Hình Ảnh & Sự Kiện
Công xưởng khổng lồ chuyên hóa kiếp máy bay chở khách
Người ta có thể tận dụng tới 87% vật liệu cấu thành một chiếc máy bay ngừng hoạt động để phục vụ các ngành công nghiệp khác.
Tarmac Aerosave là xưởng hóa kiếp máy bay nổi tiếng hàng đầu thế giới. Người ta gọi nó là công xưởng đưa những chiếc máy bay đã chết trở lại cuộc sống. Tại đây, những chiếc phi cơ không còn hoạt động sẽ bị "xẻ thịt" để lấy vật liệu có khả năng tái chế nhằm phục vụ các ngành công nghiệp khác.
Đại công xưởng hóa kiếp máy bay nằm tại Thung lũng hàng không vũ trụ, một cụm từ chuyên chỉ khu vực có các công ty hoạt động trong lĩnh vực này gần thị trấn Tarbes, miền nam nước Pháp. Sebastien Medan, người đứng đầu công ty cho biết: “Chúng tôi sẽ nhận những chiếc máy bay cũ và vòng đời của nó hoàn tất khi các công nhân lấy hết mọi vật liệu có thể tái sử dụng”.
Quá trình tháo dỡ tại Tarmac Aerosave khá chuyên nghiệp. Đội ngũ công nhân lành nghề của họ tháo dỡ cẩn thận càng máy bay và cánh tà để có thể lắp đặt chúng trên những chiếc phi cơ khác. Buồng lái được cắt rời để tạo thành các buồng lái giả lập. Các loại vật liệu còn sót lại được bán theo kiểu phế liệu cho các công ty tái chế.
Người ta sử dụng những thiết bị hiện đại để giúp việc tháo dỡ máy bay diễn ra an toàn và nhanh gọn. Hiện nay, Tarmac Aerosave có thể tái sử dụng 87% vật liệu cấu thành một chiếc phi cơ, nhưng họ hi vọng sẽ đẩy con số này lên tới 90% nhằm tận dụng hầu như mọi thứ từ những chiếc máy bay.
Airbus, công ty mẹ của Tarmac, ước đoán có tới 9.000 máy bay chở khách sẽ bị thải khỏi biên chế các hãng hàng không trong 20 năm tới. Nhu cầu tái chế máy bay đã qua sử dụng ngày càng cao. Vật liệu từ quá trình tái chế máy bay rất hữu ích cho các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là hàng không.
Trong khi đó, phí lưu trữ một chiếc máy bay đã qua sử dụng có thể ngốn tới 25.000 USD/tháng. Nó là khoản tiền lớn nếu so sánh với chi phí 125.000 tới 185.000 USD cho việc hóa kiếp máy bay. Công ty chủ quản vẫn được quyền bán các bộ phận có thể sử dụng của máy bay để thu lại các khoản kinh phí.
Lợi ích kinh tế lớn khiến nhiều hãng hàng không trên khắp thế giới chuyển máy bay đã qua sử dụng về Tarmac Aerosave. Đây là cách tiết kiệm nhất nhằm xử lý một chiếc máy bay đã qua sử dụng mà vẫn hạn chế tối thiểu tác động xấu tới môi trường.
Trong khi đó, ngoài khoản tiền công, Tarmac Aerosave còn tin rằng việc tháo dỡ máy bay đã qua sử dụng sẽ giúp các kỹ sư hoàn thiện hơn những chiếc máy bay trong tương lai. Công việc này giúp họ hiểu rõ mọi yếu tố tác động lên một chiếc máy bay trong quá trình hoạt động. Nó giúp khắc phục những thiếu sót mà những máy bay thế hệ cũ gặp phải.
Tarmac đang mở rộng quy mô để có thể tháo dỡ nhiều dòng máy bay khác nhau. Đại diện công ty cho biết: “Thay vì vứt bỏ những chiếc máy bay đã qua sử dụng, chúng tôi sẽ tạo cơ hội cho chúng tái sinh”.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Công xưởng khổng lồ chuyên hóa kiếp máy bay chở khách
Người ta có thể tận dụng tới 87% vật liệu cấu thành một chiếc máy bay ngừng hoạt động để phục vụ các ngành công nghiệp khác.
Tarmac Aerosave là xưởng hóa kiếp máy bay nổi tiếng hàng đầu thế giới. Người ta gọi nó là công xưởng đưa những chiếc máy bay đã chết trở lại cuộc sống. Tại đây, những chiếc phi cơ không còn hoạt động sẽ bị "xẻ thịt" để lấy vật liệu có khả năng tái chế nhằm phục vụ các ngành công nghiệp khác.
Đại công xưởng hóa kiếp máy bay nằm tại Thung lũng hàng không vũ trụ, một cụm từ chuyên chỉ khu vực có các công ty hoạt động trong lĩnh vực này gần thị trấn Tarbes, miền nam nước Pháp. Sebastien Medan, người đứng đầu công ty cho biết: “Chúng tôi sẽ nhận những chiếc máy bay cũ và vòng đời của nó hoàn tất khi các công nhân lấy hết mọi vật liệu có thể tái sử dụng”.
Quá trình tháo dỡ tại Tarmac Aerosave khá chuyên nghiệp. Đội ngũ công nhân lành nghề của họ tháo dỡ cẩn thận càng máy bay và cánh tà để có thể lắp đặt chúng trên những chiếc phi cơ khác. Buồng lái được cắt rời để tạo thành các buồng lái giả lập. Các loại vật liệu còn sót lại được bán theo kiểu phế liệu cho các công ty tái chế.
Người ta sử dụng những thiết bị hiện đại để giúp việc tháo dỡ máy bay diễn ra an toàn và nhanh gọn. Hiện nay, Tarmac Aerosave có thể tái sử dụng 87% vật liệu cấu thành một chiếc phi cơ, nhưng họ hi vọng sẽ đẩy con số này lên tới 90% nhằm tận dụng hầu như mọi thứ từ những chiếc máy bay.
Airbus, công ty mẹ của Tarmac, ước đoán có tới 9.000 máy bay chở khách sẽ bị thải khỏi biên chế các hãng hàng không trong 20 năm tới. Nhu cầu tái chế máy bay đã qua sử dụng ngày càng cao. Vật liệu từ quá trình tái chế máy bay rất hữu ích cho các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là hàng không.
Trong khi đó, phí lưu trữ một chiếc máy bay đã qua sử dụng có thể ngốn tới 25.000 USD/tháng. Nó là khoản tiền lớn nếu so sánh với chi phí 125.000 tới 185.000 USD cho việc hóa kiếp máy bay. Công ty chủ quản vẫn được quyền bán các bộ phận có thể sử dụng của máy bay để thu lại các khoản kinh phí.
Lợi ích kinh tế lớn khiến nhiều hãng hàng không trên khắp thế giới chuyển máy bay đã qua sử dụng về Tarmac Aerosave. Đây là cách tiết kiệm nhất nhằm xử lý một chiếc máy bay đã qua sử dụng mà vẫn hạn chế tối thiểu tác động xấu tới môi trường.
Trong khi đó, ngoài khoản tiền công, Tarmac Aerosave còn tin rằng việc tháo dỡ máy bay đã qua sử dụng sẽ giúp các kỹ sư hoàn thiện hơn những chiếc máy bay trong tương lai. Công việc này giúp họ hiểu rõ mọi yếu tố tác động lên một chiếc máy bay trong quá trình hoạt động. Nó giúp khắc phục những thiếu sót mà những máy bay thế hệ cũ gặp phải.
Tarmac đang mở rộng quy mô để có thể tháo dỡ nhiều dòng máy bay khác nhau. Đại diện công ty cho biết: “Thay vì vứt bỏ những chiếc máy bay đã qua sử dụng, chúng tôi sẽ tạo cơ hội cho chúng tái sinh”.