Truyện Ngắn & Phóng Sự
Mặt trận rừng Long Giang - Trương Dưỡng
Nghỉ ở hậu cứ hơn 3 tuần lễ, tiểu đoàn ra Ven Đô một tháng, rồi đi hành quân tại Huế hai tháng trong các vùng Phú Thứ, Hương Điền, Quảng Điền,... chúng tôi chỉ chạm địch lẻ tẻ không đáng kể.
Sau khi về trại Hoàng Hoa Thám nghỉ quân 1 tháng, tiểu đoàn lại chuẩn bị ra quân vùng Tây Ninh. Căn cứ địa của Bắc Việt càng ngày càng bành trướng, có tới 400 ngàn địch thường xuyên trú đóng trên lãnh thổ Căm Bốt. Khiến chánh quyền Lon Nol bị dân chúng nổi lên chống đối. Ông ta cầu cứu Mỹ can thiệp giúp đỡ. Tổng thống Nixon lên đài giãi thích với dân chúng là “Miền Bắc đã tập trung các lực lượng chính quy tại các khu căn cứ có tính cách bất khả xâm phạm ở Căm Bốt, để mở các cuộc tấn công vào lực lượng Hoa Kỳ và Đồng Minh...... Tôi thà làm Tổng Thống một nhiệm kỳ, còn hơn là làm Tổng Thống hai nhiệm kỳ để nhìn thấy sự thất trận đầu tiên của Hoa Kỳ trong vòng 190 năm lịch sử này”.
Rồi ông ta cho lịnh oanh tạc B-52 và mở các cuộc hành quân phối hợp Việt-Mỹ vào Cục R ở trên lãnh thổ Căm Bốt. Nhằm mục đích thanh toán Bộ Chỉ Huy đầu não, đã điều hành tất cả mọi hoạt động quân sự của Cộng sản tại miền Nam Việt Nam. Vì thế quân Việt Cộng như kiến bị động ổ, chạy tràn lan qua các vùng rừng rậm ở Tây Ninh và Bình Long.
Lúc chúng tôi đến thị xã Tây Ninh, thì Tiểu Đoàn 9 được lịnh đi tuần tiểu lục soát địch tại đồn điền cao su ở hướng Đông làng Long Hoa. Đại đội 91 có nhiệm vụ bảo vệ pháo binh. Họ đang yểm trợ Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù hành quân trong đồn điền cao su Bến Đá, phía Đông Bắc quận Khiêm Hạnh. Chiều hôm đó Tiểu đoàn 1 chạm khá nặng, địch quân làm chòi canh trên ngọn cây và bắn tỉa vào các khinh binh, đại đội của Phạm Thái Hóa, bạn cùng khóa, bị chúng cắt làm đôi. Lúc đó Trung tá Phạm Hi Mai, tiểu đoàn trưởng, đang ở pháo đội, gọi máy điều động các đại đội khác lên tiếp ứng; tôi nghe trong máy tiếng Hóa la:
- Tụi nó đông lắm, cứ cho bắn pháo ngay trên đầu chúng tôi, mau lên!
Các đại đội nhanh lẹ tiến lên cố chọc thủng vòng vây, tới mờ tối thì bắt tay được cánh quân của Hóa. Sáng hôm sau, Tiểu đoàn 9 vào Bến Đá tăng cường, cùng Tiểu đoàn 1 tràn lên đánh đuổi địch ra khỏi khu vực. Tiểu Đoàn 1 rút ra thị trấn, chúng tôi tiếp tục truy kích địch tại vùng Bến đá. Hai ngày sau, không còn tung tích địch, Tiểu Đoàn 9 bọc về đồn điền cao su gần Long Hoa và đóng quân lập căn cứ tuần thám tại khu vực nầy. Đại Đội tôi hành quân lục soát và chạm du kích lẻ tẻ tại khu vườn cao su gần bờ làng. Tối đó chúng tôi vào xóm nghỉ, Bộ chỉ huy đại đội vô tình đóng đúng ngay nhà một người đàn em, K21 ĐL.
Trong Long Hoa, nhà được chia từng lô, đường xá chằng chịt, cây cối rậm rạp, rất dễ bị lạc. Chúng tôi có đụng du kích khi họ vào làng nầy phá rối (đạo Cao Đài cũng chống Cộng như Thiên Chúa). Khi đóng quân xong, các sĩ quan trong đại đội cùng họp nhau nhậu rượu đế với Sinkovitz, anh nầy có tật ngủ mặc nguyên đồ trận, không mùng mền gì hết, vì con người khổng lồ nầy toàn mùi rượu, chắc muỗi hút máu sẽ bị say luôn. Sinkovitz rất gan lỳ, khi chạm địch anh gọi máy bay tới rất nhanh.
Khi hoạt động xong khu vực Long Hoa, tiểu đoàn được điều động qua bên kia sông Vàm Cỏ Đông, bộ chỉ huy lập căn cứ ở Bến Gò Nổi, các đại đội tổ chức tuần tiểu về hướng Tây, Nam, và Bắc; còn hướng Đông giáp với bờ sông.
Một hôm Thiếu tá Bảo chỉ huy hai Đại đội 91 và 92 của tôi và anh Thành, vào lục soát rừng Long Giang, ở phía Tây và cách Gò Nổi độ 5 cây số (phía Tây của Rừng nầy chừng 10 cây số, bên kia biên giới Miên-Việt, là nơi VC đặt căn cứ an toàn do Tướng VC Trần Văn Trà chỉ huy, đây còn gọi là Cục R, căn cứ nầy chạy dài từ Nam lên Bắc, qua Kiến Tường, Lò Gò, Xóm Giữa, Thiện Ngôn, có tên là Lưởi Câu, Mỏ Vẹt) .
Rừng Long Giang bỏ hoang lâu ngày nên cây mây và gai gốc chằng chịt, các khinh binh chỉ phá độc đạo, đi hàng một, Đại đội tôi đi một mạch từ Đông qua Tây không gặp gì hết, Đại đội 92 bên cánh phải của tôi, gần bìa rừng nên chạm địch (vì địch đào hố sát bờ rừng phía Bắc), hai bên bắn nhau dữ dội, một chập sau có tin anh Thành bị thương. Tôi được lịnh bọc lại để nghênh chiến cho Đại đội 92 tìm cách rút ra.
Sau khi ĐĐ92ND rút ra xong, chúng tôi dàn ngang ngoài bờ rừng, nả súng bắn vào điểm đóng quân của địch. Cầm cự một lúc, tôi nghĩ rừng nầy đầy cây mây và gai gốc, dù phi pháo bắn vào, chỉ chạm nổ trên ngọn, địch quân có thân cây và nắp hầm che chở kiên cố, rất khó đánh bật họ ra. Tôi cho lịnh đeo mặt nạ và dùng súng phóng lựu bắn hơi cay, Thiếu úy Trứ, Trọng, và Phấn cho bày “Thùng cà rem” E8 (binh sĩ thường gọi là “Ơ quít”) và đồng loạt phóng vào mục tiêu. Địch bị động ổ nên bắn bậy bạ để rút chạy, lúc đó tôi đang đứng ở một chòm cây, vì hơi cay nhiều quá nên cởi nón sắt ra chuẩn bị đeo mặt nạ.
Bỗng nghe “Ầm” một tiếng, đầu như bị ai cầm búa tạ đập một cái rầm, cả thân hình tôi té nằm úp xuống đất. Đưa tay rờ đầu, thấy máu chảy dài từ bàn tay tới cùi chỏ, thì ra địch đã bắn B-40 trúng ngọn cây, hai mảnh bay tới ghim trúng vào đầu, sức hơi phụt mạnh của đạn làm cho tôi té nguyên con.
Nghe tôi bị trúng đầu, Tiểu đoàn lập tức đem trực thăng C34 tới bốc chở thẳng về bệnh Viện Đỗ Vinh, trong trại Hoàng Hoa Thám SĐND, Hạ sĩ Năm nhanh nhẹn nhảy theo để chăm lo cho tôi. Tội nghiệp đêm đó Bác sĩ Thiện thức suốt đêm, cứ cách một giờ tới canh chừng, vì anh sợ bị nứt giáp sọ, hoặc chấn thương não bộ (Thiếu tá Công Tiểu đoàn 1 pháo binh Dù bị lật xe trúng đầu ở Phong Điền, Huế; gần chỗ tôi và Miên bị tai nạn, anh Công tưởng bị nhẹ nên vẫn trực làm việc như thường, sáng hôm sau chết vì giáp sọ bị nứt!)
Lúc đó Chú Út tiệm Phước An Nguyên đang ở SàiGòn, vô tình biết được tin tôi bị thương, và nghe nói tới trúng đầu ai cũng tưởng nặng lắm. Ông vội về Vĩnh Bình báo cho má tôi và bà xã biết. Khi gặp vợ tôi, bà bụng đánh lô tô mà miệng thì cứ nói cho nàng yên tâm:
- Không có sao đâu, bị chút xíu hà!
Hai người đàn bà, kẻ lo sợ cho con, người lo sợ cho chồng, tay run run, tim hồi hộp, xách khăn gói vội vã ra đón chuyến xe chiều cấp tốc lên Sàigòn. Tới nơi gặp hạ sĩ Năm đang ở nhà một mình và nói:
- Đại úy vừa mới đi chơi.
Cả hai thở phì ra, như trút hết mọi lo âu, suốt 4 giờ ngồi xe mà lòng họ lúc nào cũng bồn chồn, đầu óc cứ nghĩ vẫn vơ. Khi tôi về nhà nghe nói hai người xuống sở Chăn Nuôi ở Ngã Tư Bảy Hiền. Mặc dù đầu băng bó tùm lum và đau nhức kêu tăng tăng, nhưng thương mẹ và nhớ vợ quá, nên cũng ráng chạy đi rước họ về nhà. Một tháng sau Bác sĩ Thiện đích thân lấy mảnh ra, vì chỉ chích thuốc tê xung quanh vết thương, nên tôi nghe tiếng cây dao rạch cái “Rẹt”, rồi tiếng cây kềm kéo qua kéo lại kêu “Rạo rạo”, khi tìm đúng mảnh, liền nhổ ra cái “Bựt”! Thấy mảnh thứ nhứt vừa lấy ra, hai tay tôi buông thòng xuống, anh Thiện giựt mình hỏi tôi có sao không? Anh thấy máu da đầu ra nhiều quá vì thời gian dò tìm mảnh hơi lâu, nên vội may lại, để chừa một mảnh tháng sau mổ tiếp.
Người phụ trách mổ lần thứ nhì là Bác sĩ Trần Đông A. Rút kinh nghiệm kỳ trước, Bác sĩ A lấy kim tìm mảnh đạn, rồi để cây kim làm dấu, anh rạch một đường, lẹ tay đút cái kềm ngay chỗ cây kim, giựt mạnh cả kim lẫn mảnh ra luôn, xong may vết thương lại, hành động thật mau lẹ và hiệu quả.
Tân Sơn Hòa chuyển
Mặt trận rừng Long Giang - Trương Dưỡng
Nghỉ ở hậu cứ hơn 3 tuần lễ, tiểu đoàn ra Ven Đô một tháng, rồi đi hành quân tại Huế hai tháng trong các vùng Phú Thứ, Hương Điền, Quảng Điền,... chúng tôi chỉ chạm địch lẻ tẻ không đáng kể.
Sau khi về trại Hoàng Hoa Thám nghỉ quân 1 tháng, tiểu đoàn lại chuẩn bị ra quân vùng Tây Ninh. Căn cứ địa của Bắc Việt càng ngày càng bành trướng, có tới 400 ngàn địch thường xuyên trú đóng trên lãnh thổ Căm Bốt. Khiến chánh quyền Lon Nol bị dân chúng nổi lên chống đối. Ông ta cầu cứu Mỹ can thiệp giúp đỡ. Tổng thống Nixon lên đài giãi thích với dân chúng là “Miền Bắc đã tập trung các lực lượng chính quy tại các khu căn cứ có tính cách bất khả xâm phạm ở Căm Bốt, để mở các cuộc tấn công vào lực lượng Hoa Kỳ và Đồng Minh...... Tôi thà làm Tổng Thống một nhiệm kỳ, còn hơn là làm Tổng Thống hai nhiệm kỳ để nhìn thấy sự thất trận đầu tiên của Hoa Kỳ trong vòng 190 năm lịch sử này”.
Rồi ông ta cho lịnh oanh tạc B-52 và mở các cuộc hành quân phối hợp Việt-Mỹ vào Cục R ở trên lãnh thổ Căm Bốt. Nhằm mục đích thanh toán Bộ Chỉ Huy đầu não, đã điều hành tất cả mọi hoạt động quân sự của Cộng sản tại miền Nam Việt Nam. Vì thế quân Việt Cộng như kiến bị động ổ, chạy tràn lan qua các vùng rừng rậm ở Tây Ninh và Bình Long.
Lúc chúng tôi đến thị xã Tây Ninh, thì Tiểu Đoàn 9 được lịnh đi tuần tiểu lục soát địch tại đồn điền cao su ở hướng Đông làng Long Hoa. Đại đội 91 có nhiệm vụ bảo vệ pháo binh. Họ đang yểm trợ Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù hành quân trong đồn điền cao su Bến Đá, phía Đông Bắc quận Khiêm Hạnh. Chiều hôm đó Tiểu đoàn 1 chạm khá nặng, địch quân làm chòi canh trên ngọn cây và bắn tỉa vào các khinh binh, đại đội của Phạm Thái Hóa, bạn cùng khóa, bị chúng cắt làm đôi. Lúc đó Trung tá Phạm Hi Mai, tiểu đoàn trưởng, đang ở pháo đội, gọi máy điều động các đại đội khác lên tiếp ứng; tôi nghe trong máy tiếng Hóa la:
- Tụi nó đông lắm, cứ cho bắn pháo ngay trên đầu chúng tôi, mau lên!
Các đại đội nhanh lẹ tiến lên cố chọc thủng vòng vây, tới mờ tối thì bắt tay được cánh quân của Hóa. Sáng hôm sau, Tiểu đoàn 9 vào Bến Đá tăng cường, cùng Tiểu đoàn 1 tràn lên đánh đuổi địch ra khỏi khu vực. Tiểu Đoàn 1 rút ra thị trấn, chúng tôi tiếp tục truy kích địch tại vùng Bến đá. Hai ngày sau, không còn tung tích địch, Tiểu Đoàn 9 bọc về đồn điền cao su gần Long Hoa và đóng quân lập căn cứ tuần thám tại khu vực nầy. Đại Đội tôi hành quân lục soát và chạm du kích lẻ tẻ tại khu vườn cao su gần bờ làng. Tối đó chúng tôi vào xóm nghỉ, Bộ chỉ huy đại đội vô tình đóng đúng ngay nhà một người đàn em, K21 ĐL.
Trong Long Hoa, nhà được chia từng lô, đường xá chằng chịt, cây cối rậm rạp, rất dễ bị lạc. Chúng tôi có đụng du kích khi họ vào làng nầy phá rối (đạo Cao Đài cũng chống Cộng như Thiên Chúa). Khi đóng quân xong, các sĩ quan trong đại đội cùng họp nhau nhậu rượu đế với Sinkovitz, anh nầy có tật ngủ mặc nguyên đồ trận, không mùng mền gì hết, vì con người khổng lồ nầy toàn mùi rượu, chắc muỗi hút máu sẽ bị say luôn. Sinkovitz rất gan lỳ, khi chạm địch anh gọi máy bay tới rất nhanh.
Khi hoạt động xong khu vực Long Hoa, tiểu đoàn được điều động qua bên kia sông Vàm Cỏ Đông, bộ chỉ huy lập căn cứ ở Bến Gò Nổi, các đại đội tổ chức tuần tiểu về hướng Tây, Nam, và Bắc; còn hướng Đông giáp với bờ sông.
Một hôm Thiếu tá Bảo chỉ huy hai Đại đội 91 và 92 của tôi và anh Thành, vào lục soát rừng Long Giang, ở phía Tây và cách Gò Nổi độ 5 cây số (phía Tây của Rừng nầy chừng 10 cây số, bên kia biên giới Miên-Việt, là nơi VC đặt căn cứ an toàn do Tướng VC Trần Văn Trà chỉ huy, đây còn gọi là Cục R, căn cứ nầy chạy dài từ Nam lên Bắc, qua Kiến Tường, Lò Gò, Xóm Giữa, Thiện Ngôn, có tên là Lưởi Câu, Mỏ Vẹt) .
Rừng Long Giang bỏ hoang lâu ngày nên cây mây và gai gốc chằng chịt, các khinh binh chỉ phá độc đạo, đi hàng một, Đại đội tôi đi một mạch từ Đông qua Tây không gặp gì hết, Đại đội 92 bên cánh phải của tôi, gần bìa rừng nên chạm địch (vì địch đào hố sát bờ rừng phía Bắc), hai bên bắn nhau dữ dội, một chập sau có tin anh Thành bị thương. Tôi được lịnh bọc lại để nghênh chiến cho Đại đội 92 tìm cách rút ra.
Sau khi ĐĐ92ND rút ra xong, chúng tôi dàn ngang ngoài bờ rừng, nả súng bắn vào điểm đóng quân của địch. Cầm cự một lúc, tôi nghĩ rừng nầy đầy cây mây và gai gốc, dù phi pháo bắn vào, chỉ chạm nổ trên ngọn, địch quân có thân cây và nắp hầm che chở kiên cố, rất khó đánh bật họ ra. Tôi cho lịnh đeo mặt nạ và dùng súng phóng lựu bắn hơi cay, Thiếu úy Trứ, Trọng, và Phấn cho bày “Thùng cà rem” E8 (binh sĩ thường gọi là “Ơ quít”) và đồng loạt phóng vào mục tiêu. Địch bị động ổ nên bắn bậy bạ để rút chạy, lúc đó tôi đang đứng ở một chòm cây, vì hơi cay nhiều quá nên cởi nón sắt ra chuẩn bị đeo mặt nạ.
Bỗng nghe “Ầm” một tiếng, đầu như bị ai cầm búa tạ đập một cái rầm, cả thân hình tôi té nằm úp xuống đất. Đưa tay rờ đầu, thấy máu chảy dài từ bàn tay tới cùi chỏ, thì ra địch đã bắn B-40 trúng ngọn cây, hai mảnh bay tới ghim trúng vào đầu, sức hơi phụt mạnh của đạn làm cho tôi té nguyên con.
Nghe tôi bị trúng đầu, Tiểu đoàn lập tức đem trực thăng C34 tới bốc chở thẳng về bệnh Viện Đỗ Vinh, trong trại Hoàng Hoa Thám SĐND, Hạ sĩ Năm nhanh nhẹn nhảy theo để chăm lo cho tôi. Tội nghiệp đêm đó Bác sĩ Thiện thức suốt đêm, cứ cách một giờ tới canh chừng, vì anh sợ bị nứt giáp sọ, hoặc chấn thương não bộ (Thiếu tá Công Tiểu đoàn 1 pháo binh Dù bị lật xe trúng đầu ở Phong Điền, Huế; gần chỗ tôi và Miên bị tai nạn, anh Công tưởng bị nhẹ nên vẫn trực làm việc như thường, sáng hôm sau chết vì giáp sọ bị nứt!)
Lúc đó Chú Út tiệm Phước An Nguyên đang ở SàiGòn, vô tình biết được tin tôi bị thương, và nghe nói tới trúng đầu ai cũng tưởng nặng lắm. Ông vội về Vĩnh Bình báo cho má tôi và bà xã biết. Khi gặp vợ tôi, bà bụng đánh lô tô mà miệng thì cứ nói cho nàng yên tâm:
- Không có sao đâu, bị chút xíu hà!
Hai người đàn bà, kẻ lo sợ cho con, người lo sợ cho chồng, tay run run, tim hồi hộp, xách khăn gói vội vã ra đón chuyến xe chiều cấp tốc lên Sàigòn. Tới nơi gặp hạ sĩ Năm đang ở nhà một mình và nói:
- Đại úy vừa mới đi chơi.
Cả hai thở phì ra, như trút hết mọi lo âu, suốt 4 giờ ngồi xe mà lòng họ lúc nào cũng bồn chồn, đầu óc cứ nghĩ vẫn vơ. Khi tôi về nhà nghe nói hai người xuống sở Chăn Nuôi ở Ngã Tư Bảy Hiền. Mặc dù đầu băng bó tùm lum và đau nhức kêu tăng tăng, nhưng thương mẹ và nhớ vợ quá, nên cũng ráng chạy đi rước họ về nhà. Một tháng sau Bác sĩ Thiện đích thân lấy mảnh ra, vì chỉ chích thuốc tê xung quanh vết thương, nên tôi nghe tiếng cây dao rạch cái “Rẹt”, rồi tiếng cây kềm kéo qua kéo lại kêu “Rạo rạo”, khi tìm đúng mảnh, liền nhổ ra cái “Bựt”! Thấy mảnh thứ nhứt vừa lấy ra, hai tay tôi buông thòng xuống, anh Thiện giựt mình hỏi tôi có sao không? Anh thấy máu da đầu ra nhiều quá vì thời gian dò tìm mảnh hơi lâu, nên vội may lại, để chừa một mảnh tháng sau mổ tiếp.
Người phụ trách mổ lần thứ nhì là Bác sĩ Trần Đông A. Rút kinh nghiệm kỳ trước, Bác sĩ A lấy kim tìm mảnh đạn, rồi để cây kim làm dấu, anh rạch một đường, lẹ tay đút cái kềm ngay chỗ cây kim, giựt mạnh cả kim lẫn mảnh ra luôn, xong may vết thương lại, hành động thật mau lẹ và hiệu quả.
Tân Sơn Hòa chuyển