Kinh Đời
Hiểu cho đúng về tự do ngôn luận
Hiểu cho đúng về tự do ngôn luận, nguyên tắc quyền cá nhân, nhóm và cộng đồng xã hội
Tự do ngôn luận là gì? Có thể hiểu nôm na là thích nói gì thì nói (ngay cả chuyện tục tĩu, spam, nói nhảm…..) và nếu có hạn chế phần nào đó thì sự hạn chế ấy phải cực kì dè dặt nhằm duy trì cho mục đích chỉ để bảo đảm tự do ngôn luận (ví dụ như tình huống dùng tự do ngôn luận làm cái cớ để tấn công quyền tự do ngôn luận).
Tại sao tự do ngôn luận quan trọng? Vì nó là nơi để con người truyền đạt thông tin một cách tự do, nhằm đạt được môi trường tự do tư tưởng, tự do tiếp cận thông tin và qua đó có thể cố gắng hướng đến chân lý. Nạn độc quyền chân lý thường không đem lại chân lý.
Và đặc biệt tự do ngôn luôn không được phép giới hạn ở các lĩnh vực sau đây:
Tôn giáo, sắc tộc, chủng tộc, giới tính….
Hãy nhìn thực tế, khi người ta giới hạn tự do ngôn luận bằng những ngôn từ như “hate speech”, “racist”, “sexism”…thì càng ngày những ngôn từ đó định nghĩa rộng hơn và làm co hẹp lại môi trường tự do tư tưởng, dẫn đến nạn độc quyền chân lý lên ngôi như ta thấy ở xã hội Âu Mỹ hiện nay. Và nó được gọi chung là “political correctness”, nơi những lời nói láo lên ngôi nhằm phục vụ lợi ích cho thiểu số, lý do lời nói thật sẽ bị chụp mũ. Nó cũng tương tự như bọn cộng sản chụp mũ những người yêu nước là “phản động”, trong khi chính bọn cộng sản mới là lũ phản động, bán nước (lũ Muhammed giáo cũng dùng cách y chang khi chế ra thuật ngữ chụp mũ “islamophobia”).
Nhiều bạn sẽ hỏi, chẳng lẽ như vậy, nhiều đứa sẽ dùng tự do ngôn luận để chửi đổng tôn giáo thì sao? Như nó thực sự xúc phạm Phật hay Chúa?
Trong xã hội có tự do ngôn luận, con người ta có một quyền đặc biệt mà ít ai đề cập, đó là quyền từ chối lắng nghe. Mấy thằng nói tào lao, chúng ta có quyền từ chối lắng nghe, bỏ đi chỗ khác nhưng không được phép cấm nó nói. Con người có nhận thức đúng sai, nên nói bậy không thể tồn tại lâu được vì chẳng ai thèm nghe.
Chính chuyện “chẳng ai thèm nghe” lợi hại hơn nhiều lần chuyện cấm người khác nói trong trường hợp vì mục đích tốt. Như Charlie Hebdo trước vụ bị khủng bố có mấy ai thèm mua, xém phá sản vì nói bậy nhiều lần, ở đây là biếm họa tình dục thô thiển Thiên Chúa Giáo như chuyện Chúa Ba Ngôi hay ám chỉ chuyện gay với Giáo Hoàng.
Người Pháp xuống đường hàng triệu người, không phải vì đồng ý chuyện Charlie Hebdo làm mà vì quyền được nói của Charlie Hebdo bị ý thức hệ toàn trị Muhammed giáo đe dọa (và đang đe dọa cả nước Pháp lẫn thế giới). Nếu ngày nay người Pháp không xuống đường, ngày mai họ sẽ bị “câm”.
Chúng ta đang đề cập tự do ngôn luận ở đây là tự do ngôn luận cho xã hội, có thể nôm na là những cộng đồng lớn như mạng xã hội, quốc gia, địa phương….Vì đó là những cộng đồng lớn nên cần mô hình tổ chức xã hội và vì thế cần có tự do ngôn luận.
Ngược lại chúng ta sẽ nói 2 yếu tố là cá nhân và nhóm với khái niệm tự do ngôn luận.
Cá nhân ở đây là ám chỉ môi trường tương tác ngôn luận, tư tưởng của cá nhân đó. Họ có 2 quyền cơ bản là quyền nhận và quyền từ chối. Quyền nhận có nghĩa không ai được phép chặn quyền tiếp cận thông tin công cộng hoặc được cho phép từ người có thẩm quyền về thông tin riêng hay chặn quyền tương tác với xã hội mở về tư tưởng, có tự do ngôn luận của một cá nhân nào đó. Quyền từ chối, có nghĩa anh nói nhảm, tôi có quyền không nghe trong phạm vi cá nhân của tôi. Ví dụ, facebook cá nhân, tôi có quyền block, xóa comment những ai tôi không thích. Hoặc nhà riêng của tôi, tôi có quyền mời mấy vị nói nhảm ra ngoài đường nói với…không khí…..Đó không hề vi phạm tự do ngôn luận như nhiều người bình luận mà đang thực sự thực hành tự do ngôn luận. Dĩ nhiên, chúng ta đang nói về quyền, có nghĩa họ làm như vậy họ không hề sai nhưng những người ôn hòa sẽ cư xử mềm dẻo hơn, và đó chỉ là sự lựa chọn của riêng cá nhân người đó, có thể vì họ thích như vậy.
Nhóm cũng tương tự, vì nhóm không phải là cộng đồng lớn như kiểu cộng đồng xã hội, ví dụ là group của chúng ta. Nhóm có những tiêu chí riêng của nó và mục đích của nhóm là nói những điều các thành viên của nhóm muốn tương tác chứ không phải không gian cho ai thích nói gì thì nói. Dĩ nhiên, mỗi thành viên trong nhóm có quyền từ chối nhóm, có nghĩa nếu có không thích họ có quyền rời nhóm và tự phản biện ở bên ngoài.
Với tư cách là một trong những người quản lý nhóm, tôi cực kì khuyến khích phản biện (thậm chí chửi bậy, nói nhảm….) ngoài phạm vi của nhóm như trên facebook cá nhân hoặc bất cứ đâu và tôi sẵn sàng tranh luận với người có thể nói chuyện được. Nhưng trong phạm vi của nhóm, nói nhảm chẳng đem lại lợi ích cho nhóm hoặc tư tưởng mà nhóm hướng tới thì sẽ được mời ra khỏi nhóm, rất nhẹ nhàng và không thương lượng.
Ở đây, mục đích viết bài này, kiến thức là chuyện phụ, chuyện chính là cái nào ra cái đó, phải rạch ròi và thẳng thắn, tôi nghĩ đó mới là cách giúp nhóm chúng ta tồn tại tốt.
Thịnh Phạm @ Viet Conservative
http://cafekubua.com/2016/11/27/hieu-cho-dung-ve-tu-ngon-luan/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Hiểu cho đúng về tự do ngôn luận
Hiểu cho đúng về tự do ngôn luận, nguyên tắc quyền cá nhân, nhóm và cộng đồng xã hội
Tự do ngôn luận là gì? Có thể hiểu nôm na là thích nói gì thì nói (ngay cả chuyện tục tĩu, spam, nói nhảm…..) và nếu có hạn chế phần nào đó thì sự hạn chế ấy phải cực kì dè dặt nhằm duy trì cho mục đích chỉ để bảo đảm tự do ngôn luận (ví dụ như tình huống dùng tự do ngôn luận làm cái cớ để tấn công quyền tự do ngôn luận).
Tại sao tự do ngôn luận quan trọng? Vì nó là nơi để con người truyền đạt thông tin một cách tự do, nhằm đạt được môi trường tự do tư tưởng, tự do tiếp cận thông tin và qua đó có thể cố gắng hướng đến chân lý. Nạn độc quyền chân lý thường không đem lại chân lý.
Và đặc biệt tự do ngôn luôn không được phép giới hạn ở các lĩnh vực sau đây:
Tôn giáo, sắc tộc, chủng tộc, giới tính….
Hãy nhìn thực tế, khi người ta giới hạn tự do ngôn luận bằng những ngôn từ như “hate speech”, “racist”, “sexism”…thì càng ngày những ngôn từ đó định nghĩa rộng hơn và làm co hẹp lại môi trường tự do tư tưởng, dẫn đến nạn độc quyền chân lý lên ngôi như ta thấy ở xã hội Âu Mỹ hiện nay. Và nó được gọi chung là “political correctness”, nơi những lời nói láo lên ngôi nhằm phục vụ lợi ích cho thiểu số, lý do lời nói thật sẽ bị chụp mũ. Nó cũng tương tự như bọn cộng sản chụp mũ những người yêu nước là “phản động”, trong khi chính bọn cộng sản mới là lũ phản động, bán nước (lũ Muhammed giáo cũng dùng cách y chang khi chế ra thuật ngữ chụp mũ “islamophobia”).
Nhiều bạn sẽ hỏi, chẳng lẽ như vậy, nhiều đứa sẽ dùng tự do ngôn luận để chửi đổng tôn giáo thì sao? Như nó thực sự xúc phạm Phật hay Chúa?
Trong xã hội có tự do ngôn luận, con người ta có một quyền đặc biệt mà ít ai đề cập, đó là quyền từ chối lắng nghe. Mấy thằng nói tào lao, chúng ta có quyền từ chối lắng nghe, bỏ đi chỗ khác nhưng không được phép cấm nó nói. Con người có nhận thức đúng sai, nên nói bậy không thể tồn tại lâu được vì chẳng ai thèm nghe.
Chính chuyện “chẳng ai thèm nghe” lợi hại hơn nhiều lần chuyện cấm người khác nói trong trường hợp vì mục đích tốt. Như Charlie Hebdo trước vụ bị khủng bố có mấy ai thèm mua, xém phá sản vì nói bậy nhiều lần, ở đây là biếm họa tình dục thô thiển Thiên Chúa Giáo như chuyện Chúa Ba Ngôi hay ám chỉ chuyện gay với Giáo Hoàng.
Người Pháp xuống đường hàng triệu người, không phải vì đồng ý chuyện Charlie Hebdo làm mà vì quyền được nói của Charlie Hebdo bị ý thức hệ toàn trị Muhammed giáo đe dọa (và đang đe dọa cả nước Pháp lẫn thế giới). Nếu ngày nay người Pháp không xuống đường, ngày mai họ sẽ bị “câm”.
Chúng ta đang đề cập tự do ngôn luận ở đây là tự do ngôn luận cho xã hội, có thể nôm na là những cộng đồng lớn như mạng xã hội, quốc gia, địa phương….Vì đó là những cộng đồng lớn nên cần mô hình tổ chức xã hội và vì thế cần có tự do ngôn luận.
Ngược lại chúng ta sẽ nói 2 yếu tố là cá nhân và nhóm với khái niệm tự do ngôn luận.
Cá nhân ở đây là ám chỉ môi trường tương tác ngôn luận, tư tưởng của cá nhân đó. Họ có 2 quyền cơ bản là quyền nhận và quyền từ chối. Quyền nhận có nghĩa không ai được phép chặn quyền tiếp cận thông tin công cộng hoặc được cho phép từ người có thẩm quyền về thông tin riêng hay chặn quyền tương tác với xã hội mở về tư tưởng, có tự do ngôn luận của một cá nhân nào đó. Quyền từ chối, có nghĩa anh nói nhảm, tôi có quyền không nghe trong phạm vi cá nhân của tôi. Ví dụ, facebook cá nhân, tôi có quyền block, xóa comment những ai tôi không thích. Hoặc nhà riêng của tôi, tôi có quyền mời mấy vị nói nhảm ra ngoài đường nói với…không khí…..Đó không hề vi phạm tự do ngôn luận như nhiều người bình luận mà đang thực sự thực hành tự do ngôn luận. Dĩ nhiên, chúng ta đang nói về quyền, có nghĩa họ làm như vậy họ không hề sai nhưng những người ôn hòa sẽ cư xử mềm dẻo hơn, và đó chỉ là sự lựa chọn của riêng cá nhân người đó, có thể vì họ thích như vậy.
Nhóm cũng tương tự, vì nhóm không phải là cộng đồng lớn như kiểu cộng đồng xã hội, ví dụ là group của chúng ta. Nhóm có những tiêu chí riêng của nó và mục đích của nhóm là nói những điều các thành viên của nhóm muốn tương tác chứ không phải không gian cho ai thích nói gì thì nói. Dĩ nhiên, mỗi thành viên trong nhóm có quyền từ chối nhóm, có nghĩa nếu có không thích họ có quyền rời nhóm và tự phản biện ở bên ngoài.
Với tư cách là một trong những người quản lý nhóm, tôi cực kì khuyến khích phản biện (thậm chí chửi bậy, nói nhảm….) ngoài phạm vi của nhóm như trên facebook cá nhân hoặc bất cứ đâu và tôi sẵn sàng tranh luận với người có thể nói chuyện được. Nhưng trong phạm vi của nhóm, nói nhảm chẳng đem lại lợi ích cho nhóm hoặc tư tưởng mà nhóm hướng tới thì sẽ được mời ra khỏi nhóm, rất nhẹ nhàng và không thương lượng.
Ở đây, mục đích viết bài này, kiến thức là chuyện phụ, chuyện chính là cái nào ra cái đó, phải rạch ròi và thẳng thắn, tôi nghĩ đó mới là cách giúp nhóm chúng ta tồn tại tốt.
Thịnh Phạm @ Viet Conservative
http://cafekubua.com/2016/11/27/hieu-cho-dung-ve-tu-ngon-luan/