Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Đặng Tiểu Bình ‘hiểu rõ lãnh đạo VN’ hơn Liên Xô
28-2-2017
Cuốn sách xuất bản năm 2015 của một sử gia người Anh hé lộ những chi tiết thú vị liên quan đến Việt Nam trong quan hệ Liên Xô-TQ thời cuối Chiến tranh Lạnh.
Sử gia Robert Service, người Anh, xuất bản cuốn ‘End of the Cold War: 1985-1991’, khai thác những tài liệu trong văn khố Nga mà cho đến nay chưa ai biết.
Tuy nội dung cuốn này tập trung vào quan hệ Liên Xô-Mỹ, tác giả dành hẳn chương 33 nói về quan hệ Trung -Xô thời điểm ấy.
Chương này mô tả những gì Tổng bí thư Mikhail Gorbachev, Eduard Shevardnadze (Ngoại trưởng Liên Xô), Đặng Tiểu Bình (Chủ nhiệm Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng bàn về Việt Nam.
Tác giả viết: “Ông Đặng không giấu giếm sự hoài nghi của mình về chính sách cải tổ (perestroika) của Liên Xô trong lúc Gorbachev thận trọng vì mối quan hệ với Washington có thể bị tổn hại nếu Moscow trở nên thân thiện với Bắc Kinh.”
Khi Liên Xô và Trung Quốc bắt đầu hợp tác, Gorbachev và Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Liên Xô muốn duy trì cơ sở hạt nhân gần biên giới với Trung Quốc.
“Tháng 12/1988, Shevardnadze hoan nghênh Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham đến Moscow và hứa hẹn rằng Gorbachev muốn hai nước xích lại gần nhau.
Đổi lại, ông Tiền cam đoan rằng Bắc Kinh muốn cải thiện quan hệ với Liên Xô. Ông đánh giá cao về lời đề nghị của Shevardnadze giúp đẩy quân đội Việt Nam ra khỏi Campuchia.
Trong một thời gian dài, Gorbachev che đậy sự bi quan về Việt Nam và nền kinh tế mà ông cho là có đến mười triệu người thất nghiệp. Ông muốn làm suy yếu mối quan hệ của Moscow với TP Hồ Chí Minh (đúng ra là Hà Nội, ghi chú của BBC), thay vào đó là ưu tiên việc hòa giải với Trung Quốc..
Trong một đoạn khác, Robert Service tiết lộ, Thủ tướng Lý Bằng gửi thông điệp đến Gorbachev rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận tình trạng phụ thuộc vào Liên Xô.
Gorbachev phủ nhận khả năng Liên Xô tận dụng Việt Nam để gây rắc rối cho Trung Quốc. Ông Lý tái khẳng định Trung Quốc muốn giữ vị trí độc lập và tránh vai trò ‘tiểu đệ’ của Liên Xô.
Ông tuyên bố với Gorbachev rằng Trung Quốc và Liên Xô khó bình thường hóa quan hệ nếu Kremlin không thay đổi chính sách về Afghanistan và Campuchia.
Ông Lý mạnh miệng phản đối việc Moscow hậu thuẫn cho quân đội Việt Nam hiện diện trên lãnh thổ Campuchia.
‘Phép thử’
… Shevardnadze thấy rằng Moscow cuối cùng sẽ phải lựa chọn giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tình đồng chí giữa Liên Xô với Việt Nam thời điểm đó đang gặp trở ngại. Các nhà lãnh đạo Việt Nam phản đối khi Shevardnadze đề nghị thăm Campuchia.
Shevardnadze đã không thể thuyết phục ông Lý về ý chân thành của Hà Nội rút quân tại Campuchia tháng 9/1989. Ông Lý nói, Trung Quốc “hiểu rõ về Việt Nam hơn Liên Xô (hiểu)”.
Bày tỏ sự không tin tưởng vào Hà Nội, Đặng Tiểu Bình tuyên bố sẽ không có hòa bình tại Campuchia cho đến khi Việt Nam thực sự rút hết quân.
Trong thời điểm tiền đồng Việt Nam mất giá nghiêm trọng, điện Kremlin để ngỏ khả năng chấm dứt viện trợ cho Việt Nam. Nhưng điều này vẫn không thể khiến ông Đặng hài lòng. Ông Đặng cho rằng không ai hiểu giới lãnh đạo Việt Nam hơn ông ta.
Ông Đặng chống lại Việt Nam nhằm tiến tới thiết lập một Liên bang Đông Dương nằm dưới sự bảo trợ của họ.
Shevardnadze nhận ra rằng Trung Quốc dùng Việt Nam và Campuchia như phép thử sự chân thành của Liên Xô trong việc hàn gắn quan hệ.
Shevardnadze sau đó ‘né’ thăm Việt Nam, như một chỉ dấu cho thấy lãnh đạo Liên Xô đã lựa chọn ưu tiên cải thiện quan hệ với Trung Quốc.
Bài đã đăng lần đầu trên trang BBC Tiếng Việt tháng 12/2015, trên giao diện cũ.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Đặng Tiểu Bình ‘hiểu rõ lãnh đạo VN’ hơn Liên Xô
28-2-2017
Cuốn sách xuất bản năm 2015 của một sử gia người Anh hé lộ những chi tiết thú vị liên quan đến Việt Nam trong quan hệ Liên Xô-TQ thời cuối Chiến tranh Lạnh.
Sử gia Robert Service, người Anh, xuất bản cuốn ‘End of the Cold War: 1985-1991’, khai thác những tài liệu trong văn khố Nga mà cho đến nay chưa ai biết.
Tuy nội dung cuốn này tập trung vào quan hệ Liên Xô-Mỹ, tác giả dành hẳn chương 33 nói về quan hệ Trung -Xô thời điểm ấy.
Chương này mô tả những gì Tổng bí thư Mikhail Gorbachev, Eduard Shevardnadze (Ngoại trưởng Liên Xô), Đặng Tiểu Bình (Chủ nhiệm Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng bàn về Việt Nam.
Tác giả viết: “Ông Đặng không giấu giếm sự hoài nghi của mình về chính sách cải tổ (perestroika) của Liên Xô trong lúc Gorbachev thận trọng vì mối quan hệ với Washington có thể bị tổn hại nếu Moscow trở nên thân thiện với Bắc Kinh.”
Khi Liên Xô và Trung Quốc bắt đầu hợp tác, Gorbachev và Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Liên Xô muốn duy trì cơ sở hạt nhân gần biên giới với Trung Quốc.
“Tháng 12/1988, Shevardnadze hoan nghênh Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Tham đến Moscow và hứa hẹn rằng Gorbachev muốn hai nước xích lại gần nhau.
Đổi lại, ông Tiền cam đoan rằng Bắc Kinh muốn cải thiện quan hệ với Liên Xô. Ông đánh giá cao về lời đề nghị của Shevardnadze giúp đẩy quân đội Việt Nam ra khỏi Campuchia.
Trong một thời gian dài, Gorbachev che đậy sự bi quan về Việt Nam và nền kinh tế mà ông cho là có đến mười triệu người thất nghiệp. Ông muốn làm suy yếu mối quan hệ của Moscow với TP Hồ Chí Minh (đúng ra là Hà Nội, ghi chú của BBC), thay vào đó là ưu tiên việc hòa giải với Trung Quốc..
Trong một đoạn khác, Robert Service tiết lộ, Thủ tướng Lý Bằng gửi thông điệp đến Gorbachev rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận tình trạng phụ thuộc vào Liên Xô.
Gorbachev phủ nhận khả năng Liên Xô tận dụng Việt Nam để gây rắc rối cho Trung Quốc. Ông Lý tái khẳng định Trung Quốc muốn giữ vị trí độc lập và tránh vai trò ‘tiểu đệ’ của Liên Xô.
Ông tuyên bố với Gorbachev rằng Trung Quốc và Liên Xô khó bình thường hóa quan hệ nếu Kremlin không thay đổi chính sách về Afghanistan và Campuchia.
Ông Lý mạnh miệng phản đối việc Moscow hậu thuẫn cho quân đội Việt Nam hiện diện trên lãnh thổ Campuchia.
‘Phép thử’
… Shevardnadze thấy rằng Moscow cuối cùng sẽ phải lựa chọn giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tình đồng chí giữa Liên Xô với Việt Nam thời điểm đó đang gặp trở ngại. Các nhà lãnh đạo Việt Nam phản đối khi Shevardnadze đề nghị thăm Campuchia.
Shevardnadze đã không thể thuyết phục ông Lý về ý chân thành của Hà Nội rút quân tại Campuchia tháng 9/1989. Ông Lý nói, Trung Quốc “hiểu rõ về Việt Nam hơn Liên Xô (hiểu)”.
Bày tỏ sự không tin tưởng vào Hà Nội, Đặng Tiểu Bình tuyên bố sẽ không có hòa bình tại Campuchia cho đến khi Việt Nam thực sự rút hết quân.
Trong thời điểm tiền đồng Việt Nam mất giá nghiêm trọng, điện Kremlin để ngỏ khả năng chấm dứt viện trợ cho Việt Nam. Nhưng điều này vẫn không thể khiến ông Đặng hài lòng. Ông Đặng cho rằng không ai hiểu giới lãnh đạo Việt Nam hơn ông ta.
Ông Đặng chống lại Việt Nam nhằm tiến tới thiết lập một Liên bang Đông Dương nằm dưới sự bảo trợ của họ.
Shevardnadze nhận ra rằng Trung Quốc dùng Việt Nam và Campuchia như phép thử sự chân thành của Liên Xô trong việc hàn gắn quan hệ.
Shevardnadze sau đó ‘né’ thăm Việt Nam, như một chỉ dấu cho thấy lãnh đạo Liên Xô đã lựa chọn ưu tiên cải thiện quan hệ với Trung Quốc.
Bài đã đăng lần đầu trên trang BBC Tiếng Việt tháng 12/2015, trên giao diện cũ.