Truyện Ngắn & Phóng Sự

ĐỒNG… CHÓ NGÁP

Gọi đây là cánh đồng Chó ngáp, vì có người cho rằng cánh đồng quá rộng, con chó dù khỏe đến đâu chạy qua đây cũng phải … ngáp


ảnh minh họa
Gọi đây là cánh đồng Chó ngáp, vì có người cho rằng cánh đồng quá rộng, con chó dù khỏe đến đâu chạy qua đây cũng phải … ngáp. Nhà nước nhiều lần định di dân về đây xây dựng vùng kinh tế mới, nhưng không thực hiện được, bởi nhiều lý do như không đủ kinh phí, trên mặt phủ một lớp bả cỏ gần cả thước, còn nhiều bom đạn lép thời chiến vùi lấp trong đất…

Cách đây mấy tháng có một nhóm thợ thuyền tụ họp về đây định sinh cơ lập nghiệp. Họ cất lên năm, bảy căn nhà đơn sơ trên một gò đất dài, giữa đồng không mông quạnh.

***

Một ngày thiên hạ xôn xao lên khi Đài truyền hình tỉnh đưa tin, có kèm theo hình ảnh: “ Tại cánh đồng Chó ngáp, một nhóm nông dân trong lúc đào giếng đã phát hiện một pho tượng Nữ thần bằng kim loại quý, chiều cao 50 centimet, nặng 50 kilogam. Tượng nữ thần khỏa thân ngực, mặc váy ngắn, hai chân duỗi thẳng, một tay cầm chùy, một tay cầm gươm… Đây có thể là một cổ vật quý, giúp các nhà khoa học vén ra bức màn bí mật về một vùng đất vốn còn nhiều bí ẩn...”.

Sáng hôm sau, từ nông thôn đến thành thị người ta bàn tán, xôn xao về cổ vật quý. Nhiều người không xem thời sự địa phương, đã tỏ ra hậm hực.

Quán cà phê bà Ba Thu, nơi được xem là “Trung tâm thông tin” chuyện trên trời dưới đất của nhóm nông nhàn, mới tờ mờ sáng đã đông nghẹt khách. Ông Hai Lóm – Chủ nhiệm câu lạc bộ nuôi kỳ đà, hôm nay chuyển đề tài:

-Tui bảo đảm đây là cái điềm… tận thế. Hồi nào giờ tui mới thấy đó… Cái tượng ngộ lắm… Còn nhiều điều bí ẩn nữa… Ghê quá!…

- Có gì đâu mà ghê! Thì cũng bao nhiêu pho tượng khác thôi chớ gì!…Tiếng một cậu thanh niên nào đó xen vào.

- Mày có xem hông?

- Có chớ sao không!

- Có… có, mà mày biết đồng Chó ngáp chưa!… Chưa... chưa biết nên mày không biết đó con. Hồi nhỏ tụi tao đi bắt ếch trên đồng đó ban đêm, lửa cục nào cục nấy xanh dờn cháy lốm đốm… xanh, đỏ, vàng, trắng đèn ma cháy khắp nơi!… ghê lắm!… Bây giờ mới hiện lên đó!...

Hai Lóm tán hoài về pho tượng. Đến trưa đám đông mới giải tán.

Còn ở thành thị, thì tùy theo công việc, nghề nghiệp, trình độ, người ta cũng bàn tán và nhận định theo cách của mình về pho tượng, nhưng họ có cái nhận xét chung: “Đây là chuyện lạ”.

Trong lúc mọi người còn bàn cãi với nhau thì tờ báo “ Lá xanh”, hết sức kịp thời đã cho đăng trên trang nhất tin và ảnh về pho tượng. Nội dung bản tin giống y như đài đã phát hôm trước.

Ngã ba Lộ quẹo mấy hôm nay trở thành bến xe. Xe đưa khách đến, xe rước khách đi, người ta tới lui nườm nượp. Người ta đổ xô đi tìm để được tận mắt xem pho tượng. Từ Lộ quẹo tiếp giáp với cánh đồng Chó Ngáp, tới nơi phát hiện pho tượng không có đường đi. Họ nối đuôi nhau thành một hàng dọc. Người đi trước càn lên, cỏ năn rạp xuống, người sau giẫm tiếp lên, rồi người sau nữa giẫm lên… Những người đi sau lại giẫm lên thành lối mòn đường đi. Từng đoàn người già, trẻ, trai, gái, mang theo lủ khủ những đồ đạc thức ăn,nước uống…

Vượt hơn ba chục cây số mở đường, tới dãy nhà đơn sơ trên gò đất Chó ngáp. Hỏi thăm về pho tượng, được người dân ở đây chỉ chỗ cái hố bên cạnh mô đất đào lem nhem, có cái míếu đơn sơ mới cất. Còn pho tượng đã đưa về xã. Đoàn người lại quày quả trở ra xã giữa cái nóng oi bức trên cánh đồng trống mùa nắng hạn.

Đến xã, người ta cho hay pho tượng đã đưa về huyện. Mọi người lại tục tục ra xe lên huyện. Đến huyện, phòng văn hóa huyện bảo đã đưa tượng về… tỉnh.

***

Bảo tàng, từ ngày nhận pho tượng xem như báu vật, cho đóng kín vào thùng cây, chờ ý kiến ngành chủ quản. Nhiều người đến Bảo tàng đòi xem pho tượng. Xét đây cũng là lý do chính đáng, lãnh đạo Bảo tàng định đem ra trưng bày nhưng có ý kiến: “Trưng bày thì phải giải thích… Mà muốn giải thích thì phải nhờ các nhà khoa học… Chúng ta lại chưa có một thông tin nào về pho tượng… Trong khi chờ đợi trên cho ý kiến, mình nên đáp ứng yêu cầu của nhân dân địa phương đồng thời mở dịch vụ xung quanh việc trưng bày này”. Ý kiến xem chừng hợp lý, được lãnh đạo bảo tàng cho phép thực hiện.

Một số nhân viên có năng khiếu ăn nói cùng với hai phóng viên báo chí được phân công lên đường làm nhiệm vụ.

Suốt mấy ngày “ tầm sư học đạo” trên đất “cố kinh” hết viện nầy sang trường nọ, cuối cùng nhờ ai đó chỉ đường, đoàn đã tìm đến “đại gia” đa tài bá nghệ. Quá trình học vấn của vị nầy đáng được ghi nhận : Lúc chưa bảo vệ xong luận án tiến sĩ sử học, ông chuyển sang nghiên cứu triết học phương đông. Được hai năm, ông chuyển sang học hàm thụ ngành địa chất. Thấy không êm ông lại nghiên cứu môn ngoại cảm - tử vi. Và gần đây, ông lại chuyển sang nghiên cứu cùng lúc ba thứ thơ ca, hội họa, điêu khắc. Bạn học đã phong cho ông hàm giáo sư (!?). Đặt giữa bàn làm việc của ông là tấm bảng mêca khắc dòng chữ “Giáo sư TÀO VĂN ”

Sau khi xem băng hình, nghe trình bày kèm theo cái phong bì khá dày đặt trên bàn, ông tằng hắng rồi vào đề:

“ … Căn cứ vào những dữ kiện, có thể đưa ra giả thuyết rằng đây là dấu vết của một quốc gia có nền văn hóa phát triển rực rỡ. Quốc gia nầy giáp ranh với quốc gia Phù Nam có tên là Phù Đông. Cánh đồng Chó ngáp có khả năng là kinh đô của Phù Đông. Nơi đây tiếp giáp nhiều luồng văn minh Đông – Tây nên ta thấy pho tượng mang đầy đủ những dấu vết của các nền văn minh đó. Chẳng hạn pho tượng vừa giống Thần Vệ Nữ – Ai Cập, vừa hao hao Nữ thần Apsara, vừa na ná Nữ thần Tự do ở Mỹ vừa mang dáng dấp Bà E-Vơ của phương tây lại có cái nét của bà Chúa xứ – Núi Sam lại giông giống Nữ thần Nê-Va Chàm…

- Nhưng thưa giáo sư, pho tượng tay cầm gươm, tay cầm chùy có ý nói gì ạ?!

- Một tay cầm kiếm là biểu tượng chống giặc ngoại xâm, còn tay kia không phải là cầm chuỳ mà là con vi rút HIV nó giống trái chôm chôm đấy… Có lẽ đất nước Phù Đông nầy bị tiêu diệt bởi giặc giã và bệnh SIDA… Bộ anh tưởng bệnh HIV mới có đây sao!?…

- Giáo sư nói nơi đây là kinh đô Phù Đông, vậy sẽ còn nhiều tượng và những báo vật khác ?

- Chắc chắn là như vậy!… Vì không thể có một pho tượng như vậy nằm trơ trọi, mà còn nhiều cổ vật quý khác … Có thể xem pho tượng nầy là một “báu vật quốc gia…”.

Ngay sau đó Đài truyền hình và tờ báo “Lá Xanh” phát và đăng nguyên văn bài nói của giáo sư Tào Văn .

Quán cà phê bà Năm Thu, bảy, tám người cầm tờ báo và lại bàn tán về bài nói của giáo sư Tào Văn.

- Hay thật! Giáo sư nói là ở đồng Chó ngáp còn nhiều cổ vật nửa… Mấy thằng bây chuẩn bị đào đi!… Hai Hóm vẫy tay, lớn tiếng.

- Đúng đó! Đi làm thử một chuyến xem sao!… Biết đâu số phần…

- Nghe nói Nhà nước thưởng cho ai đào được cổ vật, tiền nhiều lắm à!

- Ừ!… Ngộ thiệt à nghen!…Tui cũng không ngờ ấy chớ! Mấy năm trước tụi tui vô đó bắt chuột hoài mà có biết đâu!…

Tại một góc sân vườn cà phê ở thị xã, một người đàn ông trạc sáu mươi tuổi, trán hói, mang cặp kính trắng rộng vành, dáng vẻ trí thức, đang đọc báo, chợt đập tay xuống bàn một cái rầm, mặt hầm hầm, nói:

- Láo thật! Thế mà gọi là giáo sư!… Nói vậy mà nghe được!…Toàn là đoán mò. Còn dám nói còn nhiều cổ vật!… Đúng là tức không chịu được!….

- Ừ mà thằng chả nói nghe có lý nhỉ … Một ông khác cười khà khà đáp lại.

- Ổng ấy nói hay đó chứ!…Một ông khác chen vào.

- Hay!… Hay cái con khỉ!… Muốn kết luận được nó, ít nhất phải có cuộc hội thảo khoa học chớ!…có đâu!…Người đeo kính trắng phản bác lại.

- Đúng đó! Theo tôi cần phải có cuộc hội thảo khoa học…

****

Bảo tàng đã phải tuyển hết số nhân viên của mình cho tập đi tập lại theo bài nói chuyện của giáo sư Tào Văn để làm thuyết minh viên về báu vật quốc gia, phục vụ khách hàng. Song không ai “làm nổi” cái chuyện ấy, vì không truyền cảm được cái thần của pho tượng cho người nghe. Cuối cùng Bảo tàng đành gác lại chuyện trưng bày cổ vật .

Bà con đến đông nghẹt đòi xem cho bằng được “báu vật quốc gia”… Nhưng bà con thông cảm!… chờ có lệnh mới!…

Mô đất mới đào vừa ráo nắng, giữa cánh đồng Chó Ngáp, nơi người ta đồn đào được pho tượng, bỗng dưng mọc lên một cái miếu. Người ta xầm xì rằng “Bà” đạp đồng lên quở trách tại sao phá chỗ yên nghỉ của bà … Lỡ phá rồi thì phải cúng kiến thờ phượng, đàng hoàng “bà” mới tha cho . Ai có lòng thành bà sẽ phù hộ …

Dòng người đỗ xô về Miếu Bà ngày càng đông.

Theo dấu con đường mòn từ mí lộ quẹo vào Miếu Bà mới hình thành mấy hôm, dưới ánh nắng chói chang, ông Hai Lóm đang đốc thúc đám đông người, hì hục đào, khiêng đất đắp đường đi... Thoạt nhìn người ta dễ ngộ nhận đây là một công trình của nhà nước. Những thanh niên lưng trần đẫm mồ hôi, không rõ tên họ gì, ở đâu, vừa làm vừa nói râm ran:

- Gắng lên anh em!… Mình làm công quả bà sẽ phù hộ cho chúng ta!…Ông Hai Lóm vừa chạy lăng xăng, vừa nói, thỉnh thoảng lại hát nghe chừng là bài con kênh xanh xanh…

- Có khi nào mình đào được một pho tượng nữa hông ta?!… Một người nào đó trong đám thanh niên chợt hỏi.

- Biết đâu chừng…

- Báo, đài nói ở đây là kinh đô của nước“Phù Đông ”đấy!…

- Ừ! Biết rồi!…

Không đầy một ngày, con đường dẫn vào vào Miếu Bà, trên ba chục cây số đã hoàn thành, cao ráo, rộng rãi, khang trang, thẳng tắp .

Sau đó cặp hai bên đường mới đắp, nhà cửa, hàng quán mọc lên như nấm . Đó là những tiệm bán thứ đồ cúng như nhang đèn, hoa quả, và quán giải khát . Khách “hành hương” vào chỗ “Miếu Ba” ai cũng mua một vài thứ .

****

Nuốt từng chữ một bài báo đăng bài “Những người phát hiện ra báu vật bây giờ sống ra sao?”, đăng tải hình ảnh bà mẹ khắc khổ cùng mấy đứa nít, trần truồng rách rưới, vợ con của người tìm ra báu vật, đến nay chưa được hưởng quyền lợi gì của nhà nước. Lý Hốn - Một chuyên gia chuyên kinh doanh đồ cổ, cuộn tờ báo lại vội vã cùng mấy gã tuỳ tùng xuống ngay đồng Chó ngáp để tìm “tác giả”.
Tới nơi, gặp mấy gia đình đó, Lý Hốn vào đề ngay:

- Tôi được biết vợ chồng anh chị đào được cái nầy hết sức vất vả, hiện đang gặp nhiều khó khăn… Tôi thấy xót xa quá!… Theo luật thì báu vật thuộc về tài sản quốc gia, người nào đào kiếm được phải giao nộp cho nhà nước, chờ định giá, rồi mới được nhận tiền thưởng, mà tiền thưởng đâu có bao nhiêu.

- Ủa! Nghe nói thưởng bằng huê hồng gì đó, cao lắm mà!…

- Làm gì có huê hồng, chỉ có tiền thưởng thôi. Quy định theo mức lương tối thiểu. Mà các chị biết mức lương tối thiểu là bao nhiêu không? Có mấy trăm ngàn thôi cộng với tiền thưởng… Vả lại chuyện của các chị còn lu bu lắm… Còn phải chờ Nhà nước định giá… rồi thủ tục … biết chừng nào mới nhận được tiền. Bây giờ tôi bàn với các chị như thế nầy… Tôi chi 50 triệu coi như mua đứt pháp nhân về việc tìm ra cổ vật… Nghĩa là từ đây về sau tôi là người tìm ra nó, chớ không phải các anh, các chị nữa. Được, tôi trả tiền liền… Còn giấy tờ ra ủy ban xã tôi lo!… Đó thấy không… Tôi còn phải tính toán với ông này bà nọ, còn đi tới đi lui nhiều lần lắm.

- Vậy là tụi tui chỉ có bao nhiêu thôi à?!…

- Chớ sao, coi như mua đứt bán đoạn, từ nay về sau tôi là chủ sở hữu cổ vật đó . Tôi có tư cách pháp nhân làm việc với Nhà nước sau nầy. Được thì ký vào đây, tôi giao tiền, giấy tờ còn lại tôi làm…

- Xin ông 100 triệu đi, nghe đâu pho tượng nầy quý lắm. Mai mốt Nhà nước trả cho ông gấp mấy lần giá nầy…

- Không dám đâu, mấy ông mấy bà không biết luật gì ráo. Nói vậy thì mấy người cứ ráng chờ coi có được nhiều hơn tui trả không. Hay là nhận được thì tiền mất giá hết rồi. Lúc đó đừng có tiếc của à…

Sau một hồi kỳ kèo, cuối cùng Lý Hơn thống nhất trả 80 triệu. Trước khi chia tay họ, hắn còn nói:

- May lắm mấy người mới gặp được tui, chứ chờ nhà nước thì… mọc râu!
Vợ chồng này cũng không vừa, léo nhéo vói theo:

- Sau nầy nếu được thưởng nhiều, ông cho tụi tui thêm nhé!…

- Ờ! Sau rồi tính !…

Giao tiền và cầm tờ giấy thảo sẵn đưa cho hai người ký tên vào cùng với người chứng, Lý Hốn quày quả đi ra ủy ban xã thị thực. Tại đây nhờ tài “ngoại giao” ông ta được chính quyền xã hoàn thành thủ tục “Giấy xác nhận người tìm thấy cổ vật ở đồng Chó Ngáp”.

****

Tin ông trùm đồ cổ mua đứt pháp nhân pho tượng 90 triệu đồng lan đi nhanh chóng, làm mọi người nôn nao, nhất là những người thiếu công ăn việc làm.

Xung quanh Miếu Bà, nhiều dấu bới cỏ, đào đất lem nhem như chó táp .Họ đào, bới tìm… cổ vật. Ban đầu vài ba người đào lén ban đêm, dần về sau số người đào ngày càng đông và công khai. Họ căng lều, làm lán trại để ở để đào. Mạnh ai nấy cặm ranh đất để đào, tìm kiếm cổ vật. Có người mang cả vợ con theo để cùng làm . Muốn đào được đất họ phải bốc cả một lớp cỏ mục gần một thước, phơi nắng hai, ba ngày sau đốt đi, rồi mới đào. Những người đến trước mặc nhiên trở thành chủ đất. Họ cặm cọc, phân lô. Người đến sau muốn đào đất tìm cổ vật phải thuê đất. Từ chỗ đất cho không ai lấy, bây giờ phải thuê giá mười mét vuông cả trăm ngàn đồng.

Cả cánh đồng chó ngáp hàng trăm hécta bị đào xới dày đặc, gần như lật ngược cả cánh đồng. Người ta cố tìm kiếm cổ vật, nhưng chỉ thấy toàn là… mảnh bom, đạn lép. Chủ của những căn nhà đầu tiên trên đồng chó ngáp bây giờ là những chủ tiệm giàu có chuyên mua phế liệu sắt vụn, bom đạn lép. Những người đào tìm cổ vật, thì chuyên bán bom đạn lép để lấy tiền mua thức ăn “ tái sản xuất ”.

Đông người, thiếu các phương tiện sinh hoạt, vệ sinh không đảm bảo, thiếu ăn, nước uống, mà không thấy cổ vật đâu, nhiều người đã cuốn gói ra về .

Nhiều người cố bám ở lại với hy vọng may ra tìm gặp một cổ vật để đổi đời. Song họ quá uể oải… vì cánh đồng Chó ngáp không còn chổ nào để đào được nữa.

****

Lý Hốn xuống đồng Chó ngáp, hớt hãi đi tìm lại các chủ nhân cũ của pho tượng Nữ Thần, thì mới hay các vị này đã bán đất, bán nhà đi biệt dạng từ lâu rồi. Tức mình ông ta đi xung quanh mấy căn nhà cũ lục soát, thì phát hiện ra cái lò rèn. Tìm kiếm những dấu vết xung quanh, người ta nhặt được từ dưới hố nước bên cạnh, những mảnh khuôn, khi ghép lại đó là tượng Nữ Thần.

© Đoàn Hữu Hậu
http://www.tintuchangngayonline.com/2014/01/ong-cho-ngap.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

ĐỒNG… CHÓ NGÁP

Gọi đây là cánh đồng Chó ngáp, vì có người cho rằng cánh đồng quá rộng, con chó dù khỏe đến đâu chạy qua đây cũng phải … ngáp


ảnh minh họa
Gọi đây là cánh đồng Chó ngáp, vì có người cho rằng cánh đồng quá rộng, con chó dù khỏe đến đâu chạy qua đây cũng phải … ngáp. Nhà nước nhiều lần định di dân về đây xây dựng vùng kinh tế mới, nhưng không thực hiện được, bởi nhiều lý do như không đủ kinh phí, trên mặt phủ một lớp bả cỏ gần cả thước, còn nhiều bom đạn lép thời chiến vùi lấp trong đất…

Cách đây mấy tháng có một nhóm thợ thuyền tụ họp về đây định sinh cơ lập nghiệp. Họ cất lên năm, bảy căn nhà đơn sơ trên một gò đất dài, giữa đồng không mông quạnh.

***

Một ngày thiên hạ xôn xao lên khi Đài truyền hình tỉnh đưa tin, có kèm theo hình ảnh: “ Tại cánh đồng Chó ngáp, một nhóm nông dân trong lúc đào giếng đã phát hiện một pho tượng Nữ thần bằng kim loại quý, chiều cao 50 centimet, nặng 50 kilogam. Tượng nữ thần khỏa thân ngực, mặc váy ngắn, hai chân duỗi thẳng, một tay cầm chùy, một tay cầm gươm… Đây có thể là một cổ vật quý, giúp các nhà khoa học vén ra bức màn bí mật về một vùng đất vốn còn nhiều bí ẩn...”.

Sáng hôm sau, từ nông thôn đến thành thị người ta bàn tán, xôn xao về cổ vật quý. Nhiều người không xem thời sự địa phương, đã tỏ ra hậm hực.

Quán cà phê bà Ba Thu, nơi được xem là “Trung tâm thông tin” chuyện trên trời dưới đất của nhóm nông nhàn, mới tờ mờ sáng đã đông nghẹt khách. Ông Hai Lóm – Chủ nhiệm câu lạc bộ nuôi kỳ đà, hôm nay chuyển đề tài:

-Tui bảo đảm đây là cái điềm… tận thế. Hồi nào giờ tui mới thấy đó… Cái tượng ngộ lắm… Còn nhiều điều bí ẩn nữa… Ghê quá!…

- Có gì đâu mà ghê! Thì cũng bao nhiêu pho tượng khác thôi chớ gì!…Tiếng một cậu thanh niên nào đó xen vào.

- Mày có xem hông?

- Có chớ sao không!

- Có… có, mà mày biết đồng Chó ngáp chưa!… Chưa... chưa biết nên mày không biết đó con. Hồi nhỏ tụi tao đi bắt ếch trên đồng đó ban đêm, lửa cục nào cục nấy xanh dờn cháy lốm đốm… xanh, đỏ, vàng, trắng đèn ma cháy khắp nơi!… ghê lắm!… Bây giờ mới hiện lên đó!...

Hai Lóm tán hoài về pho tượng. Đến trưa đám đông mới giải tán.

Còn ở thành thị, thì tùy theo công việc, nghề nghiệp, trình độ, người ta cũng bàn tán và nhận định theo cách của mình về pho tượng, nhưng họ có cái nhận xét chung: “Đây là chuyện lạ”.

Trong lúc mọi người còn bàn cãi với nhau thì tờ báo “ Lá xanh”, hết sức kịp thời đã cho đăng trên trang nhất tin và ảnh về pho tượng. Nội dung bản tin giống y như đài đã phát hôm trước.

Ngã ba Lộ quẹo mấy hôm nay trở thành bến xe. Xe đưa khách đến, xe rước khách đi, người ta tới lui nườm nượp. Người ta đổ xô đi tìm để được tận mắt xem pho tượng. Từ Lộ quẹo tiếp giáp với cánh đồng Chó Ngáp, tới nơi phát hiện pho tượng không có đường đi. Họ nối đuôi nhau thành một hàng dọc. Người đi trước càn lên, cỏ năn rạp xuống, người sau giẫm tiếp lên, rồi người sau nữa giẫm lên… Những người đi sau lại giẫm lên thành lối mòn đường đi. Từng đoàn người già, trẻ, trai, gái, mang theo lủ khủ những đồ đạc thức ăn,nước uống…

Vượt hơn ba chục cây số mở đường, tới dãy nhà đơn sơ trên gò đất Chó ngáp. Hỏi thăm về pho tượng, được người dân ở đây chỉ chỗ cái hố bên cạnh mô đất đào lem nhem, có cái míếu đơn sơ mới cất. Còn pho tượng đã đưa về xã. Đoàn người lại quày quả trở ra xã giữa cái nóng oi bức trên cánh đồng trống mùa nắng hạn.

Đến xã, người ta cho hay pho tượng đã đưa về huyện. Mọi người lại tục tục ra xe lên huyện. Đến huyện, phòng văn hóa huyện bảo đã đưa tượng về… tỉnh.

***

Bảo tàng, từ ngày nhận pho tượng xem như báu vật, cho đóng kín vào thùng cây, chờ ý kiến ngành chủ quản. Nhiều người đến Bảo tàng đòi xem pho tượng. Xét đây cũng là lý do chính đáng, lãnh đạo Bảo tàng định đem ra trưng bày nhưng có ý kiến: “Trưng bày thì phải giải thích… Mà muốn giải thích thì phải nhờ các nhà khoa học… Chúng ta lại chưa có một thông tin nào về pho tượng… Trong khi chờ đợi trên cho ý kiến, mình nên đáp ứng yêu cầu của nhân dân địa phương đồng thời mở dịch vụ xung quanh việc trưng bày này”. Ý kiến xem chừng hợp lý, được lãnh đạo bảo tàng cho phép thực hiện.

Một số nhân viên có năng khiếu ăn nói cùng với hai phóng viên báo chí được phân công lên đường làm nhiệm vụ.

Suốt mấy ngày “ tầm sư học đạo” trên đất “cố kinh” hết viện nầy sang trường nọ, cuối cùng nhờ ai đó chỉ đường, đoàn đã tìm đến “đại gia” đa tài bá nghệ. Quá trình học vấn của vị nầy đáng được ghi nhận : Lúc chưa bảo vệ xong luận án tiến sĩ sử học, ông chuyển sang nghiên cứu triết học phương đông. Được hai năm, ông chuyển sang học hàm thụ ngành địa chất. Thấy không êm ông lại nghiên cứu môn ngoại cảm - tử vi. Và gần đây, ông lại chuyển sang nghiên cứu cùng lúc ba thứ thơ ca, hội họa, điêu khắc. Bạn học đã phong cho ông hàm giáo sư (!?). Đặt giữa bàn làm việc của ông là tấm bảng mêca khắc dòng chữ “Giáo sư TÀO VĂN ”

Sau khi xem băng hình, nghe trình bày kèm theo cái phong bì khá dày đặt trên bàn, ông tằng hắng rồi vào đề:

“ … Căn cứ vào những dữ kiện, có thể đưa ra giả thuyết rằng đây là dấu vết của một quốc gia có nền văn hóa phát triển rực rỡ. Quốc gia nầy giáp ranh với quốc gia Phù Nam có tên là Phù Đông. Cánh đồng Chó ngáp có khả năng là kinh đô của Phù Đông. Nơi đây tiếp giáp nhiều luồng văn minh Đông – Tây nên ta thấy pho tượng mang đầy đủ những dấu vết của các nền văn minh đó. Chẳng hạn pho tượng vừa giống Thần Vệ Nữ – Ai Cập, vừa hao hao Nữ thần Apsara, vừa na ná Nữ thần Tự do ở Mỹ vừa mang dáng dấp Bà E-Vơ của phương tây lại có cái nét của bà Chúa xứ – Núi Sam lại giông giống Nữ thần Nê-Va Chàm…

- Nhưng thưa giáo sư, pho tượng tay cầm gươm, tay cầm chùy có ý nói gì ạ?!

- Một tay cầm kiếm là biểu tượng chống giặc ngoại xâm, còn tay kia không phải là cầm chuỳ mà là con vi rút HIV nó giống trái chôm chôm đấy… Có lẽ đất nước Phù Đông nầy bị tiêu diệt bởi giặc giã và bệnh SIDA… Bộ anh tưởng bệnh HIV mới có đây sao!?…

- Giáo sư nói nơi đây là kinh đô Phù Đông, vậy sẽ còn nhiều tượng và những báo vật khác ?

- Chắc chắn là như vậy!… Vì không thể có một pho tượng như vậy nằm trơ trọi, mà còn nhiều cổ vật quý khác … Có thể xem pho tượng nầy là một “báu vật quốc gia…”.

Ngay sau đó Đài truyền hình và tờ báo “Lá Xanh” phát và đăng nguyên văn bài nói của giáo sư Tào Văn .

Quán cà phê bà Năm Thu, bảy, tám người cầm tờ báo và lại bàn tán về bài nói của giáo sư Tào Văn.

- Hay thật! Giáo sư nói là ở đồng Chó ngáp còn nhiều cổ vật nửa… Mấy thằng bây chuẩn bị đào đi!… Hai Hóm vẫy tay, lớn tiếng.

- Đúng đó! Đi làm thử một chuyến xem sao!… Biết đâu số phần…

- Nghe nói Nhà nước thưởng cho ai đào được cổ vật, tiền nhiều lắm à!

- Ừ!… Ngộ thiệt à nghen!…Tui cũng không ngờ ấy chớ! Mấy năm trước tụi tui vô đó bắt chuột hoài mà có biết đâu!…

Tại một góc sân vườn cà phê ở thị xã, một người đàn ông trạc sáu mươi tuổi, trán hói, mang cặp kính trắng rộng vành, dáng vẻ trí thức, đang đọc báo, chợt đập tay xuống bàn một cái rầm, mặt hầm hầm, nói:

- Láo thật! Thế mà gọi là giáo sư!… Nói vậy mà nghe được!…Toàn là đoán mò. Còn dám nói còn nhiều cổ vật!… Đúng là tức không chịu được!….

- Ừ mà thằng chả nói nghe có lý nhỉ … Một ông khác cười khà khà đáp lại.

- Ổng ấy nói hay đó chứ!…Một ông khác chen vào.

- Hay!… Hay cái con khỉ!… Muốn kết luận được nó, ít nhất phải có cuộc hội thảo khoa học chớ!…có đâu!…Người đeo kính trắng phản bác lại.

- Đúng đó! Theo tôi cần phải có cuộc hội thảo khoa học…

****

Bảo tàng đã phải tuyển hết số nhân viên của mình cho tập đi tập lại theo bài nói chuyện của giáo sư Tào Văn để làm thuyết minh viên về báu vật quốc gia, phục vụ khách hàng. Song không ai “làm nổi” cái chuyện ấy, vì không truyền cảm được cái thần của pho tượng cho người nghe. Cuối cùng Bảo tàng đành gác lại chuyện trưng bày cổ vật .

Bà con đến đông nghẹt đòi xem cho bằng được “báu vật quốc gia”… Nhưng bà con thông cảm!… chờ có lệnh mới!…

Mô đất mới đào vừa ráo nắng, giữa cánh đồng Chó Ngáp, nơi người ta đồn đào được pho tượng, bỗng dưng mọc lên một cái miếu. Người ta xầm xì rằng “Bà” đạp đồng lên quở trách tại sao phá chỗ yên nghỉ của bà … Lỡ phá rồi thì phải cúng kiến thờ phượng, đàng hoàng “bà” mới tha cho . Ai có lòng thành bà sẽ phù hộ …

Dòng người đỗ xô về Miếu Bà ngày càng đông.

Theo dấu con đường mòn từ mí lộ quẹo vào Miếu Bà mới hình thành mấy hôm, dưới ánh nắng chói chang, ông Hai Lóm đang đốc thúc đám đông người, hì hục đào, khiêng đất đắp đường đi... Thoạt nhìn người ta dễ ngộ nhận đây là một công trình của nhà nước. Những thanh niên lưng trần đẫm mồ hôi, không rõ tên họ gì, ở đâu, vừa làm vừa nói râm ran:

- Gắng lên anh em!… Mình làm công quả bà sẽ phù hộ cho chúng ta!…Ông Hai Lóm vừa chạy lăng xăng, vừa nói, thỉnh thoảng lại hát nghe chừng là bài con kênh xanh xanh…

- Có khi nào mình đào được một pho tượng nữa hông ta?!… Một người nào đó trong đám thanh niên chợt hỏi.

- Biết đâu chừng…

- Báo, đài nói ở đây là kinh đô của nước“Phù Đông ”đấy!…

- Ừ! Biết rồi!…

Không đầy một ngày, con đường dẫn vào vào Miếu Bà, trên ba chục cây số đã hoàn thành, cao ráo, rộng rãi, khang trang, thẳng tắp .

Sau đó cặp hai bên đường mới đắp, nhà cửa, hàng quán mọc lên như nấm . Đó là những tiệm bán thứ đồ cúng như nhang đèn, hoa quả, và quán giải khát . Khách “hành hương” vào chỗ “Miếu Ba” ai cũng mua một vài thứ .

****

Nuốt từng chữ một bài báo đăng bài “Những người phát hiện ra báu vật bây giờ sống ra sao?”, đăng tải hình ảnh bà mẹ khắc khổ cùng mấy đứa nít, trần truồng rách rưới, vợ con của người tìm ra báu vật, đến nay chưa được hưởng quyền lợi gì của nhà nước. Lý Hốn - Một chuyên gia chuyên kinh doanh đồ cổ, cuộn tờ báo lại vội vã cùng mấy gã tuỳ tùng xuống ngay đồng Chó ngáp để tìm “tác giả”.
Tới nơi, gặp mấy gia đình đó, Lý Hốn vào đề ngay:

- Tôi được biết vợ chồng anh chị đào được cái nầy hết sức vất vả, hiện đang gặp nhiều khó khăn… Tôi thấy xót xa quá!… Theo luật thì báu vật thuộc về tài sản quốc gia, người nào đào kiếm được phải giao nộp cho nhà nước, chờ định giá, rồi mới được nhận tiền thưởng, mà tiền thưởng đâu có bao nhiêu.

- Ủa! Nghe nói thưởng bằng huê hồng gì đó, cao lắm mà!…

- Làm gì có huê hồng, chỉ có tiền thưởng thôi. Quy định theo mức lương tối thiểu. Mà các chị biết mức lương tối thiểu là bao nhiêu không? Có mấy trăm ngàn thôi cộng với tiền thưởng… Vả lại chuyện của các chị còn lu bu lắm… Còn phải chờ Nhà nước định giá… rồi thủ tục … biết chừng nào mới nhận được tiền. Bây giờ tôi bàn với các chị như thế nầy… Tôi chi 50 triệu coi như mua đứt pháp nhân về việc tìm ra cổ vật… Nghĩa là từ đây về sau tôi là người tìm ra nó, chớ không phải các anh, các chị nữa. Được, tôi trả tiền liền… Còn giấy tờ ra ủy ban xã tôi lo!… Đó thấy không… Tôi còn phải tính toán với ông này bà nọ, còn đi tới đi lui nhiều lần lắm.

- Vậy là tụi tui chỉ có bao nhiêu thôi à?!…

- Chớ sao, coi như mua đứt bán đoạn, từ nay về sau tôi là chủ sở hữu cổ vật đó . Tôi có tư cách pháp nhân làm việc với Nhà nước sau nầy. Được thì ký vào đây, tôi giao tiền, giấy tờ còn lại tôi làm…

- Xin ông 100 triệu đi, nghe đâu pho tượng nầy quý lắm. Mai mốt Nhà nước trả cho ông gấp mấy lần giá nầy…

- Không dám đâu, mấy ông mấy bà không biết luật gì ráo. Nói vậy thì mấy người cứ ráng chờ coi có được nhiều hơn tui trả không. Hay là nhận được thì tiền mất giá hết rồi. Lúc đó đừng có tiếc của à…

Sau một hồi kỳ kèo, cuối cùng Lý Hơn thống nhất trả 80 triệu. Trước khi chia tay họ, hắn còn nói:

- May lắm mấy người mới gặp được tui, chứ chờ nhà nước thì… mọc râu!
Vợ chồng này cũng không vừa, léo nhéo vói theo:

- Sau nầy nếu được thưởng nhiều, ông cho tụi tui thêm nhé!…

- Ờ! Sau rồi tính !…

Giao tiền và cầm tờ giấy thảo sẵn đưa cho hai người ký tên vào cùng với người chứng, Lý Hốn quày quả đi ra ủy ban xã thị thực. Tại đây nhờ tài “ngoại giao” ông ta được chính quyền xã hoàn thành thủ tục “Giấy xác nhận người tìm thấy cổ vật ở đồng Chó Ngáp”.

****

Tin ông trùm đồ cổ mua đứt pháp nhân pho tượng 90 triệu đồng lan đi nhanh chóng, làm mọi người nôn nao, nhất là những người thiếu công ăn việc làm.

Xung quanh Miếu Bà, nhiều dấu bới cỏ, đào đất lem nhem như chó táp .Họ đào, bới tìm… cổ vật. Ban đầu vài ba người đào lén ban đêm, dần về sau số người đào ngày càng đông và công khai. Họ căng lều, làm lán trại để ở để đào. Mạnh ai nấy cặm ranh đất để đào, tìm kiếm cổ vật. Có người mang cả vợ con theo để cùng làm . Muốn đào được đất họ phải bốc cả một lớp cỏ mục gần một thước, phơi nắng hai, ba ngày sau đốt đi, rồi mới đào. Những người đến trước mặc nhiên trở thành chủ đất. Họ cặm cọc, phân lô. Người đến sau muốn đào đất tìm cổ vật phải thuê đất. Từ chỗ đất cho không ai lấy, bây giờ phải thuê giá mười mét vuông cả trăm ngàn đồng.

Cả cánh đồng chó ngáp hàng trăm hécta bị đào xới dày đặc, gần như lật ngược cả cánh đồng. Người ta cố tìm kiếm cổ vật, nhưng chỉ thấy toàn là… mảnh bom, đạn lép. Chủ của những căn nhà đầu tiên trên đồng chó ngáp bây giờ là những chủ tiệm giàu có chuyên mua phế liệu sắt vụn, bom đạn lép. Những người đào tìm cổ vật, thì chuyên bán bom đạn lép để lấy tiền mua thức ăn “ tái sản xuất ”.

Đông người, thiếu các phương tiện sinh hoạt, vệ sinh không đảm bảo, thiếu ăn, nước uống, mà không thấy cổ vật đâu, nhiều người đã cuốn gói ra về .

Nhiều người cố bám ở lại với hy vọng may ra tìm gặp một cổ vật để đổi đời. Song họ quá uể oải… vì cánh đồng Chó ngáp không còn chổ nào để đào được nữa.

****

Lý Hốn xuống đồng Chó ngáp, hớt hãi đi tìm lại các chủ nhân cũ của pho tượng Nữ Thần, thì mới hay các vị này đã bán đất, bán nhà đi biệt dạng từ lâu rồi. Tức mình ông ta đi xung quanh mấy căn nhà cũ lục soát, thì phát hiện ra cái lò rèn. Tìm kiếm những dấu vết xung quanh, người ta nhặt được từ dưới hố nước bên cạnh, những mảnh khuôn, khi ghép lại đó là tượng Nữ Thần.

© Đoàn Hữu Hậu
http://www.tintuchangngayonline.com/2014/01/ong-cho-ngap.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm