Di Sản Hồ Chí Minh

Một Bài Thơ Hay:Năm Điều Bác'' Mất'' Dạy_Chu Tất Tiến.

Lịch sử Việt đã ghi lại những sự thật chua xót này. Sau chiến dịch bắt nhốt miên viễn các công chức, sĩ quan thuộc chế độ cũ để diệt mầm chống đối, thì nẩy ra các chiến dịch đổi tiền,

Có lẽ trên thế giới hiện nay, chỉ có mỗi một nước mang tiếng là đang phát triển trong văn minh, được nắm một ghế trong Hội Đồng Bảo An Không Thường Trực như Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là có hiện tượng Thầy, Cô “mất dậy” khá nhiều. Đặc biệt hơn nữa là chỉ có Việt Nam Cộng Sản mới có bài học về “Năm Điều Bác Dậy” do chính người lãnh tụ cao nhất đặt ra, bắt các em học sinh học thuộc lòng để hàng ngày trả bài. Nếu lỡ không thuộc, học đọc lạng quạng, thì các em có thể bị ghép vào tội “sao nhãng tư tưởng, không làm theo lời Bác”. Cha mẹ các em bướng bỉnh thì có thể bị ghép vào tội này, tội khác và sẽ chịu đủ mọi trừng phạt. Những năm trước, họ sẽ bị cắt hộ khẩu, cắt lương thực, bị bao vây kinh tế, và có thể đi tù nếu dám biện minh cho việc con em mình không thuộc “Năm Điều Bác Dậy”. Trong khi đó, thì chính tại trường lớp, hệ thống giáo dục lại mang tính chất cưỡng bức chính trị đồng thời mang một tấm gương tha hóa thảm hại qua việc các Thầy, Cô “đói quá, hóa liều”. Núp dưới tấm bảng Xã Hội Chủ Nghĩa, nhà trường và Thầy, Cô tìm đủ mọi cách để moi tiền học sinh. Từ sự bắt các em đóng thêm tiền gọi là “bồi dưỡng Thầy, Cô”, “tiền nâng cấp giáo dục”, “nâng cấp học đường”, tiền thi tốt nghiệp, và đủ loại tiền khác, khiến cho hàng triệu trẻ em bỏ học, nhất là những em ở nông thôn. Ngoài ra, vì lương giáo chức không đủ sống, không giúp giáo chức có bảo hiểm sức khỏe, các Thầy, Cô phải xoay sở, mánh mung khủng khiếp mới có thể tồn tại trong nghề nghiệp. Nhiều Thầy, Cô bắt các em học thêm ở nhà, nếu không, thì nhất định bài vở của các em tại trường sẽ bị phê điểm xấu. Trường hợp mà Thầy, Cô không thể bắt các em học thêm vì môn học không cần thiết, như Sử, Địa, Văn… thì các giáo chức phải tổ chức bán tập vở, bán bút mực cho học sinh nếu không, phải đi bán hủ tiếu, bún, phở, hoặc cắt tóc dạo. Có Thầy giáo, sau khi hết giờ dậy học thì đạp xe đi về ngoại ô, kiếm vũng nước nào đó, để quăng lưới bắt tép, bắt tôm. Hôm nào trúng mánh, vớ được con cá rô, con cá quả thì mừng hơn trúng số.

“Thầy giáo lĩnh lương ba đồng;
Làm sao sống nổi mà không đi thồ?
Có thầy phải đạp xích lô;
Làm sao xây dựng tiền đồ Việt Nam?
Cô giáo phải bán bia ôm;
Ôm phải học trò ăn nói sao đây?” (Ca dao Việt Nam)

Điều đáng nói là một khi Thầy, Cô giáo không an tâm về cuộc sống, lúc nào cũng lo chạy gạo, thì chất lượng giáo dục không còn, Với những Thầy, Cô may mắn hơn, trách nhiệm về những môn cần thiết cho các cuộc thi như Toán, Lý Hóa, và Ngoại Ngữ, thì phải tất bật dậy kèm, sáng, tối. Trong khi dậy, cũng phải suy tính làm sao mà móc thêm tiền từ túi của các bậc cha mẹ, giầu có hay thiếu thốn cũng mặc. Tệ hại hơn nữa là cho dù lương giáo chức chỉ đủ cho tiền trả 25 tô phở, chính nhà trường cũng tìm cách quịt tiền lương giáo chức, ba bốn tháng mới trả một lần, mà còn trả thiếu. Năm ngoái, nhà trường ở 19 tỉnh miền Nam nợ lương giáo chức tới 17 tỷ đồng. Nhiều thầy, cô thiếu ăn, đói lả trong lớp. Đến lúc khủng hoảng quá và nếu không có điều kiện dậy kèm, không có một chút hy vọng ở tương lai, các Thầy, Cô giáo ấy sẽ trở thành cau có, cộc cằn, mắng nhiếc các em suốt ngày. Những câu “Sao mày ngu thế?”, “Học hành như mày, chỉ toi cơm!”, “Thằng mất dậy kia, lên đây đọc bài!” và những câu xỉ nhục khác được áp dụng mọi nơi, mọi chỗ. Có Thầy Cô trở thành điên, áp dụng những hình phạt quái đản như lấy chỉ khâu miệng học trò, bắt học trò liếm ghế ngồi của cô giáo, liếm ghế của bạn bè, bắt học trò đứng im cho cả lớp thay nhau tát. Có cô giáo vừa gầm rú, vừa quất thanh sắt vào học trò. Cô giáo trường Marie Curie thì phạt học trò nam bằng cách bắt học trò đứng im cho cô bóp vào chỗ kín của các em. Ngược lại, một số người chủ quản nhà trường lại trở thành những tên ma quỷ ghê tởm như mua dâm học trò, cưỡng hiếp gái tơ. Vụ Sẩm Đức Xương vẫn còn vang vọng trong trí não của những bậc phụ huynh và chính các em. Tất cả những tấm gương quái đản ấy làm cho học sinh cũng trở thành những đứa bất trị. Em thì chặn đường, đánh Cô giáo trọng thương; em khác thì mướn du côn xông vào lớp đánh thầy; có em vác dao đâm chém cô giáo. Tại một miền xa, ba học trò nam đón đường cô giáo và hãm hiếp. Gần đây, một em vác mã tấu vào lớp, chém đứt cổ cô. Trên màn ảnh Youtube, cảnh học trò lớp 11,12 đóng cửa lớp lại, các nữ sinh đè bạn ra, lột quần rồi chụp hình… được chuyển tải đi khắp thế giời. Thảm hại hơn nữa là một Youtube chiếu cảnh một em nữ sinh lớp 12 vạch áo ngực, thách nam sinh bú tí ngay trong lớp!. Hiện nay, để tránh bị học trò nam chê là “nhà quê”, các em nữ sinh thi nhau đi ngủ qua đêm với bạn trai.

Thảm cảnh giáo dục còn thể hiện qua việc phân cách xã hội, phân chia giai cấp cùng cực. Trong lúc các em con nhà nghèo không có phương tiện để trả tiền học, các cậu ấm cô chiêu con nhà Tư Bản đỏ thì sinh hoạt xa xỉ ngất trời. Các em đua nhau xài thuốc lắc, suốt đêm nhẩy nhót tại các vũ trường với giá cho một tối chơi khuya như thế bằng lương năm của một thầy, cô giáo. Tại các vũ trường lắc bạo hơn, các nữ sinh say thuốc thi nhau cởi hết áo ra rồi lắc như điên cuồng. Nhiều nữ sinh nhẩy cột điêu luyện hơn vũ nữ chuyên nghiệp. Sau các màn lắc như thế, tại các khách sạn, các em đua nhau làm tình tập thể. Nhìn những tấm hình trên Youtube, thấy cảnh các em choai choai nằm vật vã trên sàn, trên sa-lông, quần áo quăng vất bừa bãi, mà người có tâm huyết thấy tim mình như bật tung máu.

Điều đau đớn nhất là cho dù hệ thống giáo dục tan nát như thế mà Đảng vẫn bắt các em lải nhải, học thuộc lòng “Năm điều Bác Hồ dậy”. Để trả lời cho việc đó, một nhà thơ trẻ, Phạm Văn Hải, vẫn còn đang ở Việt Nam, đã viết lên một bài đáng ghi lại trong văn học:

“Em là cựu học sinh,
Dưới mái trường cấp I, II năm nào...
Nhớ về các Thầy Cô giáo
Truyền cho em bài học năm xưa
Bài bắt buộc mỗi mùa khai trường gõ cửa
Bài cấm được quên trong giáo án Thầy Cô lên lớp:
"Năm điều Bác Hồ dạy"
Ba mươi năm trôi qua
Em tự hỏi rằng:
Học thuộc năm điều ấy để làm gì
Nếu không mang nó vào cuộc sống?
Thưa Thầy Cô, Nhà Trường cùng Xã Hội...
Trên hết là Đảng và Nhà Nước này
Làm sao để thực hành bài học ấy trong cuộc sống hôm nay?”

Nhà thơ Phạm Văn Hải đã cay đắng viết lên những câu hỏi mà người dân sống trong Xã Hội Chủ Nghĩa đã từng ngậm căm dù thắc mắc tràn lên như núi. Bài học gì nhỉ? Những bài chính trị xuông, nhạt như nước ốc? “Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào?”, “Một em đoàn viên đoàn Thanh Niên Cộng Sản dũng cảm, một mình bắn rơi 20 máy bay địch”? hay “Một em nữ sinh lớp 12 đã chĩa súng bắt sống một tên giặc lái to đùng”. Hãy đọc tiếp bài thơ:

“Điều 1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Lại thấy Tôi yêu Tổ Quốc tôi mà tôi bị bắt
Anh ấy xuống đường hô vang khẩu hiệu chống ngoại xâm
Và anh vào tù. Đảng bảo tội danh là "trốn thuế"!
Có người lên cầu vượt
Treo biểu ngữ bảo vệ Hoàng - Trường Sa
Và tố cáo tham-ô nhũng-lạm cửa-quyền
Đang ngày đêm tàn phá quốc gia, xói mòn đất nước
Và họ đi tù vì tội “tuyên truyền chống nhà nước"!
Có cô gái xót thương đồng bào mình bỏ xác chốn trùng dương
Cô tìm hiểu căn nguyên và bật thành câu chữ:
Uất ức biển ta ơi
Rồi cô ấy ra toà. Cũng tội danh "chống nhà nước"
Nhiều vị học rộng hiểu sâu
Thấy nguy cơ mất nước ẩn tiềm
Họp kín nhau cùng bàn kế sách đổi thay
Mưu tìm một vận may cho Tổ quốc
Và họ ra toà với tội danh "lật đổ"
Điều 1 phá sản rồi,
Nên chăng dạy chúng em phải kính yêu Đảng – Bác?
Còn Tổ Quốc và Đồng Bào, thôi đặt xuống hạng ba?”

Điều Phạm văn Hải nêu lên rất thực tế. Trong mấy năm vừa qua, rất nhiều người chỉ vì dám hô lên khẩu hiệu: “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam” cũng bị bắt nhốt. Bản án có thể từ 3 năm đến 16 năm. Nhà báo mạng “Điếu Cầy” vì xuống đường, hô to khẩu hiệu yêu nước, đòi Hoàng Sa, Trường Sa trả lại cho Việt Nam thì bị bắt giữ rồi bị gán cho tội “trốn thuế”, bản án dành cho anh là 2 năm 6 tháng tù giam. Thày giáo Nguyễn Văn Tính, Thầy giáo Vũ Hùng treo biểu ngữ trên cầu, với câu “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” bị các bản án từ 3 đến 6 năm tù. Cô Phạm Thanh Nghiên, uất ức vì mất biển, treo biểu ngữ tại nhà cũng bị án vài năm.

Nhà thơ Phạm Văn Hải viết tiếp:

“Điều 2. Học tập tốt, lao động tốt
Học tập làm sao cho tốt, khi:
Chủ nghĩa thành tích lên ngôi
Nhan nhản nơi nơi bằng cấp dỏm, luận văn thuê
Lâu lại rộ chuyện ông Giáo sư cóp bài của bạn
Nay xì chuyện bà Tiến sĩ đạo văn
Cửa quan chỉ thấy tung hê bằng cấp, coi rẻ tài năng
Lao động tốt sao bằng kẻ gian ngoan xảo quyệt
Luồn lách lươn lẹo lại lên lương
Sớm cắp ô đi, chiều cắp về
Ba chục phần trăm công chức thực sự đáng ăn lương
Chưa kể những kẻ ngồi mát ăn phong bì
Một chữ ký đem về dự án
Có thể cưu mang cả dòng họ - chẳng màng gây hậu hoạ mấy đời sau!
Điều 2 nhai còn không nổi, nuốt sao trôi?”

Tại Việt Nam, việc tham nhũng, đút lót, cửa quyền hiện tại đã được coi như là chuyện thường ngày ở mọi nơi, mọi thời gian, và mọi đẳng cấp. Quan lớn tham nhũng lớn, quan nhỏ tham nhũng nhỏ. Và vì muốn cho tham nhũng có được một bộ mặt trí thức để lòe thiên hạ, nhà nước Cộng Sản bắt mọi người lãnh đạo đi học lấy bằng Tiến Sĩ. Từ đó, nạn bằng cấp giả lan tràn khắp nơi. Có năm, gần 100 lãnh đạo đỗ bằng Tiến Sĩ. Bằng Thạc Sĩ không đếm hết. Trong một huyện miền Trung, các lãnh đạo huyện thi đua đỗ cử nhân. Kết quả, tất cả đều tốt nghiệp Cử Nhân Luật 100%. Tuy nhiên, một điều giống nhau là các quan tham đó, tuy có bằng Cử Nhân, Thạc Sĩ, Tiến Sĩ ở Mỹ nhưng không nói được tiếng Anh. Nhà thơ Phạm văn Hải cho biết một điều mâu thuẫn khác:

“Điều 3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Hợp quần gây sức mạnh
Thế mà buổi đầu cướp chính quyền
Đảng phân biệt cha thằng này nguỵ quân, mẹ con kia nguỵ quyền
Chị thằng nọ là tư sản, nặng tội hơn là mại bản
Để gieo vào đầu đám trẻ con nỗi hằn đau lý lịch, nỗi mặc cảm nhân thân
Nên cả triệu người ra đi, kết đoàn nơi xứ lạ quê người...
Kỷ luật tốt thế nào khi kẻ xấu ung dung
Pháp chế vị nhân thân với những trò vải thưa che mắt:
Nào là xử lý nội bộ, rồi thì chuyển nơi công tác
Trên bảo dưới chẳng nghe, mấy chục năm không màng khiển trách!
Điều 3 quá xa rời thực tiễn, em chào thua!”

Lịch sử Việt đã ghi lại những sự thật chua xót này. Sau chiến dịch bắt nhốt miên viễn các công chức, sĩ quan thuộc chế độ cũ để diệt mầm chống đối, thì nẩy ra các chiến dịch đổi tiền, đánh tư sản, cải tạo công thương nghiệp…Mổi chiến dịch như thế, nhà nước lại có cơ hội vơ vét tiền dân vào túi riêng của mình, thi hành mọi thủ đoạn từ bao vây chợ, tịch thu hàng hóa, bắt nhốt gia trưởng, bắt giữ con em, đào phá cầu tiêu, phá tường tìm tiền dấu diếm. Từ đó, các lãnh đạo trở thành những tỷ phú, triệu phú mênh mông. Nhưng, cho dù có tiền rừng bạc bể, mà đất nước, nói chung, vẫn nghèo mạt rệp. Phạm văn Hải kể:

“Điều 4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Em ra đường phải làm Ninja bịt mặt
Khói xe bụi đường mù mịt khắp nơi nơi
Rừng vàng kêu cứu
Sông ngòi khô cạn
Môi trường ô nhiễm
Chẳng biết giữ vệ sinh thế nào
Khi thực phẩm hằng ngày em ăn, họ cảnh báo:
Coi chừng độc tố gây ung thư!
Cho em quên Điều 4, để sống tạm qua ngày!”

Và, cuối cùng, điều thứ năm mới là câu than khóc cho hiện tại và tương lai của người dân Việt”

“Điều 5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
Chịu thôi,
Từ bấy lâu nay Đảng vẫn tự hào:
Ta là trí tuệ đỉnh cao!
Xã hội chủ nghĩa lừng danh nơi em đang sống
Là chế độ ưu việt nhất trong lịch sử loài người
Dân chủ và tự do gấp vạn lần tư bản
Thực dân và đế quốc, kìa chúng nó còn đang giãy chết
Khiêm tốn làm sao khi em đang chót vót trên tầm cao nhân loại?
Lời dạy thật thà sao nghe thum thủm
Khi em thấy từng đoàn lũ lượt
Con ông cháu cha cùng dây mơ rễ má
Chen chúc nhau sang du học xứ người
Xứ sở đang từng ngày "giãy chết"
Ôi xảo trá chứ thật thà chi?
Lời dạy thật thà tạt vào mặt em gáo nước lạnh
Khi nghe bài học anh hùng Lê Văn Tám ngày xưa
Lại là đồ đểu!
Em hiểu, những chuyện nêu trên có cả triệu người biết
Nhưng vì lòng dũng cảm của điều năm
Họ cứ phải ngậm tăm
Để an bài trong hiện tại
Em xin khoanh tay
Trả lại năm điều dạy không có đất thực hành. Em bỏ học!
Phạm Văn Hải”

Xin dành câu kết luận cho người dân Việt, dù tha hương nơi xứ lạ hay còn đang sống dưới chế độ toàn trị của đảng Cộng Sản Việt Nam.
MM chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Một Bài Thơ Hay:Năm Điều Bác'' Mất'' Dạy_Chu Tất Tiến.

Lịch sử Việt đã ghi lại những sự thật chua xót này. Sau chiến dịch bắt nhốt miên viễn các công chức, sĩ quan thuộc chế độ cũ để diệt mầm chống đối, thì nẩy ra các chiến dịch đổi tiền,

Có lẽ trên thế giới hiện nay, chỉ có mỗi một nước mang tiếng là đang phát triển trong văn minh, được nắm một ghế trong Hội Đồng Bảo An Không Thường Trực như Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là có hiện tượng Thầy, Cô “mất dậy” khá nhiều. Đặc biệt hơn nữa là chỉ có Việt Nam Cộng Sản mới có bài học về “Năm Điều Bác Dậy” do chính người lãnh tụ cao nhất đặt ra, bắt các em học sinh học thuộc lòng để hàng ngày trả bài. Nếu lỡ không thuộc, học đọc lạng quạng, thì các em có thể bị ghép vào tội “sao nhãng tư tưởng, không làm theo lời Bác”. Cha mẹ các em bướng bỉnh thì có thể bị ghép vào tội này, tội khác và sẽ chịu đủ mọi trừng phạt. Những năm trước, họ sẽ bị cắt hộ khẩu, cắt lương thực, bị bao vây kinh tế, và có thể đi tù nếu dám biện minh cho việc con em mình không thuộc “Năm Điều Bác Dậy”. Trong khi đó, thì chính tại trường lớp, hệ thống giáo dục lại mang tính chất cưỡng bức chính trị đồng thời mang một tấm gương tha hóa thảm hại qua việc các Thầy, Cô “đói quá, hóa liều”. Núp dưới tấm bảng Xã Hội Chủ Nghĩa, nhà trường và Thầy, Cô tìm đủ mọi cách để moi tiền học sinh. Từ sự bắt các em đóng thêm tiền gọi là “bồi dưỡng Thầy, Cô”, “tiền nâng cấp giáo dục”, “nâng cấp học đường”, tiền thi tốt nghiệp, và đủ loại tiền khác, khiến cho hàng triệu trẻ em bỏ học, nhất là những em ở nông thôn. Ngoài ra, vì lương giáo chức không đủ sống, không giúp giáo chức có bảo hiểm sức khỏe, các Thầy, Cô phải xoay sở, mánh mung khủng khiếp mới có thể tồn tại trong nghề nghiệp. Nhiều Thầy, Cô bắt các em học thêm ở nhà, nếu không, thì nhất định bài vở của các em tại trường sẽ bị phê điểm xấu. Trường hợp mà Thầy, Cô không thể bắt các em học thêm vì môn học không cần thiết, như Sử, Địa, Văn… thì các giáo chức phải tổ chức bán tập vở, bán bút mực cho học sinh nếu không, phải đi bán hủ tiếu, bún, phở, hoặc cắt tóc dạo. Có Thầy giáo, sau khi hết giờ dậy học thì đạp xe đi về ngoại ô, kiếm vũng nước nào đó, để quăng lưới bắt tép, bắt tôm. Hôm nào trúng mánh, vớ được con cá rô, con cá quả thì mừng hơn trúng số.

“Thầy giáo lĩnh lương ba đồng;
Làm sao sống nổi mà không đi thồ?
Có thầy phải đạp xích lô;
Làm sao xây dựng tiền đồ Việt Nam?
Cô giáo phải bán bia ôm;
Ôm phải học trò ăn nói sao đây?” (Ca dao Việt Nam)

Điều đáng nói là một khi Thầy, Cô giáo không an tâm về cuộc sống, lúc nào cũng lo chạy gạo, thì chất lượng giáo dục không còn, Với những Thầy, Cô may mắn hơn, trách nhiệm về những môn cần thiết cho các cuộc thi như Toán, Lý Hóa, và Ngoại Ngữ, thì phải tất bật dậy kèm, sáng, tối. Trong khi dậy, cũng phải suy tính làm sao mà móc thêm tiền từ túi của các bậc cha mẹ, giầu có hay thiếu thốn cũng mặc. Tệ hại hơn nữa là cho dù lương giáo chức chỉ đủ cho tiền trả 25 tô phở, chính nhà trường cũng tìm cách quịt tiền lương giáo chức, ba bốn tháng mới trả một lần, mà còn trả thiếu. Năm ngoái, nhà trường ở 19 tỉnh miền Nam nợ lương giáo chức tới 17 tỷ đồng. Nhiều thầy, cô thiếu ăn, đói lả trong lớp. Đến lúc khủng hoảng quá và nếu không có điều kiện dậy kèm, không có một chút hy vọng ở tương lai, các Thầy, Cô giáo ấy sẽ trở thành cau có, cộc cằn, mắng nhiếc các em suốt ngày. Những câu “Sao mày ngu thế?”, “Học hành như mày, chỉ toi cơm!”, “Thằng mất dậy kia, lên đây đọc bài!” và những câu xỉ nhục khác được áp dụng mọi nơi, mọi chỗ. Có Thầy Cô trở thành điên, áp dụng những hình phạt quái đản như lấy chỉ khâu miệng học trò, bắt học trò liếm ghế ngồi của cô giáo, liếm ghế của bạn bè, bắt học trò đứng im cho cả lớp thay nhau tát. Có cô giáo vừa gầm rú, vừa quất thanh sắt vào học trò. Cô giáo trường Marie Curie thì phạt học trò nam bằng cách bắt học trò đứng im cho cô bóp vào chỗ kín của các em. Ngược lại, một số người chủ quản nhà trường lại trở thành những tên ma quỷ ghê tởm như mua dâm học trò, cưỡng hiếp gái tơ. Vụ Sẩm Đức Xương vẫn còn vang vọng trong trí não của những bậc phụ huynh và chính các em. Tất cả những tấm gương quái đản ấy làm cho học sinh cũng trở thành những đứa bất trị. Em thì chặn đường, đánh Cô giáo trọng thương; em khác thì mướn du côn xông vào lớp đánh thầy; có em vác dao đâm chém cô giáo. Tại một miền xa, ba học trò nam đón đường cô giáo và hãm hiếp. Gần đây, một em vác mã tấu vào lớp, chém đứt cổ cô. Trên màn ảnh Youtube, cảnh học trò lớp 11,12 đóng cửa lớp lại, các nữ sinh đè bạn ra, lột quần rồi chụp hình… được chuyển tải đi khắp thế giời. Thảm hại hơn nữa là một Youtube chiếu cảnh một em nữ sinh lớp 12 vạch áo ngực, thách nam sinh bú tí ngay trong lớp!. Hiện nay, để tránh bị học trò nam chê là “nhà quê”, các em nữ sinh thi nhau đi ngủ qua đêm với bạn trai.

Thảm cảnh giáo dục còn thể hiện qua việc phân cách xã hội, phân chia giai cấp cùng cực. Trong lúc các em con nhà nghèo không có phương tiện để trả tiền học, các cậu ấm cô chiêu con nhà Tư Bản đỏ thì sinh hoạt xa xỉ ngất trời. Các em đua nhau xài thuốc lắc, suốt đêm nhẩy nhót tại các vũ trường với giá cho một tối chơi khuya như thế bằng lương năm của một thầy, cô giáo. Tại các vũ trường lắc bạo hơn, các nữ sinh say thuốc thi nhau cởi hết áo ra rồi lắc như điên cuồng. Nhiều nữ sinh nhẩy cột điêu luyện hơn vũ nữ chuyên nghiệp. Sau các màn lắc như thế, tại các khách sạn, các em đua nhau làm tình tập thể. Nhìn những tấm hình trên Youtube, thấy cảnh các em choai choai nằm vật vã trên sàn, trên sa-lông, quần áo quăng vất bừa bãi, mà người có tâm huyết thấy tim mình như bật tung máu.

Điều đau đớn nhất là cho dù hệ thống giáo dục tan nát như thế mà Đảng vẫn bắt các em lải nhải, học thuộc lòng “Năm điều Bác Hồ dậy”. Để trả lời cho việc đó, một nhà thơ trẻ, Phạm Văn Hải, vẫn còn đang ở Việt Nam, đã viết lên một bài đáng ghi lại trong văn học:

“Em là cựu học sinh,
Dưới mái trường cấp I, II năm nào...
Nhớ về các Thầy Cô giáo
Truyền cho em bài học năm xưa
Bài bắt buộc mỗi mùa khai trường gõ cửa
Bài cấm được quên trong giáo án Thầy Cô lên lớp:
"Năm điều Bác Hồ dạy"
Ba mươi năm trôi qua
Em tự hỏi rằng:
Học thuộc năm điều ấy để làm gì
Nếu không mang nó vào cuộc sống?
Thưa Thầy Cô, Nhà Trường cùng Xã Hội...
Trên hết là Đảng và Nhà Nước này
Làm sao để thực hành bài học ấy trong cuộc sống hôm nay?”

Nhà thơ Phạm Văn Hải đã cay đắng viết lên những câu hỏi mà người dân sống trong Xã Hội Chủ Nghĩa đã từng ngậm căm dù thắc mắc tràn lên như núi. Bài học gì nhỉ? Những bài chính trị xuông, nhạt như nước ốc? “Đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào?”, “Một em đoàn viên đoàn Thanh Niên Cộng Sản dũng cảm, một mình bắn rơi 20 máy bay địch”? hay “Một em nữ sinh lớp 12 đã chĩa súng bắt sống một tên giặc lái to đùng”. Hãy đọc tiếp bài thơ:

“Điều 1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
Lại thấy Tôi yêu Tổ Quốc tôi mà tôi bị bắt
Anh ấy xuống đường hô vang khẩu hiệu chống ngoại xâm
Và anh vào tù. Đảng bảo tội danh là "trốn thuế"!
Có người lên cầu vượt
Treo biểu ngữ bảo vệ Hoàng - Trường Sa
Và tố cáo tham-ô nhũng-lạm cửa-quyền
Đang ngày đêm tàn phá quốc gia, xói mòn đất nước
Và họ đi tù vì tội “tuyên truyền chống nhà nước"!
Có cô gái xót thương đồng bào mình bỏ xác chốn trùng dương
Cô tìm hiểu căn nguyên và bật thành câu chữ:
Uất ức biển ta ơi
Rồi cô ấy ra toà. Cũng tội danh "chống nhà nước"
Nhiều vị học rộng hiểu sâu
Thấy nguy cơ mất nước ẩn tiềm
Họp kín nhau cùng bàn kế sách đổi thay
Mưu tìm một vận may cho Tổ quốc
Và họ ra toà với tội danh "lật đổ"
Điều 1 phá sản rồi,
Nên chăng dạy chúng em phải kính yêu Đảng – Bác?
Còn Tổ Quốc và Đồng Bào, thôi đặt xuống hạng ba?”

Điều Phạm văn Hải nêu lên rất thực tế. Trong mấy năm vừa qua, rất nhiều người chỉ vì dám hô lên khẩu hiệu: “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam” cũng bị bắt nhốt. Bản án có thể từ 3 năm đến 16 năm. Nhà báo mạng “Điếu Cầy” vì xuống đường, hô to khẩu hiệu yêu nước, đòi Hoàng Sa, Trường Sa trả lại cho Việt Nam thì bị bắt giữ rồi bị gán cho tội “trốn thuế”, bản án dành cho anh là 2 năm 6 tháng tù giam. Thày giáo Nguyễn Văn Tính, Thầy giáo Vũ Hùng treo biểu ngữ trên cầu, với câu “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” bị các bản án từ 3 đến 6 năm tù. Cô Phạm Thanh Nghiên, uất ức vì mất biển, treo biểu ngữ tại nhà cũng bị án vài năm.

Nhà thơ Phạm Văn Hải viết tiếp:

“Điều 2. Học tập tốt, lao động tốt
Học tập làm sao cho tốt, khi:
Chủ nghĩa thành tích lên ngôi
Nhan nhản nơi nơi bằng cấp dỏm, luận văn thuê
Lâu lại rộ chuyện ông Giáo sư cóp bài của bạn
Nay xì chuyện bà Tiến sĩ đạo văn
Cửa quan chỉ thấy tung hê bằng cấp, coi rẻ tài năng
Lao động tốt sao bằng kẻ gian ngoan xảo quyệt
Luồn lách lươn lẹo lại lên lương
Sớm cắp ô đi, chiều cắp về
Ba chục phần trăm công chức thực sự đáng ăn lương
Chưa kể những kẻ ngồi mát ăn phong bì
Một chữ ký đem về dự án
Có thể cưu mang cả dòng họ - chẳng màng gây hậu hoạ mấy đời sau!
Điều 2 nhai còn không nổi, nuốt sao trôi?”

Tại Việt Nam, việc tham nhũng, đút lót, cửa quyền hiện tại đã được coi như là chuyện thường ngày ở mọi nơi, mọi thời gian, và mọi đẳng cấp. Quan lớn tham nhũng lớn, quan nhỏ tham nhũng nhỏ. Và vì muốn cho tham nhũng có được một bộ mặt trí thức để lòe thiên hạ, nhà nước Cộng Sản bắt mọi người lãnh đạo đi học lấy bằng Tiến Sĩ. Từ đó, nạn bằng cấp giả lan tràn khắp nơi. Có năm, gần 100 lãnh đạo đỗ bằng Tiến Sĩ. Bằng Thạc Sĩ không đếm hết. Trong một huyện miền Trung, các lãnh đạo huyện thi đua đỗ cử nhân. Kết quả, tất cả đều tốt nghiệp Cử Nhân Luật 100%. Tuy nhiên, một điều giống nhau là các quan tham đó, tuy có bằng Cử Nhân, Thạc Sĩ, Tiến Sĩ ở Mỹ nhưng không nói được tiếng Anh. Nhà thơ Phạm văn Hải cho biết một điều mâu thuẫn khác:

“Điều 3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Hợp quần gây sức mạnh
Thế mà buổi đầu cướp chính quyền
Đảng phân biệt cha thằng này nguỵ quân, mẹ con kia nguỵ quyền
Chị thằng nọ là tư sản, nặng tội hơn là mại bản
Để gieo vào đầu đám trẻ con nỗi hằn đau lý lịch, nỗi mặc cảm nhân thân
Nên cả triệu người ra đi, kết đoàn nơi xứ lạ quê người...
Kỷ luật tốt thế nào khi kẻ xấu ung dung
Pháp chế vị nhân thân với những trò vải thưa che mắt:
Nào là xử lý nội bộ, rồi thì chuyển nơi công tác
Trên bảo dưới chẳng nghe, mấy chục năm không màng khiển trách!
Điều 3 quá xa rời thực tiễn, em chào thua!”

Lịch sử Việt đã ghi lại những sự thật chua xót này. Sau chiến dịch bắt nhốt miên viễn các công chức, sĩ quan thuộc chế độ cũ để diệt mầm chống đối, thì nẩy ra các chiến dịch đổi tiền, đánh tư sản, cải tạo công thương nghiệp…Mổi chiến dịch như thế, nhà nước lại có cơ hội vơ vét tiền dân vào túi riêng của mình, thi hành mọi thủ đoạn từ bao vây chợ, tịch thu hàng hóa, bắt nhốt gia trưởng, bắt giữ con em, đào phá cầu tiêu, phá tường tìm tiền dấu diếm. Từ đó, các lãnh đạo trở thành những tỷ phú, triệu phú mênh mông. Nhưng, cho dù có tiền rừng bạc bể, mà đất nước, nói chung, vẫn nghèo mạt rệp. Phạm văn Hải kể:

“Điều 4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Em ra đường phải làm Ninja bịt mặt
Khói xe bụi đường mù mịt khắp nơi nơi
Rừng vàng kêu cứu
Sông ngòi khô cạn
Môi trường ô nhiễm
Chẳng biết giữ vệ sinh thế nào
Khi thực phẩm hằng ngày em ăn, họ cảnh báo:
Coi chừng độc tố gây ung thư!
Cho em quên Điều 4, để sống tạm qua ngày!”

Và, cuối cùng, điều thứ năm mới là câu than khóc cho hiện tại và tương lai của người dân Việt”

“Điều 5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
Chịu thôi,
Từ bấy lâu nay Đảng vẫn tự hào:
Ta là trí tuệ đỉnh cao!
Xã hội chủ nghĩa lừng danh nơi em đang sống
Là chế độ ưu việt nhất trong lịch sử loài người
Dân chủ và tự do gấp vạn lần tư bản
Thực dân và đế quốc, kìa chúng nó còn đang giãy chết
Khiêm tốn làm sao khi em đang chót vót trên tầm cao nhân loại?
Lời dạy thật thà sao nghe thum thủm
Khi em thấy từng đoàn lũ lượt
Con ông cháu cha cùng dây mơ rễ má
Chen chúc nhau sang du học xứ người
Xứ sở đang từng ngày "giãy chết"
Ôi xảo trá chứ thật thà chi?
Lời dạy thật thà tạt vào mặt em gáo nước lạnh
Khi nghe bài học anh hùng Lê Văn Tám ngày xưa
Lại là đồ đểu!
Em hiểu, những chuyện nêu trên có cả triệu người biết
Nhưng vì lòng dũng cảm của điều năm
Họ cứ phải ngậm tăm
Để an bài trong hiện tại
Em xin khoanh tay
Trả lại năm điều dạy không có đất thực hành. Em bỏ học!
Phạm Văn Hải”

Xin dành câu kết luận cho người dân Việt, dù tha hương nơi xứ lạ hay còn đang sống dưới chế độ toàn trị của đảng Cộng Sản Việt Nam.
MM chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm