Tham Khảo

Liệu có thể thay đổi sự chia rẽ 50/50 của nước Mỹ sau bầu cử?

Thông thường, trong nền dân chủ ở Mỹ, kết quả của một cuộc tổng tuyển cử được coi là sự kiện chấm dứt một giai đoạn tranh cãi, chia rẽ ý kiến trong suốt thời kỳ
Thông thường, trong nền dân chủ ở Mỹ, kết quả của một cuộc tổng tuyển cử được coi là sự kiện chấm dứt một giai đoạn tranh cãi, chia rẽ ý kiến trong suốt thời kỳ vận động từ bầu cử sơ bộ cho tới buổi sáng ngày đầu phiếu. Nhưng cuộc tổng tuyển cử ngày 6 tháng 11 vừa rồi vẫn còn để lại những hậu chấn còn nặng nề hơn cả kết quả cuộc bầu cử giữa George W. Bush của đảng Cộng Hòa và Al Gore của đảng Dân Chủ, dù rằng lần này Tổng Thống Barack Obama đã chiến thắng mà các nhà phân tích cho rằng đây là một chiến thắng “landslide” (lở đất) hơn đối thủ tới 100 phiếu cử tri đoàn và bỏ xa thống đốc Romney về số phiếu phổ thông.

Người ta có nhiều cách giải thích lý do dẫn đến chiến bại của Mitt Romney. Có những nhà phân tích còn cho rằng lần tổng tuyển cử này, Barack Obama là con ngựa về ngược vì họ căn cứ vào giai đoạn “xuống điểm” của Obama sau cuộc tranh luận đầu tiên với Romney diễn ra tại Colorado và phần lớn đều tiên đoán rằng Obama sẽ không được tái cử. Theo tin của hầu hết phóng viên các tờ báo lớn ở Mỹ có mặt trên chuyến bay “Believe in America” của Mitt Romney từ Florida trở về nhà riêng của ông ở Boston, tiểu bang Massachusetts nơi trước đây ông từng là một thống đốc thành công ông Mitt Romney đã chỉ soạn trước bài diễn văn chiến thắng. Trong khi đó, khi quay trở lại nhà riêng ở Chicago buổi chiều trước ngày đầu phiếu, Tổng Thống Barack Obama phải soạn sẵn trước 2 bài diễn văn: Một là mừng chiến thắng hai là bài diễn văn nhìn nhận sự thất bại và từ giã cử tri. Tại sao tôi ăn cơm mới mà cứ nói đến chuyện cũ trong khi bầu cử đã qua rồi? Lý do cũng không có gì khó giải thích.

Tôi thiết tưởng nếu chịu khó vào đọc các trang Op-Ed (tạm gọi là trang Diễn Đàn) trên các tờ báo Mỹ ở quận Cam, ở New York, ở Washington hay Chicago, chúng ta sẽ thấy mối quan tâm của dân chúng Mỹ là sự chia rẽ vẫn tiếp tục sau cuộc bầu cử và sau đó mới đến mối quan tâm vấn đề tăng thuế và tăng thuế bao nhiêu đối với những người giầu có ở Hoa Kỳ. Một độc giả tên là John Miller viết trên trang Op-Ed của tờ The Boston Globe rằng đi trên đường phố người ta vẫn còn nhìn thấy những khẩu hiệu đại loại như “Revive America”, tạm dịch là “Hãy làm hồi sinh nước Mỹ”. Ngay cả cái khẩu hiệu này cũng đã bị giải thích theo những cách nhìn khác nhau tùy theo lăng kính và vị trí của mỗi người. Nếu khẩu hiệu này xuất hiện vào thời kỳ dân chúng Mỹ đang phải tranh đấu để thoát ra khỏi hoàn cảnh Đại Suy Thoái năm 2009 thì có thể được hiểu là lời thúc giục hãy làm cho kinh tế Mỹ phục hồi. Nhưng nếu đặt vào hoàn cảnh của Đại Hội Đảng Cộng Hòa ở Tampa và nếu nhìn vào thành phần sắc dân trong đại hội này thì khẩu hiệu “Revive American” đối với những người Mỹ không phải là da trắng gốc Âu có thể coi là một lời đe dọa phải đưa nước Mỹ trở lại thời kỳ cuối thể kỷ 19 đầu thế kỷ 20, thời kỳ mà những ông địa chủ da trắng đang đẩy mạnh chủ thuyết nước Mỹ phải hoàn toàn da trắng. Mối hoài nghi về ý nghĩa của khẩu hiệu này gia tăng sau khi đảng Cộng Hòa khởi sự cuộc vận động với chiêu bài “biến Obama thành Tổng Thống một nhiệm kỳ”. Thực tế, ngọn cờ đầu của đảng Cộng Hòa trong cuộc vận động đã có thể khích động và làm hài lòng những người Mỹ da trắng giầu có hay những người Mỹ đang bị ảnh hưởng của tỷ lệ thất nghiệp cao. Người ta thấy phần lớn cuộc vận động của Mitt Romney nhắm vào hai điểm nói trên và ông đã đạt được một số thành công.

Chẳng hạn, chuyện vu cáo của nhà tỷ phú Donald Trump về giấy khai sinh của Tổng Thống Barack Obama tuy đã được làm sáng tỏ trên báo chí và truyền thông, nhưng vẫn còn được ông nhà giầu nhưng “đầu rỗng” này khơi lại vào vài ngày cuối trước khi cử tri đến phòng phiếu. Tại sao? Vì trên đất nước Mỹ vẫn còn nhiều người Mỹ chưa từng bước ra khỏi dãy núi Appalachian hay vùng Corn Belt tin rằng ông Obama không được sinh ra ở Hoa Kỳ. Tôi gợi lại những dữ kiện trên không ngoài mục đích bày tỏ mối quan tâm cùng với các đồng hương của tôi về những hậu chấn sau cuộc bầu cử. Cho đến buổi sáng khi tôi viết bài báo này, trên e-mail của tôi vẫn thấy những forwards bài dịch của một tác giả người Việt Nam từ nguyên tác của một bài viết bằng Anh ngữ về cái gọi là “giấy khai sinh tại Kenya của Barack Obama”, một tài liệu mà chỉ cần đọc đoạn đầu cũng thấy đây là kết quả của sự chế biến, ngụy tạo và bóp méo và độc giả không có cách nào kiểm chứng. Rồi lại cái tin liên quan đến việc “quĩ tranh cử của Obama còn dư nhiều quá nên bây giờ đem cấp cho mỗi người lãnh tiền già 800 đô la với lệ phí khai vào form xin lãnh là 80 đô la”. Tôi vốn tính thận trọng nên không vội nói tin này vô căn cứ, nhưng nguồn tin không xuất phát từ một thông cáo báo chí của Cơ Quan Xã Hội mà lại qua một nguồn tin từ Sở Thuế. Nhưng tôi hoài nghi và cuối cùng suy đi nghĩ lại, tôi cho rằng đây là một tin “không đúng sự thật và có hậu ý” ít ra cũng cho đến bây giờ. Việc đem tiền của quĩ tranh cử để phát không cho giới người già không đóng thuế, những người mà phía ông Mitt Romney cho rằng phần lớn họ bỏ phiếu cho ông Obama như vậy có hợp lý không và liệu Tổng Thống Obama có thể chấp nhận chuyện “của người phúc ta” hay sự thực đây chỉ là tin chế ra nhằm giảm uy tín kết quả cuộc bầu cử và kết quả thắng lợi của Obama? Tại sao một chuyện hệ trọng như vậy mà không do một bộ sở quan nào phụ trách các vấn đề xã hội trực tiếp thông báo? Hoặc đây cũng chỉ là loại tin thất thiệt cá tháng Tư trước đây cũng đã từng được lưu truyền rằng người cao niên HO có thể lãnh một lần 30,000 đô la và có thể về Việt Nam sống? Cho nên, thái độ cần có của đồng hương là không nên vội vã và trong thời đại tin học này chỉ cần một cú điện thoại vào Sở Xã Hội địa phương hay tiểu bang là biết ngay hư thực mà thôi.

Ngoài ra, hiện nay các rạp chiếu phim đang trình chiếu phim nhan đề là “Lincoln”, một phim lịch sử mô tả lại những khó khăn chính trị khi vị Tổng Thống thứ 16 của Hoa Kỳ giải phóng cho nô lệ cũng như vào thời kỳ trước đó. Thời kỳ ấy đảng Dân Chủ còn là một đảng có thể nói là bảo thủ cực đoan. Đảng này đã phải thay đổi theo chiều gió của sự thay đổi ở nước Mỹ, nhất là sự thay đổi về thành phần chủng tộc trong dân số Hoa Kỳ khi người nhập cư vào Hiệp Chủng Quốc ngày càng đông. Tổng Thống Lincoln đã gặp khó khăn trong thời kỳ giải phóng nô lệ như thế nào thì ngày nay Tổng Thống Obama cũng gặp khó khăn vì mầu da của ông như thế, chỉ có điều sự chống đối vì chủng tộc được biểu lộ một cách tinh vi hơn trong thời đại này mà thôi.

Thống Đốc Mitt Romney thực ra có khuynh hướng khá ôn hòa, bởi vì nếu không ôn hòa sẽ không thành công được ở một tiểu bang có khuynh hướng cấp tiến như tiểu bang Massachusetts, nhất là nếu người ta nhìn lại nội dung của đạo luật Cải tổ Y Tế của tiểu bang này. Nó không khác bao nhiêu so với đạo luật Cải tổ Y Tế mà phía Cộng Hòa gọi là Obamacare. Tuy nhiên, những nhà làm luật Cộng Hòa thuộc Quốc Hội tiểu bang Massachusetts phần đông được mô tả là Cộng Hoà theo khuynh hướng ôn hòa, nghĩa là phía Dân Chủ có thể thương lượng được. Do đó mà đạo luật Cải tổ Y Tế ở tiểu bang Massachusetts mới được thông qua. Trái lại, huynh hướng bảo thủ cực đoan trong đảng Cộng Hòa trong năm bầu cử 2012 lại rất mạnh. Mục tiêu bất biến và không thể thương lượng được của họ là đẩy Obama ra khỏi tòa Bạch Ốc và cực lực bảo vệ quyền lợi của giới giầu có trong đó có những đại công ty bảo hiểm và những nhà tỷ tỷ phú.

Trong khi đó lập luận của Barack Obama về việc tăng thuế nhắm vào giới giầu là một lập luận khó đảo ngược được vì: Trong thời kỳ không suy thoái và chưa gặp khó khăn về nợ nần, giới giầu có đã hưởng lợi từ việc giảm thuế trong suốt 8 năm của Tổng Thống Bush, nay đất nước gặp khó khăn, họ phải đóng góp thêm để trả nợ quốc gia và cân bằng ngân sách. Chính phía Cộng Hòa đã thấy rõ mũi tấn công khó tránh này nên đã có lúc một vài nhà lập pháp thuộc đảng Cộng Hòa đã coi quan điểm của Obama là quan điểm xã hội, lấy của người giầu chia cho người nghèo. Hạ Viện do đảng Cộng Hòa kiểm soát trở thành “Congress of No” cũng là vì những nhà lãnh đạo bảo thủ cực đoan trong đảng này muốn các thành viên của họ tại Hạ Viện không được thỏa hiệp bất cứ đề nghị nào của đảng Dân Chủ. Do đó, Romney đã bị kẹt không thể xoay chuyển được và người bị kẹt vì quan điểm cứng nhắc mang tính đảng dễ trở thành người hay thay đổi. Khi sự thuận lý không còn là một sức mạnh trong đầu, Thống Đốc Mitt Romney bị đẩy vào trong tình trạng bị động. Cho đến những giờ phút chót, các cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos cho thấy ông có thể bị thua ở Florida và Ohio, Thống đốc Mitt Romney vẫn không tin. Nhất là, khi chiến lược gia cốt lõi của đảng Cộng Hòa rất có thế lực như Karl Rove lại còn tin chắc như đinh đóng cột là Mitt Romney sẽ thắng ở ít nhất 6 trong số 9 tiểu bang tranh chấp, trong đó có Ohio, Florida và North Carolina. Nhưng thực tế đã ngược hẳn lại. Ông ta chỉ thắng được ở North Carolina và Indiana.

Một tuần lễ sau cuộc bầu cử, những thống kê cho phép người ta tin rằng trong khối cử tri độc lập và chưa quyết định, Thống Đốc Mitt Romney chỉ thắng phiếu của đàn ông da trắng gốc Âu, còn thua ở khối cử tri quan trọng đang làm thay đổi nước Mỹ: Cử tri phụ nữ, cử tri gốc da mầu, cử tri gốc Hispanic, cử tri gốc Á châu và giới cử tri trẻ tuổi. Thất cử của Thống Đốc Mitt Romney ngoài những ảnh hưởng có tính chất tâm lý còn là một lời báo động cho đảng Cộng Hòa về sự chia rẽ 50/50 của người dân Mỹ và đồng thời là lời khuyến cáo mạnh mẽ cho những chiến lược gia của đảng Cộng Hòa rằng đất nước ngày nay đang thay đổi rất mạnh và nếu đảng Cộng Hòa không chịu thay đổi, họ sẽ thất bại nữa vào năm 2016.

Trong nhiệm kỳ cuối cùng của vài trò Tổng Thống về đối nội cũng như đối ngoại, Barack Obama là người không còn gì để mất. Ông ta nói thẳng rằng ông sẽ cương quyết hơn để giải quyết những gì còn tồn tại từ nhiệm kỳ đầu. Thái độ của ông khi mời các lãnh tụ Quốc Hội của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa vào tòa Bạch Ốc trong tuần rồi để giải quyết điều được gọi bằng nguyên ngữ tiếng Anh là “Fiscal Cliff” hay còn gọi cách khác là “bức tường tài chánh” trong đó có vấn đề thuế xuất mới khi thuế xuất hiện nay hết hạn vào cuối Tháng 12 đã cho thấy rất rõ điều đó. Đồng thời qua lời tuyên bố sau cuộc họp của Chủ tịch Hạ Viện John Boehner, người ta có thể thấy một vài tín hiệu đảng Cộng Hòa đang “dịu giọng” nhiều so với thời gian trước ngày bầu cử. Dấu hiệu kế tiếp là trong Đại Hội các Thống Đốc Cộng Hòa, khi còn cố vớt vát với những lời tuyên bố cay cú về khối cử tri gốc thiểu số và gốc Á châu, cựu Thống Đốc Mitt Romney đã bị hội nghị phản đối ngay. Tại hội nghị này, đã xuất hiện lời kêu gọi đảng Cộng Hòa phải mở con đường chinh phục khối cử tri phụ nữ, khối cử tri gốc Hispanic, gốc Phi châu và gốc Á châu. Lời kêu gọi còn hàm ý là đừng có hoang tưởng mà giữ mãi ý niệm hẹp hòi về một nước Mỹ phải do người da trắng gốc Âu kiểm soát.

Năm nay, Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ không còn phục vụ trong chính phủ Obama nhiệm kỳ 2 nữa. Có nhiều phần trăm là Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta cũng vậy. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là tuy chưa có gì chính thức rằng bà Susan Rice, một nhà ngoại giao da mầu có thành tích tại Bộ Ngoại Giao và đang là Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ sẽ được bổ nhiệm để thay thế bà Hillary Clinton trong chức vụ Ngoại Trưởng nhưng bà đã bị những thượng nghị sĩ Cộng Hòa trong đó có John McCain và Lindsey Graham kịch liệt chống đối. Thượng Nghị Sĩ McCain đe dọa thẳng thừng rằng ông sẽ vận động mọi cách để bác bỏ đề nghị bà Susan Rice làm Ngoại Trưởng. Nhưng ngược lại, dư luận phía các thượng nghị sĩ Dân Chủ hiện đang kiểm soát Thượng Viện đều cho rằng các thượng nghị sĩ Cộng Hòa McCain hay Graham nói thì nói thế chứ “đụng” vào Susan Rice không phải là dễ dàng như lời Tổng Thống Obama đã tuyên bố. Tại sao Tổng Thống Barack Obama dám quả quyết điều này? Cũng dễ hiểu, bởi vì trước hết bà Susan Rice là một phụ nữ và là một phụ nữ giỏi, thứ hai bà là gốc da mầu. Đảng Cộng Hòa hiện nay lại đang phải đối phó với vấn đề làm thế nào mở con đường chinh phục khối cử tri gốc da mầu và cử tri phụ nữ trong năm bầu cử 2016. Vấn đề là liệu đảng Cộng Hòa có muốn hồ sơ về việc bổ nhiệm bà Susan Rice vào ghế ngoại trưởng, nếu có, sẽ trở thành một khúc xương khó nuốt cho những ứng cử viên Cộng Hòa vào năm 2016 hay không khi họ cần thuyết phục phụ nữ bỏ phiếu cho họ. Hiện nay ở Thượng Viện đã có tới 20 thượng nghị sĩ là phụ nữ, ở Tối Cao Pháp Viện có tới 3 người. Đây cũng là một con số mà các chiến lược gia của cả đảng Dân Chủ lẫn Cộng Hòa cần chú ý vế ý nghĩa của cơn gió thay đổi của nước Mỹ.

Sự kiện trên làm tôi nhớ lại rằng trong nhiệm kỳ 2 của Tổng Thống George W. Bush, khi ông Bush muốn bổ nhiệm bà Condoleezza Rice Cố Vấn An Ninh Quốc Gia vào chức vụ Ngoại Trưởng thay thế tướng Colin Powell, bà Rice cũng bị các thượng nghị sĩ Dân Chủ chống kịch liệt. Nhưng cuối cùng vì tương lai của đảng trong cuộc bầu cử năm 2008, đã có 30 thượng nghị sĩ của đảng Dân Chủ nối gót các thượng nghị sĩ Cộng Hòa chuẩn thuận cho bà Condoleezza Rice.

Từ những dữ kiện trên, tôi tin rằng chuyện chia rẽ 50/50 trong dư luận Mỹ là điều không thể tránh được vì sự thương tổn của chính đảng nhất quyết đẩy ông tổng thống da đen ra khỏi quyền lực mà kết quả đã ngược lại. Cho nên, nếu thực sự các chiến lược gia đảng Cộng Hòa muốn thay đổi đường lối của đảng để thuyết phục hơn hầu chiếm lại chiếc ghế Tổng Thống vào năm 2016, sự chia rẽ 50/50 sẽ nhạt dần. Nếu ngược lại, sự chia rẽ cũng sẽ tiếp tục nhưng đến một lúc nào đó những người cưỡng lại ngọn gió thay đổi cũng không thể cưỡng lại được nữa mà phải thay đổi với phần xấu nhất rơi vào tay mình. Cho đến nay rõ ràng đường lối tranh cử của các ứng cử viên của cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ phải theo đuổi là đến trước cử tri và hỏi họ xem họ “muốn” ứng cử viên làm những gì chứ không phải câu hỏi liệu các ông các bà có “ủng hộ” ứng cử viên hứa làm ra chương trình này, chương trình nọ hay không. (V.A)

 Tác giả : Vũ Ánh/Sống Magazine

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Liệu có thể thay đổi sự chia rẽ 50/50 của nước Mỹ sau bầu cử?

Thông thường, trong nền dân chủ ở Mỹ, kết quả của một cuộc tổng tuyển cử được coi là sự kiện chấm dứt một giai đoạn tranh cãi, chia rẽ ý kiến trong suốt thời kỳ
Thông thường, trong nền dân chủ ở Mỹ, kết quả của một cuộc tổng tuyển cử được coi là sự kiện chấm dứt một giai đoạn tranh cãi, chia rẽ ý kiến trong suốt thời kỳ vận động từ bầu cử sơ bộ cho tới buổi sáng ngày đầu phiếu. Nhưng cuộc tổng tuyển cử ngày 6 tháng 11 vừa rồi vẫn còn để lại những hậu chấn còn nặng nề hơn cả kết quả cuộc bầu cử giữa George W. Bush của đảng Cộng Hòa và Al Gore của đảng Dân Chủ, dù rằng lần này Tổng Thống Barack Obama đã chiến thắng mà các nhà phân tích cho rằng đây là một chiến thắng “landslide” (lở đất) hơn đối thủ tới 100 phiếu cử tri đoàn và bỏ xa thống đốc Romney về số phiếu phổ thông.

Người ta có nhiều cách giải thích lý do dẫn đến chiến bại của Mitt Romney. Có những nhà phân tích còn cho rằng lần tổng tuyển cử này, Barack Obama là con ngựa về ngược vì họ căn cứ vào giai đoạn “xuống điểm” của Obama sau cuộc tranh luận đầu tiên với Romney diễn ra tại Colorado và phần lớn đều tiên đoán rằng Obama sẽ không được tái cử. Theo tin của hầu hết phóng viên các tờ báo lớn ở Mỹ có mặt trên chuyến bay “Believe in America” của Mitt Romney từ Florida trở về nhà riêng của ông ở Boston, tiểu bang Massachusetts nơi trước đây ông từng là một thống đốc thành công ông Mitt Romney đã chỉ soạn trước bài diễn văn chiến thắng. Trong khi đó, khi quay trở lại nhà riêng ở Chicago buổi chiều trước ngày đầu phiếu, Tổng Thống Barack Obama phải soạn sẵn trước 2 bài diễn văn: Một là mừng chiến thắng hai là bài diễn văn nhìn nhận sự thất bại và từ giã cử tri. Tại sao tôi ăn cơm mới mà cứ nói đến chuyện cũ trong khi bầu cử đã qua rồi? Lý do cũng không có gì khó giải thích.

Tôi thiết tưởng nếu chịu khó vào đọc các trang Op-Ed (tạm gọi là trang Diễn Đàn) trên các tờ báo Mỹ ở quận Cam, ở New York, ở Washington hay Chicago, chúng ta sẽ thấy mối quan tâm của dân chúng Mỹ là sự chia rẽ vẫn tiếp tục sau cuộc bầu cử và sau đó mới đến mối quan tâm vấn đề tăng thuế và tăng thuế bao nhiêu đối với những người giầu có ở Hoa Kỳ. Một độc giả tên là John Miller viết trên trang Op-Ed của tờ The Boston Globe rằng đi trên đường phố người ta vẫn còn nhìn thấy những khẩu hiệu đại loại như “Revive America”, tạm dịch là “Hãy làm hồi sinh nước Mỹ”. Ngay cả cái khẩu hiệu này cũng đã bị giải thích theo những cách nhìn khác nhau tùy theo lăng kính và vị trí của mỗi người. Nếu khẩu hiệu này xuất hiện vào thời kỳ dân chúng Mỹ đang phải tranh đấu để thoát ra khỏi hoàn cảnh Đại Suy Thoái năm 2009 thì có thể được hiểu là lời thúc giục hãy làm cho kinh tế Mỹ phục hồi. Nhưng nếu đặt vào hoàn cảnh của Đại Hội Đảng Cộng Hòa ở Tampa và nếu nhìn vào thành phần sắc dân trong đại hội này thì khẩu hiệu “Revive American” đối với những người Mỹ không phải là da trắng gốc Âu có thể coi là một lời đe dọa phải đưa nước Mỹ trở lại thời kỳ cuối thể kỷ 19 đầu thế kỷ 20, thời kỳ mà những ông địa chủ da trắng đang đẩy mạnh chủ thuyết nước Mỹ phải hoàn toàn da trắng. Mối hoài nghi về ý nghĩa của khẩu hiệu này gia tăng sau khi đảng Cộng Hòa khởi sự cuộc vận động với chiêu bài “biến Obama thành Tổng Thống một nhiệm kỳ”. Thực tế, ngọn cờ đầu của đảng Cộng Hòa trong cuộc vận động đã có thể khích động và làm hài lòng những người Mỹ da trắng giầu có hay những người Mỹ đang bị ảnh hưởng của tỷ lệ thất nghiệp cao. Người ta thấy phần lớn cuộc vận động của Mitt Romney nhắm vào hai điểm nói trên và ông đã đạt được một số thành công.

Chẳng hạn, chuyện vu cáo của nhà tỷ phú Donald Trump về giấy khai sinh của Tổng Thống Barack Obama tuy đã được làm sáng tỏ trên báo chí và truyền thông, nhưng vẫn còn được ông nhà giầu nhưng “đầu rỗng” này khơi lại vào vài ngày cuối trước khi cử tri đến phòng phiếu. Tại sao? Vì trên đất nước Mỹ vẫn còn nhiều người Mỹ chưa từng bước ra khỏi dãy núi Appalachian hay vùng Corn Belt tin rằng ông Obama không được sinh ra ở Hoa Kỳ. Tôi gợi lại những dữ kiện trên không ngoài mục đích bày tỏ mối quan tâm cùng với các đồng hương của tôi về những hậu chấn sau cuộc bầu cử. Cho đến buổi sáng khi tôi viết bài báo này, trên e-mail của tôi vẫn thấy những forwards bài dịch của một tác giả người Việt Nam từ nguyên tác của một bài viết bằng Anh ngữ về cái gọi là “giấy khai sinh tại Kenya của Barack Obama”, một tài liệu mà chỉ cần đọc đoạn đầu cũng thấy đây là kết quả của sự chế biến, ngụy tạo và bóp méo và độc giả không có cách nào kiểm chứng. Rồi lại cái tin liên quan đến việc “quĩ tranh cử của Obama còn dư nhiều quá nên bây giờ đem cấp cho mỗi người lãnh tiền già 800 đô la với lệ phí khai vào form xin lãnh là 80 đô la”. Tôi vốn tính thận trọng nên không vội nói tin này vô căn cứ, nhưng nguồn tin không xuất phát từ một thông cáo báo chí của Cơ Quan Xã Hội mà lại qua một nguồn tin từ Sở Thuế. Nhưng tôi hoài nghi và cuối cùng suy đi nghĩ lại, tôi cho rằng đây là một tin “không đúng sự thật và có hậu ý” ít ra cũng cho đến bây giờ. Việc đem tiền của quĩ tranh cử để phát không cho giới người già không đóng thuế, những người mà phía ông Mitt Romney cho rằng phần lớn họ bỏ phiếu cho ông Obama như vậy có hợp lý không và liệu Tổng Thống Obama có thể chấp nhận chuyện “của người phúc ta” hay sự thực đây chỉ là tin chế ra nhằm giảm uy tín kết quả cuộc bầu cử và kết quả thắng lợi của Obama? Tại sao một chuyện hệ trọng như vậy mà không do một bộ sở quan nào phụ trách các vấn đề xã hội trực tiếp thông báo? Hoặc đây cũng chỉ là loại tin thất thiệt cá tháng Tư trước đây cũng đã từng được lưu truyền rằng người cao niên HO có thể lãnh một lần 30,000 đô la và có thể về Việt Nam sống? Cho nên, thái độ cần có của đồng hương là không nên vội vã và trong thời đại tin học này chỉ cần một cú điện thoại vào Sở Xã Hội địa phương hay tiểu bang là biết ngay hư thực mà thôi.

Ngoài ra, hiện nay các rạp chiếu phim đang trình chiếu phim nhan đề là “Lincoln”, một phim lịch sử mô tả lại những khó khăn chính trị khi vị Tổng Thống thứ 16 của Hoa Kỳ giải phóng cho nô lệ cũng như vào thời kỳ trước đó. Thời kỳ ấy đảng Dân Chủ còn là một đảng có thể nói là bảo thủ cực đoan. Đảng này đã phải thay đổi theo chiều gió của sự thay đổi ở nước Mỹ, nhất là sự thay đổi về thành phần chủng tộc trong dân số Hoa Kỳ khi người nhập cư vào Hiệp Chủng Quốc ngày càng đông. Tổng Thống Lincoln đã gặp khó khăn trong thời kỳ giải phóng nô lệ như thế nào thì ngày nay Tổng Thống Obama cũng gặp khó khăn vì mầu da của ông như thế, chỉ có điều sự chống đối vì chủng tộc được biểu lộ một cách tinh vi hơn trong thời đại này mà thôi.

Thống Đốc Mitt Romney thực ra có khuynh hướng khá ôn hòa, bởi vì nếu không ôn hòa sẽ không thành công được ở một tiểu bang có khuynh hướng cấp tiến như tiểu bang Massachusetts, nhất là nếu người ta nhìn lại nội dung của đạo luật Cải tổ Y Tế của tiểu bang này. Nó không khác bao nhiêu so với đạo luật Cải tổ Y Tế mà phía Cộng Hòa gọi là Obamacare. Tuy nhiên, những nhà làm luật Cộng Hòa thuộc Quốc Hội tiểu bang Massachusetts phần đông được mô tả là Cộng Hoà theo khuynh hướng ôn hòa, nghĩa là phía Dân Chủ có thể thương lượng được. Do đó mà đạo luật Cải tổ Y Tế ở tiểu bang Massachusetts mới được thông qua. Trái lại, huynh hướng bảo thủ cực đoan trong đảng Cộng Hòa trong năm bầu cử 2012 lại rất mạnh. Mục tiêu bất biến và không thể thương lượng được của họ là đẩy Obama ra khỏi tòa Bạch Ốc và cực lực bảo vệ quyền lợi của giới giầu có trong đó có những đại công ty bảo hiểm và những nhà tỷ tỷ phú.

Trong khi đó lập luận của Barack Obama về việc tăng thuế nhắm vào giới giầu là một lập luận khó đảo ngược được vì: Trong thời kỳ không suy thoái và chưa gặp khó khăn về nợ nần, giới giầu có đã hưởng lợi từ việc giảm thuế trong suốt 8 năm của Tổng Thống Bush, nay đất nước gặp khó khăn, họ phải đóng góp thêm để trả nợ quốc gia và cân bằng ngân sách. Chính phía Cộng Hòa đã thấy rõ mũi tấn công khó tránh này nên đã có lúc một vài nhà lập pháp thuộc đảng Cộng Hòa đã coi quan điểm của Obama là quan điểm xã hội, lấy của người giầu chia cho người nghèo. Hạ Viện do đảng Cộng Hòa kiểm soát trở thành “Congress of No” cũng là vì những nhà lãnh đạo bảo thủ cực đoan trong đảng này muốn các thành viên của họ tại Hạ Viện không được thỏa hiệp bất cứ đề nghị nào của đảng Dân Chủ. Do đó, Romney đã bị kẹt không thể xoay chuyển được và người bị kẹt vì quan điểm cứng nhắc mang tính đảng dễ trở thành người hay thay đổi. Khi sự thuận lý không còn là một sức mạnh trong đầu, Thống Đốc Mitt Romney bị đẩy vào trong tình trạng bị động. Cho đến những giờ phút chót, các cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos cho thấy ông có thể bị thua ở Florida và Ohio, Thống đốc Mitt Romney vẫn không tin. Nhất là, khi chiến lược gia cốt lõi của đảng Cộng Hòa rất có thế lực như Karl Rove lại còn tin chắc như đinh đóng cột là Mitt Romney sẽ thắng ở ít nhất 6 trong số 9 tiểu bang tranh chấp, trong đó có Ohio, Florida và North Carolina. Nhưng thực tế đã ngược hẳn lại. Ông ta chỉ thắng được ở North Carolina và Indiana.

Một tuần lễ sau cuộc bầu cử, những thống kê cho phép người ta tin rằng trong khối cử tri độc lập và chưa quyết định, Thống Đốc Mitt Romney chỉ thắng phiếu của đàn ông da trắng gốc Âu, còn thua ở khối cử tri quan trọng đang làm thay đổi nước Mỹ: Cử tri phụ nữ, cử tri gốc da mầu, cử tri gốc Hispanic, cử tri gốc Á châu và giới cử tri trẻ tuổi. Thất cử của Thống Đốc Mitt Romney ngoài những ảnh hưởng có tính chất tâm lý còn là một lời báo động cho đảng Cộng Hòa về sự chia rẽ 50/50 của người dân Mỹ và đồng thời là lời khuyến cáo mạnh mẽ cho những chiến lược gia của đảng Cộng Hòa rằng đất nước ngày nay đang thay đổi rất mạnh và nếu đảng Cộng Hòa không chịu thay đổi, họ sẽ thất bại nữa vào năm 2016.

Trong nhiệm kỳ cuối cùng của vài trò Tổng Thống về đối nội cũng như đối ngoại, Barack Obama là người không còn gì để mất. Ông ta nói thẳng rằng ông sẽ cương quyết hơn để giải quyết những gì còn tồn tại từ nhiệm kỳ đầu. Thái độ của ông khi mời các lãnh tụ Quốc Hội của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa vào tòa Bạch Ốc trong tuần rồi để giải quyết điều được gọi bằng nguyên ngữ tiếng Anh là “Fiscal Cliff” hay còn gọi cách khác là “bức tường tài chánh” trong đó có vấn đề thuế xuất mới khi thuế xuất hiện nay hết hạn vào cuối Tháng 12 đã cho thấy rất rõ điều đó. Đồng thời qua lời tuyên bố sau cuộc họp của Chủ tịch Hạ Viện John Boehner, người ta có thể thấy một vài tín hiệu đảng Cộng Hòa đang “dịu giọng” nhiều so với thời gian trước ngày bầu cử. Dấu hiệu kế tiếp là trong Đại Hội các Thống Đốc Cộng Hòa, khi còn cố vớt vát với những lời tuyên bố cay cú về khối cử tri gốc thiểu số và gốc Á châu, cựu Thống Đốc Mitt Romney đã bị hội nghị phản đối ngay. Tại hội nghị này, đã xuất hiện lời kêu gọi đảng Cộng Hòa phải mở con đường chinh phục khối cử tri phụ nữ, khối cử tri gốc Hispanic, gốc Phi châu và gốc Á châu. Lời kêu gọi còn hàm ý là đừng có hoang tưởng mà giữ mãi ý niệm hẹp hòi về một nước Mỹ phải do người da trắng gốc Âu kiểm soát.

Năm nay, Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ không còn phục vụ trong chính phủ Obama nhiệm kỳ 2 nữa. Có nhiều phần trăm là Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta cũng vậy. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là tuy chưa có gì chính thức rằng bà Susan Rice, một nhà ngoại giao da mầu có thành tích tại Bộ Ngoại Giao và đang là Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ sẽ được bổ nhiệm để thay thế bà Hillary Clinton trong chức vụ Ngoại Trưởng nhưng bà đã bị những thượng nghị sĩ Cộng Hòa trong đó có John McCain và Lindsey Graham kịch liệt chống đối. Thượng Nghị Sĩ McCain đe dọa thẳng thừng rằng ông sẽ vận động mọi cách để bác bỏ đề nghị bà Susan Rice làm Ngoại Trưởng. Nhưng ngược lại, dư luận phía các thượng nghị sĩ Dân Chủ hiện đang kiểm soát Thượng Viện đều cho rằng các thượng nghị sĩ Cộng Hòa McCain hay Graham nói thì nói thế chứ “đụng” vào Susan Rice không phải là dễ dàng như lời Tổng Thống Obama đã tuyên bố. Tại sao Tổng Thống Barack Obama dám quả quyết điều này? Cũng dễ hiểu, bởi vì trước hết bà Susan Rice là một phụ nữ và là một phụ nữ giỏi, thứ hai bà là gốc da mầu. Đảng Cộng Hòa hiện nay lại đang phải đối phó với vấn đề làm thế nào mở con đường chinh phục khối cử tri gốc da mầu và cử tri phụ nữ trong năm bầu cử 2016. Vấn đề là liệu đảng Cộng Hòa có muốn hồ sơ về việc bổ nhiệm bà Susan Rice vào ghế ngoại trưởng, nếu có, sẽ trở thành một khúc xương khó nuốt cho những ứng cử viên Cộng Hòa vào năm 2016 hay không khi họ cần thuyết phục phụ nữ bỏ phiếu cho họ. Hiện nay ở Thượng Viện đã có tới 20 thượng nghị sĩ là phụ nữ, ở Tối Cao Pháp Viện có tới 3 người. Đây cũng là một con số mà các chiến lược gia của cả đảng Dân Chủ lẫn Cộng Hòa cần chú ý vế ý nghĩa của cơn gió thay đổi của nước Mỹ.

Sự kiện trên làm tôi nhớ lại rằng trong nhiệm kỳ 2 của Tổng Thống George W. Bush, khi ông Bush muốn bổ nhiệm bà Condoleezza Rice Cố Vấn An Ninh Quốc Gia vào chức vụ Ngoại Trưởng thay thế tướng Colin Powell, bà Rice cũng bị các thượng nghị sĩ Dân Chủ chống kịch liệt. Nhưng cuối cùng vì tương lai của đảng trong cuộc bầu cử năm 2008, đã có 30 thượng nghị sĩ của đảng Dân Chủ nối gót các thượng nghị sĩ Cộng Hòa chuẩn thuận cho bà Condoleezza Rice.

Từ những dữ kiện trên, tôi tin rằng chuyện chia rẽ 50/50 trong dư luận Mỹ là điều không thể tránh được vì sự thương tổn của chính đảng nhất quyết đẩy ông tổng thống da đen ra khỏi quyền lực mà kết quả đã ngược lại. Cho nên, nếu thực sự các chiến lược gia đảng Cộng Hòa muốn thay đổi đường lối của đảng để thuyết phục hơn hầu chiếm lại chiếc ghế Tổng Thống vào năm 2016, sự chia rẽ 50/50 sẽ nhạt dần. Nếu ngược lại, sự chia rẽ cũng sẽ tiếp tục nhưng đến một lúc nào đó những người cưỡng lại ngọn gió thay đổi cũng không thể cưỡng lại được nữa mà phải thay đổi với phần xấu nhất rơi vào tay mình. Cho đến nay rõ ràng đường lối tranh cử của các ứng cử viên của cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ phải theo đuổi là đến trước cử tri và hỏi họ xem họ “muốn” ứng cử viên làm những gì chứ không phải câu hỏi liệu các ông các bà có “ủng hộ” ứng cử viên hứa làm ra chương trình này, chương trình nọ hay không. (V.A)

 Tác giả : Vũ Ánh/Sống Magazine

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm