Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Mậu Thân tại Quận Nhì Saigon

Có lẽ không ai trong chúng ta quên được những bất ngờ đầy kinh hoàng của Tết Mậu Thân 40 năm về trước. Bất ngờ vì ít ai nghĩ rằng Cộng Sản Miền Bắc


Trần Minh Công

Có lẽ không ai trong chúng ta quên được những bất ngờ đầy kinh hoàng của Tết Mậu Thân 40 năm về trước. Bất ngờ vì ít ai nghĩ rằng Cộng Sản Miền Bắc dám ngang nhiên vi phạm lệnh hưu chiến mà chính chúng đã ký kết. Kinh hoàng vì người CS không ngần ngại bắn thẳng vào dân lành vô tội và phóng hỏa thiêu rụi cả một khu phố, gây cảnh màn trời chiếu đất cho biết bao nhiêu người.

Mậu Thân là một bằng chứng cho thấy rằng người Cộng Sản Việt Nam trước sau chỉ có một mục tiêu: đạt cho được quyền lực và thắng lợi bằng bất cứ giá nào, bất kể sinh mạng và tài sản dân chúng. Tha hương đã gần 40 năm qua mà hình ảnh Tết Mậu Thân tại Quận Nhì Saigon đối với tôi như vừa mới xẩy ra hôm qua. Người ta có thể dễ dàng quên đi nhiều chuyện nhỏ trong đời nhưng những thảm cảnh lớn thì khó ai quên được.

Trong năm Mậu Thân 1968, Quận Nhì đã bị Ðặc Công Việt Cộng xâm nhập và đánh phá tại bốn địa điểm trong hai đợt Mậu Thân 1 và 2. Trong đợt 1, VC đánh Dinh Ðộc Lập. Trong đợt 2, VC đánh vào các khu đông dân cư như Chợ Cầu Muối, Cầu Rạch Bần, đường Ðề Thám.

Ðể độc giả hiểu rõ các trận đánh trước hết xin được nhắc lại vài chi tiết về Quận Nhì. Ðô Thành Saigon vào năm Mậu Thân (1968) có 8 quận hành chánh và cảnh sát, trong đó quận Nhì được coi là trung tâm Saigon. Quận Nhì có những đại lộ lớn như Lê Lợi, Hàm Nghi, Trần Hưng Ðạo, một phần Công Lý, Hồng Thập Tự và nhiều đường buôn bán sầm uất khác như Gia Long, Lê Thánh Tôn, Lê Lai, bến Bạch Ðằng, đường Chương Dương. Quận Nhì cũng là nơi tập trung những cơ sở quan trọng như Dinh Ðộc Lập, Thượng Nghị Viện, chợ Bến Thành, công viên Quách Thị Trang, công viên Tao Ðàn, ngã sáu Lê Văn Duyệt-Gia Long-Võ Tánh-Ngô Tùng Châu, thương xá Tam Ða, bến xe Nguyễn Cư Trinh v.v...

Bên cạnh những đường được coi là khang trang kể trên, Quận Nhì còn có những khu nhà cửa chen chúc phức tạp như khu Cầu Kho, chợ Cầu Muối, khu Ðề Thám-Bùi Viện hoặc khu Chương Dương dọc bờ sông Cầu Ông Lãnh... Việc kiểm soát an ninh cũng như phòng hỏa tại các khu này rất khó khăn. Tôi phải dài dòng kể như vậy để bạn đọc thấy được tại sao trong cả 2 đợt tấn công Mậu Thân, Việt Cộng lại cố tạo ra vài trận đánh có tính cách phô diễn trong phạm vi Quận Nhì.

Trong đợt đầu, vào những ngày Tết, VC muốn gây tiếng vang trong dư luận, đặc biệt là trong dư luận Hoa Kỳ nơi phong trào phản chiến đang lan rộng. Việt Cộng muốn cho mọi người thấy rằng ngay cả Dinh Ðộc Lập là biểu tượng quyền lực của miền Nam cũng có thể bị chúng uy hiếp. Chính vì vậy mà ngay trong đợt tấn công đầu hai mục tiêu quan trọng nhất của chúng là Dinh Ðộc Lập và Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ.

Không như đợt đầu vào dịp Tết Mậu Thân, đợt hai (được khai diễn vào ngày 5 Tháng Năm 1968) VC lại tập trung nỗ lực vào các khu lao động đông dân chúng. Ý đồ của chúng là tuyên truyền và khích động dân chúng nổi dậy trong kế hoạch “tổng công kích, tổng khởi nghĩa”.

Mặc dù trong cả 2 đợt tấn công, VC không thành công, nhưng chúng đã khai triển được yếu tố bất ngờ và tạo được dư luận quốc tế có lợi cho mặt tuyên truyền của chúng. Chúng ta bị bất ngờ nhưng cũng phải nói thêm là vì chúng ta khinh địch. Dân chúng và cả các lực lượng hành chánh lẫn quân sự ít ai tin rằng VC dám ngang nhiên vi phạm lệnh hưu chiến trong 3 ngày Tết mà chúng đã công khai cam kết. Rất nhiều đơn vị quân sự đã cho phép số lớn quân nhân về ăn Tết với gia đình. Việc phòng thủ do đó bị lơi là ít nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tấn công của VC.

Riêng Lực Lượng CSQG lúc bấy giờ được Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan (sau này là Thiếu Tướng) ra lệnh cắm trại 100% để đề phòng mọi bất trắc. Những tin tức tình báo mà Cảnh Sát Quốc Gia ghi nhận được đều được Tướng Loan chuyển cho các đơn vị bạn. Nhưng có lẽ các nơi nhận không tin là VC có khả năng tấn công vào các cơ quan đầu não của VNCH ngay tại các đô thị trong thời gian hưu chiến. Vì vậy, hậu quả “bất ngờ” đã xẩy ra như chúng ta thấy.

Trận Dinh Ðộc Lập

Tại Ðô Thành Saigon, ngay sáng sớm ngày mùng một Tết, VC đồng loạt tấn công Dinh Ðộc Lập và Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ. Cả 2 đều nằm trên đường Thống Nhất. Dinh Ðộc Lập trong pham vi Quận Nhì và Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ cách đó không xa, nằm trong Quận Nhất.

Theo chỉ thị của Tướng Loan, tôi ra lệnh cắm trại 100% và chỉ thị các Chi Cảnh Sát trực thuộc phải đề phòng và gia tăng tuần tiễu trong khu vực trách nhiệm. Ðiều ít ai ngờ tới là mục tiêu hàng đầu của VC trong đợt một lại là Dinh Ðộc Lập. Vào dịp này, Lữ Ðoàn Liên Binh phòng vệ Phủ Tổng Thống cũng như nhiều đơn vị quân đội khác đã cho phần lớn binh sĩ được nghỉ phép về ăn tết với gia đình. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng về quê vợ tại Mỹ Tho ăn Tết. Khi VC tấn công chỉ còn Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ và Thủ Tướng Nguyễn Văn Lộc có mặt tại Saigon.

Sáng sớm mùng một Tết, tiếng súng khai hỏa của VC được phát đi cùng lúc với tiếng pháo giao thừa khiến nhiều nơi không phát hiện được là VC đang tấn công Saigon. Giao thừa vừa qua chừng 45 phút thì tôi được Trưởng Chi Cảnh Sát Tao Ðàn báo cáo trên máy là nhân viên ghi nhận có một số người mặc áo lính, quần cụt, chạy lăng xăng trên đường Nguyễn Du dọc theo bờ tường phía Nam Dinh Ðộc Lập.

Vừa nhận báo cáo xong thì tôi nghe tiếng súng lớn nhỏ thi nhau nổ. VC khởi đầu tấn công vào cổng gác Nguyễn Du của Dinh Ðộc Lập bằng B-40 và hàng loạt AK-47. Cổng này nằm trên đường Nguyễn Du ngay góc đường Thủ Khoa Huân. Xe tuần tiễu Chi Tao Ðàn dồn dập báo cáo. Tôi không còn nghi ngờ gì nữa: VC đã xé rào vi phạm lệnh hưu chiến, đúng như Tướng Loan đã dự đoán. Tôi chụp máy truyền tin báo cáo cho Trung Tá Nguyễn Văn Luận, giám đốc cảnh sát đô thành, và gọi thẳng cho Chuẩn Tướng Loan như ông đã căn dặn.

Trong khi toán Ðặc Công VC đang dùng B-40 tính bắn sập vọng gác cổng Nguyễn Du để vượt vào bên trong đặt chất nổ giật sập Dinh Ðộc Lập thì toán tuần tiễu Chi Tao Ðàn nhào tới bắn trả. Tôi gọi cho Trung Úy Huỳnh Kim Long, Trưởng Chi Lê Văn Ken trước chợ Bến Thành, đưa quân nhân viên lên tiếp cứu. Toán Ðặc Nhiệm của Quận Nhì cùng tôi nhảy lên xe phóng tới Dinh Ðộc Lập.

Bọn Ðặc Công VC bị tấn công mạnh cùng lúc từ ba phía, binh sĩ Phòng Vệ tại cổng Nguyễn Du bắn trả, Toán Tuần tiễu Cảnh Sát Chi Tao Ðàn bắn ngang hông từ phía đầu đường Nguyễn Du. Toán tiếp ứng từ Chi Lê Văn Ken và Toán Ðặc Nhiệm của tôi bắn tới từ phía đường Thủ Khoa Huân, giải tỏa áp lực cho cổng Nguyễn Du. Vì bị Cảnh Sát Quận Nhì tấn công bất ngờ từ ngang hông và sau lưng, bọn Ðặc Công VC phải lùi lại. Một số VC chạy thoát thân về hướng Nhà Thờ Ðức Bà tiếp tay với toán đặc công đang tấn công Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ. Số còn lại gồm 7 tên chạy dạt vào một cao ốc phía đường Thủ Khoa Huân phía trước cổng Nguyễn Du.

Lực lượng Cảnh Sát Quận Nhì tiếp tục bắn rượt theo đẩy chúng vào hẳn bên trong cao ốc. Ðây là một cao ốc 5 tầng bỏ trống đang xây cất dở trên đường Thủ Khoa Huân. Cao ốc này chỉ cách bờ tường phía nam Dinh Ðộc Lập chừng 200 thước và cách chợ Bến Thành không quá 800 trăm thước.

Cổng Nguyễn Du được giải tỏa. Bọn Ðặc Công VC đã hoàn toàn bị cô lập, không đường thoát thân. Bây giờ chỉ còn anh em Cảnh Sát Quận Nhì bao vây kềm giữ bọn VC trong cao ốc. Tiếng súng trao đổi giữa ta và địch. Màn đêm tiếp tục trong căng thẳng cho cả đôi bên.

Trời vừa hừng sáng, tôi cho lệnh tấn công vào cao ốc. VC bắn trả dữ dội. Cảnh Sát Quận Nhì dùng M-79 và tiểu liên tấn công vào tầng dưới, dồn bọn Ðặc công lên lầu trên. Cảnh Sát từ lầu dưới xông lên, VC từ trên thẩy lựu đạn xuống. Một bên cố thủ, một bên cố vượt lên. Súng và lựu đạn thi nhau nổ. Hai đợt xung phong lên đã làm ba Cảnh Sát Viên bị thương.

Tôi ra lệnh cho nhân viên tạm thời rút ra khỏi tầng dưới để tránh bị sát hại vì lựu đạn từ trên ném xuống. Tôi vào máy báo cáo cho Tướng Loan biết là Dinh Ðộc Lập đã được an toàn trở lại, chỉ còn bán Tiểu đội Ðặc Công VC đang bị bao vây và cố thủ tại cao ốc Thủ Khoa Huân.

Tướng Loan cho biết trong đêm giao thừa này VC đồng loạt mở nhiều cuộc tấn công trên toàn quốc. Riêng tại Saigon và các vùng phụ cận: Ngoài Quận Nhì, VC cũng đang tấn công Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Quận Nhất và rải rác tại vài quận khác trong Ðô Thành, tại Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, sân bay Tân Sơn Nhất, đài Phát Thanh Quốc Gia, Căn Cứ Quân Cụ và Kho Ðạn tại Gò Vấp, khu Hàng Xanh-Thị Nghè, khu Phú Thọ Hòa, khu Bà Quẹo...

Tại cao ốc Thủ Khoa Huân, tình trạng giao tranh ghìm nhau kéo dài tới 9 giờ sáng. Ðược tôi thông báo tình hình, Tướng Loan cùng hai sĩ quan tùy viên của ông là Thiếu Tá Nguyễn Thừa Dzu (BÐQ) và Thiếu Tá Nguyễn Mộng Hùng (ND) từ Tổng Nha CSQG đến thị sát.

Ông chỉ thị tái tấn công lên cao ốc. Ta lại bắn lên, địch bắn xuống. Bọn đặc công được thành tường rất dầy và kiên cố của cao ốc che chở. Tôi cùng một số anh em cảnh sát băng qua đường Thủ Khoa Huân để tiến vào cao ốc nhưng bị VC từ trên lầu 4 bắn xuống xối xả, phải khựng lại, núp bên hông một chiếc xe Peugeot loại vận tải nhỏ do VC để lại giữa đường Nguyễn Du khi chúng bị tấn công phải chạy dạt vào cao ốc. Thiếu Tá Nguyễn Mộng Hùng (sau này là Trung Tá) chạy tiếp theo tôi đến bên hông xe. Khi tiếng súng VC tạm ngưng, chúng tôi nhóm lên nhìn vào trong xe và cả hai đều giật mình. Trong lòng chiếc xe mui trần có khá nhiều lựu đạn và trên trăm bánh thuốc nổ đã gắn sẵn ngòi nổ. Có lẽ bọn VC định dùng số thuốc nổ này giật sập Dinh Ðộc Lập khi chúng vào được bên trong.

Tôi và Thiếu Tá Hùng phóng tới cao ốc. Trên lầu bọn VC bắn xuống tới tấp. Vì không thể tiến lên bằng cầu thang, tôi cho một toán Cảnh Sát bắc thang lên cao bên thành tường cao ốc, tính nhảy vào cửa sổ lầu 4 rồi từ trên đánh xuống đầu địch. Thang vừa dựng lên ngang lầu 3 đã bị VC bắn gẫy. Hai Cảnh Sát Viên bị thương rơi xuống, Thiếu Tá Dzu (sau là Trung Tá) cùng leo lên với Cảnh Sát may mắn thoát nạn.

Cảnh Sát bắc thang lên cao ốc diệt địch.

Việc thanh toán bán tiểu đội đặc công này chỉ kết thúc vào chiều ngày mùng 2 Tết. Sau khi đã di tản đồng bào xa cao ốc, Cảnh Sát bắn lựu đạn cay lên lầu 4, cùng lúc xung phong lên cận chiến. Kết quả, Cảnh Sát một người chết và 4 bị thương. Phía Ðặc công VC: 4 chết và 3 bị bắt sống. Ngoài chuyện cao ốc bị hư hại nặng, nhà cửa dân chúng chung quanh cao ốc chỉ hư hao nhẹ.

Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ rất bực bội về vụ VC vi phạm thỏa ước hưu chiến và tấn công Dinh Ðộc Lập. Qua Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan, ông ra lệnh cho tôi lập pháp trường cát tại bùng binh chợ Bến Thành Saigon để xử tử 3 tên đặc công vừa bị bắt trước báo chí trong và ngoài nước, có lẽ để thị uy và làm gương. Lệnh này trái với quy chế tù binh nên đã không được tôi thi hành. Tướng Loan vì thương tôi nên bỏ qua nhưng sau này ông cho biết PTT Kỳ rất khó chịu vì sự bất tuân “lệnh xử tử” của tôi. Ðây là một trong những cái khổ của những người Cảnh Sát chuyên nghiệp phải thi hành luật pháp. Không theo lệnh trên sẽ gặp rắc rối, nhưng bất chấp luật pháp mà nhắm mắt thi hành lệnh trên thì chính mình có thể gặp rắc rối.

Bây giờ 40 năm sau, tôi tự hỏi nếu phải thi hành lệnh đó hôm nay, tôi sẽ có hành xử như ngày xưa không, khi mà nhiều chiến hữu của mình đã bị CSVN ngược đãi, đầy ải và trả thù dã man bằng nhiều năm trong các trại cải tạo sau 1975. Dù sao quyết định của tôi trong trận Mậu Thân cũng chứng tỏ được một điều là người Cảnh Sát Quốc Gia Miền Nam tôn trọng và hành xử theo luật pháp, khác hẳn với thói quen sử dụng “luật rừng” và theo lệnh đảng của mấy ông công an miền Bắc. Về mặt chuyên môn và trong tư cách con người, chúng ta xứng đáng hơn và trên chân các “đồng nghiệp” miền Bắc. Soi gương trước lịch sử dân tộc, tôi nghĩ rằng chúng ta có quyền hãnh diện về điều này.

Mậu Thân, đợt 2

Sau khi thất bại qua đợt tấn công đầu vào dịp Tết, VC vẫn không từ bỏ kế hoạch “tổng công kích, tổng nổi dậy” của chúng. VC nghĩ rằng một đợt tấn công thứ hai sẽ có thể lôi kéo dân chúng Miền Nam nổi dậy. Họ đã đánh giá sai dân tình miền Nam. Họ vẫn không hiểu được rằng dân miền Nam được sống trong một xã hội tuy chưa hoàn hảo nhưng tương đối tự do và chưa bao giờ thực sự tin theo VC.

Ðợt tấn công Mậu Thân 2, khởi đầu từ ngày 5 Tháng Năm, 1968. Trong đợt này VC tập trung nỗ lực vào những khu đông dân cư, lựa chọn những địa thế khó xoay trở cho ta. Tại Quận Nhì, chúng đồng loạt xâm nhập và bắn phá tại các khu chợ Cầu Muối, Cầu Kho, khu Ðề Thám-Bùi Viện, là những khu nghèo đông dân cư, nhà cửa chen chúc và đường hẻm chằng chịt khiến cho việc lưu thông hằng ngày và công tác cứu hỏa rất giới hạn và khó khăn.

Trận Chợ Cầu Muối

Trận đầu tiên trong Ðợt 2 xẩy ra tại khu chợ Cầu Muối là nơi dân chúng bình dân buôn bán cả ngày lẫn đêm. Ðây là trung tâm phân phối rau và trái cây lớn nhất tại Saigon. Các vựa trái cây, sạp hàng và nhà cửa san sát lẫn lộn nhau, Ðường phố chật hẹp tạo một môi trường lý tưởng cho các vụ náo loạn thường xuyên xẩy ra. Trong tình trạng bình thường, Quận Nhì cũng đã tốn nhiều nhân viên Cảnh Sát để kiểm soát và duy trì an ninh trật tự tại đây.

Khai thác điểm thuận lợi này cho ý đồ của chúng, ngày 5 Tháng Năm 1968 VC đã xâm nhập một Tiểu đội Ðặc công vào khu này, gần các đường Cô Giang-Cô Bắc. Khoảng 2 giờ sáng, bọn Ðặc công VC xuất hiện rải truyền đơn và tuyên truyền sách động đồng bào. Toán tuần tiễu được báo động chạy tới bị VC xả súng bắn. Nhân viên bắn trả. Phu khuân vác đêm và bạn hàng các vựa cây hoảng hốt chạy tứ phía. Khi trời hừng sáng nhiều gia đình đã lũ lượt bồng bế nhau chạy khỏi khu VC xâm nhập.

Ðược đồng bào chỉ điểm cho biết nơi ẩn nấp của Ðặc công VC, Cảnh Sát Quận Nhì cho loa phóng thanh kêu gọi đồng bào di chuyển khỏi vùng giao tranh. Tôi chỉ thị Thiếu Tá Võ Văn Ðức, Trưởng Phòng Cảnh Sát Ðặc Biệt Q.2 điều động một toán nhân viên tấn công vào mục tiêu lúc 9 giờ sáng ngày 6 Tháng Năm 1968. Khi gần tới mục tiêu trên đường Cô Giang ngang khu chợ Cầu Muối, VC bắn xối xả vào xe của Thiếu Tá Ðức và toán Cảnh Sát do ông điều động. Việc tấn công của Cảnh Sát trở nên khó khăn khi dân chúng nhào ra chạy loạn. Tôi chỉ thị anh em tìm cách cùng lúc đánh bọc sau lưng. Nhưng diều này cũng không dễ vì ngõ hẻm chằng chịt trong khu này tạo cơ hội che giấu tốt cho VC và khó khăn cho việc truy lùng và tiêu diệt của ta.

Tình trạng ghìm nhau kéo dài suốt buổi sáng ngày mùng 6. Cảnh Sát cố tiến vô trong khi VC tiếp tục bắn cầm chân, gây hoang mang lo sợ trong dân chúng. Ðiều làm tôi phải suy nghĩ nhiều là nếu hỏa hoạn do súng đạn giao tranh giữa hai bên gây ra hoặc do chính VC phóng hỏa để tạo thêm hỗn loạn thì việc cứu hỏa không dễ gì điều động. Ðó là chưa kể VC sẽ không ngần ngại xả súng vào các nhân viên cứu hỏa để duy trì tình trạng náo loạn và kinh hoàng này. VC cũng thừa hiểu rằng vì sợ sinh mạng và tài sản của dân chúng bị hư hại nên nhân viên Cảnh Sát sẽ không dám mạnh tay tấn công vào những nơi chúng đang trú ẩn.

Quả thật, VC đã nắm được chỗ yếu của ta. Ðó là lý do tại sao Cảnh Sát không thể nhanh chóng thanh toán bọn Ðặc công trong khi chúng chỉ có trên dưới một tiểu đội. Tác chiến trong thành phố không phải là một điều đơn giản khi mà kẻ địch xen lẫn trong dân chúng và, trong nhiều trường hợp, cầm giữ dân chúng làm con tin hoặc bia đỡ đạn cho chúng. Trận Cầu Muối vì vậy phải kéo dài sang tới ngày Thứ Hai. Trong ngày này, Thiếu Tá Ðức đã bị thương và 2 Cảnh Sát Viên tử thương khi tìm cách tiến gần vào mục tiêu, nơi Ðặc công VC đang rải truyền đơn kêu gọi dân chúng xuống đường.

Trong khi đó thì hai mặt trận khác cũng nổ ra trong Quận Nhì. Vì Quận Nhì nằm ngay trung tâm của Saigon nên báo chí và các đài phát thanh thường xuyên bám sát Cảnh Sát trong các trận đánh. Những lời tường thuật của họ đôi khi quá sôi nổi, gây thêm hoang mang và lo sợ trong dân chúng.

Trận Cầu Rạch Bần

Song song với mặt trận thứ nhất tại khu Chợ Cầu Muối, mặt trận thứ nhì xảy ra tại vùng Cầu Kho dọc theo đường Chương Dương và sông Cầu Ông Lãnh. Ðậu dọc bờ sông này là hàng trăm chiếc ghe lớn bé chuyên chở rau trái và các nhu yếu phẩm từ lục tỉnh về Saigon và ngược lại. Họ thường chỉ đậu tạm trú tại bờ sông này trong ít ngày để xuống và nhận hàng, hầu hết không phải là dân cư trú thường xuyên nên việc kiểm soát rất khó khăn. VC lợi đã lợi dụng điểm này để xâm nhập và chuyển vận vũ khí vào Ðô Thành.

Vào giữa Tháng Sáu 1968, trong một cuộc hành quân Cảnh Sát hỗn hợp giữa Quận Nhì và Cảnh Sát Ty Hải Cảng, ta đã khám phá một ghe lớn chuyên chở nhiều ký chất nổ, hàng trăm trái lựu đạn và tiểu liên AK-47 và rất nhiều súng lục K-54 được cất giấu dưới nhiều lớp trái cây trong lòng ghe từ lục tỉnh về. Số thuốc nổ và vũ khí này nếu không được kịp thời phát hiện thì không biết sẽ còn bao nhiêu vụ nổ và bao nhiêu sinh mạng người dân Ðô Thành bị VC sát hại.

Tại mặt trận Cầu Kho. Ðêm mùng 6 Tháng Năm, một toán VC gồm 9 tên xâm nhập bằng đường ghe từ lục tỉnh về ẩn núp dưới gầm cầu Rạch Bần và xả súng tấn công vào Chi Cảnh Sát Cầu Ông Lãnh dọc theo bờ sông. Bị Trung Úy Trần Hậu điều động nhân viên chống trả dữ dội, bọn đặc công VC phải rút lui về núp dưới cầu Rạch Bần và xả súng bắn loạn xạ dọc theo bờ sông Cầu Ông Lãnh và đường Chương Dương.

Ðại Úy Oanh, một Sĩ quan gốc Thiết Giáp phục vụ tại Quận Nhì được tôi chỉ định đem một Trung Ðội Cảnh Sát đến giải tỏa cầu Rạch Bần. Trục tiến quân dọc theo đường Chương Dương bị VC từ mố cầu dùng B-40 và AK-47 trực chỉ bắn xối xả khiến Ðại Úy Oanh phải khựng lại. VC cứ tiếp tục bắn bừa bãi mà ta thì e dè vì sợ gây tổn thương cho dân chúng. Do đó, dù chỉ một đoạn đường không quá một cây số mà phải mất gần hết một buổi sáng mới tiến được tới gần mục tiêu. Sau cùng thì mục tiêu này cũng được thanh toán. Ta chiếm lại được cầu Rạch Bần với 4 nhân viên Cảnh Sát bị thương. Sáu Ðặc công, trong đó có 2 nữ cán binh VC, tử thương tại chỗ, 3 đầu hàng bị ta bắt giữ.

Trở lại mặt trận chợ Cầu Muối, VC tiếp tục cầm chân một số đồng bào và chống trả dữ dội. Trận chiến đã sang đến ngày thứ hai. Cảnh Sát Quận Nhì đã có hai nhân viên bị thương và hai tử thương, nhưng rất may nhà cửa trong khu này chưa bị cháy. Tôi nghe tiếng Tướng Loan la hét trong máy. Ông tỏ ra sốt ruột và liên tục hối thúc các Trưởng Ty Cảnh Sát trong Ðô Thành phải sớm thanh toán các mục tiêu.

Tiếng súng vẫn tiếp tục nổ tại nhiều nơi. Quận Tư vùng Khánh Hội, Quận 5 khu Trần Nhân Tôn, Quận 3 khu Chùa Bà Lớn gần đường Nguyễn Thiện Thuật, Quận Nhất khu Phan Ðình Phùng-Nguyễn Bỉnh Khiêm gần Ðài phát thanh, Gò Vấp Kho Quân Cụ, khu Phú Thọ Hòa vùng Gia Ðịnh đang đồng loạt bị VC tấn công. Vài nơi tại vùng Khánh Hội và Chợ lớn đã bắt đầu bốc cháy.

Quận Nhì thì 3 mặt trận đang sôi động cùng một lúc. Không thể để cho trung tâm Ðô Thành tiếp tục rối loạn, Tướng Loan quyết định tăng phái cho tôi một Tiểu Ðoàn Biệt Ðộng Quân do Ðại Úy H. chỉ huy. Tôi bàn với Ð/Úy H. phương cách tiến quân chiếm lại vùng Cô Giang và chợ Cầu Muối. Ð/Úy H. muốn tấn công mạnh bạo và chớp nhoáng vào mục tiêu với súng nặng và lựu đạn. Ông cho biết không chấp nhận tiến quân kiểu từ từ để binh sĩ của ông bị bắn sẻ trong khi không nhìn thấy VC ẩn núp nơi đâu.

Tôi thông cảm nhiệm vụ và lối suy nghĩ của Ðại Úy H. khi phải đối đầu với địch quân ngoài trận địa nhưng không đồng ý với ông về phương thức tác chiến đó vì đây là trong thành phố, VC trộn lẫn với dân, nhà cửa san sát nằm giữa những con hẻm chằng chịt. Không thể dùng hỏa lực mạnh để áp đảo đối phương mà không gây thiệt hại tài sản và sinh mạng của dân chúng đang kẹt trong đó. Tôi cám ơn Ð/Úy H. và quyết định trả Tiểu Ðoàn BÐQ này lại cho Tướng Loan để ông sử dụng cho mặt trận Trần Nhân Tôn trong Chợ Lớn đang có đụng độ lớn.

Cảnh Sát Quận Nhì tiếp tục đánh theo kiểu Biệt Kích, từng toán nhỏ xâm nhập mục tiêu để tiêu diệt Ðặc Công VC. Phải mất thêm một ngày nữa mới thanh toán được mục tiêu và vãn hồi an ninh vùng chợ Cầu Muối. Lại thêm 3 Cảnh Sát Viên nữa bị thương. Nhà cửa trong vùng tuy bi hư hại phần nào nhưng không bị hỏa hoạn. Riêng căn nhà lầu bị VC đóng chốt thì hư hại gần như hoàn toàn.

Trận đường Ðề Thám

Mặt trận thứ 3 trong đợt Mậu Thân 2 tại Quận Nhì phát nổ tại một hẻm dài ăn thông ra đường Ðề Thám. Ðây cũng là một khu lao động dân chúng sống chen chúc trong nhiều ngõ ngách đường hẻm quanh co. Tại đây, 4 tên Ðặc công VC chiếm giữ một căn nhà nhỏ nằm ngay đầu hẻm mà lối đi vào duy nhất là đường Ðề Thám. Ðường hẻm rộng không quá 3 thước bề ngang, vì vậy trấn cứ đầu hẻm là VC kiểm soát được suốt con hẻm từ trong ra đến đường Ðề Thám. Bọn VC từ trong đầu hẻm bắn ra gây thương tích cho nhiều người qua lại trên đường Ðề Thám. Giao thông bị tắc nghẽn. Dân chúng dọc con hẻm bồng bế nhau chạy loạn. Cảnh Sát không sao lọt được vào con hẻm độc đạo này.

Vừa thanh toán xong mục tiêu ở cầu Rạch Bần, tôi phóng tới khu Ðề Thám để quan sát. Cũng như tại các nơi khác, VC bắn ra bừa bãi bất kể dân chúng. Từng tràng tiểu liên AK-47 được bắn ra đầu hẻm , lâu lâu kèm theo vài trái B-40. Ðã có vài người dân bị thương. Báo chí săn tin bám theo Cảnh Sát, phóng viên truyền thanh trực tiếp loan tin làm cho tình hình thêm gây cấn và căng thẳng. Tôi điều động một toán Cảnh Sát xung phong vô nhưng phải dội ngược ra. Cánh tay phải tôi bị bắn trúng, máu tuôn xối xả. Vết thương được tạm thời băng bó, tôi vẫn chưa nghĩ ra cách nào để thanh toán được mục tiêu. Tôi có thể cho lệnh dùng súng phóng lựu M-79 bắn vô, nhưng còn dân chúng kẹt trong đó thì sao? Hai bên ghìm nhau nhiều tiếng đồng hồ, trong bắn ra, ngoài không vô nổi.

Trên máy Chuẩn Tướng Loan hối thúc phải thanh toán Tổ Ðặc công địch vì sợ để lâu chúng sẽ phóng hỏa khu lao động này tìm đường tẩu thoát. Lại nữa, nếu hỏa hoạn xẩy ra trong khu nhà ổ chuột này thì ngọn lửa sẽ mau chóng lan rộng, khó mà dập tắt, gây thêm hoang mang náo loạn trong dân chúng. Việc này chắc chắn sẽ bị các cơ quan thông tấn ngoại quốc khai thác và loan đi những tin tức bất lợi.

Bọn VC hiện đang kiểm soát dọc con hẻm trống và tiếp tục bắn phủ đầu. Dù bị Tướng Loan hối thúc, tôi không thể lại đẩy nhân viên vào một địa thế hoàn toàn bất lợi trước họng súng địch mà không có bất cứ một chướng ngại vật nào che chắn. Thật nan giải.

Tôi bất chợt nghĩ tới thùng lựu đạn “simulator” tôi vẫn giữ trong văn phòng. Thùng lựu đạn này do một người bạn Sĩ Quan tại trường Bộ Binh Thủ Ðức cho tôi đã lâu. Ðây là loại lựu đạn thực tập có vỏ bằng cạc tông dày, dùng để huấn luyện sinh viên sĩ quan tại các quân trường. Khi ném ra, trái “simulator” này có tiếng nổ lớn như lựu đạn thật nhưng không có miểng sát hại. Tôi suy luận rằng khi nghe tiếng lựu đạn nổ lớn gần mình thì phản ứng tự nhiên của bất cứ chiến binh nào cũng là nằm xuống để tránh miểng và như vậy là trong vòng vài giây nếu ta có thể tới gần địch tấn công bất thần và tới tấp thì có nhiều hy vọng tiêu diệt được địch trước khi chúng kịp phản ứng.

Tôi quyết định thí nghiệm chiến thuật này. Tôi gọi sáu nhân viên trẻ, lanh lẹ đến và giải thích ý định của tôi. Tôi ném thử một trái lựu đạn thực tập “simulator” ngay cạnh chân không quá 2 thước và đứng im để nhân viên thấy lựu đạn nổ lớn mà không gây thương tích gì cho tôi. Chiến thuật tấn công mới bắt đầu: Tôi cho ném một loạt lựu đạn “simulator”. Tám trái liên tiếp nhau nổ như trời sụp trong khi tôi và 6 Cảnh Sát Viên Quận Nhì tông vào đường hẻm nhắm thẳng mục tiêu nhả đạn. Bốn tên Ðặc công chưa kịp ngóc đầu phản ứng đã bị hỏa lực của anh em Quận Nhì tiêu diệt.

Trận này được một Phóng viên Quân Ðội tường thuật lại trong tập tài liệu “Tổng công kích-Tổng khởi nghĩa của VC-Mậu Thân 1968” do Khối Quân Sự thuộc Bộ Tổng Tham Mưu ấn hành. Sau này, một sĩ quan thuộc Khối Quân Huấn có hỏi tôi chi tiết sự việc để nghiên cứu thêm, coi đó như một trong những chiến thuật tác chiến trong thành phố.

Trong năm Mậu Thân, ngoài những vụ khác như bọn VC nằm vùng rải truyền đơn tại chợ Bến Thành hoặc vụ VC gài lựu đạn tại Thượng Nghị Viện gần Bến Bạch Ðằng mà Quận Nhì đã mau chóng tháo gỡ, Quận Nhì trung tâm thành phố đã phải hứng chịu nhiều hỏa tiễn pháo kích của VC. Cứ mỗi lần có pháo kích là nhân viên Quận Nhì lại vất vả. Gần như lần nào cũng có cháy nhà, người chết, người bị thương. Nhân viên tuần tiễu hối hả ngược xuôi lo giữ an ninh, lo phụ việc cứu hỏa, lo cấp cứu và tải thương đồng bào bị nạn.

Trong suốt năm Mậu Thân, nhân viên Quận Nhì phải cắm trại liên miên. Tôi và các sĩ quan trách nhiệm phải ứng trực ngày đêm tại đơn vị. Vừa lo chống VC xâm nhập, vừa lo việc cứu cấp khi có pháo kích. Hai phòng Hoạt Vụ và Cảnh Sát Ðặc Biệt phải phối hợp với Ðặc Khu Quận Nhì tổ chức hành quân Cảnh Sát liên miên mỗi đêm.

Mậu Thân quả là một năm căng thẳng và vất vả cho tôi và tất cả nhân viên Quận Nhì. Phải nói rằng các Sĩ Quan và nhân viên Cảnh Sát Quận Nhì nói chung đã rất can đảm, tháo vát và tận tụy hy sinh, quyết bảo vệ sinh mạng và tài sản của dân chúng. Nhờ sự tận tụy và hy sinh đó mà Quận Nhì đã mau chóng thanh toán được các toán Ðặc công xâm nhập không để chúng có cơ hội gây hỏa hoạn và nhiều thiệt hại cho dân chúng như tại một số nơi khác trong Ðô Thành.

Vào cuối năm 1968, đại diện các phường, khóm tại Quận Nhì và vài vị dân biểu đã đích thân đến Ty Cảnh Sát Quận Nhì trao tặng Bảng Ghi Ơn và thăm viếng, ủy lạo gia đình các Cảnh Sát Viên tử thương trong 2 đợt tấn công Mậu Thân. Biến cố Tết Mậu Thân đã cho thấy tinh thần “Cảnh Sát là Bạn Dân” và thể hiện rõ tình Quân-Dân gắn bó.

Nhắc lại trận Mậu Thân, chúng ta cũng không thể quên được lòng tận tụy và gương can đảm của vị Tướng chỉ huy ngành Cảnh Sát thời bấy giờ là Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Là Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát, có dưới tay gần 100,000 Sĩ Quan và nhân viên trên toàn quốc, Tướng Loan có thể ngồi trong Tổng Nha để chỉ thị và điều động thuộc cấp chống trả VC trong hai đợt tấn công tại các đô, tỉnh, thị trên toàn quốc. Nhưng ông đã đích thân sát cánh cùng anh em Cảnh Sát chiến đấu trong thành phố nơi hiểm nguy không thể tính trước vì thường thì địch là những toán đặc công quyết tử ẩn nấp kỹ và trộn lẫn trong dân chúng. Ðịch thấy ta mà ta khó thấy địch. Tướng Loan đã bị bắn bị thương ở chân tại khu Nguyễn Bỉnh Khiêm, gần đài Phát Thanh Saigon trong khi ông đang điều động Cảnh Sát chiến đấu.

Sự có mặt của Tướng Loan làm binh sĩ lên tinh thần, nhất là những nhân viên cứu hỏa tại Ðô Thành. Họ bị VC nhắm bắn nhưng vẫn lao vào chữa lửa vì có Tướng Loan bên cạnh. Không có Tướng Loan chỉ thị cảnh sát ứng trực 100% để phản ứng kịp thời trong dịp Tết Mậu Thân, Ðô Thành Saigon chắc khó đứng vững được trong 2 trận tấn công và số thiệt hại, thương vong chắc chắn sẽ còn cao hơn nhiều.

Xin được kính cẩn nghiêng mình trước vong linh Thiếu Tướng Tư Lệnh Nguyễn Ngọc Loan và các Sĩ Quan Cảnh Sát: Ðại Tá Ðàm Văn Quý (Tổng Nha CSQG), Trung Tá Lê Ngọc Trụ (Trưởng Ty CSQG Quận 5), Trung Tá Nguyễn, Ðại Tá Nguyễn Văn Luận (Giám Ðốc Nha Cảnh Sát Ðô Thành), Thiếu Tá Nguyễn Văn Xinh (Nha Cảnh Sát Ðô Thành) và các sĩ quan, nhân viên cảnh sát khác đã tử thương trong 2 trận Mậu Thân 1968.

Hồi tưởng lại biến cố Tết Mậu Thân, tôi cũng xin được đặc biệt cám ơn các sĩ quan và nhân viên Ty Cảnh Sát Quốc Gia Quận Nhì Saigon đã can đảm và tận tụy hy sinh bảo vệ dân chúng. Tôi rất hãnh diện đã được chỉ huy và sát cánh cùng các bạn. Xin được đốt nén hương lòng trước vong linh các chiến hữu Cảnh Sát Quận Nhì đã hy sinh trong trận Mậu Thân.

Trần Minh Công

Nguyên Trưởng Ty CSQG-Quận Nhì
motgocpho.com
Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Mậu Thân tại Quận Nhì Saigon

Có lẽ không ai trong chúng ta quên được những bất ngờ đầy kinh hoàng của Tết Mậu Thân 40 năm về trước. Bất ngờ vì ít ai nghĩ rằng Cộng Sản Miền Bắc


Trần Minh Công

Có lẽ không ai trong chúng ta quên được những bất ngờ đầy kinh hoàng của Tết Mậu Thân 40 năm về trước. Bất ngờ vì ít ai nghĩ rằng Cộng Sản Miền Bắc dám ngang nhiên vi phạm lệnh hưu chiến mà chính chúng đã ký kết. Kinh hoàng vì người CS không ngần ngại bắn thẳng vào dân lành vô tội và phóng hỏa thiêu rụi cả một khu phố, gây cảnh màn trời chiếu đất cho biết bao nhiêu người.

Mậu Thân là một bằng chứng cho thấy rằng người Cộng Sản Việt Nam trước sau chỉ có một mục tiêu: đạt cho được quyền lực và thắng lợi bằng bất cứ giá nào, bất kể sinh mạng và tài sản dân chúng. Tha hương đã gần 40 năm qua mà hình ảnh Tết Mậu Thân tại Quận Nhì Saigon đối với tôi như vừa mới xẩy ra hôm qua. Người ta có thể dễ dàng quên đi nhiều chuyện nhỏ trong đời nhưng những thảm cảnh lớn thì khó ai quên được.

Trong năm Mậu Thân 1968, Quận Nhì đã bị Ðặc Công Việt Cộng xâm nhập và đánh phá tại bốn địa điểm trong hai đợt Mậu Thân 1 và 2. Trong đợt 1, VC đánh Dinh Ðộc Lập. Trong đợt 2, VC đánh vào các khu đông dân cư như Chợ Cầu Muối, Cầu Rạch Bần, đường Ðề Thám.

Ðể độc giả hiểu rõ các trận đánh trước hết xin được nhắc lại vài chi tiết về Quận Nhì. Ðô Thành Saigon vào năm Mậu Thân (1968) có 8 quận hành chánh và cảnh sát, trong đó quận Nhì được coi là trung tâm Saigon. Quận Nhì có những đại lộ lớn như Lê Lợi, Hàm Nghi, Trần Hưng Ðạo, một phần Công Lý, Hồng Thập Tự và nhiều đường buôn bán sầm uất khác như Gia Long, Lê Thánh Tôn, Lê Lai, bến Bạch Ðằng, đường Chương Dương. Quận Nhì cũng là nơi tập trung những cơ sở quan trọng như Dinh Ðộc Lập, Thượng Nghị Viện, chợ Bến Thành, công viên Quách Thị Trang, công viên Tao Ðàn, ngã sáu Lê Văn Duyệt-Gia Long-Võ Tánh-Ngô Tùng Châu, thương xá Tam Ða, bến xe Nguyễn Cư Trinh v.v...

Bên cạnh những đường được coi là khang trang kể trên, Quận Nhì còn có những khu nhà cửa chen chúc phức tạp như khu Cầu Kho, chợ Cầu Muối, khu Ðề Thám-Bùi Viện hoặc khu Chương Dương dọc bờ sông Cầu Ông Lãnh... Việc kiểm soát an ninh cũng như phòng hỏa tại các khu này rất khó khăn. Tôi phải dài dòng kể như vậy để bạn đọc thấy được tại sao trong cả 2 đợt tấn công Mậu Thân, Việt Cộng lại cố tạo ra vài trận đánh có tính cách phô diễn trong phạm vi Quận Nhì.

Trong đợt đầu, vào những ngày Tết, VC muốn gây tiếng vang trong dư luận, đặc biệt là trong dư luận Hoa Kỳ nơi phong trào phản chiến đang lan rộng. Việt Cộng muốn cho mọi người thấy rằng ngay cả Dinh Ðộc Lập là biểu tượng quyền lực của miền Nam cũng có thể bị chúng uy hiếp. Chính vì vậy mà ngay trong đợt tấn công đầu hai mục tiêu quan trọng nhất của chúng là Dinh Ðộc Lập và Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ.

Không như đợt đầu vào dịp Tết Mậu Thân, đợt hai (được khai diễn vào ngày 5 Tháng Năm 1968) VC lại tập trung nỗ lực vào các khu lao động đông dân chúng. Ý đồ của chúng là tuyên truyền và khích động dân chúng nổi dậy trong kế hoạch “tổng công kích, tổng khởi nghĩa”.

Mặc dù trong cả 2 đợt tấn công, VC không thành công, nhưng chúng đã khai triển được yếu tố bất ngờ và tạo được dư luận quốc tế có lợi cho mặt tuyên truyền của chúng. Chúng ta bị bất ngờ nhưng cũng phải nói thêm là vì chúng ta khinh địch. Dân chúng và cả các lực lượng hành chánh lẫn quân sự ít ai tin rằng VC dám ngang nhiên vi phạm lệnh hưu chiến trong 3 ngày Tết mà chúng đã công khai cam kết. Rất nhiều đơn vị quân sự đã cho phép số lớn quân nhân về ăn Tết với gia đình. Việc phòng thủ do đó bị lơi là ít nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tấn công của VC.

Riêng Lực Lượng CSQG lúc bấy giờ được Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan (sau này là Thiếu Tướng) ra lệnh cắm trại 100% để đề phòng mọi bất trắc. Những tin tức tình báo mà Cảnh Sát Quốc Gia ghi nhận được đều được Tướng Loan chuyển cho các đơn vị bạn. Nhưng có lẽ các nơi nhận không tin là VC có khả năng tấn công vào các cơ quan đầu não của VNCH ngay tại các đô thị trong thời gian hưu chiến. Vì vậy, hậu quả “bất ngờ” đã xẩy ra như chúng ta thấy.

Trận Dinh Ðộc Lập

Tại Ðô Thành Saigon, ngay sáng sớm ngày mùng một Tết, VC đồng loạt tấn công Dinh Ðộc Lập và Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ. Cả 2 đều nằm trên đường Thống Nhất. Dinh Ðộc Lập trong pham vi Quận Nhì và Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ cách đó không xa, nằm trong Quận Nhất.

Theo chỉ thị của Tướng Loan, tôi ra lệnh cắm trại 100% và chỉ thị các Chi Cảnh Sát trực thuộc phải đề phòng và gia tăng tuần tiễu trong khu vực trách nhiệm. Ðiều ít ai ngờ tới là mục tiêu hàng đầu của VC trong đợt một lại là Dinh Ðộc Lập. Vào dịp này, Lữ Ðoàn Liên Binh phòng vệ Phủ Tổng Thống cũng như nhiều đơn vị quân đội khác đã cho phần lớn binh sĩ được nghỉ phép về ăn tết với gia đình. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng về quê vợ tại Mỹ Tho ăn Tết. Khi VC tấn công chỉ còn Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ và Thủ Tướng Nguyễn Văn Lộc có mặt tại Saigon.

Sáng sớm mùng một Tết, tiếng súng khai hỏa của VC được phát đi cùng lúc với tiếng pháo giao thừa khiến nhiều nơi không phát hiện được là VC đang tấn công Saigon. Giao thừa vừa qua chừng 45 phút thì tôi được Trưởng Chi Cảnh Sát Tao Ðàn báo cáo trên máy là nhân viên ghi nhận có một số người mặc áo lính, quần cụt, chạy lăng xăng trên đường Nguyễn Du dọc theo bờ tường phía Nam Dinh Ðộc Lập.

Vừa nhận báo cáo xong thì tôi nghe tiếng súng lớn nhỏ thi nhau nổ. VC khởi đầu tấn công vào cổng gác Nguyễn Du của Dinh Ðộc Lập bằng B-40 và hàng loạt AK-47. Cổng này nằm trên đường Nguyễn Du ngay góc đường Thủ Khoa Huân. Xe tuần tiễu Chi Tao Ðàn dồn dập báo cáo. Tôi không còn nghi ngờ gì nữa: VC đã xé rào vi phạm lệnh hưu chiến, đúng như Tướng Loan đã dự đoán. Tôi chụp máy truyền tin báo cáo cho Trung Tá Nguyễn Văn Luận, giám đốc cảnh sát đô thành, và gọi thẳng cho Chuẩn Tướng Loan như ông đã căn dặn.

Trong khi toán Ðặc Công VC đang dùng B-40 tính bắn sập vọng gác cổng Nguyễn Du để vượt vào bên trong đặt chất nổ giật sập Dinh Ðộc Lập thì toán tuần tiễu Chi Tao Ðàn nhào tới bắn trả. Tôi gọi cho Trung Úy Huỳnh Kim Long, Trưởng Chi Lê Văn Ken trước chợ Bến Thành, đưa quân nhân viên lên tiếp cứu. Toán Ðặc Nhiệm của Quận Nhì cùng tôi nhảy lên xe phóng tới Dinh Ðộc Lập.

Bọn Ðặc Công VC bị tấn công mạnh cùng lúc từ ba phía, binh sĩ Phòng Vệ tại cổng Nguyễn Du bắn trả, Toán Tuần tiễu Cảnh Sát Chi Tao Ðàn bắn ngang hông từ phía đầu đường Nguyễn Du. Toán tiếp ứng từ Chi Lê Văn Ken và Toán Ðặc Nhiệm của tôi bắn tới từ phía đường Thủ Khoa Huân, giải tỏa áp lực cho cổng Nguyễn Du. Vì bị Cảnh Sát Quận Nhì tấn công bất ngờ từ ngang hông và sau lưng, bọn Ðặc Công VC phải lùi lại. Một số VC chạy thoát thân về hướng Nhà Thờ Ðức Bà tiếp tay với toán đặc công đang tấn công Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ. Số còn lại gồm 7 tên chạy dạt vào một cao ốc phía đường Thủ Khoa Huân phía trước cổng Nguyễn Du.

Lực lượng Cảnh Sát Quận Nhì tiếp tục bắn rượt theo đẩy chúng vào hẳn bên trong cao ốc. Ðây là một cao ốc 5 tầng bỏ trống đang xây cất dở trên đường Thủ Khoa Huân. Cao ốc này chỉ cách bờ tường phía nam Dinh Ðộc Lập chừng 200 thước và cách chợ Bến Thành không quá 800 trăm thước.

Cổng Nguyễn Du được giải tỏa. Bọn Ðặc Công VC đã hoàn toàn bị cô lập, không đường thoát thân. Bây giờ chỉ còn anh em Cảnh Sát Quận Nhì bao vây kềm giữ bọn VC trong cao ốc. Tiếng súng trao đổi giữa ta và địch. Màn đêm tiếp tục trong căng thẳng cho cả đôi bên.

Trời vừa hừng sáng, tôi cho lệnh tấn công vào cao ốc. VC bắn trả dữ dội. Cảnh Sát Quận Nhì dùng M-79 và tiểu liên tấn công vào tầng dưới, dồn bọn Ðặc công lên lầu trên. Cảnh Sát từ lầu dưới xông lên, VC từ trên thẩy lựu đạn xuống. Một bên cố thủ, một bên cố vượt lên. Súng và lựu đạn thi nhau nổ. Hai đợt xung phong lên đã làm ba Cảnh Sát Viên bị thương.

Tôi ra lệnh cho nhân viên tạm thời rút ra khỏi tầng dưới để tránh bị sát hại vì lựu đạn từ trên ném xuống. Tôi vào máy báo cáo cho Tướng Loan biết là Dinh Ðộc Lập đã được an toàn trở lại, chỉ còn bán Tiểu đội Ðặc Công VC đang bị bao vây và cố thủ tại cao ốc Thủ Khoa Huân.

Tướng Loan cho biết trong đêm giao thừa này VC đồng loạt mở nhiều cuộc tấn công trên toàn quốc. Riêng tại Saigon và các vùng phụ cận: Ngoài Quận Nhì, VC cũng đang tấn công Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Quận Nhất và rải rác tại vài quận khác trong Ðô Thành, tại Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, sân bay Tân Sơn Nhất, đài Phát Thanh Quốc Gia, Căn Cứ Quân Cụ và Kho Ðạn tại Gò Vấp, khu Hàng Xanh-Thị Nghè, khu Phú Thọ Hòa, khu Bà Quẹo...

Tại cao ốc Thủ Khoa Huân, tình trạng giao tranh ghìm nhau kéo dài tới 9 giờ sáng. Ðược tôi thông báo tình hình, Tướng Loan cùng hai sĩ quan tùy viên của ông là Thiếu Tá Nguyễn Thừa Dzu (BÐQ) và Thiếu Tá Nguyễn Mộng Hùng (ND) từ Tổng Nha CSQG đến thị sát.

Ông chỉ thị tái tấn công lên cao ốc. Ta lại bắn lên, địch bắn xuống. Bọn đặc công được thành tường rất dầy và kiên cố của cao ốc che chở. Tôi cùng một số anh em cảnh sát băng qua đường Thủ Khoa Huân để tiến vào cao ốc nhưng bị VC từ trên lầu 4 bắn xuống xối xả, phải khựng lại, núp bên hông một chiếc xe Peugeot loại vận tải nhỏ do VC để lại giữa đường Nguyễn Du khi chúng bị tấn công phải chạy dạt vào cao ốc. Thiếu Tá Nguyễn Mộng Hùng (sau này là Trung Tá) chạy tiếp theo tôi đến bên hông xe. Khi tiếng súng VC tạm ngưng, chúng tôi nhóm lên nhìn vào trong xe và cả hai đều giật mình. Trong lòng chiếc xe mui trần có khá nhiều lựu đạn và trên trăm bánh thuốc nổ đã gắn sẵn ngòi nổ. Có lẽ bọn VC định dùng số thuốc nổ này giật sập Dinh Ðộc Lập khi chúng vào được bên trong.

Tôi và Thiếu Tá Hùng phóng tới cao ốc. Trên lầu bọn VC bắn xuống tới tấp. Vì không thể tiến lên bằng cầu thang, tôi cho một toán Cảnh Sát bắc thang lên cao bên thành tường cao ốc, tính nhảy vào cửa sổ lầu 4 rồi từ trên đánh xuống đầu địch. Thang vừa dựng lên ngang lầu 3 đã bị VC bắn gẫy. Hai Cảnh Sát Viên bị thương rơi xuống, Thiếu Tá Dzu (sau là Trung Tá) cùng leo lên với Cảnh Sát may mắn thoát nạn.

Cảnh Sát bắc thang lên cao ốc diệt địch.

Việc thanh toán bán tiểu đội đặc công này chỉ kết thúc vào chiều ngày mùng 2 Tết. Sau khi đã di tản đồng bào xa cao ốc, Cảnh Sát bắn lựu đạn cay lên lầu 4, cùng lúc xung phong lên cận chiến. Kết quả, Cảnh Sát một người chết và 4 bị thương. Phía Ðặc công VC: 4 chết và 3 bị bắt sống. Ngoài chuyện cao ốc bị hư hại nặng, nhà cửa dân chúng chung quanh cao ốc chỉ hư hao nhẹ.

Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ rất bực bội về vụ VC vi phạm thỏa ước hưu chiến và tấn công Dinh Ðộc Lập. Qua Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan, ông ra lệnh cho tôi lập pháp trường cát tại bùng binh chợ Bến Thành Saigon để xử tử 3 tên đặc công vừa bị bắt trước báo chí trong và ngoài nước, có lẽ để thị uy và làm gương. Lệnh này trái với quy chế tù binh nên đã không được tôi thi hành. Tướng Loan vì thương tôi nên bỏ qua nhưng sau này ông cho biết PTT Kỳ rất khó chịu vì sự bất tuân “lệnh xử tử” của tôi. Ðây là một trong những cái khổ của những người Cảnh Sát chuyên nghiệp phải thi hành luật pháp. Không theo lệnh trên sẽ gặp rắc rối, nhưng bất chấp luật pháp mà nhắm mắt thi hành lệnh trên thì chính mình có thể gặp rắc rối.

Bây giờ 40 năm sau, tôi tự hỏi nếu phải thi hành lệnh đó hôm nay, tôi sẽ có hành xử như ngày xưa không, khi mà nhiều chiến hữu của mình đã bị CSVN ngược đãi, đầy ải và trả thù dã man bằng nhiều năm trong các trại cải tạo sau 1975. Dù sao quyết định của tôi trong trận Mậu Thân cũng chứng tỏ được một điều là người Cảnh Sát Quốc Gia Miền Nam tôn trọng và hành xử theo luật pháp, khác hẳn với thói quen sử dụng “luật rừng” và theo lệnh đảng của mấy ông công an miền Bắc. Về mặt chuyên môn và trong tư cách con người, chúng ta xứng đáng hơn và trên chân các “đồng nghiệp” miền Bắc. Soi gương trước lịch sử dân tộc, tôi nghĩ rằng chúng ta có quyền hãnh diện về điều này.

Mậu Thân, đợt 2

Sau khi thất bại qua đợt tấn công đầu vào dịp Tết, VC vẫn không từ bỏ kế hoạch “tổng công kích, tổng nổi dậy” của chúng. VC nghĩ rằng một đợt tấn công thứ hai sẽ có thể lôi kéo dân chúng Miền Nam nổi dậy. Họ đã đánh giá sai dân tình miền Nam. Họ vẫn không hiểu được rằng dân miền Nam được sống trong một xã hội tuy chưa hoàn hảo nhưng tương đối tự do và chưa bao giờ thực sự tin theo VC.

Ðợt tấn công Mậu Thân 2, khởi đầu từ ngày 5 Tháng Năm, 1968. Trong đợt này VC tập trung nỗ lực vào những khu đông dân cư, lựa chọn những địa thế khó xoay trở cho ta. Tại Quận Nhì, chúng đồng loạt xâm nhập và bắn phá tại các khu chợ Cầu Muối, Cầu Kho, khu Ðề Thám-Bùi Viện, là những khu nghèo đông dân cư, nhà cửa chen chúc và đường hẻm chằng chịt khiến cho việc lưu thông hằng ngày và công tác cứu hỏa rất giới hạn và khó khăn.

Trận Chợ Cầu Muối

Trận đầu tiên trong Ðợt 2 xẩy ra tại khu chợ Cầu Muối là nơi dân chúng bình dân buôn bán cả ngày lẫn đêm. Ðây là trung tâm phân phối rau và trái cây lớn nhất tại Saigon. Các vựa trái cây, sạp hàng và nhà cửa san sát lẫn lộn nhau, Ðường phố chật hẹp tạo một môi trường lý tưởng cho các vụ náo loạn thường xuyên xẩy ra. Trong tình trạng bình thường, Quận Nhì cũng đã tốn nhiều nhân viên Cảnh Sát để kiểm soát và duy trì an ninh trật tự tại đây.

Khai thác điểm thuận lợi này cho ý đồ của chúng, ngày 5 Tháng Năm 1968 VC đã xâm nhập một Tiểu đội Ðặc công vào khu này, gần các đường Cô Giang-Cô Bắc. Khoảng 2 giờ sáng, bọn Ðặc công VC xuất hiện rải truyền đơn và tuyên truyền sách động đồng bào. Toán tuần tiễu được báo động chạy tới bị VC xả súng bắn. Nhân viên bắn trả. Phu khuân vác đêm và bạn hàng các vựa cây hoảng hốt chạy tứ phía. Khi trời hừng sáng nhiều gia đình đã lũ lượt bồng bế nhau chạy khỏi khu VC xâm nhập.

Ðược đồng bào chỉ điểm cho biết nơi ẩn nấp của Ðặc công VC, Cảnh Sát Quận Nhì cho loa phóng thanh kêu gọi đồng bào di chuyển khỏi vùng giao tranh. Tôi chỉ thị Thiếu Tá Võ Văn Ðức, Trưởng Phòng Cảnh Sát Ðặc Biệt Q.2 điều động một toán nhân viên tấn công vào mục tiêu lúc 9 giờ sáng ngày 6 Tháng Năm 1968. Khi gần tới mục tiêu trên đường Cô Giang ngang khu chợ Cầu Muối, VC bắn xối xả vào xe của Thiếu Tá Ðức và toán Cảnh Sát do ông điều động. Việc tấn công của Cảnh Sát trở nên khó khăn khi dân chúng nhào ra chạy loạn. Tôi chỉ thị anh em tìm cách cùng lúc đánh bọc sau lưng. Nhưng diều này cũng không dễ vì ngõ hẻm chằng chịt trong khu này tạo cơ hội che giấu tốt cho VC và khó khăn cho việc truy lùng và tiêu diệt của ta.

Tình trạng ghìm nhau kéo dài suốt buổi sáng ngày mùng 6. Cảnh Sát cố tiến vô trong khi VC tiếp tục bắn cầm chân, gây hoang mang lo sợ trong dân chúng. Ðiều làm tôi phải suy nghĩ nhiều là nếu hỏa hoạn do súng đạn giao tranh giữa hai bên gây ra hoặc do chính VC phóng hỏa để tạo thêm hỗn loạn thì việc cứu hỏa không dễ gì điều động. Ðó là chưa kể VC sẽ không ngần ngại xả súng vào các nhân viên cứu hỏa để duy trì tình trạng náo loạn và kinh hoàng này. VC cũng thừa hiểu rằng vì sợ sinh mạng và tài sản của dân chúng bị hư hại nên nhân viên Cảnh Sát sẽ không dám mạnh tay tấn công vào những nơi chúng đang trú ẩn.

Quả thật, VC đã nắm được chỗ yếu của ta. Ðó là lý do tại sao Cảnh Sát không thể nhanh chóng thanh toán bọn Ðặc công trong khi chúng chỉ có trên dưới một tiểu đội. Tác chiến trong thành phố không phải là một điều đơn giản khi mà kẻ địch xen lẫn trong dân chúng và, trong nhiều trường hợp, cầm giữ dân chúng làm con tin hoặc bia đỡ đạn cho chúng. Trận Cầu Muối vì vậy phải kéo dài sang tới ngày Thứ Hai. Trong ngày này, Thiếu Tá Ðức đã bị thương và 2 Cảnh Sát Viên tử thương khi tìm cách tiến gần vào mục tiêu, nơi Ðặc công VC đang rải truyền đơn kêu gọi dân chúng xuống đường.

Trong khi đó thì hai mặt trận khác cũng nổ ra trong Quận Nhì. Vì Quận Nhì nằm ngay trung tâm của Saigon nên báo chí và các đài phát thanh thường xuyên bám sát Cảnh Sát trong các trận đánh. Những lời tường thuật của họ đôi khi quá sôi nổi, gây thêm hoang mang và lo sợ trong dân chúng.

Trận Cầu Rạch Bần

Song song với mặt trận thứ nhất tại khu Chợ Cầu Muối, mặt trận thứ nhì xảy ra tại vùng Cầu Kho dọc theo đường Chương Dương và sông Cầu Ông Lãnh. Ðậu dọc bờ sông này là hàng trăm chiếc ghe lớn bé chuyên chở rau trái và các nhu yếu phẩm từ lục tỉnh về Saigon và ngược lại. Họ thường chỉ đậu tạm trú tại bờ sông này trong ít ngày để xuống và nhận hàng, hầu hết không phải là dân cư trú thường xuyên nên việc kiểm soát rất khó khăn. VC lợi đã lợi dụng điểm này để xâm nhập và chuyển vận vũ khí vào Ðô Thành.

Vào giữa Tháng Sáu 1968, trong một cuộc hành quân Cảnh Sát hỗn hợp giữa Quận Nhì và Cảnh Sát Ty Hải Cảng, ta đã khám phá một ghe lớn chuyên chở nhiều ký chất nổ, hàng trăm trái lựu đạn và tiểu liên AK-47 và rất nhiều súng lục K-54 được cất giấu dưới nhiều lớp trái cây trong lòng ghe từ lục tỉnh về. Số thuốc nổ và vũ khí này nếu không được kịp thời phát hiện thì không biết sẽ còn bao nhiêu vụ nổ và bao nhiêu sinh mạng người dân Ðô Thành bị VC sát hại.

Tại mặt trận Cầu Kho. Ðêm mùng 6 Tháng Năm, một toán VC gồm 9 tên xâm nhập bằng đường ghe từ lục tỉnh về ẩn núp dưới gầm cầu Rạch Bần và xả súng tấn công vào Chi Cảnh Sát Cầu Ông Lãnh dọc theo bờ sông. Bị Trung Úy Trần Hậu điều động nhân viên chống trả dữ dội, bọn đặc công VC phải rút lui về núp dưới cầu Rạch Bần và xả súng bắn loạn xạ dọc theo bờ sông Cầu Ông Lãnh và đường Chương Dương.

Ðại Úy Oanh, một Sĩ quan gốc Thiết Giáp phục vụ tại Quận Nhì được tôi chỉ định đem một Trung Ðội Cảnh Sát đến giải tỏa cầu Rạch Bần. Trục tiến quân dọc theo đường Chương Dương bị VC từ mố cầu dùng B-40 và AK-47 trực chỉ bắn xối xả khiến Ðại Úy Oanh phải khựng lại. VC cứ tiếp tục bắn bừa bãi mà ta thì e dè vì sợ gây tổn thương cho dân chúng. Do đó, dù chỉ một đoạn đường không quá một cây số mà phải mất gần hết một buổi sáng mới tiến được tới gần mục tiêu. Sau cùng thì mục tiêu này cũng được thanh toán. Ta chiếm lại được cầu Rạch Bần với 4 nhân viên Cảnh Sát bị thương. Sáu Ðặc công, trong đó có 2 nữ cán binh VC, tử thương tại chỗ, 3 đầu hàng bị ta bắt giữ.

Trở lại mặt trận chợ Cầu Muối, VC tiếp tục cầm chân một số đồng bào và chống trả dữ dội. Trận chiến đã sang đến ngày thứ hai. Cảnh Sát Quận Nhì đã có hai nhân viên bị thương và hai tử thương, nhưng rất may nhà cửa trong khu này chưa bị cháy. Tôi nghe tiếng Tướng Loan la hét trong máy. Ông tỏ ra sốt ruột và liên tục hối thúc các Trưởng Ty Cảnh Sát trong Ðô Thành phải sớm thanh toán các mục tiêu.

Tiếng súng vẫn tiếp tục nổ tại nhiều nơi. Quận Tư vùng Khánh Hội, Quận 5 khu Trần Nhân Tôn, Quận 3 khu Chùa Bà Lớn gần đường Nguyễn Thiện Thuật, Quận Nhất khu Phan Ðình Phùng-Nguyễn Bỉnh Khiêm gần Ðài phát thanh, Gò Vấp Kho Quân Cụ, khu Phú Thọ Hòa vùng Gia Ðịnh đang đồng loạt bị VC tấn công. Vài nơi tại vùng Khánh Hội và Chợ lớn đã bắt đầu bốc cháy.

Quận Nhì thì 3 mặt trận đang sôi động cùng một lúc. Không thể để cho trung tâm Ðô Thành tiếp tục rối loạn, Tướng Loan quyết định tăng phái cho tôi một Tiểu Ðoàn Biệt Ðộng Quân do Ðại Úy H. chỉ huy. Tôi bàn với Ð/Úy H. phương cách tiến quân chiếm lại vùng Cô Giang và chợ Cầu Muối. Ð/Úy H. muốn tấn công mạnh bạo và chớp nhoáng vào mục tiêu với súng nặng và lựu đạn. Ông cho biết không chấp nhận tiến quân kiểu từ từ để binh sĩ của ông bị bắn sẻ trong khi không nhìn thấy VC ẩn núp nơi đâu.

Tôi thông cảm nhiệm vụ và lối suy nghĩ của Ðại Úy H. khi phải đối đầu với địch quân ngoài trận địa nhưng không đồng ý với ông về phương thức tác chiến đó vì đây là trong thành phố, VC trộn lẫn với dân, nhà cửa san sát nằm giữa những con hẻm chằng chịt. Không thể dùng hỏa lực mạnh để áp đảo đối phương mà không gây thiệt hại tài sản và sinh mạng của dân chúng đang kẹt trong đó. Tôi cám ơn Ð/Úy H. và quyết định trả Tiểu Ðoàn BÐQ này lại cho Tướng Loan để ông sử dụng cho mặt trận Trần Nhân Tôn trong Chợ Lớn đang có đụng độ lớn.

Cảnh Sát Quận Nhì tiếp tục đánh theo kiểu Biệt Kích, từng toán nhỏ xâm nhập mục tiêu để tiêu diệt Ðặc Công VC. Phải mất thêm một ngày nữa mới thanh toán được mục tiêu và vãn hồi an ninh vùng chợ Cầu Muối. Lại thêm 3 Cảnh Sát Viên nữa bị thương. Nhà cửa trong vùng tuy bi hư hại phần nào nhưng không bị hỏa hoạn. Riêng căn nhà lầu bị VC đóng chốt thì hư hại gần như hoàn toàn.

Trận đường Ðề Thám

Mặt trận thứ 3 trong đợt Mậu Thân 2 tại Quận Nhì phát nổ tại một hẻm dài ăn thông ra đường Ðề Thám. Ðây cũng là một khu lao động dân chúng sống chen chúc trong nhiều ngõ ngách đường hẻm quanh co. Tại đây, 4 tên Ðặc công VC chiếm giữ một căn nhà nhỏ nằm ngay đầu hẻm mà lối đi vào duy nhất là đường Ðề Thám. Ðường hẻm rộng không quá 3 thước bề ngang, vì vậy trấn cứ đầu hẻm là VC kiểm soát được suốt con hẻm từ trong ra đến đường Ðề Thám. Bọn VC từ trong đầu hẻm bắn ra gây thương tích cho nhiều người qua lại trên đường Ðề Thám. Giao thông bị tắc nghẽn. Dân chúng dọc con hẻm bồng bế nhau chạy loạn. Cảnh Sát không sao lọt được vào con hẻm độc đạo này.

Vừa thanh toán xong mục tiêu ở cầu Rạch Bần, tôi phóng tới khu Ðề Thám để quan sát. Cũng như tại các nơi khác, VC bắn ra bừa bãi bất kể dân chúng. Từng tràng tiểu liên AK-47 được bắn ra đầu hẻm , lâu lâu kèm theo vài trái B-40. Ðã có vài người dân bị thương. Báo chí săn tin bám theo Cảnh Sát, phóng viên truyền thanh trực tiếp loan tin làm cho tình hình thêm gây cấn và căng thẳng. Tôi điều động một toán Cảnh Sát xung phong vô nhưng phải dội ngược ra. Cánh tay phải tôi bị bắn trúng, máu tuôn xối xả. Vết thương được tạm thời băng bó, tôi vẫn chưa nghĩ ra cách nào để thanh toán được mục tiêu. Tôi có thể cho lệnh dùng súng phóng lựu M-79 bắn vô, nhưng còn dân chúng kẹt trong đó thì sao? Hai bên ghìm nhau nhiều tiếng đồng hồ, trong bắn ra, ngoài không vô nổi.

Trên máy Chuẩn Tướng Loan hối thúc phải thanh toán Tổ Ðặc công địch vì sợ để lâu chúng sẽ phóng hỏa khu lao động này tìm đường tẩu thoát. Lại nữa, nếu hỏa hoạn xẩy ra trong khu nhà ổ chuột này thì ngọn lửa sẽ mau chóng lan rộng, khó mà dập tắt, gây thêm hoang mang náo loạn trong dân chúng. Việc này chắc chắn sẽ bị các cơ quan thông tấn ngoại quốc khai thác và loan đi những tin tức bất lợi.

Bọn VC hiện đang kiểm soát dọc con hẻm trống và tiếp tục bắn phủ đầu. Dù bị Tướng Loan hối thúc, tôi không thể lại đẩy nhân viên vào một địa thế hoàn toàn bất lợi trước họng súng địch mà không có bất cứ một chướng ngại vật nào che chắn. Thật nan giải.

Tôi bất chợt nghĩ tới thùng lựu đạn “simulator” tôi vẫn giữ trong văn phòng. Thùng lựu đạn này do một người bạn Sĩ Quan tại trường Bộ Binh Thủ Ðức cho tôi đã lâu. Ðây là loại lựu đạn thực tập có vỏ bằng cạc tông dày, dùng để huấn luyện sinh viên sĩ quan tại các quân trường. Khi ném ra, trái “simulator” này có tiếng nổ lớn như lựu đạn thật nhưng không có miểng sát hại. Tôi suy luận rằng khi nghe tiếng lựu đạn nổ lớn gần mình thì phản ứng tự nhiên của bất cứ chiến binh nào cũng là nằm xuống để tránh miểng và như vậy là trong vòng vài giây nếu ta có thể tới gần địch tấn công bất thần và tới tấp thì có nhiều hy vọng tiêu diệt được địch trước khi chúng kịp phản ứng.

Tôi quyết định thí nghiệm chiến thuật này. Tôi gọi sáu nhân viên trẻ, lanh lẹ đến và giải thích ý định của tôi. Tôi ném thử một trái lựu đạn thực tập “simulator” ngay cạnh chân không quá 2 thước và đứng im để nhân viên thấy lựu đạn nổ lớn mà không gây thương tích gì cho tôi. Chiến thuật tấn công mới bắt đầu: Tôi cho ném một loạt lựu đạn “simulator”. Tám trái liên tiếp nhau nổ như trời sụp trong khi tôi và 6 Cảnh Sát Viên Quận Nhì tông vào đường hẻm nhắm thẳng mục tiêu nhả đạn. Bốn tên Ðặc công chưa kịp ngóc đầu phản ứng đã bị hỏa lực của anh em Quận Nhì tiêu diệt.

Trận này được một Phóng viên Quân Ðội tường thuật lại trong tập tài liệu “Tổng công kích-Tổng khởi nghĩa của VC-Mậu Thân 1968” do Khối Quân Sự thuộc Bộ Tổng Tham Mưu ấn hành. Sau này, một sĩ quan thuộc Khối Quân Huấn có hỏi tôi chi tiết sự việc để nghiên cứu thêm, coi đó như một trong những chiến thuật tác chiến trong thành phố.

Trong năm Mậu Thân, ngoài những vụ khác như bọn VC nằm vùng rải truyền đơn tại chợ Bến Thành hoặc vụ VC gài lựu đạn tại Thượng Nghị Viện gần Bến Bạch Ðằng mà Quận Nhì đã mau chóng tháo gỡ, Quận Nhì trung tâm thành phố đã phải hứng chịu nhiều hỏa tiễn pháo kích của VC. Cứ mỗi lần có pháo kích là nhân viên Quận Nhì lại vất vả. Gần như lần nào cũng có cháy nhà, người chết, người bị thương. Nhân viên tuần tiễu hối hả ngược xuôi lo giữ an ninh, lo phụ việc cứu hỏa, lo cấp cứu và tải thương đồng bào bị nạn.

Trong suốt năm Mậu Thân, nhân viên Quận Nhì phải cắm trại liên miên. Tôi và các sĩ quan trách nhiệm phải ứng trực ngày đêm tại đơn vị. Vừa lo chống VC xâm nhập, vừa lo việc cứu cấp khi có pháo kích. Hai phòng Hoạt Vụ và Cảnh Sát Ðặc Biệt phải phối hợp với Ðặc Khu Quận Nhì tổ chức hành quân Cảnh Sát liên miên mỗi đêm.

Mậu Thân quả là một năm căng thẳng và vất vả cho tôi và tất cả nhân viên Quận Nhì. Phải nói rằng các Sĩ Quan và nhân viên Cảnh Sát Quận Nhì nói chung đã rất can đảm, tháo vát và tận tụy hy sinh, quyết bảo vệ sinh mạng và tài sản của dân chúng. Nhờ sự tận tụy và hy sinh đó mà Quận Nhì đã mau chóng thanh toán được các toán Ðặc công xâm nhập không để chúng có cơ hội gây hỏa hoạn và nhiều thiệt hại cho dân chúng như tại một số nơi khác trong Ðô Thành.

Vào cuối năm 1968, đại diện các phường, khóm tại Quận Nhì và vài vị dân biểu đã đích thân đến Ty Cảnh Sát Quận Nhì trao tặng Bảng Ghi Ơn và thăm viếng, ủy lạo gia đình các Cảnh Sát Viên tử thương trong 2 đợt tấn công Mậu Thân. Biến cố Tết Mậu Thân đã cho thấy tinh thần “Cảnh Sát là Bạn Dân” và thể hiện rõ tình Quân-Dân gắn bó.

Nhắc lại trận Mậu Thân, chúng ta cũng không thể quên được lòng tận tụy và gương can đảm của vị Tướng chỉ huy ngành Cảnh Sát thời bấy giờ là Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Là Tổng Giám Ðốc Cảnh Sát, có dưới tay gần 100,000 Sĩ Quan và nhân viên trên toàn quốc, Tướng Loan có thể ngồi trong Tổng Nha để chỉ thị và điều động thuộc cấp chống trả VC trong hai đợt tấn công tại các đô, tỉnh, thị trên toàn quốc. Nhưng ông đã đích thân sát cánh cùng anh em Cảnh Sát chiến đấu trong thành phố nơi hiểm nguy không thể tính trước vì thường thì địch là những toán đặc công quyết tử ẩn nấp kỹ và trộn lẫn trong dân chúng. Ðịch thấy ta mà ta khó thấy địch. Tướng Loan đã bị bắn bị thương ở chân tại khu Nguyễn Bỉnh Khiêm, gần đài Phát Thanh Saigon trong khi ông đang điều động Cảnh Sát chiến đấu.

Sự có mặt của Tướng Loan làm binh sĩ lên tinh thần, nhất là những nhân viên cứu hỏa tại Ðô Thành. Họ bị VC nhắm bắn nhưng vẫn lao vào chữa lửa vì có Tướng Loan bên cạnh. Không có Tướng Loan chỉ thị cảnh sát ứng trực 100% để phản ứng kịp thời trong dịp Tết Mậu Thân, Ðô Thành Saigon chắc khó đứng vững được trong 2 trận tấn công và số thiệt hại, thương vong chắc chắn sẽ còn cao hơn nhiều.

Xin được kính cẩn nghiêng mình trước vong linh Thiếu Tướng Tư Lệnh Nguyễn Ngọc Loan và các Sĩ Quan Cảnh Sát: Ðại Tá Ðàm Văn Quý (Tổng Nha CSQG), Trung Tá Lê Ngọc Trụ (Trưởng Ty CSQG Quận 5), Trung Tá Nguyễn, Ðại Tá Nguyễn Văn Luận (Giám Ðốc Nha Cảnh Sát Ðô Thành), Thiếu Tá Nguyễn Văn Xinh (Nha Cảnh Sát Ðô Thành) và các sĩ quan, nhân viên cảnh sát khác đã tử thương trong 2 trận Mậu Thân 1968.

Hồi tưởng lại biến cố Tết Mậu Thân, tôi cũng xin được đặc biệt cám ơn các sĩ quan và nhân viên Ty Cảnh Sát Quốc Gia Quận Nhì Saigon đã can đảm và tận tụy hy sinh bảo vệ dân chúng. Tôi rất hãnh diện đã được chỉ huy và sát cánh cùng các bạn. Xin được đốt nén hương lòng trước vong linh các chiến hữu Cảnh Sát Quận Nhì đã hy sinh trong trận Mậu Thân.

Trần Minh Công

Nguyên Trưởng Ty CSQG-Quận Nhì
motgocpho.com
Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm