Kinh Đời

DẠY CHO CON EM BIẾT GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG TIỀN - Bùi Hữu Thư

Phải cho chúng thực tập dể hiểu rõ cách sử dụng đồng tiền một cách khôn ngoan và biết được sự khó khăn trong việc kiếm tiền.

DẠY CHO CON EM BIẾT GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG TIỀN

Bùi Hữu Thư

Trâm, sáu tuổi chạy vào bếp khóc với mẹ, nó đánh mất hai miếng ghép của bộ đồ chơi Leggo và không thể nào hoàn tất hình dạng mà nó mong muốn. Mẹ nó trấn an nó, "Không sao đâu con, để mẹ mua cho con một bộ đồ chơi mới."

Hoàng, mười bốn tuổi nhận công việc đi bỏ báo mỗi sáng. Ba tuần sau nó than với mẹ nó là đi như vậy mệt quá. Mẹ nó liền giậy sớm mỗi ngày lúc năm giờ để lái xe cho nó đi bỏ báo khắp trong xóm.

Thanh, 23 tuổi, tốt nghiệp đại học, nhưng không tìm được một việc làm "thích hợp". Nó cứ ở nhà cha mẹ, không trả tiền nhà và tiền ăn, để cho mẹ nó nấu ăn và dọn dẹp cho nó.

Đây là những câu chuyện có thật của những đứa trẻ không hiểu về giá trị của đồng tiền và mục đích của việc làm. Chúng cũng là biểu tượng cho một hiện tượng mới: hiện tượng của những đứa trẻ được nuông chiếu quá độ đã lớn lên để trở thành các thanh niên sống bám, không thể, hay không muốn tự lập. Nhiều cha mẹ chứa chấp các con em đã tốt nghiệp đại học nhưng lại thích được nhàn rỗi, và những đứa con bỏ học, thường than phiền, "Con tôi không hiểu giá trị của đồng tiền."

Làm sao cho trẻ em hiểu được điều này? Tôi đã so sánh các đường lối của các bậc cha mẹ nuôi dưỡng các đứa con sống nhờ với các bậc cha mẹ nuôi dưỡng các đứa con biết tự lập. Tôi đã đạt tới một kết luận căn bản: khi bạn hướng dẫn con cái về vấn đề tài chánh một cách rõ ràng và thực tế - bằng lời nói và bằng gương tốt - có nhiều hy vọng là bạn nuôi dưỡng được một đứa con vị thanh niên sẵn sàng để đối phó với một thế giới kinh tế khó khăn.

Tôi đã được nghe một câu chuyện khôi hài sau đây: Một người đàn bà mặc áo lông thú đang đẩy xe lăn cho một cậu bé mười mấy tuổi. Một người qua đường hỏi, "Cậu này không đi được sao?" Người mẹ trả lời một cách hống hách, "Dĩ nhiên là nó đi được, nhưng cảm ơn Chúa, nó không cần phải đi!"

Câu chuyện vui này - đáng buồn hơn là nực cười - báo động cho các bác cha mẹ nào đang cảm thấy mình phải cung cấp cho con cái một đời sống "không phải lo lắng" bởi vì "họ muốn cho chúng được sung suớng" hay vì "chúng chỉ có một thời thơ ấu". Khi khuyên nhủ các phụ huynh tôi cố gắng để trình bày cho họ thấy rằng làm quá nhiều cho chúng thay vì dạy cho chúng biết sự cần thiết của việc làm và giá trị của đồng tiền, có thể rất tai hại.

Phải cho chúng thực tập dể hiểu rõ cách sử dụng đồng tiền một cách khôn ngoan và biết được sự khó khăn trong việc kiếm tiền. Khi các bài học này không được dạy dỗ, chúng ta đã lấy đi mất khả năng đối phó của con cái để chúng có thể thành công trong đời. Nhưng nếu chúng ta dạây chúng theo kiểu xưa để chúng biết giá trị của việc làm và đồng tiền, chúng ta đã ban cho chúng một món quà quý giá, đó là bí quyết của sự tự lập. Để khởi sự, sau đây là sau quy luật để nuôi dưỡng con cái biết giá trị đồng tiền:

1. Dạy chúng biết để dành: Không có thời thơ ấu nào hoàn toàn nếu không có một "con heo đất". Đối với các trẻ em chỉ ba tuổi, các "con heo đất" giúp cho biến việc để dành tiền thành một trò chơi.

Nên khuyến khích con em trích một phần tiền để dành ra để mang đi gửi ở nhà băng. Đến khi sáu tuổi, trẻ em có thể hiểu rằng "nhà băng không lấy tiền của chúng" đang giữ tiền cho chúng mà còn cho chúng thêm tiền nữa. Nên mở một chương mục cho con cái đứng tên. Để cho chúng giữ và chịu trách nhiệm về cuốn sổ tiết kiệm của chúng. Các kinh nghiệm này có thể giúp cho việc để dành tiền trở thành một thói quen suốt đời.

2. Cho con em một món tiền trợ cấp: Một người phải mất nhiều năm mới trở thành một nhà tiêu thụ thông minh và có trách nhiệm, hay thành một người có thể làm thăng bằng một cuốn chi phiếu và tránh không phải mắc nợ. Khi con em nhận được một món tiền trợ cấp đều hoà, chúng bắt đầu học được một quy luật căn bản trong đời: là không có tiền thì không được tiêu.

Chúng ta muốn cho con em phải xứng đáng với tiền trợ cấp này và phải cảm thấy vất vả và khó khăn. Xứng đáng là một cảm nghĩ rất tốt; một sự thích thú khi kiếm được, chính là sự mong ước và chờ đợi. Nếu cứ muốn gì là được này thì thật là nhàm chán.

Một món tiền trợ cấp phải được dùng cho những chi tiêu nào? Tùy theo lứa tuổi của con em, một danh sách các chi tiêu có thể gồm có quá vặt, quà tặng, đồ chơi, quần áo và giải trí.

Chúng ta phải nhìn thẳng vào mắt con em khi chúng bắt đầu cái thói quen xin tiền "con muốn..." và hỏi chúng, "Con nghĩ là con có thể đủ tiền để mua cái đó sao?" Áp lực sẽ không còn đè trên chúng ta nữa; bây giờ quyết định nằm trong tay con em.

3. Bắt con em đóng góp vào các công việc trong nhà: Con trẻ có một bản tính tự nhiên muốn làm việc nhưng lại không được khai thác. Mặc dầu trong vài trường hợp chúng ta có thể đòi hỏi mạnh mẽ rằng chúng phải tiếp tay, trong đa số các trường hợp khác đây chỉ là vấn đề cho phép chúng tham gia.

Bà Lan dán các tấm hình của các món quần áo trên các ngăn của tủ áo để dậy cho đứa con ba tuổi của mình chơi trò soạn, gấp, và cất quần áo mới giặt. "Khi con gái tôi biết mang đôi vớ đến để ở ngăn tủ có hình đôi vớ, tôi khen nó rối rít rằng nó là một đứa con ngoan biết giúp đỡ mẹ."

Công việc làm của con trẻ dĩ nhiên là không hoàn toàn; đừng chỉ trích. Hãy ấn định thời gian hoàn tất cho mọi công việc không quá đáng, nên nhớ rằng khả năng tập trung vào công việc thay đổi tùy theo lứa tuổi và công việc làm. Theo quy luật thực dụng thì hai phút cho đứa trẻ lên hai, ba phút cho đứa trẻ lên ba, và cứ như thế cho những đưa lớn hơn. Dần dần, con em xây dựng được kỷ luật tự giác để hoàn tất công việc dù công việc ấy không thích thú.

4. Đừng dùng tiền đề dụ dỗ hay để phạt: Đây là một cái bẫy chúng ta dễ rơi vào. Nếu bạn thấy mình ở trong các thí dụ dưới đây, bạn nên xét lại cách dạy dỗ của bạn.

- "Cách độc nhất tôi có thể buộc con gái tôi dọn phòng của nó là đe dọa cúp tiền trợ cấp của nó". Tôi không nghĩ rằng con em phải được trả tiền đề làm các công việc nhỏ nhất trong nhà. Điều này sẽ cho chúng cái cảm tưởng sai lầm là tất cả mọi công việc đều được đền bù bằng tiền.

Tuy nhiên, con em phải có kinh nghiệm về sự vui thú khi lãnh phần thưởng vì đã động góp vào một cái gì đặc biệt. Nhắc nhở chúng rằng: là thành phần của một gia đình có nghĩa là phải giúp đỡ - nhưng trong trường hợp này (thí dụ là sơn nhà), bạn đang muốn nhân công trong nhà thay vì mướn người ngoài. Do đó, sau khi đã xác nhận rằng công việc được hoàn tất tốt đẹp thì nên trả tiền một cách nhanh chóng. Dĩ nhiên là không bắt buộc phải trả tiền chúng theo giá công thợ chuyên môn.

- "Thằng Ban chỉ học nếu chúng tôi hứa sẽ cho nó 25 Mỹ Kim khi nó mang về một học bạ tốt". Một đứa trẻ phải được hướng dẫn dể hiểu rằng chúng phải học để thành công về học vấn cho chính bản thân của nó, không phải cho cha mẹ nó hay vì nó được tiền. Côn trẻ được nuôi dưỡng bằng cách cho những phần thưởng đều đặn về thành quả học vấn không thể có kinh nghiệm về sự vui thích khi đạt được thành quả tốt.

Cố gắng thúc đẩy con cái bằng những cái ôm và hôn, những lời khen tặng, hay một tấm thiệp khen thưởng. Đối với một công việc tốt đẹp, cho thêm một cái tem sưu tập hay là hứa hẹn sẽ dắt đi tiệm ăn pizza.

- "Đây bố cho thêm 10 Mỹ Kim, những con đừng nói cho mẹ biết nghe!" Không có gì sai nhầm khi lâu lâu cho con em một món quà đặc biệt, những khi cha mẹ dùng đồng tiền để "mua tình yêu" của con em hay để ganh đua với người phối ngẫu của mình, thì điều này có thể làm cho gia đình tan nát.

5. Đừng che dấu những vấn đề tài chánh: Con cái không cần biết những chi tiết về ngân sách gia đình, những làm sao cho chúng chấp nhận các giới hạn nếu chúng không biết tại sao phải có những giới hạn ấy? Chúng ta hiểu tại sao cha mẹ sợ phải chia sẻ những tin tức này với con cái, vì con cái có thể không biết giữ miệng - nhưng chúng ta phải dậy chúng tôn trọng những gì là riêng tư.

Khi con em bạn đã đến tuổi mười ba, mười bốn, bạn có thể triệu tập một buổi hội "thượng đỉnh" về tài chánh, giải thích rằng những gì bạn sắp bàn đến là tối mật, và bất cứ nhân vật nào trong gia đình tiết lộ bí mật này sẽ không được phép tham dự các buổi hội kế tiếp. Hay phác họa một hình ảnh tổng quát về sự phân chia ngân sách thường lệ như thế nào. Điều này không những chỉ dạy cho con em biết về bao nhiêu món đòi hỏi phải chi tiêu của bạn hàng tháng, mà còn khuyến khích chúng tham dự vào việc quết định những giải đáp cho vấn đề tiền bạc.

Huyền, 16 tuổi và hai em trai tuyên bố rằng chúng muốn được đi chơi xa một chuyến vì cha mẹ đã hứa mà cứ hoãn hoài. Bố nó nói, "Chúng ta không có đủ tiền."

Huyền đề nghị, "Nếu chúng con đóng góp tiền đề dành của chúng con thì sao? Huân có 75 Mỹ Kim và con có 140 Mỹ Kim."

Các đứa con con đồng ý sẽ đóng góp trong công việc bảo trì nhà cửa mà gia đình đã dự trù là phải mướn thợ bên ngoài để hoàn tất. Và mùa hè năm ấy gia đình đã có thể đi nghỉ mát ở Hạ Uy Di.

6. Cho con cái biết về công việc của cha mẹ: Khi con cái không biết cha mẹ phải làm gì để nuôi sống gia đình, điều này sẽ làm yếu đi sự liên hệ giữa đồng tiền và công việc trong trí óc của chúng. Các trẻ em ở bậc tiểu học đã đủ trí khôn để hiểu phải làm thế nào để kiếm ăn.

Nếu bạn thích công việc của bạn, nên chia sẻ sự thích thú ấy với con cái. Nếu bạn khổ sở trong công việc, cũng nên chia sẻ là vẫn còn những sự hài lòng khác - lương bổng, bảo hiểm sức khỏe - hoặc đây là một bước phải qua để tiến lên trên nấc thang chức nghiệp.

Loan, mẹ của ba đứa trẻ nhỏ, làm việc với máy điện toán suốt ngày. Ba đã nói với các con như sau, "Đôi khi mẹ mệt mỏi và cáu kỉnh vào buổi tối, chính vì mẹ thích làm việc với người hơn là với máy móc. Nhưng sẽ có ngày mẹ tìm được công việc thích hợp hơn đối với mẹ."

Thỉnh thoảng nên đem con cái đến chỗ sở làm. Một nửa ngày, hay một chuyến thăm viếng khi công việc không bận lắm, sẽ cho chúng có một khái niệm tốt. Nếu sở bạn làm không thích cho con nít vào thăm trong các giờ làm việc thường lệ. Bạn có thể cho con vào thăm vào sáng thứ bảy.

Nuôi dưỡng các trẻ em biết tự lập đòi hỏi phụ huynh đôi khi phải hướng dẫn chúng bằng bộ óc thay vì con tim. Đó chính là một sự thử thách chúng ta phải đối chọi, những cố gắng này sẽ có kết quả khi bạn thấy con em phát triển được sự tôn trọng việc làm và một quan niệm tốt đẹp về vấn đề tài chánh.

Image may contain: 1 person, sitting, eating and baby

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

DẠY CHO CON EM BIẾT GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG TIỀN - Bùi Hữu Thư

Phải cho chúng thực tập dể hiểu rõ cách sử dụng đồng tiền một cách khôn ngoan và biết được sự khó khăn trong việc kiếm tiền.

DẠY CHO CON EM BIẾT GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG TIỀN

Bùi Hữu Thư

Trâm, sáu tuổi chạy vào bếp khóc với mẹ, nó đánh mất hai miếng ghép của bộ đồ chơi Leggo và không thể nào hoàn tất hình dạng mà nó mong muốn. Mẹ nó trấn an nó, "Không sao đâu con, để mẹ mua cho con một bộ đồ chơi mới."

Hoàng, mười bốn tuổi nhận công việc đi bỏ báo mỗi sáng. Ba tuần sau nó than với mẹ nó là đi như vậy mệt quá. Mẹ nó liền giậy sớm mỗi ngày lúc năm giờ để lái xe cho nó đi bỏ báo khắp trong xóm.

Thanh, 23 tuổi, tốt nghiệp đại học, nhưng không tìm được một việc làm "thích hợp". Nó cứ ở nhà cha mẹ, không trả tiền nhà và tiền ăn, để cho mẹ nó nấu ăn và dọn dẹp cho nó.

Đây là những câu chuyện có thật của những đứa trẻ không hiểu về giá trị của đồng tiền và mục đích của việc làm. Chúng cũng là biểu tượng cho một hiện tượng mới: hiện tượng của những đứa trẻ được nuông chiếu quá độ đã lớn lên để trở thành các thanh niên sống bám, không thể, hay không muốn tự lập. Nhiều cha mẹ chứa chấp các con em đã tốt nghiệp đại học nhưng lại thích được nhàn rỗi, và những đứa con bỏ học, thường than phiền, "Con tôi không hiểu giá trị của đồng tiền."

Làm sao cho trẻ em hiểu được điều này? Tôi đã so sánh các đường lối của các bậc cha mẹ nuôi dưỡng các đứa con sống nhờ với các bậc cha mẹ nuôi dưỡng các đứa con biết tự lập. Tôi đã đạt tới một kết luận căn bản: khi bạn hướng dẫn con cái về vấn đề tài chánh một cách rõ ràng và thực tế - bằng lời nói và bằng gương tốt - có nhiều hy vọng là bạn nuôi dưỡng được một đứa con vị thanh niên sẵn sàng để đối phó với một thế giới kinh tế khó khăn.

Tôi đã được nghe một câu chuyện khôi hài sau đây: Một người đàn bà mặc áo lông thú đang đẩy xe lăn cho một cậu bé mười mấy tuổi. Một người qua đường hỏi, "Cậu này không đi được sao?" Người mẹ trả lời một cách hống hách, "Dĩ nhiên là nó đi được, nhưng cảm ơn Chúa, nó không cần phải đi!"

Câu chuyện vui này - đáng buồn hơn là nực cười - báo động cho các bác cha mẹ nào đang cảm thấy mình phải cung cấp cho con cái một đời sống "không phải lo lắng" bởi vì "họ muốn cho chúng được sung suớng" hay vì "chúng chỉ có một thời thơ ấu". Khi khuyên nhủ các phụ huynh tôi cố gắng để trình bày cho họ thấy rằng làm quá nhiều cho chúng thay vì dạy cho chúng biết sự cần thiết của việc làm và giá trị của đồng tiền, có thể rất tai hại.

Phải cho chúng thực tập dể hiểu rõ cách sử dụng đồng tiền một cách khôn ngoan và biết được sự khó khăn trong việc kiếm tiền. Khi các bài học này không được dạy dỗ, chúng ta đã lấy đi mất khả năng đối phó của con cái để chúng có thể thành công trong đời. Nhưng nếu chúng ta dạây chúng theo kiểu xưa để chúng biết giá trị của việc làm và đồng tiền, chúng ta đã ban cho chúng một món quà quý giá, đó là bí quyết của sự tự lập. Để khởi sự, sau đây là sau quy luật để nuôi dưỡng con cái biết giá trị đồng tiền:

1. Dạy chúng biết để dành: Không có thời thơ ấu nào hoàn toàn nếu không có một "con heo đất". Đối với các trẻ em chỉ ba tuổi, các "con heo đất" giúp cho biến việc để dành tiền thành một trò chơi.

Nên khuyến khích con em trích một phần tiền để dành ra để mang đi gửi ở nhà băng. Đến khi sáu tuổi, trẻ em có thể hiểu rằng "nhà băng không lấy tiền của chúng" đang giữ tiền cho chúng mà còn cho chúng thêm tiền nữa. Nên mở một chương mục cho con cái đứng tên. Để cho chúng giữ và chịu trách nhiệm về cuốn sổ tiết kiệm của chúng. Các kinh nghiệm này có thể giúp cho việc để dành tiền trở thành một thói quen suốt đời.

2. Cho con em một món tiền trợ cấp: Một người phải mất nhiều năm mới trở thành một nhà tiêu thụ thông minh và có trách nhiệm, hay thành một người có thể làm thăng bằng một cuốn chi phiếu và tránh không phải mắc nợ. Khi con em nhận được một món tiền trợ cấp đều hoà, chúng bắt đầu học được một quy luật căn bản trong đời: là không có tiền thì không được tiêu.

Chúng ta muốn cho con em phải xứng đáng với tiền trợ cấp này và phải cảm thấy vất vả và khó khăn. Xứng đáng là một cảm nghĩ rất tốt; một sự thích thú khi kiếm được, chính là sự mong ước và chờ đợi. Nếu cứ muốn gì là được này thì thật là nhàm chán.

Một món tiền trợ cấp phải được dùng cho những chi tiêu nào? Tùy theo lứa tuổi của con em, một danh sách các chi tiêu có thể gồm có quá vặt, quà tặng, đồ chơi, quần áo và giải trí.

Chúng ta phải nhìn thẳng vào mắt con em khi chúng bắt đầu cái thói quen xin tiền "con muốn..." và hỏi chúng, "Con nghĩ là con có thể đủ tiền để mua cái đó sao?" Áp lực sẽ không còn đè trên chúng ta nữa; bây giờ quyết định nằm trong tay con em.

3. Bắt con em đóng góp vào các công việc trong nhà: Con trẻ có một bản tính tự nhiên muốn làm việc nhưng lại không được khai thác. Mặc dầu trong vài trường hợp chúng ta có thể đòi hỏi mạnh mẽ rằng chúng phải tiếp tay, trong đa số các trường hợp khác đây chỉ là vấn đề cho phép chúng tham gia.

Bà Lan dán các tấm hình của các món quần áo trên các ngăn của tủ áo để dậy cho đứa con ba tuổi của mình chơi trò soạn, gấp, và cất quần áo mới giặt. "Khi con gái tôi biết mang đôi vớ đến để ở ngăn tủ có hình đôi vớ, tôi khen nó rối rít rằng nó là một đứa con ngoan biết giúp đỡ mẹ."

Công việc làm của con trẻ dĩ nhiên là không hoàn toàn; đừng chỉ trích. Hãy ấn định thời gian hoàn tất cho mọi công việc không quá đáng, nên nhớ rằng khả năng tập trung vào công việc thay đổi tùy theo lứa tuổi và công việc làm. Theo quy luật thực dụng thì hai phút cho đứa trẻ lên hai, ba phút cho đứa trẻ lên ba, và cứ như thế cho những đưa lớn hơn. Dần dần, con em xây dựng được kỷ luật tự giác để hoàn tất công việc dù công việc ấy không thích thú.

4. Đừng dùng tiền đề dụ dỗ hay để phạt: Đây là một cái bẫy chúng ta dễ rơi vào. Nếu bạn thấy mình ở trong các thí dụ dưới đây, bạn nên xét lại cách dạy dỗ của bạn.

- "Cách độc nhất tôi có thể buộc con gái tôi dọn phòng của nó là đe dọa cúp tiền trợ cấp của nó". Tôi không nghĩ rằng con em phải được trả tiền đề làm các công việc nhỏ nhất trong nhà. Điều này sẽ cho chúng cái cảm tưởng sai lầm là tất cả mọi công việc đều được đền bù bằng tiền.

Tuy nhiên, con em phải có kinh nghiệm về sự vui thú khi lãnh phần thưởng vì đã động góp vào một cái gì đặc biệt. Nhắc nhở chúng rằng: là thành phần của một gia đình có nghĩa là phải giúp đỡ - nhưng trong trường hợp này (thí dụ là sơn nhà), bạn đang muốn nhân công trong nhà thay vì mướn người ngoài. Do đó, sau khi đã xác nhận rằng công việc được hoàn tất tốt đẹp thì nên trả tiền một cách nhanh chóng. Dĩ nhiên là không bắt buộc phải trả tiền chúng theo giá công thợ chuyên môn.

- "Thằng Ban chỉ học nếu chúng tôi hứa sẽ cho nó 25 Mỹ Kim khi nó mang về một học bạ tốt". Một đứa trẻ phải được hướng dẫn dể hiểu rằng chúng phải học để thành công về học vấn cho chính bản thân của nó, không phải cho cha mẹ nó hay vì nó được tiền. Côn trẻ được nuôi dưỡng bằng cách cho những phần thưởng đều đặn về thành quả học vấn không thể có kinh nghiệm về sự vui thích khi đạt được thành quả tốt.

Cố gắng thúc đẩy con cái bằng những cái ôm và hôn, những lời khen tặng, hay một tấm thiệp khen thưởng. Đối với một công việc tốt đẹp, cho thêm một cái tem sưu tập hay là hứa hẹn sẽ dắt đi tiệm ăn pizza.

- "Đây bố cho thêm 10 Mỹ Kim, những con đừng nói cho mẹ biết nghe!" Không có gì sai nhầm khi lâu lâu cho con em một món quà đặc biệt, những khi cha mẹ dùng đồng tiền để "mua tình yêu" của con em hay để ganh đua với người phối ngẫu của mình, thì điều này có thể làm cho gia đình tan nát.

5. Đừng che dấu những vấn đề tài chánh: Con cái không cần biết những chi tiết về ngân sách gia đình, những làm sao cho chúng chấp nhận các giới hạn nếu chúng không biết tại sao phải có những giới hạn ấy? Chúng ta hiểu tại sao cha mẹ sợ phải chia sẻ những tin tức này với con cái, vì con cái có thể không biết giữ miệng - nhưng chúng ta phải dậy chúng tôn trọng những gì là riêng tư.

Khi con em bạn đã đến tuổi mười ba, mười bốn, bạn có thể triệu tập một buổi hội "thượng đỉnh" về tài chánh, giải thích rằng những gì bạn sắp bàn đến là tối mật, và bất cứ nhân vật nào trong gia đình tiết lộ bí mật này sẽ không được phép tham dự các buổi hội kế tiếp. Hay phác họa một hình ảnh tổng quát về sự phân chia ngân sách thường lệ như thế nào. Điều này không những chỉ dạy cho con em biết về bao nhiêu món đòi hỏi phải chi tiêu của bạn hàng tháng, mà còn khuyến khích chúng tham dự vào việc quết định những giải đáp cho vấn đề tiền bạc.

Huyền, 16 tuổi và hai em trai tuyên bố rằng chúng muốn được đi chơi xa một chuyến vì cha mẹ đã hứa mà cứ hoãn hoài. Bố nó nói, "Chúng ta không có đủ tiền."

Huyền đề nghị, "Nếu chúng con đóng góp tiền đề dành của chúng con thì sao? Huân có 75 Mỹ Kim và con có 140 Mỹ Kim."

Các đứa con con đồng ý sẽ đóng góp trong công việc bảo trì nhà cửa mà gia đình đã dự trù là phải mướn thợ bên ngoài để hoàn tất. Và mùa hè năm ấy gia đình đã có thể đi nghỉ mát ở Hạ Uy Di.

6. Cho con cái biết về công việc của cha mẹ: Khi con cái không biết cha mẹ phải làm gì để nuôi sống gia đình, điều này sẽ làm yếu đi sự liên hệ giữa đồng tiền và công việc trong trí óc của chúng. Các trẻ em ở bậc tiểu học đã đủ trí khôn để hiểu phải làm thế nào để kiếm ăn.

Nếu bạn thích công việc của bạn, nên chia sẻ sự thích thú ấy với con cái. Nếu bạn khổ sở trong công việc, cũng nên chia sẻ là vẫn còn những sự hài lòng khác - lương bổng, bảo hiểm sức khỏe - hoặc đây là một bước phải qua để tiến lên trên nấc thang chức nghiệp.

Loan, mẹ của ba đứa trẻ nhỏ, làm việc với máy điện toán suốt ngày. Ba đã nói với các con như sau, "Đôi khi mẹ mệt mỏi và cáu kỉnh vào buổi tối, chính vì mẹ thích làm việc với người hơn là với máy móc. Nhưng sẽ có ngày mẹ tìm được công việc thích hợp hơn đối với mẹ."

Thỉnh thoảng nên đem con cái đến chỗ sở làm. Một nửa ngày, hay một chuyến thăm viếng khi công việc không bận lắm, sẽ cho chúng có một khái niệm tốt. Nếu sở bạn làm không thích cho con nít vào thăm trong các giờ làm việc thường lệ. Bạn có thể cho con vào thăm vào sáng thứ bảy.

Nuôi dưỡng các trẻ em biết tự lập đòi hỏi phụ huynh đôi khi phải hướng dẫn chúng bằng bộ óc thay vì con tim. Đó chính là một sự thử thách chúng ta phải đối chọi, những cố gắng này sẽ có kết quả khi bạn thấy con em phát triển được sự tôn trọng việc làm và một quan niệm tốt đẹp về vấn đề tài chánh.

Image may contain: 1 person, sitting, eating and baby

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm