Kinh Đời
John Kerry để Vương Nghị chờ nửa tiếng: Ẩn ý người Mỹ?
Sự việc xảy ra hôm 9/8 bên lề hội nghị các ngoại trưởng ASEAN tại Myanmar. Ông Vương Nghị đã bực mình buông lời trách: "Ngài đến muộn đấy!" khi ông Kerry đến trễ hơn nửa tiếng đồng hồ trong cuộc họp song phương.
Đáp lại, Ngoại trưởng Mỹ đã cười bẽn lẽn sau đó lên tiếng xin lỗi: "Tôi rất, rất xin lỗi", đồng thời có hành động le lưỡi trong lúc bắt tay chụp ảnh với ông Vương Nghị.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bắt tay người đồng cấp bên phía Trung Quốc Vương Nghị tại hội nghị các ngoại trưởng ASEAN ở Myanmar hôm 9/8 - Ảnh: Reuters |
Không biết cố tình hay cố ý nhưng rõ ràng đây là một sự không bình thường mà nhiều người cho rằng đấy là "ngoại giao kiểu Mỹ", thậm chí có người so sánh sự chậm trễ này với việc hay đến trễ của Tổng thống Nga Putin.
Truyền thông quốc tế từng tốn giấy mực về việc Tổng thống Nga Putin cũng hay đến trễ trong các sự kiện. Cuối năm ngoái, ông Putin đã đến muộn tới 50 phút trong cuộc gặp với Giáo hoàng Francis ở Vatican.
Trước đó, ông Putin cũng bị báo giới Hàn Quốc phàn nàn khi để Tổng thống Park Geun-hye phải đợi 30 phút khi ông công du Seoul hồi đầu tháng 11. Trong lần gặp Nữ hoàng Anh II năm 2003, ông Putin muộn 14 phút. Còn trong cuộc gặp với Thủ tướng Đức Angela Merkel năm 2012, ông Putin cũng để nhà lãnh đạo Đức đợi 40 phút. Trong cuộc đàm phán về Syria với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ông tới muộn 3 tiếng. Ngay cả khi hẹn hò với vợ cũ của ông, bà Lyudmila, ông Putin cũng thường xuyên khiến bà phải đợi chờ.
Mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhất là khi việc trễ hẹn của ông Putin cho thấy dường như nó đã là thói quen. Còn trong trường hợp của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry là sự "xưa nay hiếm". Có ý kiến cho rằng, có vẻ như người Mỹ muốn thử "giỡn mặt" Trung Quốc xem phản ứng của họ ra sao, đồng thời muốn cho Trung Quốc thấy đâu mới là nước lớn.
Mỹ đã thể hiện vai trò đảm bảo an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương khi bước vào cuộc họp Ngoại trưởng John Kerry đã kêu gọi chấm dứt những hành động có thể làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn đang căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước ở Biển Đông.
Trước đó, tiếp tục thể hiện quan điểm trung lập của Mỹ đối với các tranh chấp trên Biển Đông, ông Kerry chính thức khẳng định sẽ không có một "cuộc đấu" giữa hai siêu cường thế giới.
"Nước Mỹ không muốn đối đầu với Trung Quốc. Nhưng chúng tôi có hàng loạt các lợi ích và nguyên tắc trong cách thức tiếp cận với ASEAN, khu vực đang có nhiều mâu thuẫn với Trung Quốc".
Thay vì những hành động kèm tuyên bố cứng rắn trước đây, có vẻ như nước Mỹ đang thử thay đổi phương thức ngoại giao với Trung Quốc theo kiểu mềm nắn, rắn buông nhưng vẫn cho thấy được quan điểm trước sau như một của nước này về vấn đề Biển Đông.
An Nhiên
Song Phương chuyểnBàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Tục Đốt Vàng Mã" - By HT Tố Liên / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
John Kerry để Vương Nghị chờ nửa tiếng: Ẩn ý người Mỹ?
Sự việc xảy ra hôm 9/8 bên lề hội nghị các ngoại trưởng ASEAN tại Myanmar. Ông Vương Nghị đã bực mình buông lời trách: "Ngài đến muộn đấy!" khi ông Kerry đến trễ hơn nửa tiếng đồng hồ trong cuộc họp song phương.
Đáp lại, Ngoại trưởng Mỹ đã cười bẽn lẽn sau đó lên tiếng xin lỗi: "Tôi rất, rất xin lỗi", đồng thời có hành động le lưỡi trong lúc bắt tay chụp ảnh với ông Vương Nghị.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bắt tay người đồng cấp bên phía Trung Quốc Vương Nghị tại hội nghị các ngoại trưởng ASEAN ở Myanmar hôm 9/8 - Ảnh: Reuters |
Không biết cố tình hay cố ý nhưng rõ ràng đây là một sự không bình thường mà nhiều người cho rằng đấy là "ngoại giao kiểu Mỹ", thậm chí có người so sánh sự chậm trễ này với việc hay đến trễ của Tổng thống Nga Putin.
Truyền thông quốc tế từng tốn giấy mực về việc Tổng thống Nga Putin cũng hay đến trễ trong các sự kiện. Cuối năm ngoái, ông Putin đã đến muộn tới 50 phút trong cuộc gặp với Giáo hoàng Francis ở Vatican.
Trước đó, ông Putin cũng bị báo giới Hàn Quốc phàn nàn khi để Tổng thống Park Geun-hye phải đợi 30 phút khi ông công du Seoul hồi đầu tháng 11. Trong lần gặp Nữ hoàng Anh II năm 2003, ông Putin muộn 14 phút. Còn trong cuộc gặp với Thủ tướng Đức Angela Merkel năm 2012, ông Putin cũng để nhà lãnh đạo Đức đợi 40 phút. Trong cuộc đàm phán về Syria với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ông tới muộn 3 tiếng. Ngay cả khi hẹn hò với vợ cũ của ông, bà Lyudmila, ông Putin cũng thường xuyên khiến bà phải đợi chờ.
Mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhất là khi việc trễ hẹn của ông Putin cho thấy dường như nó đã là thói quen. Còn trong trường hợp của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry là sự "xưa nay hiếm". Có ý kiến cho rằng, có vẻ như người Mỹ muốn thử "giỡn mặt" Trung Quốc xem phản ứng của họ ra sao, đồng thời muốn cho Trung Quốc thấy đâu mới là nước lớn.
Mỹ đã thể hiện vai trò đảm bảo an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương khi bước vào cuộc họp Ngoại trưởng John Kerry đã kêu gọi chấm dứt những hành động có thể làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn đang căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước ở Biển Đông.
Trước đó, tiếp tục thể hiện quan điểm trung lập của Mỹ đối với các tranh chấp trên Biển Đông, ông Kerry chính thức khẳng định sẽ không có một "cuộc đấu" giữa hai siêu cường thế giới.
"Nước Mỹ không muốn đối đầu với Trung Quốc. Nhưng chúng tôi có hàng loạt các lợi ích và nguyên tắc trong cách thức tiếp cận với ASEAN, khu vực đang có nhiều mâu thuẫn với Trung Quốc".
Thay vì những hành động kèm tuyên bố cứng rắn trước đây, có vẻ như nước Mỹ đang thử thay đổi phương thức ngoại giao với Trung Quốc theo kiểu mềm nắn, rắn buông nhưng vẫn cho thấy được quan điểm trước sau như một của nước này về vấn đề Biển Đông.
An Nhiên
Song Phương chuyển