Cà Kê Dê Ngỗng
Hàng ngàn người Trung Quốc biểu tình phản đối công an đánh chết dân
Hàng ngàn người Trung Quốc biểu tình phản đối công an đánh chết dân
Ngày 17/10/2012, hàng nghìn người dân thành phố Lô Châu, tỉnh Tứ Xuyên, đã xuống đường biểu tình bày tỏ sự phẫn nộ trước vụ việc một tài xế xe tải đã bị công an Trung Quốc đánh chết.
Sự việc bùng phát khi trên các trang mạng tiểu blog Vi Bác (Weibo) tại Trung Quốc loan tải những bức hình và các đoạn video cho thấy một người đàn ông nằm gục dưới mặt đất bên cạnh một chiếc xe tải. Cùng lúc, các công an đang cố ngăn cản đám người hiếu kỳ vây quanh. Người đàn ông này được cho là đã bị công an đánh chết. Nhưng bức ảnh nói trên chưa được kiểm chứng một cách độc lập. Trong khi đó, báo chí chính thức đã bác bỏ mọi thông tin liên quan đến việc công an dùng vũ lực và giải thích người tài xế bị chết vì đột quỵ.
Phóng viên của Reuters liên lạc qua điện thoại với nhiều người dân thì được họ cho biết là cảnh sát giao thông đã đánh chết người tài xế xe tải sau một cuộc cãi nhau. Một người dân trong khu phố xảy ra sự cố trực tiếp chứng kiến sự việc nói : « Người dân rất bất bình trước vụ việc này, vì thế họ xuống đường để bày tỏ sự phẫn nộ của mình ».
Những tấm ảnh mới được tung lên mạng Vi Bác sau đó cho thấy, rất đông người dân tham gia biểu tình và có nhiều xe của cảnh sát bị lật đổ và đốt cháy. Tân Hoa Xã hôm nay 18/10/2012 đưa tin, 5 xe của cảnh sát bị đốt cháy và 20 người bị bắt giam, đồng thời, cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc vẫn khẳng định, không có chuyện công an đánh chết dân, người tài xế trong khi xô xát với cảnh sát giao thông thì « bỗng nhiên cảm thấy khó ở » rồi tử vong.
Các vụ công an lạm quyền đánh chết dân không phải là hiếm. Trước những đối xử bất công của chính quyền, người dân Trung Quốc giờ đây không ngần ngại xuống đường bày tỏ sự phẫn nộ của mình. Nhiều vụ biểu thị của họ đã chuyển hướng sang bạo động.
Theo một nghiên cứu của Đại học Nam Khai thực hiện trong năm 2011, thì riêng trong năm 2009, ở Trung Quốc, đã xảy ra 90 000 vụ được gọi là « sự cố đám đông », tức là những vụ biểu tình, khiếu kiện tập thể và bạo loạn.
Gần đến ngày khai mạc Đại hội 18 đảng Cộng sản, chính quyền Trung Quốc rất lo ngại và cố gắng kiểm soát không để những vụ biểu tình, tập hợp đông người nổ ra.
( Anh Vu RFI )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Hàng ngàn người Trung Quốc biểu tình phản đối công an đánh chết dân
Hàng ngàn người Trung Quốc biểu tình phản đối công an đánh chết dân
Ngày 17/10/2012, hàng nghìn người dân thành phố Lô Châu, tỉnh Tứ Xuyên, đã xuống đường biểu tình bày tỏ sự phẫn nộ trước vụ việc một tài xế xe tải đã bị công an Trung Quốc đánh chết.
Sự việc bùng phát khi trên các trang mạng tiểu blog Vi Bác (Weibo) tại Trung Quốc loan tải những bức hình và các đoạn video cho thấy một người đàn ông nằm gục dưới mặt đất bên cạnh một chiếc xe tải. Cùng lúc, các công an đang cố ngăn cản đám người hiếu kỳ vây quanh. Người đàn ông này được cho là đã bị công an đánh chết. Nhưng bức ảnh nói trên chưa được kiểm chứng một cách độc lập. Trong khi đó, báo chí chính thức đã bác bỏ mọi thông tin liên quan đến việc công an dùng vũ lực và giải thích người tài xế bị chết vì đột quỵ.
Phóng viên của Reuters liên lạc qua điện thoại với nhiều người dân thì được họ cho biết là cảnh sát giao thông đã đánh chết người tài xế xe tải sau một cuộc cãi nhau. Một người dân trong khu phố xảy ra sự cố trực tiếp chứng kiến sự việc nói : « Người dân rất bất bình trước vụ việc này, vì thế họ xuống đường để bày tỏ sự phẫn nộ của mình ».
Những tấm ảnh mới được tung lên mạng Vi Bác sau đó cho thấy, rất đông người dân tham gia biểu tình và có nhiều xe của cảnh sát bị lật đổ và đốt cháy. Tân Hoa Xã hôm nay 18/10/2012 đưa tin, 5 xe của cảnh sát bị đốt cháy và 20 người bị bắt giam, đồng thời, cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc vẫn khẳng định, không có chuyện công an đánh chết dân, người tài xế trong khi xô xát với cảnh sát giao thông thì « bỗng nhiên cảm thấy khó ở » rồi tử vong.
Các vụ công an lạm quyền đánh chết dân không phải là hiếm. Trước những đối xử bất công của chính quyền, người dân Trung Quốc giờ đây không ngần ngại xuống đường bày tỏ sự phẫn nộ của mình. Nhiều vụ biểu thị của họ đã chuyển hướng sang bạo động.
Theo một nghiên cứu của Đại học Nam Khai thực hiện trong năm 2011, thì riêng trong năm 2009, ở Trung Quốc, đã xảy ra 90 000 vụ được gọi là « sự cố đám đông », tức là những vụ biểu tình, khiếu kiện tập thể và bạo loạn.
Gần đến ngày khai mạc Đại hội 18 đảng Cộng sản, chính quyền Trung Quốc rất lo ngại và cố gắng kiểm soát không để những vụ biểu tình, tập hợp đông người nổ ra.
( Anh Vu RFI )