Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Chuyến công tác không tên số "1"

(Để tưởng nhớ hương hồn cố Hải Quân Đại úy Trần văn Chỉ, một cấp chỉ huy luôn được thuộc hạ quý mến, đã yểu mệnh vì bệnh hoại huyết (ung thư máu) trong sự nhớ thương của mọi người).

(Để tưởng nhớ hương hồn cố Hải Quân Đại úy Trần văn Chỉ, một cấp chỉ huy luôn được thuộc hạ quý mến, đã yểu mệnh vì bệnh hoại huyết (ung thư máu) trong sự nhớ thương của mọi người).
Khoảng đầu năm 1967, theo đúng chương trình tu bổ, HQ 10, hộ tống hạm Nhật Tảo (tên cũ là : Ex. USS Serene…MSF 300) được vào đại kỳ sau chuyến tuần duyên vùng 4 vịnh Thái Lan hoàn tất. Đây là lần đại kỳ đầu tiên sau khi được lãnh ở Mỹ về . Tất cả nhân viên chiến hạm vui mừng vì được ở bờ ít ra là ba tháng, sẽ có nhiều dịp để du hí hay thăm gia đình. Đó cũng được coi như một phần thưởng để bù đắp lại những năm tháng lênh đênh trên mặt đại dương.
Là Sĩ Quan Trọng Pháo, tôi chịu trách nhiệm kiểm kê các loại đạn tất cả súng lớn nhỏ và chất nổ (depth charges chống tầu ngầm), làm bảng tổng kết, rồi sau đó xin xe GMC và tạp dịch (Lính tân binh thuộc trại Bạch Đằng II) chở đạn về kho Quân Cụ thuộc Bộ Binh ở Gò Vấp để nhờ giữ hộ. Chung quy cũng chỉ vì lý do an toàn mà thôi. Ban Cơ Khí cũng vậy, dầu nhớt và các chất cháy đều đựơc bơm xuống xà lan để được mang đi. Các chất nổ và cháy đều không còn ở chiến hạm nữa.
Toán thợ nguội (thợ sắt) của Hải Quân Công Xưởng xuống tầu, mang theo nhiều chai gió đá, vài đàng dây ống ny-lông, mỏ hàn xì cắt thép v.v... Họ cắt ở sân sau lái một khoảnh độ 1mét vuông, chỗ gần dàn "depth charge launcher" làm xấu cả cái mặt bằng phẳng của sân sau, Sau này tôi mới hiểu, họ khoét lỗ như vậy là để kéo một vài động cơ ở hầm máy lên, đem về xưởng sửa chữa hay tân trang. Một điều mà tôi tự hỏi và không đươc trả lời thỏa mãn…không biết lý do tại sao khi kỹ sư vẽ kiểu chiến hạm này, họ không dư phòng các lỗ thoát (engine hatch) để có thể chuyển các máy phát điện, động cơ phụ đem ra khỏi tầu sửa chữa.
Tôi đang bận rộn cùng với anh Trung Sĩ Trọng Pháo phụ tá kiểm kê đạn, một anh Vô Tuyến Viên đi tới, đưa ra cho tôi xem một xấp công điện đã được Hạm Trưởng ký khán duyệt. Hơi ngạc nhiên và đi đến sửng sốt, đó là lệnh Thuyên Chuyển tôi qua HQ 404, Hải Vận Hạm Hương Giang (tên cũ là: Ex: USS Ocean Side LSM 175). Giấc mơ được ở bờ ba tháng trong dịp tầu đại kỳ tan ra theo mây gió. Tôi buồn rầu, lững thững đi vào bên trong, tìm gặp lại Hạm Trưởng, lúc đó là Hải Quân Đại Úy Nguyễn Địch Hùng, cựu giáo sư Hàng Hải và Vật Lý của chúng tôi tại trường SQ Hải Quân Nha Trang. Ông chẳng nói gì cả, chỉ bảo tôi chuẩn bị thuyên chuyển qua đơn vị mới, khi tầu về đến Saigon.
HQ 404 về bến, ủi bãi ngay bên hông cửa ụ lớn. Một buổi sáng, tôi chuẩn bị sac marin, valise dọn đến ở đơn vị mới. Hạm Trưởng là ông Trần văn Chỉ, Hạm Phó là ông Liên Phong, lúc đó là Trung Úy. Vị Hạm Phó này có nickname là: "Dome Antenna RADAR SO-8". Đó là một loại RADAR cổ lỗ sĩ, chế tạo hồi thế chiến thứ 2, sau này các chiến hạm đều được tân trang lại bằng Radar SPR-21 tối tân hơn. RADAR SO-8 có antenne phát sóng to lớn, hình cái dome giống như cái nón sắt khổng lồ, nằm chiễm chệ cao chót vót trên ngọn cột tầu, trông kỳ dị lạ lùng.
Anh Liêm Phong cũng được các bạn qúy mến, "coi mặt đặt tên" thật đúng phóc không sai một ly nào cả, tại vì anh phải đặt order nón tại tiệm Thích Phú ở bên cạnh BTL/HQ, đối diện công trừơng Mê Linh cũ, nay là tượng Đức Thành Trần, một cái nón casquette lọai Extra Large, ngọai size lọai thông thừơng. Viết đến đây, xin qúy bạn ngừng ít giây để tửơng niệm hai vị huynh trửơng đáng mến đã quá cố.
Tại Carré Sĩ Quan, tôi định nói với Hạm Phó, sẽ thay tiểu lễ trắng vào trình diện Hạm Trưởng nhưng anh Liêm Phong, với giọng Huế rặt, thân mật nói với tôi: "Mày không cần thay đồ trắng, mặc vậy tao dắt vào trình diện Hạm Trưởng." Sau này, tôi mới biết Hạm Trưởng là vị SQ mà tất cả thuộc cấp đều qúy mến. Ông lại nêu gương tốt "Hiếu Học". Ông học hàm thụ tại Đai Học Luật, mang cours về tầu "GẠO", và đang chuẩn bị thi Cao Học. Dạo đó, quân phục HQ được phát thêm quần áo xanh mầu "Cứt Ngựa" giống y như Bộ Binh, trông xa có thể tửơng lầm nếu không nhìn kỹ lon cấp bậc và hàng chữ HQVN ở trên nắp túi áo sơ- mi. Quân phục tiểu lễ trắng ít khi mặc cho dù phải trực gác lúc tầu ở bến (tình trạng tác chiến mà).
Được biết chuyến công tác sắp tới là Côn Sơn. Cả chiến hạm vui mừng vì nhiều ngừơi chưa đựơc dịp đi đến , riêng tôi cũng vậy. Thủy thủ đoàn chuyền miệng, mách nhau kiếm tiền còm thêm tiêu vặt bằng cách chở ra " rựơu đế". Đó là món hàng tuyệt đối cấm ở Côn Sơn, nhưng luật vẫn là luật, vẫn có những kẽ hở để hàng cấm có thể lọt qua. Các thùng thiếc đựng dầu lửa, dung tích 20 lít ngụy trang để chứa rựơu đế được chất chứa dấu hai bên hầm tầu, lối hành lang đi ra phía sau lái, rồi đựơc che đậy lại bằng một lớp bố. Hạm Trưởng và ban An Ninh chiến hạm biết hết nhưng cũng làm lơ, vì đó là chuyện lẻ tẻ, nhỏ nhoi không đáng kể.
Một buổi sáng, sau lễ thượng kỳ một lúc, có đoàn xe vận tải Quân Đội chở một Đại Đội Địa Phương Quân tới. Đoàn xe đậu hàng dài bên phía xưởng Động Cơ, binh sĩ súng ống, nai nịt băng đạn đầy ngừơi vội vàng nhẩy xuống, có anh dắt díu vợ con đùm đề đi theo. Vì đây là tóan lính canh gác phòng thủ, không phải loại tác chiến, vũ khí của họ toàn loại súng nhỏ cá nhân mà thôi, không có các lọai súng nặng cộng đồng. Các tiếng ồn ào, náo nhiệt nổi lên, gọi nhau ơi ới trước cửa đổ bộ của chiến hạm. Một sĩ quan vội bứơc lên tầu và được lính gác dẫn vào phòng ăn gặp Hạm Trưởng. Một lúc sau, ông này trở ra, giơ tay lên cao ngoắc ra hiệu cho lính Địa Phương Quân lần lượt mang hành trang, dụng cụ xuống tầu. Các anh lính độc thân nhìn có vẻ liếng thoắng, nhanh nhẹn, vui mừng hớn hở, nói năng hoạt bát. Các anh lính già đem theo vợ con, tay ẵm, tay bế, tay bồng trông có vẻ bận bịu chuyện gia đình, di chuyển nặng nhọc các đồ gia dụng như bàn ghế, tủ giường, nồi niêu son chảo đã cột xếp gọn thành bó, đựơc một vài đồng bạn phụ giúp, khệ nệ nặng nhọc lần lượt khuân vác hết xuống tầu.
Một lúc lâu sau, từ phía cổng chánh của HQCX, đang đi dần tới một tóan khỏang gần 30 người gồm đa phần là bà già, các bà đã trọng tuổi, một ít trẻ con 5-10 tuổi, một vài ông lão nhà quê. Tay họ xách giỏ, bị đầy đồ bên trong, có người quẩy đòn gánh nặng nề lắc lư qua lại hai bên, trông có vẻ mệt nhọc. Dẫn đầu là anh lính gác An Ninh thuộc toán canh phòng, sau một vài câu xã giao chào hỏi tại cửa RAMP đổ bộ, anh này cho biết tóan này là thân nhân các can phạm đang thọ án tại Côn Sơn. Họ đã được cấp phép đi thăm tù nhân và phương tiện di chuyển của HQ. Các giỏ, bị , quang gánh đã được khám xét kỹ lữơng tại cổng chánh. Một vài ngừơi trong đám ngồi xệp xuống đất, trốn tránh cái nóng buổi sáng bên cạnh bóng mát của dẫy nhà kho, tay cầm quạt đập phe phẩy.
Tôi đứng ở trên bờ, trứơc mũi tầu quan sát cảnh vật, trong lòng tự nhiên nổi lên một mối buồn man mác khi nhìn đám ngừơi lớn tuổi đi thăm thân nhân bị tù phương xa. Thương xót cho cảnh chia ly tù đầy mà họ đang chịu đựng, không quản ngại đường xá xa xôi, khó khăn đủ điều. Khỏang gần trưa, nước lớn lên cao. Lệnh từ đài chỉ huy ban ra nhiệm sở vận chuyển. Dây đỏi đựơc tháo ra và kéo về tầu. Tôi đứng ở sân mũi trông coi, kiểm soát việc kéo Ramp, đóng cửa, cài chốt cho được an tòan kỹ lưỡng.
Một chiếc tầu kéo remorqueur và một chiếc LCM pousseur đến phụ giúp vận chuyển, lôi chiến hạm ra giữa sông. Tầu trở đầu, mũi hướng hạ giòng, từ từ tăng máy, nhè nhẹ lứơt lên phía trưóc. Tầu chạy nứơc xuôi đang chảy ròng nên lợi thêm nhanh hơn 1 hải lý. Gió mát thổi lên từ bốn phía làm khoan khoái mọi ngừơi. Các dây đỏi lần lượt đựơc đặt vào kho, nhiệm sở vận chuyển chấm dứt, tôi từ từ di chuyển về hứơng đài chỉ huy. Nơi đây Hạm Trưởng đang ra lệnh miệng, chỉ huy hải hành trong sông.
Từ đài cao, nhìn lên bờ, xe cộ đủ loại di chuyển ngược xuôi. Có những tà áo xanh, đỏ ngồi yên sau xe Honda, Vespa chạy dọc bến Bạch Đằng, bộ hành lững thững di chuyển chậm rãi nhìn cảnh vật mà lòng tôi rung lên vui nhộn .
"Ôi SAIGON, hòn ngọc VIỄN ĐÔNG sao mà đẹp quá !!!
Tạm gĩa từ EM nhé !!! Hẹn ngày tái ngộ gặp lại sau chuyến công tác..”
Tầu nhẹ lướt trên mặt sông. Bên trong lòng tầu bình phẳng, vững như bàn thạch (ám chỉ chưa bị lắc lư con tầu đi), chỉ nghe bên tai tiếng ù ù nho nhỏ phát ra từ bên hông, nơi có "ống bô khói" của máy chính. Binh sĩ tìm mọi chỗ an toạ, anh ngồi, anh nằm, anh trèo lên hai bên thành tầu quan sát Súng ống của họ để bừa bãi, ngổn ngang bên cạnh ba-lô quân trang hay các thùng đạn. Đám dân thăm nuôi tù nhân, như còn đang bỡ ngỡ với cảnh vật lạ trong lòng tầu mà họ chưa bao giờ được thấy, e lệ nhút nhát đứng tụm lại với nhau, chưa tìm được chỗ tốt để ngả lưng.
Tầu qua Thương Cảng, nơi đây các tầu lớn, loại xuyên Đai Dương cột ở bến, đang nhả lên trời các cụm khói đen, cần câu di chuyển qua lại, bốc dỡ lên bến các kiện hàng palettes hay các lưới móc câu lên các bao bị gạo, bột mì nặng trĩu. Qua Nhà Bè với "ngã tẻ chia hai, ai về Gia Định, Đồng Nai thì về", các bồn chứa xăng khổng lồ sơn mầu trắng bạc, phản chiếu chói chan làm nhức mắt dưới ánh sáng mặt trời, được bao bọc xung quanh các hàng rào lưới và kẽm gai, chòi gác của lính phòng thủ ở các góc vươn lên cao, đề phòng VC xâm nhập phá hoại. Một tanker (tầu chở dầu) to lớn, sau khi đã bơm hết dầu, thân tầu nhẹ nổi bổng lên, phía sau lái để lộ ra chân vịt khổng lồ bằng đồng đang được quay với tốc độ thật chậm nhất. (Vì là loại tầu steam-turbine, nồi nước nóng áp lực chaudière phải luôn đốt nóng cho dù tầu không chạy lúc ở bến và luôn để giữ áp lực, nên hơi nứơc thừa ra vẩn phải dùng để hơ nóng các turbines quay trực tiếp ra chân vịt với tốc độ rất chậm không thể nào làm di chuyển con tầu được).
Tầu qua Pointe de FEU ROUGE ( trụ Đèn Đỏ), qua LES QUATRE BRAS, (NGÃ TƯ QUỐC TẾ) nơi đây là giao điểm rộng lớn của sông SAIGON và sông LÒNG TÀO, rồi tiếp trực chỉ ra cửa biển VŨNG TẦU (cap Saint JACQUES). Ngọn hải đăng sơn mầu trắng toát lần lần hiện rõ và to lớn ra, uy nghi chễm chệ ở trên đỉnh ngọn núi. Một vài ngọn sóng nhỏ bạc đầu đập nhẹ vào thân tầu gây những tiếng ầm ầm rì rào êm tai khi tầu đi qua vùng có nhiều đáy bắt cá, một phương tiện sinh nhai của cư dân địa phương.
Ra khỏi cửa bể khi trời xập tối, ngọn hải đăng quay đều đều vòng vòng, quét lên không trung chùm ánh sáng vàng vọt, chỉ dẫn làm điểm chuẩn dẫn đường ra vào cho các con tầu. Gió thổi mạnh từ bốn phía, tấm bố lớn làm mui che boong tầu (sân chiến xa) bay lên bay xuống, phát ra những âm thanh "phần phật"... Mọi ngừơi đều cảm thấy lành lạnh. Các bà mặc trong ngừơi hai ba lớp áo, nhưng cũng không đủ làm ấm tấm thân, đang run lảy bảy trên boong tầu. May mắn hôm đó biển êm (mer zéro), tầu chỉ hơi lắc lư nhè nhẹ khi đi qua các đợt sóng ngang ở cửa bể, ai nấy cũng cảm thấy hơi hơi say sóng, nhưng tất cả rồi cũng qua đi. Tầu bằng phẳng , không lắc lư trong suốt cuộc hải hành cho đến khi ủi bãi Côn Sơn.
Như linh cảm những nỗi khổ sở, lạnh lẽo của đám dân thăm nuôi, Hạm Trưởng Chỉ ra lệnh cho vài anh thủy thủ xuống boong, dẩn dắt tất cả các ông già, bà già và trẻ con xuống carré Sĩ Quan tạm nghỉ. Carré Sĩ Quan nằm ở dưới sân chiến xa, đường đi xuống quanh co, khúc khuỷu vì có nhiều cầu thang và dốc đứng, dễ bị té ngã nếu không quen hay sơ xuất. Hơi nóng bên trong làm họ tỉnh táo, bớt run lạnh. Lần lượt họ làm quen, chuyện trò thân mật, to nhỏ với nhau, lôi ra trong các giỏ mây đồ ăn, chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Tối hôm đó, anh lính bồi dọn cho Sĩ Quan món cơm dĩa, ăn tại phòng ngủ vì không có chỗ ngồi.
Sau cơm tối, tôi lân la ngồi gần lại đám thăm nuôi, gợi chuyện làm quen. Được một chị phu nữ, tuổi khỏang 30 tươi cười chào hỏi, đầu búi tóc củ hành phía sau, trông dáng chị gái quê, gái miệt "Đồng bằng sông CỬU LONG".
Tôi liền hỏi: "Chị đi thăm nuôi ai ?"
Chị nhà quê trả lời ngay: "Thăm chồng tôi !"
"Chồng chị bị bắt về tội gì? "
"Có tội gì đâu ! "MẤY ỔNG" bắt anh ấy chống ghe đi mua đồ dùm "MẤY ỔNG…” bị lính Quốc Gia bắt, đem ra tòa xử vì tội làm VC, tù 10 năm oan lắm ông ơi !!!”
"Anh ấy đi mua gì?"
"MẤY ỔNG" đưa tiền và bảo đi ra tỉnh mua nhiều thứ: dầu lửa, xăng , nhiều thuốc trụ sinh, thuốc bổ, sữa, v.v…mang về dọc đường bị lính Quốc Gia bắt, đồ bị tịch thâu hết, bị nhốt trên tỉnh BẾN TRE, gỉai ra tòa rồi bị đầy ra Côn Sơn. Đây là lần đầu tiên đi thăm chồng tôi đó, cực khổ quá ông ơi!!!”
"Sao anh ấy không từ chối mà lại đi làm cho việt cộng?”
"Từ chối không được, nếu từ chối "MẤY ỔNG" nói là không hợp tác với "Cách Mạng", tội nặng lắm, có thể bị giết chết !!!”
"Anh ấy có đi lính tráng gì không? "
"Lính cái gì? Mắt bị thong manh như muốn đui, xa mừơi thứơc không thấy gì, chỉ mờ mờ thôi. Được miễn quân dịch từ lâu rồi, ở nhà làm ruộng, giăng câu, cầu mong được ít gịa lúa sống quanh năm là mừng rồi.”
Chị liếc nhìn hai đứa con, một gái độ 5 tuổi, đứa trai độ 7 tuổi đang vui đùa giỡn chơi với nhau. Bỗng nhiên như có một nỗi nghẹn ngào nào đó tràn dâng trong tâm hồn, chị mếu máo như muốn khóc, tay với tấm khăn rằn ri quấn quanh cổ, đưa lên dụi lau mắt. Chị thổn thức:
"Mười năm lâu lắm ông ơi!.. ổng ra tù, thằng lớn này tới tuổi đi lính, không biết đi lính gì đây?..rồi sống chết ra sao???”
Tôi bèn hỏi: "Anh ấy bị bắt mấy lần rồi?"
"Đây là lần thứ hai, lần đầu cũng bị "MẤY ỔNG" bắt đi mua đồ, bị bắt, nhốt ở Tỉnh ba tháng rồi đựơc tha về nhà, không làm cho "MẤY ỔNG", không yên đâu!.. Mười năm lâu lắm ông ơi !...Như linh cảm đến tương lai đen tối sau khi thốt ra những lời trên, chị nấc to thành tiếng lớn, làm tôi cũng cảm động theo. Chị giơ tay lau nước mắt rồi tiếp:
"Oan lắm ông ơi !..việt cộng cái gì?.. đưa khẩu súng không biết bắn, mắt đui muốn lòi tròng ra, không thấy đừơng mà đánh giặc cái gì?...mà bảo là việt cộng?”
Tôi nhìn chị, đôi mắt long lanh ngấn lệ, mái tóc đen lánh cuốn gọn thành củ hành ở phía sau gáy. Tai đeo đôi bông cẩm thạch xanh tròn nhỏ, ở giữa có gắn cục thủy tinh gỉa kim cương đang long lánh, chớp chớp dưới ánh đèn mờ ảo của dẫy đèn ống gắn trên trần. Trông chị đẹp hẳn lên, đôi mắt long lanh ngấn lệ tăng thêm vẻ đẹp thôn dã của một gái quê mùa đặc thù miền đồng bằng sông CỬU LONG, gái miệt vừơn mà !!!...
Bên cạnh, một cụ già râu tóc bạc phơ, ngồi giơ chân kéo đầu gối lên gần mặt, tay cầm quạt ung dung phe phẩy như muốn xua đuổi đi cái nóng bức, ngộp không khí trong phòng. Ông lôi ra trong túi áo bà ba bằng lụa mầu mỡ gà một gói thuốc và hộp quẹt máy định châm lửa hút. Tôi liền nói ngay:
"Ông già ơi !..không đựơc hút thuốc ở đây, phòng nhỏ, ngộp, chật lắm, không đủ gió thở...” Cụ già bèn cất đi, nhét tất cả lại vào túi. Quay sang như để làm quen, tôi bèn hỏi: "Tía đi thăm ai?”
"Thằng cháu nội Trời đánh Thánh đâm, tía nó gửi lên Saigon ăn học, a dua với bạn bè du đãng, không học hành gì cả…oánh lộn oánh loạn rồi đâm chết ngừơi….bị đưa ra tòa vì tội ngộ sát,...5 năm tù !...”
"Nhà tía ở đâu?”.... ông già nhăn nhó trả lời với cái miệng móm, răng rụng gần hết. Cái cằm nhọn đưa ra lưa thưa một chòm râu mỏng, môi trên nhấp nháy vài ba cọng râu cá chốt lúc ông nói:
"Quê tôi ở Mỏ Cầy, tía nó nhà ở Mỹ Tho, chạy đò máy chở dừa và chuối lên Saigon, giao cho vựa ở cầu Ông Lãnh để bán. Tía nó cũng cực khổ lắm, làm ăn bị khó dễ mọi bề mà đồng tiền kiếm không bao nhiêu. Tiêu xài, đóng thuế cho "MẤY ỔNG", rốt cuộc chuyến đò đi 2,3 tuần lễ, về nhà tiền còn lại không đủ mua dầu cho chuyến sau! Cực khổ lắm ông ơi!”
Liếc nhìn đồng hồ trên từơng, gần 8 giờ tối rồi, tôi phải lên đài chỉ huy đi "quart" 4 tiếng cho đến nửa đêm. Tại đài chỉ huy cao chót vót, gió thổi mát lạnh làm tôi tỉnh táo, tinh thần sảng khoái làm tôi dễ chịu.
Nhìn sau phía lái, ngọn hải đăng Vũng Tầu đều đều, chậm chạp quay vòng vòng phóng ra những tia chớp sáng lóe trong đêm tối. Phía trứơc, mũi tầu đang lần lũi tiến lên trong bóng đen dầy đặc, tiếng sóng rì rào nhè nhẹ đập vào thân tầu, hai bên bửa ra những đợt sóng trắng, lấp lánh chớp chớp ánh sáng lân tinh của nứơc biển. Nhìn xuống khoang tầu, binh sĩ tổng số trên trăm ngừơi nằm chật cứng, chen chúc nhau bên cạnh ba-lô, súng ống, đang nằm ôm nhau trong thùng của 2 chiếc quân xa GMC, hay nằm bò càng dưới gầm xe. Hai chiếc quân xa đã được các dây xích và ridoirs xiềng cứng lại chắc chắn vào thân tầu.. Tôi thầm nghĩ: "lính bộ binh mà, cảnh màn Trời chiếu Đất, nằm gai nếm mật đối với họ ….chuyện nhỏ ….không đáng kể”.
Nhận phiên trực hải hành này, chiến hạm đi "phỏng định", xa bờ không có đối tượng định vị trí. Tốc độ 2 máy tiến 3/3,10 hải- lý/gìơ. Trên màn ảnh hùynh quang Radar không có écho nào hiện ra, chỉ một mầu trắng toát để lại sau lần cái kim quay hết một vòng trên màn ảnh. Công việc của tôi và các nhân viên giám lộ khác là đặt ống dòm thừơng xuyên theo dõi lộ trình con tầu và quan sát các vật lạ chung quanh. quá nửa đêm xuống ca, tôi mệt mỏi, trở về phòng tìm lại giấc ngủ. Qua phòng ăn SQ, thấy một vài bà còn đang xù xì nói chuyện với nhau, các người khác và con nít nằm lăn quay ngổn ngang chật cứng trên sàn, không có chỗ qua lại được. Tôi chợt nói: "Các bà chưa ngủ hả?”
Một bà trọng tuổi trả lời ngay: "Ở đây gì mà kỳ quá! có tiếng ù ù điếc con ráy bên tai, không ngủ được, nóng và ngộp gió quá !”
Tôi trả lời: "Cố mà ngủ đi mấy bà, lấy lại sức, ngày mai lên bờ còn đi thăm nuôi!”
Với tay tắt công tắc trên trần, chỉ để lại ngọn đèn đỏ lờ mờ sáng, tôi rảo bước về phòng, hy vọng mọi ngừơi đều dễ dàng, tự ru giấc ngủ.
Trời gần sáng, mọi ngừơi thức dậy. Cảnh ồn ào náo nhiệt nổi lên, mọi ngừơi đều đi về hứơng nhà vệ sinh, tìm lối thóat tống khứ các vật thừa trong cơ thể. Chiến hạm có nhà vệ sinh kiểu dã chiến ở sau lái, hở hang không có bửng che kín đáo. Nhưng thôi, ai cũng cần dùng để giải quyết cả không còn e lệ, mắc cở gì nữa, đối với các bà, các cô cũng vậy. Mặt trời lên cao, hải đăng Vũng Tầu đã biến mất từ lúc lâu ở cuối chân trời . Phía mũi tầu đã lờ mờ bóng dáng Côn Đảo, dẫy núi dần dần hiện rõ theo thời gian ở chân trời.
Còi nhiệm sở "ủi bãi" vang dậy, ai nấy hân hoan vì sắp được lên bờ. Mủi tầu va nhẹ, bị nâng lên khi chạm vào bãi ủi. Binh sĩ trên tầu reo mừng la lớn. Họ đã chuẩn bị tất cả từ lâu rồi. Cửa đổ bộ hạ xuống, đập vào mắt họ là hàng dừa và quang cảnh lạ lùng của đất Côn Sơn. Con nhà lính có khác, chỉ ít phút thôi, toàn Đại Đội đã gọn gàng tập hợp hàng lối trên bờ. Còn sót lại một vài anh lính già, có vợ con đùm đề, tay vác súng, tay ẵm con, đưa dắt vợ lên bờ. Các anh khác phụ giúp họ, xúm lại khiêng rương hòm, chăn màn, giường chiếu gồng gánh theo nhau lên bờ một cách gọn gàng. Một anh lính trong đám tỏ vẻ bất mãn, văng tiếng chửi đổng: "Đầy đi đảo đây ,...không biết bao gìơ trở về bờ ?...”
Khoang tầu trống rỗng, chỉ còn lại 2 chiếc quân xa vận tải đang được tháo gỡ xích ở cuối lái. Lác đác, lưa thưa vài ba đống lá chuối gói bánh tét, vỏ cam, vỏ chuối, hộp cá mòi không, vài chai rỗng nước ngọt, vài vỏ chai bia vứt bừa bãi bỏ lại sau khi đoàn quân ra đi, tặng phẩm họ để lại cho chiến hạm. Đám dân thăm nuôi như không có ai dẫn dắt, vẫn đứng im lặng, rụt rè tại một góc. Họ có vẻ nhút nhát lo sợ.
Một ngừơi giám thị trong bộ đồ ka-ki vàng, đầu đội bê-rê đen tiến vào cửa Ramp, tay cầm xấp giấy, ông giơ tay lên cao và hỏi: "Các ngừơi đi thăm nuôi có tên hết ở đây phải không?” Dứt lời, không có ai đáp lại cả. Ông ta lại tiếp:
"Tất cả mọi ngừơi theo tôi, tôi dắt lên nhà tạm trú, ở đó nghỉ ngơi rồi lần lượt đựơc gặp thăm nuôi.”
Cả đám dân lũ lượt, chậm chạp theo nhau, kẻ gồng, ngừơi gánh các đồ ăn và vật dụng thăm nuôi rời tầu. Chợt thấy chị đàn bà nhà quê và ông già mà tối hôm qua tôi nói chuyện, tôi giơ tay chào hỏi:
"Ít bữa nữa thăm nuôi xong, trở về tầu, tôi chở về nhà... đừng có ở lại đây luôn nhé!” Chị đàn bà nhà quê kia vui vẻ hớn hở trả lời: "Cho tui ở đây luôn cũng đựơc, tui ở với chồng tui mà!” Nghe câu nói đầy tình nghĩa vợ chồng làm tôi vui lây theo, hướng dõi mắt theo cho đến khi đám dân thăm nuôi khuất dần trên bờ...
Một công tác khác tầu phải làm là tiếp tế dầu cho đảo. Một tóan tù tạp dịch, từng ngừơi một, lăn các thùng phuy rỗng loại 200 lít và đặt xếp thứ tự ngay ngắn trên bãi cát, sẵn sàng chờ chiến hạm bơm đầy dầu. Cơ khí viên bắt ống chuyền dầu bơm đầy các thùng phuy. Đựơc biệt phái một chiếc xe Land Rover do một tài xế lái cũng là một tù nhân, chiến hạm được tòan quyền xử dụng trong thời gian ở bến.
Xe chở chúng tôi đi chơi nhiều nơi trên đảo. Đảo quá bé nhỏ, chạy chưa hết một buổi sáng mà đã đi thăm quan tất cả cảnh vật các nơi. Một phi trừơng nhỏ đựơc đặt tên là "Cỏ ống", có lẽ lấy tên một loại cỏ có thân trống rỗng ở giữa mọc đầy xung quanh phi trừơng. Chỉ có loại phi cơ nhỏ mới đáp xuống đựơc vì phi đạo rất ngắn . Chúng tôi đựơc đi xem coi các mộ đá, cỏ dại mọc cao không thể trông thấy mộ bia. Đó là mộ bia các danh nhân liệt sĩ chống Pháp, bị đi đầy và chết ở đây. Các ông Phan văn Hùm, Nguyễn an Ninh cũng đã bỏ tấm thân trở về với cát bụi tại chốn này. Có vài nhà vuông, cất bằng đá, nóc bằng trông giống như "lô cốt", họ gọi là "hầm gió", nơi đây dùng để các tù nhân trú ẩn trong khi lao động có gió mạnh hay bão thổi qua. Ty Canh Nông cũng có gửi chuyên viên và hột giống ra đảo, chỉ dẫn cách thức trồng trọt cây trái. Có nhiều dẫy đất trồng rau xanh thẵm, nhiều ruộng mía và bắp. Có cả trại heo, gà cung cấp thực phẩm cho tù nhân, Gần phía bãi ủi có "trại lứơi", bên trong chất chứa nhiều lứơi đánh cá để tù nhân khai thác, đem cá về nuôi nhau.
Một quy luật đựơc truyền lại từ thời Pháp Thuộc, vẫn còn đang được triệt để áp dụng cho đến bây giờ. Tù nhân lúc đi lao động, tay có cuốc xẻng, vật dụng bén nhọn kim khí, khi thấy nhân viên chính phủ, cảnh sát hay giám thị lại gần, mọi ngừơi phải bỏ tất cả dụng cụ trên xuống đất, đứng cách xa 5 mét, bỏ nón cúi đầu chào, chờ cho đến khi tất cả đi qua rồi mới tiếp tục làm việc. Đây là biện pháp phòng ngừa, sợ tù nhân ám hại mà thôi. Đảo có một tiệm bán đồ kỷ niệm, đa phần đều làm bằng đồi mồi như quạt tay, trâm cài tóc, kẹp dùng cho phụ nữ hay là ống điếu hút thuốc làm bằng rong biển không bao giờ cháy được khi hút. Một vài quán cóc bán hủ tiếu, cà phê, giải khát ẩn hiện dưới lùm dừa.
Thời gian thăm nuôi ba bốn ngày qua nhanh chóng. Một Đại Đội khác hoàn tất nhiệm vụ đang đựơc thay quân trở về đất liền. Quân nhân toán này liếng thoắng , vui vẻ, nghịch ngợm và có vẻ hơi ba gai, thỉnh thoảng nghe văng vẳng các tiếng chửi thề tục tiễu. Toán dân thăm nuôi ủ rũ, chậm chạp, lũ lượt kéo nhau về tầu. Quang gánh, rổ, giỏ của họ trống trơn, cạn hết không còn gì cả. Nhiều ngừơi quay về mà mặt hãy còn nhìn lại bờ như đang luyến tiếc, nhớ thương kẻ ở lại. Toán tù nhân đựoc giám thị và lính gác chặn giữ từ xa, không cho lại gần tầu.
Ba tiếng còi ngắn (chữ S: ù ù ù) vang lên trong thinh không đang yên lặng như xé ruột gan kẻ ở lại và người ra đi. Tầu từ từ kéo neo lái, chạy lùi trở đầu...rời xa bãi ủi. Ôi cảnh chia ly sao não nùng, thê lương như vậy! Một vài chị đàn bà lấy khăn rằn ri che mặt, lau mắt, các người khác giơ cao tay vẫy, đứng chật hai bên hông tầu làm tôi nhớ lại câu thơ cổ hay ca dao:
"Con cò lặn lội bờ sông.!.............
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.”
Thương thay cho phụ nữ Việt Nam thủ tiết thờ chồng trong những lúc thời gian xa vắng lâu dài.
Trời cũng chiều lòng ngừơi, biển cũng thật êm trong chuyến về. Tuy nhiên chiến hạm chật chội, kém tiện nghi mọi bề mà không ai phàn nàn oán trách, có ngừơi cảm thấy thỏa mãn, an ủi trong chuyến đi này.
Đảo Côn Sơn mất dần trong tầm nhìn, núi Vũng Tầu mờ mờ hiện ra, đất liền đã đến rồi. Nhẹ nhàng tầu lướt nhẹ qua phao hiệu "London Maru", hải tiêu đầu tiên để vào cửa Vũng Tầu. Tầu lần lượt tiến vào sông Lòng Tảo, qua khu rậm rạp cây cối của "Rừng Sát", rồi Nhà Bè, Thương Cảng, và cuối cùng, tòa nhà sơn trắng toát của Bộ Tư Lệnh Hải Quân hiện ra bên tay trái chiến hạm.
Kỳ này tầu được cặp cầu C, ngay tại góc cua quẹo của Hải Quân Công Xưởng và bến Bạch Đằng. Một đoàn quân xa đậu hàng một sẵn sàng ở bên kia đường để đón Đ/Đ Địa Phương Quân hoàn tất nhiệm vụ trở về. Toán dân thăm nuôi chậm chạp , bước từng bứơc một xuống bờ bởi một cái cầu thang đặt kế sát bên thành tầu, cao hơn đầu người. Tôi không biết tâm trạng bên trong của các ông già, các bà trọng tuổi, cô thôn nữ, gái quê "miệt vzừơng" thôn dã của miền đồng bằng sông Cửu Long và các em bé trai, gái nghĩ gì, ra sao sau chuyến thăm nuôi Côn Đảo này.
Sau ngày 30/04/75, tôi cũng bị đi học tập cải tạo, bị đi đầy tận cùng biên giới, nơi có "muỗi thổi như sáo kêu, đỉa lội như bánh canh", chốn U-Minh thượng Rạch Gía, kinh làng thứ 7. Vợ con tôi đã phải chịu bao gian nan, vựơt đèo, lội sông, lội ruộng bằng mọi phương tiện tự túc, tốn kém không biết bao nhiêu tiền của, rất nguy hiểm cho tính mạng để đựơc thăm nuôi chồng trong một thời gian giới hạn thật ngắn. Còn những vị phu nhân của giới mà bọn việt cộng gọi là Ngụy Quân, Ngụy Quyền bị đi đầy tận miền Thượng Du Bắc Việt, nơi có cái danh xưng nghe rợn đến tận mình như Cổng Trời , Hoàng Liên Sơn, Suối Máu v.v…..mỗi lần đựơc phép đi thăm chồng, cha, con, những người mà bị bọn việt cộng cầm tù, đã phải chịu đựng bao gian khổ, nhục nhã, mất phẩm giá con ngừơi, hành hạ bởi bọn cai tù (quản giáo), có lẽ tôi không cần phải diễn tả lại đây.
Xin các quý vị đó hãy làm một cuộc so sánh giữa hai chế độ nhân bản của Việt Nam Cộng Hòa và chế độ vô nhân đạo, dã man khát máu của bọn CSVN . Hải Quân VNCH đựơc vinh dự thừơng xuyên chở thân nhân của "tù cộng sản" đi thăm nuôi tại Côn Đảo hay Phú Quốc, cung cấp phương tiện chu đáo, an toàn và ân nghĩa cho mọi người thân của tù nhân.
Chí Hợi
(Mùa hè Australia 2007)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chuyến công tác không tên số "1"

(Để tưởng nhớ hương hồn cố Hải Quân Đại úy Trần văn Chỉ, một cấp chỉ huy luôn được thuộc hạ quý mến, đã yểu mệnh vì bệnh hoại huyết (ung thư máu) trong sự nhớ thương của mọi người).

(Để tưởng nhớ hương hồn cố Hải Quân Đại úy Trần văn Chỉ, một cấp chỉ huy luôn được thuộc hạ quý mến, đã yểu mệnh vì bệnh hoại huyết (ung thư máu) trong sự nhớ thương của mọi người).
Khoảng đầu năm 1967, theo đúng chương trình tu bổ, HQ 10, hộ tống hạm Nhật Tảo (tên cũ là : Ex. USS Serene…MSF 300) được vào đại kỳ sau chuyến tuần duyên vùng 4 vịnh Thái Lan hoàn tất. Đây là lần đại kỳ đầu tiên sau khi được lãnh ở Mỹ về . Tất cả nhân viên chiến hạm vui mừng vì được ở bờ ít ra là ba tháng, sẽ có nhiều dịp để du hí hay thăm gia đình. Đó cũng được coi như một phần thưởng để bù đắp lại những năm tháng lênh đênh trên mặt đại dương.
Là Sĩ Quan Trọng Pháo, tôi chịu trách nhiệm kiểm kê các loại đạn tất cả súng lớn nhỏ và chất nổ (depth charges chống tầu ngầm), làm bảng tổng kết, rồi sau đó xin xe GMC và tạp dịch (Lính tân binh thuộc trại Bạch Đằng II) chở đạn về kho Quân Cụ thuộc Bộ Binh ở Gò Vấp để nhờ giữ hộ. Chung quy cũng chỉ vì lý do an toàn mà thôi. Ban Cơ Khí cũng vậy, dầu nhớt và các chất cháy đều đựơc bơm xuống xà lan để được mang đi. Các chất nổ và cháy đều không còn ở chiến hạm nữa.
Toán thợ nguội (thợ sắt) của Hải Quân Công Xưởng xuống tầu, mang theo nhiều chai gió đá, vài đàng dây ống ny-lông, mỏ hàn xì cắt thép v.v... Họ cắt ở sân sau lái một khoảnh độ 1mét vuông, chỗ gần dàn "depth charge launcher" làm xấu cả cái mặt bằng phẳng của sân sau, Sau này tôi mới hiểu, họ khoét lỗ như vậy là để kéo một vài động cơ ở hầm máy lên, đem về xưởng sửa chữa hay tân trang. Một điều mà tôi tự hỏi và không đươc trả lời thỏa mãn…không biết lý do tại sao khi kỹ sư vẽ kiểu chiến hạm này, họ không dư phòng các lỗ thoát (engine hatch) để có thể chuyển các máy phát điện, động cơ phụ đem ra khỏi tầu sửa chữa.
Tôi đang bận rộn cùng với anh Trung Sĩ Trọng Pháo phụ tá kiểm kê đạn, một anh Vô Tuyến Viên đi tới, đưa ra cho tôi xem một xấp công điện đã được Hạm Trưởng ký khán duyệt. Hơi ngạc nhiên và đi đến sửng sốt, đó là lệnh Thuyên Chuyển tôi qua HQ 404, Hải Vận Hạm Hương Giang (tên cũ là: Ex: USS Ocean Side LSM 175). Giấc mơ được ở bờ ba tháng trong dịp tầu đại kỳ tan ra theo mây gió. Tôi buồn rầu, lững thững đi vào bên trong, tìm gặp lại Hạm Trưởng, lúc đó là Hải Quân Đại Úy Nguyễn Địch Hùng, cựu giáo sư Hàng Hải và Vật Lý của chúng tôi tại trường SQ Hải Quân Nha Trang. Ông chẳng nói gì cả, chỉ bảo tôi chuẩn bị thuyên chuyển qua đơn vị mới, khi tầu về đến Saigon.
HQ 404 về bến, ủi bãi ngay bên hông cửa ụ lớn. Một buổi sáng, tôi chuẩn bị sac marin, valise dọn đến ở đơn vị mới. Hạm Trưởng là ông Trần văn Chỉ, Hạm Phó là ông Liên Phong, lúc đó là Trung Úy. Vị Hạm Phó này có nickname là: "Dome Antenna RADAR SO-8". Đó là một loại RADAR cổ lỗ sĩ, chế tạo hồi thế chiến thứ 2, sau này các chiến hạm đều được tân trang lại bằng Radar SPR-21 tối tân hơn. RADAR SO-8 có antenne phát sóng to lớn, hình cái dome giống như cái nón sắt khổng lồ, nằm chiễm chệ cao chót vót trên ngọn cột tầu, trông kỳ dị lạ lùng.
Anh Liêm Phong cũng được các bạn qúy mến, "coi mặt đặt tên" thật đúng phóc không sai một ly nào cả, tại vì anh phải đặt order nón tại tiệm Thích Phú ở bên cạnh BTL/HQ, đối diện công trừơng Mê Linh cũ, nay là tượng Đức Thành Trần, một cái nón casquette lọai Extra Large, ngọai size lọai thông thừơng. Viết đến đây, xin qúy bạn ngừng ít giây để tửơng niệm hai vị huynh trửơng đáng mến đã quá cố.
Tại Carré Sĩ Quan, tôi định nói với Hạm Phó, sẽ thay tiểu lễ trắng vào trình diện Hạm Trưởng nhưng anh Liêm Phong, với giọng Huế rặt, thân mật nói với tôi: "Mày không cần thay đồ trắng, mặc vậy tao dắt vào trình diện Hạm Trưởng." Sau này, tôi mới biết Hạm Trưởng là vị SQ mà tất cả thuộc cấp đều qúy mến. Ông lại nêu gương tốt "Hiếu Học". Ông học hàm thụ tại Đai Học Luật, mang cours về tầu "GẠO", và đang chuẩn bị thi Cao Học. Dạo đó, quân phục HQ được phát thêm quần áo xanh mầu "Cứt Ngựa" giống y như Bộ Binh, trông xa có thể tửơng lầm nếu không nhìn kỹ lon cấp bậc và hàng chữ HQVN ở trên nắp túi áo sơ- mi. Quân phục tiểu lễ trắng ít khi mặc cho dù phải trực gác lúc tầu ở bến (tình trạng tác chiến mà).
Được biết chuyến công tác sắp tới là Côn Sơn. Cả chiến hạm vui mừng vì nhiều ngừơi chưa đựơc dịp đi đến , riêng tôi cũng vậy. Thủy thủ đoàn chuyền miệng, mách nhau kiếm tiền còm thêm tiêu vặt bằng cách chở ra " rựơu đế". Đó là món hàng tuyệt đối cấm ở Côn Sơn, nhưng luật vẫn là luật, vẫn có những kẽ hở để hàng cấm có thể lọt qua. Các thùng thiếc đựng dầu lửa, dung tích 20 lít ngụy trang để chứa rựơu đế được chất chứa dấu hai bên hầm tầu, lối hành lang đi ra phía sau lái, rồi đựơc che đậy lại bằng một lớp bố. Hạm Trưởng và ban An Ninh chiến hạm biết hết nhưng cũng làm lơ, vì đó là chuyện lẻ tẻ, nhỏ nhoi không đáng kể.
Một buổi sáng, sau lễ thượng kỳ một lúc, có đoàn xe vận tải Quân Đội chở một Đại Đội Địa Phương Quân tới. Đoàn xe đậu hàng dài bên phía xưởng Động Cơ, binh sĩ súng ống, nai nịt băng đạn đầy ngừơi vội vàng nhẩy xuống, có anh dắt díu vợ con đùm đề đi theo. Vì đây là tóan lính canh gác phòng thủ, không phải loại tác chiến, vũ khí của họ toàn loại súng nhỏ cá nhân mà thôi, không có các lọai súng nặng cộng đồng. Các tiếng ồn ào, náo nhiệt nổi lên, gọi nhau ơi ới trước cửa đổ bộ của chiến hạm. Một sĩ quan vội bứơc lên tầu và được lính gác dẫn vào phòng ăn gặp Hạm Trưởng. Một lúc sau, ông này trở ra, giơ tay lên cao ngoắc ra hiệu cho lính Địa Phương Quân lần lượt mang hành trang, dụng cụ xuống tầu. Các anh lính độc thân nhìn có vẻ liếng thoắng, nhanh nhẹn, vui mừng hớn hở, nói năng hoạt bát. Các anh lính già đem theo vợ con, tay ẵm, tay bế, tay bồng trông có vẻ bận bịu chuyện gia đình, di chuyển nặng nhọc các đồ gia dụng như bàn ghế, tủ giường, nồi niêu son chảo đã cột xếp gọn thành bó, đựơc một vài đồng bạn phụ giúp, khệ nệ nặng nhọc lần lượt khuân vác hết xuống tầu.
Một lúc lâu sau, từ phía cổng chánh của HQCX, đang đi dần tới một tóan khỏang gần 30 người gồm đa phần là bà già, các bà đã trọng tuổi, một ít trẻ con 5-10 tuổi, một vài ông lão nhà quê. Tay họ xách giỏ, bị đầy đồ bên trong, có người quẩy đòn gánh nặng nề lắc lư qua lại hai bên, trông có vẻ mệt nhọc. Dẫn đầu là anh lính gác An Ninh thuộc toán canh phòng, sau một vài câu xã giao chào hỏi tại cửa RAMP đổ bộ, anh này cho biết tóan này là thân nhân các can phạm đang thọ án tại Côn Sơn. Họ đã được cấp phép đi thăm tù nhân và phương tiện di chuyển của HQ. Các giỏ, bị , quang gánh đã được khám xét kỹ lữơng tại cổng chánh. Một vài ngừơi trong đám ngồi xệp xuống đất, trốn tránh cái nóng buổi sáng bên cạnh bóng mát của dẫy nhà kho, tay cầm quạt đập phe phẩy.
Tôi đứng ở trên bờ, trứơc mũi tầu quan sát cảnh vật, trong lòng tự nhiên nổi lên một mối buồn man mác khi nhìn đám ngừơi lớn tuổi đi thăm thân nhân bị tù phương xa. Thương xót cho cảnh chia ly tù đầy mà họ đang chịu đựng, không quản ngại đường xá xa xôi, khó khăn đủ điều. Khỏang gần trưa, nước lớn lên cao. Lệnh từ đài chỉ huy ban ra nhiệm sở vận chuyển. Dây đỏi đựơc tháo ra và kéo về tầu. Tôi đứng ở sân mũi trông coi, kiểm soát việc kéo Ramp, đóng cửa, cài chốt cho được an tòan kỹ lưỡng.
Một chiếc tầu kéo remorqueur và một chiếc LCM pousseur đến phụ giúp vận chuyển, lôi chiến hạm ra giữa sông. Tầu trở đầu, mũi hướng hạ giòng, từ từ tăng máy, nhè nhẹ lứơt lên phía trưóc. Tầu chạy nứơc xuôi đang chảy ròng nên lợi thêm nhanh hơn 1 hải lý. Gió mát thổi lên từ bốn phía làm khoan khoái mọi ngừơi. Các dây đỏi lần lượt đựơc đặt vào kho, nhiệm sở vận chuyển chấm dứt, tôi từ từ di chuyển về hứơng đài chỉ huy. Nơi đây Hạm Trưởng đang ra lệnh miệng, chỉ huy hải hành trong sông.
Từ đài cao, nhìn lên bờ, xe cộ đủ loại di chuyển ngược xuôi. Có những tà áo xanh, đỏ ngồi yên sau xe Honda, Vespa chạy dọc bến Bạch Đằng, bộ hành lững thững di chuyển chậm rãi nhìn cảnh vật mà lòng tôi rung lên vui nhộn .
"Ôi SAIGON, hòn ngọc VIỄN ĐÔNG sao mà đẹp quá !!!
Tạm gĩa từ EM nhé !!! Hẹn ngày tái ngộ gặp lại sau chuyến công tác..”
Tầu nhẹ lướt trên mặt sông. Bên trong lòng tầu bình phẳng, vững như bàn thạch (ám chỉ chưa bị lắc lư con tầu đi), chỉ nghe bên tai tiếng ù ù nho nhỏ phát ra từ bên hông, nơi có "ống bô khói" của máy chính. Binh sĩ tìm mọi chỗ an toạ, anh ngồi, anh nằm, anh trèo lên hai bên thành tầu quan sát Súng ống của họ để bừa bãi, ngổn ngang bên cạnh ba-lô quân trang hay các thùng đạn. Đám dân thăm nuôi tù nhân, như còn đang bỡ ngỡ với cảnh vật lạ trong lòng tầu mà họ chưa bao giờ được thấy, e lệ nhút nhát đứng tụm lại với nhau, chưa tìm được chỗ tốt để ngả lưng.
Tầu qua Thương Cảng, nơi đây các tầu lớn, loại xuyên Đai Dương cột ở bến, đang nhả lên trời các cụm khói đen, cần câu di chuyển qua lại, bốc dỡ lên bến các kiện hàng palettes hay các lưới móc câu lên các bao bị gạo, bột mì nặng trĩu. Qua Nhà Bè với "ngã tẻ chia hai, ai về Gia Định, Đồng Nai thì về", các bồn chứa xăng khổng lồ sơn mầu trắng bạc, phản chiếu chói chan làm nhức mắt dưới ánh sáng mặt trời, được bao bọc xung quanh các hàng rào lưới và kẽm gai, chòi gác của lính phòng thủ ở các góc vươn lên cao, đề phòng VC xâm nhập phá hoại. Một tanker (tầu chở dầu) to lớn, sau khi đã bơm hết dầu, thân tầu nhẹ nổi bổng lên, phía sau lái để lộ ra chân vịt khổng lồ bằng đồng đang được quay với tốc độ thật chậm nhất. (Vì là loại tầu steam-turbine, nồi nước nóng áp lực chaudière phải luôn đốt nóng cho dù tầu không chạy lúc ở bến và luôn để giữ áp lực, nên hơi nứơc thừa ra vẩn phải dùng để hơ nóng các turbines quay trực tiếp ra chân vịt với tốc độ rất chậm không thể nào làm di chuyển con tầu được).
Tầu qua Pointe de FEU ROUGE ( trụ Đèn Đỏ), qua LES QUATRE BRAS, (NGÃ TƯ QUỐC TẾ) nơi đây là giao điểm rộng lớn của sông SAIGON và sông LÒNG TÀO, rồi tiếp trực chỉ ra cửa biển VŨNG TẦU (cap Saint JACQUES). Ngọn hải đăng sơn mầu trắng toát lần lần hiện rõ và to lớn ra, uy nghi chễm chệ ở trên đỉnh ngọn núi. Một vài ngọn sóng nhỏ bạc đầu đập nhẹ vào thân tầu gây những tiếng ầm ầm rì rào êm tai khi tầu đi qua vùng có nhiều đáy bắt cá, một phương tiện sinh nhai của cư dân địa phương.
Ra khỏi cửa bể khi trời xập tối, ngọn hải đăng quay đều đều vòng vòng, quét lên không trung chùm ánh sáng vàng vọt, chỉ dẫn làm điểm chuẩn dẫn đường ra vào cho các con tầu. Gió thổi mạnh từ bốn phía, tấm bố lớn làm mui che boong tầu (sân chiến xa) bay lên bay xuống, phát ra những âm thanh "phần phật"... Mọi ngừơi đều cảm thấy lành lạnh. Các bà mặc trong ngừơi hai ba lớp áo, nhưng cũng không đủ làm ấm tấm thân, đang run lảy bảy trên boong tầu. May mắn hôm đó biển êm (mer zéro), tầu chỉ hơi lắc lư nhè nhẹ khi đi qua các đợt sóng ngang ở cửa bể, ai nấy cũng cảm thấy hơi hơi say sóng, nhưng tất cả rồi cũng qua đi. Tầu bằng phẳng , không lắc lư trong suốt cuộc hải hành cho đến khi ủi bãi Côn Sơn.
Như linh cảm những nỗi khổ sở, lạnh lẽo của đám dân thăm nuôi, Hạm Trưởng Chỉ ra lệnh cho vài anh thủy thủ xuống boong, dẩn dắt tất cả các ông già, bà già và trẻ con xuống carré Sĩ Quan tạm nghỉ. Carré Sĩ Quan nằm ở dưới sân chiến xa, đường đi xuống quanh co, khúc khuỷu vì có nhiều cầu thang và dốc đứng, dễ bị té ngã nếu không quen hay sơ xuất. Hơi nóng bên trong làm họ tỉnh táo, bớt run lạnh. Lần lượt họ làm quen, chuyện trò thân mật, to nhỏ với nhau, lôi ra trong các giỏ mây đồ ăn, chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Tối hôm đó, anh lính bồi dọn cho Sĩ Quan món cơm dĩa, ăn tại phòng ngủ vì không có chỗ ngồi.
Sau cơm tối, tôi lân la ngồi gần lại đám thăm nuôi, gợi chuyện làm quen. Được một chị phu nữ, tuổi khỏang 30 tươi cười chào hỏi, đầu búi tóc củ hành phía sau, trông dáng chị gái quê, gái miệt "Đồng bằng sông CỬU LONG".
Tôi liền hỏi: "Chị đi thăm nuôi ai ?"
Chị nhà quê trả lời ngay: "Thăm chồng tôi !"
"Chồng chị bị bắt về tội gì? "
"Có tội gì đâu ! "MẤY ỔNG" bắt anh ấy chống ghe đi mua đồ dùm "MẤY ỔNG…” bị lính Quốc Gia bắt, đem ra tòa xử vì tội làm VC, tù 10 năm oan lắm ông ơi !!!”
"Anh ấy đi mua gì?"
"MẤY ỔNG" đưa tiền và bảo đi ra tỉnh mua nhiều thứ: dầu lửa, xăng , nhiều thuốc trụ sinh, thuốc bổ, sữa, v.v…mang về dọc đường bị lính Quốc Gia bắt, đồ bị tịch thâu hết, bị nhốt trên tỉnh BẾN TRE, gỉai ra tòa rồi bị đầy ra Côn Sơn. Đây là lần đầu tiên đi thăm chồng tôi đó, cực khổ quá ông ơi!!!”
"Sao anh ấy không từ chối mà lại đi làm cho việt cộng?”
"Từ chối không được, nếu từ chối "MẤY ỔNG" nói là không hợp tác với "Cách Mạng", tội nặng lắm, có thể bị giết chết !!!”
"Anh ấy có đi lính tráng gì không? "
"Lính cái gì? Mắt bị thong manh như muốn đui, xa mừơi thứơc không thấy gì, chỉ mờ mờ thôi. Được miễn quân dịch từ lâu rồi, ở nhà làm ruộng, giăng câu, cầu mong được ít gịa lúa sống quanh năm là mừng rồi.”
Chị liếc nhìn hai đứa con, một gái độ 5 tuổi, đứa trai độ 7 tuổi đang vui đùa giỡn chơi với nhau. Bỗng nhiên như có một nỗi nghẹn ngào nào đó tràn dâng trong tâm hồn, chị mếu máo như muốn khóc, tay với tấm khăn rằn ri quấn quanh cổ, đưa lên dụi lau mắt. Chị thổn thức:
"Mười năm lâu lắm ông ơi!.. ổng ra tù, thằng lớn này tới tuổi đi lính, không biết đi lính gì đây?..rồi sống chết ra sao???”
Tôi bèn hỏi: "Anh ấy bị bắt mấy lần rồi?"
"Đây là lần thứ hai, lần đầu cũng bị "MẤY ỔNG" bắt đi mua đồ, bị bắt, nhốt ở Tỉnh ba tháng rồi đựơc tha về nhà, không làm cho "MẤY ỔNG", không yên đâu!.. Mười năm lâu lắm ông ơi !...Như linh cảm đến tương lai đen tối sau khi thốt ra những lời trên, chị nấc to thành tiếng lớn, làm tôi cũng cảm động theo. Chị giơ tay lau nước mắt rồi tiếp:
"Oan lắm ông ơi !..việt cộng cái gì?.. đưa khẩu súng không biết bắn, mắt đui muốn lòi tròng ra, không thấy đừơng mà đánh giặc cái gì?...mà bảo là việt cộng?”
Tôi nhìn chị, đôi mắt long lanh ngấn lệ, mái tóc đen lánh cuốn gọn thành củ hành ở phía sau gáy. Tai đeo đôi bông cẩm thạch xanh tròn nhỏ, ở giữa có gắn cục thủy tinh gỉa kim cương đang long lánh, chớp chớp dưới ánh đèn mờ ảo của dẫy đèn ống gắn trên trần. Trông chị đẹp hẳn lên, đôi mắt long lanh ngấn lệ tăng thêm vẻ đẹp thôn dã của một gái quê mùa đặc thù miền đồng bằng sông CỬU LONG, gái miệt vừơn mà !!!...
Bên cạnh, một cụ già râu tóc bạc phơ, ngồi giơ chân kéo đầu gối lên gần mặt, tay cầm quạt ung dung phe phẩy như muốn xua đuổi đi cái nóng bức, ngộp không khí trong phòng. Ông lôi ra trong túi áo bà ba bằng lụa mầu mỡ gà một gói thuốc và hộp quẹt máy định châm lửa hút. Tôi liền nói ngay:
"Ông già ơi !..không đựơc hút thuốc ở đây, phòng nhỏ, ngộp, chật lắm, không đủ gió thở...” Cụ già bèn cất đi, nhét tất cả lại vào túi. Quay sang như để làm quen, tôi bèn hỏi: "Tía đi thăm ai?”
"Thằng cháu nội Trời đánh Thánh đâm, tía nó gửi lên Saigon ăn học, a dua với bạn bè du đãng, không học hành gì cả…oánh lộn oánh loạn rồi đâm chết ngừơi….bị đưa ra tòa vì tội ngộ sát,...5 năm tù !...”
"Nhà tía ở đâu?”.... ông già nhăn nhó trả lời với cái miệng móm, răng rụng gần hết. Cái cằm nhọn đưa ra lưa thưa một chòm râu mỏng, môi trên nhấp nháy vài ba cọng râu cá chốt lúc ông nói:
"Quê tôi ở Mỏ Cầy, tía nó nhà ở Mỹ Tho, chạy đò máy chở dừa và chuối lên Saigon, giao cho vựa ở cầu Ông Lãnh để bán. Tía nó cũng cực khổ lắm, làm ăn bị khó dễ mọi bề mà đồng tiền kiếm không bao nhiêu. Tiêu xài, đóng thuế cho "MẤY ỔNG", rốt cuộc chuyến đò đi 2,3 tuần lễ, về nhà tiền còn lại không đủ mua dầu cho chuyến sau! Cực khổ lắm ông ơi!”
Liếc nhìn đồng hồ trên từơng, gần 8 giờ tối rồi, tôi phải lên đài chỉ huy đi "quart" 4 tiếng cho đến nửa đêm. Tại đài chỉ huy cao chót vót, gió thổi mát lạnh làm tôi tỉnh táo, tinh thần sảng khoái làm tôi dễ chịu.
Nhìn sau phía lái, ngọn hải đăng Vũng Tầu đều đều, chậm chạp quay vòng vòng phóng ra những tia chớp sáng lóe trong đêm tối. Phía trứơc, mũi tầu đang lần lũi tiến lên trong bóng đen dầy đặc, tiếng sóng rì rào nhè nhẹ đập vào thân tầu, hai bên bửa ra những đợt sóng trắng, lấp lánh chớp chớp ánh sáng lân tinh của nứơc biển. Nhìn xuống khoang tầu, binh sĩ tổng số trên trăm ngừơi nằm chật cứng, chen chúc nhau bên cạnh ba-lô, súng ống, đang nằm ôm nhau trong thùng của 2 chiếc quân xa GMC, hay nằm bò càng dưới gầm xe. Hai chiếc quân xa đã được các dây xích và ridoirs xiềng cứng lại chắc chắn vào thân tầu.. Tôi thầm nghĩ: "lính bộ binh mà, cảnh màn Trời chiếu Đất, nằm gai nếm mật đối với họ ….chuyện nhỏ ….không đáng kể”.
Nhận phiên trực hải hành này, chiến hạm đi "phỏng định", xa bờ không có đối tượng định vị trí. Tốc độ 2 máy tiến 3/3,10 hải- lý/gìơ. Trên màn ảnh hùynh quang Radar không có écho nào hiện ra, chỉ một mầu trắng toát để lại sau lần cái kim quay hết một vòng trên màn ảnh. Công việc của tôi và các nhân viên giám lộ khác là đặt ống dòm thừơng xuyên theo dõi lộ trình con tầu và quan sát các vật lạ chung quanh. quá nửa đêm xuống ca, tôi mệt mỏi, trở về phòng tìm lại giấc ngủ. Qua phòng ăn SQ, thấy một vài bà còn đang xù xì nói chuyện với nhau, các người khác và con nít nằm lăn quay ngổn ngang chật cứng trên sàn, không có chỗ qua lại được. Tôi chợt nói: "Các bà chưa ngủ hả?”
Một bà trọng tuổi trả lời ngay: "Ở đây gì mà kỳ quá! có tiếng ù ù điếc con ráy bên tai, không ngủ được, nóng và ngộp gió quá !”
Tôi trả lời: "Cố mà ngủ đi mấy bà, lấy lại sức, ngày mai lên bờ còn đi thăm nuôi!”
Với tay tắt công tắc trên trần, chỉ để lại ngọn đèn đỏ lờ mờ sáng, tôi rảo bước về phòng, hy vọng mọi ngừơi đều dễ dàng, tự ru giấc ngủ.
Trời gần sáng, mọi ngừơi thức dậy. Cảnh ồn ào náo nhiệt nổi lên, mọi ngừơi đều đi về hứơng nhà vệ sinh, tìm lối thóat tống khứ các vật thừa trong cơ thể. Chiến hạm có nhà vệ sinh kiểu dã chiến ở sau lái, hở hang không có bửng che kín đáo. Nhưng thôi, ai cũng cần dùng để giải quyết cả không còn e lệ, mắc cở gì nữa, đối với các bà, các cô cũng vậy. Mặt trời lên cao, hải đăng Vũng Tầu đã biến mất từ lúc lâu ở cuối chân trời . Phía mũi tầu đã lờ mờ bóng dáng Côn Đảo, dẫy núi dần dần hiện rõ theo thời gian ở chân trời.
Còi nhiệm sở "ủi bãi" vang dậy, ai nấy hân hoan vì sắp được lên bờ. Mủi tầu va nhẹ, bị nâng lên khi chạm vào bãi ủi. Binh sĩ trên tầu reo mừng la lớn. Họ đã chuẩn bị tất cả từ lâu rồi. Cửa đổ bộ hạ xuống, đập vào mắt họ là hàng dừa và quang cảnh lạ lùng của đất Côn Sơn. Con nhà lính có khác, chỉ ít phút thôi, toàn Đại Đội đã gọn gàng tập hợp hàng lối trên bờ. Còn sót lại một vài anh lính già, có vợ con đùm đề, tay vác súng, tay ẵm con, đưa dắt vợ lên bờ. Các anh khác phụ giúp họ, xúm lại khiêng rương hòm, chăn màn, giường chiếu gồng gánh theo nhau lên bờ một cách gọn gàng. Một anh lính trong đám tỏ vẻ bất mãn, văng tiếng chửi đổng: "Đầy đi đảo đây ,...không biết bao gìơ trở về bờ ?...”
Khoang tầu trống rỗng, chỉ còn lại 2 chiếc quân xa vận tải đang được tháo gỡ xích ở cuối lái. Lác đác, lưa thưa vài ba đống lá chuối gói bánh tét, vỏ cam, vỏ chuối, hộp cá mòi không, vài chai rỗng nước ngọt, vài vỏ chai bia vứt bừa bãi bỏ lại sau khi đoàn quân ra đi, tặng phẩm họ để lại cho chiến hạm. Đám dân thăm nuôi như không có ai dẫn dắt, vẫn đứng im lặng, rụt rè tại một góc. Họ có vẻ nhút nhát lo sợ.
Một ngừơi giám thị trong bộ đồ ka-ki vàng, đầu đội bê-rê đen tiến vào cửa Ramp, tay cầm xấp giấy, ông giơ tay lên cao và hỏi: "Các ngừơi đi thăm nuôi có tên hết ở đây phải không?” Dứt lời, không có ai đáp lại cả. Ông ta lại tiếp:
"Tất cả mọi ngừơi theo tôi, tôi dắt lên nhà tạm trú, ở đó nghỉ ngơi rồi lần lượt đựơc gặp thăm nuôi.”
Cả đám dân lũ lượt, chậm chạp theo nhau, kẻ gồng, ngừơi gánh các đồ ăn và vật dụng thăm nuôi rời tầu. Chợt thấy chị đàn bà nhà quê và ông già mà tối hôm qua tôi nói chuyện, tôi giơ tay chào hỏi:
"Ít bữa nữa thăm nuôi xong, trở về tầu, tôi chở về nhà... đừng có ở lại đây luôn nhé!” Chị đàn bà nhà quê kia vui vẻ hớn hở trả lời: "Cho tui ở đây luôn cũng đựơc, tui ở với chồng tui mà!” Nghe câu nói đầy tình nghĩa vợ chồng làm tôi vui lây theo, hướng dõi mắt theo cho đến khi đám dân thăm nuôi khuất dần trên bờ...
Một công tác khác tầu phải làm là tiếp tế dầu cho đảo. Một tóan tù tạp dịch, từng ngừơi một, lăn các thùng phuy rỗng loại 200 lít và đặt xếp thứ tự ngay ngắn trên bãi cát, sẵn sàng chờ chiến hạm bơm đầy dầu. Cơ khí viên bắt ống chuyền dầu bơm đầy các thùng phuy. Đựơc biệt phái một chiếc xe Land Rover do một tài xế lái cũng là một tù nhân, chiến hạm được tòan quyền xử dụng trong thời gian ở bến.
Xe chở chúng tôi đi chơi nhiều nơi trên đảo. Đảo quá bé nhỏ, chạy chưa hết một buổi sáng mà đã đi thăm quan tất cả cảnh vật các nơi. Một phi trừơng nhỏ đựơc đặt tên là "Cỏ ống", có lẽ lấy tên một loại cỏ có thân trống rỗng ở giữa mọc đầy xung quanh phi trừơng. Chỉ có loại phi cơ nhỏ mới đáp xuống đựơc vì phi đạo rất ngắn . Chúng tôi đựơc đi xem coi các mộ đá, cỏ dại mọc cao không thể trông thấy mộ bia. Đó là mộ bia các danh nhân liệt sĩ chống Pháp, bị đi đầy và chết ở đây. Các ông Phan văn Hùm, Nguyễn an Ninh cũng đã bỏ tấm thân trở về với cát bụi tại chốn này. Có vài nhà vuông, cất bằng đá, nóc bằng trông giống như "lô cốt", họ gọi là "hầm gió", nơi đây dùng để các tù nhân trú ẩn trong khi lao động có gió mạnh hay bão thổi qua. Ty Canh Nông cũng có gửi chuyên viên và hột giống ra đảo, chỉ dẫn cách thức trồng trọt cây trái. Có nhiều dẫy đất trồng rau xanh thẵm, nhiều ruộng mía và bắp. Có cả trại heo, gà cung cấp thực phẩm cho tù nhân, Gần phía bãi ủi có "trại lứơi", bên trong chất chứa nhiều lứơi đánh cá để tù nhân khai thác, đem cá về nuôi nhau.
Một quy luật đựơc truyền lại từ thời Pháp Thuộc, vẫn còn đang được triệt để áp dụng cho đến bây giờ. Tù nhân lúc đi lao động, tay có cuốc xẻng, vật dụng bén nhọn kim khí, khi thấy nhân viên chính phủ, cảnh sát hay giám thị lại gần, mọi ngừơi phải bỏ tất cả dụng cụ trên xuống đất, đứng cách xa 5 mét, bỏ nón cúi đầu chào, chờ cho đến khi tất cả đi qua rồi mới tiếp tục làm việc. Đây là biện pháp phòng ngừa, sợ tù nhân ám hại mà thôi. Đảo có một tiệm bán đồ kỷ niệm, đa phần đều làm bằng đồi mồi như quạt tay, trâm cài tóc, kẹp dùng cho phụ nữ hay là ống điếu hút thuốc làm bằng rong biển không bao giờ cháy được khi hút. Một vài quán cóc bán hủ tiếu, cà phê, giải khát ẩn hiện dưới lùm dừa.
Thời gian thăm nuôi ba bốn ngày qua nhanh chóng. Một Đại Đội khác hoàn tất nhiệm vụ đang đựơc thay quân trở về đất liền. Quân nhân toán này liếng thoắng , vui vẻ, nghịch ngợm và có vẻ hơi ba gai, thỉnh thoảng nghe văng vẳng các tiếng chửi thề tục tiễu. Toán dân thăm nuôi ủ rũ, chậm chạp, lũ lượt kéo nhau về tầu. Quang gánh, rổ, giỏ của họ trống trơn, cạn hết không còn gì cả. Nhiều ngừơi quay về mà mặt hãy còn nhìn lại bờ như đang luyến tiếc, nhớ thương kẻ ở lại. Toán tù nhân đựoc giám thị và lính gác chặn giữ từ xa, không cho lại gần tầu.
Ba tiếng còi ngắn (chữ S: ù ù ù) vang lên trong thinh không đang yên lặng như xé ruột gan kẻ ở lại và người ra đi. Tầu từ từ kéo neo lái, chạy lùi trở đầu...rời xa bãi ủi. Ôi cảnh chia ly sao não nùng, thê lương như vậy! Một vài chị đàn bà lấy khăn rằn ri che mặt, lau mắt, các người khác giơ cao tay vẫy, đứng chật hai bên hông tầu làm tôi nhớ lại câu thơ cổ hay ca dao:
"Con cò lặn lội bờ sông.!.............
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.”
Thương thay cho phụ nữ Việt Nam thủ tiết thờ chồng trong những lúc thời gian xa vắng lâu dài.
Trời cũng chiều lòng ngừơi, biển cũng thật êm trong chuyến về. Tuy nhiên chiến hạm chật chội, kém tiện nghi mọi bề mà không ai phàn nàn oán trách, có ngừơi cảm thấy thỏa mãn, an ủi trong chuyến đi này.
Đảo Côn Sơn mất dần trong tầm nhìn, núi Vũng Tầu mờ mờ hiện ra, đất liền đã đến rồi. Nhẹ nhàng tầu lướt nhẹ qua phao hiệu "London Maru", hải tiêu đầu tiên để vào cửa Vũng Tầu. Tầu lần lượt tiến vào sông Lòng Tảo, qua khu rậm rạp cây cối của "Rừng Sát", rồi Nhà Bè, Thương Cảng, và cuối cùng, tòa nhà sơn trắng toát của Bộ Tư Lệnh Hải Quân hiện ra bên tay trái chiến hạm.
Kỳ này tầu được cặp cầu C, ngay tại góc cua quẹo của Hải Quân Công Xưởng và bến Bạch Đằng. Một đoàn quân xa đậu hàng một sẵn sàng ở bên kia đường để đón Đ/Đ Địa Phương Quân hoàn tất nhiệm vụ trở về. Toán dân thăm nuôi chậm chạp , bước từng bứơc một xuống bờ bởi một cái cầu thang đặt kế sát bên thành tầu, cao hơn đầu người. Tôi không biết tâm trạng bên trong của các ông già, các bà trọng tuổi, cô thôn nữ, gái quê "miệt vzừơng" thôn dã của miền đồng bằng sông Cửu Long và các em bé trai, gái nghĩ gì, ra sao sau chuyến thăm nuôi Côn Đảo này.
Sau ngày 30/04/75, tôi cũng bị đi học tập cải tạo, bị đi đầy tận cùng biên giới, nơi có "muỗi thổi như sáo kêu, đỉa lội như bánh canh", chốn U-Minh thượng Rạch Gía, kinh làng thứ 7. Vợ con tôi đã phải chịu bao gian nan, vựơt đèo, lội sông, lội ruộng bằng mọi phương tiện tự túc, tốn kém không biết bao nhiêu tiền của, rất nguy hiểm cho tính mạng để đựơc thăm nuôi chồng trong một thời gian giới hạn thật ngắn. Còn những vị phu nhân của giới mà bọn việt cộng gọi là Ngụy Quân, Ngụy Quyền bị đi đầy tận miền Thượng Du Bắc Việt, nơi có cái danh xưng nghe rợn đến tận mình như Cổng Trời , Hoàng Liên Sơn, Suối Máu v.v…..mỗi lần đựơc phép đi thăm chồng, cha, con, những người mà bị bọn việt cộng cầm tù, đã phải chịu đựng bao gian khổ, nhục nhã, mất phẩm giá con ngừơi, hành hạ bởi bọn cai tù (quản giáo), có lẽ tôi không cần phải diễn tả lại đây.
Xin các quý vị đó hãy làm một cuộc so sánh giữa hai chế độ nhân bản của Việt Nam Cộng Hòa và chế độ vô nhân đạo, dã man khát máu của bọn CSVN . Hải Quân VNCH đựơc vinh dự thừơng xuyên chở thân nhân của "tù cộng sản" đi thăm nuôi tại Côn Đảo hay Phú Quốc, cung cấp phương tiện chu đáo, an toàn và ân nghĩa cho mọi người thân của tù nhân.
Chí Hợi
(Mùa hè Australia 2007)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm