Kinh Đời
Cuộc gọi của thế kỷ
Cuộc điện đàm ngắn ngủi giữa Tổng thống đắc cử Donald Trump và bà Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan đã dậy sóng thế giới được báo chí Mỹ gọi là “thành quả 40 năm của Trung Quốc bị bốc hơi trong vòng 10 phút”. Mặc Lâm phỏng vấn Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nguyên đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Phần Lan, để tìm hiểu thêm quan điểm của một nhà ngoại giao về sự kiện này.
Phá vỡ khái niệm một nước Trung Quốc
Mặc Lâm: Thưa Tiến sĩ, rất nhiều tờ báo lớn của Mỹ xem việc Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa có hành động mà 40 năm qua nhiều đời tổng thống Mỹ không ai dám làm đó là nhận điện thoại chúc mừng của Tổng thống Đài Loan, đồng nghĩa với việc phá vỡ khái niệm một nước Trung Quốc. TS diễn giải động thái này như thế nào?
Nhận diện động thái này như thế nào thì trước mắt, chỉ có thể căn cứ vào cách phản ứng của mỗi bên trong quá trình “hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại”, tức là qua quá trình “tương tác biểu trưng”, một lý thuyết trong xã hội học, mới hy vọng diễn giải phần nào ý đồ của mỗi bên.
-TS Đinh Hoàng Thắng
TS Đinh Hoàng Thắng: Chúng ta nên thận trọng ngay từ cách đặt vấn đề của báo chí Mỹ, “Nhận điện thoại chúc mừng” và “phá vỡ khái niệm một nước Trung Quốc” là hai câu chuyện không đồng nhất, dù có thể thừa nhận rằng, chúng không hẳn là khác nhau hoàn toàn.
Nhận diện động thái này như thế nào thì trước mắt, chỉ có thể căn cứ vào cách phản ứng của mỗi bên trong quá trình “hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại”, tức là qua quá trình “tương tác biểu trưng”, một lý thuyết trong xã hội học, mới hy vọng diễn giải phần nào ý đồ của mỗi bên.
Không được quên rằng, đây là cuộc chơi của hai “kỳ phùng địch thủ”, hai tay chơi có khả năng định hình khuôn khổ chính trị của thế kỷ 21.
Nói một cách nôm na, đây mới là sự vờn nhau của hai đối thủ chưa biết rõ lắm về đấu thuật sắp tới của nhau. Có thể coi đây là một sụ thăm dò thận trọng từ cả hai phía. Chưa bên nào muốn đẩy mâu thuẫn hay xung đột lên cao hơn, vì vậy, chúng ta chưa thể nói gì nhiều về ý nghĩa của động thái hẳn nhiên là có một không hai này.
Mặc Lâm: Sau khi Trung Quốc phàn nàn về chuyện này ông Trump lại thẳng thắn nói Trung Quốc không có quyền bắt ông phải xin phép họ khi gọi cho Tổng thống Đài Loan trong khi họ chẳng xin phép ai để phá giá đồng nhân dân tệ và xây dựng những pháo đài trên biển Đông, theo TS thì cách nói này có cho phép ông đoán định chính sách mà Mỹ sẽ theo đuổi trong thời đại của Trump?
TS Đinh Hoàng Thắng: Chính sách Trung Quốc của Mỹ trong thời của Trump còn là vấn đề mở và sẽ mang nội dung đa chiều kích, nó phụ thuộc vào chiến lược toàn cầu và chính sách khu vực của Mỹ. Kể cả những chuyên gia thượng thặng trong mỗi nước cũng như trên thế giới mới chỉ có một số initiative research, chưa thể đoán định được gì nhiều. Nhưng qua khẩu khí toát lên trong nội dung câu hỏi mà nhà báo vừa đề cập, Trung Quốc có thể buộc phải tiên liệu, TT đắc cử Trump sẽ là một đối thủ không dễ chơi.
Khẩu khí của Trump phản ứng lại cái tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là khá ngang tàng. Mặc dầu phải thừa nhận tuyên bố của Trung Quốc trước cú “điện thoại thế kỷ” giữa hai ông bà tổng thống, giữa Trump và Thái Anh Văn, là khá low profile, nghĩa là tự kiềm chế. Nếu tiếp tục đà này, chúng ta có thể mường tượng ra chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc dưới thời Trump là khá cứng rắn. Vâng, anh phá giá đồng tiền trong nước để trục lợi về xuất khẩu, làm tổn hại đến nền kinh tế của tôi; anh xây dựng các pháo đài trên Biển Đông, cản trở tự do đi lại trên đại dương, vậy anh có nói với tôi lời nào không mà đòi tôi phải xin phép anh để nhận một cú điện thoại chúc mừng tôi thắng cử?
Nếu ta hình dung đây là một trận túc cầu, thì “đội trưởng” Trump liên tục dẫn bóng vào trung lộ, cả khi ông chủ động nhận cuộc gọi lẫn những phát biểu cứng rắn sau sự cố “để bóng đụng vào tay” (ta chưa biết vô tình hay cố ý). Lối trực ngôn của ông khiến ta nhớ đến câu ngạn ngữ của người Việt. “Miệng nhà sang có gang có thép!” Nếu nhà báo nhớ đến vế thứ hai của câu đối này thì có thể phân tích tiếp thái độ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Biến cái không thể thành cái khả thể
Mặc Lâm: Tổng thống đắc cử Donald Trump bị xem là người có những phát ngôn trực tính, bất kể cung cách mà thế giới quen nghĩ một Tổng thống của nước Mỹ cần phải có. Theo ông dưới cái nhìn của một nhà ngoại giao ông nghĩ gì về điều này, liệu nó sẽ ảnh hưởng tới các nước khác hay không, nhất là phía không thân cận với Mỹ như Trung Quốc, Nga hay thậm chí có thể là Việt Nam?
TS Đinh Hoàng Thắng: Vâng, dưới cái nhìn của ngoại giao thì ở đây là nghệ thuật biến cái không thể thành cái khả thể. Báo chí Mỹ cũng bình luận một ý đáng để suy nghĩ: Chỉ bằng mười phút đàm đạo qua điện thoại, ông Trump đã đảo ngược các nỗ lực trong 40 năm qua của Trung Quốc. Tôi nói đáng để suy nghĩ, là vì nhận định này chưa chắc đã đúng hay chỉ đúng được một phần. Cái này còn phải chờ thời gian, ít nhất trong 100 ngày đầu khi Tổng thống Trump vào Nhà Trắng.
Lối trực ngôn của ông khiến ta nhớ đến câu ngạn ngữ của người Việt. “Miệng nhà sang có gang có thép!” Nếu nhà báo nhớ đến vế thứ hai của câu đối này thì có thể phân tích tiếp thái độ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
-TS Đinh Hoàng Thắng
Đối với về thứ hai của câu hỏi, thì tôi trả lời là “YES”. Hính thái đấu tranh hay hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiển nhiên là ảnh hưởng đến toàn thế giới. Cả đối với nước lớn như Nga, Nhật hay châu Âu. Còn Việt Nam thì lại càng đương nhiên là hết sức ảnh hưởng. Có điều là, nếu nhà báo để ý, trong 50 cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tổng thống đắc cử Trump với các nhà lãnh đạo các nước, ta chưa thấy có lãnh đạo Việt Nam. Đây là một chỉ dấu cũng đáng suy nghĩ.
Mặc Lâm: Riêng ông, ông lý giải như thế nào về sự thiếu vắng ấy?
TS Đinh Hoàng Thắng: Vâng, có thể lý giải theo hai hướng. Hướng thứ nhất, từ phía Nhóm Chuyển giao chuẩn bị cho Tổng thống nhậm chức, họ chưa thấy trọng lượng của Việt Nam cần được đặt ưu tiên cùng với những nước hay những vùng lãnh thổ mà họ đã dàn xếp các cuộc giao tiếp qua điện thoại. Hướng thứ hai, từ phía lãnh đạo Vn có thể cũng chưa có sự sốt sắng như lãnh đạo Trung Quốc đã chủ động liên lạc với người của ông Trump. Chúng ta hãy wait and see, đưa ra phán quyết gì vào lúc này cũng còn quá sớm. Ta hãy nhớ, Việt Nam đã chủ động mời Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam khi cuộc bầu cử chưa diễn ra. Đương nhiên, lúc đó, trong đầu lãnh đạo Việt Nam nghĩ đến ứng cử viên nào thì đấy lại là một câu chuyện khác.
Mặc Lâm: Câu hỏi cuối cùng, thưa Tiến sĩ, trong thời kỳ chuyển tiếp như giai đoạn hiện nay, số phận TPP khá mờ mịt, xoay trục của Mỹ có thể chậm dần hay ngưng hẳn, chính sách Biển Đông của chính quyền mới chưa chắc chắn… Việt Nam có thể và nên làm gì để chuẩn bị cho quan hệ Việt—Mỹ trong giai đoạn tới?
TS Đinh Hoàng Thắng: Đây có thể là một luận văn nhỏ nhỏ gợi ý cho sinh viên thạc sĩ của Học viện Ngoại giao. Tuy nhiên, kiến nghị dù có hay mấy mà các nhà hoạch định chính sách vẫn xếp chúng vào ngăn kéo thì sẽ còn nhiều Alexei Tolstoi xuất hiện ở Việt Nam để viết tiếp tiểu thuyết “Con đường đau khổ”.
Trừ một vài nhà nghiên cứu thượng thặng tôi được đọc trong thời gian qua, chưa thấy ai dám khẳng định cái gì chắc chắn cả. Có điều khi người Mỹ đã nhất tâm làm một cuộc cách mạng bằng lá phiếu như vừa qua, thì chính quyền mới không thể bỏ qua cái khát vọng muốn thay đổi của dân Mỹ, của chính trường Mỹ, của nền kinh tế, quốc phòng và an ninh của nước Mỹ nói chung.
Việt Nam và các nước trong khu vực có thể và nên làm gì? Tôi nghĩ nên nên chuẩn bị cho nhiều scenarios khác nhau: kịch bản tối ưu, trung bình và kịch bản xấu đối với mỗi nước. Có như thế mới khỏi hẫng hụt, khỏi trượt vỏ chuối, hay rơi vào tình thế nguy hiểm.
Suy cho cùng, vấn đề Việt Nam với thế giới và quan hệ giữa những người Việt Nam với nhau vẫn là đề tài muôn thuở. Chúng ta chủ động được chừng nào, chi phí càng giảm được chừng đó, từ mọi phía. Không thể thụ động ngồi chờ bất cứ ai cưu mang mình. Tôi mong các nhà hoạch định chính sách chuẩn bị một tư duy đột phá cho giai đoạn tới. Và điều quan trọng hơn, sau tư duy đột phá là những kiến nghị, những giải pháp đột phá trong các quan hệ đối ngoại, trước hết trong quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Cuộc gọi của thế kỷ
Cuộc điện đàm ngắn ngủi giữa Tổng thống đắc cử Donald Trump và bà Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan đã dậy sóng thế giới được báo chí Mỹ gọi là “thành quả 40 năm của Trung Quốc bị bốc hơi trong vòng 10 phút”. Mặc Lâm phỏng vấn Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nguyên đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Phần Lan, để tìm hiểu thêm quan điểm của một nhà ngoại giao về sự kiện này.
Phá vỡ khái niệm một nước Trung Quốc
Mặc Lâm: Thưa Tiến sĩ, rất nhiều tờ báo lớn của Mỹ xem việc Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa có hành động mà 40 năm qua nhiều đời tổng thống Mỹ không ai dám làm đó là nhận điện thoại chúc mừng của Tổng thống Đài Loan, đồng nghĩa với việc phá vỡ khái niệm một nước Trung Quốc. TS diễn giải động thái này như thế nào?
Nhận diện động thái này như thế nào thì trước mắt, chỉ có thể căn cứ vào cách phản ứng của mỗi bên trong quá trình “hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại”, tức là qua quá trình “tương tác biểu trưng”, một lý thuyết trong xã hội học, mới hy vọng diễn giải phần nào ý đồ của mỗi bên.
-TS Đinh Hoàng Thắng
TS Đinh Hoàng Thắng: Chúng ta nên thận trọng ngay từ cách đặt vấn đề của báo chí Mỹ, “Nhận điện thoại chúc mừng” và “phá vỡ khái niệm một nước Trung Quốc” là hai câu chuyện không đồng nhất, dù có thể thừa nhận rằng, chúng không hẳn là khác nhau hoàn toàn.
Nhận diện động thái này như thế nào thì trước mắt, chỉ có thể căn cứ vào cách phản ứng của mỗi bên trong quá trình “hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại”, tức là qua quá trình “tương tác biểu trưng”, một lý thuyết trong xã hội học, mới hy vọng diễn giải phần nào ý đồ của mỗi bên.
Không được quên rằng, đây là cuộc chơi của hai “kỳ phùng địch thủ”, hai tay chơi có khả năng định hình khuôn khổ chính trị của thế kỷ 21.
Nói một cách nôm na, đây mới là sự vờn nhau của hai đối thủ chưa biết rõ lắm về đấu thuật sắp tới của nhau. Có thể coi đây là một sụ thăm dò thận trọng từ cả hai phía. Chưa bên nào muốn đẩy mâu thuẫn hay xung đột lên cao hơn, vì vậy, chúng ta chưa thể nói gì nhiều về ý nghĩa của động thái hẳn nhiên là có một không hai này.
Mặc Lâm: Sau khi Trung Quốc phàn nàn về chuyện này ông Trump lại thẳng thắn nói Trung Quốc không có quyền bắt ông phải xin phép họ khi gọi cho Tổng thống Đài Loan trong khi họ chẳng xin phép ai để phá giá đồng nhân dân tệ và xây dựng những pháo đài trên biển Đông, theo TS thì cách nói này có cho phép ông đoán định chính sách mà Mỹ sẽ theo đuổi trong thời đại của Trump?
TS Đinh Hoàng Thắng: Chính sách Trung Quốc của Mỹ trong thời của Trump còn là vấn đề mở và sẽ mang nội dung đa chiều kích, nó phụ thuộc vào chiến lược toàn cầu và chính sách khu vực của Mỹ. Kể cả những chuyên gia thượng thặng trong mỗi nước cũng như trên thế giới mới chỉ có một số initiative research, chưa thể đoán định được gì nhiều. Nhưng qua khẩu khí toát lên trong nội dung câu hỏi mà nhà báo vừa đề cập, Trung Quốc có thể buộc phải tiên liệu, TT đắc cử Trump sẽ là một đối thủ không dễ chơi.
Khẩu khí của Trump phản ứng lại cái tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là khá ngang tàng. Mặc dầu phải thừa nhận tuyên bố của Trung Quốc trước cú “điện thoại thế kỷ” giữa hai ông bà tổng thống, giữa Trump và Thái Anh Văn, là khá low profile, nghĩa là tự kiềm chế. Nếu tiếp tục đà này, chúng ta có thể mường tượng ra chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc dưới thời Trump là khá cứng rắn. Vâng, anh phá giá đồng tiền trong nước để trục lợi về xuất khẩu, làm tổn hại đến nền kinh tế của tôi; anh xây dựng các pháo đài trên Biển Đông, cản trở tự do đi lại trên đại dương, vậy anh có nói với tôi lời nào không mà đòi tôi phải xin phép anh để nhận một cú điện thoại chúc mừng tôi thắng cử?
Nếu ta hình dung đây là một trận túc cầu, thì “đội trưởng” Trump liên tục dẫn bóng vào trung lộ, cả khi ông chủ động nhận cuộc gọi lẫn những phát biểu cứng rắn sau sự cố “để bóng đụng vào tay” (ta chưa biết vô tình hay cố ý). Lối trực ngôn của ông khiến ta nhớ đến câu ngạn ngữ của người Việt. “Miệng nhà sang có gang có thép!” Nếu nhà báo nhớ đến vế thứ hai của câu đối này thì có thể phân tích tiếp thái độ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Biến cái không thể thành cái khả thể
Mặc Lâm: Tổng thống đắc cử Donald Trump bị xem là người có những phát ngôn trực tính, bất kể cung cách mà thế giới quen nghĩ một Tổng thống của nước Mỹ cần phải có. Theo ông dưới cái nhìn của một nhà ngoại giao ông nghĩ gì về điều này, liệu nó sẽ ảnh hưởng tới các nước khác hay không, nhất là phía không thân cận với Mỹ như Trung Quốc, Nga hay thậm chí có thể là Việt Nam?
TS Đinh Hoàng Thắng: Vâng, dưới cái nhìn của ngoại giao thì ở đây là nghệ thuật biến cái không thể thành cái khả thể. Báo chí Mỹ cũng bình luận một ý đáng để suy nghĩ: Chỉ bằng mười phút đàm đạo qua điện thoại, ông Trump đã đảo ngược các nỗ lực trong 40 năm qua của Trung Quốc. Tôi nói đáng để suy nghĩ, là vì nhận định này chưa chắc đã đúng hay chỉ đúng được một phần. Cái này còn phải chờ thời gian, ít nhất trong 100 ngày đầu khi Tổng thống Trump vào Nhà Trắng.
Lối trực ngôn của ông khiến ta nhớ đến câu ngạn ngữ của người Việt. “Miệng nhà sang có gang có thép!” Nếu nhà báo nhớ đến vế thứ hai của câu đối này thì có thể phân tích tiếp thái độ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
-TS Đinh Hoàng Thắng
Đối với về thứ hai của câu hỏi, thì tôi trả lời là “YES”. Hính thái đấu tranh hay hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hiển nhiên là ảnh hưởng đến toàn thế giới. Cả đối với nước lớn như Nga, Nhật hay châu Âu. Còn Việt Nam thì lại càng đương nhiên là hết sức ảnh hưởng. Có điều là, nếu nhà báo để ý, trong 50 cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tổng thống đắc cử Trump với các nhà lãnh đạo các nước, ta chưa thấy có lãnh đạo Việt Nam. Đây là một chỉ dấu cũng đáng suy nghĩ.
Mặc Lâm: Riêng ông, ông lý giải như thế nào về sự thiếu vắng ấy?
TS Đinh Hoàng Thắng: Vâng, có thể lý giải theo hai hướng. Hướng thứ nhất, từ phía Nhóm Chuyển giao chuẩn bị cho Tổng thống nhậm chức, họ chưa thấy trọng lượng của Việt Nam cần được đặt ưu tiên cùng với những nước hay những vùng lãnh thổ mà họ đã dàn xếp các cuộc giao tiếp qua điện thoại. Hướng thứ hai, từ phía lãnh đạo Vn có thể cũng chưa có sự sốt sắng như lãnh đạo Trung Quốc đã chủ động liên lạc với người của ông Trump. Chúng ta hãy wait and see, đưa ra phán quyết gì vào lúc này cũng còn quá sớm. Ta hãy nhớ, Việt Nam đã chủ động mời Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam khi cuộc bầu cử chưa diễn ra. Đương nhiên, lúc đó, trong đầu lãnh đạo Việt Nam nghĩ đến ứng cử viên nào thì đấy lại là một câu chuyện khác.
Mặc Lâm: Câu hỏi cuối cùng, thưa Tiến sĩ, trong thời kỳ chuyển tiếp như giai đoạn hiện nay, số phận TPP khá mờ mịt, xoay trục của Mỹ có thể chậm dần hay ngưng hẳn, chính sách Biển Đông của chính quyền mới chưa chắc chắn… Việt Nam có thể và nên làm gì để chuẩn bị cho quan hệ Việt—Mỹ trong giai đoạn tới?
TS Đinh Hoàng Thắng: Đây có thể là một luận văn nhỏ nhỏ gợi ý cho sinh viên thạc sĩ của Học viện Ngoại giao. Tuy nhiên, kiến nghị dù có hay mấy mà các nhà hoạch định chính sách vẫn xếp chúng vào ngăn kéo thì sẽ còn nhiều Alexei Tolstoi xuất hiện ở Việt Nam để viết tiếp tiểu thuyết “Con đường đau khổ”.
Trừ một vài nhà nghiên cứu thượng thặng tôi được đọc trong thời gian qua, chưa thấy ai dám khẳng định cái gì chắc chắn cả. Có điều khi người Mỹ đã nhất tâm làm một cuộc cách mạng bằng lá phiếu như vừa qua, thì chính quyền mới không thể bỏ qua cái khát vọng muốn thay đổi của dân Mỹ, của chính trường Mỹ, của nền kinh tế, quốc phòng và an ninh của nước Mỹ nói chung.
Việt Nam và các nước trong khu vực có thể và nên làm gì? Tôi nghĩ nên nên chuẩn bị cho nhiều scenarios khác nhau: kịch bản tối ưu, trung bình và kịch bản xấu đối với mỗi nước. Có như thế mới khỏi hẫng hụt, khỏi trượt vỏ chuối, hay rơi vào tình thế nguy hiểm.
Suy cho cùng, vấn đề Việt Nam với thế giới và quan hệ giữa những người Việt Nam với nhau vẫn là đề tài muôn thuở. Chúng ta chủ động được chừng nào, chi phí càng giảm được chừng đó, từ mọi phía. Không thể thụ động ngồi chờ bất cứ ai cưu mang mình. Tôi mong các nhà hoạch định chính sách chuẩn bị một tư duy đột phá cho giai đoạn tới. Và điều quan trọng hơn, sau tư duy đột phá là những kiến nghị, những giải pháp đột phá trong các quan hệ đối ngoại, trước hết trong quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.