Kinh Đời
KỀN KỀN
7-7-2016
Bây giờ, nói đến thuật ngữ kền kền, người ta nghĩ ngay đến các nhà báo chuyên lợi dụng “quyền lực thứ tư” của mình để tống tiền hoặc làm hại cho các cá nhân hoặc tập thể, doanh nghiệp… Tuy nhiên, bài viết này nói về một kỉ niệm gắn với từ kền kền theo một kiểu khác.
Hồi đó, bệnh viện tôi có qui định, bất kì bệnh nhân nào tử vong, sẽ phải mổ xác. Vì vậy mới có chuyện “cướp” xác mà tôi đã từng kể. Việc mổ xác có một lợi ích vô cùng to lớn, là nó kiểm tra lại chẩn đoán và cách thức điều trị của bác sĩ. Tôi thường xuyên theo dõi mổ xác những ca bệnh tử vong mà mình có liên quan hoặc quan tâm.
Tôi thường xuyên canh giờ mổ xác để xuống phòng, xem lại xem chẩn đoán có chính xác không, mổ có đúng chỗ, đúng bệnh không, và đặc biệt, bệnh nhân chết vì gì. Tuy nhiên, có nhiều ca phải chờ công an vô thì mới mổ xác được. Và thường thì công an sẽ không vô cho đến giờ nghỉ trưa, hẹn đầu giờ chiều mới vô để chứng kiến mổ xác. Nhưng tất cả những ca ấy, chỉ cần tôi bước ra khỏi phòng chừng 10 phút là ca mổ xác đã tiến hành xong và công an cũng đã ra về. Tôi không có dịp chứng kiến xem bệnh nhân chết vì cái gì.
Một hôm, một gia đình bệnh nhân mời chúng tôi đi ăn trưa, tại một nhà hàng khá sang trọng ngay gần bệnh viện. Hồi ấy, gần như không có bác sĩ nào có đủ khả năng để tự vào ăn nhậu tại những nhà hàng sang trọng như vậy. Chỉ vài đàn anh lớn, có phòng mạch, mới có tiền, nhưng họ cũng ít khi nào vào những chỗ ấy.
Chúng tôi gặp nhiều người của khoa Giải phẫu bệnh (GPB – khoa phụ trách việc mổ xác), từ bác sĩ, kĩ thuật viên người vận chuyển xác… ngồi ăn ở đó. Khi đó, tôi luôn nghĩ họ là những người rất khổ. Khi thân nhân bệnh nhân gặp họ thì bệnh nhân đã chết rồi, đâu có ai biết họ là ai mà cám ơn.
Sau nhiều lần thắc mắc, một đàn anh mới giải thích cho tôi. Đó là những con kền kền. Họ nhậu từ tiền không mổ xác. Thì ra chẳng có công an nào chứng kiến cả. Họ đuổi tôi ra, để nhanh chóng hoàn tất biên bản mổ xác mà thực tế là không mổ, theo đặt hàng của người nhà. Và họ nhận một số tiền từ đó. Cái nhà hàng mà sau bao nhiêu tháng ra trường tôi mới được bước chân vào lần đầu tiên, là nơi mà trưa nào các anh cũng họp mặt.
Các bác sĩ nghĩ ra một cách, đó là nặng xin về. Khi bệnh nhân nặng, không còn khả năng cứu chữa, các bác sĩ khuyên gia đình kí cam kết, xin đưa bệnh nhân về. Tôi cũng đã từng làm việc đó, với suy nghĩ giúp cho gia đình người bệnh tránh được bầy kền kền. Những câu chuyện lan truyền trong nhân viên bệnh viện, rằng gia đình bệnh nhân bị bắt phải mua hòm với giá trên trời thì mới được cho phép lấy xác ra, vì những qui định về vệ sinh.
Khi giám đốc mới nhậm chức, một cuộc chiến cực kì căng thẳng, phải có sự can thiệp của bao nhiêu ô dù mà giám đốc mới mới có thể dẹp được ổ kền kền nói trên. Khoa GPB lột xác hoàn toàn. Gia đình bệnh nhân không còn bị bắt chẹt chuyện mổ xác hay mang xác về nữa.
Hồi đó, nhà xác của bệnh viện nằm bên ngoài bệnh viện, nên phải có xe chở từ phòng lạnh của khoa GPB qua nhà xác. Xác được chở bằng xe chuyên dùng. Xe cấp cứu không dùng để chở xác. Mấy anh em lái xe của bệnh viện kể, gặp bệnh nhân nặng chết trên xe, các anh em phải cúng bái dữ dội lắm, cầu cho chở bệnh nhân được yên ổn.
Sau này, một bữa đi công tác tỉnh bằng xe bệnh viện, tôi mới được biết, các xe cấp cứu của bệnh viện đều chở xác về nhà bệnh nhân. Mỗi chuyến đi như vậy sẽ được trả tiền. Và nhiều anh em hùn nhau mua xe để chở bệnh nhân hay chở xác về nhà.
Một bệnh nhân của tôi khi bệnh nặng, gia đình muốn mang xe nhà vào chở người bệnh nặng về. Họ rất lo lắng và nhờ tôi can thiệp. Tôi không nghĩ ra lí do gì để phải can thiệp. Khi tôi kể cho anh đội trưởng đội xe, tôi mới biết là ở một số bệnh viện, việc chở bệnh nhân nặng xin về, và bệnh nhân tử vong, bị bắt buộc phải hợp đồng (có trả tiền) với xe do bệnh viện quản lí.
Khi tôi thấy những chiếc xe cấp cứu từ thiện chạy ngoài đường, tôi rất mừng vì những người nghèo có xe chuyển bệnh khi cần. Một hôm, một người đến gặp tôi, nhờ phòng khám đứng tên, giúp họ mua một xe cấp cứu, để chở bệnh nhân từ thiện. Một người bạn biết chuyện liền ngăn tôi lại. Anh ấy nói: “Thế anh tưởng mấy cái xe từ thiện đó là từ thiện thật à”.
Sau khi tôi dùng “thủ thuật” điều tra, người đàn ông đề nghị phòng khám tôi đứng tên cho anh ấy mua xe cấp cứu cho biết, anh ta mua xe để kinh doanh, và đồng ý chi tiền cho tôi nếu tôi giúp anh ta đứng tên mua xe cấp cứu để kinh doanh dưới danh nghĩa từ thiện.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
KỀN KỀN
7-7-2016
Bây giờ, nói đến thuật ngữ kền kền, người ta nghĩ ngay đến các nhà báo chuyên lợi dụng “quyền lực thứ tư” của mình để tống tiền hoặc làm hại cho các cá nhân hoặc tập thể, doanh nghiệp… Tuy nhiên, bài viết này nói về một kỉ niệm gắn với từ kền kền theo một kiểu khác.
Hồi đó, bệnh viện tôi có qui định, bất kì bệnh nhân nào tử vong, sẽ phải mổ xác. Vì vậy mới có chuyện “cướp” xác mà tôi đã từng kể. Việc mổ xác có một lợi ích vô cùng to lớn, là nó kiểm tra lại chẩn đoán và cách thức điều trị của bác sĩ. Tôi thường xuyên theo dõi mổ xác những ca bệnh tử vong mà mình có liên quan hoặc quan tâm.
Tôi thường xuyên canh giờ mổ xác để xuống phòng, xem lại xem chẩn đoán có chính xác không, mổ có đúng chỗ, đúng bệnh không, và đặc biệt, bệnh nhân chết vì gì. Tuy nhiên, có nhiều ca phải chờ công an vô thì mới mổ xác được. Và thường thì công an sẽ không vô cho đến giờ nghỉ trưa, hẹn đầu giờ chiều mới vô để chứng kiến mổ xác. Nhưng tất cả những ca ấy, chỉ cần tôi bước ra khỏi phòng chừng 10 phút là ca mổ xác đã tiến hành xong và công an cũng đã ra về. Tôi không có dịp chứng kiến xem bệnh nhân chết vì cái gì.
Một hôm, một gia đình bệnh nhân mời chúng tôi đi ăn trưa, tại một nhà hàng khá sang trọng ngay gần bệnh viện. Hồi ấy, gần như không có bác sĩ nào có đủ khả năng để tự vào ăn nhậu tại những nhà hàng sang trọng như vậy. Chỉ vài đàn anh lớn, có phòng mạch, mới có tiền, nhưng họ cũng ít khi nào vào những chỗ ấy.
Chúng tôi gặp nhiều người của khoa Giải phẫu bệnh (GPB – khoa phụ trách việc mổ xác), từ bác sĩ, kĩ thuật viên người vận chuyển xác… ngồi ăn ở đó. Khi đó, tôi luôn nghĩ họ là những người rất khổ. Khi thân nhân bệnh nhân gặp họ thì bệnh nhân đã chết rồi, đâu có ai biết họ là ai mà cám ơn.
Sau nhiều lần thắc mắc, một đàn anh mới giải thích cho tôi. Đó là những con kền kền. Họ nhậu từ tiền không mổ xác. Thì ra chẳng có công an nào chứng kiến cả. Họ đuổi tôi ra, để nhanh chóng hoàn tất biên bản mổ xác mà thực tế là không mổ, theo đặt hàng của người nhà. Và họ nhận một số tiền từ đó. Cái nhà hàng mà sau bao nhiêu tháng ra trường tôi mới được bước chân vào lần đầu tiên, là nơi mà trưa nào các anh cũng họp mặt.
Các bác sĩ nghĩ ra một cách, đó là nặng xin về. Khi bệnh nhân nặng, không còn khả năng cứu chữa, các bác sĩ khuyên gia đình kí cam kết, xin đưa bệnh nhân về. Tôi cũng đã từng làm việc đó, với suy nghĩ giúp cho gia đình người bệnh tránh được bầy kền kền. Những câu chuyện lan truyền trong nhân viên bệnh viện, rằng gia đình bệnh nhân bị bắt phải mua hòm với giá trên trời thì mới được cho phép lấy xác ra, vì những qui định về vệ sinh.
Khi giám đốc mới nhậm chức, một cuộc chiến cực kì căng thẳng, phải có sự can thiệp của bao nhiêu ô dù mà giám đốc mới mới có thể dẹp được ổ kền kền nói trên. Khoa GPB lột xác hoàn toàn. Gia đình bệnh nhân không còn bị bắt chẹt chuyện mổ xác hay mang xác về nữa.
Hồi đó, nhà xác của bệnh viện nằm bên ngoài bệnh viện, nên phải có xe chở từ phòng lạnh của khoa GPB qua nhà xác. Xác được chở bằng xe chuyên dùng. Xe cấp cứu không dùng để chở xác. Mấy anh em lái xe của bệnh viện kể, gặp bệnh nhân nặng chết trên xe, các anh em phải cúng bái dữ dội lắm, cầu cho chở bệnh nhân được yên ổn.
Sau này, một bữa đi công tác tỉnh bằng xe bệnh viện, tôi mới được biết, các xe cấp cứu của bệnh viện đều chở xác về nhà bệnh nhân. Mỗi chuyến đi như vậy sẽ được trả tiền. Và nhiều anh em hùn nhau mua xe để chở bệnh nhân hay chở xác về nhà.
Một bệnh nhân của tôi khi bệnh nặng, gia đình muốn mang xe nhà vào chở người bệnh nặng về. Họ rất lo lắng và nhờ tôi can thiệp. Tôi không nghĩ ra lí do gì để phải can thiệp. Khi tôi kể cho anh đội trưởng đội xe, tôi mới biết là ở một số bệnh viện, việc chở bệnh nhân nặng xin về, và bệnh nhân tử vong, bị bắt buộc phải hợp đồng (có trả tiền) với xe do bệnh viện quản lí.
Khi tôi thấy những chiếc xe cấp cứu từ thiện chạy ngoài đường, tôi rất mừng vì những người nghèo có xe chuyển bệnh khi cần. Một hôm, một người đến gặp tôi, nhờ phòng khám đứng tên, giúp họ mua một xe cấp cứu, để chở bệnh nhân từ thiện. Một người bạn biết chuyện liền ngăn tôi lại. Anh ấy nói: “Thế anh tưởng mấy cái xe từ thiện đó là từ thiện thật à”.
Sau khi tôi dùng “thủ thuật” điều tra, người đàn ông đề nghị phòng khám tôi đứng tên cho anh ấy mua xe cấp cứu cho biết, anh ta mua xe để kinh doanh, và đồng ý chi tiền cho tôi nếu tôi giúp anh ta đứng tên mua xe cấp cứu để kinh doanh dưới danh nghĩa từ thiện.