Tham Khảo
Hạ cấp công an?
Bản tin của Tân Xoa Xã thoạt nghe chẳng có gì to tát: ông Mạnh Kiến Trụ, ủy viên Bộ Chính trị, lên làm bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nói ngắn gọn, ông Mạnh đã trở thành người phụ trách bộ máy an ninh nội địa của Trung Quốc vốn chịu trách nhiệm giám sát một bộ máy trải rộng trên toàn quốc chỉ huy hệ thống công an, các viện kiểm sát và tòa án.
Ông cũng phụ trách các cơ quan vốn bị ác cảm như mạng lưới công an chìm, những người theo dõi internet và lực lượng dân quân.
Đây là một trách nhiệm lớn. Nhưng khác với người tiền nhiệm là Chu Vĩnh Khang, ông Mạnh không được cất nhắc vào Thường vụ Bộ Chính trị đầy uy quyền gồm bảy thành viên vốn đưa ra các quyết định chi phối toàn bộ đất nước.
Tại sao một vị trí quan trọng như thế lại bị giáng cấp trong hệ thống thứ bậc của Đảng?
‘Quyền lực quá mức’
“Tôi nghĩ điều họ đang muốn làm là đảm bảo rằng những người nắm súng đạn không có ghế trong Thường vụ Bộ Chính trị,” ông David Zweig, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, nhận định.
Các lãnh đạo quân đội Trung Quốc đã không còn nằm trong Thường vụ Bộ Chính trị kể từ những năm 1970. Giờ đây, người đứng đầu bộ máy an ninh nội địa cũng chịu chung số phận.
"Tôi nghĩ điều họ đang muốn làm là đảm bảo rằng những người nắm súng đạn không có ghế trong Thường vụ Bộ Chính trị."
David Zweig, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong
Sự thay đổi này một phần là hậu quả của quyền lực quá mức mà vị tiền nhiệm của ông Mạnh là Chu Vĩnh Khang nắm giữ. Ông Chu là bậc thầy trong việc trưng dụng nguồn lực của Nhà nước cho bộ máy của ông.
Khi ông Chu, người có bộ mặt lạnh lùng, lên làm bộ trưởng Công an hồi năm 2003, ngân sách của bộ này chỉ có 20,3 tỷ đô la. Chỉ trong vòng bốn năm, con số đó đã tăng lên hơn 55 tỷ đô la.
“Ông ấy (Chu Vĩnh Khang) làm được như vậy bằng cách xoáy sâu vào mối đe dọa hiển hiện về bất ổn xã hội và các vụ việc đông người,” ông Joshua Resenzweig, một nhà nghiên cứu tại Đại học Trung Quốc ở Hong Kong, nhận định.
Ông Chu định vị bộ máy an ninh của ông là ‘biện pháp duy nhất để ngăn chặn những đe dọa đối với sự cai trị độc đảng ở Trung Quốc’.
Khi ông Chu được cất nhắc từ bộ trưởng Công an lên nắm toàn bộ hệ thống an ninh nội địa của Trung Quốc, cơ sở nguồn lực cũng như ảnh hưởng của ông tiếp tục gia tăng.
Ngân sách hiện tại của Trung Quốc dành cho an ninh nội địa là 110 tỷ đô la, lớn hơn cả ngân sách quốc phòng được công bố.
Ngay cả trong Thường vụ Bộ Chính trị, ít ai có thể thách thức được quyền lực của ông Chu.
Tất cả là như thế cho đến khi vận mệnh chính trị của Chu Vĩnh Khang gặp hạn lớn hồi đầu năm.
Đầu tiên là danh tiếng của ông bị tổn hại do mối liên hệ với chính khách tai tiếng Bạc Hy Lai. Đã có những tin tức rằng ông Chu đã cố gắng bảo vệ cho đồng minh của mình.
Các diễn đàn mạng của Trung Quốc còn lan truyền tin đồn rằng ông Chu và ông Bạc tính làm một cú đảo chính ở Bắc Kinh mặc dù sự thật chẳng bao giờ được tiết lộ.
Một vài tháng sau, nhà bất đồng khiếm thị Trần Quang Thành có một cú đào thoát từ tình cảnh giam cầm tại gia làm cả thế giới chú ý. Bằng cách nào đó, ông Trần đã qua mặt được hàng chục lính gác mà chỉ dựa vào một mạng lưới các nhà bất đồng để đi từ quê nhà ở tỉnh Hà Nam đến Tòa đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh.
Việc ông Trần trốn thoát là một sự bẽ bàng đối với bộ máy an ninh ngốn nhiều tiền của của ông Chu.
‘Kiểm soát tốt hơn’
Đến lúc này, các kiến trúc sư của bộ máy chính quyền sắp tới của Trung Quốc đã nhận thấy rõ là phải đặt ông trùm an ninh của đất nước dưới quyền của Thường vụ Bộ Chính trị.
Thường vụ Bộ Chính trị khi đó được tổ chức sao cho tất cả các ủy viên đều có quyền lực tương đối ngang nhau.
“Đó là cách tốt hơn để Đảng thực hiện quyền kiểm soát,” nhà nghiên cứu Joshua Resenzweig nói, “Mạnh Kiến Trụ vẫn phải trả lời trước ai đó trong Thường vụ Bộ Chính trị nhưng người đó sẽ không quản lý trực tiếp toàn bộ bộ máy an ninh.”
Nỗ lực nhằm đặt lại bộ máy an ninh nằm chắc chắn dưới sự lãnh đạo của Đảng dường như đã bắt đầu ở cấp cơ sở hồi đầu năm.
Giám đốc công an các tỉnh dường như đã được yêu cầu không được đồng thời có chân trong các Ủy ban Chính trị Pháp luật địa phương – một cơ quan có nhiều quyền lực phụ trách tòa án, công an và viện kiểm sát.
"Chính phủ Trung Quốc vẫn không hề xem nhẹ tầm quan trọng của an ninh nội địa."
David Zweig, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong
Từ từ nhưng chắc chắn, các giám đốc công an cũng không còn được nằm trong thường vụ Đảng ủy các tỉnh.
Tuy nhiên, cộng đồng đối kháng ở Trung Quốc vẫn chưa thể vì thế mà ăn mừng.
Việc thay đổi này ‘chỉ là một cách để xử lý vấn đề an ninh’, nhà nghiên cứu David Zweig giải thích, còn chính phủ Trung Quốc vẫn ‘không hề xem nhẹ tầm quan trọng của an ninh nội địa’.
Công an Trung Quốc đã tiến hành đàn áp quyết liệt trước Đại hội Đảng lần thứ 18. Hành động này có thể được lặp lại khi Quốc hội nhóm họp vào tháng Ba năm sau.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tái khẳng định quyền lực đối với bộ máy công an, nhưng Đảng vẫn cần công an giúp đỡ để duy trì kiểm soát đất
BBC
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Hạ cấp công an?
Bản tin của Tân Xoa Xã thoạt nghe chẳng có gì to tát: ông Mạnh Kiến Trụ, ủy viên Bộ Chính trị, lên làm bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nói ngắn gọn, ông Mạnh đã trở thành người phụ trách bộ máy an ninh nội địa của Trung Quốc vốn chịu trách nhiệm giám sát một bộ máy trải rộng trên toàn quốc chỉ huy hệ thống công an, các viện kiểm sát và tòa án.
Ông cũng phụ trách các cơ quan vốn bị ác cảm như mạng lưới công an chìm, những người theo dõi internet và lực lượng dân quân.
Đây là một trách nhiệm lớn. Nhưng khác với người tiền nhiệm là Chu Vĩnh Khang, ông Mạnh không được cất nhắc vào Thường vụ Bộ Chính trị đầy uy quyền gồm bảy thành viên vốn đưa ra các quyết định chi phối toàn bộ đất nước.
Tại sao một vị trí quan trọng như thế lại bị giáng cấp trong hệ thống thứ bậc của Đảng?
‘Quyền lực quá mức’
“Tôi nghĩ điều họ đang muốn làm là đảm bảo rằng những người nắm súng đạn không có ghế trong Thường vụ Bộ Chính trị,” ông David Zweig, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, nhận định.
Các lãnh đạo quân đội Trung Quốc đã không còn nằm trong Thường vụ Bộ Chính trị kể từ những năm 1970. Giờ đây, người đứng đầu bộ máy an ninh nội địa cũng chịu chung số phận.
"Tôi nghĩ điều họ đang muốn làm là đảm bảo rằng những người nắm súng đạn không có ghế trong Thường vụ Bộ Chính trị."
David Zweig, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong
Sự thay đổi này một phần là hậu quả của quyền lực quá mức mà vị tiền nhiệm của ông Mạnh là Chu Vĩnh Khang nắm giữ. Ông Chu là bậc thầy trong việc trưng dụng nguồn lực của Nhà nước cho bộ máy của ông.
Khi ông Chu, người có bộ mặt lạnh lùng, lên làm bộ trưởng Công an hồi năm 2003, ngân sách của bộ này chỉ có 20,3 tỷ đô la. Chỉ trong vòng bốn năm, con số đó đã tăng lên hơn 55 tỷ đô la.
“Ông ấy (Chu Vĩnh Khang) làm được như vậy bằng cách xoáy sâu vào mối đe dọa hiển hiện về bất ổn xã hội và các vụ việc đông người,” ông Joshua Resenzweig, một nhà nghiên cứu tại Đại học Trung Quốc ở Hong Kong, nhận định.
Ông Chu định vị bộ máy an ninh của ông là ‘biện pháp duy nhất để ngăn chặn những đe dọa đối với sự cai trị độc đảng ở Trung Quốc’.
Khi ông Chu được cất nhắc từ bộ trưởng Công an lên nắm toàn bộ hệ thống an ninh nội địa của Trung Quốc, cơ sở nguồn lực cũng như ảnh hưởng của ông tiếp tục gia tăng.
Ngân sách hiện tại của Trung Quốc dành cho an ninh nội địa là 110 tỷ đô la, lớn hơn cả ngân sách quốc phòng được công bố.
Ngay cả trong Thường vụ Bộ Chính trị, ít ai có thể thách thức được quyền lực của ông Chu.
Tất cả là như thế cho đến khi vận mệnh chính trị của Chu Vĩnh Khang gặp hạn lớn hồi đầu năm.
Đầu tiên là danh tiếng của ông bị tổn hại do mối liên hệ với chính khách tai tiếng Bạc Hy Lai. Đã có những tin tức rằng ông Chu đã cố gắng bảo vệ cho đồng minh của mình.
Các diễn đàn mạng của Trung Quốc còn lan truyền tin đồn rằng ông Chu và ông Bạc tính làm một cú đảo chính ở Bắc Kinh mặc dù sự thật chẳng bao giờ được tiết lộ.
Một vài tháng sau, nhà bất đồng khiếm thị Trần Quang Thành có một cú đào thoát từ tình cảnh giam cầm tại gia làm cả thế giới chú ý. Bằng cách nào đó, ông Trần đã qua mặt được hàng chục lính gác mà chỉ dựa vào một mạng lưới các nhà bất đồng để đi từ quê nhà ở tỉnh Hà Nam đến Tòa đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh.
Việc ông Trần trốn thoát là một sự bẽ bàng đối với bộ máy an ninh ngốn nhiều tiền của của ông Chu.
‘Kiểm soát tốt hơn’
Đến lúc này, các kiến trúc sư của bộ máy chính quyền sắp tới của Trung Quốc đã nhận thấy rõ là phải đặt ông trùm an ninh của đất nước dưới quyền của Thường vụ Bộ Chính trị.
Thường vụ Bộ Chính trị khi đó được tổ chức sao cho tất cả các ủy viên đều có quyền lực tương đối ngang nhau.
“Đó là cách tốt hơn để Đảng thực hiện quyền kiểm soát,” nhà nghiên cứu Joshua Resenzweig nói, “Mạnh Kiến Trụ vẫn phải trả lời trước ai đó trong Thường vụ Bộ Chính trị nhưng người đó sẽ không quản lý trực tiếp toàn bộ bộ máy an ninh.”
Nỗ lực nhằm đặt lại bộ máy an ninh nằm chắc chắn dưới sự lãnh đạo của Đảng dường như đã bắt đầu ở cấp cơ sở hồi đầu năm.
Giám đốc công an các tỉnh dường như đã được yêu cầu không được đồng thời có chân trong các Ủy ban Chính trị Pháp luật địa phương – một cơ quan có nhiều quyền lực phụ trách tòa án, công an và viện kiểm sát.
"Chính phủ Trung Quốc vẫn không hề xem nhẹ tầm quan trọng của an ninh nội địa."
David Zweig, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong
Từ từ nhưng chắc chắn, các giám đốc công an cũng không còn được nằm trong thường vụ Đảng ủy các tỉnh.
Tuy nhiên, cộng đồng đối kháng ở Trung Quốc vẫn chưa thể vì thế mà ăn mừng.
Việc thay đổi này ‘chỉ là một cách để xử lý vấn đề an ninh’, nhà nghiên cứu David Zweig giải thích, còn chính phủ Trung Quốc vẫn ‘không hề xem nhẹ tầm quan trọng của an ninh nội địa’.
Công an Trung Quốc đã tiến hành đàn áp quyết liệt trước Đại hội Đảng lần thứ 18. Hành động này có thể được lặp lại khi Quốc hội nhóm họp vào tháng Ba năm sau.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tái khẳng định quyền lực đối với bộ máy công an, nhưng Đảng vẫn cần công an giúp đỡ để duy trì kiểm soát đất
BBC