Kinh Đời
Lão Tử: “Thuận theo tự nhiên” là đạo sinh tồn của nhân loại
Sự tuần hoàn của vạn vật trên thế giới này kỳ thực đều là có quy luật. Trong cuộc sống cũng vậy, có rất nhiều sự việc vốn thế nào thì sẽ là thế ấy. Nó không bị ràng buộc và thay đổi theo mục đích của con người. Giống như, hoa sẽ không bởi vì con người thích mà luôn luôn nở, ánh trăng cũng không bởi vì con người bất mãn mà vắng bóng.
Thời xưa, con người sống và hành xử đều là thuận theo tự nhiên, các thiền sư, những người ngộ Đạo lại càng hiểu thấu điều này.
Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm là đại sư nổi tiếng thời nhà Đường. Ông cùng với rất nhiều cao tăng có “sở trường” giỏi về việc dẫn dắt ngộ tính của các đồ đệ. Có một câu chuyện về ông và các đồ đệ, kể rằng:
Có một lần, thiền sư Duy Nghiễm dẫn hai vị đệ tử của ngài là Đạo Ngô và Vân Nham đi xuống núi. Trên đường đi, thiền sư Duy Nghiễm chỉ tay vào một cái cây khô trong rừng và hỏi: “Các con nói xem, cái cây này khô héo mới tốt hay là xanh tươi mới tốt?”
Đạo Ngô không nghĩ ngợi gì, lập tực trả lời: “Đương nhiên là xanh tươi mới tốt!”
Thiền sư Duy Nghiễm lắc đầu, nói: “Hết thảy phồn thịnh cuối cùng rồi cũng biến mất!”
Đến lúc này, câu trả lời dường như đã sáng tỏ, nên Vân Nham lập tức nói: “Theo con thì khô héo mới là tốt!”
Không ngờ, thiền sư Duy Nghiễm nghe xong vẫn lắc đầu. Ông nói: “Khô héo thì cuối cùng cũng trở thành quá khứ!”
Vừa hay lúc này có một vị tiểu hòa thượng đi qua nơi ba thầy trò họ đứng. Thiền sư Duy Nghiễm liền đem câu hỏi ấy để khảo nghiệm vị tiểu hòa thượng này.
Tiểu hòa thượng thông minh, chậm rãi và từ tốn nói: “Khô héo thì để nó khô héo, mà tươi tốt thì nên để nó tươi tốt!”
Thiền sư Duy Nghiễm vuốt cằm và khen ngợi: “Tiểu hòa thượng nói đúng lắm! Bất kể sự tình gì trên thế giới này đều nên là để cho nó tự nhiên, đừng chấp nhất, cố chấp. Đây mới là thái độ của tu hành!”
Lão Tử nói: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên.” Ý tứ chính là, người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự nhiên. Trên thế gian này, luật to lớn nhất chính là luật tự nhiên, luật của con người kỳ thực là rất nhỏ bé. Cho nên, “thuận theo tự nhiên” mới là đạo sinh tồn của nhân loại.
Quy luật tự nhiên là rộng lớn bao la mà cũng rất khắc nghiệt. “Phồn vinh, tươi tốt” cũng thế mà “tàn lụi, khô héo” cũng vậy, hết thảy cũng đều thuận theo thời gian mà cuối cùng biến mất.
Đời người, xinh đẹp, quyền lực, của cải, danh lợi đều chỉ bất quá là tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Con người hẳn là nên thuận theo tự nhiên mà sống, càng không nên làm trái ngược, truy cầu quá nhiều mà nhận lấy mệt mỏi và làm mê mất tâm linh của chính mình?
An Hòa (biên dịch)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Lão Tử: “Thuận theo tự nhiên” là đạo sinh tồn của nhân loại
Sự tuần hoàn của vạn vật trên thế giới này kỳ thực đều là có quy luật. Trong cuộc sống cũng vậy, có rất nhiều sự việc vốn thế nào thì sẽ là thế ấy. Nó không bị ràng buộc và thay đổi theo mục đích của con người. Giống như, hoa sẽ không bởi vì con người thích mà luôn luôn nở, ánh trăng cũng không bởi vì con người bất mãn mà vắng bóng.
Thời xưa, con người sống và hành xử đều là thuận theo tự nhiên, các thiền sư, những người ngộ Đạo lại càng hiểu thấu điều này.
Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm là đại sư nổi tiếng thời nhà Đường. Ông cùng với rất nhiều cao tăng có “sở trường” giỏi về việc dẫn dắt ngộ tính của các đồ đệ. Có một câu chuyện về ông và các đồ đệ, kể rằng:
Có một lần, thiền sư Duy Nghiễm dẫn hai vị đệ tử của ngài là Đạo Ngô và Vân Nham đi xuống núi. Trên đường đi, thiền sư Duy Nghiễm chỉ tay vào một cái cây khô trong rừng và hỏi: “Các con nói xem, cái cây này khô héo mới tốt hay là xanh tươi mới tốt?”
Đạo Ngô không nghĩ ngợi gì, lập tực trả lời: “Đương nhiên là xanh tươi mới tốt!”
Thiền sư Duy Nghiễm lắc đầu, nói: “Hết thảy phồn thịnh cuối cùng rồi cũng biến mất!”
Đến lúc này, câu trả lời dường như đã sáng tỏ, nên Vân Nham lập tức nói: “Theo con thì khô héo mới là tốt!”
Không ngờ, thiền sư Duy Nghiễm nghe xong vẫn lắc đầu. Ông nói: “Khô héo thì cuối cùng cũng trở thành quá khứ!”
Vừa hay lúc này có một vị tiểu hòa thượng đi qua nơi ba thầy trò họ đứng. Thiền sư Duy Nghiễm liền đem câu hỏi ấy để khảo nghiệm vị tiểu hòa thượng này.
Tiểu hòa thượng thông minh, chậm rãi và từ tốn nói: “Khô héo thì để nó khô héo, mà tươi tốt thì nên để nó tươi tốt!”
Thiền sư Duy Nghiễm vuốt cằm và khen ngợi: “Tiểu hòa thượng nói đúng lắm! Bất kể sự tình gì trên thế giới này đều nên là để cho nó tự nhiên, đừng chấp nhất, cố chấp. Đây mới là thái độ của tu hành!”
Lão Tử nói: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên.” Ý tứ chính là, người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự nhiên. Trên thế gian này, luật to lớn nhất chính là luật tự nhiên, luật của con người kỳ thực là rất nhỏ bé. Cho nên, “thuận theo tự nhiên” mới là đạo sinh tồn của nhân loại.
Quy luật tự nhiên là rộng lớn bao la mà cũng rất khắc nghiệt. “Phồn vinh, tươi tốt” cũng thế mà “tàn lụi, khô héo” cũng vậy, hết thảy cũng đều thuận theo thời gian mà cuối cùng biến mất.
Đời người, xinh đẹp, quyền lực, của cải, danh lợi đều chỉ bất quá là tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Con người hẳn là nên thuận theo tự nhiên mà sống, càng không nên làm trái ngược, truy cầu quá nhiều mà nhận lấy mệt mỏi và làm mê mất tâm linh của chính mình?
An Hòa (biên dịch)