Cà Kê Dê Ngỗng

Liên minh đặc biệt giữa Sihanouk và Bắc Kinh

Phải chăng liên minh Sihanouk – Bắc Kinh là trái ngược với tự nhiên ? Về điểm này, AFP trích dẫn phát biểu của Mao Trạch Đông : “Một số người nói rằng những người cộng sản không ưa thích các ông hoàng


Phải chăng liên minh Sihanouk – Bắc Kinh là trái ngược với tự nhiên ? Về điểm này, AFP trích dẫn phát biểu của Mao Trạch Đông : “Một số người nói rằng những người cộng sản không ưa thích các ông hoàng. Thế nhưng, chúng tôi, những người cộng sản Trung Quốc, chúng tôi lại quý mến và đánh giá cao một ông hoàng như Norodom Sihanouk, ông luôn luôn rất gần gũi người dân và người dân rất tận tụy, trung thành với ông”.


Cựu vương Campuchia Norodom Sihanouk


Cựu vương Campuchia Norodom Sihanouk, người vừa qua đời ngày 15/10/2012 tại Bắc Kinh, từ rất lâu đã có quan hệ liên minh với Trung Quốc. Trong nhiều thập niên qua, Bắc Kinh là nơi ông tới khi có sóng gió về chính trị ở Campuchia, khi có vấn đề về sức khỏe.

Ngay sau khi có thông báo về việc Norodom Sihanouk từ trần, Bắc Kinh đã chính thức lên tiếng chia buồn, rằng Trung Quốc đã mất “một người bạn lớn”. Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người sẽ đảm nhiệm chức tổng bí thư đảng Cộng sản nhân Đại hội toàn quốc sẽ được tổ chức vào tháng tới, cũng tuyên bố là ông bị sốc và buồn khi biết tin cựu vương Sihanouk từ trần.

Trong những tuần qua, Bắc Kinh đã điều nhiều chuyên gia, bác sĩ hàng đầu tới chăm sóc sức khỏe cho ông tại Bệnh viện ở thủ đô Trung Quốc.

Trên website của mình, cựu vương Sihanouk không tiếc lời ca ngợi tài năng và sự tận tụy của các bác sĩ Trung Quốc.

Từ năm 1994, ông thường xuyên sang Bắc Kinh để chữa trị ung thư tiền liệt tuyến. Sau khi thoái vị, năm 2004, Norodom Sihanouk sống những năm tháng nghỉ hưu chủ yếu tại Bắc Kinh, và ông vẫn lên tiếng chỉ trích, tỏ thái độ bất bình đối với những tệ nạn chính trị, xã hội tại Campuchia như lạm dụng chức quyền, con ông cháu cha, tham nhũng, khinh thường người dân, khai thác cướp phá tài nguyên.

Trước đây, Norodom Sihanouk còn có quan hệ thân thiết với chế độ Bắc Triều Tiên của Kim Nhật Thành. Thế nhưng, sau này, ông không thiết tha với khu nhà 40 phòng ở Bình Nhưỡng và chuyển sang sống trong khu dinh thự mà thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai cấp cho ông từ những năm 1970.

Là một trong những nhân vật có hoạt động chính trị lâu đời tại châu Á, Norodom Sihanouk không chỉ ngưỡng mộ Trung Quốc, mà còn coi đây là một đồng minh nặng ký trong bối cảnh xung đột Đông Dương và Chiến tranh Lạnh.

Năm 1971, ông giải thích : “Tôi đã luôn luôn coi đất nước Trung Hoa như là tổ quốc thứ hai của tôi (…). Chỉ có Trung Quốc ủng hộ chúng tôi, chúng tôi những người Khmer kháng chiến, còn Liên Xô thì không muốn”.

Sau cuộc gặp với thủ tướng Chu Ân Lai ở Hội nghị Bandung, Indonesia, năm 1955, Norodom Sihanouk đã có quan hệ hữu hảo với nhiều lãnh đạo cao cấp của đảng Cộng sản Trung Quốc, kể cả Mao Trạch Đông.

Đầu năm 1970, Norodom Sihanouk sang Bắc Kinh sống tỵ nạn chính trị, sau khi bị tướng Lon Nol, với sự ủng hộ của Mỹ, tiến hành đảo chính. Cũng chính từ thủ đô Trung Quốc, ông được biết là lực lượng Khmer đỏ mà ông đã từng liên kết trong những năm 1970 và sau này trở thành kẻ thù của ông, lên nắm quyền tại Phnom Pênh vào tháng Tư năm 1975.
Là người bảo trợ, Trung Quốc buộc Khmer đỏ chấp nhận để cho Norodom Sihanouk hồi hương và thúc ép ông phải hợp tác với những đồ tể này.

Theo AFP, nhờ có sự can thiệp của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai mà Sihanouk đã sống sót được trong thảm họa diệt chủng ở Campuchia.

Tuy vậy, những kẻ được Trung Quốc đỡ đầu đã biến Sihanouk thành một tù nhân sống cô đơn trong cung đài của mình ở thủ đô Phnom Penh hoang tàn, vắng bóng người do chính sách diệt chủng. Sihanouk thoát chết nhưng 5 trong số 14 người con của ông đã bị giết hại.
Sihanouk rơi vào tình cảnh tuyệt vọng, mất hoàn toàn vai trò chính trị sau khi Chu Ân Lai, rồi Mao Trạch Đông qua đời, trong lúc Trung Quốc đang bận tâm với “bè lũ bốn tên”. Thế nhưng, cũng chính Trung Quốc lại giúp ông thoát ra được khỏi Phnom Penh, khi quân đội Việt Nam tiến đánh Campuchia và lật đổ chế độ diệt chủng Khmer đỏ vào năm 1979.

Ba năm sau, năm 1982, dưới sự giám sát của Trung Quốc, Sihanouk đang sống lưu vong, đã chấp nhận hợp tác với Khmer đỏ, đứng ra làm chủ tịch Chính phủ Liên minh Dân chủ Campuchia, để chống lại sự chiếm đóng của quân đội Việt Nam. Năm 1991, hiệp đình về Campuchia được ký kết tại Paris và Sihanouk trở về nước. Sau cuộc bầu cử dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, năm 1993, Norodom Sihanouk được đưa trở lại ngôi vua vào lúc Campuchia vẫn phải đối mặt với những hậu quả của cuộc nội chiến và diệt chủng.

Nền hòa bình thực sự của Campuchia được tái lập vào năm 1998, sau cái chết của lãnh đạo Khmer đỏ Pol Pot.

Vậy phải chăng liên minh Sihanouk – Bắc Kinh là trái ngược với tự nhiên ? Về điểm này, AFP trích dẫn phát biểu của Mao Trạch Đông : “Một số người nói rằng những người cộng sản không ưa thích các ông hoàng. Thế nhưng, chúng tôi, những người cộng sản Trung Quốc, chúng tôi lại quý mến và đánh giá cao một ông hoàng như Norodom Sihanouk, ông luôn luôn rất gần gũi người dân và người dân rất tận tụy, trung thành với ông”.

(RFI)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Liên minh đặc biệt giữa Sihanouk và Bắc Kinh

Phải chăng liên minh Sihanouk – Bắc Kinh là trái ngược với tự nhiên ? Về điểm này, AFP trích dẫn phát biểu của Mao Trạch Đông : “Một số người nói rằng những người cộng sản không ưa thích các ông hoàng


Phải chăng liên minh Sihanouk – Bắc Kinh là trái ngược với tự nhiên ? Về điểm này, AFP trích dẫn phát biểu của Mao Trạch Đông : “Một số người nói rằng những người cộng sản không ưa thích các ông hoàng. Thế nhưng, chúng tôi, những người cộng sản Trung Quốc, chúng tôi lại quý mến và đánh giá cao một ông hoàng như Norodom Sihanouk, ông luôn luôn rất gần gũi người dân và người dân rất tận tụy, trung thành với ông”.


Cựu vương Campuchia Norodom Sihanouk


Cựu vương Campuchia Norodom Sihanouk, người vừa qua đời ngày 15/10/2012 tại Bắc Kinh, từ rất lâu đã có quan hệ liên minh với Trung Quốc. Trong nhiều thập niên qua, Bắc Kinh là nơi ông tới khi có sóng gió về chính trị ở Campuchia, khi có vấn đề về sức khỏe.

Ngay sau khi có thông báo về việc Norodom Sihanouk từ trần, Bắc Kinh đã chính thức lên tiếng chia buồn, rằng Trung Quốc đã mất “một người bạn lớn”. Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người sẽ đảm nhiệm chức tổng bí thư đảng Cộng sản nhân Đại hội toàn quốc sẽ được tổ chức vào tháng tới, cũng tuyên bố là ông bị sốc và buồn khi biết tin cựu vương Sihanouk từ trần.

Trong những tuần qua, Bắc Kinh đã điều nhiều chuyên gia, bác sĩ hàng đầu tới chăm sóc sức khỏe cho ông tại Bệnh viện ở thủ đô Trung Quốc.

Trên website của mình, cựu vương Sihanouk không tiếc lời ca ngợi tài năng và sự tận tụy của các bác sĩ Trung Quốc.

Từ năm 1994, ông thường xuyên sang Bắc Kinh để chữa trị ung thư tiền liệt tuyến. Sau khi thoái vị, năm 2004, Norodom Sihanouk sống những năm tháng nghỉ hưu chủ yếu tại Bắc Kinh, và ông vẫn lên tiếng chỉ trích, tỏ thái độ bất bình đối với những tệ nạn chính trị, xã hội tại Campuchia như lạm dụng chức quyền, con ông cháu cha, tham nhũng, khinh thường người dân, khai thác cướp phá tài nguyên.

Trước đây, Norodom Sihanouk còn có quan hệ thân thiết với chế độ Bắc Triều Tiên của Kim Nhật Thành. Thế nhưng, sau này, ông không thiết tha với khu nhà 40 phòng ở Bình Nhưỡng và chuyển sang sống trong khu dinh thự mà thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai cấp cho ông từ những năm 1970.

Là một trong những nhân vật có hoạt động chính trị lâu đời tại châu Á, Norodom Sihanouk không chỉ ngưỡng mộ Trung Quốc, mà còn coi đây là một đồng minh nặng ký trong bối cảnh xung đột Đông Dương và Chiến tranh Lạnh.

Năm 1971, ông giải thích : “Tôi đã luôn luôn coi đất nước Trung Hoa như là tổ quốc thứ hai của tôi (…). Chỉ có Trung Quốc ủng hộ chúng tôi, chúng tôi những người Khmer kháng chiến, còn Liên Xô thì không muốn”.

Sau cuộc gặp với thủ tướng Chu Ân Lai ở Hội nghị Bandung, Indonesia, năm 1955, Norodom Sihanouk đã có quan hệ hữu hảo với nhiều lãnh đạo cao cấp của đảng Cộng sản Trung Quốc, kể cả Mao Trạch Đông.

Đầu năm 1970, Norodom Sihanouk sang Bắc Kinh sống tỵ nạn chính trị, sau khi bị tướng Lon Nol, với sự ủng hộ của Mỹ, tiến hành đảo chính. Cũng chính từ thủ đô Trung Quốc, ông được biết là lực lượng Khmer đỏ mà ông đã từng liên kết trong những năm 1970 và sau này trở thành kẻ thù của ông, lên nắm quyền tại Phnom Pênh vào tháng Tư năm 1975.
Là người bảo trợ, Trung Quốc buộc Khmer đỏ chấp nhận để cho Norodom Sihanouk hồi hương và thúc ép ông phải hợp tác với những đồ tể này.

Theo AFP, nhờ có sự can thiệp của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai mà Sihanouk đã sống sót được trong thảm họa diệt chủng ở Campuchia.

Tuy vậy, những kẻ được Trung Quốc đỡ đầu đã biến Sihanouk thành một tù nhân sống cô đơn trong cung đài của mình ở thủ đô Phnom Penh hoang tàn, vắng bóng người do chính sách diệt chủng. Sihanouk thoát chết nhưng 5 trong số 14 người con của ông đã bị giết hại.
Sihanouk rơi vào tình cảnh tuyệt vọng, mất hoàn toàn vai trò chính trị sau khi Chu Ân Lai, rồi Mao Trạch Đông qua đời, trong lúc Trung Quốc đang bận tâm với “bè lũ bốn tên”. Thế nhưng, cũng chính Trung Quốc lại giúp ông thoát ra được khỏi Phnom Penh, khi quân đội Việt Nam tiến đánh Campuchia và lật đổ chế độ diệt chủng Khmer đỏ vào năm 1979.

Ba năm sau, năm 1982, dưới sự giám sát của Trung Quốc, Sihanouk đang sống lưu vong, đã chấp nhận hợp tác với Khmer đỏ, đứng ra làm chủ tịch Chính phủ Liên minh Dân chủ Campuchia, để chống lại sự chiếm đóng của quân đội Việt Nam. Năm 1991, hiệp đình về Campuchia được ký kết tại Paris và Sihanouk trở về nước. Sau cuộc bầu cử dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, năm 1993, Norodom Sihanouk được đưa trở lại ngôi vua vào lúc Campuchia vẫn phải đối mặt với những hậu quả của cuộc nội chiến và diệt chủng.

Nền hòa bình thực sự của Campuchia được tái lập vào năm 1998, sau cái chết của lãnh đạo Khmer đỏ Pol Pot.

Vậy phải chăng liên minh Sihanouk – Bắc Kinh là trái ngược với tự nhiên ? Về điểm này, AFP trích dẫn phát biểu của Mao Trạch Đông : “Một số người nói rằng những người cộng sản không ưa thích các ông hoàng. Thế nhưng, chúng tôi, những người cộng sản Trung Quốc, chúng tôi lại quý mến và đánh giá cao một ông hoàng như Norodom Sihanouk, ông luôn luôn rất gần gũi người dân và người dân rất tận tụy, trung thành với ông”.

(RFI)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm