Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Điều gì đã khiến Vua Bảo Đại chấp nhận bỏ chế độ thê thiếpđể ‘1 vợ 1 chồng’ với Nam Phương? ( Vua bỏ hồi nào? )

Nam Phương là người phụ nữ đặc biệt. Về nhan sắc, bà ba lần được phong danh hiệu Hoa Hậu Đông Dương. Bà gần như là hình ảnh trái ngược với người đàn ông bà lấy làm chồng, thậm chí cá tính và sự sâu sắc của bà được đánh giá cao hơn Bảo Đại rất nhiều.

Đaikynguyenvn.com

Hương sắc Việt Nam: Điều gì đã khiến Vua Bảo Đại chấp nhận bỏ chế độ thê thiếp phi tần để '1 vợ 1 chồng' với hoàng hậu Nam Phương?



Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Văn hóa-Nghệ thuật thời báo Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian…

Quyết lấy cô Nguyễn Hữu Thị Lan, Bảo Đại khi về Huế đã chống lại cuộc hôn nhân được hoàng tộc sắp đặt. Nhà vua lớn tiếng: “Lấy vợ cho tôi hay cho triều đình?”. 

Nam Phương là người phụ nữ đặc biệt. Về nhan sắc, bà ba lần được phong danh hiệu Hoa Hậu Đông Dương. Bà gần như là hình ảnh trái ngược với người đàn ông bà lấy làm chồng, thậm chí cá tính và sự sâu sắc của bà được đánh giá cao hơn Bảo Đại rất nhiều.


Nam Phương trong ngày tấn phong Hoàng hậu tháng 3/1934

Bởi thế, những yếu tố dẫn đến cuộc nhân duyên giữa họ vẫn luôn được hậu thế quan tâm tìm hiểu. Vì sao có cuộc hôn nhân này?

Cuộc gặp gỡ của vua Bảo Đại và cô gái sau này trở thành hoàng hậu của ông trên chuyến tàu thủy từ Pháp về Việt Nam có bàn tay của định mệnh. Thực ra cũng như vạn sự vạn vật trên đời, mọi thứ đều có an bài. 

Trời se duyên?

Trong hồi ký, Bảo Đại viết rằng cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa ông và Nam Phương diễn ra tại Đà Lạt vào mùa hè năm 1933 trong bữa tiệc của quan Đốc lý người Pháp.

Hoàng hậu Nam Phương kể: “Khi cánh cửa phòng khách mở ra, tôi thấy vua Bảo Đại ngồi trên chiếc ghế bành chính giữa nhà. Ông Darle bước tới bên cạnh Vua rồi nghiêng mình cúi chào và kính cẩn nói:
‘Tâu Hoàng thượng, đây là ông Lê Phát An và người cháu gái, cô Marie Thérèse’.

Nghi lễ và phép tắc: Cô gái đã được giáo dưỡng về phép tắc như thế nào?

Nhờ các nữ tu ở trường Convent des Oiseux khi trước từng chỉ dạy nên tôi biết phải làm gì để tỏ lòng tôn kính đối với bậc quân vương, vì vậy tôi đã không ngần ngại đến trước mặt Hoàng đế quỳ gối và cúi đầu sát nền nhà cho đến khi thấy bàn tay cậu tôi kéo tôi dậy mới đứng lên. Vua gật đầu chào tôi đúng lúc tiếng nhạc vừa trỗi theo nhịp Tango, Ngài ngỏ lời mời và dìu tôi ra sàn nhảy rồi chúng tôi bắt đầu nói chuyện”.

“Về sau, khi đã trở thành vợ chồng, Ngài mới cho tôi biết hôm đó Ngày rất chú ý cách phục sức đơn sơ của tôi. Tôi nghĩ rằng tôi được nhà vua lưu ý một phần do trong suốt buổi dạ tiệc chỉ có tôi là người đàn bà Việt Nam duy nhất nói tiếng Pháp và theo cung cách lễ nghi Âu tây đối với ngài”.
Bảo Đại thì kể: “Sau lần gặp đầu tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau để trao đổi tâm tình… Cũng như tôi, Marie Thérèse (tên Pháp của Nam Phương hoàng hậu) rất thích thể thao và âm nhạc. Cô có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây”.


Hoàng hậu Nam Phương đằm thắm và uy nghi trong trang phục truyền thống

Mấy ngày sau, Bảo Đại về Huế và lập tức tuyên bố cưới Nguyễn Hữu Thị Lan. 

Cuộc gặp tình cờ hay có sự sắp đặt?


Hình ảnh hoàng hậu trên một con tem Đông Dương

Một số tài liệu viết, Bảo Đại 19 tuổi và Nguyễn Hữu Thị Lan 18 tuổi tình cờ cùng có mặt trên chuyến tàu đó mà không gặp mặt nhau. Cũng có người cho là họ đã thực sự gặp nhau trên chuyến tàu đó và có sự sắp đặt. 

Đôi trai gái này thậm chí được cho là đã gặp nhau trước đó nữa, cũng do sự sắp đặt của Charles. Ông đã thỏa thuận với trường nữ sinh Couvent des Oiseaux tại Paris nơi Nguyễn Hữu Thị Lan theo học để hoàng đế nước Nam đến dự lễ bế giảng năm học 1932 và một nữ sinh người Việt lên tặng hoa cho ngài. Nguyễn Hữu Thị Lan là thiếu nữ được chọn, và vẻ xinh tươi của cô đã khiến vị hoàng đế chú ý.

Các sử gia cho rằng, cô thiếu nữ Nguyễn Hữu Thị Lan có thể không biết về chuyện “mối lái” này trong những lần gặp đầu tiên, nhưng Bảo Đại thì chắc hẳn đã được trao đổi trước về gia thế và bản thân cô gái, đã cảm thấy đây là người vợ phù hợp, và khi gặp mặt thì nhan sắc và cách thể hiện của cô càng khiến nhà vua vừa lòng.

Mặc dù hai người rất khác nhau, nhưng Bảo Đại có vị thế của một vị quân vương.

Sự sâu sắc của Nam Phương chính là góp phần bổ trợ giúp ích cho vị thế của Bảo Đại. Nếu như vua Bảo Đại có phần ngây thơ, có bản tính thiện lành nhưng hơi nhu nhược, thích ăn chơi nhiều hơn là quyền bính, thì trái lại, Nam Phương là người kín đáo, trầm tĩnh, sâu sắc, quyết đoán, có đầu óc suy nghĩ, thích đọc sách, nghiên cứu hơn là ăn chơi …”.

Vậy là, dù sắp đặt hay tình cờ, thì vẫn là một sự an bài của định mệnh mà thôi…

Nguyễn Hữu Thị Lan đã vượt qua sự sắp đặt của hoàng tộc Huế như thế nào?

Nếu như người Pháp muốn làm mối cho Bảo Đại một thiếu nữ Tây học theo Thiên chúa giáo thì Hoàng tộc Huế, theo truyền thống, lại muốn cưới cho nhà vua con gái của một trong các đại thần, và người được chọn là Bạch Yến, ái nữ của quan thượng thư Nguyễn Đình Tiên.

Để chuẩn bị cho vai trò vợ vua, cô Bạch Yến đã được dạy dỗ về đàn ca, thơ phú, cung cách đi đứng, nói năng, giao tiếp, hằng ngày được tắm bằng sữa để có làn da trắng mịn…

Thế nhưng, hoàng đế trẻ tuổi khi trở về đã từ chối lấy Bạch Yến mà đòi cưới Nguyễn Hữu Thị Lan. Trong mắt hoàng tộc, cô là người mà cha mẹ chẳng những không có chức tước gì mà còn theo Công giáo, lại quen thói tự do của phương Tây, làm sao giữ khuôn phép của một cô dâu hoàng tộc.

Nghĩ vậy, Thái hậu Từ Cung và các đại thần, nhất là Tôn Thất Hân, người đứng đầu Viện Cơ mật và Tôn Nhân phủ, kiên quyết ép, còn Bảo Đại liên quyết chống lại.

Nhà vua lớn tiếng: “Trẫm cưới vợ cho trẫm chứ có cưới vợ cho cụ Tôn Thất Hân và triều đình đâu!”.


Hoàng hậu Nam Phương cùng Thái Hậu Từ Cung, vua Bảo Đại, hoàng tử Bảo Long cùng quần thần quan lại triều Nguyễn

Đám cưới hoàng tộc: lần đầu tiên trong lịch sử có một người phụ nữ xuất hiện giữa triều đình

Để cưới được bà Nam Phương, vua Bảo Đại đã chấp nhận 4 điều kiện: Phải được tấn phong Hoàng hậu ngay trong ngày cưới; Được giữ nguyên đạo Thiên chúa, các con sinh ra đều được rửa tội và giữ đạo; Bảo Đại được tự do giữ đạo cũ của mình là Phật giáo; Phải được tòa thánh Vantican cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau, không ai bắt buộc ai về tôn giáo.


Hoàng hậu Nam Phương trong lễ cưới

Bà Từ Cung và triều đình đành chấp nhận lễ cưới sau khi thuyết phục không nổi, và lễ cưới đã được diễn ra vào tháng 3 năm 1934. 

Về đám cưới, Bảo Đại viết trong hồi ký: “Đây là một lễ cưới đổi mới, trước kia chưa từng có trong cung đình. Lễ cưới được tổ chức ngay trong phòng tiếp tân của điện Cần Chánh. Cũng giống như lễ đăng quang, triều thần đứng sắp hàng dọc theo một tấm thảm đỏ và vàng dành riêng cho Hoàng đế. Lần đầu tiên trong lịch sử triều Nguyễn có một người phụ nữ xuất hiện giữa triều đình.

Nam Phương mặc chiếc áo rộng thùng thình, chân đi hài mũi cong, đầu đội vương miện có đính vàng ngọc châu báu óng ánh. Nàng đi một mình đến giữa tấm thảm, tất cả triều thần cúi chào. Với một vẻ đẹp tuyệt vời nàng đi thẳng vào các phòng lớn, tôi đang ngồi chờ nàng trên một cái ngai thấp ở đó. Nàng đến đứng trước mặt tôi, cúi đầu chào tôi ba lần rồi ngồi ở cái ngai bên phải của tôi. Buổi lễ ngắn ngủi chấm dứt. Hoàng hậu đã ở bên tôi, chúng tôi sánh vai nhau bước đi trong tiếng nhạc mừng qua Tử Cấm Thành vào điện Kiến Trung – nơi ở và làm việc của chúng tôi”.

Để cưới được Nam Phương, vua Bảo Đại cũng chấp nhận bãi bỏ hậu cung, tuân thủ chế độ “một vợ – một chồng”. Và thực tế, ngoài bà Nam Phương đã không có thêm phi tần nào được đưa vào nội cung. Có lẽ sắc đẹp, sự sắc sảo, học thức uyên thâm và tư tưởng Tây Học là thế mạnh để Nam Phương có thể khiến vua Bảo Đại bỏ chế độ hậu cung.

Ngay sau đám cưới, Bảo Đại ra chỉ dụ phong vợ mình làm Hoàng hậu với tên hiệu là Nam Phương, tức hương thơm của phương Nam.


Hoàng hậu Nam Phương cùng hoàng tử Bảo Long và công chúa Phương Mai

Số phận người vợ hụt của Bảo Đại: Bạch Yến


Hoàng hậu Nam Phương cùng các con

Còn cô Bạch Yến, người vợ hụt của Bảo Đại, sau được gả cho ông Phạm Đình Ái, người gốc Quảng Nam, một kỹ sư hoá học được đào tạo ở Pháp về nước. Họ sống bên nhau rất hạnh phúc.

Trời se duyên nên khiến anh gặp em
Cho lứa đôi kết thành mộng ước của ngày xanh
Rồi mai đây anh là đất em là cây
Vĩnh phúc cho ai biết rằng từ đó mùa xuân vĩnh hằng.

Vậy là, vạn sự vạn vật đều có an bài của riêng nó. Những toan tính của con người cũng không thể vượt qua được hai chữ Định Mệnh, như cổ nhân có câu: Mưu sự tại nhân, hành sự tại Thiên. (Con người toan tính, nhưng Trời quyết định). 

Tình cây và đất – tác giả Tô Thanh Tùng, thể hiện bởi ca sĩ Bảo Yến, một người con xứ Huế:

Hà Phương Linh

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Điều gì đã khiến Vua Bảo Đại chấp nhận bỏ chế độ thê thiếpđể ‘1 vợ 1 chồng’ với Nam Phương? ( Vua bỏ hồi nào? )

Nam Phương là người phụ nữ đặc biệt. Về nhan sắc, bà ba lần được phong danh hiệu Hoa Hậu Đông Dương. Bà gần như là hình ảnh trái ngược với người đàn ông bà lấy làm chồng, thậm chí cá tính và sự sâu sắc của bà được đánh giá cao hơn Bảo Đại rất nhiều.

Đaikynguyenvn.com

Hương sắc Việt Nam: Điều gì đã khiến Vua Bảo Đại chấp nhận bỏ chế độ thê thiếp phi tần để '1 vợ 1 chồng' với hoàng hậu Nam Phương?



Hương sắc Việt Nam là món quà của ban biên tập Văn hóa-Nghệ thuật thời báo Đại Kỷ Nguyên dành tặng những người con đất Việt gắn bó với văn hóa truyền thống nên thơ của nước nhà và mong muốn vẻ đẹp này được lưu giữ mãi không phai với thời gian…

Quyết lấy cô Nguyễn Hữu Thị Lan, Bảo Đại khi về Huế đã chống lại cuộc hôn nhân được hoàng tộc sắp đặt. Nhà vua lớn tiếng: “Lấy vợ cho tôi hay cho triều đình?”. 

Nam Phương là người phụ nữ đặc biệt. Về nhan sắc, bà ba lần được phong danh hiệu Hoa Hậu Đông Dương. Bà gần như là hình ảnh trái ngược với người đàn ông bà lấy làm chồng, thậm chí cá tính và sự sâu sắc của bà được đánh giá cao hơn Bảo Đại rất nhiều.


Nam Phương trong ngày tấn phong Hoàng hậu tháng 3/1934

Bởi thế, những yếu tố dẫn đến cuộc nhân duyên giữa họ vẫn luôn được hậu thế quan tâm tìm hiểu. Vì sao có cuộc hôn nhân này?

Cuộc gặp gỡ của vua Bảo Đại và cô gái sau này trở thành hoàng hậu của ông trên chuyến tàu thủy từ Pháp về Việt Nam có bàn tay của định mệnh. Thực ra cũng như vạn sự vạn vật trên đời, mọi thứ đều có an bài. 

Trời se duyên?

Trong hồi ký, Bảo Đại viết rằng cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa ông và Nam Phương diễn ra tại Đà Lạt vào mùa hè năm 1933 trong bữa tiệc của quan Đốc lý người Pháp.

Hoàng hậu Nam Phương kể: “Khi cánh cửa phòng khách mở ra, tôi thấy vua Bảo Đại ngồi trên chiếc ghế bành chính giữa nhà. Ông Darle bước tới bên cạnh Vua rồi nghiêng mình cúi chào và kính cẩn nói:
‘Tâu Hoàng thượng, đây là ông Lê Phát An và người cháu gái, cô Marie Thérèse’.

Nghi lễ và phép tắc: Cô gái đã được giáo dưỡng về phép tắc như thế nào?

Nhờ các nữ tu ở trường Convent des Oiseux khi trước từng chỉ dạy nên tôi biết phải làm gì để tỏ lòng tôn kính đối với bậc quân vương, vì vậy tôi đã không ngần ngại đến trước mặt Hoàng đế quỳ gối và cúi đầu sát nền nhà cho đến khi thấy bàn tay cậu tôi kéo tôi dậy mới đứng lên. Vua gật đầu chào tôi đúng lúc tiếng nhạc vừa trỗi theo nhịp Tango, Ngài ngỏ lời mời và dìu tôi ra sàn nhảy rồi chúng tôi bắt đầu nói chuyện”.

“Về sau, khi đã trở thành vợ chồng, Ngài mới cho tôi biết hôm đó Ngày rất chú ý cách phục sức đơn sơ của tôi. Tôi nghĩ rằng tôi được nhà vua lưu ý một phần do trong suốt buổi dạ tiệc chỉ có tôi là người đàn bà Việt Nam duy nhất nói tiếng Pháp và theo cung cách lễ nghi Âu tây đối với ngài”.
Bảo Đại thì kể: “Sau lần gặp đầu tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau để trao đổi tâm tình… Cũng như tôi, Marie Thérèse (tên Pháp của Nam Phương hoàng hậu) rất thích thể thao và âm nhạc. Cô có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây”.


Hoàng hậu Nam Phương đằm thắm và uy nghi trong trang phục truyền thống

Mấy ngày sau, Bảo Đại về Huế và lập tức tuyên bố cưới Nguyễn Hữu Thị Lan. 

Cuộc gặp tình cờ hay có sự sắp đặt?


Hình ảnh hoàng hậu trên một con tem Đông Dương

Một số tài liệu viết, Bảo Đại 19 tuổi và Nguyễn Hữu Thị Lan 18 tuổi tình cờ cùng có mặt trên chuyến tàu đó mà không gặp mặt nhau. Cũng có người cho là họ đã thực sự gặp nhau trên chuyến tàu đó và có sự sắp đặt. 

Đôi trai gái này thậm chí được cho là đã gặp nhau trước đó nữa, cũng do sự sắp đặt của Charles. Ông đã thỏa thuận với trường nữ sinh Couvent des Oiseaux tại Paris nơi Nguyễn Hữu Thị Lan theo học để hoàng đế nước Nam đến dự lễ bế giảng năm học 1932 và một nữ sinh người Việt lên tặng hoa cho ngài. Nguyễn Hữu Thị Lan là thiếu nữ được chọn, và vẻ xinh tươi của cô đã khiến vị hoàng đế chú ý.

Các sử gia cho rằng, cô thiếu nữ Nguyễn Hữu Thị Lan có thể không biết về chuyện “mối lái” này trong những lần gặp đầu tiên, nhưng Bảo Đại thì chắc hẳn đã được trao đổi trước về gia thế và bản thân cô gái, đã cảm thấy đây là người vợ phù hợp, và khi gặp mặt thì nhan sắc và cách thể hiện của cô càng khiến nhà vua vừa lòng.

Mặc dù hai người rất khác nhau, nhưng Bảo Đại có vị thế của một vị quân vương.

Sự sâu sắc của Nam Phương chính là góp phần bổ trợ giúp ích cho vị thế của Bảo Đại. Nếu như vua Bảo Đại có phần ngây thơ, có bản tính thiện lành nhưng hơi nhu nhược, thích ăn chơi nhiều hơn là quyền bính, thì trái lại, Nam Phương là người kín đáo, trầm tĩnh, sâu sắc, quyết đoán, có đầu óc suy nghĩ, thích đọc sách, nghiên cứu hơn là ăn chơi …”.

Vậy là, dù sắp đặt hay tình cờ, thì vẫn là một sự an bài của định mệnh mà thôi…

Nguyễn Hữu Thị Lan đã vượt qua sự sắp đặt của hoàng tộc Huế như thế nào?

Nếu như người Pháp muốn làm mối cho Bảo Đại một thiếu nữ Tây học theo Thiên chúa giáo thì Hoàng tộc Huế, theo truyền thống, lại muốn cưới cho nhà vua con gái của một trong các đại thần, và người được chọn là Bạch Yến, ái nữ của quan thượng thư Nguyễn Đình Tiên.

Để chuẩn bị cho vai trò vợ vua, cô Bạch Yến đã được dạy dỗ về đàn ca, thơ phú, cung cách đi đứng, nói năng, giao tiếp, hằng ngày được tắm bằng sữa để có làn da trắng mịn…

Thế nhưng, hoàng đế trẻ tuổi khi trở về đã từ chối lấy Bạch Yến mà đòi cưới Nguyễn Hữu Thị Lan. Trong mắt hoàng tộc, cô là người mà cha mẹ chẳng những không có chức tước gì mà còn theo Công giáo, lại quen thói tự do của phương Tây, làm sao giữ khuôn phép của một cô dâu hoàng tộc.

Nghĩ vậy, Thái hậu Từ Cung và các đại thần, nhất là Tôn Thất Hân, người đứng đầu Viện Cơ mật và Tôn Nhân phủ, kiên quyết ép, còn Bảo Đại liên quyết chống lại.

Nhà vua lớn tiếng: “Trẫm cưới vợ cho trẫm chứ có cưới vợ cho cụ Tôn Thất Hân và triều đình đâu!”.


Hoàng hậu Nam Phương cùng Thái Hậu Từ Cung, vua Bảo Đại, hoàng tử Bảo Long cùng quần thần quan lại triều Nguyễn

Đám cưới hoàng tộc: lần đầu tiên trong lịch sử có một người phụ nữ xuất hiện giữa triều đình

Để cưới được bà Nam Phương, vua Bảo Đại đã chấp nhận 4 điều kiện: Phải được tấn phong Hoàng hậu ngay trong ngày cưới; Được giữ nguyên đạo Thiên chúa, các con sinh ra đều được rửa tội và giữ đạo; Bảo Đại được tự do giữ đạo cũ của mình là Phật giáo; Phải được tòa thánh Vantican cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau, không ai bắt buộc ai về tôn giáo.


Hoàng hậu Nam Phương trong lễ cưới

Bà Từ Cung và triều đình đành chấp nhận lễ cưới sau khi thuyết phục không nổi, và lễ cưới đã được diễn ra vào tháng 3 năm 1934. 

Về đám cưới, Bảo Đại viết trong hồi ký: “Đây là một lễ cưới đổi mới, trước kia chưa từng có trong cung đình. Lễ cưới được tổ chức ngay trong phòng tiếp tân của điện Cần Chánh. Cũng giống như lễ đăng quang, triều thần đứng sắp hàng dọc theo một tấm thảm đỏ và vàng dành riêng cho Hoàng đế. Lần đầu tiên trong lịch sử triều Nguyễn có một người phụ nữ xuất hiện giữa triều đình.

Nam Phương mặc chiếc áo rộng thùng thình, chân đi hài mũi cong, đầu đội vương miện có đính vàng ngọc châu báu óng ánh. Nàng đi một mình đến giữa tấm thảm, tất cả triều thần cúi chào. Với một vẻ đẹp tuyệt vời nàng đi thẳng vào các phòng lớn, tôi đang ngồi chờ nàng trên một cái ngai thấp ở đó. Nàng đến đứng trước mặt tôi, cúi đầu chào tôi ba lần rồi ngồi ở cái ngai bên phải của tôi. Buổi lễ ngắn ngủi chấm dứt. Hoàng hậu đã ở bên tôi, chúng tôi sánh vai nhau bước đi trong tiếng nhạc mừng qua Tử Cấm Thành vào điện Kiến Trung – nơi ở và làm việc của chúng tôi”.

Để cưới được Nam Phương, vua Bảo Đại cũng chấp nhận bãi bỏ hậu cung, tuân thủ chế độ “một vợ – một chồng”. Và thực tế, ngoài bà Nam Phương đã không có thêm phi tần nào được đưa vào nội cung. Có lẽ sắc đẹp, sự sắc sảo, học thức uyên thâm và tư tưởng Tây Học là thế mạnh để Nam Phương có thể khiến vua Bảo Đại bỏ chế độ hậu cung.

Ngay sau đám cưới, Bảo Đại ra chỉ dụ phong vợ mình làm Hoàng hậu với tên hiệu là Nam Phương, tức hương thơm của phương Nam.


Hoàng hậu Nam Phương cùng hoàng tử Bảo Long và công chúa Phương Mai

Số phận người vợ hụt của Bảo Đại: Bạch Yến


Hoàng hậu Nam Phương cùng các con

Còn cô Bạch Yến, người vợ hụt của Bảo Đại, sau được gả cho ông Phạm Đình Ái, người gốc Quảng Nam, một kỹ sư hoá học được đào tạo ở Pháp về nước. Họ sống bên nhau rất hạnh phúc.

Trời se duyên nên khiến anh gặp em
Cho lứa đôi kết thành mộng ước của ngày xanh
Rồi mai đây anh là đất em là cây
Vĩnh phúc cho ai biết rằng từ đó mùa xuân vĩnh hằng.

Vậy là, vạn sự vạn vật đều có an bài của riêng nó. Những toan tính của con người cũng không thể vượt qua được hai chữ Định Mệnh, như cổ nhân có câu: Mưu sự tại nhân, hành sự tại Thiên. (Con người toan tính, nhưng Trời quyết định). 

Tình cây và đất – tác giả Tô Thanh Tùng, thể hiện bởi ca sĩ Bảo Yến, một người con xứ Huế:

Hà Phương Linh

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm