Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Điện Elysée - nơi ghi dấu quyền lực nước Pháp
Thùy Dương -RFI
Elysée là « cung điện được khao khát, thèm muốn nhất nước Pháp ». Nhiều câu chuyện lịch sử quan trọng và cả những câu chuyện nhỏ đã bắt nguồn từ nơi ấy, và lôi cuốn chúng ta với những thủ đoạn, niềm đam mê, chiến thắng và cả những bi kịch. Điện Elysée biết tất cả mọi chuyện. Vì thế mà Elysée mê hoặc chúng ta. Lịch sử của điện Elysée cũng là lịch sử của nước Pháp.
Phủ tổng thống Pháp hay còn gọi là điện Elysée nằm ở số 55 phố Faubourg Saint-Honoré, quận 8 Paris, gần đại lộ Champs-Elysées. Điện Elysée gồm một tòa nhà chính và hai dãy nhà hai bên cánh, với tổng cộng 365 phòng, trải rộng 1.500m2. Bao quanh điện là một khu vườn rộng 1,5 ha với hàng trăm loài cây trồng, đặc biệt nhất phải kể tới những cây tiêu huyền cổ thụ có từ trước Cách Mạng Tư Sản Pháp 1789, cây cao nhất cao tới 40m.
Từ dinh thự Evreux ...
Về lịch sử, khu vực hiện nay là phố Faubourg Saint-Honoré hồi đầu thế kỷ XVIII chỉ là một bãi chăn thả gia súc và một khu vườn trồng rau với vài nóc nhà lẻ tẻ. Kiến trúc sư Armand-Claude Mollet có một mảnh đất nối từ làng Roule tới Grand Cours (nay là đại lộ Champs-Elysées). Năm 1718, ông bán mảnh đất này cho Henri-Louis de la Tour d’Auvergne - bá tước Evreux. Trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có ghi Armand-Claude Mollet chịu trách nhiệm xây một tòa nhà làm dinh thự cho bá tước Évreux. Công việc thi công được tiến hành từ năm 1718 tới năm 1822. Dinh thự của bá tước Évreux được thiết kế theo phong cách kiến trúc thịnh hành thời đó và được ngợi ca là một trong những hình mẫu đẹp nhất theo phong cách cổ điển.
Sau khi bá tước Evreux qua đời vào năm 1753, vua Louis XV đã mua dinh thự Evreux để tặng cho người phụ nữ mà ông sủng ái là hầu tước Pompadour. Theo biến chuyển của lịch sử, dinh thự Evreux được mua đi bán lại nhiều lần và thuộc quyền sở hữu của nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Pháp như nữ công tước Bourbon, hoàng đế Napoléon, vua Louis XVIII, vua Louis-Philippe … Khi thì là dinh thự, khi lại trở thành nhà khách đón tiếp các sứ giả nước ngoài, có thời gian tòa nhà lại trở thành kho cất giữ đồ đạc, xưởng in, nơi trưng bày các tác phẩm hội họa hay tổ chức các buổi khiêu vũ đông người.
Về tên gọi, dinh thự đã được đổi tên nhiều lần theo tên của chủ nhân, chẳng hạn như dinh thự Bourbon, dinh thự Beaujon. Đến nửa cuối những năm 1790, dinh thự mang tên Elysée, dựa theo tên đại lộ Champs-Elysées danh tiếng nằm gần đó. Nhưng cũng có nhiều nguồn tư liệu giải thích đó là tên của nữ công tước Elysée Bourbon, một trong những cựu chủ nhân của dinh thự.
... thành phủ tổng thống Pháp
Năm 1808, hoàng đế Napoléon Đệ Nhất sở hữu Elysée và đổi tên dinh thự thành Elysée-Napoléon. Kể từ đó, lịch sử của điện Elysée gắn liền với lịch sử quyền lực của nước Pháp. Hoàng đế đã sống ở điện Elysée-Napoléon trong nhiều năm và nơi đây đã chứng kiến những giờ khắc cuối cùng của đế chế Napoléon I - năm 1815. Năm 1816, Elysée trở thành tài sản quốc gia. Từ năm 1874, Elysée trở thành phủ tổng thống Pháp.
Mặc dù đã được sửa sang trong suốt nhiều thế kỷ theo nhu cầu sử dụng và gu thẩm mỹ của mỗi đời chủ nhân, nhưng điều đáng nói là điện Elysée vẫn giữ được đa phần cấu trúc chính theo thiết kế ban đầu.
Nói như phóng viên Stéphane Bern trong chương trình truyền hình « Bí mật lịch sử » trên kênh France 2 với tựa đề « Nếu những bức tường của điện Elysée biết nói … », thì Elysée là « cung điện được ao ước, thèm muốn nhất nước Pháp » và « Điện Elysée đã khiến nhiều người choáng váng vì ngưỡng mộ, đam mê, say đắm và cũng là nguồn gốc của những trận chiến và những vụ đấu đá chính trị.
Nhưng từ khi được xây dựng, đó cũng là nơi ở của rất nhiều nhân vật quyền lực, những người phụ nữ đang yêu, các nghệ sĩ, những người có cá tính mãnh liệt hay u sầu, buồn bã. Có những vị vua, hoàng hậu, những người phụ nữ được vua sủng ái, vài vị hoàng đế đã từng sống hay thường lui tới nơi này, và cả vị tổng thống đầu tiên của Pháp nữa.
Nhiều câu chuyện lịch sử quan trọng và cả những câu chuyện nhỏ đã bắt nguồn từ đây, và lôi cuốn chúng ta với những thủ đoạn, niềm đam mê, chiến thắng và cả những bi kịch. Elysée biết tất cả mọi chuyện. Vì thế mà Elysée mê hoặc chúng ta. Lịch sử của Elysée cũng là lịch sử của chúng ta (nước Pháp) ».
Vào thời của tổng thống Charles de Gaulle, ông thấy rằng điện Elysée không phù hợp làm phủ tống thống. Đề xuất chuyển phủ tổng thống tới một nơi khác, đặc biệt là tới điện Invalides hoặc lâu đài Vincennes được xem xét vì những nơi này rộng rãi hơn và có bãi đáp cho trực thăng. Do vấp phải sự phản đối của nhiều người thân cận của Charles de Gaulle và đội ngũ nhân viên phủ tổng thống, dự án trên đã phải ngưng lại.
Năm 1978, tổng thống Valéry Giscard d’Estaing đề xuất chuyển phủ tổng thống tới Ecole Militaire (nay là trụ sở của nhiều cơ quan bộ Quốc Phòng Pháp). Năm 1981, tổng thống François Mitterand, khi vừa chính thức nhậm chức, cũng đề nghị chuyển phủ tổng thống tới điện Invalides (hiện là bảo tàng quân đội và là nơi đặt lăng mộ của Napoléon Bonaparte). Nhưng tất cả các đề xuất trên đều đã không thành hiện thực. Năm 2008, một lần nữa, việc di dời phủ tổng thống lại được chính quyền của tổng thống Nicolas Sarkozy đặt ra. Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009 đã khiến việc di dời phủ tổng thống trở nên quá tốn kém và không thể thực hiện. Điện Elysée cho tới giờ vẫn là biểu tượng quyền lực của nước Pháp.
Điện Elysée nằm trong khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nếu nước lũ sông Seine dâng quá cao. Vì thế, vào hai đợt mưa lũ tháng 07/2010, cũng như vào tháng 06/2016, chính quyền đã lên kế hoạch nhằm tạm thời di dời phủ tổng thống về lâu đài Vincennes trong trường hợp Paris bị ngập lụt. May mắn thay, điều này đã không xảy ra.
Hiện nay đội ngũ nhân viên phục vụ phủ tổng thống có khoảng 1000 người, từ lái xe, nhân viên đưa thư cho tới thợ điện, đầu bếp... Có một thợ đồng hồ chuyên làm nhiệm vụ lên dây cót 320 chiếc đồng hồ quả lắc trong điện mỗi sáng. Ngân sách chi cho hoạt động của phủ tổng thống vào năm 2012 dưới thời tổng thống Nicolas đạt mức cao kỷ lục 112,5 triệu euro. Tới thời tổng thống François Hollande, con số này đã giảm dần và xuống còn 100 triệu euro vào năm 2014, sớm hơn 1 năm so với mục tiêu của tổng thống Hollande.
Hầm rượu của điện Elysée tổng thống có từ thời tổng thống Vincent Auriol (1947-1954). Dưới thời tổng thống Nicolas Sarkozy, hầm rượu của phủ tổng thống Pháp là hầm rượu hàng đầu nước Pháp với 15.000 chai rượu. Tháng 05/2013, điện Elysée cho bán đấu giá 1.200 chai rượu, từ rượu vang tới cognac, champagne cho khách hàng tới từ khắp nơi trên thế giới, và thu được gần 720.000 euro - số tiền lớn hơn rất nhiều do với dự đoán.
Điểm tham quan đặc biệt
Lần đầu tiên điện Elysée mở cửa đón công chúng là vào năm 1977, theo lệnh của tổng thống Valéry Giscard d’Estaing. Chỉ trong 3 giờ, có tới gần 10.000 người tới xếp hàng vào thăm điện. Vì không thể đảm bảo an ninh trước lượng du khách quá đông nên việc này không lặp lại cho đến năm 1990. Hiện nay, phủ tổng thống Pháp chỉ mở cửa đón khách tham quan vào hai ngày Di Sản Châu Âu diễn ra vào thứ Bảy - Chủ Nhật tuần thứ ba của tháng Chín hàng năm. Cùng với Ngân Hàng Trung Ương Pháp, tòa nhà Quốc Hội …, điện Elysée thu hút rất nhiều khách tham quan, không chỉ du khách quốc tế mà cả người Pháp từ nhiều vùng miền khác nhau. Trung bình mỗi năm, chỉ trong hai ngày này mà có tới 20.000 du khách tới thăm phủ tổng thống.
Anh Nguyễn Thành đã từng vào thăm điện Elysée nhân ngày Di Sản Châu Âu năm 2015. Trò chuyện với RFI, anh chia sẻ : « Hôm đó, tôi đến từ sáng sớm và đã có một hàng dài người chờ trên phố. Có những ông bà già kể là họ sống ở tận miền Nam nước Pháp. Họ đã đi tàu 4-5 tiếng tới Paris từ hôm trước. Mặc dù đến sớm như vậy nhưng tôi đã phải xếp hàng tổng cộng 6 tiếng mới vào đến bên trong điện Elysée. Những người khuyết tật hoặc có con nhỏ thì được ưu tiên đi theo lối riêng, họ chỉ cần xếp hàng khoảng 30 phút - 1 tiếng.
Nói thật thì nhìn bên ngoài thì tôi thấy điện Elysée không đẹp lắm nhưng vào bên trong thì tôi thấy rất thích. Hôm đó, khách tham quan không được đi xem hết toàn bộ phủ tổng thống mà chỉ được xem một số phòng tại một khu vực nhất định thôi. Nhưng như thế cũng đã thấy tuyệt lắm rồi. Phải nói là rất lộng lẫy, hoành tráng với những bức tranh lớn trang trí tường, trần, những tấm thảm nhung đỏ trải dưới nền nhà, những bộ đèn chùm lớn, rực rỡ và đồ nội thất rất tinh xảo.
Nói chung là tôi có cảm giác đang ở trong một lâu đài, cung điện cho vua chúa thời xưa. Tôi rất tự hào vì không phải ai cũng được vào tham quan nơi tổng thống Pháp ở và làm việc. Cũng bõ công đứng xếp hàng 6-7 tiếng ngoài trời lạnh. »
Cần nói rõ là từ khi trở thành phủ tổng thống, điện Elysée là nơi làm việc của tổng thống chứ không nhất thiết là nơi ở của tổng thống và gia đình. Chẳng hạn, trong suốt nhiệm kỳ, tổng thống Valéry Giscard d’Estaing (1974-1981) và phu nhân cùng 4 người con hay vợ chồng tổng thống François Mitterand (1981-1995) vẫn sống tại căn hộ riêng của họ tại Paris. Những căn hộ này được gọi vui là « điện Elysée bis ».
Gia đình tổng thống Jacques Chirac (1995-2007) là gia đình tổng thống đầu tiên sống hoàn toàn tại điện Elysée, kể cả những ngày nghỉ cuối tuần. Tổng thống Nicolas Sarkozy cùng người vợ trước là bà Cécilia đã dự tính ở chính thức tại điện Elysée sau khi ông nhậm chức. Sau đó, họ ly hôn. Tổng thống Nicolas Sarkozy kết hôn với bà Carla Bruni và sống tại nhà riêng của bà tại quận 16 - Paris. Chỉ thỉnh thoảng, vào ngày nghỉ cuối tuần, vợ chồng tổng thống Sarkozy mới tới sống tại điện Elysée. Nhưng điện Elysée lại là nơi tổ chức lễ cưới của vợ chồng tổng thống Sarkozy.
Tổng cộng đã có 23 đời tổng thống Pháp làm việc tại điện Elysée. Nước Pháp đang chứng kiến những thay đổi trọng đại trong đời sống chính trị. Tổng thống François Hollande chỉ còn ít ngày tại Elysée. Ai sẽ là vị tổng thống tiếp tục ghi dấu tại điện Elysée ? Marine Le Pen hay Emmanuel Macron ? Chỉ còn vài chục giờ đồng hồ nữa, vào cuối ngày 07/05/2017 là chúng ta sẽ biết tên chủ nhân mới của điện Elysée.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Điện Elysée - nơi ghi dấu quyền lực nước Pháp
Thùy Dương -RFI
Elysée là « cung điện được khao khát, thèm muốn nhất nước Pháp ». Nhiều câu chuyện lịch sử quan trọng và cả những câu chuyện nhỏ đã bắt nguồn từ nơi ấy, và lôi cuốn chúng ta với những thủ đoạn, niềm đam mê, chiến thắng và cả những bi kịch. Điện Elysée biết tất cả mọi chuyện. Vì thế mà Elysée mê hoặc chúng ta. Lịch sử của điện Elysée cũng là lịch sử của nước Pháp.
Phủ tổng thống Pháp hay còn gọi là điện Elysée nằm ở số 55 phố Faubourg Saint-Honoré, quận 8 Paris, gần đại lộ Champs-Elysées. Điện Elysée gồm một tòa nhà chính và hai dãy nhà hai bên cánh, với tổng cộng 365 phòng, trải rộng 1.500m2. Bao quanh điện là một khu vườn rộng 1,5 ha với hàng trăm loài cây trồng, đặc biệt nhất phải kể tới những cây tiêu huyền cổ thụ có từ trước Cách Mạng Tư Sản Pháp 1789, cây cao nhất cao tới 40m.
Từ dinh thự Evreux ...
Về lịch sử, khu vực hiện nay là phố Faubourg Saint-Honoré hồi đầu thế kỷ XVIII chỉ là một bãi chăn thả gia súc và một khu vườn trồng rau với vài nóc nhà lẻ tẻ. Kiến trúc sư Armand-Claude Mollet có một mảnh đất nối từ làng Roule tới Grand Cours (nay là đại lộ Champs-Elysées). Năm 1718, ông bán mảnh đất này cho Henri-Louis de la Tour d’Auvergne - bá tước Evreux. Trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có ghi Armand-Claude Mollet chịu trách nhiệm xây một tòa nhà làm dinh thự cho bá tước Évreux. Công việc thi công được tiến hành từ năm 1718 tới năm 1822. Dinh thự của bá tước Évreux được thiết kế theo phong cách kiến trúc thịnh hành thời đó và được ngợi ca là một trong những hình mẫu đẹp nhất theo phong cách cổ điển.
Sau khi bá tước Evreux qua đời vào năm 1753, vua Louis XV đã mua dinh thự Evreux để tặng cho người phụ nữ mà ông sủng ái là hầu tước Pompadour. Theo biến chuyển của lịch sử, dinh thự Evreux được mua đi bán lại nhiều lần và thuộc quyền sở hữu của nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Pháp như nữ công tước Bourbon, hoàng đế Napoléon, vua Louis XVIII, vua Louis-Philippe … Khi thì là dinh thự, khi lại trở thành nhà khách đón tiếp các sứ giả nước ngoài, có thời gian tòa nhà lại trở thành kho cất giữ đồ đạc, xưởng in, nơi trưng bày các tác phẩm hội họa hay tổ chức các buổi khiêu vũ đông người.
Về tên gọi, dinh thự đã được đổi tên nhiều lần theo tên của chủ nhân, chẳng hạn như dinh thự Bourbon, dinh thự Beaujon. Đến nửa cuối những năm 1790, dinh thự mang tên Elysée, dựa theo tên đại lộ Champs-Elysées danh tiếng nằm gần đó. Nhưng cũng có nhiều nguồn tư liệu giải thích đó là tên của nữ công tước Elysée Bourbon, một trong những cựu chủ nhân của dinh thự.
... thành phủ tổng thống Pháp
Năm 1808, hoàng đế Napoléon Đệ Nhất sở hữu Elysée và đổi tên dinh thự thành Elysée-Napoléon. Kể từ đó, lịch sử của điện Elysée gắn liền với lịch sử quyền lực của nước Pháp. Hoàng đế đã sống ở điện Elysée-Napoléon trong nhiều năm và nơi đây đã chứng kiến những giờ khắc cuối cùng của đế chế Napoléon I - năm 1815. Năm 1816, Elysée trở thành tài sản quốc gia. Từ năm 1874, Elysée trở thành phủ tổng thống Pháp.
Mặc dù đã được sửa sang trong suốt nhiều thế kỷ theo nhu cầu sử dụng và gu thẩm mỹ của mỗi đời chủ nhân, nhưng điều đáng nói là điện Elysée vẫn giữ được đa phần cấu trúc chính theo thiết kế ban đầu.
Nói như phóng viên Stéphane Bern trong chương trình truyền hình « Bí mật lịch sử » trên kênh France 2 với tựa đề « Nếu những bức tường của điện Elysée biết nói … », thì Elysée là « cung điện được ao ước, thèm muốn nhất nước Pháp » và « Điện Elysée đã khiến nhiều người choáng váng vì ngưỡng mộ, đam mê, say đắm và cũng là nguồn gốc của những trận chiến và những vụ đấu đá chính trị.
Nhưng từ khi được xây dựng, đó cũng là nơi ở của rất nhiều nhân vật quyền lực, những người phụ nữ đang yêu, các nghệ sĩ, những người có cá tính mãnh liệt hay u sầu, buồn bã. Có những vị vua, hoàng hậu, những người phụ nữ được vua sủng ái, vài vị hoàng đế đã từng sống hay thường lui tới nơi này, và cả vị tổng thống đầu tiên của Pháp nữa.
Nhiều câu chuyện lịch sử quan trọng và cả những câu chuyện nhỏ đã bắt nguồn từ đây, và lôi cuốn chúng ta với những thủ đoạn, niềm đam mê, chiến thắng và cả những bi kịch. Elysée biết tất cả mọi chuyện. Vì thế mà Elysée mê hoặc chúng ta. Lịch sử của Elysée cũng là lịch sử của chúng ta (nước Pháp) ».
Vào thời của tổng thống Charles de Gaulle, ông thấy rằng điện Elysée không phù hợp làm phủ tống thống. Đề xuất chuyển phủ tổng thống tới một nơi khác, đặc biệt là tới điện Invalides hoặc lâu đài Vincennes được xem xét vì những nơi này rộng rãi hơn và có bãi đáp cho trực thăng. Do vấp phải sự phản đối của nhiều người thân cận của Charles de Gaulle và đội ngũ nhân viên phủ tổng thống, dự án trên đã phải ngưng lại.
Năm 1978, tổng thống Valéry Giscard d’Estaing đề xuất chuyển phủ tổng thống tới Ecole Militaire (nay là trụ sở của nhiều cơ quan bộ Quốc Phòng Pháp). Năm 1981, tổng thống François Mitterand, khi vừa chính thức nhậm chức, cũng đề nghị chuyển phủ tổng thống tới điện Invalides (hiện là bảo tàng quân đội và là nơi đặt lăng mộ của Napoléon Bonaparte). Nhưng tất cả các đề xuất trên đều đã không thành hiện thực. Năm 2008, một lần nữa, việc di dời phủ tổng thống lại được chính quyền của tổng thống Nicolas Sarkozy đặt ra. Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009 đã khiến việc di dời phủ tổng thống trở nên quá tốn kém và không thể thực hiện. Điện Elysée cho tới giờ vẫn là biểu tượng quyền lực của nước Pháp.
Điện Elysée nằm trong khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nếu nước lũ sông Seine dâng quá cao. Vì thế, vào hai đợt mưa lũ tháng 07/2010, cũng như vào tháng 06/2016, chính quyền đã lên kế hoạch nhằm tạm thời di dời phủ tổng thống về lâu đài Vincennes trong trường hợp Paris bị ngập lụt. May mắn thay, điều này đã không xảy ra.
Hiện nay đội ngũ nhân viên phục vụ phủ tổng thống có khoảng 1000 người, từ lái xe, nhân viên đưa thư cho tới thợ điện, đầu bếp... Có một thợ đồng hồ chuyên làm nhiệm vụ lên dây cót 320 chiếc đồng hồ quả lắc trong điện mỗi sáng. Ngân sách chi cho hoạt động của phủ tổng thống vào năm 2012 dưới thời tổng thống Nicolas đạt mức cao kỷ lục 112,5 triệu euro. Tới thời tổng thống François Hollande, con số này đã giảm dần và xuống còn 100 triệu euro vào năm 2014, sớm hơn 1 năm so với mục tiêu của tổng thống Hollande.
Hầm rượu của điện Elysée tổng thống có từ thời tổng thống Vincent Auriol (1947-1954). Dưới thời tổng thống Nicolas Sarkozy, hầm rượu của phủ tổng thống Pháp là hầm rượu hàng đầu nước Pháp với 15.000 chai rượu. Tháng 05/2013, điện Elysée cho bán đấu giá 1.200 chai rượu, từ rượu vang tới cognac, champagne cho khách hàng tới từ khắp nơi trên thế giới, và thu được gần 720.000 euro - số tiền lớn hơn rất nhiều do với dự đoán.
Điểm tham quan đặc biệt
Lần đầu tiên điện Elysée mở cửa đón công chúng là vào năm 1977, theo lệnh của tổng thống Valéry Giscard d’Estaing. Chỉ trong 3 giờ, có tới gần 10.000 người tới xếp hàng vào thăm điện. Vì không thể đảm bảo an ninh trước lượng du khách quá đông nên việc này không lặp lại cho đến năm 1990. Hiện nay, phủ tổng thống Pháp chỉ mở cửa đón khách tham quan vào hai ngày Di Sản Châu Âu diễn ra vào thứ Bảy - Chủ Nhật tuần thứ ba của tháng Chín hàng năm. Cùng với Ngân Hàng Trung Ương Pháp, tòa nhà Quốc Hội …, điện Elysée thu hút rất nhiều khách tham quan, không chỉ du khách quốc tế mà cả người Pháp từ nhiều vùng miền khác nhau. Trung bình mỗi năm, chỉ trong hai ngày này mà có tới 20.000 du khách tới thăm phủ tổng thống.
Anh Nguyễn Thành đã từng vào thăm điện Elysée nhân ngày Di Sản Châu Âu năm 2015. Trò chuyện với RFI, anh chia sẻ : « Hôm đó, tôi đến từ sáng sớm và đã có một hàng dài người chờ trên phố. Có những ông bà già kể là họ sống ở tận miền Nam nước Pháp. Họ đã đi tàu 4-5 tiếng tới Paris từ hôm trước. Mặc dù đến sớm như vậy nhưng tôi đã phải xếp hàng tổng cộng 6 tiếng mới vào đến bên trong điện Elysée. Những người khuyết tật hoặc có con nhỏ thì được ưu tiên đi theo lối riêng, họ chỉ cần xếp hàng khoảng 30 phút - 1 tiếng.
Nói thật thì nhìn bên ngoài thì tôi thấy điện Elysée không đẹp lắm nhưng vào bên trong thì tôi thấy rất thích. Hôm đó, khách tham quan không được đi xem hết toàn bộ phủ tổng thống mà chỉ được xem một số phòng tại một khu vực nhất định thôi. Nhưng như thế cũng đã thấy tuyệt lắm rồi. Phải nói là rất lộng lẫy, hoành tráng với những bức tranh lớn trang trí tường, trần, những tấm thảm nhung đỏ trải dưới nền nhà, những bộ đèn chùm lớn, rực rỡ và đồ nội thất rất tinh xảo.
Nói chung là tôi có cảm giác đang ở trong một lâu đài, cung điện cho vua chúa thời xưa. Tôi rất tự hào vì không phải ai cũng được vào tham quan nơi tổng thống Pháp ở và làm việc. Cũng bõ công đứng xếp hàng 6-7 tiếng ngoài trời lạnh. »
Cần nói rõ là từ khi trở thành phủ tổng thống, điện Elysée là nơi làm việc của tổng thống chứ không nhất thiết là nơi ở của tổng thống và gia đình. Chẳng hạn, trong suốt nhiệm kỳ, tổng thống Valéry Giscard d’Estaing (1974-1981) và phu nhân cùng 4 người con hay vợ chồng tổng thống François Mitterand (1981-1995) vẫn sống tại căn hộ riêng của họ tại Paris. Những căn hộ này được gọi vui là « điện Elysée bis ».
Gia đình tổng thống Jacques Chirac (1995-2007) là gia đình tổng thống đầu tiên sống hoàn toàn tại điện Elysée, kể cả những ngày nghỉ cuối tuần. Tổng thống Nicolas Sarkozy cùng người vợ trước là bà Cécilia đã dự tính ở chính thức tại điện Elysée sau khi ông nhậm chức. Sau đó, họ ly hôn. Tổng thống Nicolas Sarkozy kết hôn với bà Carla Bruni và sống tại nhà riêng của bà tại quận 16 - Paris. Chỉ thỉnh thoảng, vào ngày nghỉ cuối tuần, vợ chồng tổng thống Sarkozy mới tới sống tại điện Elysée. Nhưng điện Elysée lại là nơi tổ chức lễ cưới của vợ chồng tổng thống Sarkozy.
Tổng cộng đã có 23 đời tổng thống Pháp làm việc tại điện Elysée. Nước Pháp đang chứng kiến những thay đổi trọng đại trong đời sống chính trị. Tổng thống François Hollande chỉ còn ít ngày tại Elysée. Ai sẽ là vị tổng thống tiếp tục ghi dấu tại điện Elysée ? Marine Le Pen hay Emmanuel Macron ? Chỉ còn vài chục giờ đồng hồ nữa, vào cuối ngày 07/05/2017 là chúng ta sẽ biết tên chủ nhân mới của điện Elysée.