Kinh Đời

Cuba thức giấc ( Thế thì còn ai canh gác cho Việt cộng ngủ? )

Nếu người Việt lưu vong có Orange County thì người Cuba lưu vong có Miami. Nếu ở Orange County có Little Saigon thì ở Miami có Little Havana.
Từ 50 năm qua mới có một tàu du lịch đầu tiên của Mỹ, chở khách từ Miami đến Havana ngày 2 tháng 5 (Ảnh Adalberto Roque/Agence France-Presse via Getty Images)
Từ 50 năm qua mới có một tàu du lịch đầu tiên của Mỹ, chở khách từ Miami đến Havana ngày 2 tháng 5 (Ảnh Adalberto Roque/Agence France-Presse via Getty Images)
Một bài phóng sự

Nếu người Việt lưu vong có Orange County thì người Cuba lưu vong có Miami. Nếu ở Orange County có Little Saigon thì ở Miami có Little Havana. (Chỉ khác một điều là người Cuba lưu vong đoàn kết hơn người Việt, nhờ vậy, họ có nhiều đại diện cấp liên bang, tiểu bang, thành phố và trong các đại công ty, như Coca Cola.)

Bên trong Little Havana có cửa hàng “Nooo! Que Barato!” tạm dịch “Chu choa! Quá rẻ!” Trước đây, cửa hàng này đã tấp nập sẵn, nhưng kể từ sau khi Hoa Kỳ và Cuba tuyên bố chính thức mở lại bang giao vào cuối năm 2014, và sau chuyến đi Cuba của Tổng thống Obama hồi tháng 3 vừa qua, cửa hàng này ngày càng tiền vô như nước.

Lý do: người Mỹ gốc Cuba chen chân vào tiệm này để mua những món hàng có giá hạ để gửi về cho bà con bên nhà.

Thật vậy, một gói 6 cái chuối chiên cho phụ nữ chỉ có $5.99, một áo thun cánh liền ông “mát-ze in Vietnam” cũng chỉ $5.99.

Người dân Cuba lâu nay vẫn trông cậy vào quà của bà con bạn bè bên Mỹ. Mỗi năm, người Mỹ gốc Cuba trung bình gửi về khoảng 2,5 tỉ đô la, người gửi đa số sống tại Miami và vùng phụ cận.

Chính phủ của Tổng thống Obama đã gỡ bỏ giới hạn số tiền gửi về cho thân nhân bên Cuba, và cho phép gửi về một số hàng trước đây bị cấm. Những chuyến phà từ Mỹ đến Cuba và đường bưu điện được mở lại làm cho hàng hóa mang vào dễ hơn.

Người Mỹ gốc Cuba ở Miami nói rằng lâu nay họ vẫn vui vẻ cung cấp cho bà con đau khổ thiếu thốn bên nhà những nhu yếu phẩm để có thể ăn no mặc ấm. Nhưng kể từ khi cánh cửa tự do đã mở ra, bà con bên nhà bỗng dưng quay sang yêu cầu những món theo kiểu ăn ngon mặc đẹp.

Hiện tượng này khiến nhiều người ở Little Havana lười nhấc điện thoại để khỏi phải trả lời những đơn đặt hàng hiệu hoặc mỹ phẩm cao cấp. Kẹt quá thì họ bịa ra lý do để khỏi phải nghe điện thoại.

Bà Eloisa Canova, có mấy em gái vẫn còn ở Cuba cho biết: “Tôi nghe điện thoại nhưng nói, chị đang lái xe trong đường hầm, sóng chập chờn, không nghe rõ, hả, hả, hả… không nghe gì hết. Chán ơi là chán.”

Ngoài đồ lót và quần áo, bà con bên nhà cũng yêu cầu iPhone 6, kính Ray-Ban, giày Nike; nhưng quan trọng nhất vẫn là đô la Mỹ, để họ có tiền mua các phút bỏ vào các thẻ điện thoại di động. Người nào có nhiều phút trên điện thoại sẽ có dịp lướt Internet, tra cứu những món hàng xịn trên không gian cyber để yêu cầu bà con bên Miami mua gửi về cho mình.

Món hàng ưu tiên 1 xin gửi về vẫn là điện thoại di động. Nhưng không phải hiệu nào cũng được, mà phải là iPhone 6, dưới 6 là không ổn. Chẳng những vậy mà họ còn đặt trước những sản phẩm sắp ra của Apple. Laptop và máy tính bảng cũng có ưu tiên cao.

Nhờ được truy cập Internet thoải mái hơn trước, người dân Cuba bây giờ mở ra được một cánh cửa mới, biết được những món hàng cao cấp của các nước phương Tây. Năm ngoái, anh em Castro đã tăng những điểm có wifi lên thành 65 và hứa năm nay sẽ có thêm 58 điểm. Tốc độ truy cập Internet cũng bắt đầu khá hơn.

Năm 2014, trong số 11 triệu dân Cuba có 2,5 triệu người thuê bao điện thoại di động. Qua đến năm 2015 có 3,4 triệu.

Cuba vẫn là nước có ít người sử dụng Internet nhất trong số các nước khu vực Tây Bán Cầu. Ước tính vào khoảng 10% dân Cuba có điều kiện truy cập Internet. Ngay tại trung tâm Havana, nhiều người tụ tập quanh những điểm có wifi công cộng, đến giờ khuya vẫn còn thấy họ bấm bấm quẹt quẹt để gửi tin nhắn hoặc lướt web.

Ngoài điện thoại di động, các món hàng ưu tiên yêu cầu gửi về còn có đồ lót, nội y, cho phụ nữ. Nhưng các cô các bà sành điệu bây giờ không còn muốn loại chuối chiên bán theo lố nữa mà chỉ muốn của Victoria’s Secret thôi.

Còn các ông? Cư dân Miami 66 tuổi, ông Luis Nieves, rời Cuba năm 1999: “Mấy ông bạn tôi chỉ muốn thuốc Vê màu xanh xanh. Tôi trả lời họ ở bên này tôi không xài thứ đó, và đương nhiên nếu tôi không xài thì tôi không gửi.”

Chỉ có thành phần có thân nhân bên Mỹ viện trợ mới có cuộc sống tạm ổn, còn đa số người dân Cuba vẫn còn thiếu những món cần thiết. Nhiều cửa hàng có những kệ trống trơn. Lương tháng trung bình, nếu may mắn kiệm được việc, chưa tới 25 đô la Mỹ.

Bà Sandra Cordero là một giáo viên rời Cuba năm 1980, có chồng làm tài xế xe tải. Bà nói bây giờ thì đơn đặt hàng có cả thuốc sơn móng tay, giầy xịn, máy ép tóc cho thẳng: “Thật tình mà nói, tôi chẳng vui vẻ gì. Cách đây mấy năm họ chẳng hề xin những những món đấy. Vấn đề thực sự ở đây là họ không hiểu, họ bị cô lập với thế giới bên ngoài khá lâu nên cứ tưởng ở bên Mỹ này đồng đô la từ trời rơi xuống.”

Ông Alfonso Martin, giáo sư môn văn học Tây Ban Nha kể lại vào năm 2013, hai người em họ ông ở Havana thuộc độ tuổi dưới 30 xin ông gửi iPhone, ông đã gửi cho họ hai chiếc loại 4s vào dịp Giáng Sinh. Năm ngoái, tức là chưa đầy hai năm, họ lại xin hai máy loại 6s.

“Tôi hỏi họ, bộ hai máy kia hư rồi hả? Họ trả lời không, chúng em chỉ muốn bắt kịp thời đại. Tôi từ chối và họ có vẻ giận dỗi. Sau đó ngồi nghĩ lại, tôi thử đặt mình vào vị trí của họ. Họ đang thiếu thốn và chỉ muốn có những gì mà người khác đang sở hữu. Nhưng sự thật là vào lúc nhận được yêu cầu của họ, chính tôi cũng không biết Apple đã ra loại iPhone 6.”

Phong trào thèm thuồng các sản phẩm và dịch vụ của phe tư bản khiến cho anh em nhà Castro rất khó để xóa bỏ giai cấp, tiến lên thế giới đại đồng, không còn người bóc lột người, và cuối cùng, khi mà giai cấp trung lưu lan rộng, sẽ trở thành một thách thức cho chế độ.

Một buổi sáng mới đây trong quán Versailles, một tiệm ăn quen thuộc tại Little Havana mà người Cuba lưu vong hay tụ tập, các khách hàng chia nhau xem và bàn tán tin trên tờ báo nói về buổi trình diễn thời trang của hàng Chanel ngay tại trung tâm Havana.

Ông Andy Castro, rời Cuba năm 1961, phát biểu: “Người dân Cuba chưa bao giờ được xem một buổi trình diễn thời trang như thế cả. Bây giờ thì bất kỳ người phụ nữ nào ở Cuba cũng mong có một bộ đồ và các món phụ tùng của Chanel.”


Lời bàn của Mao Tốn Cơm

Bài phóng sự trên tờ Washington Post cho thấy kể từ khi hai anh em nhà Castro bỏ ngoài tai lời anh Sáu Phong, không còn muốn cùng với đảng Cộng sản Việt Nam thay phiên nhau canh giữ hòa bình thế giới, người dân Cuba bây giờ đang có phong trào thi đua… không phải trong lao động mà trong hưởng thụ những sản phẩm và dịch vụ của bọn tư bản giãy chết.

Những cảnh nửa mếu nửa cười trong bài phóng sự có làm chúng ta nhớ lại cái thời ngay sau 75, người dân các đô thị miền Nam trông chờ các thùng quà của thân nhân ở các nước phương Tây gửi về? Các thùng quà đã giúp nhiều gia đình có được những bữa cơm có tí thịt, nhưng cũng làm chia rẽ, tan nát một số gia đình.

Tất cả chỉ vì… đói sau khi được… giải phóng, bên thắng cuộc đưa bên thua cuộc trở về thời kỳ đồ đá. Ai không tin chuyện này thì cứ hỏi những người chưa hề sống ở miền Nam trước 75 như Dương Thu Hương, Bọ Lập, và gần đây nhất lá Ái Vân. Giới cầm bút, giới nghệ sĩ thường rất nhạy cảm, và nhiều khi hay đi trước thời cuộc.

Khi nói đến sản phẩm và dịch vụ của tư bản, dân miền Nam đã từng biết qua quẹt Zippo, kính Ray Ban, thuốc Salem, rượu Johnny Đi Bộ… trong thời gian quân đội Mỹ có mặt. Vì thế họ không choáng ngợp khi nhìn thấy nhãn “mát-ze in USA” giống như dân miền Bắc.

Thông thường, trong ăn uống, khi ta đã từng kinh qua một món ngon nào đó rồi, thì khi gặp lại món đó, ta sẽ thưởng thức một cách từ tốn, lịch sự, chia sẻ với người cùng bàn. Ngược lại, ta sẽ phùng mang trợn má, ăn ngập mày ngập mặt, tọng đầy miệng, mồ hôi nhễ nhại, hả hê vừa nhai vừa nói vừa nốc… Bằng chứng là chỉ cần một bí thư xã cũng có một ngôi nhà to đùng.

Người dân miền Nam cũng đã từng biết qua thế nào là tự do báo chí, tự do bầu cử; họ biết quý trọng những thứ này cho nên mai đây chúng có trở lại, họ sẽ sử dụng các quyền này một cách khôn khéo, đúng đắn hơn. Đối với họ, ban tuyên giáo, chuyện hiệp thương, đảng cử dân bầu, đắc cử 99%… chỉ là những trò dỏm, nhưng vì đang ở trong thế trên đe dưới búa nên đành chấp nhận thôi.

Người dân miền Nam cũng đã biết 20 năm không theo cộng sản, họ đã chế được xe La Dalat, 40 năm bị cộng sản cai trị, một con ốc có độ bền tương đối cũng không sản xuất được.

Tại sao vẫn còn phân biệt vùng miền? Vì rõ ràng sau hơn 40 năm hai miền vẫn chưa hòa đồng được với nhau, bằng mặt nhưng không bằng lòng. Chính bác Cả Trọng công khai đầu têu chia rẽ bắc nam khi giảng rằng Tổng bí thư phải là người có  ’ný nuận’  và phải là Người  Miền Bắc.

Một khi đảng Cộng sản đổ sụp, các nhà lãnh đạo của chế độ mới cần nhận thức rõ tình hình. Trong Nam thì căm thù cộng sản. Ngoài Bắc vẫn còn nhiều người tin tưởng cộng sản vì cứ nghĩ rằng cuộc sống họ bây giờ khá hơn xưa là nhờ ơn đảng. 

Thay vì mấy gia đình chia nhau sống trong một diện tích tí teo, bây giờ họ được sống trong một căn hộ riêng biệt, có gạo trắng nước trong không cần tem phiếu, lại có xe máy tung tăng. Thành phần “ngáo Văn Ba” này không nghĩ rằng cộng sản tồn tại là nhờ công an có toàn quyền sinh sát, người dân cúi đầu cam chịu, và quan trọng nhất, nhờ có FDI và ODA, nếu không có đảng cuộc sống của họ sẽ khá hơn hiện tại, nếu có một chính quyền lương thiện, luật pháp minh bạch, Việt kiều các nơi trên thế giới sẽ ào ào đổ tiền về đầu tư, trước là để giúp nước Việt Nam khá lên, sau là có dịp về sống ở quê hương một cách thanh thản.

Trước tình hình như thế, các nhà lãnh đạo của chế độ hậu cộng sản cần khôn khéo, cẩn thận trong khi lập chủ trương chính sách. Ví dụ có nên đập tượng hoặc phá lăng giống như Saddam Hussein bên Iraq? Nếu không cẩn trọng, có thể sẽ xảy ra náo loạn, nội chiến không biết chừng?

Châu Quang

(© Đàn Chim Việt)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Cuba thức giấc ( Thế thì còn ai canh gác cho Việt cộng ngủ? )

Nếu người Việt lưu vong có Orange County thì người Cuba lưu vong có Miami. Nếu ở Orange County có Little Saigon thì ở Miami có Little Havana.
Từ 50 năm qua mới có một tàu du lịch đầu tiên của Mỹ, chở khách từ Miami đến Havana ngày 2 tháng 5 (Ảnh Adalberto Roque/Agence France-Presse via Getty Images)
Từ 50 năm qua mới có một tàu du lịch đầu tiên của Mỹ, chở khách từ Miami đến Havana ngày 2 tháng 5 (Ảnh Adalberto Roque/Agence France-Presse via Getty Images)
Một bài phóng sự

Nếu người Việt lưu vong có Orange County thì người Cuba lưu vong có Miami. Nếu ở Orange County có Little Saigon thì ở Miami có Little Havana. (Chỉ khác một điều là người Cuba lưu vong đoàn kết hơn người Việt, nhờ vậy, họ có nhiều đại diện cấp liên bang, tiểu bang, thành phố và trong các đại công ty, như Coca Cola.)

Bên trong Little Havana có cửa hàng “Nooo! Que Barato!” tạm dịch “Chu choa! Quá rẻ!” Trước đây, cửa hàng này đã tấp nập sẵn, nhưng kể từ sau khi Hoa Kỳ và Cuba tuyên bố chính thức mở lại bang giao vào cuối năm 2014, và sau chuyến đi Cuba của Tổng thống Obama hồi tháng 3 vừa qua, cửa hàng này ngày càng tiền vô như nước.

Lý do: người Mỹ gốc Cuba chen chân vào tiệm này để mua những món hàng có giá hạ để gửi về cho bà con bên nhà.

Thật vậy, một gói 6 cái chuối chiên cho phụ nữ chỉ có $5.99, một áo thun cánh liền ông “mát-ze in Vietnam” cũng chỉ $5.99.

Người dân Cuba lâu nay vẫn trông cậy vào quà của bà con bạn bè bên Mỹ. Mỗi năm, người Mỹ gốc Cuba trung bình gửi về khoảng 2,5 tỉ đô la, người gửi đa số sống tại Miami và vùng phụ cận.

Chính phủ của Tổng thống Obama đã gỡ bỏ giới hạn số tiền gửi về cho thân nhân bên Cuba, và cho phép gửi về một số hàng trước đây bị cấm. Những chuyến phà từ Mỹ đến Cuba và đường bưu điện được mở lại làm cho hàng hóa mang vào dễ hơn.

Người Mỹ gốc Cuba ở Miami nói rằng lâu nay họ vẫn vui vẻ cung cấp cho bà con đau khổ thiếu thốn bên nhà những nhu yếu phẩm để có thể ăn no mặc ấm. Nhưng kể từ khi cánh cửa tự do đã mở ra, bà con bên nhà bỗng dưng quay sang yêu cầu những món theo kiểu ăn ngon mặc đẹp.

Hiện tượng này khiến nhiều người ở Little Havana lười nhấc điện thoại để khỏi phải trả lời những đơn đặt hàng hiệu hoặc mỹ phẩm cao cấp. Kẹt quá thì họ bịa ra lý do để khỏi phải nghe điện thoại.

Bà Eloisa Canova, có mấy em gái vẫn còn ở Cuba cho biết: “Tôi nghe điện thoại nhưng nói, chị đang lái xe trong đường hầm, sóng chập chờn, không nghe rõ, hả, hả, hả… không nghe gì hết. Chán ơi là chán.”

Ngoài đồ lót và quần áo, bà con bên nhà cũng yêu cầu iPhone 6, kính Ray-Ban, giày Nike; nhưng quan trọng nhất vẫn là đô la Mỹ, để họ có tiền mua các phút bỏ vào các thẻ điện thoại di động. Người nào có nhiều phút trên điện thoại sẽ có dịp lướt Internet, tra cứu những món hàng xịn trên không gian cyber để yêu cầu bà con bên Miami mua gửi về cho mình.

Món hàng ưu tiên 1 xin gửi về vẫn là điện thoại di động. Nhưng không phải hiệu nào cũng được, mà phải là iPhone 6, dưới 6 là không ổn. Chẳng những vậy mà họ còn đặt trước những sản phẩm sắp ra của Apple. Laptop và máy tính bảng cũng có ưu tiên cao.

Nhờ được truy cập Internet thoải mái hơn trước, người dân Cuba bây giờ mở ra được một cánh cửa mới, biết được những món hàng cao cấp của các nước phương Tây. Năm ngoái, anh em Castro đã tăng những điểm có wifi lên thành 65 và hứa năm nay sẽ có thêm 58 điểm. Tốc độ truy cập Internet cũng bắt đầu khá hơn.

Năm 2014, trong số 11 triệu dân Cuba có 2,5 triệu người thuê bao điện thoại di động. Qua đến năm 2015 có 3,4 triệu.

Cuba vẫn là nước có ít người sử dụng Internet nhất trong số các nước khu vực Tây Bán Cầu. Ước tính vào khoảng 10% dân Cuba có điều kiện truy cập Internet. Ngay tại trung tâm Havana, nhiều người tụ tập quanh những điểm có wifi công cộng, đến giờ khuya vẫn còn thấy họ bấm bấm quẹt quẹt để gửi tin nhắn hoặc lướt web.

Ngoài điện thoại di động, các món hàng ưu tiên yêu cầu gửi về còn có đồ lót, nội y, cho phụ nữ. Nhưng các cô các bà sành điệu bây giờ không còn muốn loại chuối chiên bán theo lố nữa mà chỉ muốn của Victoria’s Secret thôi.

Còn các ông? Cư dân Miami 66 tuổi, ông Luis Nieves, rời Cuba năm 1999: “Mấy ông bạn tôi chỉ muốn thuốc Vê màu xanh xanh. Tôi trả lời họ ở bên này tôi không xài thứ đó, và đương nhiên nếu tôi không xài thì tôi không gửi.”

Chỉ có thành phần có thân nhân bên Mỹ viện trợ mới có cuộc sống tạm ổn, còn đa số người dân Cuba vẫn còn thiếu những món cần thiết. Nhiều cửa hàng có những kệ trống trơn. Lương tháng trung bình, nếu may mắn kiệm được việc, chưa tới 25 đô la Mỹ.

Bà Sandra Cordero là một giáo viên rời Cuba năm 1980, có chồng làm tài xế xe tải. Bà nói bây giờ thì đơn đặt hàng có cả thuốc sơn móng tay, giầy xịn, máy ép tóc cho thẳng: “Thật tình mà nói, tôi chẳng vui vẻ gì. Cách đây mấy năm họ chẳng hề xin những những món đấy. Vấn đề thực sự ở đây là họ không hiểu, họ bị cô lập với thế giới bên ngoài khá lâu nên cứ tưởng ở bên Mỹ này đồng đô la từ trời rơi xuống.”

Ông Alfonso Martin, giáo sư môn văn học Tây Ban Nha kể lại vào năm 2013, hai người em họ ông ở Havana thuộc độ tuổi dưới 30 xin ông gửi iPhone, ông đã gửi cho họ hai chiếc loại 4s vào dịp Giáng Sinh. Năm ngoái, tức là chưa đầy hai năm, họ lại xin hai máy loại 6s.

“Tôi hỏi họ, bộ hai máy kia hư rồi hả? Họ trả lời không, chúng em chỉ muốn bắt kịp thời đại. Tôi từ chối và họ có vẻ giận dỗi. Sau đó ngồi nghĩ lại, tôi thử đặt mình vào vị trí của họ. Họ đang thiếu thốn và chỉ muốn có những gì mà người khác đang sở hữu. Nhưng sự thật là vào lúc nhận được yêu cầu của họ, chính tôi cũng không biết Apple đã ra loại iPhone 6.”

Phong trào thèm thuồng các sản phẩm và dịch vụ của phe tư bản khiến cho anh em nhà Castro rất khó để xóa bỏ giai cấp, tiến lên thế giới đại đồng, không còn người bóc lột người, và cuối cùng, khi mà giai cấp trung lưu lan rộng, sẽ trở thành một thách thức cho chế độ.

Một buổi sáng mới đây trong quán Versailles, một tiệm ăn quen thuộc tại Little Havana mà người Cuba lưu vong hay tụ tập, các khách hàng chia nhau xem và bàn tán tin trên tờ báo nói về buổi trình diễn thời trang của hàng Chanel ngay tại trung tâm Havana.

Ông Andy Castro, rời Cuba năm 1961, phát biểu: “Người dân Cuba chưa bao giờ được xem một buổi trình diễn thời trang như thế cả. Bây giờ thì bất kỳ người phụ nữ nào ở Cuba cũng mong có một bộ đồ và các món phụ tùng của Chanel.”


Lời bàn của Mao Tốn Cơm

Bài phóng sự trên tờ Washington Post cho thấy kể từ khi hai anh em nhà Castro bỏ ngoài tai lời anh Sáu Phong, không còn muốn cùng với đảng Cộng sản Việt Nam thay phiên nhau canh giữ hòa bình thế giới, người dân Cuba bây giờ đang có phong trào thi đua… không phải trong lao động mà trong hưởng thụ những sản phẩm và dịch vụ của bọn tư bản giãy chết.

Những cảnh nửa mếu nửa cười trong bài phóng sự có làm chúng ta nhớ lại cái thời ngay sau 75, người dân các đô thị miền Nam trông chờ các thùng quà của thân nhân ở các nước phương Tây gửi về? Các thùng quà đã giúp nhiều gia đình có được những bữa cơm có tí thịt, nhưng cũng làm chia rẽ, tan nát một số gia đình.

Tất cả chỉ vì… đói sau khi được… giải phóng, bên thắng cuộc đưa bên thua cuộc trở về thời kỳ đồ đá. Ai không tin chuyện này thì cứ hỏi những người chưa hề sống ở miền Nam trước 75 như Dương Thu Hương, Bọ Lập, và gần đây nhất lá Ái Vân. Giới cầm bút, giới nghệ sĩ thường rất nhạy cảm, và nhiều khi hay đi trước thời cuộc.

Khi nói đến sản phẩm và dịch vụ của tư bản, dân miền Nam đã từng biết qua quẹt Zippo, kính Ray Ban, thuốc Salem, rượu Johnny Đi Bộ… trong thời gian quân đội Mỹ có mặt. Vì thế họ không choáng ngợp khi nhìn thấy nhãn “mát-ze in USA” giống như dân miền Bắc.

Thông thường, trong ăn uống, khi ta đã từng kinh qua một món ngon nào đó rồi, thì khi gặp lại món đó, ta sẽ thưởng thức một cách từ tốn, lịch sự, chia sẻ với người cùng bàn. Ngược lại, ta sẽ phùng mang trợn má, ăn ngập mày ngập mặt, tọng đầy miệng, mồ hôi nhễ nhại, hả hê vừa nhai vừa nói vừa nốc… Bằng chứng là chỉ cần một bí thư xã cũng có một ngôi nhà to đùng.

Người dân miền Nam cũng đã từng biết qua thế nào là tự do báo chí, tự do bầu cử; họ biết quý trọng những thứ này cho nên mai đây chúng có trở lại, họ sẽ sử dụng các quyền này một cách khôn khéo, đúng đắn hơn. Đối với họ, ban tuyên giáo, chuyện hiệp thương, đảng cử dân bầu, đắc cử 99%… chỉ là những trò dỏm, nhưng vì đang ở trong thế trên đe dưới búa nên đành chấp nhận thôi.

Người dân miền Nam cũng đã biết 20 năm không theo cộng sản, họ đã chế được xe La Dalat, 40 năm bị cộng sản cai trị, một con ốc có độ bền tương đối cũng không sản xuất được.

Tại sao vẫn còn phân biệt vùng miền? Vì rõ ràng sau hơn 40 năm hai miền vẫn chưa hòa đồng được với nhau, bằng mặt nhưng không bằng lòng. Chính bác Cả Trọng công khai đầu têu chia rẽ bắc nam khi giảng rằng Tổng bí thư phải là người có  ’ný nuận’  và phải là Người  Miền Bắc.

Một khi đảng Cộng sản đổ sụp, các nhà lãnh đạo của chế độ mới cần nhận thức rõ tình hình. Trong Nam thì căm thù cộng sản. Ngoài Bắc vẫn còn nhiều người tin tưởng cộng sản vì cứ nghĩ rằng cuộc sống họ bây giờ khá hơn xưa là nhờ ơn đảng. 

Thay vì mấy gia đình chia nhau sống trong một diện tích tí teo, bây giờ họ được sống trong một căn hộ riêng biệt, có gạo trắng nước trong không cần tem phiếu, lại có xe máy tung tăng. Thành phần “ngáo Văn Ba” này không nghĩ rằng cộng sản tồn tại là nhờ công an có toàn quyền sinh sát, người dân cúi đầu cam chịu, và quan trọng nhất, nhờ có FDI và ODA, nếu không có đảng cuộc sống của họ sẽ khá hơn hiện tại, nếu có một chính quyền lương thiện, luật pháp minh bạch, Việt kiều các nơi trên thế giới sẽ ào ào đổ tiền về đầu tư, trước là để giúp nước Việt Nam khá lên, sau là có dịp về sống ở quê hương một cách thanh thản.

Trước tình hình như thế, các nhà lãnh đạo của chế độ hậu cộng sản cần khôn khéo, cẩn thận trong khi lập chủ trương chính sách. Ví dụ có nên đập tượng hoặc phá lăng giống như Saddam Hussein bên Iraq? Nếu không cẩn trọng, có thể sẽ xảy ra náo loạn, nội chiến không biết chừng?

Châu Quang

(© Đàn Chim Việt)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm