Kinh Đời
LOUISIANA, VÙNG ĐẤT HỒI SINH
Tôi có dịp đi đi lại lại tiểu bang Louisiana khá nhiều lần, và lần gần nhất chỉ cách đây vài ngày, nhưng sau vụ Katrina tới gần 8 năm.
“Katrina” là tên phụ nữ, rất thông dụng ở Thuỵ Điển, Anh, Đức, Hoà Lan và Hi-lạp, bắt nguồn từ Katherine, có nghĩa là “thuần chất, tinh khiết”. Tháng 8 năm 2005, trận bão biển cấp 5 mang cùng tên với sức gió 175 dặm (280 cây số) giờ đã tàn phá tiểu bang Louisiana của Mỹ, giết chết 1836 người, 705 mất tích, thiệt hại 108 tỉ – tàn khốc nhất trong lịch sử thiên tai của quốc gia này.
Dù vậy, trước Katrina và ngay cả sau Katrina, Louisiana vẫn là vùng đất cưu mang trên 20 ngàn người Việt tị nạn, cư trú đông nhất ở thành phố New Orleans (14 ngàn), thủ phủ Baton Rouge (3500), các thị trấn Amelia (440 người, 18% dân số), Avondale (548 người, 11% dân số), Henderson (150 người, 9% dân số), và Terre Bone, Plaquemines, La fourche, Caddo, Rapides, Ibenia, St. Bernard, v.v.
Người Việt thích cư trú tại các tiểu bang ven Thái Bình Dương (Washington, Oregon, California), vùng vịnh Mễ-tây-cơ (Texas, Louisiana, Mississippi), hay vùng Đông Nam ven Đại Tây Dương (Florida, South Carolina, North Caroline), vì ấm áp, phần lớn cây cỏ nhiệt đới có thể sống được. Trong những vùng này, phần phía Nam của Louisiana thuộc zone 9-b trên bản đồ thảo mộc, chỉ thua cực nam của Florida (zone 10), đối với tôi, vốn thích trồng trọt, quả là thiên đường hạ giới!
Louisiana vốn là đất của thổ dân Chawasha (vùng Terrebone), Yagenechito (vùng phía Đông tiểu bang), Bayougoula (vùng Baton Rouge) và Mougoulacah (vùng Tammany). Người Tây-ban-nha đầu tiên tới đây là Panfilo Narváez vào năm 1528, nhưng chỉ thám hiểm mà thôi. Người Pháp đầu tiên tới và đặt tên “Louisiana” là Robert Cavelier de La Salle, năm 1682, thời Louis XIV. Ông La Salle nhận toàn vùng Louisiana, Mississippi, Arkansas, Oklahoma, Missouri, Kansas, Nebraska, Iowa, Illinois, Indiana, Michigan, Wisconsin, Minnesota, North Dakota và South Dakota vào chủ quyền của Pháp. Trải qua bao nhiêu biến thiên, Anh quốc, Tây-ban-nha và Pháp lần lượt cai trị vùng này để cuối cùng, Tổng thống thứ ba của Mỹ là Thomas Jefferson đã mua lại từ tay nước Pháp. Ngày 30 tháng 4 năm 1812, Louisiana trở thành tiểu bang thứ 18 của Mỹ. Cũng là 30 tháng 4, nhưng với người ta, là một ngày vui!
Ở Louisiana tôi có ba nhóm bạn: đồng môn trường Bộ binh Thủ Đức với anh Huỳnh Hồng Quân, văn hữu trong Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại và Hội Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong với quí vị Trường Sơn Lê Xuân Nhị, Phạm Thiên Lý, Vũ Châu Sa,.. và ông bạn đồng sáng lập Phong Trào Hưng Ca Việt Nam từ 1985, đồng thời cũng là thành viên của cả ba hội vừa nói, là nhạc-thi-sĩ Huỳnh Công Ánh.
Những ngày trở lại Louisiana thật ngắn, nhưng vui. Vui vì không khí ẩm ướt quen thuộc như ở quê nhà và vui vì bạn bè tụ hội. Ông lang tây Trần Văn Thuần bát thập và bông hồng hoàng phái của anh, chị Mỹ Chương, vẫn vững tay lái từ Houston sang thăm và cho nghe bài tình ca mới nhất của anh. Tôi thích ông lang Thuần ở chỗ anh cũng “thích đủ thứ” như tôi, nhưng đã thích môn nào thì chịu khó tới trường học cho tới nơi tới chốn, từ âm nhạc, nhiếp ảnh và bây giờ là hội hoạ. Đức hiếu học cộng với đức cầu toàn khiến nhưng tác phẩm của anh, dù làm chơi nhưng hay thiệt. Tôi không sinh hoạt trong lãnh vực Y khoa nên không biết khi anh “làm thiệt”, nó như thế nào, nhưng qua các môn chơi của anh thì quả tình, đáng nể.
Trường Sơn Lê Xuân Nhị mà tôi quen gọi là “Lê Capone” thì vẫn bét nhè như mọi khi, nhưng chỉ bét nhè bề ngoài, trong ruột rất tỉnh. Chúng tôi kéo tới nhà anh để thắp trên bàn thờ ngũ hổ tướng đã tuẫn tiết tháng 4 năm 1975. Anh làm bàn thờ và đi thưa về trình như sĩ quan thuộc cấp đối với đơn vị trưởng, như đàn em đối với đàn anh hay như con cái đối với cha mẹ.
Chúng tôi đi chào cờ đầu năm, xem hội chợ, ăn trưa ở Giáo xứ, coi hát ở “Hollywood”, ăn thịt heo rừng và cá mới bắt ở nhà anh Trần Tuấn Hùng (cháu cụ Hương, nguyên Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát ở Rạch Giá); uống cà phê pha theo công thức đặc biệt ở nhà anh Long (tù binh VC ở An Lộc từ 1972, tới 1980 mới được thả về), ngồi với chiến hữu và đi chơi French Quarter, thăm thú mọi nơi với anh Ánh, người mà cuộc đời sóng gió thăng trầm, vào sinh ra tử của anh có thể gom lại viết được cả một cuốn sách…
Rồi cũng tới lúc trở về xứ lạnh, sương mù giăng mắc khắp nơi.
Mỗi lần nhìn tuyết băng, co ro giữa mấy lần áo ngự hàn, lại muốn tìm về xứ ấm, dù là cái ấm tạm bợ, không phải cái ấm nơi mình đã ra đời, đã lớn lên, đã chiến đấu để gìn giữ, đã đau đớn khi mất đi và quặn lòng chờ đợi ngày về trong ánh sáng tự do trên cao và một lá cờ nhỏ thân thuộc đính trên ngực áo!
(nhn)
Vi Báo chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
LOUISIANA, VÙNG ĐẤT HỒI SINH
Tôi có dịp đi đi lại lại tiểu bang Louisiana khá nhiều lần, và lần gần nhất chỉ cách đây vài ngày, nhưng sau vụ Katrina tới gần 8 năm.
“Katrina” là tên phụ nữ, rất thông dụng ở Thuỵ Điển, Anh, Đức, Hoà Lan và Hi-lạp, bắt nguồn từ Katherine, có nghĩa là “thuần chất, tinh khiết”. Tháng 8 năm 2005, trận bão biển cấp 5 mang cùng tên với sức gió 175 dặm (280 cây số) giờ đã tàn phá tiểu bang Louisiana của Mỹ, giết chết 1836 người, 705 mất tích, thiệt hại 108 tỉ – tàn khốc nhất trong lịch sử thiên tai của quốc gia này.
Dù vậy, trước Katrina và ngay cả sau Katrina, Louisiana vẫn là vùng đất cưu mang trên 20 ngàn người Việt tị nạn, cư trú đông nhất ở thành phố New Orleans (14 ngàn), thủ phủ Baton Rouge (3500), các thị trấn Amelia (440 người, 18% dân số), Avondale (548 người, 11% dân số), Henderson (150 người, 9% dân số), và Terre Bone, Plaquemines, La fourche, Caddo, Rapides, Ibenia, St. Bernard, v.v.
Người Việt thích cư trú tại các tiểu bang ven Thái Bình Dương (Washington, Oregon, California), vùng vịnh Mễ-tây-cơ (Texas, Louisiana, Mississippi), hay vùng Đông Nam ven Đại Tây Dương (Florida, South Carolina, North Caroline), vì ấm áp, phần lớn cây cỏ nhiệt đới có thể sống được. Trong những vùng này, phần phía Nam của Louisiana thuộc zone 9-b trên bản đồ thảo mộc, chỉ thua cực nam của Florida (zone 10), đối với tôi, vốn thích trồng trọt, quả là thiên đường hạ giới!
Louisiana vốn là đất của thổ dân Chawasha (vùng Terrebone), Yagenechito (vùng phía Đông tiểu bang), Bayougoula (vùng Baton Rouge) và Mougoulacah (vùng Tammany). Người Tây-ban-nha đầu tiên tới đây là Panfilo Narváez vào năm 1528, nhưng chỉ thám hiểm mà thôi. Người Pháp đầu tiên tới và đặt tên “Louisiana” là Robert Cavelier de La Salle, năm 1682, thời Louis XIV. Ông La Salle nhận toàn vùng Louisiana, Mississippi, Arkansas, Oklahoma, Missouri, Kansas, Nebraska, Iowa, Illinois, Indiana, Michigan, Wisconsin, Minnesota, North Dakota và South Dakota vào chủ quyền của Pháp. Trải qua bao nhiêu biến thiên, Anh quốc, Tây-ban-nha và Pháp lần lượt cai trị vùng này để cuối cùng, Tổng thống thứ ba của Mỹ là Thomas Jefferson đã mua lại từ tay nước Pháp. Ngày 30 tháng 4 năm 1812, Louisiana trở thành tiểu bang thứ 18 của Mỹ. Cũng là 30 tháng 4, nhưng với người ta, là một ngày vui!
Ở Louisiana tôi có ba nhóm bạn: đồng môn trường Bộ binh Thủ Đức với anh Huỳnh Hồng Quân, văn hữu trong Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại và Hội Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong với quí vị Trường Sơn Lê Xuân Nhị, Phạm Thiên Lý, Vũ Châu Sa,.. và ông bạn đồng sáng lập Phong Trào Hưng Ca Việt Nam từ 1985, đồng thời cũng là thành viên của cả ba hội vừa nói, là nhạc-thi-sĩ Huỳnh Công Ánh.
Những ngày trở lại Louisiana thật ngắn, nhưng vui. Vui vì không khí ẩm ướt quen thuộc như ở quê nhà và vui vì bạn bè tụ hội. Ông lang tây Trần Văn Thuần bát thập và bông hồng hoàng phái của anh, chị Mỹ Chương, vẫn vững tay lái từ Houston sang thăm và cho nghe bài tình ca mới nhất của anh. Tôi thích ông lang Thuần ở chỗ anh cũng “thích đủ thứ” như tôi, nhưng đã thích môn nào thì chịu khó tới trường học cho tới nơi tới chốn, từ âm nhạc, nhiếp ảnh và bây giờ là hội hoạ. Đức hiếu học cộng với đức cầu toàn khiến nhưng tác phẩm của anh, dù làm chơi nhưng hay thiệt. Tôi không sinh hoạt trong lãnh vực Y khoa nên không biết khi anh “làm thiệt”, nó như thế nào, nhưng qua các môn chơi của anh thì quả tình, đáng nể.
Trường Sơn Lê Xuân Nhị mà tôi quen gọi là “Lê Capone” thì vẫn bét nhè như mọi khi, nhưng chỉ bét nhè bề ngoài, trong ruột rất tỉnh. Chúng tôi kéo tới nhà anh để thắp trên bàn thờ ngũ hổ tướng đã tuẫn tiết tháng 4 năm 1975. Anh làm bàn thờ và đi thưa về trình như sĩ quan thuộc cấp đối với đơn vị trưởng, như đàn em đối với đàn anh hay như con cái đối với cha mẹ.
Chúng tôi đi chào cờ đầu năm, xem hội chợ, ăn trưa ở Giáo xứ, coi hát ở “Hollywood”, ăn thịt heo rừng và cá mới bắt ở nhà anh Trần Tuấn Hùng (cháu cụ Hương, nguyên Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát ở Rạch Giá); uống cà phê pha theo công thức đặc biệt ở nhà anh Long (tù binh VC ở An Lộc từ 1972, tới 1980 mới được thả về), ngồi với chiến hữu và đi chơi French Quarter, thăm thú mọi nơi với anh Ánh, người mà cuộc đời sóng gió thăng trầm, vào sinh ra tử của anh có thể gom lại viết được cả một cuốn sách…
Rồi cũng tới lúc trở về xứ lạnh, sương mù giăng mắc khắp nơi.
Mỗi lần nhìn tuyết băng, co ro giữa mấy lần áo ngự hàn, lại muốn tìm về xứ ấm, dù là cái ấm tạm bợ, không phải cái ấm nơi mình đã ra đời, đã lớn lên, đã chiến đấu để gìn giữ, đã đau đớn khi mất đi và quặn lòng chờ đợi ngày về trong ánh sáng tự do trên cao và một lá cờ nhỏ thân thuộc đính trên ngực áo!
(nhn)
Vi Báo chuyển