Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Chuyện tàu bay

Chuyện tàu bay của tôi theo chiều dài lịch sử gần nửa thế kỷ nên xin nhập đề trực khởi để tránh thành chuyện tàu… bò. Nói vậy nhưng độc giả, chiến hữu chớ xếp tôi vào loại “đăng lính” tàu bay từ thời thiếu tá Trần Văn Hổ mới làm Trưởng Phòng Liên Lạc Không Quân hay đại niên trưởng Từ Bộ Cam mới từ Bắc Phi hồi hương

Chuyện tàu bay của tôi theo chiều dài lịch sử gần nửa thế kỷ nên xin nhập đề trực khởi để tránh thành chuyện tàu… bò. Nói vậy nhưng độc giả, chiến hữu chớ xếp tôi vào loại “đăng lính” tàu bay từ thời thiếu tá Trần Văn Hổ mới làm Trưởng Phòng Liên Lạc Không Quân hay đại niên trưởng Từ Bộ Cam mới từ Bắc Phi hồi hương thì thật “tổn thọ”. Ðã trình diện ngay từ đầu, tôi thuộc “binh chủng” NDTV, chỉ viết chuyện tàu bay. Không có diễm phúc như hầu hết các chiến hữu KQ vừa “bô” (beau) trai, to con tốt tướng đã sống với quân chủng một thời, đã có vô số chuyện kể không hết, chuyện của tôi chỉ là tạp chuyện. Thật tình khen chứ không dám cho ai “đi tàu bay giấy” để hy vọng bắt cái “Phi Vụ, Phi Dũng Bội Tinh” đâu.
Trở lại hồi nhỏ mới “dzô” Nam, trong ngôn ngữ mang từ Hà nội vào tiếng nào tôi cũng tự hào và dư sức cãi với lũ nhóc “Nam kỳ” hàng xóm chỉ riêng tiếng “tàu bay” xem ra có hơi đuối lý. Từ tàu thủy dưới nước lên trời vẫn tàu bay, xuống đất thành tàu bò, trên đường sắt gọi tàu điện, tàu hỏa… trong khi lũ nhóc bạn này kêu máy bay, xe hơi, xe điện, xe hỏa… chỉ riêng dưới nước mới là tàu. Tôi cố cãi chày cái cối cho rằng không cái gì “ngon” hơn tàu bay, còn lấy luôn món phở để chứng minh: phở xe lửa, phở ô-tô, phở tàu thủy… vẫn thua phở tàu bay. Sau này lớn lên càng thấy mình có lý vì bất kể là quan to súng ngắn đến lính “đơ dem cùi bắp” đều “ngồi hay đi trên đầu trên cổ thiên hạ” vì có ai cao hơn tàu bay, ngoài ông trời. Lính “tàu ngầm”, chỉ ngang tầm “người nhái” hay mỹ nhân ngư. Ðó là chuyện “chính danh” trước hết.
Hồi nhỏ ở Hà nội, nhà cha mẹ tôi số 3 Hồ Xuân Hương (rue Jabouille), khu phố rất đẹp với những villa rợp bóng cây, thích nhất là mùi hoa lan tây thơm ngát. Sát bên là những villa lớn của mấy gia đình phi công Pháp, thuở ấy được gọi quan ba, quan tư tàu bay. Sáng sáng các quan diện quân phục màu xanh, trên mũ casquette, hai vai, cổ tay áo đầy những cánh bay, vạch kim tuyến, vàng chóe, lấp lánh oai vệ bước ra xe hơi, tài xế ngồi nổ máy chờ sẵn trên sân trải sỏi. Trí óc non nớt của tôi không thấy hình ảnh nào oai vệ hơn, tuy vẫn ấm ức sao không có người Việt chỉ có Tây. Mấy năm sau, xem báo thấy hình tướng Nguyễn Văn Hinh, khi đó còn mang lon cấp tá của không quân Pháp đã làm tôi bớt phần ấm ức vì ông Hinh còn đeo nhiều vạch hơn, cỡ mấy ông Tây hàng xóm cũng phải đứng cứng người nín thở chào mỏi tay. Tự ái dân tộc trong lòng chú bé phần nào đã được thỏa mãn.

Thuở ấy Air Viet Nam vừa ra đời. Tôi vốn coi phi công là thần tượng nên thấy cái gì liên quan đến tàu bay, phi công liền sáp tới. Từ nhà tôi ra đầu phố là gặp ngã năm, có đường Gia Long dẫn lên hồ Hoàn Kiếm. Phố Gia Long rộng, thẳng, rất sang. Những gì nằm trên Gia Long đều số “dzách” sẽ kể sau, riêng “ông tàu bay” đã chiếm đến bốn cái nhất trên phố này.Ngoài Air France, trụ sở Air Viet Nam nằm đồ sộ bên tòa báo Tia Sáng. Cửa kính (kiến) trưng bày đủ loại máy bay cỡ nhỏ làm mẫu, hậu cảnh là “poster” với những đường bay như mắc cửi trải rộng khắp năm châu. Mỗi ngày đi học qua, đứng chiêm ngưỡng không chớp mắt, ngắm tới kẻ ra người vào ai cũng oai, cũng đẹp cả. Bên kia đường còn hai trụ sở hãng máy bay Aigle Azure và Autrex bay những đường ngắn Hải Phòng, Nam Ðịnh. Tôi thầm mơ ngày nào có diễm phúc được ngồi tầu bay, bay xa hay gần chưa cần, chỉ được bay là “khoái chí tử” rồi. Ði tiếp còn dinh Tướng De Lattre, Bộ Tư Lệnh Ðệ Tam Quân Khu, nhà sách lớn Hương Sơn, những trường tây, đầm Puginier, Ste Marie… Trong đầu nghĩ phải oai như tàu bay mới chiếm được khu vực này chứ.

Những năm 50, đường Hà nội Nam định mìn VM chôn nhiều như trấu, không ngày nào không có xe khách (đò) trúng mìn. Ðể an toàn, mẹ tôi dẫn tôi đi Nam định bằng Autrex. Tôi thao thức mấy đêm liền khi biết sẽ được nếm mùi tàu bay. Mẹ con lên tàu, tôi chọn ngay ghế sau lưng phi công hy vọng xem ông điều khiển con tàu ra sao. Ai ngờ người xếp chỗ nhã nhặn mời mẹ con tôi ngồi ghế chót sau đuôi vì… nhẹ ký nhất. Tôi nhớ con tàu có khoảng 7, 8 chỗ, cánh tàu khi bay phập phồng hình như bằng vải bố, bay là là thấy cả VM dưới đất chơi banh… Chuyến bay đầu đời tuy chỉ được cầm… đuôi cũng đủ sướng bao nhiêu ngày tháng. Chuyến bay thứ hai trên chiếc Dakota giã từ Hà nội. Lần này tàu lớn hơn nhiều nhưng lòng buồn da diết vì phải bỏ duới kia cả một Hà nội ngập tràn kỷ niệm để xuôi Nam. Ai cũng mơ hồ nghĩ thời gian hai năm hiệp thương được trở về quê cũ nhưng sao nghe mong manh sương khói. Mà đúng thật, chẳng phải 10 cái 2 mà hơn 20 cái 2 năm Hà nội vẫn “mịt mù trùng khơi thành phố cũ cách xa núi đồi…”


Khi lớn lên, tôi say mê toàn những “Vol De Nuit”, “Ðời Phi Công”… ngay cả lúc đã “nửa đời hương phấn” vẫn còn tìm đọc “Theo Ánh Tinh Cầu” của Toàn Phong, tìm nghe Sĩ Phú với Tuyết Trắng, với Huyền Sử Ca… của Phạm Duy. Thế nhưng ai biết ta hơn chính ta. Nếu như tôi văn không dốt, vũ không nhát, chỉ số “pignet” đừng bết quá, cân nặng gồm cả lục phủ ngũ tạng hơn được mức thường có 35 ký chắc tôi cũng trúng tuyển phi công chứ chịu thua ai. Sau “giấc mộng lớn” trời cao xem chừng khó thành, tôi đành xoay qua “giấc mộng con” dưới đất, tự nhủ thầm không được bay bổng cũng cố bằng được “pilot… de terre”, bà xã vẫn thành “người lái phi… công” chẳng oai sao? Cuối cùng mộng con cũng chẳng thành, tôi trở về cật vấn mấy thầy tử vi, tướng số vì nghĩ mình tuổi rồng (Thìn) phải hợp nghề bay chứ sao lận đận? Maitre Khánh Sơn cầm thước xoay ngang dọc rồi thản nhiên “phán” câu xanh rờn: “Cậu tuổi rồng thật nhưng mạng “thổ” thành rồng… đất, nếu nóng lòng chỉ thành lính “tàu bò”, tốt hơn nên coi như rồng còn ẩn dưới giếng, cũng có ngày vỗ cánh bay lên. Nghe khuyên và thấy mộng công hầu chẳng dễ nuốt ngay, tôi đành tình nguyện NDTV. Ngay buổi chiều anh liên toán trưởng đến báo tin mừng trúng tuyển, kêu liền “phiên gác đêm xuân”.
Thôi “vui xuân không quên nhiệm vụ”, xin trở lại “nghiêm túc” chuyện tàu bay ban đầu. Một trong những bạn thân nhất của tôi từ Hà nội có Ðào Giang Hải. Tên Ðào Giang Hải phải là tên tiền định cho hải quân, giang thuyền hay ít nhất cũng thủy quân lục chiến mới đúng, nhưng không hiểu sao bạn tôi lại tình nguyện không quân. Khi tôi còn tiếp tục trên ghế nhà trường, những cánh thư từ Nha Trang, từ Mỹ của Hải gửi về kể toàn chuyện bay bổng, trời mây càng làm tôi thèm cuộc sống hào hùng “tổ quốc, không gian”.
 
 


Bẵng đi đến năm 66, nhân buổi dự khán biểu diễn hỏa lực không quân, tôi lúc đó là SVSQ Thủ Ðức, ôm garant “em-mờ-mệt” ngồi dưới đất ngước lên khán đài bỗng nhận ra Hải với hai mai vàng, cánh bay đang ngồi bên người đẹp. 5, 6 năm cách biệt, thấy nhau mừng quá cả hai cùng hét váng lên, nhẩy tới ôm nhau chẳng kể quân phong, quân kỷ. Cuối tuần, Hải đến mời vợ chồng tôi đi “ăn cưới lại” vì lúc gặp nhau Hải vừa qua ngày nhị hỉ, mà ngày xưa Hải phù rể tôi. Trong bữa ăn lại chuyện oanh tạc, phi pháo ròn rã. Hải ăn nói rất có duyên, lôi cuốn như phần đông những phi công “anh dũng muôn đời”. Nhớ hồi đi học, bạn bè thường chọc: “coi chừng mai sau lấy vợ, theo thuyết tài mệnh tương đố, luật bù trừ, cậu sẽ lấy phải cô nàng ngọng hay câm mới xứng đôi vừa lứa đó”. Khoảng ít tháng sau, tôi về phép Sài Gòn sửng sốt nghe tin Hải vừa hy sinh trong một phi vụ ven đô. Tôi hốt hoảng chạy đến nhà Hải hy vọng còn kịp giờ cất đám. Hải đã nằm trong quan tài, chẳng biết hình hài còn được ra sao. Trên bàn thờ, hình Hải phóng lớn, lung linh qua ánh nến, khói nhang. Nước mắt tôi dưng dưng: thôi thế là vĩnh viễn mất một người bạn thân nhất từ niên thiếu. Cha mẹ, các em và vợ Hải khóc kêu lăn lộn càng thêm bi thảm. Ông thân Hải cầm những tấm huy chương của con tới lui, nói lảm nhảm một mình. Sau này mọi người mới biết vợ Hải vừa cấn thai con đầu khi chị chưa qua tuổi đôi mươi. Ðau thương như vậy, nhưng sau đó ít lâu, ông bà cụ lại vui vẻ để người em kế là Ðào Văn Vinh lên đường, vẫn chọn không quân.

 

Ngày nay nhớ lại, ngoài những bạn rất thân như Ðào Giang Hải, Nguyễn Công Bắc, Ðào Văn Vinh, em tôi Nguyễn Ngọc Giao… còn biết bao chiến hữu không quân khác đã cho tôi bao nhiêu ân tình, nhất là món nợ máu xương làm sao tôi trả. Những năm tháng công vụ, khi đồng bào, chiến hữu lâm nạn, tôi cất tiếng kêu trong máy, trực thăng bất kể ngày đêm, trong lửa đạn đáp xuống, bốc lên, tản thương, tiếp tế, giải tỏa…Có khi nào các anh cân nhắc an nguy cho phần mình hay không? trăm lần, ngàn lần không.
 
 

 

 

 

 

Năm 72, cả quận Xuyên Mộc vì áp lực địch, quân dân ta thu hẹp phòng tuyến còn vẻn vẹn một ấp, cũng gọi đến trực thăng. Hiệp định Paris vừa ký đêm trước, sáng ra VC lấn chiếm vào tận tỉnh lỵ Phước Tuy. Ra bãi đáp, những con tàu thường ngày không còn đậu sẵn vì hiệp định đã có hiệu lực, số tàu và phi vụ giới hạn tối đa. Cảm giác mất mát, hụt hẫng khi vắng những con tàu, những chiến hữu khoác phi bào quen thuộc trong khi súng vẫn nổ, nổ còn ròn rã, ác liệt… Làm sao đây? Ai đưa tôi bay đến Xuyên Mộc, Bình Giả, Ðất Ðỏ… những địa danh ngập tràn máu lửa, đạn bom. Ai giúp tôi đây ngoài những chiến hữu KQ mọi ngày? Quân dân Phước Tuy tôi rất anh hùng nhưng nhiều gian truân, một mình gánh ba bốn mật khu: Hắc Dịch, Mây Tào, Minh Ðạm, Châu Pha… chưa kể những điểm nóng Ðất Ðỏ Võ thị Sáu, Long Sơn hải đảo, Trường Sa mịt mù xa tắp biển Ðông… Càng những năm tháng cuối cuộc chiến, bạn bè KQ tôi càng nhọc nhằn, vất vả, lao đao, hết bay ngày lại bay đêm, biệt phái, cơm hàng cháo chợ… Cuộc sống ngoài đời còn chật vật, khó khăn nói gì lương lính. Thấy ngoài phố phi bào, P38 bên mình oai dũng, trên “piste” Huỳnh Hữu Bạc, Phượng Hoàng bay bướm, chơi sang với bạn bè, người tình kiêu sa, nhưng sáng đi bay trước khi cất cánh từ phi công, xạ thủ, cơ phi vẫn không quên kiểm lại lương khô, mì gói… chưa kể khi biệt phái dài ngày còn đôn đáo, tả tơi…

 

 

 
 

 

 

 

Thời Tướng tàu bay NCK, chủ tịch Hành Pháp Trung Ương tự mệnh danh chánh phủ dân nghèo, cấm mọi chi phí tiếp tân, “hành quyết” tham nhũng từ một triệu đồng. Những chánh phủ kế “kiệm ước song hành”, “đường săng đại huynh”, khó khăn chồng chất, bao nhiêu quy định gắt gao. Nhưng 3, 4 năm liền tới khi mất nước, Phước Tuy chưa một ngày nỡ để phi hành đoàn tự túc lương khô. Mỗi cuối tháng, nhìn chóng mặt tập hóa đơn nhà hàng Hải Thiên từ Tiểu Khu mang trình xin thanh toán giúp. Nguyên tắc nào nếu không du di khoản trồng hoa, cắt cỏ, sơn vôi, biểu ngữ… để chiến sĩ ấm lòng cơm dẻo, canh ngọt, cà-phê, thuốc lá. Năm thì mười họa thịt rừng cũng chẳng quên nhau. Một chiều Biên Hòa, Phước Tuy nhốn nháo vì báo tàu về mà chưa đến bãi. Ðịa Phương Quân, Nghĩa Quân bung ra sục sạo. Nửa đêm, phe ta lóp ngóp từ mật khu Mây Tào lội ra quốc lộ. Tàu đáp khẩn cấp kỹ thuật hay cao hứng tìm thịt rừng ai biết thực hư.


Nhắc đến tướng Kỳ lại nhớ chuyện bộ râu. Năm ông còn thiếu tá đến các trường giới thiệu KQ. Lớp tôi có một tay thuộc loại cà chớn, hỏi đủ chuyện chưa đã còn “quay” luôn ông Kỳ. “Quân kỷ cấm quân nhân các cấp để râu, sao thiếu tá không chấp hành?” Ông Kỳ vẫn nụ cười cố hữu, gật gù:“Râu này là râu có sắc lệnh đó. Khi TTM ban lệnh cấm, tôi đã cạo ngay. Một hôm lái tàu cho Ngô Tổng Thống, Cụ quay nhìn tôi hỏi sao lại cạo râu. Tôi trình vì chấp hành lệnh TTM. Tổng Thống nói: “Cấm chung mọi người chứ Chú để râu mới tỏ nét hào hùng”. Sau khi được lời, tôi liền để râu trở lại”.


Chẳng biết câu chuyện đúng thật tới đâu chỉ biết thời đó, quân nhân nào muốn để râu phải làm đơn lên TTM kèm hai tấm hình có râu và không có râu. TTM thuận hay bác tùy trường hợp. Tôi nghĩ quy định này dành cho quân nhân Phòng, Sở chứ “mút mùa lệ thủy” tác chiến thì để hay không nào có khác gì.


Bắt qua chuyện râu trong tù CT sau này. Trại tôi có mấy bác trọng tuổi, ngày trước đã từng để râu. Vào tù, các “anh già” (ngôn ngữ VC) buộc phải cạo sạch. Các bác “phản ảnh” xin được để râu như trước. Quản giáo quát tháo: ”Già gì! chỉ có Bác mới già, các anh “náo nếu”, cạo tuốt”. Sau này nghĩ lại mới biết râu chỉ dành cho “Bác”, “Bác” Tôn thay ngôi “Bác” Hồ cũng chỉ được quyền tí ti râu mép, tất cả lãnh đạo lụ khụ nhưng nào ai có râu đâu.


Chuyển sang chuyện lon lá. Ai cũng biết hầu hết các nước đều cho ba quân chủng đeo cấp hiệu (lon) đồng nhất quốc tế gồm Hải Quân, Không Quân, Thiết Giáp. Lý do dễ hiểu vì truyền thống lâu đời và thực tế cả ba quân chủng có phạm vi hoạt động ra ngoài phạm vi lãnh thổ, hải phận, không phận quốc gia, có tầm vóc quốc tế từ trang bị, huấn luyện, luật lệ… Cả ba dùng vạch thẳng (SQ), chữ V (HSQ) đeo trên cầu vai. Hải, Không Quân dùng vạch kim tuyến (vàng), riêng Thiết Giáp dùng ngân tuyến (bạc). Thủy Quân Lục Chiến thoát thai từ Hải Quân nên mang cấp bậc tương tợ. Không hiểu nguyên do nào từ khi thay đổi, dùng hoa mai chỉ có hải quân, thủy quân lục chiến tiếp tục đeo vạch như xưa, còn không quân, thiết giáp giống như bộ binh. Xin các chiến hữu giải thích lý do giúp cho NDTV tôi.


Chính vì cấp hiệu thiếu đồng nhất nên thời 1956, 57 khi SQ Bảo An (Ðịa Phương Quân) du học Hoa Kỳ có chuyện vui vui lon lá. Thiếu Uý Bảo An đeo lon vai hình hoa thị nhiều cánh, thêm hai nhánh lúa ôm vòng. Vào trường, chẳng riêng những cấp Úy mà cả Thiếu, Trung Tá cũng chào lia lịa, một điều “Yes, Sir” hai điều “Yes, Sir”. Sĩ quan HK cấp Úy khỏi nói, Thiếu Tá mới được một lá vàng, Trung Tá mới lá bạc trên ve áo. Thiếu Úy Bảo An chúng ta đã mang vai bông bạc, thêm hai chùm lá lúa khác gì thiên tuế (Palm) ôm vòng quanh thì ít gì cũng Chuẩn… Tướng, Thiếu Tướng nên Thiếu, Trung Tá nghiêm chào là đúng quá rồi.


Sang thời đệ nhị cộng hòa, nhờ oai danh tướng “tàu bay” nên KQ càng thăng hoa, chắp cánh. Ðại Tướng Viên, Nguyễn Khánh đều học bay đề phòng “biểu dương lực lượng”, “chỉnh lý” lôi thôi. Sau chiến dịch Bắc Phạt, Tướng Kỳ chiến thắng bay về, cho lệnh trưng khắp công viên những tấm bảng lớn họa hình, tiểu sử, chiến công các anh hùng KQ: Phạm Phú Quốc, Trần Thế Vinh… gần tượng đài các vị thánh tổ các quân binh chủng. Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc” ra đời vào những năm này:


“Anh Quốc ơi!
Từ nay trong gió xa khơi
Từ nay trong đám mây trôi
Có hồn anh trong cõi lòng tôi”

(Phạm Duy)


Rồi đến những ngày tháng sau cùng cuộc chiến, quân dân ta rơi vào cơn lốc thương đau. Người em tôi trở về, phi bào rách nát, quăng túi đồ bay ném nỗi giận hờn lên vợ: “Thôi từ nay khỏi còn cằn nhằn mỗi khi đi bay, biệt phái. Mất Pleiku, Ðà Nẵng cả rồi!”. Nói xong, nằm vật ra như người vừa thua canh bạc lớn. Những giờ phút chót, cùng đường tắc lối, phi bào lúc mặc vào rồi vội cởi ra vì đặc công, trở cờ 30 đầy rẫy Sài Gòn. Cuối cùng chạy tới sân banh gần cầu Công Lý, rọi kính chiếu kêu cứu, con tàu sắp đáp nhưng người đông như kiến làm sao. Trở qua Trương Minh Ký, tàu loay hoay gãy cánh nằm gục nóc nhà.

 


Sau ngày mất nước, quân binh chủng nào VC cũng gọi ta quân “Ngụy”. Trong tù bọn “quản giáo” bắt đọc “Kể Chuyện Giặc Lái” để chỉ chúng ta, riêng “cách mạng” mới có phi công (nhưng lại gọi nhau “huấn luyện viên người lái”), chữ nghĩa thật nhiêu khê! VC đến 75 vẫn chưa có riêng không quân, chỉ gom thành “bộ phận phòng không, không quân”. Dù chúng cố tình hạ nhục chúng ta, nhưng Bảo Ninh trong “Nỗi Buồn Chiến Tranh” đã thú nhận: “nhiều cán binh sống sót trở về Hà nội, đứng dưới quạt trần vẫn toát mồ hôi, lạnh cẳng vì nỗi kinh hoàng, ám ảnh tiếng quạt trực thăng săn đuổi”. Thảo nào chúng chẳng liệt ta vào “nhất Phi, nhì Pháo”.

 

 

 


Mới đây được ló bộ mặt phản phúc trên TV, tên phi công nằm vùng Nguyễn Thành Trung ra bộ xót xa, còn mỉa mai chúng ta ngày nay tuy vật chất có phần hơn nhưng thua hắn vì thiếu quê hương. Vị Giáo Sư cựu Tư Lệnh khi được mời phát biểu đã nói: “…chúng tôi còn hơn hẳn vì có anh em, điều NTT chẳng bao giờ có”.

 

 

 


Thật chí lý: đã là kẻ phản bội, dù thời nào, sao còn có được anh em.
 

 

Nguyễn Ðình Phúc (NDTV) 

 


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Chuyện tàu bay

Chuyện tàu bay của tôi theo chiều dài lịch sử gần nửa thế kỷ nên xin nhập đề trực khởi để tránh thành chuyện tàu… bò. Nói vậy nhưng độc giả, chiến hữu chớ xếp tôi vào loại “đăng lính” tàu bay từ thời thiếu tá Trần Văn Hổ mới làm Trưởng Phòng Liên Lạc Không Quân hay đại niên trưởng Từ Bộ Cam mới từ Bắc Phi hồi hương

Chuyện tàu bay của tôi theo chiều dài lịch sử gần nửa thế kỷ nên xin nhập đề trực khởi để tránh thành chuyện tàu… bò. Nói vậy nhưng độc giả, chiến hữu chớ xếp tôi vào loại “đăng lính” tàu bay từ thời thiếu tá Trần Văn Hổ mới làm Trưởng Phòng Liên Lạc Không Quân hay đại niên trưởng Từ Bộ Cam mới từ Bắc Phi hồi hương thì thật “tổn thọ”. Ðã trình diện ngay từ đầu, tôi thuộc “binh chủng” NDTV, chỉ viết chuyện tàu bay. Không có diễm phúc như hầu hết các chiến hữu KQ vừa “bô” (beau) trai, to con tốt tướng đã sống với quân chủng một thời, đã có vô số chuyện kể không hết, chuyện của tôi chỉ là tạp chuyện. Thật tình khen chứ không dám cho ai “đi tàu bay giấy” để hy vọng bắt cái “Phi Vụ, Phi Dũng Bội Tinh” đâu.
Trở lại hồi nhỏ mới “dzô” Nam, trong ngôn ngữ mang từ Hà nội vào tiếng nào tôi cũng tự hào và dư sức cãi với lũ nhóc “Nam kỳ” hàng xóm chỉ riêng tiếng “tàu bay” xem ra có hơi đuối lý. Từ tàu thủy dưới nước lên trời vẫn tàu bay, xuống đất thành tàu bò, trên đường sắt gọi tàu điện, tàu hỏa… trong khi lũ nhóc bạn này kêu máy bay, xe hơi, xe điện, xe hỏa… chỉ riêng dưới nước mới là tàu. Tôi cố cãi chày cái cối cho rằng không cái gì “ngon” hơn tàu bay, còn lấy luôn món phở để chứng minh: phở xe lửa, phở ô-tô, phở tàu thủy… vẫn thua phở tàu bay. Sau này lớn lên càng thấy mình có lý vì bất kể là quan to súng ngắn đến lính “đơ dem cùi bắp” đều “ngồi hay đi trên đầu trên cổ thiên hạ” vì có ai cao hơn tàu bay, ngoài ông trời. Lính “tàu ngầm”, chỉ ngang tầm “người nhái” hay mỹ nhân ngư. Ðó là chuyện “chính danh” trước hết.
Hồi nhỏ ở Hà nội, nhà cha mẹ tôi số 3 Hồ Xuân Hương (rue Jabouille), khu phố rất đẹp với những villa rợp bóng cây, thích nhất là mùi hoa lan tây thơm ngát. Sát bên là những villa lớn của mấy gia đình phi công Pháp, thuở ấy được gọi quan ba, quan tư tàu bay. Sáng sáng các quan diện quân phục màu xanh, trên mũ casquette, hai vai, cổ tay áo đầy những cánh bay, vạch kim tuyến, vàng chóe, lấp lánh oai vệ bước ra xe hơi, tài xế ngồi nổ máy chờ sẵn trên sân trải sỏi. Trí óc non nớt của tôi không thấy hình ảnh nào oai vệ hơn, tuy vẫn ấm ức sao không có người Việt chỉ có Tây. Mấy năm sau, xem báo thấy hình tướng Nguyễn Văn Hinh, khi đó còn mang lon cấp tá của không quân Pháp đã làm tôi bớt phần ấm ức vì ông Hinh còn đeo nhiều vạch hơn, cỡ mấy ông Tây hàng xóm cũng phải đứng cứng người nín thở chào mỏi tay. Tự ái dân tộc trong lòng chú bé phần nào đã được thỏa mãn.

Thuở ấy Air Viet Nam vừa ra đời. Tôi vốn coi phi công là thần tượng nên thấy cái gì liên quan đến tàu bay, phi công liền sáp tới. Từ nhà tôi ra đầu phố là gặp ngã năm, có đường Gia Long dẫn lên hồ Hoàn Kiếm. Phố Gia Long rộng, thẳng, rất sang. Những gì nằm trên Gia Long đều số “dzách” sẽ kể sau, riêng “ông tàu bay” đã chiếm đến bốn cái nhất trên phố này.Ngoài Air France, trụ sở Air Viet Nam nằm đồ sộ bên tòa báo Tia Sáng. Cửa kính (kiến) trưng bày đủ loại máy bay cỡ nhỏ làm mẫu, hậu cảnh là “poster” với những đường bay như mắc cửi trải rộng khắp năm châu. Mỗi ngày đi học qua, đứng chiêm ngưỡng không chớp mắt, ngắm tới kẻ ra người vào ai cũng oai, cũng đẹp cả. Bên kia đường còn hai trụ sở hãng máy bay Aigle Azure và Autrex bay những đường ngắn Hải Phòng, Nam Ðịnh. Tôi thầm mơ ngày nào có diễm phúc được ngồi tầu bay, bay xa hay gần chưa cần, chỉ được bay là “khoái chí tử” rồi. Ði tiếp còn dinh Tướng De Lattre, Bộ Tư Lệnh Ðệ Tam Quân Khu, nhà sách lớn Hương Sơn, những trường tây, đầm Puginier, Ste Marie… Trong đầu nghĩ phải oai như tàu bay mới chiếm được khu vực này chứ.

Những năm 50, đường Hà nội Nam định mìn VM chôn nhiều như trấu, không ngày nào không có xe khách (đò) trúng mìn. Ðể an toàn, mẹ tôi dẫn tôi đi Nam định bằng Autrex. Tôi thao thức mấy đêm liền khi biết sẽ được nếm mùi tàu bay. Mẹ con lên tàu, tôi chọn ngay ghế sau lưng phi công hy vọng xem ông điều khiển con tàu ra sao. Ai ngờ người xếp chỗ nhã nhặn mời mẹ con tôi ngồi ghế chót sau đuôi vì… nhẹ ký nhất. Tôi nhớ con tàu có khoảng 7, 8 chỗ, cánh tàu khi bay phập phồng hình như bằng vải bố, bay là là thấy cả VM dưới đất chơi banh… Chuyến bay đầu đời tuy chỉ được cầm… đuôi cũng đủ sướng bao nhiêu ngày tháng. Chuyến bay thứ hai trên chiếc Dakota giã từ Hà nội. Lần này tàu lớn hơn nhiều nhưng lòng buồn da diết vì phải bỏ duới kia cả một Hà nội ngập tràn kỷ niệm để xuôi Nam. Ai cũng mơ hồ nghĩ thời gian hai năm hiệp thương được trở về quê cũ nhưng sao nghe mong manh sương khói. Mà đúng thật, chẳng phải 10 cái 2 mà hơn 20 cái 2 năm Hà nội vẫn “mịt mù trùng khơi thành phố cũ cách xa núi đồi…”


Khi lớn lên, tôi say mê toàn những “Vol De Nuit”, “Ðời Phi Công”… ngay cả lúc đã “nửa đời hương phấn” vẫn còn tìm đọc “Theo Ánh Tinh Cầu” của Toàn Phong, tìm nghe Sĩ Phú với Tuyết Trắng, với Huyền Sử Ca… của Phạm Duy. Thế nhưng ai biết ta hơn chính ta. Nếu như tôi văn không dốt, vũ không nhát, chỉ số “pignet” đừng bết quá, cân nặng gồm cả lục phủ ngũ tạng hơn được mức thường có 35 ký chắc tôi cũng trúng tuyển phi công chứ chịu thua ai. Sau “giấc mộng lớn” trời cao xem chừng khó thành, tôi đành xoay qua “giấc mộng con” dưới đất, tự nhủ thầm không được bay bổng cũng cố bằng được “pilot… de terre”, bà xã vẫn thành “người lái phi… công” chẳng oai sao? Cuối cùng mộng con cũng chẳng thành, tôi trở về cật vấn mấy thầy tử vi, tướng số vì nghĩ mình tuổi rồng (Thìn) phải hợp nghề bay chứ sao lận đận? Maitre Khánh Sơn cầm thước xoay ngang dọc rồi thản nhiên “phán” câu xanh rờn: “Cậu tuổi rồng thật nhưng mạng “thổ” thành rồng… đất, nếu nóng lòng chỉ thành lính “tàu bò”, tốt hơn nên coi như rồng còn ẩn dưới giếng, cũng có ngày vỗ cánh bay lên. Nghe khuyên và thấy mộng công hầu chẳng dễ nuốt ngay, tôi đành tình nguyện NDTV. Ngay buổi chiều anh liên toán trưởng đến báo tin mừng trúng tuyển, kêu liền “phiên gác đêm xuân”.
Thôi “vui xuân không quên nhiệm vụ”, xin trở lại “nghiêm túc” chuyện tàu bay ban đầu. Một trong những bạn thân nhất của tôi từ Hà nội có Ðào Giang Hải. Tên Ðào Giang Hải phải là tên tiền định cho hải quân, giang thuyền hay ít nhất cũng thủy quân lục chiến mới đúng, nhưng không hiểu sao bạn tôi lại tình nguyện không quân. Khi tôi còn tiếp tục trên ghế nhà trường, những cánh thư từ Nha Trang, từ Mỹ của Hải gửi về kể toàn chuyện bay bổng, trời mây càng làm tôi thèm cuộc sống hào hùng “tổ quốc, không gian”.
 
 


Bẵng đi đến năm 66, nhân buổi dự khán biểu diễn hỏa lực không quân, tôi lúc đó là SVSQ Thủ Ðức, ôm garant “em-mờ-mệt” ngồi dưới đất ngước lên khán đài bỗng nhận ra Hải với hai mai vàng, cánh bay đang ngồi bên người đẹp. 5, 6 năm cách biệt, thấy nhau mừng quá cả hai cùng hét váng lên, nhẩy tới ôm nhau chẳng kể quân phong, quân kỷ. Cuối tuần, Hải đến mời vợ chồng tôi đi “ăn cưới lại” vì lúc gặp nhau Hải vừa qua ngày nhị hỉ, mà ngày xưa Hải phù rể tôi. Trong bữa ăn lại chuyện oanh tạc, phi pháo ròn rã. Hải ăn nói rất có duyên, lôi cuốn như phần đông những phi công “anh dũng muôn đời”. Nhớ hồi đi học, bạn bè thường chọc: “coi chừng mai sau lấy vợ, theo thuyết tài mệnh tương đố, luật bù trừ, cậu sẽ lấy phải cô nàng ngọng hay câm mới xứng đôi vừa lứa đó”. Khoảng ít tháng sau, tôi về phép Sài Gòn sửng sốt nghe tin Hải vừa hy sinh trong một phi vụ ven đô. Tôi hốt hoảng chạy đến nhà Hải hy vọng còn kịp giờ cất đám. Hải đã nằm trong quan tài, chẳng biết hình hài còn được ra sao. Trên bàn thờ, hình Hải phóng lớn, lung linh qua ánh nến, khói nhang. Nước mắt tôi dưng dưng: thôi thế là vĩnh viễn mất một người bạn thân nhất từ niên thiếu. Cha mẹ, các em và vợ Hải khóc kêu lăn lộn càng thêm bi thảm. Ông thân Hải cầm những tấm huy chương của con tới lui, nói lảm nhảm một mình. Sau này mọi người mới biết vợ Hải vừa cấn thai con đầu khi chị chưa qua tuổi đôi mươi. Ðau thương như vậy, nhưng sau đó ít lâu, ông bà cụ lại vui vẻ để người em kế là Ðào Văn Vinh lên đường, vẫn chọn không quân.

 

Ngày nay nhớ lại, ngoài những bạn rất thân như Ðào Giang Hải, Nguyễn Công Bắc, Ðào Văn Vinh, em tôi Nguyễn Ngọc Giao… còn biết bao chiến hữu không quân khác đã cho tôi bao nhiêu ân tình, nhất là món nợ máu xương làm sao tôi trả. Những năm tháng công vụ, khi đồng bào, chiến hữu lâm nạn, tôi cất tiếng kêu trong máy, trực thăng bất kể ngày đêm, trong lửa đạn đáp xuống, bốc lên, tản thương, tiếp tế, giải tỏa…Có khi nào các anh cân nhắc an nguy cho phần mình hay không? trăm lần, ngàn lần không.
 
 

 

 

 

 

Năm 72, cả quận Xuyên Mộc vì áp lực địch, quân dân ta thu hẹp phòng tuyến còn vẻn vẹn một ấp, cũng gọi đến trực thăng. Hiệp định Paris vừa ký đêm trước, sáng ra VC lấn chiếm vào tận tỉnh lỵ Phước Tuy. Ra bãi đáp, những con tàu thường ngày không còn đậu sẵn vì hiệp định đã có hiệu lực, số tàu và phi vụ giới hạn tối đa. Cảm giác mất mát, hụt hẫng khi vắng những con tàu, những chiến hữu khoác phi bào quen thuộc trong khi súng vẫn nổ, nổ còn ròn rã, ác liệt… Làm sao đây? Ai đưa tôi bay đến Xuyên Mộc, Bình Giả, Ðất Ðỏ… những địa danh ngập tràn máu lửa, đạn bom. Ai giúp tôi đây ngoài những chiến hữu KQ mọi ngày? Quân dân Phước Tuy tôi rất anh hùng nhưng nhiều gian truân, một mình gánh ba bốn mật khu: Hắc Dịch, Mây Tào, Minh Ðạm, Châu Pha… chưa kể những điểm nóng Ðất Ðỏ Võ thị Sáu, Long Sơn hải đảo, Trường Sa mịt mù xa tắp biển Ðông… Càng những năm tháng cuối cuộc chiến, bạn bè KQ tôi càng nhọc nhằn, vất vả, lao đao, hết bay ngày lại bay đêm, biệt phái, cơm hàng cháo chợ… Cuộc sống ngoài đời còn chật vật, khó khăn nói gì lương lính. Thấy ngoài phố phi bào, P38 bên mình oai dũng, trên “piste” Huỳnh Hữu Bạc, Phượng Hoàng bay bướm, chơi sang với bạn bè, người tình kiêu sa, nhưng sáng đi bay trước khi cất cánh từ phi công, xạ thủ, cơ phi vẫn không quên kiểm lại lương khô, mì gói… chưa kể khi biệt phái dài ngày còn đôn đáo, tả tơi…

 

 

 
 

 

 

 

Thời Tướng tàu bay NCK, chủ tịch Hành Pháp Trung Ương tự mệnh danh chánh phủ dân nghèo, cấm mọi chi phí tiếp tân, “hành quyết” tham nhũng từ một triệu đồng. Những chánh phủ kế “kiệm ước song hành”, “đường săng đại huynh”, khó khăn chồng chất, bao nhiêu quy định gắt gao. Nhưng 3, 4 năm liền tới khi mất nước, Phước Tuy chưa một ngày nỡ để phi hành đoàn tự túc lương khô. Mỗi cuối tháng, nhìn chóng mặt tập hóa đơn nhà hàng Hải Thiên từ Tiểu Khu mang trình xin thanh toán giúp. Nguyên tắc nào nếu không du di khoản trồng hoa, cắt cỏ, sơn vôi, biểu ngữ… để chiến sĩ ấm lòng cơm dẻo, canh ngọt, cà-phê, thuốc lá. Năm thì mười họa thịt rừng cũng chẳng quên nhau. Một chiều Biên Hòa, Phước Tuy nhốn nháo vì báo tàu về mà chưa đến bãi. Ðịa Phương Quân, Nghĩa Quân bung ra sục sạo. Nửa đêm, phe ta lóp ngóp từ mật khu Mây Tào lội ra quốc lộ. Tàu đáp khẩn cấp kỹ thuật hay cao hứng tìm thịt rừng ai biết thực hư.


Nhắc đến tướng Kỳ lại nhớ chuyện bộ râu. Năm ông còn thiếu tá đến các trường giới thiệu KQ. Lớp tôi có một tay thuộc loại cà chớn, hỏi đủ chuyện chưa đã còn “quay” luôn ông Kỳ. “Quân kỷ cấm quân nhân các cấp để râu, sao thiếu tá không chấp hành?” Ông Kỳ vẫn nụ cười cố hữu, gật gù:“Râu này là râu có sắc lệnh đó. Khi TTM ban lệnh cấm, tôi đã cạo ngay. Một hôm lái tàu cho Ngô Tổng Thống, Cụ quay nhìn tôi hỏi sao lại cạo râu. Tôi trình vì chấp hành lệnh TTM. Tổng Thống nói: “Cấm chung mọi người chứ Chú để râu mới tỏ nét hào hùng”. Sau khi được lời, tôi liền để râu trở lại”.


Chẳng biết câu chuyện đúng thật tới đâu chỉ biết thời đó, quân nhân nào muốn để râu phải làm đơn lên TTM kèm hai tấm hình có râu và không có râu. TTM thuận hay bác tùy trường hợp. Tôi nghĩ quy định này dành cho quân nhân Phòng, Sở chứ “mút mùa lệ thủy” tác chiến thì để hay không nào có khác gì.


Bắt qua chuyện râu trong tù CT sau này. Trại tôi có mấy bác trọng tuổi, ngày trước đã từng để râu. Vào tù, các “anh già” (ngôn ngữ VC) buộc phải cạo sạch. Các bác “phản ảnh” xin được để râu như trước. Quản giáo quát tháo: ”Già gì! chỉ có Bác mới già, các anh “náo nếu”, cạo tuốt”. Sau này nghĩ lại mới biết râu chỉ dành cho “Bác”, “Bác” Tôn thay ngôi “Bác” Hồ cũng chỉ được quyền tí ti râu mép, tất cả lãnh đạo lụ khụ nhưng nào ai có râu đâu.


Chuyển sang chuyện lon lá. Ai cũng biết hầu hết các nước đều cho ba quân chủng đeo cấp hiệu (lon) đồng nhất quốc tế gồm Hải Quân, Không Quân, Thiết Giáp. Lý do dễ hiểu vì truyền thống lâu đời và thực tế cả ba quân chủng có phạm vi hoạt động ra ngoài phạm vi lãnh thổ, hải phận, không phận quốc gia, có tầm vóc quốc tế từ trang bị, huấn luyện, luật lệ… Cả ba dùng vạch thẳng (SQ), chữ V (HSQ) đeo trên cầu vai. Hải, Không Quân dùng vạch kim tuyến (vàng), riêng Thiết Giáp dùng ngân tuyến (bạc). Thủy Quân Lục Chiến thoát thai từ Hải Quân nên mang cấp bậc tương tợ. Không hiểu nguyên do nào từ khi thay đổi, dùng hoa mai chỉ có hải quân, thủy quân lục chiến tiếp tục đeo vạch như xưa, còn không quân, thiết giáp giống như bộ binh. Xin các chiến hữu giải thích lý do giúp cho NDTV tôi.


Chính vì cấp hiệu thiếu đồng nhất nên thời 1956, 57 khi SQ Bảo An (Ðịa Phương Quân) du học Hoa Kỳ có chuyện vui vui lon lá. Thiếu Uý Bảo An đeo lon vai hình hoa thị nhiều cánh, thêm hai nhánh lúa ôm vòng. Vào trường, chẳng riêng những cấp Úy mà cả Thiếu, Trung Tá cũng chào lia lịa, một điều “Yes, Sir” hai điều “Yes, Sir”. Sĩ quan HK cấp Úy khỏi nói, Thiếu Tá mới được một lá vàng, Trung Tá mới lá bạc trên ve áo. Thiếu Úy Bảo An chúng ta đã mang vai bông bạc, thêm hai chùm lá lúa khác gì thiên tuế (Palm) ôm vòng quanh thì ít gì cũng Chuẩn… Tướng, Thiếu Tướng nên Thiếu, Trung Tá nghiêm chào là đúng quá rồi.


Sang thời đệ nhị cộng hòa, nhờ oai danh tướng “tàu bay” nên KQ càng thăng hoa, chắp cánh. Ðại Tướng Viên, Nguyễn Khánh đều học bay đề phòng “biểu dương lực lượng”, “chỉnh lý” lôi thôi. Sau chiến dịch Bắc Phạt, Tướng Kỳ chiến thắng bay về, cho lệnh trưng khắp công viên những tấm bảng lớn họa hình, tiểu sử, chiến công các anh hùng KQ: Phạm Phú Quốc, Trần Thế Vinh… gần tượng đài các vị thánh tổ các quân binh chủng. Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc” ra đời vào những năm này:


“Anh Quốc ơi!
Từ nay trong gió xa khơi
Từ nay trong đám mây trôi
Có hồn anh trong cõi lòng tôi”

(Phạm Duy)


Rồi đến những ngày tháng sau cùng cuộc chiến, quân dân ta rơi vào cơn lốc thương đau. Người em tôi trở về, phi bào rách nát, quăng túi đồ bay ném nỗi giận hờn lên vợ: “Thôi từ nay khỏi còn cằn nhằn mỗi khi đi bay, biệt phái. Mất Pleiku, Ðà Nẵng cả rồi!”. Nói xong, nằm vật ra như người vừa thua canh bạc lớn. Những giờ phút chót, cùng đường tắc lối, phi bào lúc mặc vào rồi vội cởi ra vì đặc công, trở cờ 30 đầy rẫy Sài Gòn. Cuối cùng chạy tới sân banh gần cầu Công Lý, rọi kính chiếu kêu cứu, con tàu sắp đáp nhưng người đông như kiến làm sao. Trở qua Trương Minh Ký, tàu loay hoay gãy cánh nằm gục nóc nhà.

 


Sau ngày mất nước, quân binh chủng nào VC cũng gọi ta quân “Ngụy”. Trong tù bọn “quản giáo” bắt đọc “Kể Chuyện Giặc Lái” để chỉ chúng ta, riêng “cách mạng” mới có phi công (nhưng lại gọi nhau “huấn luyện viên người lái”), chữ nghĩa thật nhiêu khê! VC đến 75 vẫn chưa có riêng không quân, chỉ gom thành “bộ phận phòng không, không quân”. Dù chúng cố tình hạ nhục chúng ta, nhưng Bảo Ninh trong “Nỗi Buồn Chiến Tranh” đã thú nhận: “nhiều cán binh sống sót trở về Hà nội, đứng dưới quạt trần vẫn toát mồ hôi, lạnh cẳng vì nỗi kinh hoàng, ám ảnh tiếng quạt trực thăng săn đuổi”. Thảo nào chúng chẳng liệt ta vào “nhất Phi, nhì Pháo”.

 

 

 


Mới đây được ló bộ mặt phản phúc trên TV, tên phi công nằm vùng Nguyễn Thành Trung ra bộ xót xa, còn mỉa mai chúng ta ngày nay tuy vật chất có phần hơn nhưng thua hắn vì thiếu quê hương. Vị Giáo Sư cựu Tư Lệnh khi được mời phát biểu đã nói: “…chúng tôi còn hơn hẳn vì có anh em, điều NTT chẳng bao giờ có”.

 

 

 


Thật chí lý: đã là kẻ phản bội, dù thời nào, sao còn có được anh em.
 

 

Nguyễn Ðình Phúc (NDTV) 

 


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm