Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Dapla, Dòng sông chảy ngược

Muà hè, tháng 3 ở Kontum trời nắng đẹp nhưng không khí không oi bức như Pleiku, hay Lâm Đồng. Kontum, khác nhiều thành phố Hoàng đã đi qua, có nhiều đường với những hàng cây cao, che mát tới nỗi nhiều khi Hoàng



Đồi Bắc



Lời người viết: Với mươi trang giấy, bố cục trên dưới hai ngày của câu chuyện, khoảng không gian tại Kon Tum những ngày cuối cùng của cuộc chiến, người viết vừa là vai chính, vừa là chứng nhân, ghi lại một vài phút giây, một vài hình ảnh có thực. Người viết không tham vọng ghi lại vài trang của nhật ký hành quân mà người viết không có khả năng. Mong các bạn bè, anh Năm nhí (Trung Tá Trương Khánh), niên trưởng Trần Tiễn San, và Trịnh Trân -người bạn cùng khóa, cùng phòng khi còn trong trường mẹ, vừa là người chỉ huy, tiểu đoàn trưởng 34- tha thứ nhũng sai sót về địa danh nếu có. Thêm nữa, nhiều câu nói chắc quí vị sẽ tự hỏi: “Có phải mình nói như vậy không?” Ai mà nhớ được. Đừng lo, có nói hay không, vẫn là chuyện, và chỉ có trong truyện.

Muà hè, tháng 3 ở Kontum trời nắng đẹp nhưng không khí không oi bức như Pleiku, hay Lâm Đồng. Kontum, khác nhiều thành phố Hoàng đã đi qua, có nhiều đường với những hàng cây cao, che mát tới nỗi nhiều khi Hoàng tưởng mình đi vào buổi chiều hay buổi tối, không có ánh điện đường. Nhiều đường với hai hàng cây phủ qua lại mặt đường giống Trần Quí Cáp, hay Lê Quí Đôn, Sài Gòn. Những cặp tình nhân đi dưới làn gió dìu dịu, hay ngồi trong mấy quán cà phê nghe những bản nhạc lính. KonTum tuy là thành phố lớn cuối cùng của địa đầu giới tuyến nhưng không mang tên thành phố lính như PleiKu, vì họ đến rồi đi, trong khi lính địa phương rất ít. Nếu không có tiếng súng, hay những đoàn xe GMC chạy ngang thành phố để đưa quân về Tân Cảnh, Đakto, nhiều người vẫn gọi thành phố có dòng sông ĐapLa chảy ngươc là thành phố ĐapLa trắng. KonTum không đầy bùn đỏ như Pleiku, trời mưa hay trời nắng Kontum vẫn sạch sẽ. Nhiều người ví von, KonTum luôn như cô nữ sinh e ấp dưới mái trường. Ngày xưa Trâm thường hay nói với Hoàng,

- Dalat của anh đẹp thật nhưng anh có tìm ra đường nào đầy hoa Phượng như KonTum của em không?

Hoàng đành thua. Được thể Trâm tấn công tiếp, Chờ nhảy trực thăng vận

- Khi người ta nói tới đời học sinh, người ta luôn nhắc tới hoa phượng đỏ. Dalat cũng nói tới hoa phượng khi viết về những ngày đi học, nhưng phượng của anh là phượng vay mượn, phượng giả. Trâm nắm tay Hoàng. Chịu thua chưa cưng? Vừa nói vừa hôn nhẹ lên má Hoàng.

Cô bé ví von thật đúng, Hoàng không thể nào thắng Trâm được vì cô bé tuy ở Kontum nhưng học Bùi Thi Xuân nên cô biết Dalat như quê mình vậy. Hoàng chợt nhớ có lần anh đã hỏi Trâm,

- Quê em có hoa Mimosa không?

- Không có, vì vậy em mới quen anh cho có. Trâm nhìn Hoàng,

Hoàng đành chịu thua. Cô bé thông minh, và sắc sảo thật.

Chẳng bao giờ Hoàng nghĩ mình sẽ trở lại Pleiku hay Kontum, vì đời lính đầy bất trắc và bất ngờ, mới vài tháng truớc còn ở Tam Quan, Bồng Sơn. Hoàng đóng quân riêng biệt, bên dãy núi phía đông, còn tiểu đoàn, bên dãy Tạch Bà. Đóng cả năm tại vùng này, tiểu đoàn mất hai đại đội trưởng khóa 24, Phú và Giai. Hai người này cùng khóa, chết cách nhau khoảng hai tháng. Như vậy năm Dalat, mất hai còn ba. Hoàng và Trân cùng khóa. Toàn, đàn em vừa ra trường, vẫn còn thiếu úy. Mỗi lần nhắc tới Phú và Giai, Hoàng luôn bùi ngùi. Bốn năm rèn luyện trong trường Võ Bị, còn đó, mất đó.

Cuộc chiến thay đổi, chiến trường thay đổi. Hoàng mới ra đơn vị lại khoảng một năm, sau thời gian làm huấn luyện viên ở Dục Mỹ. Trình diện Liên đoàn đang đóng quân tại Tam Quan, Bồng Sơn. Liên đoàn 6 có 3 tiểu đoàn 34, 51, và 35. Trân, lúc đó còn là tiểu đoàn phó 34, vừa nghe tên Hoàng sẽ trình diện, lật đật nói với Thiếu tá Châu, Tiểu đoàn trưởng, xin Hoàng về 34 cho bằng được. Hai anh em, không những cùng khóa, mà còn cùng chung phòng khi còn tại Võ Bị, cuối năm 65. Ra đơn vị, Trân về 22 còn Hoàng về 21. Sau này khi Hoàng bị thương, mỗi lần hành quân về Trân thường chở Hoàng ra phố, khi thì ăn tô phở, khi thì chơi một cơ billard, chiều Trân mới chở Hoàng về quân y viện... Trân lên đại úy rất sớm, ngay khi tết Mậu Thân còn tiếng súng. Năm 1969, Hoàng về Saigon học Anh văn, đi Mỹ, tuy không thường gặp như khi còn ở Pleiku, nhưng có dip là luôn tìm nhau, thăm hỏi.

Hoàng chẳng bao giờ có ngày trở lại chiến trường cùng đơn vị với Trân. Từ ngày gặp lại, tất nhiên trong quân đội, hai đứa vẫn theo đúng quân kỷ, vì Trân là tiểu đoàn phó, Hoàng là ban 3. Mọi sinh hoạt hàng ngày thì luôn có nhau, từ bữa cơm, từ hộp trái cây trong thùng ration C, hai đứa cũng chia sẻ. Trân biết Hoàng buồn vì thua sút bạn bè. Nói cho cùng, mỗi người một định mạng, mỗi người một số, được này, mất nọ. Trong khi anh em khổ cực, hiểm nguy tại đơn vị, Hoàng tà tà tại Saigòn, học Anh văn, đi Mã Lai, đi Mỹ. Nhiều anh em cùng đơn vị muốn như Hoàng lại không được.

Tiểu đoàn rời Tam Quan, Trân thay thế trung tá Châu làm tiểu đoàn trưởng. Trân nói,

- Thôi kỳ này alpha làm phó cho tôi, cả hai anh em cùng vui.

Nhưng chưa kịp vui, thì một ông đại úy thật thâm niên về trình diện liên đoàn. Liên đoàn bổ xung tiểu đoàn 34, vì 34 chỉ có Hoàng là đại úy, Trân thật bất ngờ, ông này thâm niên hơn Hoàng. Hoàng thay vì chuẩn bị lên, lại xuống, lại ban 3. Quân đội lúc nào cũng thế, thâm niên ưu tiên trước.

Trân biết vậy, thường an ủi,

- Alpha cứ yên tâm. Bất cứ khi nào có dịp là tên alpha luôn ở danh sách đầu, chắc ăn như bắp. Trân nói tiếp. Tôi nói chuyện với anh Năm nhí, anh Năm cũng chấm alpha rồi. Nghe phong phanh anh Năm cối Ủy sẽ lên Quân Khu, anh nhí nắm liên đoàn. Anh xếp mình muốn về vùng 3, như vậy là alpha sắp hết hạn đi đầy rồi. Trân vừa nói vừa cười. Ai lại ban ba mang đầy bằng trong người, có cả bộ binh cao cấp. Thôi đen tình đỏ bạc vậy.

Hai anh em cùng cười... Thực tế, Hoàng chẳng bao giờ suy nghĩ nhiều, “thôi cứ làm tròn nhiệm vụ mỗi ngày, thỉnh thoảng xuống núi một hai ngày, nghe nhạc, uống cà phê, rồi lên núi tu tiên.” Những lúc vui, Hoàng mang guitar ra, hai anh em hợp ca. Trân thích nhất bài “Người ở lại Charlie“, nên lúc nào có tiếng đàn là có người ở lại Charlie. Tháng ngày cứ lặng lẽ trôi. Những năm sau 73, tiểu đoàn phải đóng chốt, đời lính không vui, không rộn ràng như trước, vì gần cả tháng mới xuống núi. Từ lâu rồi Hoàng không còn muốn đi chơi như trước đây. Những ngày xưa thân ái cũng theo thời gian biến mất. Trân rất tốt, đặc biệt với Hoàng, ngược lại Hoàng vẫn giữ theo quân kỷ, tuy cùng ăn cơm chung, nhưng trong công việc, Hoàng không bao giờ lẫn lộn.

- Alpha xuống núi mở đường đi. Có gì vui vui thì nhớ kể. Trân vui vẻ nói.

- Xuống tới núi là mệt rồi, hết bay bướm nổi rồi, đã vậy, lên núi còn mệt muốn ngất ngư. Hoàng chỉ cười.

Những ngày tháng Ba tại Kontum, không khí oi bức. Nước dòng sông Dapla xưống thấp, nhiều chỗ thoai thoải, có những đụn cát kéo dài ra bờ sông, nhiều đoạn như muốn giao nhau. Ngược với mùa mưa, nước khắp nơi dồn xuống, sông như rộng hơn và nước chảy thật mạnh, nhiều đoạn có bờ đá nhấp nhô, không thể nào vượt sông được. Mấy ngày này tin tức chiến sự thay đổi liên tục. Tin bỏ Vùng I làm Trân, và Hoàng rất hoang mang. Hai anh em ngày nào cũng lắng nghe đài VOA, và BBC. Không lẽ chiến trường xấu như mùa hè đỏ lửa. Riêng tại Kontum, tình hình yên lặng, không một hoạt động nào của Việt cộng. Pleiku cũng vậy. Tuy nhiên theo kinh nghiệm, tình hình càng im lặng, càng nguy hiểm khi bùng nổ. Nhớ ngày nào ở Tam Quan, về đêm, hàng đoàn xe việt cộng di chuyển trong vùng mật khu An Lão, tiếng xe di chuyển có thể nghe rõ khi đêm về, khi việt cộng chuyển quân về hướng Pleiku, Kontum. Giờ này ở hai nơi này, các cơ quan tình báo lại không ghi nhận được hoạt động nào cuả bọn việt cộng này cả. Theo cách suy luận về chiến thuật, việt cộng đang chuẩn bị một chiến dịch lớn, đang trong giai đoạn huấn luyện, học tập, ém quân.

- Mình phải nghe tin tức từ liên đoàn. Trân nói.

- Tôi có nói với anh Năm nhí (Trung Tá Trương Khánh, liên đoàn phó), có gì thay đổi cho tôi biết ngay. Anh cũng hứa chắc chắn sẽ cho mình biết khi liên đoàn có lệnh mới.

Trân than thở,

- Không có ai tôi tin tưởng hơn alpha vào giờ phút này. Hay alpha chuẩn bị xuống ở ngay tiền cứ, loanh quanh trong thành phố, đừng đi Pleiku. Cà phê, cà pháo thì được nhưng luôn phải có máy nếu cần tôi liên lạc. Alpha mang theo người, để khi cần có thể nhờ nó chạy tới lui.

Nhìn nét mặt Trân đăm chiêu, Hoàng càng thấy lo thêm. Chàng nói,

- Yên tâm. Tôi sẽ làm “y chân kinh”.

- Ai chứ alpha xuống núi, khác nào nắng hạn gặp mưa rào. Trân cười.

- Tôi thay đổi nhiều rồi “45“ơi. Hoàng trả lời.

Hai anh em ngưng câu chuyện, bữa cơm cũng vừa dọn ra, tiểu đoàn phó cũng vừa ngồi vào. Trân nói sơ câu chuyện trao đổi giữa Hoàng và Trân,

- Tôi sẽ điều Alpha 12 xuống núi, ở tiền cứ, liên lạc thường xuyên với liên đoàn. Nếu cần thiết, có người của mình ngay. Alpha 12 sẽ điều động tiền cứ, chuẩn bị xe cộ, xăng nhớt, đạn dược, xe hư bỏ lại nếu cần. Anh Điểm, coi lại phòng thủ tại đây, đồng thời gọi tiền cứ, bất cứ chuyện gì cũng phải cho Alpha 12 biết, từ chợ búa, xăng dầu, đạn dược.

Bữa cơm đạm bạc xong nhanh hơn thường lệ. Người lính đã chuẩn bị xong ba lô cho Hoàng. Hai người lầm lũi trên đường mòn vừa đi vừa nói chuyện, giữa hai hàng cây lớn, tuy vậy vẫn quan sát hai bên đường. Nhiều đoạn đường không có chút ánh sáng, lành lạnh. Thỉnh thoảng ngang qua một tiền đồn, mấy người ở tiền đồn chào Hoàng. Vừa đi trên đoạn dốc thoai thoải chàng vừa chào lại. Trạm cuối cùng nằm ngay trên ngọn suối. Nước ở đây chảy thật mạnh, trong vắt. Nhìn ánh nắng rực rỡ trên dòng nước mát, cuồn cuộn, Hoàng liên tưởng tới dòng suối Đại Nga, Lâm Đồng, mà trước đây hằng ngày đều có mặt chàng, và cả Sang khi đến thăm chàng. Dòng suối Đại Nga giống hệt dòng suối này, nước chảy mạnh, đầy nắng, ấm áp.

- Giờ này mà tắm một mach thì thật tuyệt. Hoàng nói với người lính đi chung.

- Alpha tắm không, tôi gác. Alpha tắm trước, tôi tắm sau. Người lính cũng vui vẻ.

- Thôi để khi về lại, mình tắm. Bây giờ, mình phải leo lên đường ngay không xe chờ, bất tiện lắm. Hoàng cười.

Hoàng đâu có ngờ, không bao giờ chàng và người lính leo trở lại đỉnh căn cứ 4 một lần nữa, vì chỉ vài ngày sau, cả tiểu đoàn xuống núi. Chẳng bao giờ trong suốt cuộc đời còn lại, những người lính tiểu đoàn 34, và Hoàng trở lại Kontum, trở lại dòng suối trong mát, đã có lần Hoàng mong được tắm. Người ta nói đời lính đừng bao giờ ao ước, hãy làm ngay nếu mình có thể làm, đừng bao giờ để dành những ước mơ cho ngày mai vì ngày mai biết bao giờ trở lại.

Vừa bước lên mặt đường, Hoàng thấy chiếc xe đậu sẵn, dấu hẳn trong bụi cây rậm rạp. Người tài xế chào Hoàng, và lái xe thật nhanh về hướng thành phố Kontum. Vừa nhìn hai bên đường, Ho àng vừa hỏi tài xế,

- Mấy ngày nay, anh thấy dân chúng ra sao?

- Ai cũng lo lắng cả. Họ sợ như ngày nào, lính đi hết, thành phố như thành phố chết. Giờ này thành phố đầy tiếng đạn, tiếng pháo binh, tiếng xe tăng. Kontum mà xảy ra chuyện gì, chỉ còn một hướng về Pleiku thôi. Người tài xế nói.

Hoàng không nói gì, hỏi tiếp,

- Tiền cứ mình ra sao?

- Tụi em cũng chuẩn bị rồi. Xe nào cũng đầy xăng, và can sơ cua đầy ắp.

- Chuẩn bị đạn dược, súng ống, đào hầm hố chứ. Chuẩn bị xăng làm gì, để chạy làng hả. Hoàng cười, nói vui.

Cả ba người cùng cười. Cũng vui, lính luôn có những nụ cười thật thoải má, dễ dàng và hồn nhiên vào những lúc tưởng chừng không thể nào cười được.

Chiếc xe dừng ngay tiền cứ, thượng sĩ thường vụ và mấy người tiếp liệu đại đội chào Hoàng. Chàng hỏi,

- 44 gọi anh chưa?

Ch àng nói sơ công việc, rồi quay lại nói với tài xế,

- Anh lấy chiếc C25 đặt trên xe tôi, mình lên liên đoàn.Tôi muốn thăm trung tá Khánh.

Chiếc xe lại chạy về liên đoàn. Chàng bước vào lều chào trung tá Khánh. Ông vui vẻ,

- Sao lâu quá, xuống làm gì đây?

- Chẳng có gì hết, ghé thăm anh Năm một chút thôi. Hoàng trả lời lấy lệ.

Trung tá Khánh nhìn Hoàng,

- Có nghe tin gì mới không?

- Anh Năm, gần mặt trời mà không nghe gì. Em út làm sao nghe. Hoàng cười.

- Gần mặt trời thì nóng chứ được gì. Tuy nói vậy, trung tá Khánh giọng nghiêm trang. Có gì, tôi cho biết. Còn bây giờ thì anh cứ đi thăm mấy quán cà phê không họ chờ.

- Anh Năm biết hết trơn, chờ với đợi gì. Đàn em xuống thì chỉ chép miệng, ngó lơ. Hoàng nửa đuà nửa thật.

- Ai nói “moi“ tin chứ “toi” nói “moi“ còn phải xem lại. Anh Năm nhí nhìn Hoàng.

Cả hai anh em cùng cười, Hoàng chào từ giã trung tá Khánh, bước ra khỏi lều, kêu người tài xế lái xe về tiền cứ.

Buổi chiều nắng đẹp, Hoàng muốn đi uống một ly cà phê, nghe vài bản nhạc, Nhớ có một lần, ngày mới trở Kontum, tình cờ ngang một quán cà phê nhỏ, Hoàng ghé vào. Quán trình bày đơn sơ, ấm cúng. Cô chủ quán, xinh xắn, ăn nói có duyên, nhất là chọn nhạc rất hay, trà luôn nóng. Từ đó mỗi lần có dịp xuống Kon Tum, Hoàng ghé lại quán, riết thành quen. Nhưng chẳng bao giờ chàng hỏi tên cô chủ. Làm khách quen có lợi là chủ quán biết ý khách hàng. Trong trường hợp này, càng thêm nhiều ưu đãi khi cô chủ có chút cảm tình. Người ta nói, một chút cảm tình là quá đủ cho khách hàng nói chuyện, giết thì giờ, vì trong thâm tâm người chủ muốn khách đừng đi. Trái lại, chàng không bao giờ trở lại các quán có chủ bất đắc dĩ phải trả lời vì làm ăn, buôn bán, trả lời lấy lệ, trả lời mà khuôn mặt như không hồn, ngó xa xăm.

Hoàng dừng xe. Quán có hai người khách, cô chủ quán vui ra mặt, vừa chào, vừa chỉ chiếc bàn gần chỗ cô ta ngồi nhất, nói nhỏ,

- Anh ngồi đi, em mang nước trà ngay.

Cô ta nhanh nhẹn châm trà mới. Cô còn cẩn thận nhìn xem coi ly thật sạch không. Đưa nước trà xong, cô quay lại quầy, pha một ly cà phê, mùi thơm ngào ngạt. Khi Hoàng hít hà, khen, cô chủ nhìn Hoàng hóm hỉnh,

- Tại lâu quá, anh đi quán khác. Hôm nay mới trở lại nên anh nói thơm. Chứ cà phê của em từ ngày đó tới nay có gì thay đổi đâu.

- Cô bé này chỉ đoán già đoán non. Tôi có đi quán nào đâu. Từ lần đầu, tới quán này là bị hớp hồn luôn, còn đi quán nào nữa. Hoàng cười.

- Anh nói oan cho em quá, ai dám hớp hồn biệt động. Không khéo bị nhai thành xương luôn. Cô chủ quán cười thành tiếng.

Hoàng hiểu câu nói hai nghĩa, trả lời ngay,

- Anh mà nhai được anh nhai từ lâu rồi

- Anh mà cũng sợ ư? Cô bé chanh chua. Rồi cô nói như đã chuẩn bi từ lâu. Mà sợ ai mới được chứ?

Hoàng cũng hiểu, ý nói Hoàng có vợ, và sợ vợ. Hoàng chịu thua, không trả lời, im lặng, tay cầm chiếc muỗm, múc hai muỗm đường khuấy nhè nhẹ, cô chủ quán nói tiếp,

- Có bánh bông lan mới. Anh ăn không hay chút nữa, em gói cho anh?

Cô bé nói vậy vì mấy lần trước tới đây, Hoàng thấy còn ít bánh là mua dùm. Hoàng dặn,

- Em gái gói cẩn thận nghe.

Cô chủ biết phong phanh Hoàng phải leo núi, gói thật gọn gàng. Cô cũng tò mò muốn biết Hoàng ở đâu, nhưng không hỏi. Hoàng cũng chẳng bao giờ nói mình ở đâu, ở núi nào. Đời lính dậy Hoàng phải cẩn thận, không nói chuyện về đơn vị, nếu không thật cần thiết. Mà có quán cà phê nào cần biết tên đơn vị mình? Những ngày ở vùng sôi đậu như Tam Quan, Bồng Sơn, Hoàng không bao giờ đi vào những xóm có dân chúng gọi là dân lánh nạn cộng sản. Những người dân từ vùng An Lão, Hoài Ân ra dựng nhà dọc theo quốc lộ, phải nói, không đáng tin cậy. Nhiều người trong bọn họ sống quá lâu dưới sự kiểm soát của việt cộng, hay họ chính là việt cộng trà trộn để tìm tin tức. Họ là dân nhưng cũng là địch.

Nhớ lần đầu tiên cô chủ quán mời mua bánh, Hoàng ăn thử, thấy ngon. Nhớ tới Trân, Hoàng mua thêm mang lên núi. Trân cũng thích lắm, luôn dặn dò. Lần này lu bu nhiều chuyện Trân quên không dặn. Cô chủ hỏi,

- Anh muốn em gói nhiều hay ít?

- Hôm nay, cho mấy cái anh ăn ngay. Tiện thể, em mang hai cái cho người lính trên xe luôn dùm. Hoàng nhìn cô chủ.

Chủ quán nhanh nhẹn xếp bánh mang ra ngoài xe, vừa vào là sờ tay vào ấm trà. Hoàng nói,

- Trà còn ấm lắm.

Hai người khách ngồi trong quán trước Hoàng, trả tiền, bước ra khỏi quán, chỉ còn Hoàng và cô chủ. Chàng vặn nhỏ tiếng nhạc, tiếp tục nói chuyện. Cô bé nói chuyện nhạc thật rành rọt, đúng sở thích của Hoàng. Qua cách nói chuyện, Hoàng hiểu cô bé muốn biết thêm về mình, nhưng chàng luôn đánh trống lảng. Giờ này Hoàng biết tên cô chủ, Dung, Thu Dung,

- Còn anh, anh phải cho em biết tên gì mới công bình chứ?

- “Nếu ai có hỏi tên anh, anh bảo tên anh là lính“. Hoàng vừa dỡn trả lời.

- “lính không đa tình mà đáng yêu“, đúng không? Dung liến thoắng.

- Đúng và không đúng. Hoàng cười.

- Sao kỳ vậy? Em không hiểu. Dung chu miệng.

- Lính đa tình thì tạm được, nhưng đáng yêu thì sai rồi. Hoàng chậm rãi.

- Anh mới sai, lính không đa tình mà dễ yêu. Theo Dung thật đúng với anh. Dung cười,

Hoàng hiểu ý cô này muốn nói mình dễ yêu. Một cách thố lộ cảm tình thật kín đáo, dễ hiểu, không rườm rà lắm.

- Sao em biết? Hoàng châm chọc.

- Đôi mắt anh nói vậy. Đôi mắt anh còn nói nhiều nữa. Nó nói anh có duyên hơn anh tưởng. Dung trả lời ngay.

- Cảm ơn cô chủ quán, Hoàng làm bộ.

- Em không nhận lời cảm ơn đâu. Em chỉ muốn biết tên anh thôi. Dung cười.

- Tên Hoàng, được chưa? Hoàng buột miệng.

Dung gật đầu không nói. Lần nào cũng vậy, Hoàng và Dung luôn có những chuyện không đầu, không đuôi nhưng tiếp tục không ngừng. Hoàng hiểu Dung muốn biết thêm về mình. Ngược lại Hoàng lảng tránh. Cả hai đều biết như vậy nhưng không nói ra lời, cả hai đều chấp nhận những gì đang có. Thêm mấy người khách vào quán, Dung nói nhỏ,

- Anh đừng đi nghe. Em pha cà phê nhanh lắm, mình nói chuyện tiếp.

Một người khách vào quán, một thiếu úy bộ binh, nói thật lớn, như chứng tỏ mình rất thân với cô chủ,

- Dung cho một ly như thường lệ nghe, và luôn tiện thay cho anh dĩa nhạc.

Dung liếc nhìn Hoàng, nhưng vẫn ngọt ngào trả lời “dạ”. Vừa pha mấy ly cà phê xong, Dung phân bua cho Hoàng vừa đủ nghe,

- Anh ấy nói cho vui thôi, em không thân lắm đâu nghe.

Tuy nói vậy, nhưng không muốn làm mất lòng khách quen, Dung vẫn thay dĩa. Bản nhạc thật quen nhưng ca sĩ trẻ, giọng khá hay, “Một người yêu sắp đi lấy chồng, một người thương rồi cũng sang sông, chuyện tình yêu thôi thế cũng xong, kiếp lưu đầy nào ai ngóng trông, hỏi người yêu, có chăng định mệnh, để tình ta sao mãi lênh đênh, chuyện tình như cút bắt bên nhau, thương những chiều thương đến mai sau“, Dung nhìn Hoàng, như ngầm hỏi, “bản nhạc hay không?” Hoàng gục gặc đầu ra dấu,”nhạc hay” Dung vui vẻ trở lại, cô bé kêu tên người khách,

- Anh Thìn, ngày nào cũng kêu bản này. Người yêu anh dù không muốn lấy chồng, chắc cô ta cũng phải mua áo cưới. Thìn, người khách cũng vui nói thật lớn.

- Anh có ai yêu đâu. Chỉ yêu có một người mà sao khó khăn quá.

- Ai vậy? Dung làm bộ hỏi.

- Em mà không biết thì ai biết nữa đây? Người khách nói.

Cả mọi người cười, Dung tuy nói vậy nhưng cứ muốn Hoàng hiểu khác đi, cô muốn giữ khoảng cách thật chừng mực với Thìn, sợ hiểu lầm. Thật tình Hoàng không để ý lắm về lời yêu cầu dĩa nhạc.Hoàng cũng hay yêu cầu bản nhạc mình thích. Chàng không chờ đợi Dung phải thanh minh, cô bé ngược lại thấy cần cho chàng biết khoảng cách tình cảm với người khách mới vào.

Ngồi thêm một chút, Hoàng trả tiền, Dung hỏi,

- Anh về giờ này làm sao lên núi? Tối nay anh ở lại thành phố hả? Vừa nói, nàng vừa nhìn Hoàng. Anh trở lại nghe. Anh chưa bao giờ ở lại uống cà phê ban đêm.

- Anh phải đi công chuyện. Chàng nói thật nhanh.

Dung nũng nịu,

- Anh đi quán khác chứ gì.

- Quán nào, anh biết một lối duy nhất là tới đây thôi. Dung làm như anh rành Kontum lắm.

Hoàng đọc lại câu trong bản nhạc “anh khách lạ, đi lên đi xuống, may mà có em..

- Anh nói may mà có em, sao anh không trở lại tối nay? Nói chuyện vui hơn nhiều.

Nằn nì mãi không được, Dung dấu dịu,

- Ngày mai anh tới sớm nghe.

- Anh sẽ tới thật sớm.

Hoàng bước ra xe. Không biết mấy ông khách còn lại nói gì, nghe tiếng cả bọn cùng cười thật lớn.

Chiếc xe chạy mấy phút về tới tiền cứ, người lính theo Hoàng hỏi,

- Alpha ăn cơm bây giờ nghe? Hoàng vui vẻ gật đầu. Bữa cơm chỉ có hai thầy trò. Vừa ăn Hoàng vừa hỏi,

- 45 có gọi không? Không ai gọi mình hả? Như vậy là mình có thêm ngày nữa ở đây.

Ăn cơm xong Hoàng nằm trên chiếc ghế bố, còn người lính thì nằm võng. Chàng với tay mở chiếc radio. Tin tức chiến sự làm Hoàng nản lòng, tới khi nghe tin BBC càng chán thêm, mệt mỏi, ngủ thiếp đi tới sáng. Vừa thức giấc, Hoàng lật đật rửa mặt, sợ mất bản tin chiến sự và bình luận của VOA. Bản tin nói nhiều về vùng I, tức y hệt năm nào, mùa hè đỏ lửa. Thường những lúc trời sáng là lúc nhớ gia đình, càng suy nghĩ thì càng bi quan. Ai cũng nói, lính sống cuồng, sống vội, nhiều khi đúng. Sống nay chết mai, chẳng bao giờ chuẩn bị. “Chết tình cờ, nằm chết như mơ” phần nào nói đúng tâm trạng ng ười lính chiến. Hoàng mải suy nghĩ vẩn vơ, quên cả giờ giấc.

Biết nằm nhà cũng chẳng được gì, Hoàng thay quần áo, không ngập ngừng, chạy thẳng tới quán Dung. Quán buổi sáng, trong tình hình như vậy mà cũng đông. Liếc sơ, Hoàng thấy thật nhiều sĩ quan. Chàng thầm nghĩ, “cô bé này cũng có duyên bán hàng.” Dung đang bận rót trà vào chiếc bình, ngước đầu lên, thấy Hoàng, nàng mừng, chẳng nể mấy người khách đang ngồi. Dung liếc mắt, không còn bàn trống, nàng chỉ ngay chiếc ghế thường ngồi tính tiền,

- Anh ngồi đó cũng được. Em pha trà ngay.

Mấy người khách hơi ngạc nhiên thấy lối tiếp niềm nở của cô chủ, vì Hoàng là khuôn mặt lạ trong số khách hàng ngày lui tới quán. Vừa pha trà cho khách xong, Dung đứng cạnh chỗ Hoàng, vừa hỏi,

- Anh ra sớm vậy. Chiều qua, em cứ tưởng anh nói dỡn chứ.

- Ai dám nói dỡn vói cô Dung. Hoàng cười.

Xềp hàng chờ nhảy trực thăng vận tại Vùng iVDung châm bình trà vừa để trên bàn vừa nói nhỏ,

- À quên. Anh ăn bánh mì không? Em mua rồi, tuy nghĩ anh không đến, nhưng em chuẩn bị sẵn. Chút nữa vắng khách, em làm trứng ớp la, anh em cùng ăn.

Hoàng từ chối,

- Em ăn đi, anh có bao giờ ăn bánh mì buổi sáng đâu, Dung buột miệng.

- Sao vậy, trên núi làm gì có bánh mì. Dung chợt nhớ, Ừ nhỉ, nhưng anh phải ăn. Anh không ăn, em cũng không ăn.

Hoàng nghĩ bụng, cô bé này cũng lạ, đã quen nhau lâu đâu mà cô ta đối xử như thân nhau lắm.Chàng nhìn chung quanh, Dung hiểu ý,

- Kệ họ, vì anh là anh khách đặc biệt mà.

Dung lấy chiếc muỗm cho đường, khuấy nhè nhẹ, Dung tự nhiên nếm thử rồi đẩy ly cho Hoàng,

- Anh uống đi, vừa miệng lắm đấy.

Hoàng nói với Dung,

- Em làm kiểu này, ông nào mà không tưởng anh và em thân nhau thật.

Dung cười,

- Thì thật chứ dỡn gì nữa, em không sợ mà anh sợ. Lạ ôi là lạ.

Dung chợt nhớ ra một điều, hỏi Hoàng,

- Bữa anh nói, anh đi lạc tới quán em khi muốn tìm quán ngày xưa anh quen. Anh tìm thấy chưa?

- Tìm kiếm gì nữa. Hoàng lắc đầu,

- Sao không tìm. Người, cảnh xưa bao giờ cũng hơn chứ. Dung châm biếm.

Hoàng nói như nói với chính mình,

- Mấy năm rồi, vật đổi sao dời. Hơn nữa, kiếm tìm làm gì chứ, những lần vào quán cà phê bây giờ đã khác ngày xưa.

Dung thấy Hoàng im lặng lại tưởng Hoàng đang nghĩ tới chuyện xưa, nhắc khéo,

- Anh uống cà phê đi.

Hoàng uống một ngụm thật lớn, cà phê, đặc quánh, thật ngon. Dung nhìn Hoàng,

- Thấy anh uống cà phê, em bắt thèm.

- Uống không? Chàng hỏi.

Cô chủ dễ thương hớp một miếng nhỏ. Hoàng vừa nhâm nhi miếng trà, vừa suy nghĩ. Cứ ngồi trong quán như sáng nay, ai có thể ngờ rằng chiến tranh thật khốc liệt từ vùng địa đầu. Ai có thể ngờ, ngay tại Kon Tum này dân tuy thấp thỏm, nhưng những người lính vẫn vui đùa, như không có gì xảy ra.Họ vẫn cứ sống vội vàng như không biết mỗi ngày những tin chẳng lành đến từ vùng I, từ Quảng Trị, Thừa Thiên: đất mất, người mất, chiến trường bỏ ngỏ, dân chúng kẻ chạy ngược ra, người lại chạy vào. Viễn ảnh sự lập lại của mùa hè đỏ lửa, của tết Mậu Thân làm dân chúng vùng ngoài chaỵ toán loạn. Dung thấy Hoàng im lặng, cũng lo lắng hỏi,

- Có gì làm anh lo ra mặt vậy?

- Đâu có gì, Hoàng lắc đầu.

Dung hỏi tiếp,

- Hay anh đói bụng, ráng chút đi, mình ăn chung cho vui.

Hoàng chợt hỏi,

- Ba em có đi lính không?

- Ba em đi lính tiểu khu, nhưng lính nhỏ thôi. Dung không dấu diếm.

- Anh đâu hỏi lớn hay nhỏ mà em lanh miệng vậy. Hoàng cười.

- Thì trước sau anh cũng hỏi, em trả lời cho rồi, Dung cũng cười theo.

Hoàng nhìn vẻ mặt thành thật của Dung, chợt hỏi tiếp,

- Hằng ngày có đông không em?

Dung ngó chung quanh phòng,

- Mấy hôm nay ít khách anh à. Mọi khi đông hơn nhiều. Khách đông, em phải mang thêm ghế nữa, chỉ trừ. Dung ngưng nói.

- Trừ gì? Hoàng hỏi.

- Trừ chiếc ghế này, không ai được ngồi

- Như vậy anh đặc biệt hả?

- Chứ sao? Dung hóm hỉnh.

Khách đã bớt nhiều, Dung lấy chiếc chảo nhỏ, cho chút dầu ăn, vừa tính đập trứng vào, lại hai người khách kéo ghế ngồi. Họ kín đáo nhìn Hoàng, vừa nói nhỏ với nhau, Hoàng chẳng nghe gì. Dung phàn nàn,

- Thật hết giờ.

Tuy nói vậy Dung cũng ra chào khách, vừa nhờ Hoàng,

- Anh nhắc dùm em chiếc chảo ra, không thì dầu ăn nóng quá.

Trâm tới bàn khách, một người hỏi nhỏ Dung, chỉ thấy Dung cười, đi thật nhanh. Tới chỗ Hoàng ngồi, cô bé nói,

- Anh biết ông khách nói gì không?

Không để chàng trả lời, cô ta nói,

- Họ hỏi em mới kiếm anh ở đâu vậy.

- Em trả lời sao? Hoàng hỏi nhỏ.

- Em nói mượn của người ta.

Hoàng cười vì câu trả lời ngồ ngộ. Dung làm trứng xong, xếp vào dĩa, lấy hai muỗm nhỏ, “Anh ăn đi” vừa nói vùa bẻ bánh mì cho Hoàng. Bữa ăn sáng chưa xong, Hoàng thấy người tài xế vào, vừa nói nhỏ,

- Alpha ra nói chuyện vói 45.

Dung nhìn Hoàng, anh không kịp nói gì, bước theo người lính. Vừa, cầm ống liên hợp đã nghe tiếng Trân,

- Alpha đang ở đâu vậy? Hoàng không dấu diếm,

- Quán cà phê, Trân cười hả hả,

- Hỏi chơi thôi, tôi biết rồi. Ai trồng khoai đất này nữa? Trân đổi giọng, nói nhỏ hơn. Làm gì thì làm, khoảng 15 phút nũa, alpha chạy xuống anh năm Nhí nhận lệnh nghe. Nhớ quan sát xem Liên đoàn chuẩn bị ra sao, mình làm y chang vậy, và cho tôi biết tin ngay.

Thấy Hoàng vào, Dung đưa miếng bánh cho chàng,

- Anh ăn đi,

- Anh phải đi ngay. Em cho anh miếng trà. Hoàng nói.

- Anh không ở thêm được vài giờ ư? Dung buồn.

- Không, anh phải đi ngay.

Vừa nói chàngvừa cầm chiếc mũ, trả tiền. Hoàng không đếm kỹ, nhưng cố tình đưa dư một chút. Dung lấy đúng tiền ly cà phê, còn đưa trả lại.Hoàng làm bộ,

- Thôi để lấy bánh, chiều lên núi luôn.

- Anh phải lên núi hả? Dung càng buồn.

Hoàng ừ cho qua. Thật tâm, Hoàng biết, chưa chắc mình trở lại tiền đồn 4, và không chừng cũng chẳng trở lại cả quán này. Liên đoàn tổng trừ bị, nằm giữ chốt chỉ là giai đoạn.

Hoàng lên xe, kêu người tài xế lái xe lên Liên đoàn. Chàng gặp trung tá Khánh, Thiếu Tá San, rồi theo hai người bước vào hầm hành quân, trung tá Khánh hỏi,

- 34 sẵn sàng chưa? Đã sẵn sàng Zu Lu chưa?

Hoàng chưa kịp trả lời thì Thiếu Tá San ban lệnh,

- Tôi và anh Năm cối vừa đi Pleiku họp với Chỉ huy Trưởng BĐQ Vùng II, và tướng Phú, Tư lệnh Vùng II về. Liên đoàn mình sẽ làm nỗ lực chính mở đường từ Pleiku về Tuy Hòa. Mục đích chính là đưa toàn bộ quân đoàn II và các lực lượng chủ lực về Tuy Hòa, và Nha Trang, tương lai Quân đoàn có thể đóng tại Nha Trang.

Thiếu Tá San vừa nói vừa chỉ vào tấm bản đồ lớn,

- Chúng ta phát xuất từ đây…

Hoàng nhìn theo cái bút chỉ đường, Hoàng nhận ra ngay ngã ba thiết giáp, một hướng chạy về Qui Nhơn, một hướng chạy về Hàm Rồng, Phú Bổn. Niên trưỏng San vẽ mũi tên màu xanh thật rõ,

- Hướng này là quốc lộ 19 đi Qui Nhơn. Mình không đi theo đường này vì theo tin tức từ phòng Hai Quân Đoàn, quốc lộ 19 đang bị áp lực nặng nề của sư đoàn 3 Sao Vàng và các đơn vị địa phương tỉnh của Việt Cộng. Mình sẽ đi theo liên tỉnh lộ 7B, theo hướng An Túc, Phú Túc, xuống Tuy Hòa, nhưng không về hướng Ban Mê Thuột. Tướng Phú nói rất kỹ, liên tỉnh lộ 7B hoàn toàn bất ngờ, vì đường này kể từ ngày Pháp rút lui khỏi Đông Dương, chưa ai xử dụng lại, kể cả dân chúng và quân đội.Chỉ có một số đoạn xe be chuyển gỗ đi ngang. Cũng theo tin tức tình báo, liên tỉnh lộ 7B tuy nhỏ, nhưng đường nhựa còn tốt, ít cầu và lộ trình xuống Tuy Hòa rất ngắn. Theo tính toán chỉ cần hai ngày là nhiều đơn vị sẽ xuống tới Tuy Hòa.

Tới đây, Thiếu Tá San nhường lời cho trung tá Khánh. Ông nói chi tiết,

- Tiểu đoàn 34 sẽ là đơn vị đầu tiên của liên đoàn. Tiểu đoàn 34 sẽ có một chi đoàn thiết vận xa tăng phái. Chi đoàn này sẽ dưới quyền chỉ huy của tiểu đoàn trưởng 34. Chi đoàn sẽ trình diện khi tiểu đoàn 34 xuống tới Pleiku. Tiểu đoàn 34 mở đường để bắt tay với đơn vị công binh của tiểu khu Tuy Hòa, đơn vị này có nhiệm vụ lập một cầu nổi tại sông Ba. Mùa này, nước sông Ba cạn nhưng sông rộng và một phía rất cao, phía thuộc tiểu khu Tuy Hòa rất thấp, có bãi cát thoai thoải. Sau khi bắt tay tại sông Ba, tiểu đoàn 34 nằm đường, giữ an ninh cho các đơn vị khác thuộc quân đoàn vượt qua, và sẽ theo sau toàn bộ đoàn quân.

Hoàng cười,

- Có nghĩa là đi trước về sau, Thiếu Tá San cũng cười,

- Thì dễ hiểu quá mà,

Tiện vui, Hoàng nói tiếp,

- Kỳ từ Tam Quan lên đây, anh Năm, và niên trưởng San cũng bắt sâu tiểu đoàn tôi, đánh dùm, chiếm lại đồn địa phương quân của tỉnh Bình Định rồi. - Người ta cho cơ hội kiếm huy chương mà còn phàn nàn gì nữa. Trung tá Khánh nói.

Quả thật trong trận đó, Trân cho Hoàng một huy chương bạc. Tuy vậy Hoàng cũng trả lời,

- May còn sống, chứ không lấy gì nhận huy chương. Hoàng nhắc lại cho trung tá Khánh nghe,

- Trân giao cho tôi vượt sông chiếm lại đồn.

Hoàng nhớ Trân nói khéo trong máy, “Alpha nhớ áp dụng đội hình chữ “Thọ””. Thiếu Tá San xen vào,

-Phe đảng chưa?

Trung tá Khánh chợt hỏi Hoàng,

- Anh mang đại úy lâu chưa? Hoàng cười,

- Còn một tháng nữa là 4 năm thực thụ. Tôi có bằng bộ binh cao cấp hai năm rồi, đang làm trưởng khoa thì được ra đây theo kế hoạch mới của bộ chỉ huy. Ai ở trung tâm thì ra đơn vị, ai đang ở đơn vị thì về trung tâm. Khi có lệnh, em nó vừa mãn khóa 2/73 bộ binh cao cấp.

Nói tới đây, Hoàng trách vui,

- Bầm trầy bầm trật mà anh Năm không nâng đỡ. Cứ loanh quanh như thế này biết bao giờ?

- Ráng đi, khi nào có dịp là tên anh đứng đầu danh sách. Trung tá Khánh cười.

- Nó đứng đầu danh sách hơn một năm rồi. Kỳ vừa rồi tưởng nó làm phó cho thằng Trân, ai ngờ thằng Điểm, khóa 13 Thủ Đức về trình diện. Cù lũ chĩa còn thua cọp quanh, thì đành chịu thôi. Quân đội Công Gô cũng vậy. Thiếu Tá San xen vào.

Trung Tá Khánh ngưng câu chuyện, nói tiếp,

- Đây là hành quân mở và giữ đường. Ba tiểu đoàn không theo nhau mà có thể cách nhau cả vài chục cây số, trải dài suốt lộ trình từ Pleiku xuống sông Ba, Tuy Hòa. Vì vậy tôi không ban lệnh cho 3 tiểu đoàn cùng lúc. Bộ chỉ huy liên đoàn cũng gần như một đơn vị biệt lập, tuy nhiên mỗi tiểu đoàn vẫn nhận lệnh trực tiếp của liên đoàn.

Chút nữa, sau khi nhận lệnh, tiểu đoàn 34 chuẩn bị xuống núi ngay. Tiền đồn 4 sẽ có đơn vị bộ binh lên thay thế, nhưng nếu họ lên không kịp, tôi cho lệnh là cứ xuống núi. Khi xuống tới đường, báo cho San biết, quân vận sẽ đưa Tiểu Đoàn đi Pleiku ngay chiều nay. Tôi dự trù, 34 sẽ xuống Pleiku khoảng 8 giờ tối, đóng quân tại sân vận động, chuẩn bị một ngày cơm nóng để hôm sau bất đầu xuất phát. Thôi lệnh tạm xong, 34 có gì hỏi không? Hoàng hỏi,

- Như vậy mấy đơn vị địa phương quân sẽ trám chỗ mình. Làm sao họ giữ nổi KonTum?

- Cái đó thì mình không có câu trả lời. Chỉ có Tướng Phú trả lời được. Niên trưởng San châm chọc. Alpha 12 hỏi là mấy quán cà phê giao cho ai, chứ có hỏi gì tới tiền đồn 4 đâu, anh Năm.

Cả 3 người cùng cười. Hoàng chào trung tá Khánh, và Thiếu Tá San, bước ra khỏi lều, xuống thẳng hầm hành quân. Máy móc đã sẵn sàng, chỉ cần tháo anten là cho lên xe ngay. Hoàng nói truyền tin gọi dùm tiểu đoàn, thiếu úy Kính , chỉ huy truyền tin của 34 lên máy,

- Helo, alpha 12, có gi lạ không? Tụi tôi chờ alpha đây.

Hoàng nói có, anh cho tôi nói chuyện với 45, thiếu úy Kính nhanh nhảu, có ngay,

-4 5 đây. Trân lên máy, vẫn giọng cười rổn rảng.

- 45 bẻ cổ đi (Chuyển tần số),

- Alpha nói đi. Tiếng Trân gọi.

- Nói vài tiếng Mỹ nghe? Khỏi mã hóa.

- Roger (Đồng ý). Trân cười tiếp

- Abandoned OP 4 (bỏ tiền đồn 4). Popular force will take place, we move down hill now (mình xuống núi) to Pa Pa, Kilo (đi Pleiku ). Over (chuyển lệnh xong). Hoàng nói ngắn gọn.

- Roger (nhận hiểu), Trân trả lời liền.

- 45 bẻ cổ lại nghe. Hoàng nói tiếp, Trân chuyển tần số, nói tiếp, có thật không alpha, Hoàng trả lời, trời, chuyện hành quân, ai dám nói dỡn.

- Tôi sẽ chuẩn bị ở đây. Trân im lặng. Alpha về tiền cứ, sắp xếp dùm, bỏ những gì không cần, mang tối đa “đồ chơi“, xăng và gạo. Thôi mình gặp lại sau.

Hoàng trả máy cho truyền tin, bước khỏi hầm, buồn bã.

Chiếc xe jeep lại về tiền cứ, xe dừng. Hoàng biết Trân đã cho lệnh chuẩn bị, nên chỉ quan sát, vì những người ở tiền cứ rất rành về những lệnh bất ngờ. Nhiều khi họ chỉ có nửa giờ để chuẩn bị mà lúc nào cũng gọn gàng. Hoàng gặp thượng sĩ Bẩy, chỉ huy hậu cứ, và hỏi,

- Thượng sĩ nhận lệnh 45 rồi chứ?

Ông thượng sĩ gật đầu. Hoàng hỏi tiếp,

- Có đủ quân số không? Xe cộ có chiếc nào hư không? Bỏ lại chiếc xe nhỏ bị hư không cần kéo theo.

- Tất cả đã sẵn sàng. Khoảng nửa giờ, thượng sĩ Bẩy báo cáo.

- Thượng sĩ nói anh em ăn cơm chiều. Kể từ giờ này không ai được rời tiền cứ. Tôi báo cho 45 biết mình chuẩn bị xong. Hoàng ban lệnh.

Tài xế và người ô đô đã nhập với mấy lính cùng đơn vị, ăn cơm thành một nhóm thật đông. Chàng ngồi một mình trên chiếc xe jeep, tâm sự ngổn ngang. Hôm nay bỏ thành phố Kon Tum, ngày mai bỏ thành phố Pleiku. Ngoài giới tuyến, Vùng I hỗn loạn. Tin tức về Thủy Quân Lục Chiến, Nhẩy Dù, và Sư Đoàn I cũng không gì sáng sủa. Trung tướng Trưởng được mời ra hạm đội 7 họp, cũng chưa có tin gì. Đài VOA, và BBC toàn loan tin xấu. Phía Bắc Kon Tum, Tân cảnh, Dakto, cùng chung số phận. Hoàng chợt nghĩ tới những người lính nghĩa quân, địa phương quân. Các đơn vị này, đang trên đường lên trám tuyến phòng thủ cho căn cứ 4, 5. Tướng vùng và ngay cả tổng thống Thiệu cũng bó tay.

Bỏ cao nguyên là một chiến thuật nguy hiểm. Ông De Gaulle, ngày còn là tướng của Pháp đã nói, “Cao nguyên là vùng chiến lược sống còn của Việt Nam. Bỏ Cao Nguyên sẽ dẫn theo mất miền Nam.” Tổng thống Thiệu, tướng Phú tất nhiên cũng suy nghĩ nhiều về lời nói của vị tướng này.

Bỏ một vùng đất, bỏ lại những người lính địa phương, tiểu khu, tất nhiên phải bỏ hàng ngàn dân chúng vô tội, từ xưa nay vẫn trung thành với chính phủ. Họ là những người làm viên chức công sở, bưu điện, những người vợ lính, những người con lính, là Dung, là Trâm. Họ là những người dân vô tội, hàng ngày kiếm sống. Họ sống khi đất nước còn. Họ mất hết khi mảnh đất này mất, khi không ai bảo vệ họ. Càng suy nghĩ, càng khổ đau cho số phận của đời lính, của những người thân. Chỉ chút nũa đây, Kontum sẽ chứng kiến những gì trong đời họ không bao giờ nghĩ, hay đúng ra không dám nghĩ tới. Họ chẳng bao giờ tìm lại được quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Đất nước đang trải qua những dây phút kinh hoàng nhất của lịch sử.

Hoàng chợt nghĩ tới gia đình… Dựa người trên chiếc ghế xe, vói tay mở chiếc radio nhỏ, dò đài địa phương, chàng không nhận ra đài nào. Tiếng người xướng ngôn viên giới thiệu chương trình nhạc yêu cầu, tiếng đàn guitar thùng chơi introduce nhẹ nhàng làm chàng lắng nghe. Ca sĩ bắt đầu bản nhạc, giọng thật buồn

“Chiều nay buồn đứng nhìn, về nơi tận cuối trời,
Chạnh lòng nhớ quê xưa, buồn vui sao tiếc nhớ
Một thời tôi dấu yêu, gợi lòng tôi tái tê
Một ngày hè tuổi thơ, đôi chân sáo bơ vơ
Trông ai trên đường lối xua, giờ này, tôi viễn xứ
Chiều quê vẫn ngóng chờ, người thương thì vẫn đợi
Hàng cây lá vẫn xanh, ngạt ngào hương hoa sứ,
Làm lòng tôi ngất ngây
Một ngày hè tuổi thơ, trên xóm cũ dấu yêu
Lang thang trên xóm cũ ban trưa
Nay phố cũ dấu yêu, chỉ còn thiếu bóng tôi,
Chiều quê nhà vẫn đẹp, dòng sông lặng lẽ hiền hòa
Buổi chiều, nắng vẫn hanh, tiếng mẹ ru xóm vắng
Gợi lòng tôi tái tê.

Tiếng nhạc dứt, chàng cảm động, thầm cảm ơn người ca sĩ, và người viết lời ca. Bản nhạc như gói ghém cả tâm hồn chàng. Cả tình quê hương, cả tuổi ấu thơ như theo lời nhạc hiện về. “Ừ ngày xưa của mình sao giống thế.” Chàng chợt tỉnh mộng, khi người lính khẽ gọi,

- Alpha, tiểu đoàn đã xuống núi xong.

Chàng thở dài, nói một mình, "có phải ngày mai, mình sẽ chẳng còn gì, thơ ấu, dòng sông, kỷ niệm, tương lai, và cả đất nước mình?"

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so32/dapladongsongchaynguoc.htm

Sinh Tồn

Bàn ra tán vào (2)

Huỳnh Ngọc Hiếu
Bài viết dài và xúc tích lắm.Có điều tác giả bị nhầm lẫn chữ Dapla. Đó là dòng sông chảy ngược Dăkbla (đắc bờ la).Kon tum giờ có 2 xã Dăkbla và Dăkblà. Xã Dăkbla cách thị xã trên 10km, gần dốc đầu lâu của huyện Dăkhà bây giờ. Còn xã Dăkblà nằm trên quốc lộ 24 đi tắt qua Quảng Ngãi. Ở Kon Tum trước kia con đường có nhiều phượng nhất là đường Phan Thanh Giản (tu viện Thánh Phaolo và quân tiếp vụ) nay là đường Trần Phú.

----------------------------------------------------------------------------------

DQY
Nếu tôi nhớ không lầm thì tên gọi đúng là sông DAKLA ( DAK có nghĩa là suối ,IA là sông ,CHU là núi ,PLEI là làng...) như Plaiku là làng đuôi trâu ,Chupao ,Dakto ,Iarang ,Dakla..nhà tôi ở trên Kontum trước Mậu Thân 1968 số 57 Nguyễn Huệ,ngay ngả ba Phan thanh Giản-Nguyễn Huệ ,đối diện Ty An ninh quân đội VNCH ,căn nhà đó rộng lớn phía sau là sông Dakla ,xa xa là cầu Dakla ,ông già tôi lúc đó là TM Trưỡng Biệt khu 24 ,đường Nguyễn Huệ và Phan thanh Giản có rất nhiểu hoa phượng ,lên một chút là Trường nử sinh Theresa mà có thời người hùng TQLC Lê hằng Minh trồng cây si nên đặt bản nhạc Chiều buồn Theresa. Trên dòng sông Dakla còn có bãi tắm tuyệt đẹp Paradise ,chiều chiều đứng trên bờ nhìn các sơn nử tắm ở đây tưỡng chừng như tiên cảnh. Gái thượng Kontum đẹp vô cùng vì nhiều cô lai Pháp ,da trắng mủi cao mắt xanh ( Kontum là thành phố do các cố đạo và người Pháp thành lập ) .Quanh Kontum còn có Phương Hòa ,Phượng Quý ,Phương Nghĩa với những vườn mít ngút ngàn ,ôi một thời để nhớ.

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Dapla, Dòng sông chảy ngược

Muà hè, tháng 3 ở Kontum trời nắng đẹp nhưng không khí không oi bức như Pleiku, hay Lâm Đồng. Kontum, khác nhiều thành phố Hoàng đã đi qua, có nhiều đường với những hàng cây cao, che mát tới nỗi nhiều khi Hoàng



Đồi Bắc



Lời người viết: Với mươi trang giấy, bố cục trên dưới hai ngày của câu chuyện, khoảng không gian tại Kon Tum những ngày cuối cùng của cuộc chiến, người viết vừa là vai chính, vừa là chứng nhân, ghi lại một vài phút giây, một vài hình ảnh có thực. Người viết không tham vọng ghi lại vài trang của nhật ký hành quân mà người viết không có khả năng. Mong các bạn bè, anh Năm nhí (Trung Tá Trương Khánh), niên trưởng Trần Tiễn San, và Trịnh Trân -người bạn cùng khóa, cùng phòng khi còn trong trường mẹ, vừa là người chỉ huy, tiểu đoàn trưởng 34- tha thứ nhũng sai sót về địa danh nếu có. Thêm nữa, nhiều câu nói chắc quí vị sẽ tự hỏi: “Có phải mình nói như vậy không?” Ai mà nhớ được. Đừng lo, có nói hay không, vẫn là chuyện, và chỉ có trong truyện.

Muà hè, tháng 3 ở Kontum trời nắng đẹp nhưng không khí không oi bức như Pleiku, hay Lâm Đồng. Kontum, khác nhiều thành phố Hoàng đã đi qua, có nhiều đường với những hàng cây cao, che mát tới nỗi nhiều khi Hoàng tưởng mình đi vào buổi chiều hay buổi tối, không có ánh điện đường. Nhiều đường với hai hàng cây phủ qua lại mặt đường giống Trần Quí Cáp, hay Lê Quí Đôn, Sài Gòn. Những cặp tình nhân đi dưới làn gió dìu dịu, hay ngồi trong mấy quán cà phê nghe những bản nhạc lính. KonTum tuy là thành phố lớn cuối cùng của địa đầu giới tuyến nhưng không mang tên thành phố lính như PleiKu, vì họ đến rồi đi, trong khi lính địa phương rất ít. Nếu không có tiếng súng, hay những đoàn xe GMC chạy ngang thành phố để đưa quân về Tân Cảnh, Đakto, nhiều người vẫn gọi thành phố có dòng sông ĐapLa chảy ngươc là thành phố ĐapLa trắng. KonTum không đầy bùn đỏ như Pleiku, trời mưa hay trời nắng Kontum vẫn sạch sẽ. Nhiều người ví von, KonTum luôn như cô nữ sinh e ấp dưới mái trường. Ngày xưa Trâm thường hay nói với Hoàng,

- Dalat của anh đẹp thật nhưng anh có tìm ra đường nào đầy hoa Phượng như KonTum của em không?

Hoàng đành thua. Được thể Trâm tấn công tiếp, Chờ nhảy trực thăng vận

- Khi người ta nói tới đời học sinh, người ta luôn nhắc tới hoa phượng đỏ. Dalat cũng nói tới hoa phượng khi viết về những ngày đi học, nhưng phượng của anh là phượng vay mượn, phượng giả. Trâm nắm tay Hoàng. Chịu thua chưa cưng? Vừa nói vừa hôn nhẹ lên má Hoàng.

Cô bé ví von thật đúng, Hoàng không thể nào thắng Trâm được vì cô bé tuy ở Kontum nhưng học Bùi Thi Xuân nên cô biết Dalat như quê mình vậy. Hoàng chợt nhớ có lần anh đã hỏi Trâm,

- Quê em có hoa Mimosa không?

- Không có, vì vậy em mới quen anh cho có. Trâm nhìn Hoàng,

Hoàng đành chịu thua. Cô bé thông minh, và sắc sảo thật.

Chẳng bao giờ Hoàng nghĩ mình sẽ trở lại Pleiku hay Kontum, vì đời lính đầy bất trắc và bất ngờ, mới vài tháng truớc còn ở Tam Quan, Bồng Sơn. Hoàng đóng quân riêng biệt, bên dãy núi phía đông, còn tiểu đoàn, bên dãy Tạch Bà. Đóng cả năm tại vùng này, tiểu đoàn mất hai đại đội trưởng khóa 24, Phú và Giai. Hai người này cùng khóa, chết cách nhau khoảng hai tháng. Như vậy năm Dalat, mất hai còn ba. Hoàng và Trân cùng khóa. Toàn, đàn em vừa ra trường, vẫn còn thiếu úy. Mỗi lần nhắc tới Phú và Giai, Hoàng luôn bùi ngùi. Bốn năm rèn luyện trong trường Võ Bị, còn đó, mất đó.

Cuộc chiến thay đổi, chiến trường thay đổi. Hoàng mới ra đơn vị lại khoảng một năm, sau thời gian làm huấn luyện viên ở Dục Mỹ. Trình diện Liên đoàn đang đóng quân tại Tam Quan, Bồng Sơn. Liên đoàn 6 có 3 tiểu đoàn 34, 51, và 35. Trân, lúc đó còn là tiểu đoàn phó 34, vừa nghe tên Hoàng sẽ trình diện, lật đật nói với Thiếu tá Châu, Tiểu đoàn trưởng, xin Hoàng về 34 cho bằng được. Hai anh em, không những cùng khóa, mà còn cùng chung phòng khi còn tại Võ Bị, cuối năm 65. Ra đơn vị, Trân về 22 còn Hoàng về 21. Sau này khi Hoàng bị thương, mỗi lần hành quân về Trân thường chở Hoàng ra phố, khi thì ăn tô phở, khi thì chơi một cơ billard, chiều Trân mới chở Hoàng về quân y viện... Trân lên đại úy rất sớm, ngay khi tết Mậu Thân còn tiếng súng. Năm 1969, Hoàng về Saigon học Anh văn, đi Mỹ, tuy không thường gặp như khi còn ở Pleiku, nhưng có dip là luôn tìm nhau, thăm hỏi.

Hoàng chẳng bao giờ có ngày trở lại chiến trường cùng đơn vị với Trân. Từ ngày gặp lại, tất nhiên trong quân đội, hai đứa vẫn theo đúng quân kỷ, vì Trân là tiểu đoàn phó, Hoàng là ban 3. Mọi sinh hoạt hàng ngày thì luôn có nhau, từ bữa cơm, từ hộp trái cây trong thùng ration C, hai đứa cũng chia sẻ. Trân biết Hoàng buồn vì thua sút bạn bè. Nói cho cùng, mỗi người một định mạng, mỗi người một số, được này, mất nọ. Trong khi anh em khổ cực, hiểm nguy tại đơn vị, Hoàng tà tà tại Saigòn, học Anh văn, đi Mã Lai, đi Mỹ. Nhiều anh em cùng đơn vị muốn như Hoàng lại không được.

Tiểu đoàn rời Tam Quan, Trân thay thế trung tá Châu làm tiểu đoàn trưởng. Trân nói,

- Thôi kỳ này alpha làm phó cho tôi, cả hai anh em cùng vui.

Nhưng chưa kịp vui, thì một ông đại úy thật thâm niên về trình diện liên đoàn. Liên đoàn bổ xung tiểu đoàn 34, vì 34 chỉ có Hoàng là đại úy, Trân thật bất ngờ, ông này thâm niên hơn Hoàng. Hoàng thay vì chuẩn bị lên, lại xuống, lại ban 3. Quân đội lúc nào cũng thế, thâm niên ưu tiên trước.

Trân biết vậy, thường an ủi,

- Alpha cứ yên tâm. Bất cứ khi nào có dịp là tên alpha luôn ở danh sách đầu, chắc ăn như bắp. Trân nói tiếp. Tôi nói chuyện với anh Năm nhí, anh Năm cũng chấm alpha rồi. Nghe phong phanh anh Năm cối Ủy sẽ lên Quân Khu, anh nhí nắm liên đoàn. Anh xếp mình muốn về vùng 3, như vậy là alpha sắp hết hạn đi đầy rồi. Trân vừa nói vừa cười. Ai lại ban ba mang đầy bằng trong người, có cả bộ binh cao cấp. Thôi đen tình đỏ bạc vậy.

Hai anh em cùng cười... Thực tế, Hoàng chẳng bao giờ suy nghĩ nhiều, “thôi cứ làm tròn nhiệm vụ mỗi ngày, thỉnh thoảng xuống núi một hai ngày, nghe nhạc, uống cà phê, rồi lên núi tu tiên.” Những lúc vui, Hoàng mang guitar ra, hai anh em hợp ca. Trân thích nhất bài “Người ở lại Charlie“, nên lúc nào có tiếng đàn là có người ở lại Charlie. Tháng ngày cứ lặng lẽ trôi. Những năm sau 73, tiểu đoàn phải đóng chốt, đời lính không vui, không rộn ràng như trước, vì gần cả tháng mới xuống núi. Từ lâu rồi Hoàng không còn muốn đi chơi như trước đây. Những ngày xưa thân ái cũng theo thời gian biến mất. Trân rất tốt, đặc biệt với Hoàng, ngược lại Hoàng vẫn giữ theo quân kỷ, tuy cùng ăn cơm chung, nhưng trong công việc, Hoàng không bao giờ lẫn lộn.

- Alpha xuống núi mở đường đi. Có gì vui vui thì nhớ kể. Trân vui vẻ nói.

- Xuống tới núi là mệt rồi, hết bay bướm nổi rồi, đã vậy, lên núi còn mệt muốn ngất ngư. Hoàng chỉ cười.

Những ngày tháng Ba tại Kontum, không khí oi bức. Nước dòng sông Dapla xưống thấp, nhiều chỗ thoai thoải, có những đụn cát kéo dài ra bờ sông, nhiều đoạn như muốn giao nhau. Ngược với mùa mưa, nước khắp nơi dồn xuống, sông như rộng hơn và nước chảy thật mạnh, nhiều đoạn có bờ đá nhấp nhô, không thể nào vượt sông được. Mấy ngày này tin tức chiến sự thay đổi liên tục. Tin bỏ Vùng I làm Trân, và Hoàng rất hoang mang. Hai anh em ngày nào cũng lắng nghe đài VOA, và BBC. Không lẽ chiến trường xấu như mùa hè đỏ lửa. Riêng tại Kontum, tình hình yên lặng, không một hoạt động nào của Việt cộng. Pleiku cũng vậy. Tuy nhiên theo kinh nghiệm, tình hình càng im lặng, càng nguy hiểm khi bùng nổ. Nhớ ngày nào ở Tam Quan, về đêm, hàng đoàn xe việt cộng di chuyển trong vùng mật khu An Lão, tiếng xe di chuyển có thể nghe rõ khi đêm về, khi việt cộng chuyển quân về hướng Pleiku, Kontum. Giờ này ở hai nơi này, các cơ quan tình báo lại không ghi nhận được hoạt động nào cuả bọn việt cộng này cả. Theo cách suy luận về chiến thuật, việt cộng đang chuẩn bị một chiến dịch lớn, đang trong giai đoạn huấn luyện, học tập, ém quân.

- Mình phải nghe tin tức từ liên đoàn. Trân nói.

- Tôi có nói với anh Năm nhí (Trung Tá Trương Khánh, liên đoàn phó), có gì thay đổi cho tôi biết ngay. Anh cũng hứa chắc chắn sẽ cho mình biết khi liên đoàn có lệnh mới.

Trân than thở,

- Không có ai tôi tin tưởng hơn alpha vào giờ phút này. Hay alpha chuẩn bị xuống ở ngay tiền cứ, loanh quanh trong thành phố, đừng đi Pleiku. Cà phê, cà pháo thì được nhưng luôn phải có máy nếu cần tôi liên lạc. Alpha mang theo người, để khi cần có thể nhờ nó chạy tới lui.

Nhìn nét mặt Trân đăm chiêu, Hoàng càng thấy lo thêm. Chàng nói,

- Yên tâm. Tôi sẽ làm “y chân kinh”.

- Ai chứ alpha xuống núi, khác nào nắng hạn gặp mưa rào. Trân cười.

- Tôi thay đổi nhiều rồi “45“ơi. Hoàng trả lời.

Hai anh em ngưng câu chuyện, bữa cơm cũng vừa dọn ra, tiểu đoàn phó cũng vừa ngồi vào. Trân nói sơ câu chuyện trao đổi giữa Hoàng và Trân,

- Tôi sẽ điều Alpha 12 xuống núi, ở tiền cứ, liên lạc thường xuyên với liên đoàn. Nếu cần thiết, có người của mình ngay. Alpha 12 sẽ điều động tiền cứ, chuẩn bị xe cộ, xăng nhớt, đạn dược, xe hư bỏ lại nếu cần. Anh Điểm, coi lại phòng thủ tại đây, đồng thời gọi tiền cứ, bất cứ chuyện gì cũng phải cho Alpha 12 biết, từ chợ búa, xăng dầu, đạn dược.

Bữa cơm đạm bạc xong nhanh hơn thường lệ. Người lính đã chuẩn bị xong ba lô cho Hoàng. Hai người lầm lũi trên đường mòn vừa đi vừa nói chuyện, giữa hai hàng cây lớn, tuy vậy vẫn quan sát hai bên đường. Nhiều đoạn đường không có chút ánh sáng, lành lạnh. Thỉnh thoảng ngang qua một tiền đồn, mấy người ở tiền đồn chào Hoàng. Vừa đi trên đoạn dốc thoai thoải chàng vừa chào lại. Trạm cuối cùng nằm ngay trên ngọn suối. Nước ở đây chảy thật mạnh, trong vắt. Nhìn ánh nắng rực rỡ trên dòng nước mát, cuồn cuộn, Hoàng liên tưởng tới dòng suối Đại Nga, Lâm Đồng, mà trước đây hằng ngày đều có mặt chàng, và cả Sang khi đến thăm chàng. Dòng suối Đại Nga giống hệt dòng suối này, nước chảy mạnh, đầy nắng, ấm áp.

- Giờ này mà tắm một mach thì thật tuyệt. Hoàng nói với người lính đi chung.

- Alpha tắm không, tôi gác. Alpha tắm trước, tôi tắm sau. Người lính cũng vui vẻ.

- Thôi để khi về lại, mình tắm. Bây giờ, mình phải leo lên đường ngay không xe chờ, bất tiện lắm. Hoàng cười.

Hoàng đâu có ngờ, không bao giờ chàng và người lính leo trở lại đỉnh căn cứ 4 một lần nữa, vì chỉ vài ngày sau, cả tiểu đoàn xuống núi. Chẳng bao giờ trong suốt cuộc đời còn lại, những người lính tiểu đoàn 34, và Hoàng trở lại Kontum, trở lại dòng suối trong mát, đã có lần Hoàng mong được tắm. Người ta nói đời lính đừng bao giờ ao ước, hãy làm ngay nếu mình có thể làm, đừng bao giờ để dành những ước mơ cho ngày mai vì ngày mai biết bao giờ trở lại.

Vừa bước lên mặt đường, Hoàng thấy chiếc xe đậu sẵn, dấu hẳn trong bụi cây rậm rạp. Người tài xế chào Hoàng, và lái xe thật nhanh về hướng thành phố Kontum. Vừa nhìn hai bên đường, Ho àng vừa hỏi tài xế,

- Mấy ngày nay, anh thấy dân chúng ra sao?

- Ai cũng lo lắng cả. Họ sợ như ngày nào, lính đi hết, thành phố như thành phố chết. Giờ này thành phố đầy tiếng đạn, tiếng pháo binh, tiếng xe tăng. Kontum mà xảy ra chuyện gì, chỉ còn một hướng về Pleiku thôi. Người tài xế nói.

Hoàng không nói gì, hỏi tiếp,

- Tiền cứ mình ra sao?

- Tụi em cũng chuẩn bị rồi. Xe nào cũng đầy xăng, và can sơ cua đầy ắp.

- Chuẩn bị đạn dược, súng ống, đào hầm hố chứ. Chuẩn bị xăng làm gì, để chạy làng hả. Hoàng cười, nói vui.

Cả ba người cùng cười. Cũng vui, lính luôn có những nụ cười thật thoải má, dễ dàng và hồn nhiên vào những lúc tưởng chừng không thể nào cười được.

Chiếc xe dừng ngay tiền cứ, thượng sĩ thường vụ và mấy người tiếp liệu đại đội chào Hoàng. Chàng hỏi,

- 44 gọi anh chưa?

Ch àng nói sơ công việc, rồi quay lại nói với tài xế,

- Anh lấy chiếc C25 đặt trên xe tôi, mình lên liên đoàn.Tôi muốn thăm trung tá Khánh.

Chiếc xe lại chạy về liên đoàn. Chàng bước vào lều chào trung tá Khánh. Ông vui vẻ,

- Sao lâu quá, xuống làm gì đây?

- Chẳng có gì hết, ghé thăm anh Năm một chút thôi. Hoàng trả lời lấy lệ.

Trung tá Khánh nhìn Hoàng,

- Có nghe tin gì mới không?

- Anh Năm, gần mặt trời mà không nghe gì. Em út làm sao nghe. Hoàng cười.

- Gần mặt trời thì nóng chứ được gì. Tuy nói vậy, trung tá Khánh giọng nghiêm trang. Có gì, tôi cho biết. Còn bây giờ thì anh cứ đi thăm mấy quán cà phê không họ chờ.

- Anh Năm biết hết trơn, chờ với đợi gì. Đàn em xuống thì chỉ chép miệng, ngó lơ. Hoàng nửa đuà nửa thật.

- Ai nói “moi“ tin chứ “toi” nói “moi“ còn phải xem lại. Anh Năm nhí nhìn Hoàng.

Cả hai anh em cùng cười, Hoàng chào từ giã trung tá Khánh, bước ra khỏi lều, kêu người tài xế lái xe về tiền cứ.

Buổi chiều nắng đẹp, Hoàng muốn đi uống một ly cà phê, nghe vài bản nhạc, Nhớ có một lần, ngày mới trở Kontum, tình cờ ngang một quán cà phê nhỏ, Hoàng ghé vào. Quán trình bày đơn sơ, ấm cúng. Cô chủ quán, xinh xắn, ăn nói có duyên, nhất là chọn nhạc rất hay, trà luôn nóng. Từ đó mỗi lần có dịp xuống Kon Tum, Hoàng ghé lại quán, riết thành quen. Nhưng chẳng bao giờ chàng hỏi tên cô chủ. Làm khách quen có lợi là chủ quán biết ý khách hàng. Trong trường hợp này, càng thêm nhiều ưu đãi khi cô chủ có chút cảm tình. Người ta nói, một chút cảm tình là quá đủ cho khách hàng nói chuyện, giết thì giờ, vì trong thâm tâm người chủ muốn khách đừng đi. Trái lại, chàng không bao giờ trở lại các quán có chủ bất đắc dĩ phải trả lời vì làm ăn, buôn bán, trả lời lấy lệ, trả lời mà khuôn mặt như không hồn, ngó xa xăm.

Hoàng dừng xe. Quán có hai người khách, cô chủ quán vui ra mặt, vừa chào, vừa chỉ chiếc bàn gần chỗ cô ta ngồi nhất, nói nhỏ,

- Anh ngồi đi, em mang nước trà ngay.

Cô ta nhanh nhẹn châm trà mới. Cô còn cẩn thận nhìn xem coi ly thật sạch không. Đưa nước trà xong, cô quay lại quầy, pha một ly cà phê, mùi thơm ngào ngạt. Khi Hoàng hít hà, khen, cô chủ nhìn Hoàng hóm hỉnh,

- Tại lâu quá, anh đi quán khác. Hôm nay mới trở lại nên anh nói thơm. Chứ cà phê của em từ ngày đó tới nay có gì thay đổi đâu.

- Cô bé này chỉ đoán già đoán non. Tôi có đi quán nào đâu. Từ lần đầu, tới quán này là bị hớp hồn luôn, còn đi quán nào nữa. Hoàng cười.

- Anh nói oan cho em quá, ai dám hớp hồn biệt động. Không khéo bị nhai thành xương luôn. Cô chủ quán cười thành tiếng.

Hoàng hiểu câu nói hai nghĩa, trả lời ngay,

- Anh mà nhai được anh nhai từ lâu rồi

- Anh mà cũng sợ ư? Cô bé chanh chua. Rồi cô nói như đã chuẩn bi từ lâu. Mà sợ ai mới được chứ?

Hoàng cũng hiểu, ý nói Hoàng có vợ, và sợ vợ. Hoàng chịu thua, không trả lời, im lặng, tay cầm chiếc muỗm, múc hai muỗm đường khuấy nhè nhẹ, cô chủ quán nói tiếp,

- Có bánh bông lan mới. Anh ăn không hay chút nữa, em gói cho anh?

Cô bé nói vậy vì mấy lần trước tới đây, Hoàng thấy còn ít bánh là mua dùm. Hoàng dặn,

- Em gái gói cẩn thận nghe.

Cô chủ biết phong phanh Hoàng phải leo núi, gói thật gọn gàng. Cô cũng tò mò muốn biết Hoàng ở đâu, nhưng không hỏi. Hoàng cũng chẳng bao giờ nói mình ở đâu, ở núi nào. Đời lính dậy Hoàng phải cẩn thận, không nói chuyện về đơn vị, nếu không thật cần thiết. Mà có quán cà phê nào cần biết tên đơn vị mình? Những ngày ở vùng sôi đậu như Tam Quan, Bồng Sơn, Hoàng không bao giờ đi vào những xóm có dân chúng gọi là dân lánh nạn cộng sản. Những người dân từ vùng An Lão, Hoài Ân ra dựng nhà dọc theo quốc lộ, phải nói, không đáng tin cậy. Nhiều người trong bọn họ sống quá lâu dưới sự kiểm soát của việt cộng, hay họ chính là việt cộng trà trộn để tìm tin tức. Họ là dân nhưng cũng là địch.

Nhớ lần đầu tiên cô chủ quán mời mua bánh, Hoàng ăn thử, thấy ngon. Nhớ tới Trân, Hoàng mua thêm mang lên núi. Trân cũng thích lắm, luôn dặn dò. Lần này lu bu nhiều chuyện Trân quên không dặn. Cô chủ hỏi,

- Anh muốn em gói nhiều hay ít?

- Hôm nay, cho mấy cái anh ăn ngay. Tiện thể, em mang hai cái cho người lính trên xe luôn dùm. Hoàng nhìn cô chủ.

Chủ quán nhanh nhẹn xếp bánh mang ra ngoài xe, vừa vào là sờ tay vào ấm trà. Hoàng nói,

- Trà còn ấm lắm.

Hai người khách ngồi trong quán trước Hoàng, trả tiền, bước ra khỏi quán, chỉ còn Hoàng và cô chủ. Chàng vặn nhỏ tiếng nhạc, tiếp tục nói chuyện. Cô bé nói chuyện nhạc thật rành rọt, đúng sở thích của Hoàng. Qua cách nói chuyện, Hoàng hiểu cô bé muốn biết thêm về mình, nhưng chàng luôn đánh trống lảng. Giờ này Hoàng biết tên cô chủ, Dung, Thu Dung,

- Còn anh, anh phải cho em biết tên gì mới công bình chứ?

- “Nếu ai có hỏi tên anh, anh bảo tên anh là lính“. Hoàng vừa dỡn trả lời.

- “lính không đa tình mà đáng yêu“, đúng không? Dung liến thoắng.

- Đúng và không đúng. Hoàng cười.

- Sao kỳ vậy? Em không hiểu. Dung chu miệng.

- Lính đa tình thì tạm được, nhưng đáng yêu thì sai rồi. Hoàng chậm rãi.

- Anh mới sai, lính không đa tình mà dễ yêu. Theo Dung thật đúng với anh. Dung cười,

Hoàng hiểu ý cô này muốn nói mình dễ yêu. Một cách thố lộ cảm tình thật kín đáo, dễ hiểu, không rườm rà lắm.

- Sao em biết? Hoàng châm chọc.

- Đôi mắt anh nói vậy. Đôi mắt anh còn nói nhiều nữa. Nó nói anh có duyên hơn anh tưởng. Dung trả lời ngay.

- Cảm ơn cô chủ quán, Hoàng làm bộ.

- Em không nhận lời cảm ơn đâu. Em chỉ muốn biết tên anh thôi. Dung cười.

- Tên Hoàng, được chưa? Hoàng buột miệng.

Dung gật đầu không nói. Lần nào cũng vậy, Hoàng và Dung luôn có những chuyện không đầu, không đuôi nhưng tiếp tục không ngừng. Hoàng hiểu Dung muốn biết thêm về mình. Ngược lại Hoàng lảng tránh. Cả hai đều biết như vậy nhưng không nói ra lời, cả hai đều chấp nhận những gì đang có. Thêm mấy người khách vào quán, Dung nói nhỏ,

- Anh đừng đi nghe. Em pha cà phê nhanh lắm, mình nói chuyện tiếp.

Một người khách vào quán, một thiếu úy bộ binh, nói thật lớn, như chứng tỏ mình rất thân với cô chủ,

- Dung cho một ly như thường lệ nghe, và luôn tiện thay cho anh dĩa nhạc.

Dung liếc nhìn Hoàng, nhưng vẫn ngọt ngào trả lời “dạ”. Vừa pha mấy ly cà phê xong, Dung phân bua cho Hoàng vừa đủ nghe,

- Anh ấy nói cho vui thôi, em không thân lắm đâu nghe.

Tuy nói vậy, nhưng không muốn làm mất lòng khách quen, Dung vẫn thay dĩa. Bản nhạc thật quen nhưng ca sĩ trẻ, giọng khá hay, “Một người yêu sắp đi lấy chồng, một người thương rồi cũng sang sông, chuyện tình yêu thôi thế cũng xong, kiếp lưu đầy nào ai ngóng trông, hỏi người yêu, có chăng định mệnh, để tình ta sao mãi lênh đênh, chuyện tình như cút bắt bên nhau, thương những chiều thương đến mai sau“, Dung nhìn Hoàng, như ngầm hỏi, “bản nhạc hay không?” Hoàng gục gặc đầu ra dấu,”nhạc hay” Dung vui vẻ trở lại, cô bé kêu tên người khách,

- Anh Thìn, ngày nào cũng kêu bản này. Người yêu anh dù không muốn lấy chồng, chắc cô ta cũng phải mua áo cưới. Thìn, người khách cũng vui nói thật lớn.

- Anh có ai yêu đâu. Chỉ yêu có một người mà sao khó khăn quá.

- Ai vậy? Dung làm bộ hỏi.

- Em mà không biết thì ai biết nữa đây? Người khách nói.

Cả mọi người cười, Dung tuy nói vậy nhưng cứ muốn Hoàng hiểu khác đi, cô muốn giữ khoảng cách thật chừng mực với Thìn, sợ hiểu lầm. Thật tình Hoàng không để ý lắm về lời yêu cầu dĩa nhạc.Hoàng cũng hay yêu cầu bản nhạc mình thích. Chàng không chờ đợi Dung phải thanh minh, cô bé ngược lại thấy cần cho chàng biết khoảng cách tình cảm với người khách mới vào.

Ngồi thêm một chút, Hoàng trả tiền, Dung hỏi,

- Anh về giờ này làm sao lên núi? Tối nay anh ở lại thành phố hả? Vừa nói, nàng vừa nhìn Hoàng. Anh trở lại nghe. Anh chưa bao giờ ở lại uống cà phê ban đêm.

- Anh phải đi công chuyện. Chàng nói thật nhanh.

Dung nũng nịu,

- Anh đi quán khác chứ gì.

- Quán nào, anh biết một lối duy nhất là tới đây thôi. Dung làm như anh rành Kontum lắm.

Hoàng đọc lại câu trong bản nhạc “anh khách lạ, đi lên đi xuống, may mà có em..

- Anh nói may mà có em, sao anh không trở lại tối nay? Nói chuyện vui hơn nhiều.

Nằn nì mãi không được, Dung dấu dịu,

- Ngày mai anh tới sớm nghe.

- Anh sẽ tới thật sớm.

Hoàng bước ra xe. Không biết mấy ông khách còn lại nói gì, nghe tiếng cả bọn cùng cười thật lớn.

Chiếc xe chạy mấy phút về tới tiền cứ, người lính theo Hoàng hỏi,

- Alpha ăn cơm bây giờ nghe? Hoàng vui vẻ gật đầu. Bữa cơm chỉ có hai thầy trò. Vừa ăn Hoàng vừa hỏi,

- 45 có gọi không? Không ai gọi mình hả? Như vậy là mình có thêm ngày nữa ở đây.

Ăn cơm xong Hoàng nằm trên chiếc ghế bố, còn người lính thì nằm võng. Chàng với tay mở chiếc radio. Tin tức chiến sự làm Hoàng nản lòng, tới khi nghe tin BBC càng chán thêm, mệt mỏi, ngủ thiếp đi tới sáng. Vừa thức giấc, Hoàng lật đật rửa mặt, sợ mất bản tin chiến sự và bình luận của VOA. Bản tin nói nhiều về vùng I, tức y hệt năm nào, mùa hè đỏ lửa. Thường những lúc trời sáng là lúc nhớ gia đình, càng suy nghĩ thì càng bi quan. Ai cũng nói, lính sống cuồng, sống vội, nhiều khi đúng. Sống nay chết mai, chẳng bao giờ chuẩn bị. “Chết tình cờ, nằm chết như mơ” phần nào nói đúng tâm trạng ng ười lính chiến. Hoàng mải suy nghĩ vẩn vơ, quên cả giờ giấc.

Biết nằm nhà cũng chẳng được gì, Hoàng thay quần áo, không ngập ngừng, chạy thẳng tới quán Dung. Quán buổi sáng, trong tình hình như vậy mà cũng đông. Liếc sơ, Hoàng thấy thật nhiều sĩ quan. Chàng thầm nghĩ, “cô bé này cũng có duyên bán hàng.” Dung đang bận rót trà vào chiếc bình, ngước đầu lên, thấy Hoàng, nàng mừng, chẳng nể mấy người khách đang ngồi. Dung liếc mắt, không còn bàn trống, nàng chỉ ngay chiếc ghế thường ngồi tính tiền,

- Anh ngồi đó cũng được. Em pha trà ngay.

Mấy người khách hơi ngạc nhiên thấy lối tiếp niềm nở của cô chủ, vì Hoàng là khuôn mặt lạ trong số khách hàng ngày lui tới quán. Vừa pha trà cho khách xong, Dung đứng cạnh chỗ Hoàng, vừa hỏi,

- Anh ra sớm vậy. Chiều qua, em cứ tưởng anh nói dỡn chứ.

- Ai dám nói dỡn vói cô Dung. Hoàng cười.

Xềp hàng chờ nhảy trực thăng vận tại Vùng iVDung châm bình trà vừa để trên bàn vừa nói nhỏ,

- À quên. Anh ăn bánh mì không? Em mua rồi, tuy nghĩ anh không đến, nhưng em chuẩn bị sẵn. Chút nữa vắng khách, em làm trứng ớp la, anh em cùng ăn.

Hoàng từ chối,

- Em ăn đi, anh có bao giờ ăn bánh mì buổi sáng đâu, Dung buột miệng.

- Sao vậy, trên núi làm gì có bánh mì. Dung chợt nhớ, Ừ nhỉ, nhưng anh phải ăn. Anh không ăn, em cũng không ăn.

Hoàng nghĩ bụng, cô bé này cũng lạ, đã quen nhau lâu đâu mà cô ta đối xử như thân nhau lắm.Chàng nhìn chung quanh, Dung hiểu ý,

- Kệ họ, vì anh là anh khách đặc biệt mà.

Dung lấy chiếc muỗm cho đường, khuấy nhè nhẹ, Dung tự nhiên nếm thử rồi đẩy ly cho Hoàng,

- Anh uống đi, vừa miệng lắm đấy.

Hoàng nói với Dung,

- Em làm kiểu này, ông nào mà không tưởng anh và em thân nhau thật.

Dung cười,

- Thì thật chứ dỡn gì nữa, em không sợ mà anh sợ. Lạ ôi là lạ.

Dung chợt nhớ ra một điều, hỏi Hoàng,

- Bữa anh nói, anh đi lạc tới quán em khi muốn tìm quán ngày xưa anh quen. Anh tìm thấy chưa?

- Tìm kiếm gì nữa. Hoàng lắc đầu,

- Sao không tìm. Người, cảnh xưa bao giờ cũng hơn chứ. Dung châm biếm.

Hoàng nói như nói với chính mình,

- Mấy năm rồi, vật đổi sao dời. Hơn nữa, kiếm tìm làm gì chứ, những lần vào quán cà phê bây giờ đã khác ngày xưa.

Dung thấy Hoàng im lặng lại tưởng Hoàng đang nghĩ tới chuyện xưa, nhắc khéo,

- Anh uống cà phê đi.

Hoàng uống một ngụm thật lớn, cà phê, đặc quánh, thật ngon. Dung nhìn Hoàng,

- Thấy anh uống cà phê, em bắt thèm.

- Uống không? Chàng hỏi.

Cô chủ dễ thương hớp một miếng nhỏ. Hoàng vừa nhâm nhi miếng trà, vừa suy nghĩ. Cứ ngồi trong quán như sáng nay, ai có thể ngờ rằng chiến tranh thật khốc liệt từ vùng địa đầu. Ai có thể ngờ, ngay tại Kon Tum này dân tuy thấp thỏm, nhưng những người lính vẫn vui đùa, như không có gì xảy ra.Họ vẫn cứ sống vội vàng như không biết mỗi ngày những tin chẳng lành đến từ vùng I, từ Quảng Trị, Thừa Thiên: đất mất, người mất, chiến trường bỏ ngỏ, dân chúng kẻ chạy ngược ra, người lại chạy vào. Viễn ảnh sự lập lại của mùa hè đỏ lửa, của tết Mậu Thân làm dân chúng vùng ngoài chaỵ toán loạn. Dung thấy Hoàng im lặng, cũng lo lắng hỏi,

- Có gì làm anh lo ra mặt vậy?

- Đâu có gì, Hoàng lắc đầu.

Dung hỏi tiếp,

- Hay anh đói bụng, ráng chút đi, mình ăn chung cho vui.

Hoàng chợt hỏi,

- Ba em có đi lính không?

- Ba em đi lính tiểu khu, nhưng lính nhỏ thôi. Dung không dấu diếm.

- Anh đâu hỏi lớn hay nhỏ mà em lanh miệng vậy. Hoàng cười.

- Thì trước sau anh cũng hỏi, em trả lời cho rồi, Dung cũng cười theo.

Hoàng nhìn vẻ mặt thành thật của Dung, chợt hỏi tiếp,

- Hằng ngày có đông không em?

Dung ngó chung quanh phòng,

- Mấy hôm nay ít khách anh à. Mọi khi đông hơn nhiều. Khách đông, em phải mang thêm ghế nữa, chỉ trừ. Dung ngưng nói.

- Trừ gì? Hoàng hỏi.

- Trừ chiếc ghế này, không ai được ngồi

- Như vậy anh đặc biệt hả?

- Chứ sao? Dung hóm hỉnh.

Khách đã bớt nhiều, Dung lấy chiếc chảo nhỏ, cho chút dầu ăn, vừa tính đập trứng vào, lại hai người khách kéo ghế ngồi. Họ kín đáo nhìn Hoàng, vừa nói nhỏ với nhau, Hoàng chẳng nghe gì. Dung phàn nàn,

- Thật hết giờ.

Tuy nói vậy Dung cũng ra chào khách, vừa nhờ Hoàng,

- Anh nhắc dùm em chiếc chảo ra, không thì dầu ăn nóng quá.

Trâm tới bàn khách, một người hỏi nhỏ Dung, chỉ thấy Dung cười, đi thật nhanh. Tới chỗ Hoàng ngồi, cô bé nói,

- Anh biết ông khách nói gì không?

Không để chàng trả lời, cô ta nói,

- Họ hỏi em mới kiếm anh ở đâu vậy.

- Em trả lời sao? Hoàng hỏi nhỏ.

- Em nói mượn của người ta.

Hoàng cười vì câu trả lời ngồ ngộ. Dung làm trứng xong, xếp vào dĩa, lấy hai muỗm nhỏ, “Anh ăn đi” vừa nói vùa bẻ bánh mì cho Hoàng. Bữa ăn sáng chưa xong, Hoàng thấy người tài xế vào, vừa nói nhỏ,

- Alpha ra nói chuyện vói 45.

Dung nhìn Hoàng, anh không kịp nói gì, bước theo người lính. Vừa, cầm ống liên hợp đã nghe tiếng Trân,

- Alpha đang ở đâu vậy? Hoàng không dấu diếm,

- Quán cà phê, Trân cười hả hả,

- Hỏi chơi thôi, tôi biết rồi. Ai trồng khoai đất này nữa? Trân đổi giọng, nói nhỏ hơn. Làm gì thì làm, khoảng 15 phút nũa, alpha chạy xuống anh năm Nhí nhận lệnh nghe. Nhớ quan sát xem Liên đoàn chuẩn bị ra sao, mình làm y chang vậy, và cho tôi biết tin ngay.

Thấy Hoàng vào, Dung đưa miếng bánh cho chàng,

- Anh ăn đi,

- Anh phải đi ngay. Em cho anh miếng trà. Hoàng nói.

- Anh không ở thêm được vài giờ ư? Dung buồn.

- Không, anh phải đi ngay.

Vừa nói chàngvừa cầm chiếc mũ, trả tiền. Hoàng không đếm kỹ, nhưng cố tình đưa dư một chút. Dung lấy đúng tiền ly cà phê, còn đưa trả lại.Hoàng làm bộ,

- Thôi để lấy bánh, chiều lên núi luôn.

- Anh phải lên núi hả? Dung càng buồn.

Hoàng ừ cho qua. Thật tâm, Hoàng biết, chưa chắc mình trở lại tiền đồn 4, và không chừng cũng chẳng trở lại cả quán này. Liên đoàn tổng trừ bị, nằm giữ chốt chỉ là giai đoạn.

Hoàng lên xe, kêu người tài xế lái xe lên Liên đoàn. Chàng gặp trung tá Khánh, Thiếu Tá San, rồi theo hai người bước vào hầm hành quân, trung tá Khánh hỏi,

- 34 sẵn sàng chưa? Đã sẵn sàng Zu Lu chưa?

Hoàng chưa kịp trả lời thì Thiếu Tá San ban lệnh,

- Tôi và anh Năm cối vừa đi Pleiku họp với Chỉ huy Trưởng BĐQ Vùng II, và tướng Phú, Tư lệnh Vùng II về. Liên đoàn mình sẽ làm nỗ lực chính mở đường từ Pleiku về Tuy Hòa. Mục đích chính là đưa toàn bộ quân đoàn II và các lực lượng chủ lực về Tuy Hòa, và Nha Trang, tương lai Quân đoàn có thể đóng tại Nha Trang.

Thiếu Tá San vừa nói vừa chỉ vào tấm bản đồ lớn,

- Chúng ta phát xuất từ đây…

Hoàng nhìn theo cái bút chỉ đường, Hoàng nhận ra ngay ngã ba thiết giáp, một hướng chạy về Qui Nhơn, một hướng chạy về Hàm Rồng, Phú Bổn. Niên trưỏng San vẽ mũi tên màu xanh thật rõ,

- Hướng này là quốc lộ 19 đi Qui Nhơn. Mình không đi theo đường này vì theo tin tức từ phòng Hai Quân Đoàn, quốc lộ 19 đang bị áp lực nặng nề của sư đoàn 3 Sao Vàng và các đơn vị địa phương tỉnh của Việt Cộng. Mình sẽ đi theo liên tỉnh lộ 7B, theo hướng An Túc, Phú Túc, xuống Tuy Hòa, nhưng không về hướng Ban Mê Thuột. Tướng Phú nói rất kỹ, liên tỉnh lộ 7B hoàn toàn bất ngờ, vì đường này kể từ ngày Pháp rút lui khỏi Đông Dương, chưa ai xử dụng lại, kể cả dân chúng và quân đội.Chỉ có một số đoạn xe be chuyển gỗ đi ngang. Cũng theo tin tức tình báo, liên tỉnh lộ 7B tuy nhỏ, nhưng đường nhựa còn tốt, ít cầu và lộ trình xuống Tuy Hòa rất ngắn. Theo tính toán chỉ cần hai ngày là nhiều đơn vị sẽ xuống tới Tuy Hòa.

Tới đây, Thiếu Tá San nhường lời cho trung tá Khánh. Ông nói chi tiết,

- Tiểu đoàn 34 sẽ là đơn vị đầu tiên của liên đoàn. Tiểu đoàn 34 sẽ có một chi đoàn thiết vận xa tăng phái. Chi đoàn này sẽ dưới quyền chỉ huy của tiểu đoàn trưởng 34. Chi đoàn sẽ trình diện khi tiểu đoàn 34 xuống tới Pleiku. Tiểu đoàn 34 mở đường để bắt tay với đơn vị công binh của tiểu khu Tuy Hòa, đơn vị này có nhiệm vụ lập một cầu nổi tại sông Ba. Mùa này, nước sông Ba cạn nhưng sông rộng và một phía rất cao, phía thuộc tiểu khu Tuy Hòa rất thấp, có bãi cát thoai thoải. Sau khi bắt tay tại sông Ba, tiểu đoàn 34 nằm đường, giữ an ninh cho các đơn vị khác thuộc quân đoàn vượt qua, và sẽ theo sau toàn bộ đoàn quân.

Hoàng cười,

- Có nghĩa là đi trước về sau, Thiếu Tá San cũng cười,

- Thì dễ hiểu quá mà,

Tiện vui, Hoàng nói tiếp,

- Kỳ từ Tam Quan lên đây, anh Năm, và niên trưởng San cũng bắt sâu tiểu đoàn tôi, đánh dùm, chiếm lại đồn địa phương quân của tỉnh Bình Định rồi. - Người ta cho cơ hội kiếm huy chương mà còn phàn nàn gì nữa. Trung tá Khánh nói.

Quả thật trong trận đó, Trân cho Hoàng một huy chương bạc. Tuy vậy Hoàng cũng trả lời,

- May còn sống, chứ không lấy gì nhận huy chương. Hoàng nhắc lại cho trung tá Khánh nghe,

- Trân giao cho tôi vượt sông chiếm lại đồn.

Hoàng nhớ Trân nói khéo trong máy, “Alpha nhớ áp dụng đội hình chữ “Thọ””. Thiếu Tá San xen vào,

-Phe đảng chưa?

Trung tá Khánh chợt hỏi Hoàng,

- Anh mang đại úy lâu chưa? Hoàng cười,

- Còn một tháng nữa là 4 năm thực thụ. Tôi có bằng bộ binh cao cấp hai năm rồi, đang làm trưởng khoa thì được ra đây theo kế hoạch mới của bộ chỉ huy. Ai ở trung tâm thì ra đơn vị, ai đang ở đơn vị thì về trung tâm. Khi có lệnh, em nó vừa mãn khóa 2/73 bộ binh cao cấp.

Nói tới đây, Hoàng trách vui,

- Bầm trầy bầm trật mà anh Năm không nâng đỡ. Cứ loanh quanh như thế này biết bao giờ?

- Ráng đi, khi nào có dịp là tên anh đứng đầu danh sách. Trung tá Khánh cười.

- Nó đứng đầu danh sách hơn một năm rồi. Kỳ vừa rồi tưởng nó làm phó cho thằng Trân, ai ngờ thằng Điểm, khóa 13 Thủ Đức về trình diện. Cù lũ chĩa còn thua cọp quanh, thì đành chịu thôi. Quân đội Công Gô cũng vậy. Thiếu Tá San xen vào.

Trung Tá Khánh ngưng câu chuyện, nói tiếp,

- Đây là hành quân mở và giữ đường. Ba tiểu đoàn không theo nhau mà có thể cách nhau cả vài chục cây số, trải dài suốt lộ trình từ Pleiku xuống sông Ba, Tuy Hòa. Vì vậy tôi không ban lệnh cho 3 tiểu đoàn cùng lúc. Bộ chỉ huy liên đoàn cũng gần như một đơn vị biệt lập, tuy nhiên mỗi tiểu đoàn vẫn nhận lệnh trực tiếp của liên đoàn.

Chút nữa, sau khi nhận lệnh, tiểu đoàn 34 chuẩn bị xuống núi ngay. Tiền đồn 4 sẽ có đơn vị bộ binh lên thay thế, nhưng nếu họ lên không kịp, tôi cho lệnh là cứ xuống núi. Khi xuống tới đường, báo cho San biết, quân vận sẽ đưa Tiểu Đoàn đi Pleiku ngay chiều nay. Tôi dự trù, 34 sẽ xuống Pleiku khoảng 8 giờ tối, đóng quân tại sân vận động, chuẩn bị một ngày cơm nóng để hôm sau bất đầu xuất phát. Thôi lệnh tạm xong, 34 có gì hỏi không? Hoàng hỏi,

- Như vậy mấy đơn vị địa phương quân sẽ trám chỗ mình. Làm sao họ giữ nổi KonTum?

- Cái đó thì mình không có câu trả lời. Chỉ có Tướng Phú trả lời được. Niên trưởng San châm chọc. Alpha 12 hỏi là mấy quán cà phê giao cho ai, chứ có hỏi gì tới tiền đồn 4 đâu, anh Năm.

Cả 3 người cùng cười. Hoàng chào trung tá Khánh, và Thiếu Tá San, bước ra khỏi lều, xuống thẳng hầm hành quân. Máy móc đã sẵn sàng, chỉ cần tháo anten là cho lên xe ngay. Hoàng nói truyền tin gọi dùm tiểu đoàn, thiếu úy Kính , chỉ huy truyền tin của 34 lên máy,

- Helo, alpha 12, có gi lạ không? Tụi tôi chờ alpha đây.

Hoàng nói có, anh cho tôi nói chuyện với 45, thiếu úy Kính nhanh nhảu, có ngay,

-4 5 đây. Trân lên máy, vẫn giọng cười rổn rảng.

- 45 bẻ cổ đi (Chuyển tần số),

- Alpha nói đi. Tiếng Trân gọi.

- Nói vài tiếng Mỹ nghe? Khỏi mã hóa.

- Roger (Đồng ý). Trân cười tiếp

- Abandoned OP 4 (bỏ tiền đồn 4). Popular force will take place, we move down hill now (mình xuống núi) to Pa Pa, Kilo (đi Pleiku ). Over (chuyển lệnh xong). Hoàng nói ngắn gọn.

- Roger (nhận hiểu), Trân trả lời liền.

- 45 bẻ cổ lại nghe. Hoàng nói tiếp, Trân chuyển tần số, nói tiếp, có thật không alpha, Hoàng trả lời, trời, chuyện hành quân, ai dám nói dỡn.

- Tôi sẽ chuẩn bị ở đây. Trân im lặng. Alpha về tiền cứ, sắp xếp dùm, bỏ những gì không cần, mang tối đa “đồ chơi“, xăng và gạo. Thôi mình gặp lại sau.

Hoàng trả máy cho truyền tin, bước khỏi hầm, buồn bã.

Chiếc xe jeep lại về tiền cứ, xe dừng. Hoàng biết Trân đã cho lệnh chuẩn bị, nên chỉ quan sát, vì những người ở tiền cứ rất rành về những lệnh bất ngờ. Nhiều khi họ chỉ có nửa giờ để chuẩn bị mà lúc nào cũng gọn gàng. Hoàng gặp thượng sĩ Bẩy, chỉ huy hậu cứ, và hỏi,

- Thượng sĩ nhận lệnh 45 rồi chứ?

Ông thượng sĩ gật đầu. Hoàng hỏi tiếp,

- Có đủ quân số không? Xe cộ có chiếc nào hư không? Bỏ lại chiếc xe nhỏ bị hư không cần kéo theo.

- Tất cả đã sẵn sàng. Khoảng nửa giờ, thượng sĩ Bẩy báo cáo.

- Thượng sĩ nói anh em ăn cơm chiều. Kể từ giờ này không ai được rời tiền cứ. Tôi báo cho 45 biết mình chuẩn bị xong. Hoàng ban lệnh.

Tài xế và người ô đô đã nhập với mấy lính cùng đơn vị, ăn cơm thành một nhóm thật đông. Chàng ngồi một mình trên chiếc xe jeep, tâm sự ngổn ngang. Hôm nay bỏ thành phố Kon Tum, ngày mai bỏ thành phố Pleiku. Ngoài giới tuyến, Vùng I hỗn loạn. Tin tức về Thủy Quân Lục Chiến, Nhẩy Dù, và Sư Đoàn I cũng không gì sáng sủa. Trung tướng Trưởng được mời ra hạm đội 7 họp, cũng chưa có tin gì. Đài VOA, và BBC toàn loan tin xấu. Phía Bắc Kon Tum, Tân cảnh, Dakto, cùng chung số phận. Hoàng chợt nghĩ tới những người lính nghĩa quân, địa phương quân. Các đơn vị này, đang trên đường lên trám tuyến phòng thủ cho căn cứ 4, 5. Tướng vùng và ngay cả tổng thống Thiệu cũng bó tay.

Bỏ cao nguyên là một chiến thuật nguy hiểm. Ông De Gaulle, ngày còn là tướng của Pháp đã nói, “Cao nguyên là vùng chiến lược sống còn của Việt Nam. Bỏ Cao Nguyên sẽ dẫn theo mất miền Nam.” Tổng thống Thiệu, tướng Phú tất nhiên cũng suy nghĩ nhiều về lời nói của vị tướng này.

Bỏ một vùng đất, bỏ lại những người lính địa phương, tiểu khu, tất nhiên phải bỏ hàng ngàn dân chúng vô tội, từ xưa nay vẫn trung thành với chính phủ. Họ là những người làm viên chức công sở, bưu điện, những người vợ lính, những người con lính, là Dung, là Trâm. Họ là những người dân vô tội, hàng ngày kiếm sống. Họ sống khi đất nước còn. Họ mất hết khi mảnh đất này mất, khi không ai bảo vệ họ. Càng suy nghĩ, càng khổ đau cho số phận của đời lính, của những người thân. Chỉ chút nũa đây, Kontum sẽ chứng kiến những gì trong đời họ không bao giờ nghĩ, hay đúng ra không dám nghĩ tới. Họ chẳng bao giờ tìm lại được quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Đất nước đang trải qua những dây phút kinh hoàng nhất của lịch sử.

Hoàng chợt nghĩ tới gia đình… Dựa người trên chiếc ghế xe, vói tay mở chiếc radio nhỏ, dò đài địa phương, chàng không nhận ra đài nào. Tiếng người xướng ngôn viên giới thiệu chương trình nhạc yêu cầu, tiếng đàn guitar thùng chơi introduce nhẹ nhàng làm chàng lắng nghe. Ca sĩ bắt đầu bản nhạc, giọng thật buồn

“Chiều nay buồn đứng nhìn, về nơi tận cuối trời,
Chạnh lòng nhớ quê xưa, buồn vui sao tiếc nhớ
Một thời tôi dấu yêu, gợi lòng tôi tái tê
Một ngày hè tuổi thơ, đôi chân sáo bơ vơ
Trông ai trên đường lối xua, giờ này, tôi viễn xứ
Chiều quê vẫn ngóng chờ, người thương thì vẫn đợi
Hàng cây lá vẫn xanh, ngạt ngào hương hoa sứ,
Làm lòng tôi ngất ngây
Một ngày hè tuổi thơ, trên xóm cũ dấu yêu
Lang thang trên xóm cũ ban trưa
Nay phố cũ dấu yêu, chỉ còn thiếu bóng tôi,
Chiều quê nhà vẫn đẹp, dòng sông lặng lẽ hiền hòa
Buổi chiều, nắng vẫn hanh, tiếng mẹ ru xóm vắng
Gợi lòng tôi tái tê.

Tiếng nhạc dứt, chàng cảm động, thầm cảm ơn người ca sĩ, và người viết lời ca. Bản nhạc như gói ghém cả tâm hồn chàng. Cả tình quê hương, cả tuổi ấu thơ như theo lời nhạc hiện về. “Ừ ngày xưa của mình sao giống thế.” Chàng chợt tỉnh mộng, khi người lính khẽ gọi,

- Alpha, tiểu đoàn đã xuống núi xong.

Chàng thở dài, nói một mình, "có phải ngày mai, mình sẽ chẳng còn gì, thơ ấu, dòng sông, kỷ niệm, tương lai, và cả đất nước mình?"

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/so32/dapladongsongchaynguoc.htm

Sinh Tồn

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm