Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Kỷ niệm 30/4: Buồn nhiều hơn vui

Trong khi hai nước cựu thù (Mỹ và Việt Nam) đã bình thường hóa, và đang trở thành đối tác chiến lược, thì người Việt vẫn chưa thể hòa giải được với nhau, dù với người còn sống hay đã chết. Không những thế, người Việt trong cùng một bên

Kỷ niệm 30/4: Buồ

n nhiều hơn vui

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

.Trong khi hai nước cựu thù (Mỹ và Việt Nam) đã bình thường hóa, và đang trở thành đối tác chiến lược, thì người Việt vẫn chưa thể hòa giải được với nhau, dù với người còn sống hay đã chết. Không những thế, người Việt trong cùng một bên, thậm chí cùng một đảng, cũng mâu thuẫn nặng nề, coi nhau như kẻ thù không nhìn mặt. Phải chăng cực đoan và thù hận là di sản của chiến tranh, đã ăn vào máu người Việt, như một nghiệp chướng? (Nguyễn Quang Dy)

.KD: Tác giả Nguyễn Quang Dy vừa gửi cho Blog bài viết này- một nỗi niềm trong Ngày 30/4. Vì sao người Việt khó có được sự hòa hợp và hòa thuận? Ai có thể trả lời được?

.Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

———————-

Hàng tháng nay, báo chí trong và ngoài nước (đặc biệt là ở Mỹ) tiếp tục bình luận về chiến tranh Việt Nam, như “đến hẹn lại lên” (khi sắp đến 30/4). Hãng phim Florentine sắp chiếu (trên PBS,  9/2017) bộ phim tài liệu 10 tập “Vietnam War” (Ken Burns & Lynn Novick). Có lẽ “Bóng ma Viêt Nam” vẫn còn sống, tiếp tục ám ảnh người Mỹ và người Việt. 

Ngày 30/4/1975, khi cuộc chiến kết thúc, lúc chiếc xe tăng số 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập, và tổng thống cuối cùng của VNCH Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, tôi đang ngồi trong một phòng họp tại Amsterdam (dự một hội nghị quốc tế vì hòa bình). Tôi đã khóc vì cuộc chiến đẫm máu kết thúc, dù chưa biết các bạn tôi trong “trại David” sống chết ra sao khi sân bay Tân Sơn Nhất bị pháo kích. Đáng nhẽ lúc đó tôi còn trong đó cùng với họ, nếu số phận không lôi tôi ra khỏi đó sớm hơn dự kiến. Một cảm giác vui buồn lẫn lộn

Ngày 30/4/1985, tôi vào Sài Gòn để tham gia sự kiện “kỷ niệm 10 năm kết thúc chiến tranh”. Đó là một kỷ niệm khó quên khi lần đầu tiên sau chiến tranh, mấy trăm nhà báo Mỹ đã quay trở lại, và Việt Nam lại xuất hiện trên màn hình radar quốc tế. Người ta gọi đó là “cuộc đổ bộ” của báo chí Mỹ (US media invasion), một sự kiện làm nhiều người buồn vui lẫn lộn, như báo hiệu đất nước đang trở mình đổi mới (tại Đại hội Đảng VI, tháng 12/1986).

Ngày 30/4/1995, nhân dịp “kỷ niệm 20 năm kết thúc chiến tranh”, tôi đã nhận lời tham gia một nhóm nhà báo làm diễn giả tại các sự kiện kỷ niệm ngày 30/4 tại Mỹ và Việt Nam. Đó là một dịp để nhìn lại quá khứ và nhìn tới tương lai, khi bình thường hóa Mỹ-Việt đang trở thành hiện thực, sau khi tiến trình đó đã thất bại hai lần (năm 1978 và năm 1993).

Năm 1995, Robert McNamara xuất bản cuốn sách “Hồi tưởng” (“In Retrospect: the Tragedy and Lessons of Vietnam”, Robert McNamara, Vintage Books, 1995). Trong cuốn sách đó, McNamara đã “thừa nhận 11 sai lầm” trong Chiến tranh Việt Nam. Nhưng tại sao ông ấy phải chờ 30 năm sau mới nhận ra và thừa nhận sai lầm mà George Ball (nguyên thứ trưởng Ngoại giao) đã nhận ra từ trước khi tổng thống John Kennedy quyết định can thiệp vào Việt Nam? George Ball đã cố khuyên can tổng thống từ bỏ ý định đưa quân chiến đấu vào Việt Nam, nhưng lúc đó không ai thèm nghe ông ấy (trong đó có McNamara). Nên nhớ lúc đó McNamara là một trong những người Mỹ “thông minh và tài giỏi nhất” (“the Best and the Brightest”, David Halberstam, Random House, 1972). Phải chăng đó chính là sự “Ngạo mạn về Quyền lực” (“the Arrogance of Power”, William Fulbright, Random House, 1967)?  

Nhiều người Mỹ gọi thái độ ứng xử đó của McNamara là thiếu tử tế (indecent). Tôi tán thành và (trong một buổi nói chuyện tại Mỹ) đã nói rằng nếu 20 năm sau chúng ta vẫn nói về quá khứ mà không nói về tương lai, thì cũng là thiếu tử tế và thiếu khôn ngoan. Tôi nói rằng đây có thể là lần cuối cùng tôi tham gia bàn luận về “ngày kết thúc chiến tranh”. Từ đó tôi không tham gia các lần kỷ niệm sau này, mặc dù các bạn báo chí còn sống sót (gọi là “Old Hacks”) vẫn tụ tập tại Sài Gòn vào ngày 30/4. Nếu buộc phải có mặt thì tôi sẽ không nói gì.

Cách đây 2 năm, nhân kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh, tôi đã viết 2 bài về hậu họa của  chiến tranh (“40 năm sau: Hệ quả Chiến tranh”, Viet-studies, 30/4/2015 và “40 năm: Lịch sử đang lặp lại”, Việt-studies, 24/6/2015). Điều đáng nói là 40 năm sau, người Mỹ và người Việt cuối cùng đang làm những gì mà đáng lẽ họ phải làm từ năm 1978 khi hai nước đã tiến gần đến bình thường hóa (chỉ còn gang tấc). Nhưng đáng tiếc là điều đó đã không xảy ra, cho tới năm 1995 (mới bắt đầu) và năm 2016 mới thực sự bình thường hóa, khi tổng thống Obama sang thăm Việt Nam và tuyên bố bỏ hoàn toàn “cấm vận vũ khí” (arms ban).    

Nay 42 năm đã trôi qua, nhưng “Bóng ma Việt Nam” vẫn chưa chết, tiếp tục ám ảnh nước Mỹ và Việt Nam. Đại học Fulbright (FUV) là một câu chuyện hay đáng mừng, nhưng Bob Kerey là một câu chuyện dở đáng lo, như bị ma ám. Đó là một thực tế đáng buồn. Nước Mỹ thời Donald Trump đầy bất ổn, như có nội chiến. Tại Việt Nam các phe phái và các nhóm lợi ích tiếp tục tranh giành quyền lực quyết liệt cũng như có nội chiến, dù người ta có thừa nhận hay không. Tiếng súng Yên Bái (8/2016) là một cảnh báo về cực đoan và bạo lực. Trong khi thảm họa môi trường Miền Trung do Formosa gây ra (4/2016) làm cả nước khủng hoảng, sự cố Đồng Tâm đã làm cả nước bức xúc, cho đến khi quả bom được tháo ngòi (22/4/2017). Hội nghi Trung ương 5 & 6 cũng như một “Đại hội Giữa kỳ”, không khác Đại hội XII.     

Cộng đồng người Việt tại Mỹ vẫn đang tiếp tục bị phân hóa, sau khi PBS chiếu bộ phim tài liệu “Terror in Little Saigon” (Frontline & ProPublica, PBS, 3/11/2015) liên quan đến vụ sát hại 5 ký giả gốc Việt tại Mỹ (cách đây hơn 30 năm, nghi là do “K-9” của “Mặt Trận” gây Ra). Gần hai năm qua, Nguyễn Thanh Tú (con trai ký giả Đạm Phong) đã tiếp tục điều tra để tố giác kẻ chủ mưu, để “tìm công lý cho cha”. Trong một cuộc họp báo tại Little Sài Gòn (17/3/2017) Nguyễn Thanh Tú đã tố cáo đích danh “Việt Tân” đã sát hại cha mình.  

Trong khi hai nước cựu thù (Mỹ và Việt Nam) đã bình thường hóa, và đang trở thành đối tác chiến lược, thì người Việt vẫn chưa thể hòa giải được với nhau, dù với người còn sống hay đã chết. Không những thế, người Việt trong cùng một bên, thậm chí cùng một đảng, cũng mâu thuẫn nặng nề, coi nhau như kẻ thù không nhìn mặt. Phải chăng cực đoan và thù hận là di sản của chiến tranh, đã ăn vào máu người Việt, như một nghiệp chướng?      

Năm 2005, ông Võ Văn Kiệt nói, “Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”. Đó là một suy nghĩ đúng, dù muộn còn hơn không. Nhưng đáng tiếc suy nghĩ đó chỉ là một thiểu số trong một đất nước mà tư duy cực đoan và hận thù vẫn còn ngự trị giới cầm quyền. Tranh giành quyền lực giữa các nhóm lợi ích vẫn đang diễn ra quyết liệt như nội chiến, nên buồn nhiều hơn vui. 

NQD. 30/4/2017

https://kimdunghn.wordpress.com/2017/04/30/ky-niem-304-buon-nhieu-hon-vui/

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Kỷ niệm 30/4: Buồn nhiều hơn vui

Trong khi hai nước cựu thù (Mỹ và Việt Nam) đã bình thường hóa, và đang trở thành đối tác chiến lược, thì người Việt vẫn chưa thể hòa giải được với nhau, dù với người còn sống hay đã chết. Không những thế, người Việt trong cùng một bên

Kỷ niệm 30/4: Buồ

n nhiều hơn vui

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

.Trong khi hai nước cựu thù (Mỹ và Việt Nam) đã bình thường hóa, và đang trở thành đối tác chiến lược, thì người Việt vẫn chưa thể hòa giải được với nhau, dù với người còn sống hay đã chết. Không những thế, người Việt trong cùng một bên, thậm chí cùng một đảng, cũng mâu thuẫn nặng nề, coi nhau như kẻ thù không nhìn mặt. Phải chăng cực đoan và thù hận là di sản của chiến tranh, đã ăn vào máu người Việt, như một nghiệp chướng? (Nguyễn Quang Dy)

.KD: Tác giả Nguyễn Quang Dy vừa gửi cho Blog bài viết này- một nỗi niềm trong Ngày 30/4. Vì sao người Việt khó có được sự hòa hợp và hòa thuận? Ai có thể trả lời được?

.Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

———————-

Hàng tháng nay, báo chí trong và ngoài nước (đặc biệt là ở Mỹ) tiếp tục bình luận về chiến tranh Việt Nam, như “đến hẹn lại lên” (khi sắp đến 30/4). Hãng phim Florentine sắp chiếu (trên PBS,  9/2017) bộ phim tài liệu 10 tập “Vietnam War” (Ken Burns & Lynn Novick). Có lẽ “Bóng ma Viêt Nam” vẫn còn sống, tiếp tục ám ảnh người Mỹ và người Việt. 

Ngày 30/4/1975, khi cuộc chiến kết thúc, lúc chiếc xe tăng số 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập, và tổng thống cuối cùng của VNCH Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, tôi đang ngồi trong một phòng họp tại Amsterdam (dự một hội nghị quốc tế vì hòa bình). Tôi đã khóc vì cuộc chiến đẫm máu kết thúc, dù chưa biết các bạn tôi trong “trại David” sống chết ra sao khi sân bay Tân Sơn Nhất bị pháo kích. Đáng nhẽ lúc đó tôi còn trong đó cùng với họ, nếu số phận không lôi tôi ra khỏi đó sớm hơn dự kiến. Một cảm giác vui buồn lẫn lộn

Ngày 30/4/1985, tôi vào Sài Gòn để tham gia sự kiện “kỷ niệm 10 năm kết thúc chiến tranh”. Đó là một kỷ niệm khó quên khi lần đầu tiên sau chiến tranh, mấy trăm nhà báo Mỹ đã quay trở lại, và Việt Nam lại xuất hiện trên màn hình radar quốc tế. Người ta gọi đó là “cuộc đổ bộ” của báo chí Mỹ (US media invasion), một sự kiện làm nhiều người buồn vui lẫn lộn, như báo hiệu đất nước đang trở mình đổi mới (tại Đại hội Đảng VI, tháng 12/1986).

Ngày 30/4/1995, nhân dịp “kỷ niệm 20 năm kết thúc chiến tranh”, tôi đã nhận lời tham gia một nhóm nhà báo làm diễn giả tại các sự kiện kỷ niệm ngày 30/4 tại Mỹ và Việt Nam. Đó là một dịp để nhìn lại quá khứ và nhìn tới tương lai, khi bình thường hóa Mỹ-Việt đang trở thành hiện thực, sau khi tiến trình đó đã thất bại hai lần (năm 1978 và năm 1993).

Năm 1995, Robert McNamara xuất bản cuốn sách “Hồi tưởng” (“In Retrospect: the Tragedy and Lessons of Vietnam”, Robert McNamara, Vintage Books, 1995). Trong cuốn sách đó, McNamara đã “thừa nhận 11 sai lầm” trong Chiến tranh Việt Nam. Nhưng tại sao ông ấy phải chờ 30 năm sau mới nhận ra và thừa nhận sai lầm mà George Ball (nguyên thứ trưởng Ngoại giao) đã nhận ra từ trước khi tổng thống John Kennedy quyết định can thiệp vào Việt Nam? George Ball đã cố khuyên can tổng thống từ bỏ ý định đưa quân chiến đấu vào Việt Nam, nhưng lúc đó không ai thèm nghe ông ấy (trong đó có McNamara). Nên nhớ lúc đó McNamara là một trong những người Mỹ “thông minh và tài giỏi nhất” (“the Best and the Brightest”, David Halberstam, Random House, 1972). Phải chăng đó chính là sự “Ngạo mạn về Quyền lực” (“the Arrogance of Power”, William Fulbright, Random House, 1967)?  

Nhiều người Mỹ gọi thái độ ứng xử đó của McNamara là thiếu tử tế (indecent). Tôi tán thành và (trong một buổi nói chuyện tại Mỹ) đã nói rằng nếu 20 năm sau chúng ta vẫn nói về quá khứ mà không nói về tương lai, thì cũng là thiếu tử tế và thiếu khôn ngoan. Tôi nói rằng đây có thể là lần cuối cùng tôi tham gia bàn luận về “ngày kết thúc chiến tranh”. Từ đó tôi không tham gia các lần kỷ niệm sau này, mặc dù các bạn báo chí còn sống sót (gọi là “Old Hacks”) vẫn tụ tập tại Sài Gòn vào ngày 30/4. Nếu buộc phải có mặt thì tôi sẽ không nói gì.

Cách đây 2 năm, nhân kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh, tôi đã viết 2 bài về hậu họa của  chiến tranh (“40 năm sau: Hệ quả Chiến tranh”, Viet-studies, 30/4/2015 và “40 năm: Lịch sử đang lặp lại”, Việt-studies, 24/6/2015). Điều đáng nói là 40 năm sau, người Mỹ và người Việt cuối cùng đang làm những gì mà đáng lẽ họ phải làm từ năm 1978 khi hai nước đã tiến gần đến bình thường hóa (chỉ còn gang tấc). Nhưng đáng tiếc là điều đó đã không xảy ra, cho tới năm 1995 (mới bắt đầu) và năm 2016 mới thực sự bình thường hóa, khi tổng thống Obama sang thăm Việt Nam và tuyên bố bỏ hoàn toàn “cấm vận vũ khí” (arms ban).    

Nay 42 năm đã trôi qua, nhưng “Bóng ma Việt Nam” vẫn chưa chết, tiếp tục ám ảnh nước Mỹ và Việt Nam. Đại học Fulbright (FUV) là một câu chuyện hay đáng mừng, nhưng Bob Kerey là một câu chuyện dở đáng lo, như bị ma ám. Đó là một thực tế đáng buồn. Nước Mỹ thời Donald Trump đầy bất ổn, như có nội chiến. Tại Việt Nam các phe phái và các nhóm lợi ích tiếp tục tranh giành quyền lực quyết liệt cũng như có nội chiến, dù người ta có thừa nhận hay không. Tiếng súng Yên Bái (8/2016) là một cảnh báo về cực đoan và bạo lực. Trong khi thảm họa môi trường Miền Trung do Formosa gây ra (4/2016) làm cả nước khủng hoảng, sự cố Đồng Tâm đã làm cả nước bức xúc, cho đến khi quả bom được tháo ngòi (22/4/2017). Hội nghi Trung ương 5 & 6 cũng như một “Đại hội Giữa kỳ”, không khác Đại hội XII.     

Cộng đồng người Việt tại Mỹ vẫn đang tiếp tục bị phân hóa, sau khi PBS chiếu bộ phim tài liệu “Terror in Little Saigon” (Frontline & ProPublica, PBS, 3/11/2015) liên quan đến vụ sát hại 5 ký giả gốc Việt tại Mỹ (cách đây hơn 30 năm, nghi là do “K-9” của “Mặt Trận” gây Ra). Gần hai năm qua, Nguyễn Thanh Tú (con trai ký giả Đạm Phong) đã tiếp tục điều tra để tố giác kẻ chủ mưu, để “tìm công lý cho cha”. Trong một cuộc họp báo tại Little Sài Gòn (17/3/2017) Nguyễn Thanh Tú đã tố cáo đích danh “Việt Tân” đã sát hại cha mình.  

Trong khi hai nước cựu thù (Mỹ và Việt Nam) đã bình thường hóa, và đang trở thành đối tác chiến lược, thì người Việt vẫn chưa thể hòa giải được với nhau, dù với người còn sống hay đã chết. Không những thế, người Việt trong cùng một bên, thậm chí cùng một đảng, cũng mâu thuẫn nặng nề, coi nhau như kẻ thù không nhìn mặt. Phải chăng cực đoan và thù hận là di sản của chiến tranh, đã ăn vào máu người Việt, như một nghiệp chướng?      

Năm 2005, ông Võ Văn Kiệt nói, “Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”. Đó là một suy nghĩ đúng, dù muộn còn hơn không. Nhưng đáng tiếc suy nghĩ đó chỉ là một thiểu số trong một đất nước mà tư duy cực đoan và hận thù vẫn còn ngự trị giới cầm quyền. Tranh giành quyền lực giữa các nhóm lợi ích vẫn đang diễn ra quyết liệt như nội chiến, nên buồn nhiều hơn vui. 

NQD. 30/4/2017

https://kimdunghn.wordpress.com/2017/04/30/ky-niem-304-buon-nhieu-hon-vui/

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm