Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Lịch Sử Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Lịch Sử Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Mường Giang
Người Mỹ, dù thuộc thành phần hay thế hệ nào, trong thâm tâm ai cũng ao ước được một lần tới chiêm ngưỡng Nghĩa Trang Quốc Gia Hoa Kỳ tại Arlington, để biết ơn tấm lòng hy sinh cáo quý của những anh hùng đã xả thân hy sinh cho quốc dân gấm vốc. Trước tháng 5-1975, Nam VN cũng có một nghĩa trang Quốc Gia tại Biên Hòa, là chốn an giấc nghìn thu của hằng vạn chiến sĩ QLVNCH, đã hy sinh bản thân, gia đình mình, để ngăn chống lại cuộc xâm lăng của cộng sản đệ tam quốc tế. Tất cả muôn đời trong dòng lịch sử Việt, những chiến binh "vị quốc vong thân", còn ai xứng đáng hơn họ ?
Ðược thành lập vào năm 1965, giữa một khu đất rộng, nằm trên một ngọn đồi thấp , khoảng giữa xa lộ Biên Hòa-Sài Gòn. Khi VNCH bị cưỡng chiếm, trong nghĩa trang có hơn 16.000 mộ phần (8000 mộ đã xây xong), gồm đủ mọi binh chủng, thành phần, từ hàng binh sĩ tới cấp tướng. Ðã có 8 vị tướng lãnh được chôn tại đây (Tướng Trí, Hiếu, Ánh, Soạn, Ðổng, Phước..)
Ngoài các tướng lãnh khi qua phần với bất cứ lý do gì, được an giấc trong một khu vực riêng kế Ðài. Còn tất cả chiến sĩ QLVNCH, không phân biệt quân binh chủng, cấp bậc. Nghĩa trang QÐ Biên Hòa được hoàn thành qua sự phối họp của nhiều đơn vị gồm có:
Bộ Công Chánh, Trường Kỹ Thuật Phú Thọ, Cục Công Binh, Liên Ðoàn 5 Công Binh Kiến Tạo.. Riêng ĐĐ541 thuộc TĐ54CBKT l2 đơn vị trực tiếp thực hiện xây dựng. Khởi công từ tháng 11-1967 và dự trù hoàn tất vào ngày Quân Lực 19-6-1975. Theo tài liệu, thì Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa chiếm một diện tích 125 ha, có thể chôn được 30.000 phần mộ, chia thành những vòng cung, với những mộ phần mang danh hiệu như A1, A2.. B1, B2..
Tính đến tháng 4-1975 đã có hơn 16.000 chiến sĩ QLVNCH các cấp an giấc tại đây, trong số này hơn 8.000 ngôi mộ, đủ cấp bậc, đã xây cất hoàn toàn rất đẹp và trang trọng. Công trình xây cất nghĩa trang được dự trù sẽ khởi công tiếp giai đoạn 2, với ngân khoản lên tới 100 triệu tiền VNCH năm 1973, do Ðiệu Khắc Sư Lê Văn Mậu phụ trách trong 6 năm, để thực hiện một tác phẩm nghệ thuật vĩ đại, trên chiếc vành khăn tang, trên Nghĩa Dũng Ðài. Tác phẩm nghệ thuật này, sẽ ghi lại những trang lịch sử huy hoàng nhất trong dòng Việt Sử, gồm 16 giai đoạn quan trọng nhất, từ buổi bình minh các Tổ Hùng dựng nước Văn Lang.. cho tới các thành quả ngăn chống xâm lăng cộng sản của QLVNCH. Một công trình lịch sử vĩ đại, tiếc thay đã chìm theo giấc mơ quang phục và thống nhất đất nước, khi giặc Hồ tràn vào.
Sau ngày VNCH bị cưỡng chiếm, VC thẳng tay trả thù người sống lẫn kẻ chết. Hầu hết các nghĩa trang quân đội tại miền Nam từ Quảng Trị vào Hà Tiên, trong đó có Nghĩa Trang Quốc Gia Biên Hòa, đều bì dầy mồ, tàn phá đồng thời ngăn cấm gia đình thân nhân lính đến thăm viếng sửa sang mộ phần. Nhưng thê thảm nhất là việc mấy chục xác chết của tữ sĩ VNCH, còn quàng tại Ðại Ðội Chung Sự chưa kịp chôn cất thì mất nước. Sau đó VC bắt dân chúng đào ba hầm lớn, trên phần đất gần cuối nghĩa trang, đề vùi dập và san bằng không cho đắp mộ. Sau ngày 30-4-1975, VC cho xe tới kéo Tượng Thương Tiếc, đã bị xe tăng ủi sập từ trước, tới bỏ dưới sông Ðồng Nai trên xa lộ nhưng xe bị mắc lầy, vì vậy pho tượng được bỏ lại sát bờ sông. Năm 1976, VC lại kéo tượng bỏ trong sân vận động quận Dĩ An (Biên Hòa), sát Quốc Lộ 1 và không ai ngờ Tượng Người Lính này, lại trở nên thiêng liêng, được mọi người tới cúng vái cầu phước và xin bảo hộ. Chính vì vậy nên VC đem một thùng xe cũ tới úp kín pho tượng nhưng vẫn không ngăn cấm nổi mọi người tới cúng vái càng ngày càng thêm đông đảo, khiến cho VC ói gan, nên kéo đi mất dạng.
Lạ hơn là trong Nghĩa Trang, gần Trung Nghĩa Ðài, qua cuộc đời dâu bể trầm thống nhưng vẫn còn có một chòm bông giấy nhỏ, vẫn cứ vương mình tồn tại với thời gian. Theo những người biết chuyện, thì nơi này là phần mộ của Cố Trung Uý Phi Công Ngô Quang Lý, con trai trưởng của Cựu Ðại Tá Ngô Tấn Nghĩa, Tỉnh Trưởng Bình Thuận. Năm 1985, VC làm lễ ăn mừng 10 năm cưỡng chiếm được Miền Nam VN, có một số phóng viên ngoại quốc được mời vào quay phim chụp ảnh. Nhờ vậy Họ mới lẻn vào chụp lén được cảnh Nghĩa Trang bị tàn phá, đem ra ngoài phổ biến. Chắc vậy, nên VC mới đình chỉ hành động trả thù đê tiện trên. Sau đó là dịch vụ làm tiền của đảng, trả tiền cho cán bộ, để được dựng lại mộ bia và quét vôi mới trên các phần mộ đã bị đập phá trong máy năm vừa qua.
Cuối năm 1988, VC lai loan tin sẽ ủi bằng Nghĩa Trang QÐ Biên Hòa, nên thân nhân Lính kéo tới bốc hơn 2000 ngôi mộ cho người thân. Tóm lại Nghĩa Trang QÐ Biên Hoà bây giờ, cỏ cây lau sậy gần như bịt kín các lối đi, tất cả chỉ còn lại cảnh tiêu điều hoang phế, ai nhìn thấy cũng phải đau lòng. Năm 1978 em ruột Lê Ðức Thọ là Mai Chí Thọ, lúc đó làm thành ủy Sài Gòn, đã cùng với trùm công an Mười Hương, ra lệnh giải tỏa Nghĩa Trang Mạc Ðỉnh Chi nằm giữa hai con đường Hiền Vương và Phan Thanh Giản. Nói cho văn chương là giải tỏa để lấy đất làm Cung Thiếu Nhi Lê Văn Tám, nhưng theo Bùi Tín, thì mặt thật là cướp mộ. Ai cũng biết nghĩa trang này tuy chỉ có khoảng 300 ngôi mộ nhưng lại toàn là thành phần thượng lưu giàu có của Miền Nam lúc đó, nên đồ tẩn liệm trong quan tài, có rất nhiều châu báu vàng ngọc vô cùng quý giá. Nhờ vậy, Mai Chí Thọ cùng Mười Hương đã hốt của người chết rất nhiều vàng tiền.
Ký giả Gordon Dillow người Mỹ, trong một chuyến đi VN, ông đã tới tận Nghĩa Trang QÐ/VNCH ở Biên Hòa, nhìn tận mắt, nghe tại chỗ. Sau đó trở về Hoa Kỳ, đã viết một bài phóng sự, đăng trên tờ Orange Register ngày 22-3-1995, trùng họp với thời gian Cộng Ðồng Người Việt Tỵ Nạn đang xây dựng Ðài Tưởng Niệm Chiến Sĩ VNCH tại Little Sài Gòn. Ông viết "... Nhưng có lẽ không có nơi nào cần một Ðài Tưởng Niệm, cho bằng nơi một bãi đất ở Biên Hòa mà 20 năm trước, đây là Nghĩa Trang Quốc Gia lớn nhất, với Ðài Tưởng Niệm, dành cho các chiến sĩ Miền Nam VNCH chết trận. Bây giờ bãi đất này hoang vu, không được chăm sóc . Ðài tưởng niệm bị tróc sơn, hình thì không nguyên vẹn. Biết bao nhiêu mồ mả bị đào xới tan hoang, mất vĩnh viễn. Cũng theo bài viết, người ký giả Mỹ cho biết Cộng Sản đã cho khai quật nhiều ngôi mộ của QLVNCH, dùng dao đâm xác và móc mắt người đã chết, để trả thù ?".
Hỡi ôi "Nghĩa tử là nghĩa tận", chết coi như hết thù hận và xí xóa tất cả nợ nần mà người đó lúc sống đã gây ra. Nhưng cộng sản thì chết vẫn chưa hết, vẫn phải trả thù, trả nợ. Nên nói đông tây vẫn có thể gặp nhau là một chân lý. Còn cộng sản và quốc dân VN, thì vĩnh viễn không bao giờ có thể hòa hợp, hòa giải được. Bởi một đàng có tim óc tình người, còn một phía thì không tim óc và đã mất đi nhân tính, khi trót bị chủ thuyết vô thần Lê-Mác-Mao-Hồ đầu độc, nay lại thêm lòng tham vô đáy, nên không còn thuốc thang gì cứu được, ngoại trừ chúng chịu từ bỏ hẳn độc tài, độc đảng, độc trị và sự thù hận đồng loại, đồng bào, để trở về với truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt. Nhưng chuyện này chắc không bao giờ xảy ra, trừ phi Người Việt trong và ngoài nước, noi gót Ðông Âu, Ðức Quốc và Liên Xô cũ, đồng tâm đoàn kết, mới mong lật đổ được chế độ Cộng Sản bạo tàn, còn sót lại trong thế giới văn minh của nhân loại.
Xóm Cồn ,Tháng Giêng 2007
Mường Giang
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Lịch Sử Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Lịch Sử Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Mường Giang
Người Mỹ, dù thuộc thành phần hay thế hệ nào, trong thâm tâm ai cũng ao ước được một lần tới chiêm ngưỡng Nghĩa Trang Quốc Gia Hoa Kỳ tại Arlington, để biết ơn tấm lòng hy sinh cáo quý của những anh hùng đã xả thân hy sinh cho quốc dân gấm vốc. Trước tháng 5-1975, Nam VN cũng có một nghĩa trang Quốc Gia tại Biên Hòa, là chốn an giấc nghìn thu của hằng vạn chiến sĩ QLVNCH, đã hy sinh bản thân, gia đình mình, để ngăn chống lại cuộc xâm lăng của cộng sản đệ tam quốc tế. Tất cả muôn đời trong dòng lịch sử Việt, những chiến binh "vị quốc vong thân", còn ai xứng đáng hơn họ ?
Ðược thành lập vào năm 1965, giữa một khu đất rộng, nằm trên một ngọn đồi thấp , khoảng giữa xa lộ Biên Hòa-Sài Gòn. Khi VNCH bị cưỡng chiếm, trong nghĩa trang có hơn 16.000 mộ phần (8000 mộ đã xây xong), gồm đủ mọi binh chủng, thành phần, từ hàng binh sĩ tới cấp tướng. Ðã có 8 vị tướng lãnh được chôn tại đây (Tướng Trí, Hiếu, Ánh, Soạn, Ðổng, Phước..)
Ngoài các tướng lãnh khi qua phần với bất cứ lý do gì, được an giấc trong một khu vực riêng kế Ðài. Còn tất cả chiến sĩ QLVNCH, không phân biệt quân binh chủng, cấp bậc. Nghĩa trang QÐ Biên Hòa được hoàn thành qua sự phối họp của nhiều đơn vị gồm có:
Bộ Công Chánh, Trường Kỹ Thuật Phú Thọ, Cục Công Binh, Liên Ðoàn 5 Công Binh Kiến Tạo.. Riêng ĐĐ541 thuộc TĐ54CBKT l2 đơn vị trực tiếp thực hiện xây dựng. Khởi công từ tháng 11-1967 và dự trù hoàn tất vào ngày Quân Lực 19-6-1975. Theo tài liệu, thì Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa chiếm một diện tích 125 ha, có thể chôn được 30.000 phần mộ, chia thành những vòng cung, với những mộ phần mang danh hiệu như A1, A2.. B1, B2..
Tính đến tháng 4-1975 đã có hơn 16.000 chiến sĩ QLVNCH các cấp an giấc tại đây, trong số này hơn 8.000 ngôi mộ, đủ cấp bậc, đã xây cất hoàn toàn rất đẹp và trang trọng. Công trình xây cất nghĩa trang được dự trù sẽ khởi công tiếp giai đoạn 2, với ngân khoản lên tới 100 triệu tiền VNCH năm 1973, do Ðiệu Khắc Sư Lê Văn Mậu phụ trách trong 6 năm, để thực hiện một tác phẩm nghệ thuật vĩ đại, trên chiếc vành khăn tang, trên Nghĩa Dũng Ðài. Tác phẩm nghệ thuật này, sẽ ghi lại những trang lịch sử huy hoàng nhất trong dòng Việt Sử, gồm 16 giai đoạn quan trọng nhất, từ buổi bình minh các Tổ Hùng dựng nước Văn Lang.. cho tới các thành quả ngăn chống xâm lăng cộng sản của QLVNCH. Một công trình lịch sử vĩ đại, tiếc thay đã chìm theo giấc mơ quang phục và thống nhất đất nước, khi giặc Hồ tràn vào.
Sau ngày VNCH bị cưỡng chiếm, VC thẳng tay trả thù người sống lẫn kẻ chết. Hầu hết các nghĩa trang quân đội tại miền Nam từ Quảng Trị vào Hà Tiên, trong đó có Nghĩa Trang Quốc Gia Biên Hòa, đều bì dầy mồ, tàn phá đồng thời ngăn cấm gia đình thân nhân lính đến thăm viếng sửa sang mộ phần. Nhưng thê thảm nhất là việc mấy chục xác chết của tữ sĩ VNCH, còn quàng tại Ðại Ðội Chung Sự chưa kịp chôn cất thì mất nước. Sau đó VC bắt dân chúng đào ba hầm lớn, trên phần đất gần cuối nghĩa trang, đề vùi dập và san bằng không cho đắp mộ. Sau ngày 30-4-1975, VC cho xe tới kéo Tượng Thương Tiếc, đã bị xe tăng ủi sập từ trước, tới bỏ dưới sông Ðồng Nai trên xa lộ nhưng xe bị mắc lầy, vì vậy pho tượng được bỏ lại sát bờ sông. Năm 1976, VC lại kéo tượng bỏ trong sân vận động quận Dĩ An (Biên Hòa), sát Quốc Lộ 1 và không ai ngờ Tượng Người Lính này, lại trở nên thiêng liêng, được mọi người tới cúng vái cầu phước và xin bảo hộ. Chính vì vậy nên VC đem một thùng xe cũ tới úp kín pho tượng nhưng vẫn không ngăn cấm nổi mọi người tới cúng vái càng ngày càng thêm đông đảo, khiến cho VC ói gan, nên kéo đi mất dạng.
Lạ hơn là trong Nghĩa Trang, gần Trung Nghĩa Ðài, qua cuộc đời dâu bể trầm thống nhưng vẫn còn có một chòm bông giấy nhỏ, vẫn cứ vương mình tồn tại với thời gian. Theo những người biết chuyện, thì nơi này là phần mộ của Cố Trung Uý Phi Công Ngô Quang Lý, con trai trưởng của Cựu Ðại Tá Ngô Tấn Nghĩa, Tỉnh Trưởng Bình Thuận. Năm 1985, VC làm lễ ăn mừng 10 năm cưỡng chiếm được Miền Nam VN, có một số phóng viên ngoại quốc được mời vào quay phim chụp ảnh. Nhờ vậy Họ mới lẻn vào chụp lén được cảnh Nghĩa Trang bị tàn phá, đem ra ngoài phổ biến. Chắc vậy, nên VC mới đình chỉ hành động trả thù đê tiện trên. Sau đó là dịch vụ làm tiền của đảng, trả tiền cho cán bộ, để được dựng lại mộ bia và quét vôi mới trên các phần mộ đã bị đập phá trong máy năm vừa qua.
Cuối năm 1988, VC lai loan tin sẽ ủi bằng Nghĩa Trang QÐ Biên Hòa, nên thân nhân Lính kéo tới bốc hơn 2000 ngôi mộ cho người thân. Tóm lại Nghĩa Trang QÐ Biên Hoà bây giờ, cỏ cây lau sậy gần như bịt kín các lối đi, tất cả chỉ còn lại cảnh tiêu điều hoang phế, ai nhìn thấy cũng phải đau lòng. Năm 1978 em ruột Lê Ðức Thọ là Mai Chí Thọ, lúc đó làm thành ủy Sài Gòn, đã cùng với trùm công an Mười Hương, ra lệnh giải tỏa Nghĩa Trang Mạc Ðỉnh Chi nằm giữa hai con đường Hiền Vương và Phan Thanh Giản. Nói cho văn chương là giải tỏa để lấy đất làm Cung Thiếu Nhi Lê Văn Tám, nhưng theo Bùi Tín, thì mặt thật là cướp mộ. Ai cũng biết nghĩa trang này tuy chỉ có khoảng 300 ngôi mộ nhưng lại toàn là thành phần thượng lưu giàu có của Miền Nam lúc đó, nên đồ tẩn liệm trong quan tài, có rất nhiều châu báu vàng ngọc vô cùng quý giá. Nhờ vậy, Mai Chí Thọ cùng Mười Hương đã hốt của người chết rất nhiều vàng tiền.
Ký giả Gordon Dillow người Mỹ, trong một chuyến đi VN, ông đã tới tận Nghĩa Trang QÐ/VNCH ở Biên Hòa, nhìn tận mắt, nghe tại chỗ. Sau đó trở về Hoa Kỳ, đã viết một bài phóng sự, đăng trên tờ Orange Register ngày 22-3-1995, trùng họp với thời gian Cộng Ðồng Người Việt Tỵ Nạn đang xây dựng Ðài Tưởng Niệm Chiến Sĩ VNCH tại Little Sài Gòn. Ông viết "... Nhưng có lẽ không có nơi nào cần một Ðài Tưởng Niệm, cho bằng nơi một bãi đất ở Biên Hòa mà 20 năm trước, đây là Nghĩa Trang Quốc Gia lớn nhất, với Ðài Tưởng Niệm, dành cho các chiến sĩ Miền Nam VNCH chết trận. Bây giờ bãi đất này hoang vu, không được chăm sóc . Ðài tưởng niệm bị tróc sơn, hình thì không nguyên vẹn. Biết bao nhiêu mồ mả bị đào xới tan hoang, mất vĩnh viễn. Cũng theo bài viết, người ký giả Mỹ cho biết Cộng Sản đã cho khai quật nhiều ngôi mộ của QLVNCH, dùng dao đâm xác và móc mắt người đã chết, để trả thù ?".
Hỡi ôi "Nghĩa tử là nghĩa tận", chết coi như hết thù hận và xí xóa tất cả nợ nần mà người đó lúc sống đã gây ra. Nhưng cộng sản thì chết vẫn chưa hết, vẫn phải trả thù, trả nợ. Nên nói đông tây vẫn có thể gặp nhau là một chân lý. Còn cộng sản và quốc dân VN, thì vĩnh viễn không bao giờ có thể hòa hợp, hòa giải được. Bởi một đàng có tim óc tình người, còn một phía thì không tim óc và đã mất đi nhân tính, khi trót bị chủ thuyết vô thần Lê-Mác-Mao-Hồ đầu độc, nay lại thêm lòng tham vô đáy, nên không còn thuốc thang gì cứu được, ngoại trừ chúng chịu từ bỏ hẳn độc tài, độc đảng, độc trị và sự thù hận đồng loại, đồng bào, để trở về với truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt. Nhưng chuyện này chắc không bao giờ xảy ra, trừ phi Người Việt trong và ngoài nước, noi gót Ðông Âu, Ðức Quốc và Liên Xô cũ, đồng tâm đoàn kết, mới mong lật đổ được chế độ Cộng Sản bạo tàn, còn sót lại trong thế giới văn minh của nhân loại.
Xóm Cồn ,Tháng Giêng 2007
Mường Giang