cung cách tác chiến của địch cho ta thấy đây là một đơn vị rất thiện chiến. Đạn RPD không đan nhau mà quét đều như vãi lúa trước mặt đoàn quân đang tiến tới. Mí mắt tôi chợt giựt lia lịa, linh tính nhạy bén của tôi đang cảnh báo cho tôi một tai biến đang chờ. Rất có thể địch đang nhử đơn vị tôi đi sâu vào khu lòng chảo trước mặt để chúng vận động đánh úp.
Tôi quyết định cho đơn vị tạm dừng. Tôi xin đại úy tiểu đoàn trưởng cho Đại đội 3/11 xuống tiếp tay, để tôi rảnh rang đánh bọc hông bên trái. Ngọn đồi đá đen bên trái trục tiến quân là mối đe dọa lớn cho đoàn quân đang di chuyển trong cái thung lũng trống trải dưới này. Vài phút sau, tôi nghe tiếng Trung úy Hồ Bé (ban 3) báo cho tôi biết rằng anh và Đại đội 3/11 đang xuống đồi. Trung úy Hồ Bé (k18 Thủ Đức) nguyên là đại đội trưởng 2/11. Anh vừa bàn giao đại đội cho Thiếu úy Lũy để về bộ chỉ huy làm ban 3 thay Trung úy Phạm văn Lương đã thuyên chuyển. Tôi không rõ đại úy tiểu đoàn phó Lê văn Để (k16 Thủ Đức) có đi hành quân kỳ này hay không mà từ ngày đầu cho tới giờ, tôi không nghe Hoàng Yến lên máy (Hoàng Yến là danh xưng truyền tin của Đại úy Lê văn Để) Như vậy là bốn đại đội tác chiến đều lên tuyến đầu, nhưng bộ chỉ huy tiểu đoàn vẫn ở lại ngọn đồi cũ. Liên đoàn đã cho Đại đội 3/TĐ 22/ BĐQ của Trung úy Quách hồng Quang đang hoạt động vùng hướng nam, tới bảo vệ bộ chỉ huy TĐ11/BĐQ để Đại úy Đàm và cố vấn Mỹ có thể bình tâm điều chỉnh máy bay yểm trợ cho chúng tôi.
Trong lúc máy bay bắn phá thì Đại đội 3/11 di chuyển lên thay thế Đại đội 4/11. Quân số của Đại đội 3/11 vẫn còn đầy đủ. Tôi nhờ Trung úy Bé cho đơn vị chiếm dãy đồi cao bên phải trục tiến quân, rồi cho đơn vị bắn liên tục về phía trước để thu hút sự chú ý của địch quân. Yên trí có quân bạn bảo vệ cạnh sườn, tôi cho Đại đội 1/11 xung phong lên khu đất cao bên hướng tây.
Một đơn vị địch đang án binh chờ chúng tôi trên rặng đồi đá đen này. Khi đại đội tôi vừa áp sát bìa rừng thì vấp phải một hàng rào lửa AK và B40 dày dặc. Giờ đây muốn sống còn, chúng tôi chỉ có một con đường độc nhất là ào lên chiếm cho được cái đỉnh móng ngựa này. Dưới chân tôi toàn là đá cuội lởm chởm, vô phương moi hầm hố để bám đất. Chúng tôi đành nương núp sau những gốc cọ, quần thảo với kẻ thù. Sau mỗi mô mối là một tổ đề kháng của VC, với hai AK và một B40. "Xẹt!" "Xẹt!" "Oành!" "Oành!" Quanh tôi, lửa chóa liên tục. Hai cái cần ăng ten máy truyền tin của tôi là mục tiêu thu hút những cánh đạn B40, B41. Tôi và hai anh hiệu thính viên phải thay đổi vị trí liền liền. Không ai dám bám trụ một chỗ trong thời gian lâu quá vài phút. Trong rừng, bóng người di chuyển, thoáng ẩn, thoáng hiện, như bóng ma. Đại đội 1/11BĐQ đang ăn thua đủ với một địch thủ "ngang cơ" trong một địa thế lạ. Không quân Mỹ bó tay, súng cối của Việt Cộng cũng bó tay, vì lúc này bạn và địch đang xen kẽ nhau trong rừng rậm. Trận đấu trở nên quyết liệt. M16 chọi với AK 47, AK 66. Lựu đạn M26 chọi với thủ pháo. M26 công phá mạnh hơn thủ pháo, nhưng bù lại, Việt Cộng có B40, B41.
Trong rừng cọ, Biệt Động Quân và Việt Cộng đã say khói súng, đánh vùi. Cây, cỏ, đá, gò làm giảm phần hữu hiệu của vũ khí bắn thẳng. Trong cuộc đọ sức giành giựt ngọn đồi này, lựu đạn M26 trở thành đáng sợ nhất. Khéo léo thảy một trái M26, làm sao cho nó nổ ngay khi rơi sau một mô mối là ta chắc chắn loại được một mắt lưới chính của hệ thống phối hợp hỏa lực của địch quân. Chúng tôi liên tục chuyển đổi vị trí ẩn nấp tác chiến, rồi thận trọng tiến lên. Đây là một cuộc so tài đòi hỏi đấu thủ phải có đủ những đức tính kiên trì, bén nhạy và lanh lẹ. Dần dà, trên đấu trường, lựu đạn M26 và M16 đã chiếm ưu thế, lấn lướt, dồn AK và B40 lui dần về hướng bờ suối. Tôi cho Trung đội 1 lên thay cho Trung đội 3, tiếp tục dồn ép Cộng quân xuống khe.
Trung đội 2 được lệnh nép sát bìa rừng rồi đánh bọc ngang hông phải của địch. Giờ này khu cuối đồi, đạn nổ ầm ầm và khói bay khét lẹt. Cái đuôi ngọn đồi đá đen quả là khúc xương khó nuốt. Một cái hầm hàm ếch đã được địch moi giữa mô mối và hai gốc cọ. Tổ kháng cự của VC trụ ở đây đánh dai như đỉa đói. Ẩn mình sau một gốc cọ sát bìa rừng, ông Hạ sĩ nhất Mãng đang chuẩn bị 10 quả M79 đạn nổ. Xạ trường trước mặt ông hoàn toàn trống trải.
Ông Mãng tì súng lên vai. Ông nhắm bắn từng quả đạn vào thân hai cây cọ. Ông hạ sĩ người Nùng (Voòng A Mãng) của Trung đội 2 không hổ danh là một xạ thủ M79 "thần sầu". Mười quả đạn nổ của ông không nhắm vào thằng VC nào, nhưng khi đạn trúng thân cọ, đạn nổ, mảnh đạn đã chụp xuống cái cửa hầm hàm ếch, người ngồi trong hầm hết ngáp! Khi biết chắc chắn bọn cảm tử VC cản đường đã chết, Trung đội 2 mới dám chui ra chiếm giữ bãi cỏ cuối đồi. Nơi đây máu tươi loang từng cụm và ướt đẫm từng vạt tranh.
Sau khi tôi chiếm được khu rừng lá cọ hướng tây thì cường độ hỏa lực của địch giảm thấy rõ. Bên kia thung lũng, quân của Trung úy Hồ Bé cũng đang tiến lên cái dốc đông của dãy đồi móng ngựa. Chúng tôi vừa tác xạ vừa lấn xuống triền bắc của ngọn đồi. Tới khu cỏ lau trên bờ nam của con suối, tôi báo cho đại úy tiểu đoàn trưởng biết rằng trước mắt tôi, bên kia suối là rừng già, vào đó không có lợi và rất nguy hiểm. Từ hướng rừng rậm trước mặt, bên bờ bắc, có tiếng "lép! bép!" do lửa cháy, xen lẫn tiếng nổ "bùng! bùng!" từng chặp. Máy bay L19 báo cáo rằng kho đạn VC đang nổ. Tiếng Hoàng Mai trong máy ra lệnh, "Thái Sơn cho kiểm chứng vụ kho đạn địch nổ xem sao!" Tôi chưa kịp trả lời thì Binh nhì Nguyễn Nhường truyền tin đã xô tôi một cái thật bất ngờ.
Tôi té ngã nghiêng trên mặt đất. Một tràng RPD xé màng tai. Đạn bay chiu chíu sát trên mình tôi. Tiếp theo là tiếng B40 và AK nổ ầm ầm ngay bờ suối. Tôi nằm chịu trận sau một mô đá. Bên cạnh tôi, Binh nhì Nguyễn Nhường đang ngáp ngáp. Tôi hét lớn, "M79 đạn chài! M79 đạn chài!" Những xạ thủ M79 phản ứng rất nhanh. Sau một loạt, "Pinh! Pinh! Pinh!" tiếng súng bên kia suối của VC im hơi. Tôi nhỏm dậy phất tay cho trung đội của Thiếu úy Vi hàng ngang qua suối chiếm đầu cầu. Tôi cúi xuống đỡ thằng Nhường ngồi dậy. Ngực nó đầy máu. Nó thều thào, ngắt quãng, "Trung...úy! Trung..úy! ...Nhắn...với...Quyên và...con em...rằng...em không về! ...Nói...với...Quyên và ...con em...rằng ...em thương...em thương...Quyên và con lắm!... Thôi!... Em... đi!..." Rồi nó nấc lên, mắt nó trợn trắng, đứng tròng. Người hiệu thính truyền tin đại đội của tôi đã chết. Tôi đặt thằng Nhường xuống đất. Vuốt mắt cho người đồ đệ xong, tôi cùng Trung đội 3 của Thiếu úy Biện tiếp tục theo chân Trung đội 1.
Trên bờ suối bên kia chỉ còn 2 khẩu AK47 vấy máu cùng vài cái hoa chuối B41 chưa kịp bắn nằm dưới chân một tảng đá. Máu me trải dài trên lối mòn lên dốc. Vừa lúc đó đại úy tiểu đoàn trưởng cho lệnh tôi lui về ngọn đồi mà liên đội B đã đóng ngày hôm trước để dọn bãi cho trực thăng tới tải thương. Tôi nhờ Đại đội 3/11 giữ an ninh xa. Đại đội 2/11 tải thương xong thì hết sĩ quan, vì Thiếu úy Trần Lũy bị thương; Thiếu úy Phan văn Hải, trung đội trưởng kiêm đại đội phó 2/11 bị sốt rét cũng đã rời vùng. Tải thương xong, đại úy tiểu đoàn trưởng cho liên đội B lui về đóng quân với bộ chỉ huy tiểu đoàn; liên đội A nằm lại trên chiến địa. Buổi chiều, tôi phải tự làm lều, căng võng cho mình. Người mang đồ ngủ cho tôi, Binh nhất Trung, bị thương bể xương hông, đã lên trực thăng. Đêm đông lạnh, nơi đầu võng của tôi chỉ còn hình dáng tròn ủng của Binh nhất Trần Ty, ngồi trực máy truyền tin. Chỗ ấy xưa nay, bên "Trái Banh" Trần Ty, còn có "Cây Tre Miễu" Nguyễn Nhường.
Người đồ đệ của tôi đã cứu được ông thày của nó, nhưng nó đã chết thay thày nó! Đêm về, trời Chư Pa sáng chói hỏa châu và hỏa long thì gầm gừ "ù! ù!...ồ! ồ!..." tới sáng.
Ngày N+11 tôi làm lực lượng đoạn hậu cho tiểu đoàn rút về hướng bộ chỉ huy liên đoàn. Liên đoàn hạ trại cách chúng tôi chừng ba cây số về hướng nam. Đại úy Trần ngọc Di, ban 3 liên đoàn đang chỉ huy một toán BĐQ cưa cây phá bãi cho Chinook Hoa-Kỳ đáp. Cuộc hành quân của chúng tôi chấm dứt. Tiểu đoàn 22/BĐQ được giao trách nhiệm thay thế chúng tôi, tiếp tục tảo thanh vùng tây Chư Pa. Trưa đó, Chinook chở chúng tôi về trả tận sân sau của Tiểu đoàn 11/BĐQ ở Biển-Hồ. Chúng tôi được nghỉ dưỡng quân vài ngày để tái trang bị và bổ sung. Chừng một tuần lễ sau, tôi sững sờ nghe tin Thiếu úy Trần Lũy đã chết trong quân y viện Pleiku sau ca mổ lấy mảnh đạn từ cánh tay anh. Trước cửa văn phòng tiểu đoàn có bụi tre đực trồng làm kiểng. Bụi tre vàng vọt quanh năm, không lúc nào xanh tươi. Trước ngày chúng tôi lên đường vào Chư Pa có ai đó nói rằng, những lúc tiểu đoàn đi hành quân, đêm thanh vắng, hồn ma về tụ tập quanh bụi tre đánh xóc dĩa, cãi cọ nhau om xòm. Những người tin dị đoan trong tiểu đoàn xì xầm rằng bụi tre kiểng trước văn phòng đã đem đến những rủi ro cho đơn vị. Sau cái chết của hai ông đại đội trưởng thì bụi tre đực đó đã bị anh Đàm cho người đánh gốc vứt đi. Ngày cuối năm Âm-Lịch, một nữ sinh lớp đệ nhị trung học Bồ-Đề, Pleiku đến trường với cái băng đen trên ve áo dài. Cũng từ đó, trại gia binh Tiểu đoàn 22/Biệt Động Quân vắng bóng người con gái đẹp thướt tha, ái nữ của ông thượng sĩ thường vụ. Nàng đã về quê đâu đó miền xuôi, để tìm quên một mối tình đầu chưa kịp may áo cưới. Bên bờ Biển-Hồ, chiều chiều có một chị vợ lính bế đứa con trai nhỏ đứng nhìn về phương tây, nơi những ngọn núi xanh sừng sững án ngữ một miền trời ngăn cách hai nước Việt và Miên. Người đàn bà vợ lính nhỏ nhắn đó tên Quyên. Đứa bé trai cũng ngăm ngăm đen và dài ngoằng như bố nó. Những giọt nước mắt chầm chậm lăn trên má người góa phụ. Nước Biển-Hồ trong xanh. Trong lòng hồ, bóng núi lung linh.
Tết Nguyên-Đán năm Kỷ-Dậu không vui. Ít lâu sau Tết, một cái bảng nền nâu, chữ vàng, có ba hàng chữ: "TRẠI " (hàng đầu), "PHAN- NGỌC- QUÍ" (hàng thứ nhì), "BỘ- CHỈ- HUY TIỂU - ĐOÀN 11 BIỆT- ĐỘNG- QUÂN" (hàng chót), được dựng trên cổng ra vào của một doanh trại Biệt động Quân ở Biển-Hồ (Pleiku). Anh Lạn cùng hai anh đại đội trưởng vừa thay thế anh Quí và anh Lũy đã chọn danh hiệu truyền tin mới cho riêng họ. Từ đó, trên làn sóng vô tuyến điện đàm của Liên Đoàn 2/Biệt Động Quân, những danh xưng Kỳ Sơn, Trường Sơn và Lam Sơn thành quá khứ, không ai nhắc tới nữa. Chỉ còn mình tôi, dù đã đổi qua nhiều đơn vị, vẫn giữ cái tên Thái Sơn cho tới ngày tàn chiến tranh. Tôi là một Biệt Động Quân yêu núi rừng vùng 2 say đắm. Mười năm lặn lội trong rừng, tôi đã chinh phục nhiều đỉnh núi cao, hùng vĩ hơn Chư Pa. Nhưng trong lòng tôi, cái tên Chư Pa mãi mãi không quên được.
Vương Mộng Long
Sinh Tồn chuyển
. . . . .
Trời vừa tan sương mù, ngày N+9 chiếc HU1D Hoa Kỳ đầu tiên đã loạng quạng chặt vào cây lúc hạ cánh. Chiếc tàu bổ nhào xuống bãi. May mắn tàu không bốc cháy. Phi hành đoàn vô sự. Chiếc tàu thứ nhì được gởi xuống để rescue phi hành đoàn của chiếc tàu vừa rơi đã không xuống được. Nó đang bay vòng vòng chờ trên trời. Ghunships hộ tống rà sát ngọn cây. Những xạ thủ trực thăng võ trang đã nhận Ra chúng tôi đang nằm trên núi, họ quơ tay vẫy. Trung tá Bé cho lệnh một trung đội của Đại đội 3/11 hè nhau đẩy chiếc HU1D hư xuống triền đồi để dọn bãi trống cho những chiếc khác xuống bốc quân. Đến gần hai giờ chiều thì bộ chỉ huy liên đoàn Ra khỏi vùng. Liên đội A được lệnh di chuyển theo hướng tây về phía bờ sông. Tôi cho Đại đội 3/11 đi trước, Đại đội 1/11 giữ nhiệm vụ đoạn hậu. Chúng tôi đốt chiếc trực thăng hư lúc trung đội chót rời bãi đáp. Khi chúng tôi còn cách bộ chỉ huy tiểu đoàn chừng hơn một cây số thì Đại đội 3/11 được lệnh tách Ra, nhập với một cánh quân của liên đội B để bảo vệ bộ chỉ huy tiểu đoàn. Chiều đó đại đội tôi dừng quân trên một bình nguyên thoai thoải, cách bờ Pơ-Kô chừng bốn cây số. Cánh B nằm về hướng tây bắc của tôi, bộ chỉ huy tiểu đoàn và Đại đội 3/11/BĐQ nằm về hướng tây của tôi. Đêm trôi qua một cách thật yên tĩnh, không có pháo quấy rối, không có hỏa châu, hoả long.
Sáng N+10, vừng dương vừa lên, hướng bờ sông có tiếng súng nổ. Tiếng mìn, lựu đạn, đại liên, trung liên, súng tay, súng cối, âm vang vách núi dội Ra ầm ầm hỗn độn. Đại bác Hoa- Kỳ từ hướng đông và nam không ngừng bắn yểm trợ cho quân at. Hai Đại đội 2&4 đang bị địch tấn công ác liệt. Bộ chỉ huy tiểu đoàn và Đại đội 3/11 nằm trên một ngọn đồi nhỏ, chừng hai trăm mét về hướng nam liên đội B nhưng vẫn còn bình yên. Hiện thời toàn bộ Tiểu đoàn 11/BĐQ có mặt trong vùng này. Đại đội tôi ở xa nhất cũng chỉ cách liên đội B chưa tới hai cây số. Hoàng Mai đang liên lạc với L19. Máy bay Hoa-Kỳ đã có trên vùng và bắt đầu đánh bom trên con suối hướng bắc cánh B. Tôi cho đơn vị cuốn lều, gọn ghẽ, chuẩn bị chờ lệnh tiểu đoàn trưởng. Tôi chợt nghe người hiệu thính của Đại đội 4/11 kêu cứu, "Tụi nó (VC) đang lên ào ào. Thẩm quyền Kỳ Sơn bị thương rồi. Thẩm quyền Lam Sơn nói nếu không có cứu viện thì ổng tự tử!" Kỳ Sơn là Thiếu úy Lũy (ĐĐT2/11), Lam Sơn là Trung úy Lạn (ĐĐT4/11) Tôi bàng hoàng, "Như vậy là liên đội B bể tới nơi rồi! Họ đang chờ cứu viện."
Không đợi lệnh của tiểu đoàn trưởng, tôi cho đại đội cấp tốc lên đường. Trung úy Nguyễn Lạn là bạn cùng khóa 20 VB với tôi. Tôi nghĩ thầm, nếu chậm chân, có thể tôi sẽ không bao giờ còn trông thấy người bạn thân của mình nữa. Quá nóng lòng vì bạn, tôi cho đại đội hàng một, cắm đầu chạy về hướng súng nổ, bất kể chiến thuật chiến lược gì ráo trọi. Để trấn an quân bạn, tôi chụp cái ống nghe, phát thanh bổng, "Cố lên chút xíu! Có Thái Sơn tới cứu!" Nghe được tiếng tôi trên máy, người hiệu thính của Đại đội 4/11 mừng rỡ gọi, "Thái Sơn lên mau đi! Cứu tụi em với!" Tôi vội trả lời, "Thái Sơn tới ngay! Sắp tới rồi!" Tôi Ra lệnh cho Binh nhì Nguyễn Nhường, hiệu thính viên truyền tin của tôi cứ lặp đi, lặp lại câu, "Đại đội 1 đây! Đại đội 1 đây!" suốt thời gian chúng tôi trên đường tìm tới vùng có giao tranh.
Xuống khỏi ngọn đồi đóng quân đêm, chúng tôi vừa chạy, vừa tác xạ hai bên con đường thồ dẫn về hướng liên đội B. Cũng may, trên đường tiến, chúng tôi không gặp lực lượng chặn viện nào của VC. Không bao lâu sau, tiền quân của tôi đã tới chân ngọn đồi đóng quân của bộ chỉ huy tiểu đoàn. Từ đây tôi có thể quan sát rõ ràng địa thế chiến trường trước mặt. Ngọn đồi mà liên đội B đang cố thủ rất rậm rạp, nhưng xung quanh nó lại rất trống trải. Từ xa, tôi có thể nhìn thấy cái chỏm xanh của ngọn đồi tre nứa đó nổi bật giữa vùng đá đen xen kẽ cỏ tranh và cỏ hôi. Giờ này từ cái chỏm xanh đó đang bốc lên từng cột bụi, khói mịt mù. Những trái đạn cối toé lửa khi nổ trên nhánh cây, những cánh B40 phụt khói khi chạm đất. Đạn lửa của địch từ ba hướng, bắc, đông bắc, và tây bắc đồng quy trên chòm cây xanh đó. Vũ khí bắn thẳng của địch đa phần là thượng liên nồi RPD. Tôi không nghe tiếng 12,7 ly và đại bác 57 ly; trong khi tiếng đạn cối thì nổ "ùm! ùm!" liên lục không ngừng.
Tôi quyết định không vội bắt tay với cánh B. Tôi sẽ mở một mũi tấn công giải tỏa áp lực địch từ bên trái. Chúng tôi dàn hai hàng ngang tiến sát chân đồi. Miệng la, "Đại đội 1 đây!" "Biệt động! Sát!" "Đại đội 1 đây!" "Biệt động! Sát!" chúng tôi vừa bắn vừa tiến lên triền núi bên trái khu rừng nứa.
Trung đội 3 tiến như vũ bão lên đỉnh trọc bên trái khu giao tranh để lập đầu cầu. Khẩu M60 tăng cường cho Trung đội 3 bắt đầu khạc đạn. Tất cả các loại súng bắn thẳng đều tác xạ về hướng 45 độ để cản đường tiến của địch.
Việt-Cộng biết viện binh của BĐQ đã tới, nên chúng gia tăng cường độ tấn công, mong sớm dứt điểm hai đơn vị BĐQ đã bị thiệt hại nặng. Những khẩu cối của địch bắt đầu chuyển hướng, nhắm vào tuyến dàn quân của đại đội tôi. Chúng tôi lại tiếp tục câu châm ngôn "vừa đánh vừa đào". Tôi không dám cho quân vượt qua đỉnh đồi. Vì nếu liên đội B bị tràn ngập thì tôi hết đường lui.
Tôi cho Trung đội 1 an ninh mặt sau, phòng hờ trường hợp địch vận động đánh bọc hậu. Tôi ra lệnh cho Trung sĩ Tánh, trung đội trưởng súng nặng xoay khẩu cối 60 ly của Binh nhì Ngẫu bắn cận phòng một vòng cung ngay chân đồi, hướng trước mặt. Đạn cối 60 ly nổ "ùm! ùm!" ngay dưới dốc. Địch đang xung phong lên tuyến phòng ngự của liên đội B. Những tiếng thét man rợ "Xung phong! Xung phong!" dội vào vách núi, vang vang.
Từ trên đỉnh ngọn đồi trống, tôi có thể quan sát bao quát hết khu thung lũng hướng bắc cánh B. Tôi thấy rõ từng đợt người từ thung lũng chạy lên dốc; những thân hình tưng lên, rũ xuống vì trúng đạn. Tôi xin anh Đàm dồn hết hỏa lực không quân yểm trợ tiếp cận vào khu lòng chảo nằm giữa dãy đồi móng ngựa. Tôi điều chỉnh Cobra đánh sát triền núi hướng bắc để giải tỏa áp lực của VC. Những tràng đạn 40 ly từ Cobra trải xuống như pháo dây đã chặn đứng đợt biển người sau cùng của địch quân. Hơn nửa giờ sau tôi kiểm soát được phần tây bắc của ngọn đồi. Việt-Cộng đã tổn thất rất nặng. Nơi triền dốc trước mặt tôi, máu địch ngập mặt đất, đọng thành vũng. Băng cứu thương bay phất phới, vướng vào những bụi nứa và dương xỉ như những dải lụa trắng, lụa đỏ. Dưới thung lũng có ít nhất ba vị trí súng cối 61 ly đặt cách nhau chỉ vài mét. (Súng cối của ta nòng 60 ly, lá thuốc bồi hình vuông; súng cối của địch nòng 61 ly, lá thuốc bồi hình vành khăn hở).
Trong trận này, VC đã bắn cối 61 ly không cần thuốc bồi ( bồi 0) vì khoảng cách từ súng tới liên đội B chưa đầy hai trăm thước. Những khoanh thuốc bồi cối 61 không dùng tới bị vứt đầy mặt đất. Hai khẩu RPD bị bắn gãy nát nằm cạnh một bàn tiếp hậu cối 61 cong queo vì trúng rocket của trực thăng võ trang. Gần chục khẩu súng cá nhân của VC bị bỏ lại trên trận địa, khẩu nào cũng bị gãy vì trúng đủ loại đạn. Rải rác trên mặt đất, cả chục xác địch chưa kịp đem đi. Trên cổ vài tử thi VC có cột một sợi dây dù dài. Đây cũng là cách chúng di chuyển xác trong trường hợp khẩn cấp. Tuyến xung phong của VC trải rộng từ triền đông sang triền tây của ngọn đồi cỏ hôi, nứa tép. Chiều dài này đòi hỏi lực lượng tham gia tấn kích phải có quân số trên dưới một tiểu đoàn. Như vậy chúng phải có ít nhất một tiểu đoàn trừ bị đàng sau. Khi áp lực địch hướng tây bắc được giải tỏa, thì Trung úy Nguyễn Lạn bình tĩnh trở lại. Anh xin tôi bung xa vòng kiểm soát về bắc để anh an tâm chấn chỉnh lại quân số. Tôi cho Trung đội 2 bung rộng về bên phải bắt tay với cánh trái của Đại đội 2/11. Thiếu úy Trần Lũy ra tới bìa rừng để gặp tôi. Anh Lũy bị thương tay trái. Anh Lũy báo cho tôi biết rằng liên đội B bị thiệt hại khá nặng. Số tử thương không bao nhiêu, nhưng bị thương thì nhiều lắm.
Bom Mỹ đánh sát bìa suối hướng bắc và chuyển ra xa dần. Cobra đang vần vũ trên cao. Đại úy Đàm ra lệnh cho tôi tiến theo từng đợt bắn của Cobra để truy kích địch. Đội hình một hàng ngang, đại đội tôi tiến rất thận trọng. Thấy tôi không đủ quân để kiểm soát một vùng rộng lớn, đại úy tiểu đoàn trưởng ra lệnh cho Trung úy Nguyễn Lạn phải tiến lên truy kích địch phụ với tôi. Vì Đại đội 4/11 đã thiệt hại nhiều, nên tôi cáng đáng phần nặng đi đầu. Tôi cho quân của anh Lạn theo sau. Đại đội 4/11 của Trung úy Lạn quân số còn quá ít, coi như bất khiển dụng rồi. Quay đầu nhìn lại, tôi thấy anh bạn cùng khóa của tôi đi thất thểu như người mất hồn. Truy kích địch trong tình trạng này quả là một sự mạo hiểm. Chúng tôi bị lọt thỏm trong một thung lũng lác đác nứa tép xen với những cây cọ non. Không có gì để che dấu, ẩn nấp. Hai bên trục tiến của chúng tôi là đồi cao. Hông trái, hông phải của chúng tôi bỏ trống. Tôi có cảm tưởng như mình có thể bị lãnh đạn, chết bất cứ lúc nào. Trong khi đó, dưới chân tôi, đầy rêu trơn trượt; chúng tôi bị té oành oạch mỗi khi chạy nhanh quá đà. Tiến nhanh thì vướng rêu trơn té ngã. Tiến chậm thì làm mục tiêu cho địch bắn. Hỏa lực trì hoãn chiến của VC rất ác liệt. Cộng quân bố trí thượng liên RPD xen kẽ B41 dưới khe, từng cụm, cách nhau vài chục mét. Chúng chỉ khai hỏa khi ta lọt vào xạ trường mà chúng đã dự trù. Cung cách tác chiến của địch cho ta thấy đây là một đơn vị rất thiện chiến. Đạn RPD không đan nhau mà quét đều như vãi lúa trước mặt đoàn quân đang tiến tới. Mí mắt tôi chợt giựt lia lịa, linh tính nhạy bén của tôi đang cảnh báo cho tôi một tai biến đang chờ. Rất có thể địch đang nhử đơn vị tôi đi sâu vào khu lòng chảo trước mặt để chúng vận động đánh úp.
Tôi quyết định cho đơn vị tạm dừng. Tôi xin đại úy tiểu đoàn trưởng cho Đại đội 3/11 xuống tiếp tay, để tôi rảnh rang đánh bọc hông bên trái. Ngọn đồi đá đen bên trái trục tiến quân là mối đe dọa lớn cho đoàn quân đang di chuyển trong cái thung lũng trống trải dưới này. Vài phút sau, tôi nghe tiếng Trung úy Hồ Bé (ban 3) báo cho tôi biết rằng anh và Đại đội 3/11 đang xuống đồi. Trung úy Hồ Bé (k18 Thủ Đức) nguyên là đại đội trưởng 2/11. Anh vừa bàn giao đại đội cho Thiếu úy Lũy để về bộ chỉ huy làm ban 3 thay Trung úy Phạm văn Lương đã thuyên chuyển. Tôi không rõ đại úy tiểu đoàn phó Lê văn Để (k16 Thủ Đức) có đi hành quân kỳ này hay không mà từ ngày đầu cho tới giờ, tôi không nghe Hoàng Yến lên máy (Hoàng Yến là danh xưng truyền tin của Đại úy Lê văn Để) Như vậy là bốn đại đội tác chiến đều lên tuyến đầu, nhưng bộ chỉ huy tiểu đoàn vẫn ở lại ngọn đồi cũ. Liên đoàn đã cho Đại đội 3/TĐ 22/ BĐQ của Trung úy Quách hồng Quang đang hoạt động vùng hướng nam, tới bảo vệ bộ chỉ huy TĐ11/BĐQ để Đại úy Đàm và cố vấn Mỹ có thể bình tâm điều chỉnh máy bay yểm trợ cho chúng tôi.
Trong lúc máy bay bắn phá thì Đại đội 3/11 di chuyển lên thay thế Đại đội 4/11. Quân số của Đại đội 3/11 vẫn còn đầy đủ. Tôi nhờ Trung úy Bé cho đơn vị chiếm dãy đồi cao bên phải trục tiến quân, rồi cho đơn vị bắn liên tục về phía trước để thu hút sự chú ý của địch quân. Yên trí có quân bạn bảo vệ cạnh sườn, tôi cho Đại đội 1/11 xung phong lên khu đất cao bên hướng tây.
Một đơn vị địch đang án binh chờ chúng tôi trên rặng đồi đá đen này. Khi đại đội tôi vừa áp sát bìa rừng thì vấp phải một hàng rào lửa AK và B40 dày dặc. Giờ đây muốn sống còn, chúng tôi chỉ có một con đường độc nhất là ào lên chiếm cho được cái đỉnh móng ngựa này. Dưới chân tôi toàn là đá cuội lởm chởm, vô phương moi hầm hố để bám đất. Chúng tôi đành nương núp sau những gốc cọ, quần thảo với kẻ thù. Sau mỗi mô mối là một tổ đề kháng của VC, với hai AK và một B40. "Xẹt!" "Xẹt!" "Oành!" "Oành!" Quanh tôi, lửa chóa liên tục. Hai cái cần ăng ten máy truyền tin của tôi là mục tiêu thu hút những cánh đạn B40, B41. Tôi và hai anh hiệu thính viên phải thay đổi vị trí liền liền. Không ai dám bám trụ một chỗ trong thời gian lâu quá vài phút. Trong rừng, bóng người di chuyển, thoáng ẩn, thoáng hiện, như bóng ma. Đại đội 1/11BĐQ đang ăn thua đủ với một địch thủ "ngang cơ" trong một địa thế lạ. Không quân Mỹ bó tay, súng cối của Việt Cộng cũng bó tay, vì lúc này bạn và địch đang xen kẽ nhau trong rừng rậm. Trận đấu trở nên quyết liệt. M16 chọi với AK 47, AK 66. Lựu đạn M26 chọi với thủ pháo. M26 công phá mạnh hơn thủ pháo, nhưng bù lại, Việt Cộng có B40, B41.
Trong rừng cọ, Biệt Động Quân và Việt Cộng đã say khói súng, đánh vùi. Cây, cỏ, đá, gò làm giảm phần hữu hiệu của vũ khí bắn thẳng. Trong cuộc đọ sức giành giựt ngọn đồi này, lựu đạn M26 trở thành đáng sợ nhất. Khéo léo thảy một trái M26, làm sao cho nó nổ ngay khi rơi sau một mô mối là ta chắc chắn loại được một mắt lưới chính của hệ thống phối hợp hỏa lực của địch quân. Chúng tôi liên tục chuyển đổi vị trí ẩn nấp tác chiến, rồi thận trọng tiến lên. Đây là một cuộc so tài đòi hỏi đấu thủ phải có đủ những đức tính kiên trì, bén nhạy và lanh lẹ. Dần dà, trên đấu trường, lựu đạn M26 và M16 đã chiếm ưu thế, lấn lướt, dồn AK và B40 lui dần về hướng bờ suối. Tôi cho Trung đội 1 lên thay cho Trung đội 3, tiếp tục dồn ép Cộng quân xuống khe.
Trung đội 2 được lệnh nép sát bìa rừng rồi đánh bọc ngang hông phải của địch. Giờ này khu cuối đồi, đạn nổ ầm ầm và khói bay khét lẹt. Cái đuôi ngọn đồi đá đen quả là khúc xương khó nuốt. Một cái hầm hàm ếch đã được địch moi giữa mô mối và hai gốc cọ. Tổ kháng cự của VC trụ ở đây đánh dai như đỉa đói. Ẩn mình sau một gốc cọ sát bìa rừng, ông Hạ sĩ nhất Mãng đang chuẩn bị 10 quả M79 đạn nổ. Xạ trường trước mặt ông hoàn toàn trống trải.
Ông Mãng tì súng lên vai. Ông nhắm bắn từng quả đạn vào thân hai cây cọ. Ông hạ sĩ người Nùng (Voòng A Mãng) của Trung đội 2 không hổ danh là một xạ thủ M79 "thần sầu". Mười quả đạn nổ của ông không nhắm vào thằng VC nào, nhưng khi đạn trúng thân cọ, đạn nổ, mảnh đạn đã chụp xuống cái cửa hầm hàm ếch, người ngồi trong hầm hết ngáp! Khi biết chắc chắn bọn cảm tử VC cản đường đã chết, Trung đội 2 mới dám chui ra chiếm giữ bãi cỏ cuối đồi. Nơi đây máu tươi loang từng cụm và ướt đẫm từng vạt tranh.
Sau khi tôi chiếm được khu rừng lá cọ hướng tây thì cường độ hỏa lực của địch giảm thấy rõ. Bên kia thung lũng, quân của Trung úy Hồ Bé cũng đang tiến lên cái dốc đông của dãy đồi móng ngựa. Chúng tôi vừa tác xạ vừa lấn xuống triền bắc của ngọn đồi. Tới khu cỏ lau trên bờ nam của con suối, tôi báo cho đại úy tiểu đoàn trưởng biết rằng trước mắt tôi, bên kia suối là rừng già, vào đó không có lợi và rất nguy hiểm. Từ hướng rừng rậm trước mặt, bên bờ bắc, có tiếng "lép! bép!" do lửa cháy, xen lẫn tiếng nổ "bùng! bùng!" từng chặp. Máy bay L19 báo cáo rằng kho đạn VC đang nổ. Tiếng Hoàng Mai trong máy ra lệnh, "Thái Sơn cho kiểm chứng vụ kho đạn địch nổ xem sao!" Tôi chưa kịp trả lời thì Binh nhì Nguyễn Nhường truyền tin đã xô tôi một cái thật bất ngờ.
Tôi té ngã nghiêng trên mặt đất. Một tràng RPD xé màng tai. Đạn bay chiu chíu sát trên mình tôi. Tiếp theo là tiếng B40 và AK nổ ầm ầm ngay bờ suối. Tôi nằm chịu trận sau một mô đá. Bên cạnh tôi, Binh nhì Nguyễn Nhường đang ngáp ngáp. Tôi hét lớn, "M79 đạn chài! M79 đạn chài!" Những xạ thủ M79 phản ứng rất nhanh. Sau một loạt, "Pinh! Pinh! Pinh!" tiếng súng bên kia suối của VC im hơi. Tôi nhỏm dậy phất tay cho trung đội của Thiếu úy Vi hàng ngang qua suối chiếm đầu cầu. Tôi cúi xuống đỡ thằng Nhường ngồi dậy. Ngực nó đầy máu. Nó thều thào, ngắt quãng, "Trung...úy! Trung..úy! ...Nhắn...với...Quyên và...con em...rằng...em không về! ...Nói...với...Quyên và ...con em...rằng ...em thương...em thương...Quyên và con lắm!... Thôi!... Em... đi!..." Rồi nó nấc lên, mắt nó trợn trắng, đứng tròng. Người hiệu thính truyền tin đại đội của tôi đã chết. Tôi đặt thằng Nhường xuống đất. Vuốt mắt cho người đồ đệ xong, tôi cùng Trung đội 3 của Thiếu úy Biện tiếp tục theo chân Trung đội 1.
Trên bờ suối bên kia chỉ còn 2 khẩu AK47 vấy máu cùng vài cái hoa chuối B41 chưa kịp bắn nằm dưới chân một tảng đá. Máu me trải dài trên lối mòn lên dốc. Vừa lúc đó đại úy tiểu đoàn trưởng cho lệnh tôi lui về ngọn đồi mà liên đội B đã đóng ngày hôm trước để dọn bãi cho trực thăng tới tải thương. Tôi nhờ Đại đội 3/11 giữ an ninh xa. Đại đội 2/11 tải thương xong thì hết sĩ quan, vì Thiếu úy Trần Lũy bị thương; Thiếu úy Phan văn Hải, trung đội trưởng kiêm đại đội phó 2/11 bị sốt rét cũng đã rời vùng. Tải thương xong, đại úy tiểu đoàn trưởng cho liên đội B lui về đóng quân với bộ chỉ huy tiểu đoàn; liên đội A nằm lại trên chiến địa. Buổi chiều, tôi phải tự làm lều, căng võng cho mình. Người mang đồ ngủ cho tôi, Binh nhất Trung, bị thương bể xương hông, đã lên trực thăng. Đêm đông lạnh, nơi đầu võng của tôi chỉ còn hình dáng tròn ủng của Binh nhất Trần Ty, ngồi trực máy truyền tin. Chỗ ấy xưa nay, bên "Trái Banh" Trần Ty, còn có "Cây Tre Miễu" Nguyễn Nhường.
Người đồ đệ của tôi đã cứu được ông thày của nó, nhưng nó đã chết thay thày nó! Đêm về, trời Chư Pa sáng chói hỏa châu và hỏa long thì gầm gừ "ù! ù!...ồ! ồ!..." tới sáng.
Ngày N+11 tôi làm lực lượng đoạn hậu cho tiểu đoàn rút về hướng bộ chỉ huy liên đoàn. Liên đoàn hạ trại cách chúng tôi chừng ba cây số về hướng nam. Đại úy Trần ngọc Di, ban 3 liên đoàn đang chỉ huy một toán BĐQ cưa cây phá bãi cho Chinook Hoa-Kỳ đáp. Cuộc hành quân của chúng tôi chấm dứt. Tiểu đoàn 22/BĐQ được giao trách nhiệm thay thế chúng tôi, tiếp tục tảo thanh vùng tây Chư Pa. Trưa đó, Chinook chở chúng tôi về trả tận sân sau của Tiểu đoàn 11/BĐQ ở Biển-Hồ. Chúng tôi được nghỉ dưỡng quân vài ngày để tái trang bị và bổ sung. Chừng một tuần lễ sau, tôi sững sờ nghe tin Thiếu úy Trần Lũy đã chết trong quân y viện Pleiku sau ca mổ lấy mảnh đạn từ cánh tay anh. Trước cửa văn phòng tiểu đoàn có bụi tre đực trồng làm kiểng. Bụi tre vàng vọt quanh năm, không lúc nào xanh tươi. Trước ngày chúng tôi lên đường vào Chư Pa có ai đó nói rằng, những lúc tiểu đoàn đi hành quân, đêm thanh vắng, hồn ma về tụ tập quanh bụi tre đánh xóc dĩa, cãi cọ nhau om xòm. Những người tin dị đoan trong tiểu đoàn xì xầm rằng bụi tre kiểng trước văn phòng đã đem đến những rủi ro cho đơn vị. Sau cái chết của hai ông đại đội trưởng thì bụi tre đực đó đã bị anh Đàm cho người đánh gốc vứt đi. Ngày cuối năm Âm-Lịch, một nữ sinh lớp đệ nhị trung học Bồ-Đề, Pleiku đến trường với cái băng đen trên ve áo dài. Cũng từ đó, trại gia binh Tiểu đoàn 22/Biệt Động Quân vắng bóng người con gái đẹp thướt tha, ái nữ của ông thượng sĩ thường vụ. Nàng đã về quê đâu đó miền xuôi, để tìm quên một mối tình đầu chưa kịp may áo cưới. Bên bờ Biển-Hồ, chiều chiều có một chị vợ lính bế đứa con trai nhỏ đứng nhìn về phương tây, nơi những ngọn núi xanh sừng sững án ngữ một miền trời ngăn cách hai nước Việt và Miên. Người đàn bà vợ lính nhỏ nhắn đó tên Quyên. Đứa bé trai cũng ngăm ngăm đen và dài ngoằng như bố nó. Những giọt nước mắt chầm chậm lăn trên má người góa phụ. Nước Biển-Hồ trong xanh. Trong lòng hồ, bóng núi lung linh.
Tết Nguyên-Đán năm Kỷ-Dậu không vui. Ít lâu sau Tết, một cái bảng nền nâu, chữ vàng, có ba hàng chữ: "TRẠI " (hàng đầu), "PHAN- NGỌC- QUÍ" (hàng thứ nhì), "BỘ- CHỈ- HUY TIỂU - ĐOÀN 11 BIỆT- ĐỘNG- QUÂN" (hàng chót), được dựng trên cổng ra vào của một doanh trại Biệt động Quân ở Biển-Hồ (Pleiku). Anh Lạn cùng hai anh đại đội trưởng vừa thay thế anh Quí và anh Lũy đã chọn danh hiệu truyền tin mới cho riêng họ. Từ đó, trên làn sóng vô tuyến điện đàm của Liên Đoàn 2/Biệt Động Quân, những danh xưng Kỳ Sơn, Trường Sơn và Lam Sơn thành quá khứ, không ai nhắc tới nữa. Chỉ còn mình tôi, dù đã đổi qua nhiều đơn vị, vẫn giữ cái tên Thái Sơn cho tới ngày tàn chiến tranh. Tôi là một Biệt Động Quân yêu núi rừng vùng 2 say đắm. Mười năm lặn lội trong rừng, tôi đã chinh phục nhiều đỉnh núi cao, hùng vĩ hơn Chư Pa. Nhưng trong lòng tôi, cái tên Chư Pa mãi mãi không quên được.
Vương Mộng Long
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Chư Pa, Hồi Ký Vương Mộng Long
Tôi là một Biệt Động Quân yêu núi rừng vùng 2 say đắm. Mười năm lặn lội trong rừng, tôi đã chinh phục nhiều đỉnh núi cao, hùng vĩ hơn Chư Pa. Nhưng trong lòng tôi, cái tên Chư Pa mãi mãi không quên được.
. . . . .
Trời vừa tan sương mù, ngày N+9 chiếc HU1D Hoa Kỳ đầu tiên đã loạng quạng chặt vào cây lúc hạ cánh. Chiếc tàu bổ nhào xuống bãi. May mắn tàu không bốc cháy. Phi hành đoàn vô sự. Chiếc tàu thứ nhì được gởi xuống để rescue phi hành đoàn của chiếc tàu vừa rơi đã không xuống được. Nó đang bay vòng vòng chờ trên trời. Ghunships hộ tống rà sát ngọn cây. Những xạ thủ trực thăng võ trang đã nhận Ra chúng tôi đang nằm trên núi, họ quơ tay vẫy. Trung tá Bé cho lệnh một trung đội của Đại đội 3/11 hè nhau đẩy chiếc HU1D hư xuống triền đồi để dọn bãi trống cho những chiếc khác xuống bốc quân. Đến gần hai giờ chiều thì bộ chỉ huy liên đoàn Ra khỏi vùng. Liên đội A được lệnh di chuyển theo hướng tây về phía bờ sông. Tôi cho Đại đội 3/11 đi trước, Đại đội 1/11 giữ nhiệm vụ đoạn hậu. Chúng tôi đốt chiếc trực thăng hư lúc trung đội chót rời bãi đáp. Khi chúng tôi còn cách bộ chỉ huy tiểu đoàn chừng hơn một cây số thì Đại đội 3/11 được lệnh tách Ra, nhập với một cánh quân của liên đội B để bảo vệ bộ chỉ huy tiểu đoàn. Chiều đó đại đội tôi dừng quân trên một bình nguyên thoai thoải, cách bờ Pơ-Kô chừng bốn cây số. Cánh B nằm về hướng tây bắc của tôi, bộ chỉ huy tiểu đoàn và Đại đội 3/11/BĐQ nằm về hướng tây của tôi. Đêm trôi qua một cách thật yên tĩnh, không có pháo quấy rối, không có hỏa châu, hoả long.
Sáng N+10, vừng dương vừa lên, hướng bờ sông có tiếng súng nổ. Tiếng mìn, lựu đạn, đại liên, trung liên, súng tay, súng cối, âm vang vách núi dội Ra ầm ầm hỗn độn. Đại bác Hoa- Kỳ từ hướng đông và nam không ngừng bắn yểm trợ cho quân at. Hai Đại đội 2&4 đang bị địch tấn công ác liệt. Bộ chỉ huy tiểu đoàn và Đại đội 3/11 nằm trên một ngọn đồi nhỏ, chừng hai trăm mét về hướng nam liên đội B nhưng vẫn còn bình yên. Hiện thời toàn bộ Tiểu đoàn 11/BĐQ có mặt trong vùng này. Đại đội tôi ở xa nhất cũng chỉ cách liên đội B chưa tới hai cây số. Hoàng Mai đang liên lạc với L19. Máy bay Hoa-Kỳ đã có trên vùng và bắt đầu đánh bom trên con suối hướng bắc cánh B. Tôi cho đơn vị cuốn lều, gọn ghẽ, chuẩn bị chờ lệnh tiểu đoàn trưởng. Tôi chợt nghe người hiệu thính của Đại đội 4/11 kêu cứu, "Tụi nó (VC) đang lên ào ào. Thẩm quyền Kỳ Sơn bị thương rồi. Thẩm quyền Lam Sơn nói nếu không có cứu viện thì ổng tự tử!" Kỳ Sơn là Thiếu úy Lũy (ĐĐT2/11), Lam Sơn là Trung úy Lạn (ĐĐT4/11) Tôi bàng hoàng, "Như vậy là liên đội B bể tới nơi rồi! Họ đang chờ cứu viện."
Không đợi lệnh của tiểu đoàn trưởng, tôi cho đại đội cấp tốc lên đường. Trung úy Nguyễn Lạn là bạn cùng khóa 20 VB với tôi. Tôi nghĩ thầm, nếu chậm chân, có thể tôi sẽ không bao giờ còn trông thấy người bạn thân của mình nữa. Quá nóng lòng vì bạn, tôi cho đại đội hàng một, cắm đầu chạy về hướng súng nổ, bất kể chiến thuật chiến lược gì ráo trọi. Để trấn an quân bạn, tôi chụp cái ống nghe, phát thanh bổng, "Cố lên chút xíu! Có Thái Sơn tới cứu!" Nghe được tiếng tôi trên máy, người hiệu thính của Đại đội 4/11 mừng rỡ gọi, "Thái Sơn lên mau đi! Cứu tụi em với!" Tôi vội trả lời, "Thái Sơn tới ngay! Sắp tới rồi!" Tôi Ra lệnh cho Binh nhì Nguyễn Nhường, hiệu thính viên truyền tin của tôi cứ lặp đi, lặp lại câu, "Đại đội 1 đây! Đại đội 1 đây!" suốt thời gian chúng tôi trên đường tìm tới vùng có giao tranh.
Xuống khỏi ngọn đồi đóng quân đêm, chúng tôi vừa chạy, vừa tác xạ hai bên con đường thồ dẫn về hướng liên đội B. Cũng may, trên đường tiến, chúng tôi không gặp lực lượng chặn viện nào của VC. Không bao lâu sau, tiền quân của tôi đã tới chân ngọn đồi đóng quân của bộ chỉ huy tiểu đoàn. Từ đây tôi có thể quan sát rõ ràng địa thế chiến trường trước mặt. Ngọn đồi mà liên đội B đang cố thủ rất rậm rạp, nhưng xung quanh nó lại rất trống trải. Từ xa, tôi có thể nhìn thấy cái chỏm xanh của ngọn đồi tre nứa đó nổi bật giữa vùng đá đen xen kẽ cỏ tranh và cỏ hôi. Giờ này từ cái chỏm xanh đó đang bốc lên từng cột bụi, khói mịt mù. Những trái đạn cối toé lửa khi nổ trên nhánh cây, những cánh B40 phụt khói khi chạm đất. Đạn lửa của địch từ ba hướng, bắc, đông bắc, và tây bắc đồng quy trên chòm cây xanh đó. Vũ khí bắn thẳng của địch đa phần là thượng liên nồi RPD. Tôi không nghe tiếng 12,7 ly và đại bác 57 ly; trong khi tiếng đạn cối thì nổ "ùm! ùm!" liên lục không ngừng.
Tôi quyết định không vội bắt tay với cánh B. Tôi sẽ mở một mũi tấn công giải tỏa áp lực địch từ bên trái. Chúng tôi dàn hai hàng ngang tiến sát chân đồi. Miệng la, "Đại đội 1 đây!" "Biệt động! Sát!" "Đại đội 1 đây!" "Biệt động! Sát!" chúng tôi vừa bắn vừa tiến lên triền núi bên trái khu rừng nứa.
Trung đội 3 tiến như vũ bão lên đỉnh trọc bên trái khu giao tranh để lập đầu cầu. Khẩu M60 tăng cường cho Trung đội 3 bắt đầu khạc đạn. Tất cả các loại súng bắn thẳng đều tác xạ về hướng 45 độ để cản đường tiến của địch.
Việt-Cộng biết viện binh của BĐQ đã tới, nên chúng gia tăng cường độ tấn công, mong sớm dứt điểm hai đơn vị BĐQ đã bị thiệt hại nặng. Những khẩu cối của địch bắt đầu chuyển hướng, nhắm vào tuyến dàn quân của đại đội tôi. Chúng tôi lại tiếp tục câu châm ngôn "vừa đánh vừa đào". Tôi không dám cho quân vượt qua đỉnh đồi. Vì nếu liên đội B bị tràn ngập thì tôi hết đường lui.
Tôi cho Trung đội 1 an ninh mặt sau, phòng hờ trường hợp địch vận động đánh bọc hậu. Tôi ra lệnh cho Trung sĩ Tánh, trung đội trưởng súng nặng xoay khẩu cối 60 ly của Binh nhì Ngẫu bắn cận phòng một vòng cung ngay chân đồi, hướng trước mặt. Đạn cối 60 ly nổ "ùm! ùm!" ngay dưới dốc. Địch đang xung phong lên tuyến phòng ngự của liên đội B. Những tiếng thét man rợ "Xung phong! Xung phong!" dội vào vách núi, vang vang.
Từ trên đỉnh ngọn đồi trống, tôi có thể quan sát bao quát hết khu thung lũng hướng bắc cánh B. Tôi thấy rõ từng đợt người từ thung lũng chạy lên dốc; những thân hình tưng lên, rũ xuống vì trúng đạn. Tôi xin anh Đàm dồn hết hỏa lực không quân yểm trợ tiếp cận vào khu lòng chảo nằm giữa dãy đồi móng ngựa. Tôi điều chỉnh Cobra đánh sát triền núi hướng bắc để giải tỏa áp lực của VC. Những tràng đạn 40 ly từ Cobra trải xuống như pháo dây đã chặn đứng đợt biển người sau cùng của địch quân. Hơn nửa giờ sau tôi kiểm soát được phần tây bắc của ngọn đồi. Việt-Cộng đã tổn thất rất nặng. Nơi triền dốc trước mặt tôi, máu địch ngập mặt đất, đọng thành vũng. Băng cứu thương bay phất phới, vướng vào những bụi nứa và dương xỉ như những dải lụa trắng, lụa đỏ. Dưới thung lũng có ít nhất ba vị trí súng cối 61 ly đặt cách nhau chỉ vài mét. (Súng cối của ta nòng 60 ly, lá thuốc bồi hình vuông; súng cối của địch nòng 61 ly, lá thuốc bồi hình vành khăn hở).
Trong trận này, VC đã bắn cối 61 ly không cần thuốc bồi ( bồi 0) vì khoảng cách từ súng tới liên đội B chưa đầy hai trăm thước. Những khoanh thuốc bồi cối 61 không dùng tới bị vứt đầy mặt đất. Hai khẩu RPD bị bắn gãy nát nằm cạnh một bàn tiếp hậu cối 61 cong queo vì trúng rocket của trực thăng võ trang. Gần chục khẩu súng cá nhân của VC bị bỏ lại trên trận địa, khẩu nào cũng bị gãy vì trúng đủ loại đạn. Rải rác trên mặt đất, cả chục xác địch chưa kịp đem đi. Trên cổ vài tử thi VC có cột một sợi dây dù dài. Đây cũng là cách chúng di chuyển xác trong trường hợp khẩn cấp. Tuyến xung phong của VC trải rộng từ triền đông sang triền tây của ngọn đồi cỏ hôi, nứa tép. Chiều dài này đòi hỏi lực lượng tham gia tấn kích phải có quân số trên dưới một tiểu đoàn. Như vậy chúng phải có ít nhất một tiểu đoàn trừ bị đàng sau. Khi áp lực địch hướng tây bắc được giải tỏa, thì Trung úy Nguyễn Lạn bình tĩnh trở lại. Anh xin tôi bung xa vòng kiểm soát về bắc để anh an tâm chấn chỉnh lại quân số. Tôi cho Trung đội 2 bung rộng về bên phải bắt tay với cánh trái của Đại đội 2/11. Thiếu úy Trần Lũy ra tới bìa rừng để gặp tôi. Anh Lũy bị thương tay trái. Anh Lũy báo cho tôi biết rằng liên đội B bị thiệt hại khá nặng. Số tử thương không bao nhiêu, nhưng bị thương thì nhiều lắm.
Bom Mỹ đánh sát bìa suối hướng bắc và chuyển ra xa dần. Cobra đang vần vũ trên cao. Đại úy Đàm ra lệnh cho tôi tiến theo từng đợt bắn của Cobra để truy kích địch. Đội hình một hàng ngang, đại đội tôi tiến rất thận trọng. Thấy tôi không đủ quân để kiểm soát một vùng rộng lớn, đại úy tiểu đoàn trưởng ra lệnh cho Trung úy Nguyễn Lạn phải tiến lên truy kích địch phụ với tôi. Vì Đại đội 4/11 đã thiệt hại nhiều, nên tôi cáng đáng phần nặng đi đầu. Tôi cho quân của anh Lạn theo sau. Đại đội 4/11 của Trung úy Lạn quân số còn quá ít, coi như bất khiển dụng rồi. Quay đầu nhìn lại, tôi thấy anh bạn cùng khóa của tôi đi thất thểu như người mất hồn. Truy kích địch trong tình trạng này quả là một sự mạo hiểm. Chúng tôi bị lọt thỏm trong một thung lũng lác đác nứa tép xen với những cây cọ non. Không có gì để che dấu, ẩn nấp. Hai bên trục tiến của chúng tôi là đồi cao. Hông trái, hông phải của chúng tôi bỏ trống. Tôi có cảm tưởng như mình có thể bị lãnh đạn, chết bất cứ lúc nào. Trong khi đó, dưới chân tôi, đầy rêu trơn trượt; chúng tôi bị té oành oạch mỗi khi chạy nhanh quá đà. Tiến nhanh thì vướng rêu trơn té ngã. Tiến chậm thì làm mục tiêu cho địch bắn. Hỏa lực trì hoãn chiến của VC rất ác liệt. Cộng quân bố trí thượng liên RPD xen kẽ B41 dưới khe, từng cụm, cách nhau vài chục mét. Chúng chỉ khai hỏa khi ta lọt vào xạ trường mà chúng đã dự trù. Cung cách tác chiến của địch cho ta thấy đây là một đơn vị rất thiện chiến. Đạn RPD không đan nhau mà quét đều như vãi lúa trước mặt đoàn quân đang tiến tới. Mí mắt tôi chợt giựt lia lịa, linh tính nhạy bén của tôi đang cảnh báo cho tôi một tai biến đang chờ. Rất có thể địch đang nhử đơn vị tôi đi sâu vào khu lòng chảo trước mặt để chúng vận động đánh úp.
Tôi quyết định cho đơn vị tạm dừng. Tôi xin đại úy tiểu đoàn trưởng cho Đại đội 3/11 xuống tiếp tay, để tôi rảnh rang đánh bọc hông bên trái. Ngọn đồi đá đen bên trái trục tiến quân là mối đe dọa lớn cho đoàn quân đang di chuyển trong cái thung lũng trống trải dưới này. Vài phút sau, tôi nghe tiếng Trung úy Hồ Bé (ban 3) báo cho tôi biết rằng anh và Đại đội 3/11 đang xuống đồi. Trung úy Hồ Bé (k18 Thủ Đức) nguyên là đại đội trưởng 2/11. Anh vừa bàn giao đại đội cho Thiếu úy Lũy để về bộ chỉ huy làm ban 3 thay Trung úy Phạm văn Lương đã thuyên chuyển. Tôi không rõ đại úy tiểu đoàn phó Lê văn Để (k16 Thủ Đức) có đi hành quân kỳ này hay không mà từ ngày đầu cho tới giờ, tôi không nghe Hoàng Yến lên máy (Hoàng Yến là danh xưng truyền tin của Đại úy Lê văn Để) Như vậy là bốn đại đội tác chiến đều lên tuyến đầu, nhưng bộ chỉ huy tiểu đoàn vẫn ở lại ngọn đồi cũ. Liên đoàn đã cho Đại đội 3/TĐ 22/ BĐQ của Trung úy Quách hồng Quang đang hoạt động vùng hướng nam, tới bảo vệ bộ chỉ huy TĐ11/BĐQ để Đại úy Đàm và cố vấn Mỹ có thể bình tâm điều chỉnh máy bay yểm trợ cho chúng tôi.
Trong lúc máy bay bắn phá thì Đại đội 3/11 di chuyển lên thay thế Đại đội 4/11. Quân số của Đại đội 3/11 vẫn còn đầy đủ. Tôi nhờ Trung úy Bé cho đơn vị chiếm dãy đồi cao bên phải trục tiến quân, rồi cho đơn vị bắn liên tục về phía trước để thu hút sự chú ý của địch quân. Yên trí có quân bạn bảo vệ cạnh sườn, tôi cho Đại đội 1/11 xung phong lên khu đất cao bên hướng tây.
Một đơn vị địch đang án binh chờ chúng tôi trên rặng đồi đá đen này. Khi đại đội tôi vừa áp sát bìa rừng thì vấp phải một hàng rào lửa AK và B40 dày dặc. Giờ đây muốn sống còn, chúng tôi chỉ có một con đường độc nhất là ào lên chiếm cho được cái đỉnh móng ngựa này. Dưới chân tôi toàn là đá cuội lởm chởm, vô phương moi hầm hố để bám đất. Chúng tôi đành nương núp sau những gốc cọ, quần thảo với kẻ thù. Sau mỗi mô mối là một tổ đề kháng của VC, với hai AK và một B40. "Xẹt!" "Xẹt!" "Oành!" "Oành!" Quanh tôi, lửa chóa liên tục. Hai cái cần ăng ten máy truyền tin của tôi là mục tiêu thu hút những cánh đạn B40, B41. Tôi và hai anh hiệu thính viên phải thay đổi vị trí liền liền. Không ai dám bám trụ một chỗ trong thời gian lâu quá vài phút. Trong rừng, bóng người di chuyển, thoáng ẩn, thoáng hiện, như bóng ma. Đại đội 1/11BĐQ đang ăn thua đủ với một địch thủ "ngang cơ" trong một địa thế lạ. Không quân Mỹ bó tay, súng cối của Việt Cộng cũng bó tay, vì lúc này bạn và địch đang xen kẽ nhau trong rừng rậm. Trận đấu trở nên quyết liệt. M16 chọi với AK 47, AK 66. Lựu đạn M26 chọi với thủ pháo. M26 công phá mạnh hơn thủ pháo, nhưng bù lại, Việt Cộng có B40, B41.
Trong rừng cọ, Biệt Động Quân và Việt Cộng đã say khói súng, đánh vùi. Cây, cỏ, đá, gò làm giảm phần hữu hiệu của vũ khí bắn thẳng. Trong cuộc đọ sức giành giựt ngọn đồi này, lựu đạn M26 trở thành đáng sợ nhất. Khéo léo thảy một trái M26, làm sao cho nó nổ ngay khi rơi sau một mô mối là ta chắc chắn loại được một mắt lưới chính của hệ thống phối hợp hỏa lực của địch quân. Chúng tôi liên tục chuyển đổi vị trí ẩn nấp tác chiến, rồi thận trọng tiến lên. Đây là một cuộc so tài đòi hỏi đấu thủ phải có đủ những đức tính kiên trì, bén nhạy và lanh lẹ. Dần dà, trên đấu trường, lựu đạn M26 và M16 đã chiếm ưu thế, lấn lướt, dồn AK và B40 lui dần về hướng bờ suối. Tôi cho Trung đội 1 lên thay cho Trung đội 3, tiếp tục dồn ép Cộng quân xuống khe.
Trung đội 2 được lệnh nép sát bìa rừng rồi đánh bọc ngang hông phải của địch. Giờ này khu cuối đồi, đạn nổ ầm ầm và khói bay khét lẹt. Cái đuôi ngọn đồi đá đen quả là khúc xương khó nuốt. Một cái hầm hàm ếch đã được địch moi giữa mô mối và hai gốc cọ. Tổ kháng cự của VC trụ ở đây đánh dai như đỉa đói. Ẩn mình sau một gốc cọ sát bìa rừng, ông Hạ sĩ nhất Mãng đang chuẩn bị 10 quả M79 đạn nổ. Xạ trường trước mặt ông hoàn toàn trống trải.
Ông Mãng tì súng lên vai. Ông nhắm bắn từng quả đạn vào thân hai cây cọ. Ông hạ sĩ người Nùng (Voòng A Mãng) của Trung đội 2 không hổ danh là một xạ thủ M79 "thần sầu". Mười quả đạn nổ của ông không nhắm vào thằng VC nào, nhưng khi đạn trúng thân cọ, đạn nổ, mảnh đạn đã chụp xuống cái cửa hầm hàm ếch, người ngồi trong hầm hết ngáp! Khi biết chắc chắn bọn cảm tử VC cản đường đã chết, Trung đội 2 mới dám chui ra chiếm giữ bãi cỏ cuối đồi. Nơi đây máu tươi loang từng cụm và ướt đẫm từng vạt tranh.
Sau khi tôi chiếm được khu rừng lá cọ hướng tây thì cường độ hỏa lực của địch giảm thấy rõ. Bên kia thung lũng, quân của Trung úy Hồ Bé cũng đang tiến lên cái dốc đông của dãy đồi móng ngựa. Chúng tôi vừa tác xạ vừa lấn xuống triền bắc của ngọn đồi. Tới khu cỏ lau trên bờ nam của con suối, tôi báo cho đại úy tiểu đoàn trưởng biết rằng trước mắt tôi, bên kia suối là rừng già, vào đó không có lợi và rất nguy hiểm. Từ hướng rừng rậm trước mặt, bên bờ bắc, có tiếng "lép! bép!" do lửa cháy, xen lẫn tiếng nổ "bùng! bùng!" từng chặp. Máy bay L19 báo cáo rằng kho đạn VC đang nổ. Tiếng Hoàng Mai trong máy ra lệnh, "Thái Sơn cho kiểm chứng vụ kho đạn địch nổ xem sao!" Tôi chưa kịp trả lời thì Binh nhì Nguyễn Nhường truyền tin đã xô tôi một cái thật bất ngờ.
Tôi té ngã nghiêng trên mặt đất. Một tràng RPD xé màng tai. Đạn bay chiu chíu sát trên mình tôi. Tiếp theo là tiếng B40 và AK nổ ầm ầm ngay bờ suối. Tôi nằm chịu trận sau một mô đá. Bên cạnh tôi, Binh nhì Nguyễn Nhường đang ngáp ngáp. Tôi hét lớn, "M79 đạn chài! M79 đạn chài!" Những xạ thủ M79 phản ứng rất nhanh. Sau một loạt, "Pinh! Pinh! Pinh!" tiếng súng bên kia suối của VC im hơi. Tôi nhỏm dậy phất tay cho trung đội của Thiếu úy Vi hàng ngang qua suối chiếm đầu cầu. Tôi cúi xuống đỡ thằng Nhường ngồi dậy. Ngực nó đầy máu. Nó thều thào, ngắt quãng, "Trung...úy! Trung..úy! ...Nhắn...với...Quyên và...con em...rằng...em không về! ...Nói...với...Quyên và ...con em...rằng ...em thương...em thương...Quyên và con lắm!... Thôi!... Em... đi!..." Rồi nó nấc lên, mắt nó trợn trắng, đứng tròng. Người hiệu thính truyền tin đại đội của tôi đã chết. Tôi đặt thằng Nhường xuống đất. Vuốt mắt cho người đồ đệ xong, tôi cùng Trung đội 3 của Thiếu úy Biện tiếp tục theo chân Trung đội 1.
Trên bờ suối bên kia chỉ còn 2 khẩu AK47 vấy máu cùng vài cái hoa chuối B41 chưa kịp bắn nằm dưới chân một tảng đá. Máu me trải dài trên lối mòn lên dốc. Vừa lúc đó đại úy tiểu đoàn trưởng cho lệnh tôi lui về ngọn đồi mà liên đội B đã đóng ngày hôm trước để dọn bãi cho trực thăng tới tải thương. Tôi nhờ Đại đội 3/11 giữ an ninh xa. Đại đội 2/11 tải thương xong thì hết sĩ quan, vì Thiếu úy Trần Lũy bị thương; Thiếu úy Phan văn Hải, trung đội trưởng kiêm đại đội phó 2/11 bị sốt rét cũng đã rời vùng. Tải thương xong, đại úy tiểu đoàn trưởng cho liên đội B lui về đóng quân với bộ chỉ huy tiểu đoàn; liên đội A nằm lại trên chiến địa. Buổi chiều, tôi phải tự làm lều, căng võng cho mình. Người mang đồ ngủ cho tôi, Binh nhất Trung, bị thương bể xương hông, đã lên trực thăng. Đêm đông lạnh, nơi đầu võng của tôi chỉ còn hình dáng tròn ủng của Binh nhất Trần Ty, ngồi trực máy truyền tin. Chỗ ấy xưa nay, bên "Trái Banh" Trần Ty, còn có "Cây Tre Miễu" Nguyễn Nhường.
Người đồ đệ của tôi đã cứu được ông thày của nó, nhưng nó đã chết thay thày nó! Đêm về, trời Chư Pa sáng chói hỏa châu và hỏa long thì gầm gừ "ù! ù!...ồ! ồ!..." tới sáng.
Ngày N+11 tôi làm lực lượng đoạn hậu cho tiểu đoàn rút về hướng bộ chỉ huy liên đoàn. Liên đoàn hạ trại cách chúng tôi chừng ba cây số về hướng nam. Đại úy Trần ngọc Di, ban 3 liên đoàn đang chỉ huy một toán BĐQ cưa cây phá bãi cho Chinook Hoa-Kỳ đáp. Cuộc hành quân của chúng tôi chấm dứt. Tiểu đoàn 22/BĐQ được giao trách nhiệm thay thế chúng tôi, tiếp tục tảo thanh vùng tây Chư Pa. Trưa đó, Chinook chở chúng tôi về trả tận sân sau của Tiểu đoàn 11/BĐQ ở Biển-Hồ. Chúng tôi được nghỉ dưỡng quân vài ngày để tái trang bị và bổ sung. Chừng một tuần lễ sau, tôi sững sờ nghe tin Thiếu úy Trần Lũy đã chết trong quân y viện Pleiku sau ca mổ lấy mảnh đạn từ cánh tay anh. Trước cửa văn phòng tiểu đoàn có bụi tre đực trồng làm kiểng. Bụi tre vàng vọt quanh năm, không lúc nào xanh tươi. Trước ngày chúng tôi lên đường vào Chư Pa có ai đó nói rằng, những lúc tiểu đoàn đi hành quân, đêm thanh vắng, hồn ma về tụ tập quanh bụi tre đánh xóc dĩa, cãi cọ nhau om xòm. Những người tin dị đoan trong tiểu đoàn xì xầm rằng bụi tre kiểng trước văn phòng đã đem đến những rủi ro cho đơn vị. Sau cái chết của hai ông đại đội trưởng thì bụi tre đực đó đã bị anh Đàm cho người đánh gốc vứt đi. Ngày cuối năm Âm-Lịch, một nữ sinh lớp đệ nhị trung học Bồ-Đề, Pleiku đến trường với cái băng đen trên ve áo dài. Cũng từ đó, trại gia binh Tiểu đoàn 22/Biệt Động Quân vắng bóng người con gái đẹp thướt tha, ái nữ của ông thượng sĩ thường vụ. Nàng đã về quê đâu đó miền xuôi, để tìm quên một mối tình đầu chưa kịp may áo cưới. Bên bờ Biển-Hồ, chiều chiều có một chị vợ lính bế đứa con trai nhỏ đứng nhìn về phương tây, nơi những ngọn núi xanh sừng sững án ngữ một miền trời ngăn cách hai nước Việt và Miên. Người đàn bà vợ lính nhỏ nhắn đó tên Quyên. Đứa bé trai cũng ngăm ngăm đen và dài ngoằng như bố nó. Những giọt nước mắt chầm chậm lăn trên má người góa phụ. Nước Biển-Hồ trong xanh. Trong lòng hồ, bóng núi lung linh.
Tết Nguyên-Đán năm Kỷ-Dậu không vui. Ít lâu sau Tết, một cái bảng nền nâu, chữ vàng, có ba hàng chữ: "TRẠI " (hàng đầu), "PHAN- NGỌC- QUÍ" (hàng thứ nhì), "BỘ- CHỈ- HUY TIỂU - ĐOÀN 11 BIỆT- ĐỘNG- QUÂN" (hàng chót), được dựng trên cổng ra vào của một doanh trại Biệt động Quân ở Biển-Hồ (Pleiku). Anh Lạn cùng hai anh đại đội trưởng vừa thay thế anh Quí và anh Lũy đã chọn danh hiệu truyền tin mới cho riêng họ. Từ đó, trên làn sóng vô tuyến điện đàm của Liên Đoàn 2/Biệt Động Quân, những danh xưng Kỳ Sơn, Trường Sơn và Lam Sơn thành quá khứ, không ai nhắc tới nữa. Chỉ còn mình tôi, dù đã đổi qua nhiều đơn vị, vẫn giữ cái tên Thái Sơn cho tới ngày tàn chiến tranh. Tôi là một Biệt Động Quân yêu núi rừng vùng 2 say đắm. Mười năm lặn lội trong rừng, tôi đã chinh phục nhiều đỉnh núi cao, hùng vĩ hơn Chư Pa. Nhưng trong lòng tôi, cái tên Chư Pa mãi mãi không quên được.
Vương Mộng Long
Sinh Tồn chuyển